Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Chuyện lạ về lời dặn của hòa thượng 'vì sao không nên ăn thịt chó' - Nguyễn Trọng Hùng

HT Thich Thien Tan
Hoà thượng trì chú vào bức tượng
Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng Ban trụ sự Gíao hội PGVN tỉnh Quảng Trị - Hòa thượng Thích Thiện Tấn. Nhiều người nói ông là một Hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.

Hòa thượng hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi.
 
Nếu Hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2 -3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi. Hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó Hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên. 

Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng Hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.
Rồi Hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”
Tôi suy nghĩ một lúc rồi trả lời “có ạ” . Hòa thượng lặng im một lúc rồi Ngài nói rất ân cần: “Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”
Rồi Hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó, máu huyết nó,  còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống  tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”
 Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng  và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng muốn nôn ói.
Tôi hứa với Hòa thượng: 'Con sẽ không bao giờ ăn thịt chó nữa'.
Kim Ngan Tien
Chậu cây mà tôi thấy nặng trĩu sau khi thầy trì chú (tác giả bài viết)

Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho Hòa thượng, lúc này Hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong Hòa thượng nói:  “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.
Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì Hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi  cái chậu ấy lên. Thì ra Hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì , nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục Ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.
Rồi Hòa thượng bảo “việc xong rồi thôi cất chậu cây đi”.
Mặt tôi xanh lét:  “Làm sao con bê nổi cơ chứ?” nhưng Hòa thượng nói: “Hòa thượng đã bỏ ra rồi”. Quả thật  tôi nhấc chậu cây lên và nó lại nhẹ như lúc ban đầu.
Trên đây là câu chuyện hoàn toàn có thật trong chuyến đi vừa qua mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Bạn hãy đọc và suy ngẫm rồi tự quyết định xem có nên ăn thịt chó hay không! 
Nguyễn Trọng Hùng
 
________________________________________________________
Ám ảnh 'hành trình' bắt, giết chó ở Việt Nam

(VTC News) - Từ một vật nuôi gần gũi, trung thành với con người, những chú chó bị bắt trộm, giết thịt và trở thành món mồi ngon trên bàn nhậu.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh một bé gái đang
 khóc nức nở bên cạnh chú chó đã bị thui vàng dấy lên nhiều tranh cãi. Một 
câu hỏi không mới nhưng chưa bao giờ cũ được đặt ra: “Có nên ăn hay 
không ăn thịt chó?" 

Dù mỗi ý kiến tranh luận cho quan điểm nên hay không nên đều có lý lẽ riêng 
của mình, nhưng có những con số và hình ảnh đang gợi lên rất nhiều suy nghĩ.
blankblank


Bức ảnh bé gái bên chú chó bị giết thịt 

'gây bão' trong cộng đồng mạng những ngày qua

blank
Những sạp hàng bán thịt chó rất phổ biến ở Việt Nam

Theo thống kê của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) thì có tới 5 triệu
 cá thể chó bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam. Con số khổng lồ này không 
chỉ làm giật mình với những người yêu động vật mà còn cả với những 
người thích ăn thịt chó.
Cũng theo ACPA, nguồn cung cho thị trường thịt chó chủ yếu từ việc buôn
 bán chó nuôi và chó bị bắt trộm. Các chú chó bị bắt bằng kìm sắt kẹp 
quanh cổ hoặc chân, sau đó bị kéo lê rồi nhấc lên xe tải. 


Hàng nghìn cá thể chó bị buôn lậu phải trải qua hành trình dài trong
những chiếc lồng chật hẹp. (Ảnh: Animal Asia)

Tình trạng này đã trở nên cực kì nghiêm trọng, khiến rất nhiều gia đình
 trong cả nước phải làm hàng rào để bảo vệ chó của mình. Cả xã hội 
phải gánh chịu các chi phí và sự bất tiện này trong khi nạn buôn bán chó 
trái phép vẫn tiếp diễn hàng ngày.

Mỗi phi vụ trộm chó thành công có thể lãi tới hàng triệu đồng là nguyên 
nhân chính dẫn đến việc “cẩu tặc” ngày càng lộng hành. Có tới hàng trăm
 vụ ẩu đả mỗi năm được ghi nhận nguyên nhân từ trộm chó. “Cẩu tặc”
ngày càng hung bạo khi sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng như súng bắn đạn
 hoa cải, súng điện tự chế để chống trả khi bị truy đuổi. 

Gần đây nhất, vụ việc xảy ra sáng 16/3 tại xã Hương Lâm, huyện Hiệp 
Hòa, Bắc Giang, một tên “cẩu tặc” bị người dân phát hiện và đánh trọng
thương khi câu trộm chó.
blank
Cẩu tặc bị dân địa phương đánh 

Sau khi bị bắt, những chú chó thường bị vận chuyển qua các chặng 
đường dài, đôi khi kéo dài tới vài ngày. Chúng thường bị nhồi chặt trong 
các lồng, cũi mà không được ăn uống và thường phải chịu đựng bệnh 
tật cũng như các vết thương do bị đối xử thô bạo. Rất nhiều chú chó 
đã bị chết vì nghẹt thở và mất nước hoặc sốc nhiệt trước khi chúng đến 
được điểm cuối cùng.

blank
Các chú chó bị nhồi nhét trong những chiếc lồng chật hẹp (Ảnh: Animal
Asia)

blank
Rất nhiều chú chó trong số đó bị thương do bị đối xử thô bạo (Ảnh: Animal Asia)

blank
Có không ít trong số những cá thể chó này đã chết trên đường vận
chuyển (Ảnh: Animal Asia)

blank
Phần lớn những cá thể chó bị buôn lậu có nguồn gốc là chó nuôi trong
gia đình 

Hành trình của những chú chó kết thúc tại một lò mổ, chợ, hay quán thịt 
chó. Cách thức giết mổ chó ở các nước, các tỉnh thành, lò mổ hay nhà 
hàng khác nhau, nhưng đều có điểm chung là chó bị đập vào đầu bằng
 vật cứng cho bất tỉnh, bị cắt cổ, hay bị mổ bụng bằng một con dao lớn. 
Hành động này thường diễn ra trước mặt những chú chó khác.

blank
Những chú chó thường bị giết hại bằng cách dùng gậy sắt hoặc sống dao
 đập vào đầu (Ảnh: Animal Asia)

blank
Sau đó xác của những cá thể chó này thường được xẻ thịt và chế biến 

Được cho là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và ngon miệng, tuy nhiên 
việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ chó với số lượng lớn lên tới hàng
 triệu cá thể chó mỗi năm lại gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe con 
người mà điển hình là bệnh dại, dịch tả và các bệnh dịch nguy hiểm khác.

blank
Giá của mỗi một kg thịt chó trung bình khoảng 100.000 VNĐ, và là món
ăn nhậu khoái khẩu của đàn ông Việt Nam

blank
Tuy nhiên, thịt chó không rõ nguồn gốc xuất xứ lại 

tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe con người

Bên cạnh đó còn một nguồn cung cấp thịt chó khác khiến những người 
thích ăn thịt chó nhất cũng phải rùng mình. Đó là nguồn thịt chó từ các 
bãi rác thải. 
Theo tìm hiểu của PV báo điện tử VTC News, đã có không ít trường hợp 
những người bới rác ở bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) bới được 
xác vật nuôi như chó, mèo… đang trong quá trình phân hủy được nhà 
hàng thu mua với giá từ 15.000 tới 20.000 đồng/con. 
Nguồn thịt này chủ yếu được chế biến thành món “rựa mận”. Do thịt 
được ninh nhừ cùng xả, riềng, mẻ, mắm tôm, rượu khiến thực khách 
khó có thể phát hiện được thịt đã thiu, thối.


Bài của Việt Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét