Việt Trần cho biết, anh và Seth Robertson chỉ còn khoảng 7 tuần để ưu tiên gấp rút chuẩn bị cho việc tốt nghiệp hệ cao học, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ.
Chàng trai gốc Việt hiện sống tại Washington. Phát minh dập lửa bằng âm thanh của anh và bạn mình đang gây tiếng vang tại Mỹ, được giới chuyên môn đánh giá sẽ tạo ra một cuộc “cách mạng” trong chữa cháy.
Chiếc loa dập lửa là kết quả của 1 năm miệt mài nghiên cứu với hơn 600 USD tiền túi tự bỏ ra để thử nghiệm của 2 chàng sinh viên.
Sự thật âm thanh có sức mạnh lớn hơn những gì chúng ta thường nghĩ. Các sóng âm lan truyền trong không gian có thể tạo áp lực rất lớn để phá vỡ cả cửa kính, hay dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng. Trước đó, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm sử dụng sóng âm để dập lửa, song việc đưa ý tưởng này từ phòng thí nghiệm áp dụng trên thực tế vẫn còn khá xa.
Sau vô số lần thử và thử, sáng chế của Việt Trần đã thành công với “phiên bản đời đầu” nhưng sử dụng tần số âm thanh thấp hơn.
Trước đó, hai anh chàng liên tục thất bại. Họ đặt một ngọn lửa cồn trước một loa bass siêu trầm rồi thử nghiệm với tần số cực cao khoảng 20.000 – 30.000 herzt, nhưng ngọn lửa chỉ rung rung, không hề biến chuyển. Cuối cùng, một ngày nọ, khi thử nghiệm với tần số thấp chỉ khoảng 30-60 herzt, đám cháy nhỏ dần tắt hẳn.
Việt Trần cho hay, cùng với nhiệt độ và nhiên liệu, oxy là điều kiện cần cho sự cháy. Sóng âm cũng là “những sóng tạo áp lực và sẽ chiếm chỗ của khí oxy” khi di chuyển trong không khí.
“Nghiên cứu của tôi và Seth Robertson bắt nguồn từ
đó – sóng âm thanh tần số thấp (trong khoảng 30-60 hertz) có thể ngăn oxy tiếp xúc với nhiên liệu cháy.
Âm trầm của loa sẽ tạo ra những xung với tần số thấp làm thay đổi áp suất khiến cho không khí ở dưới ngọn lửa đẩy ngọn lửa lên cao, tách khỏi chất bắt lửa và ngọn lửa sẽ tắt. Vì vậy, âm thanh có thể sử dụng để dập các đám cháy bằng hoá chất hoặc dầu, những đám cháy mà nước… bó tay“, Việt Trần giải thích.
3 nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị dập lửa bằng âm thanh, chiếc ngoài cùng bên phải là phiên bản hoàn thiện nhất.
(Ảnh: Evan Cantwel)
Dựa theo nguyên lý trên, bộ dụng cụ dập lửa bao gồm: máy phát tần số âm thanh di động, máy khuếch đại (ampli), nguồn điện và ống dẫn sóng âm tập trung vào một hướng để dập tắt lửa, mở ra tiềm năng lớn trong việc phòng cháy chữa cháy ở nhiều tình huống khác nhau.
Phát minh của hai chàng sinh viên trẻ đã được đăng ký bằng sáng chế tạm thời vào cuối tháng 11/2014. Họ còn một năm nữa để làm thêm các thử nghiệm với các chất gây cháy khác.
Việt Trần cho hay, thiết bị mới thử nghiệm đã dập được lửa từ chất cháy là cồn y tế nhờ âm thanh ở tần số thấp, tương tự như tiếng bass đập trong thể loại nhạc hip-hop.
Chiếc loa có tần số âm thanh (30-60 hertz) tạo nên bức tường âm thanh… dập lửa.
(Ảnh: Evan Cantwel)
Tiền đề tạo ra một cuộc “cách mạng” chữa cháy
Mặc dù ý định phát minh ban đầu của hai chàng sinh viên là tạo ra thiết bị dập lửa trong nhà bếp hay trên máy bay nhưng một cơ quan phòng cháy chữa cháy sở tại đã mời họ thử nghiệm thiết bị dập lửa mới trong các vụ hỏa hoạn xảy ra tại những khu nhà lớn.
Việt Trần cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn muốn thực hiện thêm nhiều thử nghiệm nữa trước khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Khi thiết bị ngày càng hoàn thiện, tôi lại nghĩ nó có thể kết hợp cùng với những con robot để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, giải cứu, chữa cháy trong những điều kiện khắc nghiệt khác”.
Ban đầu, kế hoạch của Việt và Robertson gặp phải sự phản đối từ nhiều người. Thậm chí, một số giảng viên còn từ chối tư vấn dự án, chỉ có giáo sư Brian Mark đã đồng ý giám sát.
“Họ nói rằng chúng tôi là những kỹ sư điện, không biết gì về hóa chất thì không thể làm được”, Việt Trần nhớ. Sau khi thành công với nghiên cứu này, giáo sư Brian Mark cũng phải thừa nhận rằng, ban đầu ông không nghĩ dự án sẽ thành công.
“Các sinh viên khác đã chọn cho mình một đường đi an toàn, Việt và Robertson thì khác, và họ đã thành công”, giáo sư Brian Mark nói.
Thiết bị dập lửa bằng âm thanh thể tạo ra một cuộc “cách mạng” trong chữa cháy. Bình chữa cháy truyền thống đặt ra mối nguy hiểm sẽ có thể làm đám cháy lây lan, phá hủy các thiết bị điện tử có giá trị khác, đồng thời có nguy cơ gây hại đến nhân viên cứu hỏa và người dân lân cận vùng cháy vì các chất hóa học độc hại như carbon dioxide, bọt Fome, Halon 1301….
Việc ứng dụng phương pháp này vào thực tế sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, cũng như tránh việc sử dụng các loại hóa chất dập lửa góp phần bảo vệ môi trường, mở ra tiềm năng lớn trong việc phòng cháy chữa cháy.
Việt Trần và Seth Robertson sẽ tốt nghiệp vào tháng 5 tới. Họ bày tỏ sự vui mừng khi sáng chế của mình thành công hơn dự kiến và cảm kích vì nhận được sự quan tâm của giới khoa học, các nhà chuyên môn cũng như rất nhiều người bạn trên thế giới.
“Tôi muốn cảm ơn mọi người đã gửi những lời chúc và ủng hộ tuyệt vời cho dự án của chúng tôi. Tôi và Seth Robertson sẽ cố gắng để tiếp tục hoàn thiện và thương mại hóa sáng chế của mình để đưa nó ra thị trường trong năm tới”, anh chàng 8X gốc Việt chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Robertson sẽ được nhận vào làm việc tại lực lượng không quân thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ. Trần Việt được công ty hàng không vũ trụ Dulles hứa hẹn một cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mặc dù vậy nhưng cả 2 đều mong muốn được tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa, trước khi được cấp một bằng sáng chế khoa học chính thức.
(Ảnh: NVCC)
Chàng trai gốc Việt và bạn đồng hành đã làm thí nghiệm trong vòng 1 năm
(Ảnh: WUSA)
http://www.tredeponline.com/post/?p=83689
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét