Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015
Một vòng..xem Ải Nam Quan ngày nay
Theo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
"Nam Quan hay Hữu Nghị Quan là tên cửa ải nằm tại biên giới Việt Nam - Trung quốc. Cửa nầy được dựng xong vào năm 1725. Địa thế ải Nam Quan theo Đại Nam nhất thống chí: “...phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường...” Hiện nay, ải Nam Quan thuộc chủ quyền của Trung Quốc[1], thuộc tỉnh Quảng Tây và cách Đồng Đăng 5 km về phía bắc".
Tâm Quang-Langlet trong bài "La perception des frontières dans l'Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales" (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển "Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise" (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L'Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (được thiết lập vào năm 1490) có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên (thuộc trấn Lạng Sơn, tức là thuộc về Việt Nam) và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trung quốc) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về Việt Nam).
Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan: "Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."
Năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau: "... Ðài "Ngưỡng-Ðức" không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng...".
Theo "Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ" của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926): "Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km."
Theo "Ði thăm Ðất Nước" của Hoàng Ðạo-Thúy (Nhà Xuất-bản Văn-hoá, Hà-Nội, 1976), "Ðồng-Ðăng cách biên-giới Trung-quốc 4 km. Nơi đây có Hữu-Nghị Quan của Trung-quốc" và quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 1960): "Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này".
Lần đầu tới Hữu nghị quan là năm 1977 học lớp 6/10. Khi đó cả trường cấp 2 Đồng đăng vào đó cắm trại. Trại cắm cách km số 0 chừng nửa cây số. Chỗ đó nay là sườn đồi phía đông bắc của Hồ nước. Lúc đó tôi còn cùng các bạn lấy mảng của các chú biên phòng đi bơi trên hồ. Khi đó thì chỉ ở phần đất Việt thôi.
Phải đến năm 2000 tôi mới có dịp qua lại. Lần này thì đi sang Tàu luôn 11 ngày, tận Bắc kinh. Nhưng cũng không ấn tượng lắm vì háo hức đi xa hơn. nhưng nhớ lại thì cơ bản không khác gì lắm so với bây giờ. Chỉ có hồ nước được kè lại, sân bãi đổ bê tông. Còn tòa nhà kiểm soát liên ngành của Việt nam cũng đã xây rồi. Chỉ có tòa nhà kiểm soát của Trung quốc là mới xây thôi. Tòa thành lầu trong ảnh của Trung quốc thì có lâu lắm rồi. Hình như được sửa lại từ năm 1957 và giữ nguyên trạng đến ngày nay. Sau này đi lại nhiều mới để ý đến toà nhà Pháp xây màu vàng ở phía bắc thành lầu nằm sâu trong đất Trung quốc. Nhìn nó trông như bất kỳ biệt thự Pháp ở Hà nội, không lẫn vào đâu được.
Lúc không có thời gian phượt chợt nghĩ: Sao không phượt ngay chốn xưa. Thế là làm một chuyến Khu cửa khẩu Hữu nghị phía Trung quốc theo bản đồ này:
Hữu nghị quan được xây dựng từ thời nhà Hán. Đầu tiên tên là Ung kê quan, sau đổi qua các tên Kê lăng quan, Giới đầu quan, Ải Pha lũy, Ải Nam quan, Trấn nam quan, Mục môn quan, Mục nam quan, tên Hữu nghị quan hiện nay do 2 Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt nam dân chủ cộng hòa thống nhất đặt tên. Cửa ải bị chiếm 5 lần trong thời gian chiến tranh Pháp Trung, Nhật Trung. Lầu thành hiện nay xây năm 1957 cao 27m có 4 tầng: tầng 1 là shop bán đò lưu niệm, chủ yếu là sản phẩm Việt nam: Cafe, hoa quả, đồ gỗ mỹ nghệ, nước hoa Sài gòn...Tầng 2 là nơi trưng bày hiện vật tranh ảnh về Hữu nghị quan qua các thời kỳ. Tầng 3 là phòng ngoại vụ Trung Việt, có trưng bày ảnh tư liệu về 9 cửa ải nổi tiếng của Trung quốc, trong đó có Hữu nghị quan.
Tiếc lần này đi tầng 2,3 không mở cửa đành chụp mấy kiểu ảnh nhìn về các hướng Đông:
Lô cốt trên đỉnh đồi là của TQ. Tam giác kè đá phía dưới là nơi đặt cột mốc biên giới.
Tây:
Hồi năm 1972, trên đỉnh núi phía bên phải ảnh có mấy dàn ăng ten ra đa phòng không. Nghe người lớn nói chuyện: máy bay Mỹ thả bom trượt một lần, bị Trung của phản đối thì thanh minh là thả bom ga Đồng đăng ( cách đó chừng 1km đường chim bay về phía đông nam) trượt sang. Giống vụ đại sứ quán TQ ở I rắc không nhỉ !? Trong bản đồ là pháo đài Trấn Nam.
Nam:
Bắc:
Buồn cười khi chụp cảnh quảng trường phía bắc của Lầu thành thì chú lính Tàu ra chống nạnh hăm dọa, trong ảnh còn thấy đấy. Không dọa được đại ca đâu chú ơi. ở Bắc kinh ngộ còn không sợ, chứ ngữ chú ... lính thú biên ải. Dọa chi cho mệt.
Hai bên lầu thành có tường thành cổ, nay quý khách có thể đi thăm quan:
Cột cờ chính là cờ cắm giữa lầu thành trong ảnh đầu tiên. Cạnh cột cờ là tường thành cổ phía tây. Ảnh chụp bên cạnh Thành lầu, từ đông chụp sang tây.
Phía đông Lầu thành là núi Hữu bật ( còn gọi là núi Kim Kê) trên đỉnh có Pháo đài Trấn Nam, là một pháo quan trọng trong quần thể kiến trúc quân sự thời chống Pháp của TQ ở cửa khẩu Hữu nghị này. Bạn có thể đi theo con đường trên sườn núi phía tay trái sau khi đi qua cổng vòng của thành lầu:
Qua 2 khúc quang, bạn sẽ lên đến đỉnh núi. Phía tay phải (Bắc) là pháo đài chính với cổng nhỏ và bảng hướng dẫn:
Đây là Pháo đài do Tô nguyên Xuân (một tướng nhà Thanh) cho xây dựng sau trận Trấn Nam quan với quân Pháp. Pháo đài gồm 3 phần chính: Tường thành và sân súng pháo.
Qua khỏi cổng là sân pháo đài với những khẩu thần công hướng về phía nam:
Hầm ngầm cho lính đồn trú và kho đạn dược.
Hầm ngầm này khá rộng rãi, chạy theo hình vuông, mở 4 cửa theo các hướng Đông tây nam bắc.
Đây là cửa chính phía nam với cột cờ trước mặt và dòng chữ Hán phồn thể "Trấn Quan Pháo Đài":
Cửa Tây:
Hệ thống giao thông hào xung quanh nối hầm ngầm với sân súng pháo:
Nói chung pháo đài này không lớn (diện tích chừng 5-600m2), nhưng là một điểm phòng thủ quan trọng của khu vực này. Trong lời giới thiệu các bạn Tq cũng công nhận: đó là điểm cần chiếm giữ của bất kỳ nhà quân sự nào.
Một điểm đáng chú ý nữa là Pháo đài Tiền Vệ. Pháo đài này nằm ở phía Nam, cùng trên một đỉnh đồi, cách pháo đài chính khoảng 100m, ở cuối con đường này:
Nó cũng là cụm phòng thủ gồm một nhà đồn trú lợp ngói âm dương:
Chòi canh trên đỉnh:
và hệ thống hầm ngầm:
Có cửa bê tông chống đạn và bản lề thép có lẽ được gia cố gần đây:
với các lỗ châu mai hướng về phía nam cho súng bộ binh:
Qua cửa vòng Thành lầu Hữu nghị, nếu bạn đi thẳng xuống chân dốc, vượt qua ngã ba theo đường bên tay phải:
bạn sẽ đến Mồ Đại thanh Vạn Nhân. Được giới thiệu là mồ chung của các chiến binh hi sinh trong trận Trấn Nam quan giữa quân đội Pháp và quân đội nhà Thanh Trung quốc vào tháng 3 năm 1885:
Nếu bảng này không còn, bạn có thể nhận biết bằng tấm bia đá có dòng chữ Hán " Đại Thanh Quốc Vạn nhân phần" này:
Trận này được Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả như sau:
Trận Ải Nam Quan và Lạng Sơn
Quân Pháp hành binh lên Lạng SơnMột đạo quân viễn chinh Pháp gồm 2 lữ đoàn hành quân lên miền bắc xứ Bắc kỳ và chiếm Lạng Sơn vào tháng 2 năm 1885. Một lữ đoàn sau đó tiến về giải vây Tuyên Quang, nên tại Lạng Sơn chỉ còn lại một lữ đoàn không có lực lượng yểm trợ. Chỉ huy đơn vị này vì muốn tiêu hao sức mạnh tấn công của quân Thanh nên tổ chức tấn công quân Thanh dọc biên giới và bị đánh bại tại trận Trấn Nam Quan. Quân Pháp rút lui về Lạng Sơn và đánh bại cuộc tấn công của quân Thanh trong trận Kỳ Lừa. Tuy nhiên trong khi giao chiến, viên chỉ huy Pháp bị thương, và người thay thế ông ta, có lẽ bị hoảng hốt, vội vã hạ lệnh bỏ Lạng Sơn vào ngày 28 tháng 3. Lữ đoàn rút chạy hỗn loạn về vùng châu thổ sông Hồng, mất hết các chiến quả thu được trong chiến dịch năm 1885, khiến cho chỉ huy quân viễn chinh Pháp, Henri Briere de l'Isle, tưởng là tình hinh vùng trung châu đã trở nên hết sức nguy kich. Ông ta đánh điện báo về Paris, và hậu quả là chính phủ của thủ tướng Jules Ferry sụp đổ.
Vài ngày sau, Briere de l'Isle nhận ra là tình hình không đến nỗi xấu như ông ta tưởng, tuy nhiên Nội các mới lên thay ở Pháp đã quyết định chấm dứt chiến tranh.
Trận thua này, mà người Pháp gọi là "Sự kiện Bắc kỳ", là một scandal chính trị lớn cho những người ủng hộ chủ nghĩa việc bành trướng thuộc địa. Mãi cho đến cuối thập niên 1890 họ mới giành lại được sự tín nhiệm trên chính trường.
Mặc dù phải rút khỏi Lạng Sơn, nhìn tổng thể thì quân Pháp vẫn chiếm ưu thế, cộng với các chiến thắng trên biển, khiến cho Lý Hồng Chương phải ký một hiệp ước gây nhiều tranh cãi ngày 6 tháng 9 năm 1885. Theo hiệp ước này, nhà Thanh chấp nhận Hòa ước Huế và từ bỏ quyền bá chủ trên lãnh thổ Việt Nam. Không lâu sau An-nam (Trung kỳ) và Bắc kỳ bị sát nhập vào miền Nam kỳ thuộc Pháp. Ảnh hưởng đáng kể nhất của cuộc chiến với Pháp là nó hạ bệ chính phủ lâu năm của Ferry. Ông Ferry không bao giờ có thể lại trở thành Thủ tướng được nữa.
Đi thêm một đoạn, bạn sẽ thấy cổng lên đỉnh đồi mồ ở phía bên trái:
Trên đỉnh là một mộ đá tròn mới xây:
Định đi thêm chút nữa thì thấy bảng này:
Thôi đành dừng chân vậy, biết đâu mìn sót nơi nào. Sinh mệnh là trên hết. Còn dành vụ khác chứ.
Theo đường xuống phía khác thì thấy mấy cái bia này:
Nó được giới thiệu là Bia mồ do Sư trưởng sư 188 quân đội Quốc dân đảng Hải Chánh Cường lập vào dịp Thanh minh năm 1898. Trong bản đồ hướng dẫn ghi là Nghĩa địa Tướng lĩnh ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét