Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Giám đốc AirAsia đã đối diện với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" như thế nào

Cách ông Tony Fernandes và AirAsia phản ứng với vụ rơi máy bay kinh hoàng QZ8501 trái ngược hẳn với cách đối mặt của Malaysia Airlines - hãng hàng không quốc gia, đang nợ chồng chất và có đến 2 máy bay trong số 3 thảm kịch của năm 2014.

Khi máy bay AirAsia số hiệu QZ8501 chở theo 162 người biến mất trên bầu trời gần Indonesia, giám đốc điều hành của hãng hàng không này - Tony Fernandes, đã lặng lẽ đăng tải một dòng tweet trang trang cá nhân: “Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của tôi”.

Trong vài giờ, ông Fernandes đã có mặt ở Surabaya, nơi chiếc máy bay mất tích khởi hành. Ông trò chuyện với các gia đình của hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay. Vào buổi tối thứ 3, sau khi những mảmh vỡ của máy bay được tìm thấy, ông đã gặp tổng thống Indonesia - Joko Widodo, người vừa bay tới Surabaya để gặp gỡ các gia đình nạn nhân.

Vào buổi chiều thứ 4, ông Fernandes có mặt ở Pangkalan Bun, một thị trấn ven biển của Indonesia, gần nơi các mảnh vỡ của máy bay QZ8501 được tìm thấy. Một lần nữa, ông tâm sự trên trang Twitter của mình bằng những lời lẽ rất nhẹ nhàng rằng đây là một trải nghiệm huỷ hoại tâm hồn khi thấy những thi thể và mảnh vỡ máy bay được kéo lên khỏi mặt nước. 

Giám đốc AirAsia đã đối diện với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" như thế nào? 1
Ông Tony Fernandes - Giám đốc điều hành AirAsia. 

Cách tiếp cận của ông Fernandes với cuộc khủng hoảng đã phản ánh triết lý thực tiễn mà 13 năm trước đã từng giúp ông vực dậy một hãng hàng không nhà nước với hàng triệu đô la tiền nợ, tiến lên trở thành thương hiệu hàng không lớn bậc nhất châu Á. Ông Fernandes đã trở thành linh hồn của AirAsia, ông là gương mặt đại diện trước công chúng, là người phụ trách chính trong việc quảng bá, đôi khi làm việc cùng với phi hành đoạn trên các chuyến bay hay có mặt ở bàn đặt vé và thậm chí còn là một người… xách túi. 

Cách ông Fernandes và AirAsia phản ứng với sự cố kinh hoàng thứ 3 của ngành hàng không trong năm 2014 trái ngược hẳn với cách đối mặt của Malaysia Airlines - hãng hàng không quốc gia, đang nợ chồng chất và có đến 2 máy bay trong số 3 thảm kịch của năm 2014, một bị mất tích và chưa tìm thấy một manh mối nào, một bị bắn rơi ở Ukraine vào tháng 7.

Cho đến nay, các nhà phân tích rất ấn tượng với cách AirAsia và ông Fernandes xử lý cuộc khủng hoảng. Thách thức lớn nhất đối với AirAsia hôm nay là hoàn toàn mới đối với cả công ty lẫn ông Fernandes. Tai nạn với QZ8501 vào Chủ Nhật là tai nạn nghiêm trọng đầu tiên của hãng nhưng đã gia tăng thêm rất nhiều lo ngại về sự an toàn bay trong một khu vực đang bùng nổ số lượng các hãng hàng không giá rẻ. 

Giám đốc AirAsia đã đối diện với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" như thế nào? 2
Thân nhân hành khách trên chiếc máy bay gặp nạn của AirAsia.

Indonesia không hề có một vị trí cao trong bảng xếp hạng an toàn quốc tế. Năm 2007, Cục Hàng không Liên Bang của Vụ vận tải Mỹ đã quyết định cho đất nước nàng vào bảng xếp hạng loại 2, có nghĩa là các quy định của Indonesia không tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. 

Trong khi đó, AirAsia và các chi nhánh của công ty này lại có một hồ sơ khá vững chắc, các chuyên gia của ngành hàng không cho biết. Công ty có một đội máy bay tương đối mới với các máy bay Airbus A320 - một mẫu máy bay đã được thử nghiệm và kiếm chứng bởi các hãng hàng không trên khắp thế giới.

“Họ chưa gặp phải bất cứ rắc rối nào về an toàn”. Greg Waldron, biên tập viên Châu Á của ấn bản hàng không Flightglobal cho biết. Nhưng ông cũng nói thêm, đã có một “dấu hiệu cảnh báo” vào năm 2013, khi mà máy bay AirAsia Indonesia đang chờ trên đường băng ở Yogyakarta suýt va chạm với một máy bay phản lực Batik Air đang hạ cánh. Và vào thứ 3 vừa rồi, một máy bay của AirAsia Zest - một chi nhánh của AirAsia Philippines đã gặp sự cố khi hạ cánh tại một sân bay ở miền trung Philippines. Không có ai bị thương.

Giám đốc AirAsia đã đối diện với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" như thế nào? 3
Ông Fernandes, 50 tuổi, bước chân vào ngành hàng không với vị thế của một kẻ ngoại đạo. Ông lớn lên ở thành phố biển Malacca, con trai của một bác sĩ từ Goa, Ấn Độ và có mẹ là người đã xây dựng một doanh nghiệp bán đồ Tupperware. Ông được gửi đi du học tại Anh từ năm 12 tuổi và vẫn giữ chất giọng Anh bóng bẩy, lịch thiệp.

Ông trải qua những năm đầu của sự nghiệp ở trong ngành kinh doanh âm nhạc và sớm trở thành phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á của Warner Music. Nhưng chuyện kinh doanh âm nhạc ở Đông Nam Á không được thuận lợi vì tình trạng hàng giả lan rộng ở khu vực này cộng với sự phát triển vượt bậc của xu hướng chia sẻ trực tuyến. Năm 2001, sau sự sát nhập của AOL và Time Warner, ông Fernandes quyết định thử một điều gì đó khác. “Tôi đã mệt mỏi vì tình trạng vi phạm bản quyền”. Ông cho biết khi có mặt tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Hồi giáo ở London vào năm 2013. 

Fernandes đã được Stelios Hajiioannou, người sáng lập hãng bay giá rẻ EasyJet - truyền cảm hứng. Ông mong muốn mang mô hình hàng không giá rẻ về châu Á và nhanh chóng thấy cơ hội của mình tại AirAsia. Khi đó, AirAsia là một công ty con đang gặp khó khăn của một tập đoàn nhà nước Malaysia. Ông đồng ý mua lại hãng hàng không này với giá tượng trưng chỉ 1 ringgit (25cent khi đó). Ông kí thoả thuận này vào ngày 8/9/2001, chỉ 3 ngày trước thảm kịch khủng bố 9/11 tại Mỹ.

Trong những năm đầu tiên, ông tập trung vào việc đưa AirAsia trở thành hãng hàng không giá rẻ bằng cách kêu gọi các nhân tài. Ông Fernandes làm việc với bộ trưởng đường bộ khi đó của Malaysia là ông Datuk Pahamin A Rajab, và lôi kéo đồng nghiệp cũ tại Warner Music, các “cựu binh” của hãng hàng không châu Á và một giám đốc điều hành hàng đầu đến từ Ryan Air - hãng hàng không giá rẻ của Ireland. 

Ông cũng lợi dụng vị trí của một “kẻ ngoại đạo” để khiến mọi thứ trong ngành công nghiệp này tại Malaysia bị “rối tung” lên. Công ty của ông đã không ngừng cắt giảm cơ cấu chi phí, thấp hơn hẳn các các hãng hàng không giá rẻ khác trên khắp thế giới, bán vé máy bay rẻ nhưng nâng doanh thu bằng cách thu phí các tuỳ chọn như chọn chỗ ngồi hoặc check in tại quầy (check in online vẫn hoàn toàn miễn phí). Cạnh tranh ngày càng tăng khi có thêm ngân sách được đổ vào, nhưng doanh số của AirAsia đã tăng 2.4% trong 9 tháng đầu năm và vẫn tiếp tục sinh lời. Tính đến năm 2013, AirAsia đã có hơn 43 triệu hành khách.

Giám đốc AirAsia đã đối diện với "cơn ác mộng tồi tệ nhất" như thế nào? 4
Đội cứu hộ tìm kiếm máy bay của AirAsia vào tối ngày thứ 4.

Khi mới bắt đầu, AirAsia cũng đã tìm kiếm những đối tác nước ngoài để có thể phát triển. Việc kinh doanh ở châu Á thường bị tách biệt bởi từng quốc gia, với những công ty nhà nước và các ông trùm giàu có kiểm soát phần lớn nền kinh tế. Điều này đặc biệt đúng với ngành công nghiệp hàng không tại thời điểm đó. Để thành công, AirAsia mở rộng bằng cách thành lập các liên doanh. Bắt đầu vào năm 2004, công ty liên kết với một đối tác tại Thái Lan là Shin Corp, vốn được điều hành bởi gia đình của Thaksin Shinawatra, thủ tướng Thái Lan vào thời điểm đó. 

Trong suốt thập kỷ vừa qua, AirAsia đã không ngừng mở rộng thêm. Ngoài Malaysia, Thái Lan và Indonesia, AirAsia cũng có chi nhánh tại Philippines và gần đây là Ấn Độ. Hãng hàng không lập thêm AirAsia X, tập trung vào các chuyến bay giá rẻ với đường bay dài. Tuy nhiên, không phải lúc nào AirAsia cũng bước về phía trước một cách trơn tru. Tháng 6 năm 2013, AirAsia đã rời khỏi thị trường Nhật Bản sau hơn 1 năm bởi những bất đồng liên tiếp với các đối tác liên doanh của hãng tại xứ sở Mặt trời mọc.

Việc gia nhập và phát triển tại thị trường Ấn Độ cũng gặp nhiều khó khăn bởi đây là một thị trường lớn. Các dự án được công bố vào tháng 2/2014, nhưng AirAsia đã không được bay tại đây cho đến tận tháng 6/2014, sau khi phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh địa phương.

Với thảm kịch vừa xảy ra tại Indonesia, có lẽ ngài Fernandes sẽ phải đối mặt với thách thức khó khăn nhất từ trước đến nay. “Tôi là người lãnh đạo của công ty này và tôi phải chịu trách nhiệm. Đó là lý do vì sao tôi ở đây”. Ông nói với các phóng viên có mặt tại sân bay Surabaya tối thứ 3, sau cuộc gặp gỡ với thân nhân hành khách và phi hành đoàn. “Ngay kể cả khi chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng các hành khách đã có mặt trên máy bay của chúng tôi, và tôi phải nhận trách nhiệm vì điều đó”. 

Không có nhận xét nào: