Cao điểm nhất vào mùa hè năm 1975, chương trình đã cung cấp chỗ ở cho gần 20.000 người Việt trú tại 8 trại khác nhau chung quanh Camp Pendleton. Rất nhiều người tị nạn rời khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng. Như Ken Nguyễn nhớ, anh chỉ có mỗi chiếc áo sơ mi trên người khi đặt chân đến Mỹ lúc 21 tuổi.
<Ă--m-->
Với sự giúp đỡ của quân đội và các nhóm cứu trợ, những người tị nạn Việt Nam tại Trại Pendleton California đã thành lập một cộng đồng sau khi được tái định cư ở đó trong năm 1975. Họ nhận thức ăn, chỗ ở và các dịch vụ khác để chuẩn bị cho thường trú tại Hoa Kỳ. Photo Courtesy:
Dân Việt Bolsa - Đúng tháng này cách đây 40 năm, khi miền Bắc Việt Nam đưa quân vào chiếm Saigon, thủ phủ miền Nam Việt Nam, Frances Nguyễn mới 12 tuổi.
Gia đình Nguyễn tìm cách thoát khỏi Việt Nam. Cha mẹ vào cô chạy ra cảng và tìm cách lên một con tàu. “Tàu chật nêm,” cô nhớ lại. “Nhiều người khác cũng tìm cách lên tàu, nhưng họ bị đẩy văng ra khỏi. Cảnh tượng buồn khi người ta cố bơi theo để bám lên tàu.”
Đó là một trong những chuyến tàu cuối cùng rời Saigon trước khi thành phố thất thủ. Ngày hôm sau, chính quyền miền Nam Việt Nam tuyên bố đầu hàng.
Chiếc tàu chở gia đình Nguyễn lên đênh không điểm đến cụ thể, nhưng may mắn họ được tổ chức cứu hộ “Operation New Life” cứu giúp. Đây là chương trình tái định cư cho người tị nạn Việt Nam do chính phủ Hoa Kỳ tiến hành, họ đã đưa hơn 130.000 người Việt đến Hoa Kỳ trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh.
Sau khi đến trung tâm ở đảo Guam, gia đình Nguyễn được phép chọn định cư trong 4 nơi: California, Florida, Pennsylvania hoặc Arkansas. Không biết gì về Mỹ, gia đình lấy yếu tố thời tiết để đưa ra quyết định.
“Chúng tôi chọn California vì nghe thời tiết ở những nơi khác lạnh lẽo,” cô Nguyễn chia sẻ. “Vậy nên chúng tôi được đưa về trại Pendleton.”
Trại Pendleton được chọn là một trong bốn địa điểm ở Hoa Kỳ để tổ chức các trại tị nạn tạm thời cho những người tị nạn Việt. Tin tức đến đột ngột và quân đội thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tranh thủ để xây dựng trại và các cơ sở khác cho những người tị nạn. Photo Courtesy: Camp Pendleton Archives
Căn cứ Thủy quân lục chiến Camp Pendleton đóng ở quận San Diego nhanh chóng được chọn làm nơi đóng trại tạm thời bên bờ Tây nước Mỹ cho những người tị nạn từ Việt Nam. Các sĩ quan Thủy quân lục chiến từng chiến đấu và có người hy sinh ở Việt Nam, nhưng họ không biết rằng họ cũng có thể giúp giải quyết hậu quả chiến tranh, Faye Jonason – nhà sử học nghiên cứu về trại Pendleton – cho biết. “Đây là điều họ không hề trông đợi,” Jonason nói thêm.
Bên Thủy quân lục chiến nhận chỉ được thông báo trước vài ngày về kế hoạch trại tị nạn. Họ nhanh chóng tìm cách xây dựng trại từ đầu, thậm chí sang tận Utah để lấy thêm lều, nhưng lại bị choáng ngợp về số lượng người đến đây. Jonason cho biết, họ phải loan tin khẩn cấp trên đài phát thanh kêu gọi thiện nguyện viên đến giúp.
Cao điểm nhất vào mùa hè năm 1975, chương trình đã cung cấp chỗ ở cho gần 20.000 người Việt trú tại 8 trại khác nhau chung quanh Camp Pendleton. Rất nhiều người tị nạn rời khỏi Việt Nam với hai bàn tay trắng. Như Ken Nguyễn nhớ, anh chỉ có mỗi chiếc áo sơ mi trên người khi đặt chân đến Mỹ lúc 21 tuổi.
Một đám cưới tập thể tại trại tị nạn Camp Pendleton, California. Photo Courtesy: Camp Pendleton Archives
Ken Nguyễn cũng nhớ những thông báo và bài hát phát trên hệ thống loa công cộng. “ Không quên được những ca khúc của bang nhạc Beatles và Santana lúc đó,” anh Nguyễn bồi hồi nhớ lại. “Cả Elvis! Elvis đang nổi đình đám hồi đó.”
Frances Nguyễn cũng nhớ về cuộc sống ở trại, nơi cô đặt những bước đầu tiên vào cuộc sống Mỹ. Cô học bài học vỡ lòng tiếng Anh đầu tiên ở đó, tham gia vào nhóm Hướng đạo sinh nữ của trại. “Ở tuổi 12, ai cũng vậy, chấp nhận những gì đang xảy ra và học cách thích nghi,” cô nói.
Trại tị nạn cuối cùng ở Camp Pendleton đóng cửa vào tháng 10 năm 1975, và nhiều người sống ở đây đã tản mác lập nghiệp và góp tay vào xây dựng cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp nơi từ quận Cam, đến San Jose và Houston.
Ken Nguyễn sau này tốt nghiệp trường đại học danh tiếng Georgetown và bây giờ là ủy viên phụ trách công viên đô thị (municipal parks commissioner). Mới đây, anh vừa tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày cưới với người phụ nữ anh gặp ở Camp Pendleton.
Frances Nguyễn tốt nghiệp trường đại học Irvine, là một người phụ nữ kinh doanh thành đạt. Cô hiện là chủ tịch của phòng Thương mại Westminster, thành phố nơi Little Saigon, biểu tượng của người Việt ở hải ngoại, tọa lạc.
Cô Frances Nguyễn đến Mỹ mới 12 tuổi và ở trại Pendleton. Hiện bây giờ cô trở thành một doanh nhân thành đạt ở Quận Cam
Jonason cho hay, không phải người Việt tị nạn nào cũng dễ dàng chia sẻ ký ức về trại Camp Pendleton như Francis và Ken, bởi vì nó gợi nhắc người ta về việc mất nước và thua cuộc chiến. “Có những người không muốn làm bất cứ điều gì liên quan đến nơi này,” Jonason nói. “Họ không muốn nhìn vào những tấm hình, chỉ muốn đẩy phần cuộc sống đó ra khỏi cuộc đời mình.”
Frances Nguyễn cho biết, cô ôm chặt lấy đất nước này mấy chục năm qua kể từ khi rời khỏi Camp Pendleton, nhưng chưa bao giờ quên nơi cô đã bỏ lại phía sau lưng.
“Tôi luôn luôn nói với con mình: một bên vai con là người Việt Nam, bên vai kia con là một người Mỹ,” Cô nói. “Vậy, làm thế nào để cân bằng được hai bên? Xã hội này tiến rất nhanh, vừa phải thích nghi là một người Mỹ, nhưng cùng lúc cũng không thể quên nguồn gốc mình từ đâu.”
Đây là tình cảm mà nhiều người Việt đến đất nước này 4 thập kỷ trươc đây có thể hiểu được.
Hương Giang(Nguồn: www.pri.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét