Nhật Ngân - http://www.youtube.com/attribution_link?a=PcuZ_rm1V-o&u=/user/phthoihoa%3Ffeature%3Dem-share_video_user
Tiếng hát: Khánh Ly
Tình thân,
NNS.....................................................................................................................
(1) Nhà báo Bùi Tín (VOA): Cuộc chiến "biệt vô tăm tích"
Cuộc nội chiến Nam – Bắc ở Việt Nam đã chấm dứt được mấy mươi năm, biết bao tài liệu sách báo, hồi ký đã được viết ra, biết bao tư liệu tuyệt mật của các bên đã được công bố, nhiều cánh cửa đã được mở ra để nhìn rõ bản chất, nguyên nhân, diễn biến, các góc cạnh của cuộc chiến.
Trong suốt hơn 20 năm qua, tôi đã được đọc không biết bao nhiêu là sách báo, tài liệu của Ngũ Giác Đài, của Bộ Quốc phòng Liên Xô, Pháp, Anh, của Đệ Tam Quốc tế CS, các hồi ký của các tướng tá cả của Quân đội Nhân dân (QĐND) và của Quân lực VN Cộng Hòa, hồi ký về nhà tù CS, hồi ký về thuyền nhân, rồi những tài liệu tù mù thật giả lẫn lộn, phóng ra từ ổ đen tình báo Hoa Nam Trung Quốc. Vậy mà theo tôi vẫn còn nhiều «góc khuất» của cuộc chiến tranh rất nên làm rõ, để cuộc chiến được tái hiện đúng như nó từng diễn ra trên mọi khía cạnh.
Có những sự kiện nhỏ bé ít người nói đến nhưng lại đóng vai trò rất lớn, có khi có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của cuộc chiến.
Xin nêu lên một vấn đề làm thí dụ. Tôi tạm gọi vấn đề này là «cuộc chiến biệt vô tăm tích». Đó là tình trạng quân nhân trong QĐND ở miền Bắc khi đã lên đường vào Nam chiến đấu là cắt đứt mọi quan hệ với gia đình, bạn bè thân thuộc trong một thời gian dài, cho đến khi sống sót được trở ra miền Bắc.
Có thể nói có hàng mấy triệu lượt quân nhân QĐND vượt tuyến như thế, và hàng triệu người đều ở trong hoàn cảnh như thế. Họ lên đường, rồi «biệt vô tăm tích», vì bưu điện Bắc – Nam bị cắt đứt hoàn toàn. Nhưng không hề có một văn bản nào ghi nhận thành chính sách «biệt vô tăm tích» như thế.
Có lẽ rất hiếm quân đội nào trong thời chiến cùng gia đình họ chịu cảnh chia ly triệt để, kéo dài, chịu một cuộc tra tấn đày đọa tinh thần thâm hiểm đau xót triền miên như thế.
Trong thời chiến tôi có dịp hỏi chuyện một số sỹ quan phi công Hoa Kỳ bị bắt, họ còn mang theo cả thư, ảnh vợ con, bố mẹ nhận được trước đó vài hôm từ Mỹ gửi sang Thái Lan hay Hạm đội 7. Họ chiến đấu ở xa hàng ngàn dặm mà mối quan hệ tình cảm được đều đặn. Quân nhân của chế độ Cộng sản miền Bắc nước ta chiến đấu trên đất nước mình mà cứ như bị tha hương, đến một tinh cầu nào xa lạ, không một lá thư nào, một hình ảnh nào.
Bao nhiêu bà mẹ, ông bố, người vợ đêm nằm thương nhớ khôn nguôi người con, người chồng yêu quý của mình, thế rồi chỉ còn có cách nuốt nước mắt vào lòng, cầu Trời khấn Phật cho người thân «biệt vô tăm tích» của mình sống sót trở về.
Các ông cha bà mẹ, người vợ ấy càng chua xót, đau đớn vì cái tỷ lệ sống sót trở về ngày càng hiếm hoi, «sinh Bắc tử Nam» đã thành số phận gần như thiên định, do cuộc chiến ở miền Nam hết sức ác liệt, do bộ phận lãnh đạo CS sùng bái bạo lực, sắt máu, có dã tâm quyết hy sinh không hạn độ sinh mạng công dân cả nước mình cho tham vọng nhuộm đỏ toàn thế giới của Đệ Tam Quốc Tế CS. Chiến tranh để dành độc lập, rồi «chống Mỹ cứu nước» chỉ là nhãn hiệu bề ngoài che đậy dã tâm trên đây.
Nếu như đảng CS Việt Nam để cho quân nhân mình được phép liên lạc với gia đình, tổ chức ngành bưu điện quân sự tỏa rộng vào các chiến trường, theo tôi nghĩ, bộ mặt cuộc chiến đã khác hẳn. Chỉ riêng cảnh rùng rợn của chiến trường, số chết và bị thương phía CS miền Bắc quá lớn, do quân đội miền Nam và lực lượng Hoa Kỳ có hỏa lực quá mạnh (từ trước năm 1964 chiến trường miền Nam, QĐ miền Bắc nói chung chưa đưa chiên xa vào miền Nam, pháo binh còn thưa thớt, không quân miền Bắc chưa hoạt động được) nên thường thương vong các trận đánh là 3/1, 5/1, có khi 10/1. Theo một số báo cáo tuyệt mật tôi được biết khi đi trong các đoàn quân sự cao cấp do tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu, với nhiệm vụ là bí thư báo chí của Bộ trưởng Quốc phòng, sau các đợt «Tổng tiến công và tổng nổi dậy» năm 1968, lực lượng QĐND bị tổn thất nặng hơn bao giờ hết, cơ sở nhân dân bị lộ, nhiều nơi bị mất trắng, có nơi phải đưa bộ đội chính quy miền Bắc vào làm bộ đội địa phương quận huyện. Nhiều đại đội, tiểu đoàn, cho đến cả trung đoàn phải giải thể, sáp nhập vào nhau, có khi đến 2 hay 3 lấn, phải lấy phiên hiệu A, B, C, như Trung đoàn 275 A, 275B, 275C. Ở Khu 5 hồi ấy sỹ quan tử trận nhiều phải đôn gấp tiểu đội trưởng lên đại đội trưởng, tiểu đoàn phó lên trung đoàn trưởng do miền Bắc cử vào không kịp.
Nếu như thư từ thông suốt, các trận đánh thua tơi bời, chết và bị thương như ngả rạ, người bị thương không được cứu chữa, người chết chôn vội rồi đơn vị di chuyển, giải thể không còn biết ở đâu, nếu như cả xã hội được thông tin từ chiến trận, biết rõ những thất bại chồng chất khi ấy thì hậu phương sẽ không cho phép đảng đem con em mình vào lò thiêu sống như thế. Ở Hoa Kỳ khi các trận đánh qua màn TV đi vào phòng ngủ người dân, số tử vong lính Mỹ lên đến 50 ngàn trong 5 năm là toàn xã hội lên tiếng đòi chấm dứt chiến tranh.
Tôi từng tham dự nhiều buổi tiễn đưa một số đơn vị vào Nam, khi qua binh trạm cuối «làng HO» thuộc đất Vĩnh Linh là anh em vĩnh biệt miền Bắc trong cảnh tượng xé lòng mà vẫn phải làm ra vẻ bình thản. Ai nấy đều giống nhau, hiểu nhau, cùng nhau đóng kịch. Lúc ấy không còn đường rút lui. Cứ như qua cầu bắc ngang sông là cầu bị cắt. Đã có một số anh em mất tinh thần, liều mạng, muốn quay lui, vào tù cũng được, nhưng không sao lọt. Vì trách nhiệm của các chính ủy đoàn, các chính trị viên, của các chi bộ là ngăn chặn hiện tượng «B tụt», «B tạt», «B quay», nghĩa là tìm cách lẩn vào rừng, tụt lại sau, tạt ra các bản người dân tộc, rồi tìm cách quay về nhà. Rất ít ai thoát được.
Những anh em ấy bị truy lùng ráo riết, bị giải về hậu phương, bị tù đày không xét xử, cuối cùng ra tù còn phải chịu cuộc sống bị chính quyền CS phường xóm giám sát, khinh thị, cả họ hàng không sao ngẩng đầu lên được.
Thời gian «biệt vô tăm tích» người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trưòng Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi. Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu.
Đây là món nợ xã hội của đảng CS đối với nhân dân cho đến nay vẫn không sao trả được. Trong cuộc chiến tranh chống Pháp, con số chính thức của phía Pháp cho biết số tù binh bị phía Việt Nam bắt giam là 5.782 người, đã trao trả nhiều đợt là 3.290, số còn lại là 2.492 phía Việt Nam không giải thích được là sống chết ra sao, vì sao, ở đâu. Đối với tù binh là người Mỹ cũng vậy, số bị bắt giam là gần 2.000, được trao trả là 591 người, số còn lại là 1.350 hay là 1.469 người, (tùy theo tài liệu của Ngũ Giác Đài hay của Quốc hội Mỹ), phía Việt Nam vẫn không giải thích được.
Đây là thêm chứng minh về lãnh đạo đảng CS cực kỳ vô trách nhiệm đối với sinh mạng con người trong chiến tranh, mặc dầu đã có những quy định quốc tế về trách nhiệm các bên đối với tù binh, về cấm tra tấn, về nuôi dưỡng, chữa bệnh, cho nhận thư từ gia đình, trao trả tù binh đầy đủ sau chiến tranh. Không thể để «biệt vô tăm tích» hàng ngàn trường hợp như thế.
Có thể nói chính sách «biệt vô tăm tích» là quốc sách rất thâm và cực kỳ độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến.
Nó được thực hiện cùng với chính sách cắt đứt triệt để quan hệ Bắc – Nam trong suốt gần 30 năm chiến tranh, nhằm triệt hạ mọi tình cảm ruột thịt, gia đình, bạn bè ở 2 miền, đặc biệt là giữa hàng triệu bà con di cư từ Bắc vào Nam với người thân ngoài Bắc, buộc phải coi nhau là thù địch, cũng là để bóp ngẹt tinh thần phản chiến âm thầm của bà con ta ở cả 2 miền.
Đây phải chăng cũng là một tội ác, trời không dung đất không tha, của đảng CS để làm nên cái gọi là toàn thắng giả tạo và tạm thời cách đây 40 năm?
*** Phan Nhật Nam: Thư của người tình hư vô
(Chân dung người giải phóng: ...Người dân rời xóm làng để lại nơi chốn cho những người ”giải phóng”. Họ đi từ Bắc vào, từ Thanh Hóa, Nghệ An xuống Đồng Hới, băng qua biên giới dọc theo Tchépone, Mường Nông xuôi dần xuống phía Nam, rẽ vào Kontum hay mặt trận B3 hoặc tiếp tục xuống vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước khi qua lại biên giới để vào Lộc Ninh, cách An Lộc 18 cây số - Hành lang di chuyển mở rộng không chướng ngại. Họ đến An Lộc từ đầu tháng Tư sau sáu tháng di chuyển và bắt đầu “được” xích vào cần chân ga thiết giáp, xích vào cây để bắn máy bay và xích vào cổ người bên cạnh để đi hết lời nguyền “Sinh Bắc Tử Nam”. Ôi, nhưng đó chỉ là bề ngoài, một bề ngoài giả dối tội nghiệp để che chở phần tinh thần đổ nát, tan vỡ trong kinh hoàng, khiếp đảm. Làm sao không sợ được, vì trong đêm 11 rạng 12 tháng 5, sau khi được 8000 quả đạn dọn sạch đường, 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn quân số 3 Tiểu đoàn đầy đủ được“ tùng thiết” với một đại đội chiến xa thuộc các trung đoàn 203 và 303 thiết giáp, tưởng sẽ san bằng An Lộc, giết toàn thể lính Mỹ Ngụy, không để sống một người dân. Mười bẩy “pass” B52, mỗi “pass” đi qua do 3 phi cơ thực hiện với 42 quả bom 500 ký, 24 quả bom 250 ký. 17 pass bom sát nách An Lộc 600 thước, chiếc hầm béton của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn I Dù “di chuyển” theo cơn rung của bom. Bom chiến lược, với nguyên tắc chỉ thả cách quân bạn khi có khoảng cách an toàn từ hai cây số trở lên. Cuộc đánh bom phải do chính Trung Tướng James Hollingswoorth của Vùng III điều khiển. Và chỉ một “pass” bom ở Trãng Bàng cũng đủ làm cho thành phố Sài Gòn chuyển động, cách nơi đánh bom 30 cây số đường chim bay! Con người nào chịu nổi 17 pass bom đi trên đầu, bao chung quanh không phải từng lớp nhưng từng chồng, từng tảng âm thanh mà cường độ nằm ngoài sức tưởng tượng... Sợ, phải sợ, dù người có được đúc bằng thép, thép cũng chảy, người có uống thuốc liều, thuốc cũng phải tan, Marx, Lénine, Hồ Chủ Tịch, Võ Đại tướng chẳng còn là cái quái gì trong khối không gian điên đảo tàn khốc đó - Sợ, nên dù có bưng bít, che dấu trong lá thư gởi về gia đình ở Nghệ An, Nguyễn Đình Nghiêm, ám danh quân số và đơn vị là HT 810042 SZ 7, sau một thời khuyên nhủ gia đình “công tác tốt để đạt được tiêu chuẩn... Em Ba hãy gắng học tập để tiến bộ đúng sự hướng dẫn của Đảng...” Cuối thư không thể cầm lòng được, Nghiêm viết thẳng: “Điều kiện chiến trường rất gian khổ, vô cùng khó khăn, thư có khi 2, 3 năm không viết được, nên gia đình cha mẹ chớ trông thư con”. Viết thế nào được dưới 17 pass B52 đó? Viết thế nào được dưới AC 130 Spector bằng Ra-đa ba quả 105 ly một?! Không viết thư được là chuyện bắt buộc. Không thể sống được là điều tất nhiên. Làm sao có thể sống được hở người Cộng Sản? Làm sao để sống và chiến thắng hở ông Võ Nguyên Giáp - “Thiên tài ngu muội” của lịch sử dân tộc. Lỗi lầm này mấy biển rửa cho tan. Oán hờn chồng chồng cao ngất.
Ở đây, mặt trận với tàn khốc ngập trời, hậu phương lớn ngoài Bắc thì được “bồi dưỡng” với hạnh phúc, “Tết này em sẽ mua về cho Mạ 1, 5 cân đường, hợp tác xã ủy nhiệm cho gia đình người đi nghĩa vụ quân sự số lượng đường với tiêu chuẩn đó. Mạ có nói đem bột, trứng qua bên này, nhưng như vậy thì tốn quá... Em sẽ làm 50 cái bánh và một gói chè và Mạ đã nhất trí ...” Trời đất hỡi, còn tội nghiệp nào nữa hả trời, ba năm đi làm giải phóng được “hỗn hợp vui vẻ” bằng phần thưởng 1, 5 cân đường!!Anh “giải phóng” cho ai và để làm gì hở anh Nguyễn Văn Hưu (số quân, đơn vị 271003TB004)?! Anh giải phóng đồng bào miền Nam để “nhất trí tiến bộ xã hội” với 1, 5 cân đường sao anh?!
Trước An Lộc, không có một luận lý nào có thể tồn tại được, chỉ còn tiếng thở dài bi thiết để nén khối đau ra lồng ngực và chớp mi mắt mọng cay tưởng rơi giọt nước vô hình. Nhưng, khóc cũng không nổi...(Trích: Mùa Hè đỏ lửa, 1972).
Ở đây, mặt trận với tàn khốc ngập trời, hậu phương lớn ngoài Bắc thì được “bồi dưỡng” với hạnh phúc, “Tết này em sẽ mua về cho Mạ 1, 5 cân đường, hợp tác xã ủy nhiệm cho gia đình người đi nghĩa vụ quân sự số lượng đường với tiêu chuẩn đó. Mạ có nói đem bột, trứng qua bên này, nhưng như vậy thì tốn quá... Em sẽ làm 50 cái bánh và một gói chè và Mạ đã nhất trí ...” Trời đất hỡi, còn tội nghiệp nào nữa hả trời, ba năm đi làm giải phóng được “hỗn hợp vui vẻ” bằng phần thưởng 1, 5 cân đường!!Anh “giải phóng” cho ai và để làm gì hở anh Nguyễn Văn Hưu (số quân, đơn vị 271003TB004)?! Anh giải phóng đồng bào miền Nam để “nhất trí tiến bộ xã hội” với 1, 5 cân đường sao anh?!
Trước An Lộc, không có một luận lý nào có thể tồn tại được, chỉ còn tiếng thở dài bi thiết để nén khối đau ra lồng ngực và chớp mi mắt mọng cay tưởng rơi giọt nước vô hình. Nhưng, khóc cũng không nổi...(Trích: Mùa Hè đỏ lửa, 1972).
Di chuyển trong 6 tháng với cơm khô muối hột, dự trận chiến vô vọng, lại có thêm hoàn cảnh để so sánh. Người dân miền Nam và miền Bắc. Có thư viết về Bắc thú nhận : “Vấn đề bồi dưỡng tại chiến trường lúc này đã tiến bộ, không còn thiếu thốn như ở thời gian di chuyển (từ Bắc vào) nữa” . Được ăn ngon, thấy rõ dân tình, trạnh nhớ đến gia đình nơi xa thiếu thốn, đường về không còn lối, lòng người lính Bắc trẻ tuổi trùng hẳn xuống đến độ thấp nhất, trong cơn ngất ngư lại được “bồi dưỡng” thêm bởi những giòng thư thương nhớ, cái nhớ trùng điệp như Trường Sơn, mịt mù như rừng thẳm, nhớ tha thiết, nhớ giỏ máu, cắt da ... Nhớ và cảm thấy được hết nỗi tuyệt vọng của cuộc tình chia cách. Sức mạnh nào để cầm cây súng, trái tim nào còn đập theo nhịp căm hờn. Người lính Bắc hay gã lính xâm lược ngụy danh cay đắng trong chiến trường lộ mặt, “Áp lá thư em vào ngực anh đọc đã mấy chục lần ...”.Người tình hư không đã viết vào nhật ký để trả lời cho bức thư tha thiết. Thư của Người - gởi - Người. Người yêu dấu không bao giờ gặp lại. Những bức thư có những nội dung như sau :
"Anh Hưu thương :
Thế nào, hai Chủ nhật trôi qua có nhớ lắm không ?Có thể nói từ khi anh và em cùng nhau bắttayxây dựng vợ chồng thì hai Chủ nhật này là hai Chủ nhật khó khăn và nặng nề vượt qua lắm anh hè. Em biết lắm rồi, trong những giờ phút đó anh muốn thét lên thật to để làm sao ôm lại những lời nói của anh, rồi cùng anh nói chuyện, em cũng biết lắm những bước chân đi trong những giờ phút đó nó như một con người không có tri giác mà những bước 9di đó không hề biết đến, không hề nhớ đến, đầu óc sẽ triền miên suy nghĩ, những cái gọi là kỷ niệm ở đời sẽ hiện ra và bắt đầu như diễn kịch trước mắt.Thật đúng tâm trạng của anh lúc đó em sẽ đoán được, vì sao em lại biết tài như thế ?Vì em đã nằm giữa trái tim anh, dòng máu của anh đã cùng chảy theo nhịp thở của em, cho nên dù sao, dù ở phương trời nào em đều đoán được.
Thế nào rồi đó, chân sưng to không bằng cái “cột đình” chưa ? Vai đã lột những lớp da bên ngoài gọi là “hồng hào” chưa ? Có đau lắm không anh ? Có hỏi họ để tìm lá dầu ngoại khoa mà bóp chưa, nhức lắm anh hè. Anh Hưu ơi, em biết đi đường vất vả lắm rồi đó, ăn uống khô khan như vậy có mua gì cải thiện đến không ? Trên đường đi có xẩy ra đau ốm gì không ? Nghĩ đến đó em tê buốt cả người, càng thêm nhớ nhung suy nghĩ, có sinh ra cái mụt nào để làm thêm đau đớn bản thân không ? Vì mùa này là mùa mụt của “đồng chí” đấy phải không Thủ trưởng. Hai chữ Thủ trưởng nói cho vui vậy thôi, chứ không phải em mơ ước như vậy đâu nhé. Thật ra tâm trạng của em chỉ mơ ước rằng sao cho ba năm nghĩa vụ xong anh được an toàn cùng về với em, em muốn nhắm mắt làm sao thời gian sẽ trôi nhanh đi và nhanh đi nữa để anh và em được về sống trong một ngôi nhà nhỏ hẹp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau hưởng những hạnh phúc đẹp đẽ. Những hạnh phúc đẹp đẽ, những cái đó em nuôi một mơ ước, một mộng đẹp, chứa đựng nó trong một khối óc, trái tim đầy tìnhchung thủy của tình nghĩa vợ chồng đã nhen nhúm từ lúc đầu. Anh ơi, xa anh đi, em nhớ lắm, em thương anh lắm, anh nói, anh cười, anh trìu mến thương, em làm sao quên được. Có ai hiểu thấu tâm trạng của em trong những lúc nhìn vật của anh, từ nét chữ anh viết cho em, rồi đến cái nhìn nữa ... Chao ơi em muốn bấu lấy mà nhìn, nhìn mãi, nhìn vui nào cho chán được. Anh Hưu ạ, nói mãi cũng không hết nhớ nhung của em lúc này đối với anh, thôi em nói chuyện khác anh nhé ...".
Trên đây là hai trang đầu tiên của chị Nguyễn Thị Hàng, giáo viên ở Nghệ An viết gởi anh Lê Văn Hưu địa chỉ là : 271003 TB 04, thuộc cánh quân của trung Đoàn 124 phối hợp với Đại Đội1/117 Trung Đoàn 203 Thiết Giáp, không biết rõ anh ở đơn vị nào ... Thư viết bốn trang, tôi ghi lại hai trang đầu không sửa một nét, không thêm một dấu ... Đầu nặng và tay run khi viết lại những hàng chữ trên, người yêu Lê Văn Hưu của Nguyễn Thị Hàng đã chết, chết ngay tại trận đầu tiên sau sáu tháng vượt Trường Sơn vào Nam giải phóng. Người yêu đấu đó đã chết, làm gì còn “ba năm nghĩa vụ quân sự chấm dứt để anh về với em” hở chị Hàng ? Tình yêu, nỗi lo lắng của chị chỉ còn vang động trên hư không, người yêu dấu rất thương của chị không phải chỉ bị nổi mụt, sưng chân, trầy vai, cảm sốt. Anh Hưu đã bị chết bởi đạn, bởi bom, chết hai lần, ba lượt, chết cháy, chết tan hoang, tiêu tán và tàn khốc. Không phải lỗi của chúng tôi chị Hàng ạ, chúng tôi phải tự vệ để sống còn, cũng không phải của anh Hưu, anh ấy cũng muốn ở lại bên chị để được “cười rúc rích với nhau dưới lớp tơi lá,” để được ăn ngô vì “vườn ngô trước nhà đã được mùa,” để được ăn cá và bánh do chị và mạ làm ... Anh Hưu không muốn qua đèo Mụ Già, không muốn qua Tchepone, Lao Bảo, anh muốn ở cùng chị để tay nắm tay và “máu cùng chảy với nhau..”Tội này là tội của chúng nó - Lũ đồ tể tay không dính máu, hồn cứng ngắt bởi quyền thế và danh vọng. Lũ chúng nó say thứ nặng nhất trong tất cả mọi nỗi đam mê - Chúng nó say danh, say tiếng - Trời hỡi, chút tiếng tăm vang động trên năm châu, trên trăm ngàn tờ báo của mọi nơi đã làm con người biến dạng thành quỷ quá dễ dàng thế sao ? Lũ ngạ quỷ trầm luân mang danh người và chiêu bài cách mạng giải phóng. Chính chúng nó, thứ thiên tài chết ngập đầy oan khiên ... Chị Hàng thân mến, tôi người miền Nam không biết được chị, nhưng tôi cũng có một người yêu, một người vợ lo lắng đón chờ mỗi lần tôi bước ra đi ... Tôi đi ngắn, chỉ qua vài trăm cây số và về lại trong bình yên, anh Hưu đi đường xa vạn dặm, chuyến đi vào mịt mùng, vào tan vỡ ... Anh Hưu không thể trở về, không bao giờ trở về được ... Gởi lời chào đau đớn đến chị, người đàn bà chờ đợi người chồng bộ đội không hề trở về - chị Nguyễn Thị Hàng, ở ngoài Bắc, một vùng đất khổ quê hương tôi....
(2) Thái Bá Tân: Theo " 30 câu nói về ChuNghiaXaHoi"
Khi có một người béo
Đứng cạnh một người gầy.
Không có nghĩa người béo
Ăn mất phần người gầy.
Nhưng đó lại là cách
Người cộng sản từ lâu
Quan niệm về gốc rễ
Của sự nghèo và giàu.
Cộng sản là học thuyết
Rõ ràng sai, rất sai,
Đến mức chỉ trí thức
Mới không thấy nó sai.
Tư bản chia thịnh vượng
Tất nhiên không đồng đều.
Cộng sản thì ngược lại,
Chia cái nghèo rất dều.
Tư bản và cộng sản
Có một điểm tương đồng:
Cả hai cùng cố gắng
Xóa bỏ sự bất công.
Tư bản làm điều ấy,
Cho phép dân tự do.
Cộng sản thì ngược lại
Tước của dân tự do.
Tư hữu là thuộc tính
Của loài người xưa nay.
Cộng sản đã thất bại
Chính vì lý do này.
Không thể có tư bản
Nếu không có tự do.
Không thể có cộng sản,
Nếu cho phép tự do.
Cộng sản là vũ khí
Nguy hiểm nhất xưa nay
Trong lịch sử nhân loại.
Và chính vũ khí này
Đã gây nên cái chết
Của một trăm triệu người.
Lớn hơn mọi cuộc chiến
Trong thế kỷ hai mươi.
Tư bản và cộng sản
Rất khác nhau, tất nhiên.
Đó là sự khác biệt
Giữa hai miền Triều Tiên.
Tư bản không hoàn hảo,
Nhưng nó vẫn tuyệt vời.
Có thể tuyệt vời nhất
Trong lịch sử loài người.
Bất chấp cả cái chết,
Từ cộng sản, nhiều người
Trốn chạy sang tư bản
Để làm lại cuộc đời.
Đó là sự lựa chọn
Giữa cái đúng, cái sai.
Giàu có và nghèo khổ,
Tự do và độc tài.
Giao cộng sản quản lý
Sa mạc Sahara,
Thì năm năm sau đó,
Hay thậm chí chỉ ba,
Sa mạc sẽ hết cát.
Vì sao, vì anh này
Lãng phí và thất thoát
Là vô địch xưa nay.
Để có được cộng sản
Trên đất nước Việt Nam,
Hai triệu người phải chết,
Chiến tranh hàng chục năm.
Nay họ học tư bản
Để làm giàu, lạ thay.
Vậy vì sao phải chết
Hai triệu con người này?
(Nguồn: FB ThaisBaTan, theo "30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản").
(3) Những mảnh đời sau 1975
(i) Ts Nguyễn Văn Tuấn: “Định cư” và “tị nạn”-Trường hợp Kim Phúc
Sắp đến ngày 30/4 báo chí VN đang đi tìm những nhân vật lừng danh một thời. Báo Người đô thị có phóng sự ảnh về Phan Thị Kim Phúc, nhưng có một thông tin tôi thấy không đúng và có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề. Trong ảnh, phóng viên chú thích rằng “Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada.” (1) Sự thật thì không phải như thế; sự thật là Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị tại Canada.
Có lẽ tôi phải nói qua về cái “tị nạn” để các bạn hiểu chút. Thời thập niên 1980 trong các trại tị nạn ở Thái Lan, các nhân viên thiện nguyện và người đi trước lúc nào cũng dặn dò người đến sau là phải chứng minh tư cách tị nạn chính trị. Tiếng Anh là “political refugee“. Trong thực tế thì khi các viên chức phỏng vấn người xin đi tị nạn cũng xoáy vào những thông tin để đương sự khai cho hợp với tư cách đó. Đại đa số người Việt không có vấn đề gì, nhưng những người như người Việt gốc Tàu có khi có vấn đề. Vấn đề là khi họ đến trại tị nạn, họ vênh mặt lên và khai rằng họ là “Chinese” (người Hoa) chứ không phải người Việt. Có lẽ họ nghĩ người Hoa cao hơn người Việt? Mà, đối với các viên chức phương Tây thì nếu họ là người mang quốc tịch Tàu, họ không có tư cách tị nạn chính trị, và giao họ về cho … China! Nhiều người chết dở sống dở vì lời khai người Hoa đó, nhưng lời khai đó cũng nói lên phần nào bản chất của một số người Hoa là họ không trung thành gì với VN cả cho dù họ sinh ra và lớn lên và mang quốc tịch Việt Nam. Câu chuyện đó nói rằng rất quan trọng phải phân biệt “định cư” và “tị nạn”. Cho đến nay ở Úc sự phân biệt đó vẫn quan trọng, và theo đó nếu đương sự chứng minh được là tị nạn chính trị thì được phép cho vào Úc tị nạn, còn không thì bị gửi qua Kampuchea.
Quay lại câu chuyện của Kim Phúc, một thời nổi tiếng là “em bé Napalm” trong bức ảnh do phóng viên Nick Út chụp vào năm “mùa hè đỏ lửa” (1972). Bức ảnh nói lên sự dã man của chiến tranh và bom đạn, làm xúc động cả thế giới, và Mĩ bị phản đối dữ dội. Bức ảnh cũng đem đến cho Nick Út giải thưởng danh giá. Sau 1975, Kim Phúc được giới tuyên truyền VN sử dụng như là một vật thể cho tuyên truyền chống Mĩ. Chính Kim Phúc từng viết “The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool” (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ tuyên truyền) (2).
Cô được Nhà nước ưu ái cho đi học ở Cuba vào năm 1986. Theo Kim Phúc kể lại (1), cô gặp người chồng tương lai ở Cuba, và sau khi thành hôn, họ được phép đi Moscow. Sau khi thành hôn họ được phép đi hưởng tuần trăng mật ở Moscow. Trên đường từ Moscow về lại Cuba, máy bay tạm đáp ở Newfoundland (Canada) để tiếp nhiên liệu, và nhân dịp này Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị ở Canada. Trước đó, Kim Phúc đã có ý định xin tị nạn chính trị, nhưng cô chưa nói cho chồng biết. Hai vợ chồng được chấp nhận cho tị nạn và họ sống ở Ontario từ đó cho đến nay. Kim Phúc còn cho biết cô trở thành một tín đồ đạo Tin Lành từ đó.
Tôi nghĩ phóng viên báo Người đô thị thừa biết Kim Phúc xin tị nạn chính trị, chứ không đơn thuần “xin định cư”, nhưng phóng viên phải viết như thế để được đăng báo. Tôi có cảm giác cho đến nay, sau 40 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà nước VN vẫn chưa chấp nhận hai chữ “tị nạn”, và do đó, họ không muốn nhắc đến hai chữ đó trên báo chí (?)
Nhưng “định cư” và “tị nạn” chính trị khác nhau xa. Sự kiện “thuyền nhân” tị nạn là một vết nhơ trong lịch sử VN (chưa bao giờ người Việt bỏ nước ra đi nhiều như thế), nó nói lên bản chất của chế độ thời đó, và do đó, nhiều người trong chính quyền cũng như nhiều người ngoài Bắc vẫn chưa thoải mái khi nói về người tị nạn. Cho đến ngày nay, không ít người miền Bắc vẫn cho làn sóng người Nam vượt biển đi tị nạn là những kẻ chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Dĩ nhiên, người biết chuyện chỉ thấy tội nghiệp cho những kẻ có suy nghĩ như thế. Đối với họ thì không thể nào nói gì thêm được do tế bào trí tuệ đã bị đột biến hư hỏng rồi. Và, chính những kẻ có suy nghĩ như thế này là lực cản để người trong và ngoài nước hoà giải, hoà hợp — tôi nghĩ thế.
Lí do Kim Phúc xin tị nạn thì có thể đọc trong bài qua chính chữ của cô ấy (2), nhưng thiết nghĩ các bạn không đọc cũng thừa thông minh hiểu tại sao Kim Phúc quyết định như thế. Thời đó ở miền Nam có câu “cái cột điện mà biết đi, chúng cũng đi”. Tuy nhiên, sự việc nhỏ này có ý nghĩa lớn, bởi vì thế hệ sau vẫn cứ nghĩ là Kim Phúc xin định cư ở Canada, và đó là một sự nói dối làm cho sự thật lịch sử bị lệch lạc. Nhiều người đòi hỏi khi viết sử phải dựa vào thông tin chính thống và điều đó cũng chẳng có gì sai (có lẽ họ mới đọc một cuốn sách giáo khoa nào đó bên phương Tây dạy về sử học nên đòi hỏi như thế), nhưng ở VN cái gọi là “thông tin chính thống” thường bị xuyên tạc, làm cho lệch lạc, và đổi trắng thay đen. Câu chuyện của Kim Phúc trên báo chí VN chỉ là một nhắc nhở người đọc nên cảnh giác trước những thông tin gọi là “chính thống”.
(1) http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/noi-mang-toan-cau/4012/-em-be-napalm-ngay-ay-bay-gio.ndt
(2) http://arts.lgontario.ca/lestweforget/essays/kim-phuc-phan-thi/
(ii) Châu Quang: Đi tìm bà Xơ đã đổi đời cho tôi
(ĐCV: Vào những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn rơi vào tay người cộng sản, chính phủ Mỹ đã tổ chức những chuyến không vận đưa các trẻ em mồ côi ra khỏi Việt Nam. Các chuyến không vận trong Chiến Dịch Babylift - trong đó có một chuyến gặp tai nạn ngày 4 tháng 4 năm 75, làm chết 138 người, trong đó có 78 trẻ – đã đưa trên 3.300 trẻ đến các các nước phương Tây, đa số đã đến Mỹ. Trang mạng của đài phát thanh KUOW, thành phố Seattle, tiểu bang Washington có mục để cho độc giả kể lại câu chuyện độc đáo của đời mình. Hôm thứ Ba, mục này có bài nói về bà Julie Davis, một trong những trẻ thuộc Chiến Dịch Babylift, kể lại chuyến bà về thăm lại Việt Nam).
Khi chiếc Boeing 747 chở tôi và cả trăm bạn khác cất cánh khỏi Sài Gòn, tôi mới một tuổi. (Có thể là máy bay C-5 của Không quân Mỹ. ND) Chúng tôi được đưa đến Seattle, Houston, và Minneapolis.
30 năm sau, tôi trở lại tìm trại mồ côi, nơi mà mẹ tôi đã bỏ tôi lại sau khi tôi chào đời.
Trại nằm ở thành phố Quy Nhơn. Bề ngoài, trại này hầu như không thay đổi, nhưng bây giờ không nuôi trẻ mồ côi nữa. Tôi nghĩ thầm, thôi rồi, chuyến đi của tôi coi như chấm dứt.
Nhưng trên đoạn đường trở ra, chiếc xe tôi thuê đi chậm chạp trên mấy con đường lồi lõm. Người dẫn đường của tôi nhất định dừng lại ở vài căn nhà, xuống xe để hỏi trong xóm xem có ai biết chỗ ở của người nữ tu Công giáo tên là Xơ Emilienne không. Sở dĩ tôi biết được Xơ Emilienne là nhờ nhận được các tài liệu mà cơ quan cho nhận con nuôi cung cấp. Nếu không có xơ, chẳng bao giờ tôi có dịp được không vận ra khỏi Sài Gòn. Có điều lạ lùng là trước khi về Việt Nam, tôi chẳng hề có ý tưởng tìm xơ. Tôi đoán hoặc là xơ đã qua đời, hoặc là đã rời Quy Nhơn từ nhiều năm trước. Cuối cùng, chiếc xe tắp vào một con hẻm nhỏ và dừng lại trước một cánh cửa sắt lớn. Người hướng dẫn nói với tôi đây là nhà dòng mà Xơ Emilienne đã từng tu.
Và chúng tôi đã gặp xơ. Một phụ nữ dáng người nhỏ nhắn xuất hiện. Người hướng dẫn cho bà biết tên Việt Nam của tôi, Nguyễn Thị Thanh Trúc. Vừa nghe đến tên này, bà biết ngay tôi la ai. Quá xúc động, bà ôm lấy tôi như thể con bà.Bà luồn cánh tay bà vào cánh tay tôi, nhất định không buông. Những ký ức của năm 1975 trở về với bà như mới ngày hôm qua.
Xơ cho biết tôi đã được đưa thẳng từ nhà hộ sinh đến trại mồ côi, khi đó tôi vẫn còn dây rốn và mẹ tôi đã kiệt sức. Chính xơ đã cắt dây rốn cho tôi và lấy họ Nguyễn của xơ đặt họ cho tôi. Xơ còn cho biết từ năm 1975 tới giờ, đã có bốn hoặc năm trẻ xuất thân từ Trại mồ côi Ghềnh Ráng trở về tìm xơ và từ nhiều năm qua, xơ thắc mắc tại sao tôi không về, xơ còn lo có lẽ tôi cũng chẳng bao giờ về.
“Xơ không hiểu chuyện gì đã xảy ra cho con, con bây giờ ra sao, có ổn không, có gia đình chưa?”. Xơ còn mong có ngày tôi trở về sống với xơ tại nhà dòng. Xơ sẽ tìm việc cho tôi. Xơ sẽ ấm lòng biết bao nếu tôi ở cùng xơ.
Xơ Emilienne có nhiều cảm xúc hơn tôi, có lẽ vì xơ có quá nhiều kỷ niệm để nhớ. Vào năm đó, xơ đã là một người lớn, và miền Nam đã trải qua một giai đoạn đau thương. Phải chia tay những trẻ mình đã nuôi và đã trải nghiệm những đau khổ vật chất và tinh thần của chiến tranh quả là thảm thương. Trước ngày Sài Gòn thất thủ, Xơ Emilienne quả thực có xin được di tản cùng với các đứa bé. Ngày xơ chia tay với chúng tôi, xơ khóc và nói xơ không thể nào theo chúng tôi được. Xơ nói vẫn còn nhiều trẻ đau yếu bị bỏ lại, vì không đủ sức khỏe để chịu đựng suốt chuyến bay. Xơ không muốn bỏ chúng. Tôi biết ơn xơ vô cùng. Xơ đã năn nỉ hết nơi này đến nơi khác để chúng tôi có cơ hội ra đi. Xơ đã hy sinh cơ hội dành cho xơ. Xơ và tôi trao đổi địa chỉ email và hứa sẽ viết cho nhau, xơ dặn nhớ gửi hình của tôi lúc còn nhỏ cho xơ xem.
Lúc xe rời chỗ ở của xơ, tôi thật buồn vì tôi biết là còn lâu lắm tôi mới trở lại nơi này, nếu không muốn nói sẽ chẳng bao giờ. Chuyến đi Việt Nam cho tôi dịp để nghĩ về cách dạy dỗ con tôi, cách sống của tôi trong quãng đời còn lại? Có điều tôi biết chắc, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ về tôi và quá khứ của tôi.
Từ nhiều năm qua, tôi có quá nhiều xấu hổ. Tôi xấu hổ vì mình là người Việt Nam. Tôi xấu hổ vì mình là đứa con nuôi. Nhưng trở lại Việt Nam và gặp được Xơ Emilienne đã thay đổi nhận thức của tôi về con nuôi, về nguồn gốc Việt Nam. Lúc đầu, tôi cứ tưởng chuyến đi Việt Nam giúp tôi khép lại một chương trong cuộc đời, không bao giờ nghĩ rằng nó đã mở cho tôi một chương mới. Tôi không rõ trong tương lai, giữa tôi và Việt Nam sẽ tiếp tục ra sao, nhưng tôi biết chắc một điều, sau chuyến đi đó, tôi đã chấp nhận đồng thời mình vừa là một người Mỹ, vừa là một con nuôi, và quan trọng nhất, vừa là một người Việt Nam.
"Anh Hưu thương :
Thế nào, hai Chủ nhật trôi qua có nhớ lắm không ?Có thể nói từ khi anh và em cùng nhau bắttayxây dựng vợ chồng thì hai Chủ nhật này là hai Chủ nhật khó khăn và nặng nề vượt qua lắm anh hè. Em biết lắm rồi, trong những giờ phút đó anh muốn thét lên thật to để làm sao ôm lại những lời nói của anh, rồi cùng anh nói chuyện, em cũng biết lắm những bước chân đi trong những giờ phút đó nó như một con người không có tri giác mà những bước 9di đó không hề biết đến, không hề nhớ đến, đầu óc sẽ triền miên suy nghĩ, những cái gọi là kỷ niệm ở đời sẽ hiện ra và bắt đầu như diễn kịch trước mắt.Thật đúng tâm trạng của anh lúc đó em sẽ đoán được, vì sao em lại biết tài như thế ?Vì em đã nằm giữa trái tim anh, dòng máu của anh đã cùng chảy theo nhịp thở của em, cho nên dù sao, dù ở phương trời nào em đều đoán được.
Thế nào rồi đó, chân sưng to không bằng cái “cột đình” chưa ? Vai đã lột những lớp da bên ngoài gọi là “hồng hào” chưa ? Có đau lắm không anh ? Có hỏi họ để tìm lá dầu ngoại khoa mà bóp chưa, nhức lắm anh hè. Anh Hưu ơi, em biết đi đường vất vả lắm rồi đó, ăn uống khô khan như vậy có mua gì cải thiện đến không ? Trên đường đi có xẩy ra đau ốm gì không ? Nghĩ đến đó em tê buốt cả người, càng thêm nhớ nhung suy nghĩ, có sinh ra cái mụt nào để làm thêm đau đớn bản thân không ? Vì mùa này là mùa mụt của “đồng chí” đấy phải không Thủ trưởng. Hai chữ Thủ trưởng nói cho vui vậy thôi, chứ không phải em mơ ước như vậy đâu nhé. Thật ra tâm trạng của em chỉ mơ ước rằng sao cho ba năm nghĩa vụ xong anh được an toàn cùng về với em, em muốn nhắm mắt làm sao thời gian sẽ trôi nhanh đi và nhanh đi nữa để anh và em được về sống trong một ngôi nhà nhỏ hẹp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau hưởng những hạnh phúc đẹp đẽ. Những hạnh phúc đẹp đẽ, những cái đó em nuôi một mơ ước, một mộng đẹp, chứa đựng nó trong một khối óc, trái tim đầy tìnhchung thủy của tình nghĩa vợ chồng đã nhen nhúm từ lúc đầu. Anh ơi, xa anh đi, em nhớ lắm, em thương anh lắm, anh nói, anh cười, anh trìu mến thương, em làm sao quên được. Có ai hiểu thấu tâm trạng của em trong những lúc nhìn vật của anh, từ nét chữ anh viết cho em, rồi đến cái nhìn nữa ... Chao ơi em muốn bấu lấy mà nhìn, nhìn mãi, nhìn vui nào cho chán được. Anh Hưu ạ, nói mãi cũng không hết nhớ nhung của em lúc này đối với anh, thôi em nói chuyện khác anh nhé ...".
Trên đây là hai trang đầu tiên của chị Nguyễn Thị Hàng, giáo viên ở Nghệ An viết gởi anh Lê Văn Hưu địa chỉ là : 271003 TB 04, thuộc cánh quân của trung Đoàn 124 phối hợp với Đại Đội1/117 Trung Đoàn 203 Thiết Giáp, không biết rõ anh ở đơn vị nào ... Thư viết bốn trang, tôi ghi lại hai trang đầu không sửa một nét, không thêm một dấu ... Đầu nặng và tay run khi viết lại những hàng chữ trên, người yêu Lê Văn Hưu của Nguyễn Thị Hàng đã chết, chết ngay tại trận đầu tiên sau sáu tháng vượt Trường Sơn vào Nam giải phóng. Người yêu đấu đó đã chết, làm gì còn “ba năm nghĩa vụ quân sự chấm dứt để anh về với em” hở chị Hàng ? Tình yêu, nỗi lo lắng của chị chỉ còn vang động trên hư không, người yêu dấu rất thương của chị không phải chỉ bị nổi mụt, sưng chân, trầy vai, cảm sốt. Anh Hưu đã bị chết bởi đạn, bởi bom, chết hai lần, ba lượt, chết cháy, chết tan hoang, tiêu tán và tàn khốc. Không phải lỗi của chúng tôi chị Hàng ạ, chúng tôi phải tự vệ để sống còn, cũng không phải của anh Hưu, anh ấy cũng muốn ở lại bên chị để được “cười rúc rích với nhau dưới lớp tơi lá,” để được ăn ngô vì “vườn ngô trước nhà đã được mùa,” để được ăn cá và bánh do chị và mạ làm ... Anh Hưu không muốn qua đèo Mụ Già, không muốn qua Tchepone, Lao Bảo, anh muốn ở cùng chị để tay nắm tay và “máu cùng chảy với nhau..”Tội này là tội của chúng nó - Lũ đồ tể tay không dính máu, hồn cứng ngắt bởi quyền thế và danh vọng. Lũ chúng nó say thứ nặng nhất trong tất cả mọi nỗi đam mê - Chúng nó say danh, say tiếng - Trời hỡi, chút tiếng tăm vang động trên năm châu, trên trăm ngàn tờ báo của mọi nơi đã làm con người biến dạng thành quỷ quá dễ dàng thế sao ? Lũ ngạ quỷ trầm luân mang danh người và chiêu bài cách mạng giải phóng. Chính chúng nó, thứ thiên tài chết ngập đầy oan khiên ... Chị Hàng thân mến, tôi người miền Nam không biết được chị, nhưng tôi cũng có một người yêu, một người vợ lo lắng đón chờ mỗi lần tôi bước ra đi ... Tôi đi ngắn, chỉ qua vài trăm cây số và về lại trong bình yên, anh Hưu đi đường xa vạn dặm, chuyến đi vào mịt mùng, vào tan vỡ ... Anh Hưu không thể trở về, không bao giờ trở về được ... Gởi lời chào đau đớn đến chị, người đàn bà chờ đợi người chồng bộ đội không hề trở về - chị Nguyễn Thị Hàng, ở ngoài Bắc, một vùng đất khổ quê hương tôi....
(2) Thái Bá Tân: Theo " 30 câu nói về ChuNghiaXaHoi"
Khi có một người béo
Đứng cạnh một người gầy.
Không có nghĩa người béo
Ăn mất phần người gầy.
Nhưng đó lại là cách
Người cộng sản từ lâu
Quan niệm về gốc rễ
Của sự nghèo và giàu.
Cộng sản là học thuyết
Rõ ràng sai, rất sai,
Đến mức chỉ trí thức
Mới không thấy nó sai.
Tư bản chia thịnh vượng
Tất nhiên không đồng đều.
Cộng sản thì ngược lại,
Chia cái nghèo rất dều.
Tư bản và cộng sản
Có một điểm tương đồng:
Cả hai cùng cố gắng
Xóa bỏ sự bất công.
Tư bản làm điều ấy,
Cho phép dân tự do.
Cộng sản thì ngược lại
Tước của dân tự do.
Tư hữu là thuộc tính
Của loài người xưa nay.
Cộng sản đã thất bại
Chính vì lý do này.
Không thể có tư bản
Nếu không có tự do.
Không thể có cộng sản,
Nếu cho phép tự do.
Cộng sản là vũ khí
Nguy hiểm nhất xưa nay
Trong lịch sử nhân loại.
Và chính vũ khí này
Đã gây nên cái chết
Của một trăm triệu người.
Lớn hơn mọi cuộc chiến
Trong thế kỷ hai mươi.
Tư bản và cộng sản
Rất khác nhau, tất nhiên.
Đó là sự khác biệt
Giữa hai miền Triều Tiên.
Tư bản không hoàn hảo,
Nhưng nó vẫn tuyệt vời.
Có thể tuyệt vời nhất
Trong lịch sử loài người.
Bất chấp cả cái chết,
Từ cộng sản, nhiều người
Trốn chạy sang tư bản
Để làm lại cuộc đời.
Đó là sự lựa chọn
Giữa cái đúng, cái sai.
Giàu có và nghèo khổ,
Tự do và độc tài.
Giao cộng sản quản lý
Sa mạc Sahara,
Thì năm năm sau đó,
Hay thậm chí chỉ ba,
Sa mạc sẽ hết cát.
Vì sao, vì anh này
Lãng phí và thất thoát
Là vô địch xưa nay.
Để có được cộng sản
Trên đất nước Việt Nam,
Hai triệu người phải chết,
Chiến tranh hàng chục năm.
Nay họ học tư bản
Để làm giàu, lạ thay.
Vậy vì sao phải chết
Hai triệu con người này?
(Nguồn: FB ThaisBaTan, theo "30 câu nói về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản").
(3) Những mảnh đời sau 1975
(i) Ts Nguyễn Văn Tuấn: “Định cư” và “tị nạn”-Trường hợp Kim Phúc
Sắp đến ngày 30/4 báo chí VN đang đi tìm những nhân vật lừng danh một thời. Báo Người đô thị có phóng sự ảnh về Phan Thị Kim Phúc, nhưng có một thông tin tôi thấy không đúng và có thể làm người đọc hiểu sai vấn đề. Trong ảnh, phóng viên chú thích rằng “Kim Phúc cùng con trai và chồng (phía sau). Năm 1992, trong chuyến nghỉ trăng mật ở Moscow, Nga sau khi kết hôn, vợ chồng Kim Phúc xin định cư tại Ajax, Ontario, Canada.” (1) Sự thật thì không phải như thế; sự thật là Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị tại Canada.
Có lẽ tôi phải nói qua về cái “tị nạn” để các bạn hiểu chút. Thời thập niên 1980 trong các trại tị nạn ở Thái Lan, các nhân viên thiện nguyện và người đi trước lúc nào cũng dặn dò người đến sau là phải chứng minh tư cách tị nạn chính trị. Tiếng Anh là “political refugee“. Trong thực tế thì khi các viên chức phỏng vấn người xin đi tị nạn cũng xoáy vào những thông tin để đương sự khai cho hợp với tư cách đó. Đại đa số người Việt không có vấn đề gì, nhưng những người như người Việt gốc Tàu có khi có vấn đề. Vấn đề là khi họ đến trại tị nạn, họ vênh mặt lên và khai rằng họ là “Chinese” (người Hoa) chứ không phải người Việt. Có lẽ họ nghĩ người Hoa cao hơn người Việt? Mà, đối với các viên chức phương Tây thì nếu họ là người mang quốc tịch Tàu, họ không có tư cách tị nạn chính trị, và giao họ về cho … China! Nhiều người chết dở sống dở vì lời khai người Hoa đó, nhưng lời khai đó cũng nói lên phần nào bản chất của một số người Hoa là họ không trung thành gì với VN cả cho dù họ sinh ra và lớn lên và mang quốc tịch Việt Nam. Câu chuyện đó nói rằng rất quan trọng phải phân biệt “định cư” và “tị nạn”. Cho đến nay ở Úc sự phân biệt đó vẫn quan trọng, và theo đó nếu đương sự chứng minh được là tị nạn chính trị thì được phép cho vào Úc tị nạn, còn không thì bị gửi qua Kampuchea.
Quay lại câu chuyện của Kim Phúc, một thời nổi tiếng là “em bé Napalm” trong bức ảnh do phóng viên Nick Út chụp vào năm “mùa hè đỏ lửa” (1972). Bức ảnh nói lên sự dã man của chiến tranh và bom đạn, làm xúc động cả thế giới, và Mĩ bị phản đối dữ dội. Bức ảnh cũng đem đến cho Nick Út giải thưởng danh giá. Sau 1975, Kim Phúc được giới tuyên truyền VN sử dụng như là một vật thể cho tuyên truyền chống Mĩ. Chính Kim Phúc từng viết “The Communists had other plans, and used me as a propaganda tool” (người cộng sản có kế hoạch khác, và họ dùng tôi như là một công cụ tuyên truyền) (2).
Cô được Nhà nước ưu ái cho đi học ở Cuba vào năm 1986. Theo Kim Phúc kể lại (1), cô gặp người chồng tương lai ở Cuba, và sau khi thành hôn, họ được phép đi Moscow. Sau khi thành hôn họ được phép đi hưởng tuần trăng mật ở Moscow. Trên đường từ Moscow về lại Cuba, máy bay tạm đáp ở Newfoundland (Canada) để tiếp nhiên liệu, và nhân dịp này Kim Phúc và chồng xin tị nạn chính trị ở Canada. Trước đó, Kim Phúc đã có ý định xin tị nạn chính trị, nhưng cô chưa nói cho chồng biết. Hai vợ chồng được chấp nhận cho tị nạn và họ sống ở Ontario từ đó cho đến nay. Kim Phúc còn cho biết cô trở thành một tín đồ đạo Tin Lành từ đó.
Tôi nghĩ phóng viên báo Người đô thị thừa biết Kim Phúc xin tị nạn chính trị, chứ không đơn thuần “xin định cư”, nhưng phóng viên phải viết như thế để được đăng báo. Tôi có cảm giác cho đến nay, sau 40 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà nước VN vẫn chưa chấp nhận hai chữ “tị nạn”, và do đó, họ không muốn nhắc đến hai chữ đó trên báo chí (?)
Nhưng “định cư” và “tị nạn” chính trị khác nhau xa. Sự kiện “thuyền nhân” tị nạn là một vết nhơ trong lịch sử VN (chưa bao giờ người Việt bỏ nước ra đi nhiều như thế), nó nói lên bản chất của chế độ thời đó, và do đó, nhiều người trong chính quyền cũng như nhiều người ngoài Bắc vẫn chưa thoải mái khi nói về người tị nạn. Cho đến ngày nay, không ít người miền Bắc vẫn cho làn sóng người Nam vượt biển đi tị nạn là những kẻ chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Dĩ nhiên, người biết chuyện chỉ thấy tội nghiệp cho những kẻ có suy nghĩ như thế. Đối với họ thì không thể nào nói gì thêm được do tế bào trí tuệ đã bị đột biến hư hỏng rồi. Và, chính những kẻ có suy nghĩ như thế này là lực cản để người trong và ngoài nước hoà giải, hoà hợp — tôi nghĩ thế.
Lí do Kim Phúc xin tị nạn thì có thể đọc trong bài qua chính chữ của cô ấy (2), nhưng thiết nghĩ các bạn không đọc cũng thừa thông minh hiểu tại sao Kim Phúc quyết định như thế. Thời đó ở miền Nam có câu “cái cột điện mà biết đi, chúng cũng đi”. Tuy nhiên, sự việc nhỏ này có ý nghĩa lớn, bởi vì thế hệ sau vẫn cứ nghĩ là Kim Phúc xin định cư ở Canada, và đó là một sự nói dối làm cho sự thật lịch sử bị lệch lạc. Nhiều người đòi hỏi khi viết sử phải dựa vào thông tin chính thống và điều đó cũng chẳng có gì sai (có lẽ họ mới đọc một cuốn sách giáo khoa nào đó bên phương Tây dạy về sử học nên đòi hỏi như thế), nhưng ở VN cái gọi là “thông tin chính thống” thường bị xuyên tạc, làm cho lệch lạc, và đổi trắng thay đen. Câu chuyện của Kim Phúc trên báo chí VN chỉ là một nhắc nhở người đọc nên cảnh giác trước những thông tin gọi là “chính thống”.
(1) http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/noi-mang-toan-cau/4012/-em-be-napalm-ngay-ay-bay-gio.ndt
(2) http://arts.lgontario.ca/lestweforget/essays/kim-phuc-phan-thi/
(ii) Châu Quang: Đi tìm bà Xơ đã đổi đời cho tôi
(ĐCV: Vào những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn rơi vào tay người cộng sản, chính phủ Mỹ đã tổ chức những chuyến không vận đưa các trẻ em mồ côi ra khỏi Việt Nam. Các chuyến không vận trong Chiến Dịch Babylift - trong đó có một chuyến gặp tai nạn ngày 4 tháng 4 năm 75, làm chết 138 người, trong đó có 78 trẻ – đã đưa trên 3.300 trẻ đến các các nước phương Tây, đa số đã đến Mỹ. Trang mạng của đài phát thanh KUOW, thành phố Seattle, tiểu bang Washington có mục để cho độc giả kể lại câu chuyện độc đáo của đời mình. Hôm thứ Ba, mục này có bài nói về bà Julie Davis, một trong những trẻ thuộc Chiến Dịch Babylift, kể lại chuyến bà về thăm lại Việt Nam).
Khi chiếc Boeing 747 chở tôi và cả trăm bạn khác cất cánh khỏi Sài Gòn, tôi mới một tuổi. (Có thể là máy bay C-5 của Không quân Mỹ. ND) Chúng tôi được đưa đến Seattle, Houston, và Minneapolis.
30 năm sau, tôi trở lại tìm trại mồ côi, nơi mà mẹ tôi đã bỏ tôi lại sau khi tôi chào đời.
Trại nằm ở thành phố Quy Nhơn. Bề ngoài, trại này hầu như không thay đổi, nhưng bây giờ không nuôi trẻ mồ côi nữa. Tôi nghĩ thầm, thôi rồi, chuyến đi của tôi coi như chấm dứt.
Nhưng trên đoạn đường trở ra, chiếc xe tôi thuê đi chậm chạp trên mấy con đường lồi lõm. Người dẫn đường của tôi nhất định dừng lại ở vài căn nhà, xuống xe để hỏi trong xóm xem có ai biết chỗ ở của người nữ tu Công giáo tên là Xơ Emilienne không. Sở dĩ tôi biết được Xơ Emilienne là nhờ nhận được các tài liệu mà cơ quan cho nhận con nuôi cung cấp. Nếu không có xơ, chẳng bao giờ tôi có dịp được không vận ra khỏi Sài Gòn. Có điều lạ lùng là trước khi về Việt Nam, tôi chẳng hề có ý tưởng tìm xơ. Tôi đoán hoặc là xơ đã qua đời, hoặc là đã rời Quy Nhơn từ nhiều năm trước. Cuối cùng, chiếc xe tắp vào một con hẻm nhỏ và dừng lại trước một cánh cửa sắt lớn. Người hướng dẫn nói với tôi đây là nhà dòng mà Xơ Emilienne đã từng tu.
Và chúng tôi đã gặp xơ. Một phụ nữ dáng người nhỏ nhắn xuất hiện. Người hướng dẫn cho bà biết tên Việt Nam của tôi, Nguyễn Thị Thanh Trúc. Vừa nghe đến tên này, bà biết ngay tôi la ai. Quá xúc động, bà ôm lấy tôi như thể con bà.Bà luồn cánh tay bà vào cánh tay tôi, nhất định không buông. Những ký ức của năm 1975 trở về với bà như mới ngày hôm qua.
Xơ cho biết tôi đã được đưa thẳng từ nhà hộ sinh đến trại mồ côi, khi đó tôi vẫn còn dây rốn và mẹ tôi đã kiệt sức. Chính xơ đã cắt dây rốn cho tôi và lấy họ Nguyễn của xơ đặt họ cho tôi. Xơ còn cho biết từ năm 1975 tới giờ, đã có bốn hoặc năm trẻ xuất thân từ Trại mồ côi Ghềnh Ráng trở về tìm xơ và từ nhiều năm qua, xơ thắc mắc tại sao tôi không về, xơ còn lo có lẽ tôi cũng chẳng bao giờ về.
“Xơ không hiểu chuyện gì đã xảy ra cho con, con bây giờ ra sao, có ổn không, có gia đình chưa?”. Xơ còn mong có ngày tôi trở về sống với xơ tại nhà dòng. Xơ sẽ tìm việc cho tôi. Xơ sẽ ấm lòng biết bao nếu tôi ở cùng xơ.
Xơ Emilienne có nhiều cảm xúc hơn tôi, có lẽ vì xơ có quá nhiều kỷ niệm để nhớ. Vào năm đó, xơ đã là một người lớn, và miền Nam đã trải qua một giai đoạn đau thương. Phải chia tay những trẻ mình đã nuôi và đã trải nghiệm những đau khổ vật chất và tinh thần của chiến tranh quả là thảm thương. Trước ngày Sài Gòn thất thủ, Xơ Emilienne quả thực có xin được di tản cùng với các đứa bé. Ngày xơ chia tay với chúng tôi, xơ khóc và nói xơ không thể nào theo chúng tôi được. Xơ nói vẫn còn nhiều trẻ đau yếu bị bỏ lại, vì không đủ sức khỏe để chịu đựng suốt chuyến bay. Xơ không muốn bỏ chúng. Tôi biết ơn xơ vô cùng. Xơ đã năn nỉ hết nơi này đến nơi khác để chúng tôi có cơ hội ra đi. Xơ đã hy sinh cơ hội dành cho xơ. Xơ và tôi trao đổi địa chỉ email và hứa sẽ viết cho nhau, xơ dặn nhớ gửi hình của tôi lúc còn nhỏ cho xơ xem.
Lúc xe rời chỗ ở của xơ, tôi thật buồn vì tôi biết là còn lâu lắm tôi mới trở lại nơi này, nếu không muốn nói sẽ chẳng bao giờ. Chuyến đi Việt Nam cho tôi dịp để nghĩ về cách dạy dỗ con tôi, cách sống của tôi trong quãng đời còn lại? Có điều tôi biết chắc, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ về tôi và quá khứ của tôi.
Từ nhiều năm qua, tôi có quá nhiều xấu hổ. Tôi xấu hổ vì mình là người Việt Nam. Tôi xấu hổ vì mình là đứa con nuôi. Nhưng trở lại Việt Nam và gặp được Xơ Emilienne đã thay đổi nhận thức của tôi về con nuôi, về nguồn gốc Việt Nam. Lúc đầu, tôi cứ tưởng chuyến đi Việt Nam giúp tôi khép lại một chương trong cuộc đời, không bao giờ nghĩ rằng nó đã mở cho tôi một chương mới. Tôi không rõ trong tương lai, giữa tôi và Việt Nam sẽ tiếp tục ra sao, nhưng tôi biết chắc một điều, sau chuyến đi đó, tôi đã chấp nhận đồng thời mình vừa là một người Mỹ, vừa là một con nuôi, và quan trọng nhất, vừa là một người Việt Nam.
(iii) Infonet: Hợp tác Hải quân Việt-Mỹ
Đại tá Lê Bá Hùng sinh năm 1970 ở Thừa Thiên - Huế và theo cha rời Việt Nam sang Mỹ vào ngày 29.3.1975 trên trên chiến hạm USS Blue Ridge - một trong những con tàu cuối cùng từ Đà Nẵng sơ tán những người Mỹ cùng gia đình binh lính Vietnam Cộng Hòa rời Việt Nam.
Ở Mỹ, chàng trai gốc Việt đã tốt nghiệp hạng ưu Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992, rồi gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ với chức vụ sĩ quan phụ tá trên tuần dương hạm USS Ticonderoga… Tháng 4.2009, Lê Bá Hùng trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng. Trước khi trở thành Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 thuộc Liên đội tàu Khu trục DESRON , Lê Bá Hùng từng làm trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nay, Đại tá Lê Bá Hùng, bốn mươi năm sau, ông chỉ huy 2 chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ USS Fort Worth (LCS3), USS Fitzgerald (DDG-62) quay về quê mẹ thăm và giao lưu với Hải quân Việt Nam, đã có cuộc trò chuyện với mở với các phóng viên báo chí. Ông nói: "Chúng tôi vừa có gần 1 tuần hoạt động tại đây. Tôi muốn gửi lời cám ơn đến UBND TP Đà Nẵng, Biên phòng Cảng Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân, lực lượng cứu hộ bờ biển của Đà Nẵng… đã tích cực hỗ trợ chúng tôi trong chuyến thăm này, giúp chúng tôi có một thời gian rất tuyệt vời ở đây. Đây là một chuyến thăm hết sức thành công của tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth. Các thủy thủ của chúng tôi đã có quãng thời gian vô cùng tuyệt vời tại Đà Nẵng. Họ đã gặp rất nhiều người ở thành phố này và tôi tin chắc họ sẽ có rất nhiều câu chuyện đáng nhớ để kể lại, để chia sẻ trong cuộc đời của họ. Tôi hy vọng các nhà báo sẽ chia sẻ với chúng tôi những thành công trong chương trình giao lưu thường niên giữa hải quân hai nước lần này.
Năm nay là năm thứ 6 chúng tôi thực hiện các hoạt động hợp tác với Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, năm nay cũng là năm quan trọng, kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Do vậy chuyến thăm lần này của hai tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth đến Đà Nẵng đánh dấu bước phát triển rất lớn và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa hai nước."
PV Infonet: Được biết, sau khi hai tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth rời cảng Đà Nẵng, hải quân hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có cuộc huấn luyện chung trên biển. Ông có thể cho biết đôi nét về cuộc huấn luyện đó?
Đại tá Lê Bá Hùng: Chúng tôi chọn buổi sáng hôm nay để cùng nhau ra khơi thực hiện huấn luyện chung và tôi rất hy vọng đôi bên sẽ tiếp tục có các chương trình huấn luyện tốt như thế này trong những năm tới. Huấn luyện ngoài khơi chung với nhau sẽ vô cùng hữu ích, đặc biệt là khi gặp nhau trên biển sẽ giúp cho việc giao tiếp thông tin liên lạc giữa các tàu được tốt hơn.
Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Lê Bá Hùng: “Trở lại Việt Nam lần này, đi tới đâu tôi đều thấy có những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mọi người!”. Khi thực hiện huấn luyện ngoài khơi thì chúng tôi có thể tập huấn về trao đổi thông tin liên lạc cũng như thực hành Bộ quy tắc ứng xử cho các vụ đụng độ ngoài ý muốn trên biển (CUES). Đó là những gì chúng tôi muốn thực hiện nhằm tăng cường thêm khả năng trao đổi thông tin liên lạc giữa các tàu với nhau.
PV Infonet: Xin ông cho biết cảm tưởng của ông khi quay trở lại Việt Nam sau 6 năm? Ông thấy chuyến thăm lần này so với chuyến thăm do ông chỉ huy hồi năm 2009 có sự khác biệt, sự phát triển gì không?
Đại tá Lê Bá Hùng: Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi qua làm việc với Hải quân nhân dân Việt Nam cũng như với Vùng 3 Hải quân, so với chuyến thăm cách đây 6 năm, tôi thấy rõ ràng sự hợp tác cũng như sự phối hợp trong các hoạt động giao lưu, huấn luyện giữa hải quân hai nước trở nên chặt chẽ hơn, thân thiết và gần gũi với nhau hơn. Tôi mong rằng chúng ta có thể tiếp tục tiến triển theo nhịp độ này. Ngoài ra, tôi đã gặp lại rất nhiều gương mặt thân quen. Điều đó làm cho sự phối hợp cũng như sự hợp tác giữa hai bên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các hoạt động hợp tác hải quân năm nay đã gần như đến phần kết thúc. Tuy nhiên chúng tôi đã sẵn sàng để lên kế hoạch cho hoạt động hợp tác hải quân trong năm tới. Đó là một bằng chứng rất rõ ràng cho việc các cuộc đối thoại, trao đổi để lên kế hoạch đã ngày càng được thắt chặt hơn, bền chặt hơn để có thể thực hiện thành công. Nếu chúng tôi tiếp tục có những cuộc đối thoại, trao đổi, lên kế hoạch thường xuyên với nhau hơn những gì chúng tôi đang làm thì chắc chắn chương trình hợp tác hải quân năm tới sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Với những gì đang làm hiện nay thì tôi tin điều đó sẽ diễn ra.
PV Infonet: Còn với cá nhân ông, một người con gốc Việt, trở lại quê hương Việt Nam lần này ông thấy thế nào?
Đại tá Lê Bá Hùng: Như tôi đã nói, Việt Nam luôn là một đất nước tươi đẹp và tôi rất tự hào được mang trong mình dòng máu Việt Nam, được chia sẻ nền văn hóa Việt Nam. Lần trở lại này, tôi rất vui khi gặp lại những gương mặt thân quen. Bất kỳ nơi nào tôi đến, tôi đều thấy có những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mọi người. (Source: NguyenTanDung.Org)
(4) Văn Thơ từ Bè Bạn:Đại tá Lê Bá Hùng sinh năm 1970 ở Thừa Thiên - Huế và theo cha rời Việt Nam sang Mỹ vào ngày 29.3.1975 trên trên chiến hạm USS Blue Ridge - một trong những con tàu cuối cùng từ Đà Nẵng sơ tán những người Mỹ cùng gia đình binh lính Vietnam Cộng Hòa rời Việt Nam.
Ở Mỹ, chàng trai gốc Việt đã tốt nghiệp hạng ưu Học viện Hải quân Hoa Kỳ năm 1992, rồi gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ với chức vụ sĩ quan phụ tá trên tuần dương hạm USS Ticonderoga… Tháng 4.2009, Lê Bá Hùng trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng. Trước khi trở thành Phó Tư lệnh Biên đội tàu khu trục số 7 thuộc Liên đội tàu Khu trục DESRON , Lê Bá Hùng từng làm trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Nay, Đại tá Lê Bá Hùng, bốn mươi năm sau, ông chỉ huy 2 chiến hạm tối tân của Hải quân Mỹ USS Fort Worth (LCS3), USS Fitzgerald (DDG-62) quay về quê mẹ thăm và giao lưu với Hải quân Việt Nam, đã có cuộc trò chuyện với mở với các phóng viên báo chí. Ông nói: "Chúng tôi vừa có gần 1 tuần hoạt động tại đây. Tôi muốn gửi lời cám ơn đến UBND TP Đà Nẵng, Biên phòng Cảng Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân, lực lượng cứu hộ bờ biển của Đà Nẵng… đã tích cực hỗ trợ chúng tôi trong chuyến thăm này, giúp chúng tôi có một thời gian rất tuyệt vời ở đây. Đây là một chuyến thăm hết sức thành công của tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth. Các thủy thủ của chúng tôi đã có quãng thời gian vô cùng tuyệt vời tại Đà Nẵng. Họ đã gặp rất nhiều người ở thành phố này và tôi tin chắc họ sẽ có rất nhiều câu chuyện đáng nhớ để kể lại, để chia sẻ trong cuộc đời của họ. Tôi hy vọng các nhà báo sẽ chia sẻ với chúng tôi những thành công trong chương trình giao lưu thường niên giữa hải quân hai nước lần này.
Năm nay là năm thứ 6 chúng tôi thực hiện các hoạt động hợp tác với Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, năm nay cũng là năm quan trọng, kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Do vậy chuyến thăm lần này của hai tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth đến Đà Nẵng đánh dấu bước phát triển rất lớn và củng cố thêm mối quan hệ hợp tác giữa hai nước."
PV Infonet: Được biết, sau khi hai tàu USS Fitzgerald và tàu USS Fort Worth rời cảng Đà Nẵng, hải quân hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ có cuộc huấn luyện chung trên biển. Ông có thể cho biết đôi nét về cuộc huấn luyện đó?
Đại tá Lê Bá Hùng: Chúng tôi chọn buổi sáng hôm nay để cùng nhau ra khơi thực hiện huấn luyện chung và tôi rất hy vọng đôi bên sẽ tiếp tục có các chương trình huấn luyện tốt như thế này trong những năm tới. Huấn luyện ngoài khơi chung với nhau sẽ vô cùng hữu ích, đặc biệt là khi gặp nhau trên biển sẽ giúp cho việc giao tiếp thông tin liên lạc giữa các tàu được tốt hơn.
Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Lê Bá Hùng: “Trở lại Việt Nam lần này, đi tới đâu tôi đều thấy có những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mọi người!”. Khi thực hiện huấn luyện ngoài khơi thì chúng tôi có thể tập huấn về trao đổi thông tin liên lạc cũng như thực hành Bộ quy tắc ứng xử cho các vụ đụng độ ngoài ý muốn trên biển (CUES). Đó là những gì chúng tôi muốn thực hiện nhằm tăng cường thêm khả năng trao đổi thông tin liên lạc giữa các tàu với nhau.
PV Infonet: Xin ông cho biết cảm tưởng của ông khi quay trở lại Việt Nam sau 6 năm? Ông thấy chuyến thăm lần này so với chuyến thăm do ông chỉ huy hồi năm 2009 có sự khác biệt, sự phát triển gì không?
Đại tá Lê Bá Hùng: Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi qua làm việc với Hải quân nhân dân Việt Nam cũng như với Vùng 3 Hải quân, so với chuyến thăm cách đây 6 năm, tôi thấy rõ ràng sự hợp tác cũng như sự phối hợp trong các hoạt động giao lưu, huấn luyện giữa hải quân hai nước trở nên chặt chẽ hơn, thân thiết và gần gũi với nhau hơn. Tôi mong rằng chúng ta có thể tiếp tục tiến triển theo nhịp độ này. Ngoài ra, tôi đã gặp lại rất nhiều gương mặt thân quen. Điều đó làm cho sự phối hợp cũng như sự hợp tác giữa hai bên dễ dàng hơn rất nhiều.
Các hoạt động hợp tác hải quân năm nay đã gần như đến phần kết thúc. Tuy nhiên chúng tôi đã sẵn sàng để lên kế hoạch cho hoạt động hợp tác hải quân trong năm tới. Đó là một bằng chứng rất rõ ràng cho việc các cuộc đối thoại, trao đổi để lên kế hoạch đã ngày càng được thắt chặt hơn, bền chặt hơn để có thể thực hiện thành công. Nếu chúng tôi tiếp tục có những cuộc đối thoại, trao đổi, lên kế hoạch thường xuyên với nhau hơn những gì chúng tôi đang làm thì chắc chắn chương trình hợp tác hải quân năm tới sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Với những gì đang làm hiện nay thì tôi tin điều đó sẽ diễn ra.
PV Infonet: Còn với cá nhân ông, một người con gốc Việt, trở lại quê hương Việt Nam lần này ông thấy thế nào?
Đại tá Lê Bá Hùng: Như tôi đã nói, Việt Nam luôn là một đất nước tươi đẹp và tôi rất tự hào được mang trong mình dòng máu Việt Nam, được chia sẻ nền văn hóa Việt Nam. Lần trở lại này, tôi rất vui khi gặp lại những gương mặt thân quen. Bất kỳ nơi nào tôi đến, tôi đều thấy có những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của mọi người. (Source: NguyenTanDung.Org)
(i) Trần Mộng Tú: (a) Những con chim ngực đỏ
Nơi em đến có nhiều nắng, có nhiều xe, nhiều bụi và nhiều người Việt Nam. Người Việt ở ngoài đường, ở tất cả các ngã tư, ngã ba, các công viên. Những dịch vụ y tế, ngân hàng, siêu thị, buôn bán xe hơi, nhà cửa, ẩm thực, v.v… Người Việt làm chủ và làm khách hàng. Người Việt còn ở nhà thờ, ở chùa nữa, rất đông.
Ở đây ngôn ngữ chính là tiếng Việt. Có người sang định cư cả trên dưới hai mươi năm, cũng không cần phải học Anh ngữ, vì họ không cần dùng tới. Ngay cả đi thi nhập tịch Hoa Kỳ cũng được thi bằng tiếng Việt.
Em đứng lơ mơ ở một ngã tư Westminter, nhìn những chiếc xe chạy ngược, chạy xuôi, nhìn người đi ngang, đi dọc. Một ông đi xe đạp trên vỉa hè, hay một bà đội nón lá, xách giỏ băng qua đường. Thấy quần áo, điệu bộ của họ đều toát ra một vẻ gì đó rất thân quen làm mình nhận được ngay ra là người Việt.
Em đôi lúc bâng khuâng tự hỏi: Lạ thật! Tại sao giữa một tiểu bang của nước Mỹ lại có một nước Việt Nam thu nhỏ lại ở đây thế này. Có phải quê mình không? Có phải nước mình không? Em nhớ câu “Thương hải vi tang điền.”
“Hải” của người ta sao lại trở thành “Điền” của mình. Nghe như phép lạ!
Em hay đến thành phố này, một năm hai, ba lần. Mặc dù từ nơi em ở phải bay hơn hai tiếng mới tới. Nhưng ở đây em có một vài người thân trong họ và có nhiều bạn văn. Ở đây cho em một nước Việt Nam nhỏ với tất cả cái vui, buồn của thành phố.
Em đứng ngơ ngác ở một ngã tư trên đường Bolsa. Nhìn hoài, không thấy một bóng người Mỹ, có chăng là một ít người Mễ, làm việc khuân vác cho mấy khu chợ. Mấy người này cũng bập bẹ đôi câu tiếng Việt để nói với khách hàng.
Người Việt ở đây lâu năm, họ có thể nhận ra ngay vẻ lớ ngớ của em, một người từ tiểu bang khác tới.
Rất nhiều tấm bảng có chữ “Trung Tâm” được kẻ lên cho thấy người Việt hoạt động trên mọi lãnh vực. Từ văn học, nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, quan hôn, tang tế, v.v… Tất cả bằng nghi thức Việt, ngôn ngữ Việt.
Mỗi lần đến chơi, ở lại ít ngày có dịp hòa mình vào đời sống người Việt tại đây, gặp những người Việt quen và lạ ở thành phố này. Trao đổi thân quen, hỏi nhau từ nơi nào trên quê nhà tới đây? Tới lúc nào và tới bằng phương tiện gì? Em khám phá ra, con số bỏ nước ra đi, ở tuổi mười năm, mười sáu, do cha mẹ gửi xuống tàu, một mình, vượt biển khá nhiều.
Họ làm em lại nhớ đến câu chuyện cái giỏ cói có ông Moses nằm trong đó, được thả xuống dòng sông Nile trong Kinh Thánh. Mặc dù họ không phải là những đứa bé sơ sinh.
Chuyện kể: Ngày xửa ngày xưa, xứ Ai Cập, bắt những người nô lệ Do Thái phải xây lâu đài cho người Ai Cập. Nhưng họ lại sợ một ngày nào đó dân Do Thái sẽ trả thù, nên vua Ai Cập Pharaoh Seti I ra lệnh ném xuống sông Nile những đứa bé trai Do Thái mới sinh ra, cho cá sấu ăn thịt để đề phòng hậu họa.
Một người mẹ muốn cứu con mình, đã bỏ con trai mới sinh của bà vào một cái giỏ và thả trôi sông, giao số phận đứa bé cho Chúa. May thay, công chúa Ai Cập đi tắm, thấy chiếc giỏ trôi lềnh bềnh, sai người vớt lên, mở ra. Thấy có đứa bé kháu khỉnh, bà mang về hoàng cung nuôi, đặt tên đứa bé là Moses.(*)
Đứa bé Do Thái đó được nuôi dưỡng như một người Ai Cập. Nhưng khi lớn lên đã tìm được nguồn gốc Do Thái của mình.
Đã có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam thả con mình ra biển, trao sinh mệnh con cái mình vào tay Thượng Đế. Bao nhiêu trẻ em Việt lớn lên như một người thuộc về quốc gia khác nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt của mình.
Bạn đưa em tới một quán cà phê, nơi tụ họp của phần đông giới văn nghệ sĩ, ngồi ngay ở hiên ngoài. Họ là những người đàn ông từ bốn mươi cho đến tám mươi. Cà phê đen và thuốc lá, họ chụm vào nhau nói và thả khói. Họ nhìn quê hương trong mắt nhau.
Họ mới sang vài ba năm hay sang ba, bốn chục năm. Họ đã về hưu hay đang còn làm việc hay đang chẳng làm gì. Nào ai biết!
Chỉ biết là họ phải ra đó, nhất là những buổi sáng cuối tuần. Để nói chuyện quê nhà, quê người. Chuyện người vừa qua đời, người sắp ra đi, Chuyện vẻ vang hay chuyện đáng xấu hổ của dân mình. Muốn tìm một người nào trong đám thân quen đó mà không có hẹn trước. Cứ việc ra đó từ sáng sớm, ngồi đến trưa, con người đó thế nào cũng xuất hiện. Họ ra đấy chắc chỉ để hỏi nhau “Ta làm gì cho hết nửa đời sau?” (*) Mặc dù có người đã đi tới trạm cuối của đời rồi.
Khi em trở về nhà mình, những con chim đi vắng trong mùa đông đang tìm về vườn cũ, chúng lăng xăng trên mặt đất tìm sâu, chúng quàng khăn và mặc những chiếc áo khác nhau, nhưng màu khăn áo nào cũng vô cùng diêm dúa.
Cây đào ở góc vườn bên cạnh cửa sổ phòng em đang nở rộ tung ra như những đám mây hồng, em cứ bối rối mở ra đóng vào tấm màn cửa, chỉ sợ tan mất bóng hoa, những cơn gió nhẹ bay luồn trong hoa làm rụng những giọt lệ hồng trên gò má đất.
Mấy bụi mai vàng Forsythia trên con dốc sau nhà đang rắc tung tóe những mảnh vàng trên mặt đất. Đây là loại hoa cánh nghiêng mình xuống, ở quê nhà gọi là “Hoa chiếu thủy”. Chúng e lệ như những thiếu nữ giấu mặt sau chiếc khăn tay.
Những đám màu vàng của thủy tiên đất (Daffodil) và hoa huệ xanh (hyacinth) đua nhau có mặt bên cạnh bụi đỗ quyên hồng (Azalea)và hình như tất cả những cành khô đang rung những chùm lá ngọc li ti trong nắng mới. Mùa xuân thật sự đến và ở lại trong thành phố của em.
Sáng nay em đi mua về hai túi lớn thức ăn cho chim. Em bắt đầu đổ đầy những cái máng treo đong đưa trên những cành của cây Magnolia vườn sau.
Chim gọi nhau về đông lắm. Chúng khoe màu sắc trên những cặp cánh khác nhau, chẳng khác gì các cô thiếu nữ khoe những chiếc áo đẹp của mình. Em cứ rình xem có bao nhiêu loại áo, bao nhiêu cái khăn quàng cổ, cái mũ khác nhau trên những thân hình bé bỏng đó. Ôi những con chim tứ xứ kéo nhau về, em không phân biệt được con chim nào là con chim cũ, con chim nào là khách lạ ghé qua.
Đầu mùa xuân, chim Sẻ (Sparrow) và chim Hoàng Yến (House Finch) chim Chào Mào ngực đỏ (Robin), rủ nhau về sân nhà trước tiên. Sáng sớm em cầm ly cà phê, nhìn qua khung kính đã thấy ba giống chim này đang tranh nhau trong máng ăn. Chúng làm bắn tung những hạt ngũ cốc xuống mặt đất. Em theo dõi những mảng màu nâu pha trắng của lưng chim sẻ, màu vàng anh trên cặp cánh của Hoàng Yến và cái ngực đỏ của Chào Mào. Em cúi nhìn màu cà phê trong tách, màu nắng sáng hắt trên vai em.
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân. Chao ôi là ân huệ của đất trời!
Anh có nghe chuyện tại sao chào mào lại có ngực đỏ bao giờ chưa?
Theo câu chuyện huyền thoại Suquamish. Ngày rất xa xưa, những cơn gió phương Nam nóng và dài thổi hun các loài động vật. Chúng phải chụm vào nhau và tìm xem gió từ đâu tới. Chúng thấy nguồn gốc của gió phát xuất từ một pháo đài trên đỉnh một ngọn núi đá. Nơi đó các ông Thần Gió bảo vệ ngọn gió này. Chúng bàn bạc với nhau rồi vào một đêm, các loài động vật cùng xông vào pháo đài, đánh bại những ông thần gió. Sau đó, tất cả các loài động vật nhảy múa quanh ngọn lửa. Tất cả, ngoại trừ chim Chào Mào, nó đã từ chối tham gia những điệu nhảy. Chào Mào chỉ ngồi lặng lẽ, nhìn chằm chằm vào ngọn lửa, nó ngồi rất lâu nên lửa đã hun ngực nó trở lên một màu đỏ rực. Và từ đó Chào Mào đã có một bộ ngực đỏ đến ngày nay.
Khi nhìn những con chim chào mào với cái ức đỏ rực bay vào vườn trong mùa xuân, em nghĩ đến những người H.O, họ đang ở thủ đô của người Việt di tản, họ mang một lồng ngực với những thương tích muôn hình, những vết thương rất đỏ, giấu sau những chiếc áo gắn đầy huy chương trong những ngày lễ hội.
Nhưng những con chim chào mào, không hề che vết thương của chúng.
Anh ơi! Chúng ta cất giấu được vết thương trong lồng ngực mình bao nhiêu lâu nữa.
(tmt, Tháng 4/2015. Kỷ niệm 40 năm di tản).
(1) Theo Torah tên Moses tiếng Hebrew có nghĩa là kéo ra khỏi nước- According to the Torah, the name "Moses" comes from the Hebrew verbmeaning "to pull/draw out" [of water]. / (2) Thơ Cao Tần.
Nơi em đến có nhiều nắng, có nhiều xe, nhiều bụi và nhiều người Việt Nam. Người Việt ở ngoài đường, ở tất cả các ngã tư, ngã ba, các công viên. Những dịch vụ y tế, ngân hàng, siêu thị, buôn bán xe hơi, nhà cửa, ẩm thực, v.v… Người Việt làm chủ và làm khách hàng. Người Việt còn ở nhà thờ, ở chùa nữa, rất đông.
Ở đây ngôn ngữ chính là tiếng Việt. Có người sang định cư cả trên dưới hai mươi năm, cũng không cần phải học Anh ngữ, vì họ không cần dùng tới. Ngay cả đi thi nhập tịch Hoa Kỳ cũng được thi bằng tiếng Việt.
Em đứng lơ mơ ở một ngã tư Westminter, nhìn những chiếc xe chạy ngược, chạy xuôi, nhìn người đi ngang, đi dọc. Một ông đi xe đạp trên vỉa hè, hay một bà đội nón lá, xách giỏ băng qua đường. Thấy quần áo, điệu bộ của họ đều toát ra một vẻ gì đó rất thân quen làm mình nhận được ngay ra là người Việt.
Em đôi lúc bâng khuâng tự hỏi: Lạ thật! Tại sao giữa một tiểu bang của nước Mỹ lại có một nước Việt Nam thu nhỏ lại ở đây thế này. Có phải quê mình không? Có phải nước mình không? Em nhớ câu “Thương hải vi tang điền.”
“Hải” của người ta sao lại trở thành “Điền” của mình. Nghe như phép lạ!
Em hay đến thành phố này, một năm hai, ba lần. Mặc dù từ nơi em ở phải bay hơn hai tiếng mới tới. Nhưng ở đây em có một vài người thân trong họ và có nhiều bạn văn. Ở đây cho em một nước Việt Nam nhỏ với tất cả cái vui, buồn của thành phố.
Em đứng ngơ ngác ở một ngã tư trên đường Bolsa. Nhìn hoài, không thấy một bóng người Mỹ, có chăng là một ít người Mễ, làm việc khuân vác cho mấy khu chợ. Mấy người này cũng bập bẹ đôi câu tiếng Việt để nói với khách hàng.
Người Việt ở đây lâu năm, họ có thể nhận ra ngay vẻ lớ ngớ của em, một người từ tiểu bang khác tới.
Rất nhiều tấm bảng có chữ “Trung Tâm” được kẻ lên cho thấy người Việt hoạt động trên mọi lãnh vực. Từ văn học, nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, quan hôn, tang tế, v.v… Tất cả bằng nghi thức Việt, ngôn ngữ Việt.
Mỗi lần đến chơi, ở lại ít ngày có dịp hòa mình vào đời sống người Việt tại đây, gặp những người Việt quen và lạ ở thành phố này. Trao đổi thân quen, hỏi nhau từ nơi nào trên quê nhà tới đây? Tới lúc nào và tới bằng phương tiện gì? Em khám phá ra, con số bỏ nước ra đi, ở tuổi mười năm, mười sáu, do cha mẹ gửi xuống tàu, một mình, vượt biển khá nhiều.
Họ làm em lại nhớ đến câu chuyện cái giỏ cói có ông Moses nằm trong đó, được thả xuống dòng sông Nile trong Kinh Thánh. Mặc dù họ không phải là những đứa bé sơ sinh.
Chuyện kể: Ngày xửa ngày xưa, xứ Ai Cập, bắt những người nô lệ Do Thái phải xây lâu đài cho người Ai Cập. Nhưng họ lại sợ một ngày nào đó dân Do Thái sẽ trả thù, nên vua Ai Cập Pharaoh Seti I ra lệnh ném xuống sông Nile những đứa bé trai Do Thái mới sinh ra, cho cá sấu ăn thịt để đề phòng hậu họa.
Một người mẹ muốn cứu con mình, đã bỏ con trai mới sinh của bà vào một cái giỏ và thả trôi sông, giao số phận đứa bé cho Chúa. May thay, công chúa Ai Cập đi tắm, thấy chiếc giỏ trôi lềnh bềnh, sai người vớt lên, mở ra. Thấy có đứa bé kháu khỉnh, bà mang về hoàng cung nuôi, đặt tên đứa bé là Moses.(*)
Đứa bé Do Thái đó được nuôi dưỡng như một người Ai Cập. Nhưng khi lớn lên đã tìm được nguồn gốc Do Thái của mình.
Đã có bao nhiêu bà mẹ Việt Nam thả con mình ra biển, trao sinh mệnh con cái mình vào tay Thượng Đế. Bao nhiêu trẻ em Việt lớn lên như một người thuộc về quốc gia khác nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt của mình.
Bạn đưa em tới một quán cà phê, nơi tụ họp của phần đông giới văn nghệ sĩ, ngồi ngay ở hiên ngoài. Họ là những người đàn ông từ bốn mươi cho đến tám mươi. Cà phê đen và thuốc lá, họ chụm vào nhau nói và thả khói. Họ nhìn quê hương trong mắt nhau.
Họ mới sang vài ba năm hay sang ba, bốn chục năm. Họ đã về hưu hay đang còn làm việc hay đang chẳng làm gì. Nào ai biết!
Chỉ biết là họ phải ra đó, nhất là những buổi sáng cuối tuần. Để nói chuyện quê nhà, quê người. Chuyện người vừa qua đời, người sắp ra đi, Chuyện vẻ vang hay chuyện đáng xấu hổ của dân mình. Muốn tìm một người nào trong đám thân quen đó mà không có hẹn trước. Cứ việc ra đó từ sáng sớm, ngồi đến trưa, con người đó thế nào cũng xuất hiện. Họ ra đấy chắc chỉ để hỏi nhau “Ta làm gì cho hết nửa đời sau?” (*) Mặc dù có người đã đi tới trạm cuối của đời rồi.
Khi em trở về nhà mình, những con chim đi vắng trong mùa đông đang tìm về vườn cũ, chúng lăng xăng trên mặt đất tìm sâu, chúng quàng khăn và mặc những chiếc áo khác nhau, nhưng màu khăn áo nào cũng vô cùng diêm dúa.
Cây đào ở góc vườn bên cạnh cửa sổ phòng em đang nở rộ tung ra như những đám mây hồng, em cứ bối rối mở ra đóng vào tấm màn cửa, chỉ sợ tan mất bóng hoa, những cơn gió nhẹ bay luồn trong hoa làm rụng những giọt lệ hồng trên gò má đất.
Mấy bụi mai vàng Forsythia trên con dốc sau nhà đang rắc tung tóe những mảnh vàng trên mặt đất. Đây là loại hoa cánh nghiêng mình xuống, ở quê nhà gọi là “Hoa chiếu thủy”. Chúng e lệ như những thiếu nữ giấu mặt sau chiếc khăn tay.
Những đám màu vàng của thủy tiên đất (Daffodil) và hoa huệ xanh (hyacinth) đua nhau có mặt bên cạnh bụi đỗ quyên hồng (Azalea)và hình như tất cả những cành khô đang rung những chùm lá ngọc li ti trong nắng mới. Mùa xuân thật sự đến và ở lại trong thành phố của em.
Sáng nay em đi mua về hai túi lớn thức ăn cho chim. Em bắt đầu đổ đầy những cái máng treo đong đưa trên những cành của cây Magnolia vườn sau.
Chim gọi nhau về đông lắm. Chúng khoe màu sắc trên những cặp cánh khác nhau, chẳng khác gì các cô thiếu nữ khoe những chiếc áo đẹp của mình. Em cứ rình xem có bao nhiêu loại áo, bao nhiêu cái khăn quàng cổ, cái mũ khác nhau trên những thân hình bé bỏng đó. Ôi những con chim tứ xứ kéo nhau về, em không phân biệt được con chim nào là con chim cũ, con chim nào là khách lạ ghé qua.
Đầu mùa xuân, chim Sẻ (Sparrow) và chim Hoàng Yến (House Finch) chim Chào Mào ngực đỏ (Robin), rủ nhau về sân nhà trước tiên. Sáng sớm em cầm ly cà phê, nhìn qua khung kính đã thấy ba giống chim này đang tranh nhau trong máng ăn. Chúng làm bắn tung những hạt ngũ cốc xuống mặt đất. Em theo dõi những mảng màu nâu pha trắng của lưng chim sẻ, màu vàng anh trên cặp cánh của Hoàng Yến và cái ngực đỏ của Chào Mào. Em cúi nhìn màu cà phê trong tách, màu nắng sáng hắt trên vai em.
Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân. Chao ôi là ân huệ của đất trời!
Anh có nghe chuyện tại sao chào mào lại có ngực đỏ bao giờ chưa?
Theo câu chuyện huyền thoại Suquamish. Ngày rất xa xưa, những cơn gió phương Nam nóng và dài thổi hun các loài động vật. Chúng phải chụm vào nhau và tìm xem gió từ đâu tới. Chúng thấy nguồn gốc của gió phát xuất từ một pháo đài trên đỉnh một ngọn núi đá. Nơi đó các ông Thần Gió bảo vệ ngọn gió này. Chúng bàn bạc với nhau rồi vào một đêm, các loài động vật cùng xông vào pháo đài, đánh bại những ông thần gió. Sau đó, tất cả các loài động vật nhảy múa quanh ngọn lửa. Tất cả, ngoại trừ chim Chào Mào, nó đã từ chối tham gia những điệu nhảy. Chào Mào chỉ ngồi lặng lẽ, nhìn chằm chằm vào ngọn lửa, nó ngồi rất lâu nên lửa đã hun ngực nó trở lên một màu đỏ rực. Và từ đó Chào Mào đã có một bộ ngực đỏ đến ngày nay.
Khi nhìn những con chim chào mào với cái ức đỏ rực bay vào vườn trong mùa xuân, em nghĩ đến những người H.O, họ đang ở thủ đô của người Việt di tản, họ mang một lồng ngực với những thương tích muôn hình, những vết thương rất đỏ, giấu sau những chiếc áo gắn đầy huy chương trong những ngày lễ hội.
Nhưng những con chim chào mào, không hề che vết thương của chúng.
Anh ơi! Chúng ta cất giấu được vết thương trong lồng ngực mình bao nhiêu lâu nữa.
(tmt, Tháng 4/2015. Kỷ niệm 40 năm di tản).
(1) Theo Torah tên Moses tiếng Hebrew có nghĩa là kéo ra khỏi nước- According to the Torah, the name "Moses" comes from the Hebrew verbmeaning "to pull/draw out" [of water]. / (2) Thơ Cao Tần.
(b) Bốn Mươi Năm đợi
Trên biển mặt trời chết chiều nay
mai từ biển mặt trời sống lại
bốn mươi năm em ở nơi này
nhìn mặt trời chết đi sống lại
mỗi một năm thay đổi thịt da
em theo thời gian về phía trước
bỏ lại sau lưng những ngôi nhà
ghép từng mảnh những điều mơ ước
khu vườn mới tìm viên sỏi cũ
nhặt giữa xanh rêu tiếng thở dài
em hỏi bàn tay còn vết xước
bốn mươi năm da đóng vảy chưa
người về quê trách sông bội bạc
thiếu nữ trôi theo đám lục bình
tắp ở khúc nào không ai biết
hỏi bờ, bờ giấu mặt lặng thinh
bốn mươi năm người thân xót lại
mỗi năm nằm xuống một đôi người
như bàn tay mất dần từng ngón
còn ngón nào che mặt hổ ngươi
bao lần vừa đi vừa ngoảnh lại
bàn chân phía trước vẫn bước đều
em đi hoài không biết đi đâu
những con đường mưa như mắt đỏ
những hàng thông lá như lệ xanh
trái tim em mỗi ngày vẫn đập
có lúc bi ai lúc nồng nàn
thành phố đã một phần da thịt
như con bò trên đồng cỏ mới
em nằm nhai lại nắm rơm khô
nắm rơm giấu bốn mươi năm cũ
vừa nhai vừa khóc nhớ quê xưa
như những người du mục tha phương
tìm nơi khuất gió gửi bàn chân
những ngón chân một thời rất lạnh
tình ai đã mở một góc chăn
bốn mươi năm em đợi tiếng chuông
ở một ngôi chùa nào xa lắm
ở một giáo đường không hình bóng
tiếng chuông khua thức những cơn mê
bốn mươi năm em chờ tiếng gọi
như sóng ngàn đêm gọi thuyền về
cả thuyền cả sóng tan như bọt
bãi nằm thấm mãi nỗi đau tê
bốn mươi năm trên miền đất này
đời luôn đẩy em về phía trước
nắng bao dung và gió nhân từ
sợi tóc xanh một ngày bỗng trắng
bốn mươi năm trên miền đất này
mặt trời chết không ai đau đớn
trên những cánh đồng vẫn nở hoa
đón sáng mai mặt trời sống lại
bốn mươi năm ngày em bỏ đi
mặt trời cũng chết chiều hôm đó
những vốc lệ trời như máu nhỏ
những tiếng cười nhuộm đỏ vết thương
bốn mươi năm em đứng nơi này
chờ mặt trời trên quê sống lại
em sẽ về đánh luống yêu thương
trồng xuống những trái tim nhân ái. (tmt. Viết cho tháng 4/2015)
Trên biển mặt trời chết chiều nay
mai từ biển mặt trời sống lại
bốn mươi năm em ở nơi này
nhìn mặt trời chết đi sống lại
mỗi một năm thay đổi thịt da
em theo thời gian về phía trước
bỏ lại sau lưng những ngôi nhà
ghép từng mảnh những điều mơ ước
khu vườn mới tìm viên sỏi cũ
nhặt giữa xanh rêu tiếng thở dài
em hỏi bàn tay còn vết xước
bốn mươi năm da đóng vảy chưa
người về quê trách sông bội bạc
thiếu nữ trôi theo đám lục bình
tắp ở khúc nào không ai biết
hỏi bờ, bờ giấu mặt lặng thinh
bốn mươi năm người thân xót lại
mỗi năm nằm xuống một đôi người
như bàn tay mất dần từng ngón
còn ngón nào che mặt hổ ngươi
bao lần vừa đi vừa ngoảnh lại
bàn chân phía trước vẫn bước đều
em đi hoài không biết đi đâu
những con đường mưa như mắt đỏ
những hàng thông lá như lệ xanh
trái tim em mỗi ngày vẫn đập
có lúc bi ai lúc nồng nàn
thành phố đã một phần da thịt
như con bò trên đồng cỏ mới
em nằm nhai lại nắm rơm khô
nắm rơm giấu bốn mươi năm cũ
vừa nhai vừa khóc nhớ quê xưa
như những người du mục tha phương
tìm nơi khuất gió gửi bàn chân
những ngón chân một thời rất lạnh
tình ai đã mở một góc chăn
bốn mươi năm em đợi tiếng chuông
ở một ngôi chùa nào xa lắm
ở một giáo đường không hình bóng
tiếng chuông khua thức những cơn mê
bốn mươi năm em chờ tiếng gọi
như sóng ngàn đêm gọi thuyền về
cả thuyền cả sóng tan như bọt
bãi nằm thấm mãi nỗi đau tê
bốn mươi năm trên miền đất này
đời luôn đẩy em về phía trước
nắng bao dung và gió nhân từ
sợi tóc xanh một ngày bỗng trắng
bốn mươi năm trên miền đất này
mặt trời chết không ai đau đớn
trên những cánh đồng vẫn nở hoa
đón sáng mai mặt trời sống lại
bốn mươi năm ngày em bỏ đi
mặt trời cũng chết chiều hôm đó
những vốc lệ trời như máu nhỏ
những tiếng cười nhuộm đỏ vết thương
bốn mươi năm em đứng nơi này
chờ mặt trời trên quê sống lại
em sẽ về đánh luống yêu thương
trồng xuống những trái tim nhân ái. (tmt. Viết cho tháng 4/2015)
(ii) Thiếu Khanh: Bài tình ca ở Hậu Nghĩa
tưởng dễ viết bài thơ thời sự
như thời luận chinh chiến bằng thơ
lòng không trơ, đầu không trống rỗng
sao để yên trang giấy nằm chờ
hôm nay gió lớn như là bão
cả tuyết lẫn mưa cùng hoành hành
ngồi trong phòng ấm nghe sóng biển
từ đại dương xa gọi thất thanh
trước mặt lù lù trăm đảo mọc
xanh xanh cây lá thở thong dong
vô tư ngàn loại chim đua hót
trời biển chờ nghe những tiếng lòng
ta đã ghé chưa ghềnh đá dựng
đời đời sóng vỗ ấm quanh lưng
Đảo Cây, Đá Bắc, Linh Côn...đợi
tiếc một thời qua, đã lừng khừng
còn dịp nào lên hòn Hữu Nhật
trình diện cùng ông Quảng Ngãi ra
đo vẽ chi li từng tất đất
ngấm xương máu Việt mà trổ hoa
còn dịp nào lên hòn Quang Ảnh
cao nhất Nguyệt Thiềm hóng gió khơi
thả bộ giáp vòng hình bầu dục
vớt san hô làm báu vật tạ trời
còn dịp nào lên hòn An Vĩnh
tưởng về Vạn Lý Hoàng Sa Châu
Nguyễn triều một thuở trang trọng giữ
từng trái mù u cũng nhiệm mầu
còn dịp nào lên hòn Duy Mộng
đất không cây mọc, xếp chân ngồi
con đò ai rẽ vào lạch nhỏ
chở nặng lòng ghe tiếng chim trời
còn dịp nào lên hòn Bạch Quỷ
bảy chìm ba nổi đá, san hô
thủy triều rút xuống bao lâu nhỉ
có kịp chớm vừa một ý thơ
còn dịp nào lên Quang Hòa đảo
đông tây địa chất khác biệt nhau
chim muông thảo mộc tùy phương thổ
lộng lẫy tồn sinh những sắc màu
còn dịp nào lên Tri Tôn đảo
thấp đủ thòng chân chạm nước sâu
hải sâm chao cánh ba ba lội
ai phủ san hô lộng lẫy màu
còn dịp nào lên Phú Lâm đảo
ngóng về Đà Nẵng gọi không không
tiếng tình vượt mấy trăm cây số
để nhắc chừng người nhớ núi sông
còn dịp nào lên hòn đảo chính
Hoàng Sa, da thịt của quê cha
ba mươi cây số vuông lồi lõm
thơm ngát hơi người lính Quốc gia
ta sẽ vào ngay Đài khí tượng
báo tin thời tiết thẳng về em
biển lặng, trời xanh hằng chờ đợi
công bình, lẽ phải cùng trái tim
chợt thả tầm nhìn về phương bắc
lập lòe chớp tắt ngọn hải đăng
mười hai hải lý còn trông rõ
hướng-về-quê-mẹ sáng như trăng
chẳng nhắc làm gì ta cũng ghé
Miếu Bà thời Minh Mạng lập bia
hãy nhìn thẳng góc tây-nam-đảo
thấp thoáng hồn ta đứng chầu rìa
và lẽ dĩ nhiên ta quì gối
sờ lên mặt chữ đã bao năm
chủ quyền bia đá không là đá
là máu Việt Nam sống thâm trầm
ta sẽ nhìn sâu những bãi ngầm
ngâm thân trong biển đã bao năm
bàn chân của đảo ngàn năm ấy
sẽ bước về đâu theo tháng năm
ta sẽ trèo từng mỏm đá cao
hai bàn tay bám gió hư vô
nghe hương, phân loại đàn chim đậu
xem chúng định cư từ thuở nào
bỗng chợt lạnh mình, ai thở ra ?
hồn anh hạm trưởng Ngụy Văn Thà
cùng bao đồng đội theo về đất
mộ nước vỗ hoài sóng xót xa
chiến sĩ, anh hùng nối tiếp nhau
máu xương chẳng mai một về đâu
tình yêu tổ quốc không cần học
vẫn dậy từ tâm rất nhiệm mầu
chợt giận, chợt thương, chợt hổ ngươi
câu thơ chợt lấm những ngậm ngùi
ai lần hồi bán từng hạt cát
để sống không ra một kiếp người
Em mắt nghìn thu xanh cỏ biếc
Ta lên rừng thẳm ngủ chiêm bao
Vòng tay thân ái xa biền biệt
Ta gặp nhau mà vẫn nhớ nhau
Em nhớ ta hay ta nhớ em?
Từng đêm lặn lội giữa bưng biền
Ta qua Hậu Nghĩa ngày mưa xám
Róc vỏ thân tràm ta viết tên…
Năm tuổi chiến trường xuyên vạn lý
Núi sông biết mặt đứa phong trần
Yêu em ta bỗng thành thi sĩ
Thơ lính hong ngời mắt mỹ nhân.
Ta trót đam mê ngùn ngụt lửa
Nghìn đêm nuôi nấng mộng phi thường.
Cho em một cánh tay gần gũi
Dành một tay vào buổi nhiễu nhương.
Đôi lúc toan vung cờ nghĩa khởi
Cùng em đi tiếu ngạo giang hồ
Ngao du trên suốt vùng biên giới
Về đóng quân doanh ở Hố Bò
Mình không cười giễu ta cuồng vọng
Chỉ sợ nhàu phai áo học trò
Theo gã thư sinh làm loạn tướng
E mình lây phải mộng phiêu du!
Đêm ta đụng trận trong Vàm Cỏ
Lửa sáng rừng sâu nhớ mắt nàng.
Ngày hát nghêu ngao qua Thố Mố
Trong lòng nỗi nhớ chợt thênh thang!
Đức Huệ – Củ Chi đến Đức Hòa
Quê hương nàng hóa quê hương ta
Năm năm vác súng giang hồ vặt
Chỉ nhớ tình nhân chẳng nhớ nhà.
Ta tự miền Trung vào Hậu Nghĩa
Đồng chua ngâm nứt gót chân chai
Tóc em chao gió thơm rừng mía
Reo giữa hồn ta tiếng hát dài. (Hậu Nghĩa, 1967)
(iii) Luân Hoán: Tưởng Vọng Hoàng Sa ĐảoTa lên rừng thẳm ngủ chiêm bao
Vòng tay thân ái xa biền biệt
Ta gặp nhau mà vẫn nhớ nhau
Em nhớ ta hay ta nhớ em?
Từng đêm lặn lội giữa bưng biền
Ta qua Hậu Nghĩa ngày mưa xám
Róc vỏ thân tràm ta viết tên…
Năm tuổi chiến trường xuyên vạn lý
Núi sông biết mặt đứa phong trần
Yêu em ta bỗng thành thi sĩ
Thơ lính hong ngời mắt mỹ nhân.
Ta trót đam mê ngùn ngụt lửa
Nghìn đêm nuôi nấng mộng phi thường.
Cho em một cánh tay gần gũi
Dành một tay vào buổi nhiễu nhương.
Đôi lúc toan vung cờ nghĩa khởi
Cùng em đi tiếu ngạo giang hồ
Ngao du trên suốt vùng biên giới
Về đóng quân doanh ở Hố Bò
Mình không cười giễu ta cuồng vọng
Chỉ sợ nhàu phai áo học trò
Theo gã thư sinh làm loạn tướng
E mình lây phải mộng phiêu du!
Đêm ta đụng trận trong Vàm Cỏ
Lửa sáng rừng sâu nhớ mắt nàng.
Ngày hát nghêu ngao qua Thố Mố
Trong lòng nỗi nhớ chợt thênh thang!
Đức Huệ – Củ Chi đến Đức Hòa
Quê hương nàng hóa quê hương ta
Năm năm vác súng giang hồ vặt
Chỉ nhớ tình nhân chẳng nhớ nhà.
Ta tự miền Trung vào Hậu Nghĩa
Đồng chua ngâm nứt gót chân chai
Tóc em chao gió thơm rừng mía
Reo giữa hồn ta tiếng hát dài. (Hậu Nghĩa, 1967)
tưởng dễ viết bài thơ thời sự
như thời luận chinh chiến bằng thơ
lòng không trơ, đầu không trống rỗng
sao để yên trang giấy nằm chờ
hôm nay gió lớn như là bão
cả tuyết lẫn mưa cùng hoành hành
ngồi trong phòng ấm nghe sóng biển
từ đại dương xa gọi thất thanh
trước mặt lù lù trăm đảo mọc
xanh xanh cây lá thở thong dong
vô tư ngàn loại chim đua hót
trời biển chờ nghe những tiếng lòng
ta đã ghé chưa ghềnh đá dựng
đời đời sóng vỗ ấm quanh lưng
Đảo Cây, Đá Bắc, Linh Côn...đợi
tiếc một thời qua, đã lừng khừng
còn dịp nào lên hòn Hữu Nhật
trình diện cùng ông Quảng Ngãi ra
đo vẽ chi li từng tất đất
ngấm xương máu Việt mà trổ hoa
còn dịp nào lên hòn Quang Ảnh
cao nhất Nguyệt Thiềm hóng gió khơi
thả bộ giáp vòng hình bầu dục
vớt san hô làm báu vật tạ trời
còn dịp nào lên hòn An Vĩnh
tưởng về Vạn Lý Hoàng Sa Châu
Nguyễn triều một thuở trang trọng giữ
từng trái mù u cũng nhiệm mầu
còn dịp nào lên hòn Duy Mộng
đất không cây mọc, xếp chân ngồi
con đò ai rẽ vào lạch nhỏ
chở nặng lòng ghe tiếng chim trời
còn dịp nào lên hòn Bạch Quỷ
bảy chìm ba nổi đá, san hô
thủy triều rút xuống bao lâu nhỉ
có kịp chớm vừa một ý thơ
còn dịp nào lên Quang Hòa đảo
đông tây địa chất khác biệt nhau
chim muông thảo mộc tùy phương thổ
lộng lẫy tồn sinh những sắc màu
còn dịp nào lên Tri Tôn đảo
thấp đủ thòng chân chạm nước sâu
hải sâm chao cánh ba ba lội
ai phủ san hô lộng lẫy màu
còn dịp nào lên Phú Lâm đảo
ngóng về Đà Nẵng gọi không không
tiếng tình vượt mấy trăm cây số
để nhắc chừng người nhớ núi sông
còn dịp nào lên hòn đảo chính
Hoàng Sa, da thịt của quê cha
ba mươi cây số vuông lồi lõm
thơm ngát hơi người lính Quốc gia
ta sẽ vào ngay Đài khí tượng
báo tin thời tiết thẳng về em
biển lặng, trời xanh hằng chờ đợi
công bình, lẽ phải cùng trái tim
chợt thả tầm nhìn về phương bắc
lập lòe chớp tắt ngọn hải đăng
mười hai hải lý còn trông rõ
hướng-về-quê-mẹ sáng như trăng
chẳng nhắc làm gì ta cũng ghé
Miếu Bà thời Minh Mạng lập bia
hãy nhìn thẳng góc tây-nam-đảo
thấp thoáng hồn ta đứng chầu rìa
và lẽ dĩ nhiên ta quì gối
sờ lên mặt chữ đã bao năm
chủ quyền bia đá không là đá
là máu Việt Nam sống thâm trầm
ta sẽ nhìn sâu những bãi ngầm
ngâm thân trong biển đã bao năm
bàn chân của đảo ngàn năm ấy
sẽ bước về đâu theo tháng năm
ta sẽ trèo từng mỏm đá cao
hai bàn tay bám gió hư vô
nghe hương, phân loại đàn chim đậu
xem chúng định cư từ thuở nào
bỗng chợt lạnh mình, ai thở ra ?
hồn anh hạm trưởng Ngụy Văn Thà
cùng bao đồng đội theo về đất
mộ nước vỗ hoài sóng xót xa
chiến sĩ, anh hùng nối tiếp nhau
máu xương chẳng mai một về đâu
tình yêu tổ quốc không cần học
vẫn dậy từ tâm rất nhiệm mầu
chợt giận, chợt thương, chợt hổ ngươi
câu thơ chợt lấm những ngậm ngùi
ai lần hồi bán từng hạt cát
để sống không ra một kiếp người
.....................................................................................................................
Kính,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét