Bùi
Ngọc Thịnh (sinh năm 2000, tại tổ 17, Ninh Hiệp, Ninh Hòa, Khánh Hòa),
mù cả hai mắt từng được ghi vào kỷ lục châu Á vì chơi được 7 loại nhạc
cụ.
Nhưng
đó là chuyện của hơn 2 năm về trước. Gặp lại em trong lễ tuyên dương
trẻ em khuyết tật tiêu biểu tỉnh Khánh Hòa năm 2014, tôi không khỏi ngỡ
ngàng khi Thịnh còn viết được hàng trăm bài báo, soạn
được hàng chục bài nhạc và đã chơi thạo được đến 10 loại nhạc cụ.
Mọi
nguồn cơn về sở thích đặc biệt của cậu bé này cũng bắt nguồn từ chiếc
đài radio cũ kỹ ông Lộc giữ lại từ những năm 1980. Thịnh bộc bạch: "Nhà
em nghèo xác xơ, em lại mù cả hai mắt từ nhỏ. Con đường từ nhà đến Viện
Mắt Trung ương Hà Nội là con đường chứa đầy nước mắt. Bao nhiêu lần gia
đình đưa em ra đó khám chữa nhưng bác sỹ đều lắc đầu bất lực. Thanh quản
của em lại không tốt, rất khó phát âm, thành ra chẳng mấy khi muốn giao
tiếp nữa”.
Bùi Ngọc Thịnh. |
Trở
về lầm lũi, bố mẹ suốt ngày đi bán vé số mưu sinh nên Thịnh chỉ còn mỗi
việc ôm chiếc đài radio nghe suốt ngày đêm, đặc biệt chỉ nghe những
chương trình nhạc truyền thống: “Em cũng không lý giải được tại sao.
Nhưng ngay từ khi tấm bé đó cứ nghe những bản nhạc xập xình ầm ầm nhưng
các hàng quán
người ta mở là không thể nào chịu được. Em đắm đuối vào các bản nhạc
dân ca cổ truyền. Thích nghe cả cải lương, tuồng, chèo. Nghe hết ngày nọ
đến ngày kia không biết chán”.
Năm 2012, Thịnh được vinh danh vào kỷ lục
châu Á vì chơi được 7 loại nhạc cụ khác nhau. Nhưng ánh hào quang đó
càng khiến em phải cố gắng hơn. Thịnh cho biết sau lần vinh danh đó, em
lao vào
viết báo và học nhạc dữ dội lắm. Phải viết để cho các bạn trẻ thấy được
rằng, cần phải tưới tắm cho tâm hồn của mình bằng nhạc truyền thống
nữa. Sau khi đạt kỉ lục, Bùi Ngọc Thịnh được trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang tuyển thẳng vào học lớp năng khiếu đặc
biệt của trường. Thầy giáo Lưu Thế Hải, giáo viên trực tiếp của Thịnh
khẳng định đó là một tài năng hiếm có. Tôi dạy đến đâu, cậu đó tiếp thu
được đến đấy. Với người khác chơi được một loại nhạc cụ đã là giỏi, đằng
này cậu bé bị mù như thế mà đã chơi thạo được 10 loại nhạc cụ rồi. Mới
14 tuổi mà những bài báo của cậu ấy viết ra, tôi đọc cũng phải nể phục.
Không
chỉ viết báo
mà Bùi Ngọc Thịnh còn tự mày mò soạn nhạc và phổ thơ. Thịnh giãi bày
cũng còn vụng về lắm. Nhưng cũng có ngày em làm được. Khi nghe bạn bè,
thầy cô đọc những bài thơ hay có giai điệu là em lại muốn tập phổ nhạc
ngay. Em cũng đang có dự định tự soạn nhiều bản nhạc mới nữa đấy”.
Em
cho rằng đàn tranh càng nhiều dây thì quãng bass, quãng trầm càng rộng.
Đàn càng to, âm càng vang và trầm, ấm, ngân dài và lâu. Đàn to thường
được các nghệ nhân, nghệ sĩ chọn lựa vì có thể diễn tả nhiều cung bậc
cảm xúc khác nhau và có thể sử dụng các kỹ thuật tay trái để đệm cho các
bản nhạc hiện đại, mang âm hưởng cuộc sống ngày nay. Thế nhưng đàn to
thì lại rất hạn chế về vấn đề mang vác, nhất là với những người còn nhỏ
tuổi như em. Thế nên em chọn cây đàn nhỏ nhưng tăng cường sự mềm dẻo của
đôi tay trong lúc đệm đàn. Theo như dự định của Thịnh; mỗi loại nhạc cụ
em đã chơi thành thạo sẽ nhờ người ghi lại các bí quyết riêng từ đó có
thể mang đi cho những người đồng cảnh ngộ như em tham khảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét