Tin Nóng Thế giới hôm nay 04 tháng 11/2024, trước ngày bầu cử! Nhớ Đi Bầu!(Đỗ Đặng Nhật Huy)
<!>
•Donald Trump và Kamala Harris tiếp tục dốc sức vận động tại các tiểu bang chiến địa trong cuối tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào thứ Ba. Ông Trump bắt đầu cuộc vận động ở Pennsylvania với câu hỏi trọng tâm của chiến dịch: “Bạn thích tình hình lúc này hay cách đây bốn năm hơn?” Ông tuyên bố nước Mỹ là một “quốc gia tham nhũng” và nói rằng nếu được bầu, ông sẽ mở ra “một thời kỳ hoàng kim mới.” Trong khi đó bà Harris đến Michigan, nơi bà bắt đầu ngày mới bằng một buổi thăm nhà thờ của người da đen. Trong chuyến thăm này, bà hy vọng sẽ khơi dậy ủng hộ của cử tri Dân chủ, khi con đường khả thi nhất để bà vào Nhà Trắng là qua Wisconsin-Michigan-Pennsylvania.
•Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết đã tiến hành một cuộc đột kích ở Syria và bắt giữ một người Syria có liên hệ với Iran. Đây là lần đầu tiên trong cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông, Israel tuyên bố cử binh lính vượt biên giới với Syria. IDF cho biết đã đưa người này về Israel để thẩm vấn.
•OPEC+ cho biết sẽ trì hoãn đợt tăng sản lượng dầu dự kiến vào tháng 12 thêm một tháng. Nhóm này đã lên kế hoạch tăng cung, nhưng nhu cầu yếu, đặc biệt là ở Trung Quốc, cũng như cạnh tranh từ các nhà sản xuất dầu khác đang giữ giá ở mức thấp. Trước đó một đợt tăng cung dự kiến vào tháng 10 đã bị trì hoãn.
•Đám đông giận dữ đã ném bùn và hét “đồ sát nhân” vào vua và hoàng hậu Tây Ban Nha trong chuyến thăm của hai người đến Paiporta, gần Valencia, sau khi khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lớn và lũ quét. Ít nhất 214 người đã thiệt mạng và nhiều người khác vẫn mất tích. Tới nay khoảng 5.000 binh lính đã được triển khai để tìm kiếm người sống sót. Đây là chiến dịch khắc phục hậu quả thiên tai lớn nhất trong thời bình của Tây Ban Nha từ trước đến nay.
•Stanislav Secrieru, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Moldova, cáo buộc Nga “can thiệp ồ ạt” vào cuộc bầu cử của nước này hôm Chủ nhật. Cấp trên của ông, Maia Sandu, đang đối đầu với Alexandr Stoianoglo, một cựu tổng công tố viên được Nga hậu thuẫn. Ông Secrieru gợi ý rằng cử tri đã bị chở đến một cách trái phép từ khu vực ly khai thân Nga Transniestria, nơi không có điểm bỏ phiếu nào.
•Máy bay ném bom được Mỹ gửi tới để ngăn Iran nhắm vào “nhân sự hoặc lợi ích của Mỹ trong khu vực” đã đến Trung Đông. Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao của Iran, hôm thứ Bảy tuyên bố Israel và Mỹ sẽ nhận về “phản ứng mạnh mẽ cho những gì họ đang làm với Iran.” Lời đe dọa này xuất phát từ các cuộc không kích của Israel vào Iran hôm 26 tháng 10, được cho là đã giết chết bốn binh sĩ và làm hỏng các hệ thống phòng không.
•Thủ tướng Ai Cập thông báo cuộc đánh giá mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về chương trình cho vay của nước này sẽ bắt đầu vào thứ Ba. Một thập niên vay nợ để chi tiêu đã đẩy kinh tế Ai Cập đến bờ vực sụp đổ, trước khi ký được một thỏa thuận phát triển đất đai trị giá 35 tỷ đô la với UAE vào tháng 2. Ngay sau đó, IMF và Ngân hàng Thế giới đã tăng cường cho vay trong khi EU rót một gói viện trợ mới, giúp trì hoãn cuộc khủng hoảng tài khoá của Ai Cập.
•Con số trong ngày: 30, là số lượng “khoáng sản quan trọng” được cho là tồn tại ở Greenland.
Quốc hội Trung Quốc sắp công bố các biện pháp kích thích kinh tế
Trong khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc bầu cử, ủy ban thường vụ của Nhân Đại Trung Quốc sẽ nhóm họp tại Bắc Kinh cho một phiên họp rất được mong đợi. Các biện pháp kích thích kinh tế mà ủy ban này thông qua trong cuộc họp kéo dài năm ngày, bắt đầu từ thứ Hai, sẽ hé lộ nhiều về tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ủy ban dự kiến sẽ thông qua một gói biện pháp có thể tái cấp vốn cho các ngân hàng, tái tài trợ cho nợ của chính quyền địa phương, và có thể tung ra hỗ trợ cho các hộ gia đình. Các nhà đầu tư muốn biết liệu giới lãnh đạo có nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của các vấn đề kinh tế ở Trung Quốc và sẵn sàng chi đủ tiền để giải quyết chúng hay không. Do đó, quy mô và bản chất của gói biện pháp này sẽ là câu trả lời cho họ.
Nhưng còn một câu hỏi lớn khác trong đầu các nhà đầu tư: Trung Quốc sẽ làm gì nếu ông Trump được bầu? Ông đã đe dọa áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc. Điều này có thể làm giảm 2,5 điểm phần trăm tăng trưởng của Trung Quốc trong năm tiếp theo, theo ngân hàng UBS. Nếu điều này xảy ra, một gói kích thích táo bạo hơn sẽ là cần thiết.
Nước Mỹ chuẩn bị cho cơn mưa kiện tụng sắp tới
Hàng trăm vụ kiện đã được đệ trình liên quan đến các cuộc bầu cử ngày mai ở Mỹ. Các vụ kiện của đảng Dân chủ thường nhằm mục đích mở rộng các lựa chọn bỏ phiếu, trong khi đơn kiện của đảng Cộng hòa thường nhằm hạn chế chúng, với lập luận về tình trạng lạm phát phiếu bầu từ những người không phải công dân.
Một vài phán quyết cho tới nay là có lợi cho đảng Cộng hòa. North Carolina đã ra phán quyết rằng ID kỹ thuật số của trường đại học bang không phải là phương thức hợp lệ để xác nhận danh tính của sinh viên và nhân viên. Và Virginia đã được phép loại bỏ 1.600 người không phải công dân ra khỏi danh sách cử tri mặc dù có lệnh cấm liên bang về việc loại bỏ hàng loạt trong vòng 90 ngày trước bầu cử. Nhưng đảng Dân chủ đang thắng hầu hết các vụ kiện — bao gồm cả các vụ liên quan đến loại bỏ cử tri và phiếu bầu qua thư.
Donald Trump, người thường tuyên bố rằng đảng Dân chủ chỉ thắng nhờ “gian lận,” trong nhiều tuần qua đã chuẩn bị tâm lý cho người ủng hộ ông không tin tưởng vào kết quả bầu cử. Nếu kết quả sít sao hoặc nếu ông Trump thua bà Kamala Harris — dù chỉ một chút — tòa án Mỹ có thể sẽ bị tràn ngập với nhiều đơn kiện tụng.
Tuần này Nghị viện EU sẽ chất vấn các ứng viên cho Uỷ ban châu Âu
Giai đoạn tiếp theo trong cuộc lựa chọn các thành viên Ủy ban châu Âu sẽ bắt đầu vào thứ Hai. Tất cả 27 quốc gia thành viên EU, trừ Đức, đã đề cử ứng viên. Ursula von der Leyen, chủ tịch vừa được bổ nhiệm lại cho nhiệm kỳ 5 năm mới của ủy ban, sau đó đã đàm phán với các quốc gia thành viên về danh mục của họ. Giờ đây Nghị viện châu Âu sẽ chất vấn các ứng viên trong suốt một tuần.
Những cuộc chất vấn này có thể rất khắt khe. Kể từ năm 2004, nghị viện đã từ chối ít nhất một ứng viên trong mỗi danh sách đề cử. Lần này có hai ứng viên đặc biệt bấp bênh. Cựu bộ trưởng ngoại giao Bỉ Hadja Lahbib đang được đề cử cho vị trí ủy viên phụ trách viện trợ nhân đạo. Bà sẽ bị soi về chuyến thăm Crimea do Nga tài trợ mà bà tham gia với tư cách nhà báo vào năm 2021. Ứng viên của Hungary cho vị trí ủy viên y tế và phúc lợi động vật, Oliver Varhelyi, đã ủng hộ việc kết nạp các quốc gia có nền dân chủ đáng ngờ nhưng cùng quan điểm chính trị với thủ tướng Hungary Viktor Orban, khi ông giữ vị trí ủy viên mở rộng EU nhiệm kỳ trước. Các nghị sĩ EU có thể sẽ không quên lần ông gọi họ là “những kẻ ngu ngốc.”
Trump đặt cược vào chủ đề người chuyển giới
Rất ít điều khiến Donald Trump hào hứng hơn là nói về các vấn đề liên quan đến người chuyển giới. Khi chiến dịch tranh cử tổng thống dần đi đến hồi kết, ngân sách quảng cáo của ứng viên Cộng hòa đang dành nhiều tiền nhất cho việc công kích bà Kamala Harris vì quan điểm ủng hộ quyền của người chuyển giới, theo báo cáo của trang tin Politico. Các cuộc thăm dò gần đây của YouGov cho thấy người ủng hộ Trump quen thuộc với chính sách của cựu tổng thống về thể thao nữ hơn là với chính sách phá thai.
Đảng Cộng hòa hy vọng tâm lý phẫn nộ về vấn đề chuyển giới sẽ thu hút được cử tri, giống như vấn đề phá thai đối với đảng Dân chủ. Các chiến lược gia đảng Cộng hòa cho rằng chủ đề này có thể giúp thu hút các cử tri chưa quyết định. Tuy nhiên, thăm dò cho thấy các vấn đề xã hội có mức độ ưu tiên thấp trong mắt các cử tri của ông Trump, và trong số các vấn đề xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người chuyển giới nằm ở mức thấp nhất.
Những phát biểu của ông Trump giúp ông khuấy động được đám đông tại các buổi vận động, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy vấn đề chuyển giới sẽ giúp ông thu hút thêm nhiều cử tri.
Lá Thư Với Nhiều Thiện Chí: Kêu Gọi Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản Ở Hải Ngoại Đoàn Kết, Sau Khi Có Kết Quả Bầu Cử.
-Kính thưa quý vị người Việt Nam Tỵ nạn cộng sản ở Hải Ngoại
Tôi là Bảo Trâm một cựu sĩ quan trong Quân Lựcc Việt Nam Cộng Hòa, đại diện cho một số anh em bạn hữu cùng quan điểm, viết những giòng này một ngày trước ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ.
Kính thưa quý vị,
Có thể nói những cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ từ ngày chúng ta bắt đầu được đi bầu, là điều quan trọng nhất nhì, trong nhiều việc làm của chúng ta để chúng ta chứng tỏ chúng ta hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ xúng đáng được Chính quyền và Người Dân Mỹ cưu mang chúng ta.
Tuy nhiên càng ngày, người Việt Nam t ỵ nạn cộng sản chúng ta càng chia rẻ, và chia rẻ nhất, chính là trong thời gian vận động bầu cử.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có hai nguyên nhân chính là chúng ta bị bọn cộng sản và bọn thân cộng chen vào phá hoại, và phần nào đó là do chính người Việt Nam Tỵ nạn cộng sản chúng ta không tỉnh táo, để bị lôi cuốn vào những tranh cãi không đáng có.
Bức thư này, chúng tôi khẩn thiết mời quý vị người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản xem qua.
Điều trước hết là, ngay sau ngày bầu cử, dù kết quả ai làm Tổng Thống Hoa Kỳ, chúng ta nên ủng hộ người đó để cùng nhau xây dựng nước Hoa Kỳ, trong đó có cộng đồng người Việt Nam Tỵ nạn cộng sãn chúng ta ngày càng vững mạnh.
Muốn thế chúng cần đoàn kết một lòng ủng hộ vị Tổng Thống được bầu, và nếu chúng ta đạt vào vị trí là những người đối lập thì… chúng ta nên đối lập trong ôn hòa và đúng pháp luật.
Theo hiểu biết của chúng tôi thì chắc chắn là dù luật pháp của bất cứ nước dân chủ nào cũng không chấp nhận một xã hội, trong đó người này mắng người kia với những ngôn từ xấu xa, không xứng với xã hội văn minh
Chúng tôi xin nêu vài ví dụ cụ thể như: người này mắng người kia là Ngu, là Đần là Bựa là Cuồng… là vô học, mất dạy, thậm chí bằng nhiều ngôn từ tục tĩu…
Tôi xin nhấn mạnh, Văn Hoá Việt Nam Cộng Hoà là tiêu chuẩn để chúng ta phân biệt người Việt Nam Tỵ nạn cộng sản và ngườ1 Việt Nam rời Việt nam ra sinh sống ở Hải Ngoại vì lý do khác.
Nếu chúng ta dùng những lời nói, việc làm trái với văn hoá Việt Nam Cộng Hoà thì chính chúng ta đang tự tách rời ra khỏi Cộng Đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng sản.
Lần nữa,
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản quyết tâm ủng hộ vị Tổng Thống được bầu sau ngày vị Tổng Thống ấy chính thức tuyên thệ.
Nếu quý vị cảm thấy không thể ủng hộ, chúng tôi mong quý vị nên phê bình việc làm nào sai của vị Tổng Thống đương nhiệm với thái độ ôn hoà, không bịa dặt, không phỏng đoán… rồi dùng những lời lẽ xấu xa, tục tĩu để gắn cho vị Tổng Thồng ấy và những người ủng hộ vị Tổng Thống ấy.
Chúng tôi cũxg xin sau ngày bầu cử, ngườ Việt Nam tỵ nạn cộng sản nên chấm d
Chúng tôi tin là với thái độ như thế, chúng ta sẽ tạo được sự đoàn kết trong cộng đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản.
Trân Trọng
Tìm hiểu: Lý do, tại sao bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, diễn ra vào ngày mai, 5/11?
-Mỹ từ thế kỷ 19 chọn ngày thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 để bầu tổng thống vì đây là thời điểm nông nhàn, và nó được duy trì đến ngày nay.
Vào thứ ba, ngày 5/11 tới đây, hàng triệu người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra tổng thống thứ 47 của đất nước. Việc bỏ phiếu vào thứ ba sau thứ hai đầu tiên của tháng 11 là một truyền thống đã có từ gần 180 năm trước và được duy trì đến ngày nay.
Nguyên nhân chọn ngày này xuất phát từ bối cảnh nông nghiệp của Mỹ thế kỷ 19, khi hầu hết cử tri Mỹ là nông dân và sống xa nơi bỏ phiếu. Họ thường phải mất ít nhất một ngày để đến điểm bầu cử, nên các nhà lập pháp cần phải dành ít nhất hai ngày để cử tri di chuyển.
Do vậy, tổ chức bầu cử vào hai ngày cuối tuần là bất hợp lý, vì hầu hết người Mỹ đi nhà thờ vào chủ nhật, còn thứ 4 là ngày họp chợ của nông dân. Vì vậy, thứ ba là ngày thuận tiện nhất trong tuần để tổ chức bầu cử.
(Một cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong vòng bầu cử sơ bộ ở Wisconsin hồi tháng 4.)
Tháng 11 được chọn vì đây là tháng nông nhàn. Nếu tổ chức bầu cử vào mùa xuân và đầu mùa hè sẽ trùng với mùa gieo hạt, còn mùa thu hoạch diễn ra vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Vì vậy, tháng 11, thời điểm cuối thu sau khi nông dân đã thu hoạch xong và trước khi đón mùa đông khắc nghiệt, là lựa chọn tốt nhất để họ đi bầu tổng thống.
Các nhà lập pháp Mỹ chọn ngày thứ ba sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 để tránh cuộc bầu cử rơi vào ngày 1/11, ngày Lễ các Thánh và ngày mà các thương lái tổng kết doanh thu, công việc từ tháng trước.
Thời điểm bầu cử như vậy rất phù hợp cho các nông dân Mỹ và đã được thực hiện trong gần hai thế kỷ. Tuy nhiên, nước Mỹ hiện nay đã rất khác so với thế kỷ 19 và nhiều người cho rằng đi bỏ phiếu vào ngày thường gây khó khăn cho họ do vướng lịch làm việc.
Người Mỹ từng thảo luận về khả năng chuyển ngày bầu cử sang cuối tuần hoặc biến nó thành ngày lễ liên bang để tăng cơ hội đi bỏ phiếu cho tất cả cử tri.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Steve Israel hồi năm 2009 đề xuất thay đổi ngày bầu cử để phù hợp hơn với bối cảnh hiện đại. Theo ông, việc tổ chức bầu cử vào ngày làm việc là một trong những lý do khiến số người đi bỏ phiếu giảm đi.
Ông từng trình một dự luật để chuyển ngày bầu cử sang cuối tuần, nhưng nó không được thông qua với lý do về hậu cần như khó khăn trong việc đảm bảo thiết bị và thuê nhân viên.
Vài bang như Delaware, Hawaii, Kentucky quy định ngày bầu cử là ngày nghỉ lễ. Một số bang khác quy định người lao động được phép nghỉ làm để đi bỏ phiếu mà vẫn được trả lương. Nhiều chính trị gia đã vận động để ngày bầu cử trở thành ngày nghỉ lễ liên bang, song chưa được thông qua.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây về bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 cho thấy cuộc đua giữa ứng viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Kamala Harris, và đối thủ đảng Cộng hòa, cựu tổng thống Donald Trump, sẽ rất gay cấn.
Theo kết quả cuộc khảo sát cuối cùng của New York Times và Đại học Siena cho mùa bầu cử năm nay được công bố hôm 25/10, Phó tổng thống Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đều giành được 48% tỷ lệ phiếu phổ thông. Đây được coi là tỷ lệ sít sao nhất trong lịch sử bầu cử thời hiện đại của Mỹ, khiến cuộc đua càng trở nên khó lường.
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Khi nào ta biết chắc chắn Harris hay Trump thắng? Nhìn lại kinh nghiệm quá khứ.
(Sam Cabral)
-Người dân Mỹ đang bỏ phiếu bầu tổng thống tiếp theo của họ và cuộc tổng tuyển cử sẽ lên đến cao trào ngày mai, vào thứ Ba ngày 5 tháng 11.
Khi việc bỏ phiếu kết thúc, tùy thuộc vào mức độ sít sao của cuộc đua mà có thể không xác định được người chiến thắng sau vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.
Khi nào có kết quả bầu cử tổng thống năm 2024?
Phó Tổng thống đương nhiệm Kamala Harris của Đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa đã cạnh tranh sát nút trong nhiều tuần qua.
Các cuộc khảo sát quốc gia và ở các tiểu bang dao động cho thấy khoảng cách càng thu hẹp khi ngày 5 tháng 11 đang gần kề. Vì thế, chiến thắng ở một số nơi có thể sẽ có cách biệt rất nhỏ, có khả năng sẽ phải kiểm phiếu lại.
Thêm vào đó, một số kết quả có thể sẽ được công bố chậm hơn trong năm nay do các tiểu bang — bao gồm cả tiểu bảy bang dao động — đã thay đổi cách thức tổ chức bầu cử kể từ năm 2020.
Mặt khác, việc kiểm phiếu đã được đẩy nhanh ở một số nơi như Michigan và lần này số lượng phiếu bầu qua thư sẽ ít hơn nhiều so với cuộc bầu cử diễn ra trong đại dịch Covid.
Điều này nghĩa là có nhiều khả năng khác nhau về thời điểm công bố người chiến thắng — có thể là ngay trong đêm bầu cử, vào sáng hôm sau, hoặc thậm chí phải đến vài ngày sau nữa hoặc tới vài tuần.
Kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 công bố khi nào?
Cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra vào thứ Ba ngày 3 tháng 11, nhưng các đài truyền hình Mỹ không tuyên bố ông Joe Biden là người chiến thắng cho đến tận sáng thứ Bảy, ngày 7 tháng 11, tức bốn ngày sau đó.
Khi người Mỹ say giấc vào đêm bầu cử, những người ủng hộ ông Trump đã tự tin rằng chiến thắng đang rất gần kề, nhưng thực tế, cả hai ứng cử viên đều đang cần đạt số phiếu đại cử tri 270 hoặc hơn để trở thành tổng thống.
Mặc dù phần lớn các bang đã công bố kết quả trong vòng 24 giờ, nhưng một vài tiểu bang quan trọng — bao gồm Pennsylvania và Nevada — thì không. Tuy nhiên, Pennsylvania với 19 phiếu đại cử tri đã có xu hướng nghiêng về phía Đảng Dân chủ. Vào sáng thứ Bảy, một loạt phiếu mới từ bang dao động này đã khiến các đài truyền hình tự tin rằng Biden sẽ giành được chiến thắng ở đó.
CNN là đài đầu tiên công bố kết quả và các đài truyền hình khác đã tiếp bước trong vòng 15 phút tiếp theo.
Khi nào kết quả thường được công bố?
Thường thì các cử tri đã quen với việc biết được ai sẽ là tổng thống tiếp theo trước khi họ đi ngủ vào đêm bầu cử hoặc ít nhất là vào sáng sớm hôm sau.
Ví dụ, vào năm 2016, khi Trump lần đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ông được tuyên bố là người chiến thắng ngay trước 3 giờ EST.
Năm 2012, khi ông Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, chiến thắng của ông đã được xác trước nửa đêm vào đúng ngày bầu cử.
Tuy nhiên, một trường hợp nổi bật có thể nhắc đến là cuộc bầu cử năm 2000 giữa George W. Bush và John Kerry.
Hai ứng viên đã xảy ra tranh chấp gay gắt về cuộc đua tại Florida và cuộc đua không được quyết định cho đến ngày 12 tháng 12 khi Tòa án Tối cao Mỹ bỏ phiếu kết thúc quá trình kiểm phiếu lại của bang này, với Bush lại là người chiến thắng được xác nhận và do đó trao cho ông quyền điều hành Nhà Trắng.
Các tiểu bang quan trọng cần theo dõi?
Trên toàn quốc, hệ thống bỏ phiếu đầu tiên sẽ đóng vào lúc 18 giờ EST tối thứ Ba 5/11 và các cuộc bỏ phiếu cuối cùng sẽ đóng lúc 1 giờ EST sáng thứ Tư
Tuy nhiên, cuộc đua này dự kiến sẽ phụ thuộc vào kết quả từ bảy tiểu bang dao động - Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Pennsylvania và Wisconsin.
19 giờ EST ngày thứ Ba 5/11- Các điểm bỏ phiếu đóng lại ở Georgia và năm bang khác, cũng như một phần ở ba tiểu bang khác. Đây cũng là thời điểm mà các đài truyền hình Mỹ bắt đầu đưa ra những dự đoán đầu tiên trong đêm, tại những tiểu bang ít cạnh tranh hơn như Kentucky.
19 giờ 30 EST - Các điểm bỏ phiếu đóng cửa tại bốn bang, bao gồm Bắc Carolina, các bang mà bà Harris hy vọng sẽ kết thúc chuỗi thất bại của các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ kể từ năm 2008.
20 giờ EST- Các điểm bỏ phiếu đóng cửa ở Pennsylvania và 16 tiểu bang khác, cũng như một phần ở Michigan và bốn bang khác.
21 giờ EST- Tất cả các cuộc bỏ phiếu còn lại sẽ đóng lại ở Michigan. Việc bỏ phiếu cũng sẽ kết thúc ở Arizona, Wisconsin và 12 bang khác.
22 giờ EST- Các điểm bỏ phiếu đóng cửa ở Nevada và hai bang khác, cũng như một phần ở hai bang khác.
Việc kiểm phiếu diễn ra như thế nào?
Thông thường, các phiếu bầu được bỏ trong ngày bầu cử sẽ được kiểm đếm trước, sau đó là phiếu bầu sớm và phiếu bầu qua thư, tiếp theo là những phiếu bầu bị khiếu kiện và cuối cùng là phiếu bầu từ nước ngoài và từ quân đội.
Các quan chức bầu cử địa phương (đôi khi được chỉ định, đôi khi được bầu) - xác minh, xử lý và kiểm đếm từng phiếu bầu trong một quy trình được gọi là kiểm phiếu.
Việc xác minh phiếu bầu bao gồm việc so sánh số phiếu đã được bỏ với số cử tri đang hoạt động; loại bỏ, mở ra và kiểm tra từng phiếu bầu để phát hiện có rách, có vết bẩn hoặc hư hại khác; và ghi chép, điều tra bất kỳ sự bất nhất nào.
Việc kiểm đếm phiếu bầu được thực hiện bằng cách đưa từng phiếu vào máy quét điện tử để tổng hợp kết quả. Trong một số trường hợp, cần phải kiểm đếm thủ công hoặc kiểm tra lại lần nữa các kết quả.
Mỗi tiểu bang và địa phương đều có các quy định nghiêm ngặt xác định ai có thể tham gia vào quy trình kiểm phiếu, thứ tự xử lý các phiếu bầu và các phần nào được mở công khai cho công chúng, bao gồm cách thức mà các quan sát viên của các đảng có thể giám sát và can thiệp vào quá trình kiểm đếm phiếu.
Điều gì có thể trì hoãn kết quả bầu cử tổng thống?
Kết quả chênh lệch sít sao sẽ làm các phương tiện truyền thông phải chờ đợi lâu hơn trước khi đưa ra các công bố, nhưng điều đó cũng làm nảy sinh nguy cơ về việc kiểm phiếu lại và các thách thức pháp lý.
Chẳng hạn tại Pennsylvania, một cuộc kiểm phiếu lại tự động trên toàn bang sẽ được thực hiện nếu có sự chênh lệch 0,5% giữa số phiếu bầu của người chiến thắng và người thua cuộc. Vào năm 2020, sự chênh lệch này chỉ hơn 1,1%.
Hơn một trăm vụ kiện trước bầu cử đã được đệ trình trên toàn quốc, bao gồm các khiếu kiện của phía Đảng Cộng hòa về tư cách cử tri và việc quản lý danh sách cử tri. Các phán quyết của tòa án đang diễn ra trong những vụ kiện này định hình cuộc đua từng ngày.
Các tình huống khác có thể làm trì hoãn kết quả bầu cử bao gồm các trường hợp bạo lực liên quan đến bầu cử, đặc biệt tại các địa điểm bỏ phiếu và những trở ngại trong việc kiểm đếm phiếu, như sự cố vỡ ống nước tại một địa điểm xử lý phiếu bầu ở Georgia vào năm 2020.
Điều gì xảy ra nếu kết quả bầu cử tổng thống bị khiếu kiện?
Khi tất cả các phiếu bầu hợp lệ đã được đưa vào kết quả cuối cùng và các quy trình như kiểm phiếu lại đã hoàn tất, kết quả bầu cử sẽ được chứng nhận - đầu tiên tại các khu vực địa phương, sau đó ở cấp bang.
Một quan chức bang, thường là thống đốc, sẽ chứng nhận danh sách các đại cử tri đại diện cho bang của họ trong đại cử tri đoàn. Các đại cử tri này sẽ họp tại các bang của mình vào ngày 17 tháng 12 để bỏ phiếu và gửi kết quả đến Washington.
Vào ngày 6 tháng 1, một Quốc hội Mỹ mới - được bầu vào đầu tháng - sẽ họp trong một phiên làm việc chung để kiểm đếm các phiếu đại cử tri, phó tổng thống đương nhiệm chủ trì cuộc họp này.
Sau cuộc bầu cử năm 2020, ông Trump từ chối thừa nhận thất bại và kêu gọi những người ủng hộ tuần hành tới Điện Capitol của Mỹ trong khi Quốc hội đang họp để chứng nhận chiến thắng của Biden.
Ông đã kêu gọi phó tổng thống của mình, Mike Pence, từ chối kết quả — nhưng ông Pence đã không làm theo.
Ngay cả sau khi cuộc bạo loạn được dẹp yên và các thành viên Quốc hội tập hợp lại, 147 nghị sĩ Cộng hòa đã không thành công trong việc bỏ phiếu lật ngược thất bại của ông Trump.
Các cải cách bầu cử kể từ đó đã làm các nhà lập pháp khó khăn hơn trong việc phản đối những kết quả đã được chứng nhận mà các bang gửi đến. Theo đó, phó tổng thống cũng không có quyền đơn phương chối bỏ các phiếu đại cử tri.
Tuy nhiên, các quan sát viên bầu cử dự đoán rằng những nỗ lực nhằm trì hoãn việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2024 có thể xảy ra ở cấp địa phương và bang, với nhiều nhóm đã được trang bị để gieo rắc nghi ngờ về kết quả bầu cử.
Ông Trump, người đồng hành JD Vance và các lãnh đạo Cộng hòa hàng đầu tại Điện Capitol đã nhiều lần từ chối việc tuyên bố rõ ràng chuyện họ sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử nếu ông Trump thua cuộc.
Lễ nhậm chức tổng thống diễn ra khi nào?
Tổng thống được bầu sẽ nhậm chức vào thứ Hai ngày 20 tháng 1 năm 2025 trong khuôn viên của khu phức hợp Điện Capitol Hoa Kỳ.
Đây sẽ là lễ nhậm chức tổng thống lần thứ 60 trong lịch sử nước Mỹ.
Sự kiện này sẽ là lúc toàn thế giới chứng kiến vị tân tổng thống tuyên thệ cam kết duy trì Hiến pháp và sau đó đọc diễn văn nhậm chức.
FBI phát giác Nga làm video tin giả về gian lận bầu cử ở bang Georgia
-Ngày 1/11, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ công bố tuyên bố chung, cáo buộc Nga đứng sau việc lan truyền một video sai lệch nhằm tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong video này, một người di dân Haiti tuyên bố đã bỏ phiếu nhiều lần tại bang Georgia, một trong bảy bang chiến trường quan trọng trong cuộc đua giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris vào ngày 5/11.
Tuyên bố chung được công bố bởi Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI), Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA), cho biết cáo buộc dựa trên thông tin tình báo mà cộng đồng tình báo Hoa Kỳ (IC) thu thập được. Họ cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của Nga không phải là mới mà đã từng xuất hiện nhiều lần trong quá khứ, và đây chỉ là một phần trong chiến dịch gây ảnh hưởng của Moscow nhằm gieo rắc thông tin sai lệch.
Brad Raffensperger, người đứng đầu cơ quan bầu cử Georgia, đã lên tiếng chỉ trích video này là “thông tin xuyên tạc có chủ đích,” và cho rằng khả năng cao nó do các tổ chức phát tán tin giả của Nga tạo ra. Ông Raffensperger kêu gọi các nền tảng mạng xã hội, bao gồm X (trước đây là Twitter) do tỷ phú Elon Musk sở hữu, nhanh chóng gỡ bỏ video. Đại diện của X cho biết nội dung video đã vi phạm chính sách của họ và đang được xử lý để loại bỏ khỏi nền tảng. Tuy nhiên, video này cũng xuất hiện trên Facebook, và công ty Meta, chủ sở hữu Facebook, vẫn chưa có phản hồi chính thức về vụ việc.
Trong suốt nhiều tháng qua, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Nga có thể đang thực hiện các chiến dịch thông tin để kích động chia rẽ trong xã hội Mỹ và thúc đẩy sự ủng hộ cho ông Trump. Đây là cáo buộc mà Moscow đã nhiều lần phủ nhận. Những nỗ lực gây ảnh hưởng của Nga đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của Hoa Kỳ, nhất là khi bầu không khí chính trị của nước này ngày càng căng thẳng trong giai đoạn chuẩn bị bầu cử.
Đàng sau cuộc bầu cử: Những nhà tài trợ lớn cho ông Trump và bà Harris là ai?
(Phạm Duy)
-Các báo cáo tài chính chính thức cuối cùng trước cuộc bầu cử cho các đề cử viên tổng thống năm 2024, đã được nộp. Và chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta biết được tổng thống tiếp theo Hoa Kỳ là ai, những cái tên và lợi ích đằng sau các khoản tiền thúc đẩy cơn sốt chi tiêu cuối cùng có thể cho chúng ta biết điều gì đó về người có thể gây ảnh hưởng đến người chiến thắng.
Bà Anna Massoglia, giám đốc biên tập và nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ OpenSecrets, đã tìm tòi, nghiên cứu để xác định những nhà tài trợ lớn nhất đằng sau mỗi ứng cử viên của các đảng lớn – ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của Đảng Dân chủ – khi xem xét dữ liệu do tổ chức này công bố. OpenSecrets đã theo dõi các khoản quyên góp cho các đề cử viên và theo dõi các nhóm bên ngoài ủng hộ họ.
Bà Massoglia tiết lộ: “Chúng tôi đang xem xét hơn 14 tỷ USD tại thời điểm này. Chúng tôi dự đoán đây sẽ là một kỷ lục chính thức mới“.
Theo bà Massoglia, nhân vật xuất sắc lớn nhất vào cuối trò chơi tiền bạc là chủ sở hữu mạng xã hội X hào nhoáng Elon Musk, và hiện là người đại diện cho chiến dịch tranh cử của ông Trump. Ông Elon Musk đã đột nhiên đổ hơn 132 triệu USD vào cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2024.
“Elon Musk thực sự là người thay đổi cuộc chơi trong lần bầu cử này“, bà Massoglia nhận xét. “Số tiền mà ông Musk đã quyên góp, đưa ông trở thành một trong những nhà tài trợ hàng đầu của lần bầu cử này, một cách bất ngờ. Nhìn vào lịch sử đóng góp chính trị của ông Musk, ông ấy đã đóng góp rất ít trong những năm qua, chỉ là những khoản tiền nhỏ trong lần bầu cử gần đây nhất. Điều này thực sự có khả năng tạo ra sự thay đổi trong cuộc bầu cử vì số tiền thực sự được đưa vào đó“.
Vượt qua ông Musk, cũng sở hữu SpaceX và Tesla, là một người ủng hộ Trump khác và cũng là một người mới, nhà đầu tư Timothy Mellon, người thừa kế tài sản ngân hàng Mellon. Ông Mellon là một trong số những nhà tài trợ cá nhân hàng đầu trong chiến dịch năm 2024 (ông Musk xếp hạng thứ tư).
“Mellon là một trong những nhà tài trợ mới nổi lên trong lần bầu cử này theo cách rất phóng khoáng, tương tự như ông Musk“, bà Massoglia nhận định. “Ông ấy không có lịch sử lâu dài về việc đóng góp và đóng góp chính trị lớn“.
Ông Mellon đóng góp hơn 172 triệu USD. Một nhà tài trợ hàng đầu khác: nữ doanh nhân, bác sĩ Miriam Adelson, góa phụ của ông trùm sòng bạc, và cũng là người ủng hộ ông Trump.
Nhà tài trợ cá nhân hàng đầu của bà Harris trong chiến dịch năm 2024 là ông Michael Bloomberg của đế chế tài chính và truyền thông Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Ông Bloomberg đã quyên góp hơn 42 triệu USD. Một người ủng hộ hàng đầu khác của bà Harris là ông Reid Garrett Hoffman, đồng sáng lập LinkedIn.
Và rất nhiều tiền đến với cả bà Harris và ông Trump, là từ những người không làm việc cho bất kỳ ai. Họ là những người đã nghỉ hưu. Ông Trump giành được nhiều nhất với 129 triệu USD, so với 102 triệu USD của bà Harris có được từ những người nghỉ hưu đó. Ông Trump và bà Harris cũng thu về số tiền tương tự từ các khoản đầu tư bất động sản.
Trong số các công ty, số tiền lớn nhất của bà Harris đến từ những người có liên hệ với Alphabet, công ty sở hữu Google – gần 3 triệu USD. Những nhà tài trợ hào phóng nhất của ông Trump, khi xét theo nhóm, là từ Bộ Quốc phòng (366.467 USD).
Các ngành hàng đầu ủng hộ bà Harris, nhưng không nhiều cho ông Trump, là Internet, TV và âm nhạc, dược phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện và viện dưỡng lão, cùng các tổ chức phi lợi nhuận. Ủng hộ quan trọng cho ông Trump, chứ không phải cho bà Harris, là ngành thuốc lá, dầu khí và các nhóm ủng hộ Israel.
Tất nhiên, câu hỏi quan trọng là, tiền bạc có ý nghĩa như thế nào trong việc giúp đề cử viên đắc cử?
Thông thường, đề cử viên nào gây quỹ được nhiều hơn sẽ thắng. Nhưng ông Trump là một ngoại lệ. Năm 2016, mặc dù đề cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton (564 triệu USD) gây quỹ được nhiều hơn ông Trump (333 triệu USD), nhưng ông Trump đã thắng.
rong trận chiến cuối cùng giữa ủy ban vận động tranh cử của ứng cử viên nào vào năm 2024 đã thu hút được nhiều khoản quyên góp hơn cho đến nay, bà Harris, với 906 triệu USD, vẫn vượt trội hơn ông Trump với 367 triệu USD.
“Theo truyền thống, tiền bạc đồng nghĩa với chiến thắng“, bà Massoglia cho biết. “Những người đương nhiệm có xu hướng giành chiến thắng nhiều hơn. Họ có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng đó là điều đã thay đổi trong những năm gần đây“.
Điều đó có nghĩa là không thể biết trước liệu lợi thế về tiền bạc lớn của bà Harris so với ông Trump, có chuyển thành chiến thắng cho bà Harries hay không.
Ban biên tập tờ New York Times kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho ông Trump
(Hải Đăng)
-Ban biên tập tờ New York Times đã đăng bài bình luận vào thứ Bảy (2/11), kêu gọi mọi người không nên bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Trump.
Ngày 5/2/2024, Tòa nhà Thời báo New York ở Manhattan, New York. (Ảnh: Samira Bouaou/ Epoch Times)
“Các bạn đã biết Donald Trump rồi. Ông ta không đủ tư cách để lãnh đạo. Hãy dõi theo ông ta. Hãy lắng nghe những người hiểu rõ ông ta nhất. Ông ta đã cố gắng phá hoại một cuộc bầu cử và vẫn là mối đe dọa đối với nền dân chủ. Ông ta đã giúp lật ngược [án lệ] Roe, với hậu quả khủng khiếp“, New York Times viết.
Bài bình luận chỉ vọn vẹn 110 từ với link được gắn dày đặc liên kết với hơn hai chục bài bình luận khác được đăng trên tờ báo thiên tả này, lên án hành động của ông Trump đã làm chệch hướng quyền phá thai và mô tả ông ta là một cá nhân tìm cách phá vỡ sự ổn định của đất nước.
“Sự hủ bại và vô pháp của ông Trump không chỉ giới hạn ở các cuộc bầu cử: Đó là toàn bộ tính cách của ông ta. Ông ta nói dối không giới hạn“, bài viết của New York Times cáo buộc và làm nổi bật các từ chỉ trích mạnh mẽ ông Trump bằng cách gạch chân chúng.
“Nếu ông ta tái đắc cử, Đảng Cộng hòa sẽ không kiềm chế ông ta. Ông Trump sẽ sử dụng chính phủ để truy đuổi những người đối lập“, tờ New York Times quy kết cho cựu tổng thống.
Bài bình luận này của New York Times được công bố vào thời điểm khi các hãng thông tấn lớn bao gồm tờ Washington Post, Los Angeles Times và USA Today quyết định không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này.
Lựa chọn của họ đã gây ra phản ứng dữ dội trên diện rộng và dẫn đến việc hủy đăng ký đọc báo hàng loạt.
Tiếp nối Washington Post và LA Times, USA Today cũng không tán thành ông Trump hoặc bà Harris
Giữa lúc tranh cãi, New York Times vẫn không thay đổi quan điểm của họ đã nêu ra từ hồi tháng Chín, trong đó tờ báo này gọi Phó Tổng thống Harris là lựa chọn “yêu nước” duy nhất cho chức tổng thống.
New York Times kết thúc bài bình luận mới nhất về bầu cử bằng cách kêu gọi người Mỹ lựa chọn bỏ phiếu với việc suy xét về các chính sách và tuyên bố trước đây của ông Trump.
“Một nhiệm kỳ nữa của Trump sẽ gây tổn hại đến khí hậu, phá vỡ các liên minh và củng cố chế độ độc tài. Người Mỹ nên đòi hỏi điều tốt hơn. Hãy bỏ phiếu“, Ban biên tập New York Times kết luận.
Ngoài New York Times, bà Harris hiện cũng đang nhận được tán thành của Boston Globe, Seattle Times, Las Vegas Sun, New Yorker, Philadelphia Inquirer và The Economist. Trong khi, ông Trump nhận được sự ủng hộ từ tờ New York Post.
Bầu cử tổng thống Mỹ : Áp lực giám sát phòng phiếu căng thẳng, trong bối cảnh cáo buộc gian lận nở rộ!
(Thu Hằng)
-Một nhân viên ở địa điểm bỏ phiếu hướng dẫn người dân cách thức bỏ phiếu, Atlanta, bang Georgia, ngày 31/10/2024. © AP/Jason Allen
Càng đến gần ngày bầu cử tại Mỹ, căng thẳng càng gia tăng trên khắp cả nước. Thành phố Washington đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm an ninh, dựng rào chắn ở nhiều nơi, nhằm đối phó với khả năng nảy sinh bạo lực, như trường hợp cách đây 4 năm qua, khi người ủng hộ ông Donald Trump không chấp nhận chiến thắng của ông Joe Biden. Họ tiếp tục nghi ngờ độ tin cậy của tiến trình bầu cử, khiến những người giám sát và người phụ trách bầu cử chịu áp lực rất lớn.
Thông tín viên RFI Edward Maille đã đến Cumming, bang Georgia, một trong những bang « dao động » (swing states) và gặp một người phụ trách bầu cử ngày 01/11 :
« Anita Tucker chưa bao giờ thấy nhiều biện pháp an ninh đến như vậy. Bà là thành viên đảng Dân Chủ và tham gia Hội đồng Bầu cử của hạt Forsyth và bà phải « bảo đảm cuộc bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ ».
Anita Tucker cho biết : « Chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo trực tuyến với các bài luyện tập, qua đó nhân viên phòng phiếu có thể học và xem các tình huống khác nhau, ví dụ ai đó cầm súng đến hoặc có người đốt thứ gì đó, chỉ để gây rối... Đó là những điều mà chúng tôi chưa từng phải làm trước đây ».
Từ nhiều tuần qua, bà đến các phòng bỏ phiếu và thấy một bầu không khí đè nặng lên những người giám sát.
Theo bà, « căng thẳng nhiều hơn thông thường. Có rất nhiều cử tri đến phàn nàn rằng máy bỏ phiếu đã bị gian lận ».
Và thậm chí một nhân viên phòng phiếu, bị cuốn theo luận điệu của người ủng hộ T
Bà Anita Tucker kể lại : « Ông ấy đăng những thông tin như « Các máy bỏ phiếu không hoạt động », nên càng khiến nghi kỵ thêm gia tăng. Thành thật mà nói, có vẻ như là họ chuẩn bị để nói trong trường hợp Trump không thắng là do máy bỏ phiếu ở hạt Forsyth không hoạt động ».
Theo một cuộc thăm dò của nhật báo Atlanta Journal-Constitution vào cuối tháng 10, gần 1/3 cử tri bang Georgia cho biết « không tin lắm » hoặc « không hề tin » rằng các cuộc bầu cử sẽ diễn ra một cách chắc chắn và công bằng ».
“Make America Great Again”, nỗi hoài niệm khôn nguôi một thời hoàng kim của Mỹ! Liệu có trở lại!
(Donald Trump và khẩu hiệu "Make America Great Again" tại Evansville, Indiana, Mỹ, ngày 30/08/2018. REUTERS/Kevin Lamarque)
-Khẩu hiệu vận động tranh cử “Make America Great Again” – “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, đã đồng hành cùng Donald Trump từ 8 năm qua. Nếu như khẩu hiệu này đã trở thành một phần không thể tách rời hoạt động chính trị của nhà tỷ phú Mỹ, thì chính Ronald Reagan là người sử dụng câu “thần chú” này lần đầu tiên vào năm 1980. Dấu hiệu này cho thấy, nỗi tiếc nuối một thời huy hoàng của nước Mỹ đã có từ 40 năm trước.
Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1980, Ronald Reagan đã dùng đến một khẩu hiệu tương tự “Let’s make America Great again”. Động từ “Make” ở đây nên diễn giải theo nghĩa nào : “Chúng ta hãy làm” hay là “Hãy trả lại” cho nước Mỹ sự vĩ đại, vẫn còn là điều tranh cãi, theo chuyên gia về nước Mỹ, nhà báo Alexandre Mendel trên tạp chí Conflit.
Ba mươi năm huy hoàng
Một điều chắc chắn là, ngay từ thời điểm đó, nước Mỹ đã tiếc nuối một thời hoàng kim. Nhưng thời nào mới được ? Hoa Kỳ đã trải qua nhiều giai đoạn huy hoàng trong lịch sử kể từ đầu kỷ nguyên công nghiệp nhưng không một thời kỳ nào để lại dấu ấn có thể sánh bằng thời kỳ hậu chiến tranh thế giới.
Nỗi hoài niệm này phảng phất trong nhiều ca khúc Mỹ nổi tiếng. Bruce Springsteen trong album bán chạy nhất “Born in the USA” phát hành năm 1984, đã quay trở về với Những ngày huy hoàng “Glory Days” thời thơ ấu. Đối với The Boss, biệt danh của Bruce Springsteen, sinh năm 1949, không lâu sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, đó cũng là “Những ngày hạnh phúc – Happy Days” (1974 -1984) như tựa đề một bộ phim truyền hình nhiều tập cùng thời kỳ, nhớ về Ba mươi năm huy hoàng của nước Mỹ.
Đây là quãng thời gian kinh tế Mỹ sau chiến tranh đã đạt đến đỉnh cao nhờ động lực của nền công nghiệp quân sự, cũng như là thế mạnh thương mại và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Mỹ. Hàng hóa sản xuất tại Mỹ như quần jean, kẹo cao su, nước uống Coca-cola, bắt đầu chinh phục thế giới.
Trả lời trang Conflit (ngày 08/02/2020), nhà báo song tịch Pháp – Mỹ, Gérald Olivier, từng khẳng định khẩu hiệu “Make America Great Again” của Donald Trump chẳng khác gì một nỗi hoài niệm sâu sắc về một nước Mỹ thịnh vượng và hùng cường đã qua.
Donald Trump sinh năm 1946, bước sang tuổi 20 vào năm 1966 và do vậy, đã trải qua tuổi thanh xuân trong một thời kỳ mà nước Mỹ rất thịnh vượng. Đó là thời đại của Elvis Presley, thời kỳ dòng nhạc rock’n’roll, đánh dấu sự giải phóng của tuổi trẻ sôi nổi, tràn đầy năng lượng, những người mong muốn và có thể tận hưởng cuộc sống.
Vào thời kỳ đó, bạn vào đại học năm 18 tuổi, ra trường lúc 22 tuổi, rồi một công ty thuê bạn mà không cần gởi sơ yếu lý lịch, bạn có được một mức lương cho phép mua được một căn nhà sau 6 tháng. Chẳng phải lo lắng cho tương lai bởi vì tiền bạc không phải là một vấn đề. Vào cuối những năm 1960, chúng ta bước vào giai đoạn dư thừa sản xuất và khủng hoảng văn hóa.
Donald Trump đã chứng kiến tầm ảnh hưởng và sự phong phú của nước Mỹ, và Hoa Kỳ từng là một quốc gia có khả năng áp đặt luật lệ của mình. Hãy nhìn vào cuộc khủng hoảng kênh đào Suez, ở đó, các cường quốc thuộc địa cũ là Pháp và Anh đã có ý định chiếm giữ kênh đào Suez. Nhưng tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã chấm dứt điều đó.
“The day the music died”
Bài hát Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger năm 1978 có lẽ đã phảng phất chút nuối tiếc về một thời kỳ huy hoàng đó, chí ít là trong âm nhạc. Trong ca từ, Bob Seger cho rằng âm nhạc thời đó đã đánh mất linh hồn so với nền âm nhạc của những người tiên phong trong những năm 1950, 1960.
Tuy nhiên, biểu tượng thật sự cho sự thay đổi thời đại là bi kịch tai nạn máy bay, cướp đi sinh mạng của ca sĩ Buddy Holly tháng 2/1959 sau một buổi trình diễn tại Clear Lake, bang Iowa. Đối với Don McLean, cái chết của một trong số những thần tượng âm nhạc của ông lúc thuở niên thiếu chẳng khác gì “The day the music died”, tạm dịch là “Ngày mà âm nhạc đã chết”.
“The day the music died”, câu hát nổi tiếng này nằm trong ca khúc American Pie, một kiệt tác âm nhạc của Don McLean năm 1971 có thể được xem như là một bức tranh âm nhạc về một nước Mỹ não nùng, một hồi ký về một giấc mơ tan vỡ.
Theo Julien Grosset, đồng tác giả tập sách “ Rock'n'road trip : Les Etats-Unis en 1000 chansons de l'Alabama au Wyoming », Don McLean tóm tắt thành công trong vòng 8 phút những sự kiện quan trọng ở đất nước, từ cuối những năm 1950 đến đầu những năm 1970, từ sự lạc quan thoải mái của thời kỳ hậu chiến cho đến những phong trào xã hội vào cuối những năm 1960.
Trong chương trình “Chiến dịch bầu cử Mỹ 2024 qua âm nhạc”, đài RFI, Julien Grosset giải thích :
“Đối với người thanh niên Don McLean, đó là một thế giới đang sụp đổ. Hồi kết cho một thời đại: Thời đại Glory Days của Bruce Springsteen, thời đại Happy Days của Richie và Fonzie, thời đại Old Time Of Rock’n’Roll của Bob Seger. Với cái chết của Buddy Holly, biểu tượng cho chiếc cầu nối giữa rock’n’roll và nhạc pop sắp đến, một nước Mỹ nào đó, da trắng và truyền thống, đã khép lại một cách biểu tượng một thập niên mà ở đó nước Mỹ đã từng là "vĩ đại", trước khi chuyển qua thời kỳ phản văn hóa, các cuộc ám sát chính trị, các cuộc bạo động sắc tộc và sự trở lại của chiến tranh mà ở đây là Việt Nam trong những năm 1960”.
Tháng 9/2024, phim tiểu sử “ Reagan » đã ra mắt khán giả Mỹ. Bất chấp nhiều chỉ trích từ giới phê bình, bộ phim tiểu sử của đạo diễn Sean McNamara ngay từ week-end đầu tiên đã thu về 10 triệu đô la. Theo nhà nghiên cứu về Mỹ, Alexandre Mendel, thành công ngoài sự mong đợi của bộ phim, một lần nữa, minh chứng nỗi hoài niệm về một nước Mỹ đã biến mất. Niềm nhung nhớ về sự vĩ đại của nước Mỹ mạnh mẽ đến nỗi đảng Cộng Hòa cũng tổ chức các buổi chiếu phim cho các thành viên của mình. Cứ như là chính bản thân đảng cũng đang hoài niệm !
New York Times hợp tác với tổ chức cánh tả cực đoan, ngăn chặn mọi tiếng nói phản đối bà Harris!
(Lộ Khắc)
-Theo Fox News, nhà bình luận phe bảo thủ (bảo lưu và thủ giữ truyền thống) Ben Shapiro cáo buộc New York Times hợp tác với tổ chức cánh tả cực đoan Media Matters for America, nhằm cố gắng ngăn chặn mọi tiếng nói phản đối Phó Tổng thống Kamala Harris trên YouTube.
Ông Shapiro cũng cho xem ảnh chụp màn hình của một phóng viên của tờ báo này, và nói rằng ông ấy đang làm việc với một tổ chức cấp tiến.
Media Matters for America, được thành lập năm 2004 bởi David Brock, đồng minh lâu năm của ông Clinton, thường được coi là cơ quan giám sát truyền thông, và nổi tiếng với việc tổ chức tẩy chay những tiếng nói của phe bảo thủ. Trên mạng xã hội, ông Shapiro ám chỉ rằng ông có thể là mục tiêu tiếp theo của tổ chức này.
Trưng ra một một ảnh chụp màn hình khác, ông Shapiro cho biết, nếu bạn đang thắc mắc kênh truyền thông dòng chính sẽ chuẩn bị gì cho những điều bất ngờ của tháng 10, thì không cần đoán nữa: Nó sắp đến rồi. Ông đã nhận được tin nhắn từ phóng viên Nico Grant của New York Times.
Phóng viên New York Times Nico Grant viết rằng ông muốn cho ông Shapiro cơ hội bình luận về một bài báo sắp ra mắt, thảo luận về cách các nhà bình luận chính trị nói về cuộc bầu cử sắp tới trên YouTube, dựa trên phân tích của các nhà nghiên cứu tại Media Matters for America.
Ông Grant cho ông Shapiro thời hạn đến cuối ngày thứ Ba (29/10) để bình luận, và đưa ra những luận điểm chính.
Phóng viên New York Times Grant còn chỉ ra thêm rằng một số video mà ông Shapiro đăng trong thời gian này có chứa “thông tin sai lệch về bầu cử”, đồng thời lưu ý rằng ông Shapiro từng nói nhóm của ông Grant đã thao túng nhiều quy tắc bỏ phiếu trước cuộc bầu cử, nhằm đảm bảo số lượng lớn phiếu bầu gửi qua thư và thu thập phiếu bầu.
Ông Grant cũng hỏi ông Shapiro liệu ông có phải là thành viên của Chương trình Đối tác YouTube hay không, ông kiếm được bao nhiêu tiền từ nội dung của mình và liệu YouTube có từng liên hệ với ông về “thông tin sai lệch” hay không.
Ông Shapiro tin rằng New York Times đang sử dụng dữ liệu từ nhóm cánh tả cực đoan Media Matters for America để gây áp lực, buộc YouTube phải loại bỏ và hạn chế doanh thu quảng cáo đối với nội dung của phe bảo thủ ngay một tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Shapiro viết, đây chính là toàn bộ chiến lược của họ: Buộc YouTube phải hành động chống lại những người phe bảo thủ, bằng cách đăng một bài báo trên New York Times – “tờ báo đáng tin cậy nhất” của Mỹ, và tuyên bố rằng phe bảo thủ hầu như đều là những người cung cấp “thông tin sai lệch” trên YouTube.
Ông Shapiro nói thêm, điều này rõ ràng không liên quan gì đến “thông tin sai lệch về bầu cử”. Ông luôn thừa nhận rằng ông Joe Biden đã thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, đồng thời đưa ra ảnh chụp màn hình tin tức về quy tắc bỏ phiếu từ FiveThirtyEight và CBS News.
Ông Shapiro cho biết, nếu chỉ ra những thay đổi về quy tắc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020, dẫn đến sự gia tăng bỏ phiếu qua thư và thu thập phiếu bầu được quy kết là “thông tin sai lệch về bầu cử”, thì trước tiên New York Times nên liên lạc với nội bộ của chính mình và với CBS News.
Ông Shapiro nói thêm, ngay cả khi ai đó thực sự tin rằng ông Joe Biden không thắng cử, thì đây cũng là ngôn luận được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất. Nhưng vấn đề ở đây là ông Grant không cần phải nhắm tới việc truyền bá “thông tin sai lệch”, vì chỉ cần là những người ủng hộ ông Trump, thì đều có thể bị đàn áp.
Ông Shapiro cũng chỉ ra rằng vào năm 2020, các kênh truyền thông lớn đã che đậy vụ bê bối máy tính xách tay của ông Hunter Biden, và giải thích rằng đây là “thông tin sai lệch của Nga”, tất cả đều là để giúp ông Joe Biden đắc cử.
Ông chỉ ra rằng, lẽ ra New York Times không nên bỏ qua vụ việc trên, và gọi tờ báo này là một phần của chuỗi truyền thông Đảng Dân chủ. Cuối cùng, trước yêu cầu bình luận của phóng viên Grant, ông viết: “Đây là bình luận của tôi: Hãy biến đi”.
Ngoài ra, các nhân vật truyền thông phe bảo thủ khác cho biết, họ cũng nhận được câu hỏi tương tự từ cùng một phóng viên của New York Times, cho thấy Media Matters for America đang gây áp lực cho những người phe bảo thủ.
Media Matters for America được tài trợ bởi một số nhà tài trợ lớn của Đảng Dân chủ. Các nhà phê bình chỉ ra rằng tổ chức này được hưởng quy chế miễn thuế mặc dù có những hoạt động chính trị công khai.
Năm 2020, tổ chức này đã chỉ trích những biện pháp ứng phó trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của chính quyền Trump. Nhưng họ vẫn vay từ Chính quyền Trump từ 1 triệu đến 2 triệu USD trong Chương trình Bảo vệ Tiền lương, khiến ngoại giới chế giễu.
Tỷ phú Elon Musk bị tòa án triệu tập, vì vụ thưởng 1 triệu USD cho cử tri!
-Văn phòng Chưởng lý quận Philadelphia, do ông Larry Krasner đứng đầu, vừa tiến hành khởi kiện ủy ban hành động chính trị (PAC) America PAC của tỷ phú Elon Musk vào ngày 28.10. Lý do kiện tụng xoay quanh việc America PAC tổ chức phát tiền thưởng ngẫu nhiên cho cử tri ở các bang chiến trường, bao gồm Pennsylvania, mà phía văn phòng Chưởng lý cho là một “trò xổ số trái phép” nhằm dụ dỗ người dân cung cấp dữ liệu cá nhân.
Theo Reuters, Chưởng lý Krasner, một thành viên đảng Dân chủ, tuyên bố rằng nhiệm vụ của ông là bảo vệ công chúng trước những hành vi giao dịch thiếu minh bạch và các hoạt động trái phép, bao gồm các hình thức xổ số không hợp pháp. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của văn phòng Chưởng lý trong việc ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào làm suy yếu tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử.
Đáp lại vụ kiện, một thẩm phán đã ra lệnh yêu cầu tất cả các bên liên quan phải có mặt tại tòa án ở Philadelphia để tiến hành xem xét. Tuy nhiên, đại diện từ America PAC và tỷ phú Elon Musk chưa đưa ra bình luận chính thức nào.
Sáng kiến gây tranh cãi của ông Elon Musk bao gồm việc hứa tặng 1 triệu USD mỗi ngày cho những ai ký vào đơn kiến nghị về quyền tự do ngôn luận và quyền sở hữu súng đạn mà ông khởi xướng. Phần thưởng này sẽ được trao ngẫu nhiên cho đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 5.11. Tuy nhiên, động thái này đã khiến Bộ Tư pháp Mỹ gửi cảnh báo tới America PAC, nhấn mạnh rằng việc tặng tiền có thể vi phạm luật liên bang về cấm trả tiền cho cử tri đăng ký bỏ phiếu.
Ngoài việc vận động cho các quyền cá nhân, tỷ phú Elon Musk còn bày tỏ sự ủng hộ đối với cựu Tổng thống Donald Trump trong kỳ bầu cử này. Theo AFP, ông Musk đã đóng góp khoảng 118 triệu USD cho America PAC, nhằm tăng cường sự ủng hộ của cử tri đối với ông Trump.
Tổng thống Joe Biden, khi được hỏi về hành động phát thưởng của ông Musk trong khi ông bỏ phiếu ở Delaware, đã đùa rằng: “Nói với ông ấy là tôi đăng ký nhận 1 triệu đô”, sau đó ông tiếp tục cho rằng đây là hành động “hoàn toàn không phù hợp”.
Theo Đất Việt_October 31, 2024
Trước ngày bầu cử: Tiếp tục bán ròng cổ phiếu trọng điểm, tiền mặt của công ty tỷ phú Warrent Buffet xác lập kỷ lục hơn 300 tỷ USD
(Nguyên Hương)
(Tỷ phú Warren Buffett tuyên bố tiếp tục cắt giảm cổ phần tại Apple, đẩy lượng tiền mặt xác lập kỷ lục mới 325 tỷ USD.)
-Lượng tiền mặt của Berkshire Hathaway Inc. đạt 325,2 tỷ đô la trong quý 3, xác lập kỷ lục mới đối với tập đoàn này, khi Warren Buffett tiếp tục kiềm chế các vụ mua lại lớn trong khi cắt giảm một số cổ phần quan trọng nhất của mình.
Cán mốc 1.000 tỷ USD vốn hoá, công ty của Warren Buffet làm nên lịch sử
Tuyên bố tiếp tục cắt giảm cổ phần tại Apple
Thứ bảy, Berkshire tuyên bố một lần nữa cắt giảm cổ phần của mình tại Apple Inc. . Cổ phần của Berkshire tại nhà sản xuất iPhone được định giá ở mức 69,9 tỷ đô la vào cuối quý, giảm so với mức 84,2 tỷ đô la trong quý thứ hai, cho thấy Berkshire đã cắt giảm cổ phần của mình khoảng 25%.
Berkshire lần đầu tiết lộ cổ phần của mình tại Apple vào năm 2016. Đến cuối năm 2021, Công ty cho biết đã chi 31,1 tỷ đô la cho 908 triệu cổ phiếu Apple nắm giữ.
Tháng 5 vừa qua, Buffett cho biết Apple vẫn là cổ phiếu trị giá hàng đầu của Berkshire. Ông đề cập đến các vấn đề thuế là lý do thúc đẩy việc bán ra. “Tôi hoàn toàn không bận tâm đến việc xây dựng vị thế tiền mặt trong điều kiện hiện tại”, ông nói tại cuộc họp cổ đông thường niên.
Jim Shanahan, một nhà phân tích tại Edward Jones, cho biết: “Tôi không nghĩ Warren Buffett từng thực sự thoải mái với công nghệ” .
Cathy Seifert , một nhà phân tích nghiên cứu tại CFRA, cho biết cổ phần Apple của Berkshire đang “bắt đầu chiếm tỷ lệ phần trăm quá lớn” trong danh mục đầu tư tổng thể của công ty. “Tôi nghĩ rằng việc giảm bớt một chút cũng là hợp lý”, bà nói.
Liên tục bán ròng và phân bổ lượng tiền mặt là một nhiệm vụ khó khăn
Berkshire báo cáo doanh số bán cổ phiếu ròng là 34,6 tỷ đô la trong quý 3. Liên tục bán ròng giúp Tập đoàn xác lập kỷ lục mới về lượng tiền mặt đạt 352,2 tỷ USD trong quý 3. Hiện phân bổ lượng tiền mặt là nhiệm vụ khó khăn với Berkshire lúc này. Vì tỷ phú Buffett cho rằng giá thị trường đang quá cao để có thể tìm được các giao dịch hấp dẫn. Tại cuộc họp thường niên, Buffett cho rằng Berkshire sẽ không vội chi tiền “trừ khi chúng tôi nghĩ rằng mình đang làm điều gì đó có rất ít rủi ro và có thể kiếm được nhiều tiền”.
Nhà phân tích Jim Shanahan cho biết lợi suất cao hơn từ việc nắm giữ tiền mặt sẽ “đặt ra tiêu chuẩn cao hơn một chút cho các cơ hội khác”.
Lãi suất và các khoản thu nhập đầu tư khác đã tăng gấp đôi tại mảng kinh doanh bảo hiểm của tập đoàn, đạt 3,5 tỷ đô la trong quý 3.
Tỷ phú Warrent Buffett, 94 tuổi, đã sử dụng một phần tiền mặt tích trữ để mua lại một số cổ phiếu của chính mình, mặc dù gần đây việc này khá tốn kém. Cổ phiếu của Berkshire đã tăng 25% trong năm nay, đưa giá trị thị trường của công ty lên 974,3 tỷ đô la. Vốn hóa thị trường của công ty đã vượt qua 1 nghìn tỷ đô la lần đầu tiên vào ngày 28 tháng 8.
Càng giầu, càng khổ! Tỷ phú Bill Gates bị kiện vì vaccine COVID-19 tại Hòa Lan
(Thiên Vân)
(Ông Bill Gates.)
-Tỉ phú, nhà từ thiện Bill Gates, sau một năm tài trợ ủng hộ hộ chiếu vaccine nhằm giúp mở cửa lại nền kinh tế toàn cầu, đã lên tiếng phàn nàn về hiệu quả hạn chế của vaccine trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và truyền nhiễm, bắt đầu từ biến thể Delta của SARS-CoV-2. Ông Gates thậm chí còn gọi biến thể Omicron là “một loại vaccine tự nhiên” có thể xây dựng hệ miễn dịch tự nhiên cho nhóm người từ chối tiêm vaccine.
Hiện tại, ông Gates, tỷ phú sáng lập Microsoft, có thể phải trả giá đắt vì tổ chức từ thiện của ông đã nỗ lực thúc đẩy những liệu pháp điều trị COVID-19 mới, ít nhất là tại Hà Lan, xứ sở cối xay gió, kênh đào và “cơn sốt hoa tulip”.
Tòa án Bắc Hà Lan tại thành phố Leeuwarden đã phán quyết rằng ông Gates không thể né tránh một vụ kiện liên quan đến thương tổn do vaccine tại quốc gia châu Âu giàu có này. Các nguyên đơn, yêu cầu không tiết lộ danh tính, đã cáo buộc ông “cố tình gây hiểu nhầm“, “một cách phi pháp và qua đó đã thuyết phục họ” tiêm vaccine COVID, mặc dù ông Gates đã biết hoặc “lẽ ra phải biết… chúng không an toàn và không hiệu quả“.
Ông Gates chịu thẩm quyền xét xử của tòa án Hà Lan do có “bị cáo đầu mối”, là ông Everhardus Hofstra, một công dân Hà Lan đồng thời là chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Dịch bệnh Truyền nhiễm Hà Lan, như tòa án đã viết. Trong các vụ kiện quốc tế, nếu một trong các bị cáo cư trú tại nơi vụ kiện được khởi xướng, tòa án có thể sử dụng bị cáo đó làm “bị cáo đầu mối” để mở rộng thẩm quyền xét xử đối với các bị cáo khác có liên quan, kể cả khi họ không sống trực tiếp tại quốc gia đó. Ông Gates cùng với Giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla, họ có vẻ là hai cá nhân không có quốc tịch Hà Lan trong một nhóm gồm 15 bị cáo, kể cả nhà nước Hà Lan, bị cáo buộc “triển khai Dự án Đại Tái Thiết Covid 19”.
Phán quyết ngày 16 tháng 10 yêu cầu ông Gates phải thanh toán hơn 1.400 euro chi phí pháp lý vì đã thách thức thẩm quyền xét xử của tòa án đối với ông. Tòa sẽ lắng nghe phản hồi của ông vào ngày 27 tháng 11.
Quỹ Recht Oprecht, đơn vị đệ đơn kiện, đã đăng tải các tài liệu pháp lý và tờ báo Hà Lan Zebra Inspiratie đã đưa tin về vụ kiện cùng với một số đoạn video, bao gồm cả buổi điều trần xúc động vào ngày 18 tháng 9, khi cha của một nạn nhân tiêm vaccine đã lên tiếng thay cho con gái của mình vì cô không còn có thể nói được nữa.
Tổ chức Children’s Health Defense (Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em) của ông Robert F. Kennedy Jr. đã đưa tin về phán quyết này đến công chúng Hoa Kỳ vào tuần trước. Bà Erica Krikke, nhà báo độc lập người Hà Lan, cho biết bảy nguyên đơn “đã lâm bệnh” sau khi tiêm vaccine, trong đó một người đã tử vong.
Một phát ngôn viên không cho biết danh tính làm việc trong văn phòng cá nhân của ông Gates đã phúc đáp các câu hỏi của tờ Just the News gửi đến quỹ từ thiện của ông vào hôm thứ Ba (29/10).
“Ông Gates chưa bị truy tố và không dự kiến phải ra hầu tòa tại Hà Lan. Một vụ kiện dân sự đã được đệ trình bởi một nhóm nguyên đơn theo thuyết âm mưu về vai trò của ông Gates và những người khác trong đại dịch Covid dựa trên những cáo buộc hoang đường và sai lệch; vụ kiện này có khả năng sẽ bị bác bỏ trước khi tiến tới xét xử“, phát ngôn viên này cho biết trong một email.
Quỹ Gates có liên kết với tổ chức phi lợi nhuận quốc tế “Gavi, Liên minh Vaccine” ban đầu là Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Miễn dịch, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phán quyết của tòa án Hà Lan chỉ rõ.
Viện An toàn và Môi trường Quốc gia Hà Lan đã triệu tập một “đội ngũ quản lý bùng phát dịch bệnh” gồm có ông Hofstra vào ngày 28 tháng 2 năm 2020. Một năm sau đó, chính phủ Hà Lan đã quyết định áp đặt các quy định bắt buộc người dân đeo khẩu trang cũng như tiêm chủng vaccine.
Ông Gates đã đăng tải một “thông điệp video” trên mạng xã hội YouTube vào ngày 30 tháng 4, 2020, giải thích về “cuộc chạy đua phát triển vaccine Covid-19”, và một lần nữa vào ngày 3 tháng 12, trên đài NBC News, trong đoạn video trên mạng xã hội YouTube với tiêu đề “Dường Như Hầu Hết Các Loại Vaccine Đều Thành Công“.
Trong thời gian đó, ông Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời giữ chức chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và ông Thierry Malleret, nhà kinh tế và đồng sáng lập của Monthly Barometer, đã đồng tác giả cuốn sách “Covid-19: Đại Tái Thiết“. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mời bị cáo Mark Rutte – lúc đó giữ chức thủ tướng Hà Lan, hiện nay là tổng thư ký NATO – tham dự hội nghị thường niên vào năm 2021, đồng thời nhấn mạnh với ông rằng nội dung “cốt lõi” của hội nghị sẽ là “sự huy động chưa từng có” cho kế hoạch Đại Tái Thiết để “định hình thế giới hậu COVID-19”.
Theo đơn kiện của nguyên đơn, “tất cả các yếu tố định hình cuộc sống của con người đều trở thành đối tượng bị Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên Hợp Quốc cưỡng ép thay đổi … với giả định rằng thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn chỉ có thể giải quyết bằng can thiệp tập trung, quyết liệt trên thế giới”.
Các bị cáo, được liên kết với bị cáo đầu mối Hofstra và được nhóm lại với nhau, đã cùng nhau gây hiểu nhầm cho nguyên đơn đồng ý chấp nhận tiêm chủng vaccine thông qua triển khai kế hoạch Đại Tái Thiết, tòa án tóm tắt từ cáo buộc của nguyên đơn. “Các mũi tiêm Covid-19 này chưa bao giờ nhằm bảo vệ [họ] khỏi một loại virus nguy hiểm,” và họ “đã phải gánh chịu những tổn thương về tinh thần và thể chất do những mũi tiêm này”.
Vì Hoa Kỳ và Hà Lan không ký kết hiệp ước về “thẩm quyền trong các vấn đề dân sự và thương mại … [nên] luật thẩm quyền quốc tế chung” sẽ được áp dụng, theo phán quyết.
Các tòa án Hà Lan có thẩm quyền xét xử “với điều kiện là có mối liên hệ giữa các cáo buộc chống lại các bị cáo khác nhau [giúp việc xét xử thuận tiện và hiệu quả hơn], thì có thể tiến hành tố tụng chung cho tất cả các bị cáo”, và theo án lệ của Tòa án Công lý Châu Âu quy định rằng, các cáo buộc được coi là có liên quan và có thể xét xử cùng nhau nếu các cáo buộc “dựa trên cùng một tập hợp sự kiện [giống nhau hoặc có cùng một bối cảnh]”.
Ông Hofstra cư trú trong phạm vi thẩm quyền của tòa án, trong khi đó hai video đăng tải trên mạng xã hội YouTube của ông Gates bị cáo buộc đã “thực hiện hành vi lừa dối này trên toàn cầu” thông qua “việc trình bày sai về sự cần thiết của các mũi tiêm Covid-19 và sự an toàn của các mũi tiêm đó”, khiến ông “Gates có thể đã lường trước rằng hành động của nhóm sẽ gây ra nguy cơ” gây tổn thương cho công chúng sau khi tiêm chủng vaccine.
“Tồn tại nguy cơ cho rằng các phiên tòa [được tổ chức] riêng lẻ [cho từng bị cáo] … sẽ dẫn đến các phán quyết mâu thuẫn [trái ngược nhau] về tập hợp sự kiện [có nhiều yếu tố và tình tiết rắc rối], vốn áp dụng cho tất cả các bị cáo trong vụ kiện”, tòa án phán quyết.
Vụ ông Gates bị kiện ở Hà Lan là cú sốc lớn thứ hai trong tuần đối với những cá nhân kiến tạo và thực thi chính sách COVID.
Một bồi thẩm đoàn tại Hoa Kỳ đã phán quyết mỗi nguyên đơn trong số sáu nhân viên từ chối tiêm vaccine COVID bị cơ quan vận tải công cộng Bay Area Rapid Transit (BART) sa thải nhận được hơn 1 triệu USD mỗi người. Cơ quan BART vốn đã đối mặt với khoản thiếu hụt ngân sách hàng năm từ 300 đến 400 triệu USD. BART từ chối bình luận với tờ SFGate sau phán quyết của bồi thẩm đoàn.
Dù các yêu cầu miễn trừ tôn giáo cho 70 nhân viên trong số khoảng 179 người nộp đơn đã được BART chấp thuận, không ai trong số họ được điều chỉnh công việc như “tái cấu trúc công việc, điều chuyển công tác hoặc các biện pháp thay đổi” như làm việc tại nhà hoặc được xét nghiệm COVID định kỳ, theo đơn kiện của Viện Công lý Thái Bình Dương (Pacific Justice Institute) tại San Francisco.
Bồi thẩm đoàn đã bác bỏ hoàn toàn hai lập luận của BART cho rằng cơ quan này không thể đáp ứng các yêu cầu điều chỉnh do sẽ gây ra “khó khăn quá mức” cho cơ quan, và rằng một số nhân viên phản đối việc tiêm vaccine vì lý do “[không hoàn toàn] dựa trên tôn giáo”. Thêm nữa, bồi thẩm đoàn đã đồng ý rằng các nguyên đơn đã chứng minh được “mâu thuẫn thực sự” giữa niềm tin tôn giáo của họ và quy định bắt buộc tiêm vaccine. Do đó, bồi thẩm đoàn đã bổ sung 1 triệu USD cho mỗi nguyên đơn vào khoản bồi thường thất thu, Viện Công lý Thái Bình Dương công bố vào hôm thứ Năm (24/10).
Chủ tịch Brad Dacus ví von phán quyết này như một “trận động đất pháp lý 7,8 [độ richter] tại San Francisco“, so sánh tác động của phán quyết gần như tương đương với trận động đất 7,9 độ richter đã phá hủy thành phố San Francisco vào năm 1906.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét