Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Vài Tin Quốc Tế nổi bật

Iran Xét Xử Nhà Báo Mỹ Bị Buộc Tội Làm Gián Điệp

(Hình AP: Ký giả Jason Rezaian của tờ Washington Post bị cáo buộc làm gián điệp.)


TEHERAN (VOA) - Vụ xét xử nhà báo Jason Rezaian của tờ Washington Post, bị cáo buộc là có hoạt động gián điệp đã bắt đầu hôm 26/5/2015 ở Iran, với một phiên xử kín không cho công chúng tham dự.

Hãng thông tấn IRNA của nhà nước Iran cho biết phiên tòa diễn ra tại Tòa án Cách mạng Iran, là cơ quan thường xét xử những vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.

Nhà báo Rezaian bị bắt hồi tháng 7/2014 và bị giam giữ trong nhiều tháng tại nhà tù Evin khét tiếng của Iran, mà không được xét xử, hoặc cho phép được gặp Luật sư. Sau đó, ông Rezaian đã được phép gặp một Luật sư trong một thời gian ngắn và bị buộc về tội có hoạt động gián điệp và tuyên truyền.

Người anh của nhà báo Rezaian, tên Ali, nói rằng chính quyền Iran mở phiên tòa kín không phải vì lý do an ninh, mà bởi vì họ biết rằng họ không có bằng chứng.

Ông Ali nói Iran đang tìm cách ‘tạo ra một vụ án và nói rằng vì một lý do an ninh nào đó cho nên vụ này phải được xử kín, đó là một điều hoàn toàn vô lý”.

Ông nói vụ án này hoàn toàn vô căn cứ và theo ông, lý do duy nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng là vụ án được xử kín là để không cho những người khác thấy là Iran không có chứng cớ để buộc tội Rezaian.

Báo Washington Post và Bộ Ngoại Giao Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Iran trả tự do cho nhà báo Rezaian. Họ nói rằng ông đã không làm gì sai trong khi hành nghề phóng viên.

Chủ biên Tờ Washington Post Martin Baron mô tả cách đối xử của Iran đối với Rezaian là “những hành động bất công, đáng xấu hổ “

Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) cũng lên tiếng yêu cầu Iran chấm dứt ngay lập tức điều mà họ cho là “trò hề công lý”.

Phối hợp viên CPJ tại Trung Đông Sherif Mansour nói Iran ít nhất phải cho nhà báo Rezaian được tại ngoại, và cho phép các giới chức của tòa soạn Washington Post được nhập cảnh.

Các giới chức Mỹ cũng nêu trường hợp nhà báo Rezaian với Iran tại các cuộc đàm phán nguyên tử.








Iran Đơn Độc Chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo

media
(Hình REUTERS/Stringer: Bộ Trưởng Quốc Phòng Iran, tướng Hossein Dehghan tiếp xúc với Bộ tham mưu Iraq về vấn đề tổ chức Nhà nước Hồi giáo 18/5/2015.)

TEHERAN (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 26/5/2015, Tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Al Qods của Iran, tướng Qassem Soleimani, đưa ra nhận định: Hoa Kỳ và các cường quốc tham gia liên quân quốc tế đã thất bại, về mặt chiến lược, trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

Việc thành phố Ramadi, cách thủ đô Baghdad của Iraq chỉ khoảng 100 cây số về phía Tây hôm 17/5, là một đòn đau chưa từng có đối với quân đội Iraq và đồng minh Hoa Kỳ, kể từ đầu năm đến nay.

Theo các nhà quan sát, thất bại này cho thấy sự thành công của tổ chức Nhà nước Hồi giáo do Abou Bakr al-Baghdadi đứng đầu, một năm sau chiến dịch thăm dò tại miền Bắc Iraq. 

Tướng Qassem Soleimani đặt câu hỏi: “Làm thế nào mà Hoa Kỳ có thể tự cho là bảo vệ được chính quyền Iraq, trong khi mà tại Ramadi, chỉ cách đó ít cây số, xảy ra hàng loạt các vụ giết người và tội ác chiến tranh?”. Theo Tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Iran (trực thuộc đội Vệ binh Quốc gia), Teheran phải tăng cường giúp đỡ các quốc gia bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo đe dọa, trong đó có Syria. 

Trong một thông điệp năm 2008, gửi Tư lệnh quân đội Mỹ tại Iraq (tướng David Petraeus), lãnh đạo lực lượng tinh nhuệ Al Qods tự giới thiệu như là người “kiểm soát chính sách của Iran tại Iraq, Syria, Lebanon, Gaza và A Phú Hãn”. 








Iraq Phát Động Chiến Dịch Tái Chiếm Ramadi

(Hình REUTERS: Thành viên của lực lượng an ninh Iraq tại tỉnh Anbar ở Ramadi.)

BAGHDAD (VOA) - Chính phủ Iraq cho biết đã phát động một chiến dịch để chiếm lại tỉnh Anbar ở miền Tây từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

Loan báo này được công bố trên đài truyền hình nhà nước hôm 26/5/2015, chưa đầy hai tuần sau khi quân Nhà nước Hồi giáo tiến chiếm Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar.

Từ đó, quân đội Iraq và các lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ đã tụ tập ở phía Đông thành phố, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm giành lại tỉnh mà phần lớn cư dân theo Hồi giáo Sunni.

Anbar là một vùng sa mạc rộng lớn trải dài từ vùng phía Tây thủ đô Baghdad cho tới các vùng biên giới giữa Iraq với Jordan, khu vực Đông-Nam Syria và khu vực phía Tây-Bắc Ả Rập Saudi.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo nắm quyền kiểm soát hầu hết tỉnh Anbar từ năm 2014, gồm nhiều thành phố lớn như Fallujah.

Thủ Tướng Iraq, ông Haider al-Abadi cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, phát sóng hôm thứ Hai (25/5), rằng chính phủ sẽ chiếm lại Ramadi trong vài ngày tới, và ông tin tưởng vào khả năng của quân đội Iraq.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gọi điện cho ông Abadi hôm thứ Hai trong một nỗ lực nhằm xoa dịu các mối quan hệ, sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nêu nghi vấn về ý chí của binh sĩ Iraq, những người đã rút khỏi Ramadi trước đà tiến của quân Nhà nước Hồi giáo.

Tòa Bạch Ốc nói Phó Tổng Thống Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Iraq trong cuộc chiến chống lại quân Nhà nước Hồi giáo, và ông “ghi nhận sự hy sinh to lớn và sự dũng cảm của các lực lượng Iraq” ở Ramadi cũng như ở những nơi khác trên cả nước.

Ông Biden còn cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tăng tốc các hoạt động huấn luyện và cung cấp thiết bị.








Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ Oanh Kích Vào Syria Để Hỗ Trợ Phe Nổi Dậy?

media
(Hình REUTERS/Ammar Abdullah: Một điểm chiến sự giữa quân chính phủ và phe nổi dậy Syria trong tỉnh Idlib ngày 22/5/2015.)

ANKARA (VNC) - Theo tin của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)hôm 25/5/2015 vừa qua, Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết là Ankara và Hoa Thịnh Ðốn đã đạt được đồng thuận tiến hành các đợt không kích để hỗ trợ quân nổi dậy chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria.

Cho đến lúc này, Hoa Thịnh Ðốn chưa khẳng định thông tin này trong việc hỗ trợ quân nổi dậy tại Syria, thông qua các đợt oanh kích, cho dù Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ đã có một chương trình hỗ trợ và cung cấp thiết bị quân sự cho lực lượng nổi dậy Syria, được coi là ôn hòa bao gồm 15.000 binh sĩ.

Chương trình này sẽ kéo dài trong 3 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực hiện do các bất đồng về mục tiêu của dự án này. Từ Istanbul ngày 26/5, thông tín viên Jérôme Bastion của đài RFI tường trình như sau:

Qua điện thoại, Phó Chủ Tịch Liên minh Quốc gia Syria, ông Hicham Marwah, cho RFI biết rằng thông báo của Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kỳ là một cử chỉ được mong đợi, kể từ khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một tiến trình chuyển tiếp chính trị tại Syria mà không có sự tham gia của Tổng Thống Syria Bachar al Assad. Nguyên thủ Mỹ đã nhắc lại lập trường này của Hoa Thịnh Ðốn nhân cuộc họp của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, được tổ chức tại Camp David, Hoa Kỳ, ngày 15/5 vừa qua.

Ông Hicham Marwah nói vẫn đang chờ đợi sự khẳng định của Hoa Thịnh Ðốn và Ankara về thỏa thuận hỗ trợ oanh kích này và coi đây là một thông điệp mạn mẽ thúc đẩy chế độ Damascus chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán.

Khi nhấn mạnh là cần phải hỗ trợ quân nổi dậy Syria qua các đợt oanh kích, nếu không thì hợp tác để làm gì, Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã nhắc lại yêu sách đã có từ lâu của Ankara cho đến nay vẫn chưa được thực hiện: Đó là lập một vùng cấm bay ở phía Bắc Syria. Ngoại Trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói đến một thỏa thuận về nguyên tắc với Mỹ, nhưng không cho biết chi tiết và giải thích rằng cách thức thực hiện thỏa thuận hoàn toàn thuộc trách nhiệm của bên quân sự.

Đã từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ có ý tưởng bảo vệ không phận các khu vực do quân nổi dậy chiếm giữ, ở phía Bắc Syria. Cho đến nay, các đồng minh cho rằng ý tưởng này không thực tế. Vấn đề là cần phải xác định xem sự hợp tác này giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ có nhằm làm suy yếu lực lượng thánh chiến hay không, theo như ý muốn của Hoa Thịnh Ðốn hay là nhằm làm suy yếu chế độ Damascus, theo như mong muốn của Ankara.

Không có nhận xét nào: