Trang National Interest của Mỹ đăng bài viết nói Trung cộng sử dụng lực lượng dân binh trên biển trong âm mưu thâm độc nhằm chiếm trọn Biển Đông.
Trang National Interest của Mỹ dẫn nguồn các chuyên gia thuộc trung tâm nghiên cứu về Trung cộng , Đại học Havard đăng bài viết với chủ đề: Dân quân biển: Lực lượng tiên phong ‘bạo vệ quyền lợi trên biển’ của Trung cộng .
Lực lượng dân quân biển Trung cộng - Ảnh đăng trên Hoàn Cầu thời báo |
Điều đáng ngạc nhiên là Hoàn Cầu thời báo, Nhân dân nhật báo Trung cộng đều đăng lại toàn văn bài viết này. Điều này có nghĩa là Trung cộng gián tiếp thừa nhận sự có mặt của ‘dân quân biển’.
Theo đó, tỉnh đảo Hải Nam của Trung cộng đang là nơi sử dụng nghề cá như một bàn đạp để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Đây là một trong những biện pháp của Trung cộng để khẳng định chủ quyền phi lý ‘đường lưỡi bò’, lực lượng này có những tiềm năng riêng biệt.
Có thể kể đến là: Tăng cường quản trị hành chính, năng lực chấp pháp trên biển. Qua xây dựng các điểm đảo để thiết lập trạm phát sóng 3G.
Xây dựng nghề cá với đội tàu thuyền lớn nhất thế giới luôn là chính sách ngoại giao chính yếu của Bắc Kinh, bởi những tuyên bố chủ quyền của nước này luôn xoay quanh nghề cá ở Biển Đông.
Dân quân biển ở cái gọi là thành phố Tam Sa, Trung cộng . |
Điều nguy hiểm nhất, Trung cộng âm thầm dùng lực lượng ‘dân binh biển’ với trang bị, tổ chức theo chuẩn quân đội để tăng sức mạnh cho các tàu cá nước này.
Sự ra đời của cái gọi là ‘dân quân biển’ ít nhiều có liên quan tới chính sách của Trung Quốc kể từ khi nước này giành được độc lập với sự viện trợ to lớn của Liên Xô.
Khi mới giải phóng, hải quân Trung Quốc mới chỉ có những trang bị, vũ khí thuộc dạng căn bản. Quốc dân đảng khi đó dù phải rút chạy ra Đài Loan nhưng vẫn có sức phong tỏa các cửa biển của Trung Quốc, thậm chí cướp đoạt các tàu buôn từ Đại lục.
Điều này dẫn đến việc Trung cộng buộc phải thành lập những đội tàu cá có vũ trang – tức dân quân biển. Nó không chỉ giúp tàu cá Trung cộng tự bảo vệ mình, mà còn mang ý nghĩa thực tế rèn luyện cho hải quân Trung cộng khả năng tác chiến trên biển.
Vào thời kỳ sôi động của những năm 60, 70 thế kỷ trước, xây dựng những đội tàu cá vũ trang càng là điều cấp thiết với Trung cộng , bởi khi đó, nước này không muốn công khai nâng cao năng lực hải quân – điều dễ bị coi là ‘công cụ của chủ nghĩa đế quốc’.
Lực lượng dân uân biển Trung CỘNG cũng được trang bị súng AK |
Lương thực thiếu thốn cũng là nguyên nhân khiến Trung cộng buộc phải tăng mạnh năng lực của tàu cá, mà phát triển tàu cá sẽ ít bị công kích về mặt chính trị.
Những cuộc tấn công nhằm vào các tàu quân sự của Quốc dân đảng ở Đài Loan hay thậm chí là cuộc chiến cướp đoạt trái phép Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đều có vai trò của lực lượng dân binh biển.
Cho dù những năm qua, hải quân và hải cảnh Trung cộng có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng dân quân biển vẫn là lực lượng vũ trang không thể thay thế của Bắc Kinh.
Bắc Kinh cũng không tiếc tiền của đầu tư hoàn thiện lực lượng này theo hướng hoàn thiện hóa, tiêu chuẩn hóa.
Phát triển mạnh dân quân biển, cũng là sách lược ngoại giao quan trọng được ghi trong sổ tay của lãnh đạo hải quân và tầng lớp lãnh đạo của Bắc Kinh.
Bắc Kinh rất coi trọng dân quân biển, bởi lẽ nó không thu hút nhiều sự chú ý, không tạo hiệu ứng đề phòng hay làn sóng phản đối bằng việc phát triển hải quân.
Trong khi đó, Trung cộng cho rằng nếu phát triển hải quân quá nhiều sẽ dẫn đến một liên minh chống Trung cộng trong khu vực.
TỔNG HỢP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét