Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2024

Hôm Nay: Giới Thiệu Sinh Hoạt, Buổi Ăn Trưa Thân Mật Tháng 11, Của KQ Bắc Cali. Hôm Nay, Cũng Là Ngày Lịch Sử: 1 Tháng 11, Năm 1963, Cuộc Đảo Chính Nhằm Lật Đổ Chính Thể Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam và Cái Chết Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Kính Chuyển Tin Bầu Cử - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Gây Tình “Huynh Đệ Chi Binh” Vô Cùng Thân Mật Độc Đáo, “Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè!” Của Gia Đình Không Quân VNCH Bắc Cali.
<!>


Buổi Ăn Trưa Thân Mật Tháng 11 (Tháng có Lễ Tạ Ơn!) Như Những Năm Trước, Gia Đình Hải & My, Có Tặng Chút Quà Vui, Mừng Ngày Lễ!


-Đó là Anh Em một thời, bảo vệ bầu trời Quê Mẹ, một thời “đi mây, về gió” mỗi tháng lại có cơ hội gặp nhau qua bữa cơm trưa thân mật, để điểm danh, ai còn ai mất! Hay hơn nữa, bữa cơm tình nghĩa này, đã bền bỉ kéo dài, ít nhất cũng đã được vài năm nay.
Trong bữa cơm này, cũng là dịp thông báo, tin buồn, tin vui, tin sinh hoạt liên quan đến KQ Bắc Cali.


Riêng buổi ăn trưa ngày mai, Gia Đình Hải & My, nhân dịp vào đầu tháng 11, trong tháng có ngày Lễ Tạ Ơn, như những năm trước, nên muốn Kính Biếu tất cả Quý Niên Trưởng, Quý Phu Nhân và Thân Hữu tham dự, một cái bánh và một chai rượu vang để ăn mừng Lễ.
Cám ơn Trời! Cám ơn Đời! Cám ơn Người! Thật là hạnh phúc, ơn phước lớn, qua gần nửa thế kỳ, mà vẫn còn…có nhau!
(Hình bữa ăn vào Mùa Tạ Ơn năm ngoái, 2023)


Sau đây là Lời Mời của NT Chính.
Thưa quý anh chị em KQBC
Như thông lệ hàng tháng, chúng ta có buổi ăn trưa thân mật họp mặt lúc 11;30 sáng thứ Sáu ngày 1/11/2024 tại:
PHỞ 90 DEGREE
Vietnamese restaurant
9i99 Story Road# 9000
San Jose,CA 95112
Phone 408-289-1888
Trân trọng thân mời quý anh chị em cùng đến tham dự càng đông càng vui..,Mong lắm thay!!!
Chân thành cảm ơn quý anh chị em
người đưa tin: Nguyễn Phú Chính 237



Hôm Nay, Cũng Là Ngày Không Quên Trong Lịch Sử, Ngày 1 Tháng 11, Năm 1963, Cuộc Đảo Chính Nhằm Lật Đổ Chính Thể Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam và Cái Chết Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm


-Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963, là cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính thể Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đảng Cần lao Nhân vị, do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thực hiện với sự ủng hộ đàng sau, của Chính phủ Hoa Kỳ, vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Tổng thống là Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, chính thể Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ và Đảng Cần lao Nhân vị cầm quyền cũng bị giải tán theo, chuyển vai trò lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sang Hội đồng quân sự do Dương Văn Minh đứng đầu. Cuộc đảo chính được coi là bước ngoặt suy yếu của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
Sau cuộc đảo chính này, ngày 1 tháng 11 chính thức trở thành ngày quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam ở miền Nam Việt Nam.
Nguyên nhân cuộc đảo chánh
Do các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa bất mãn trước cách cai trị của chính quyền TT Ngô Đình Diệm, muốn thực hiện đảo chính để chấm dứt cuộc khủng hoảng Phật giáo. Cuộc đảo chính được Mỹ ủng hộ do chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm không đồng ý, thực hiện những thay đổi chính trị theo khuyến cáo của Mỹ, dẫn đến mâu thuẫn với chính phủ Mỹ, do đó Mỹ hỗ trợ cho các tướng lĩnh đảo chính. Một lý do khác được quy kết nữa, là vì chính phủ của ông chủ trương độc lập với người Mỹ, nhất là Mỹ muốn đổ quân vào miền nam, khi Mỹ muốn kiểm soát Chính phủ Việt Nam Cộng hòa!


Lật Lại Trang Sử Cũ, Nhân Ngày 1 Tháng 11: Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
(Mặc Lâm, biên tập viên RFA)


(Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957.)
-Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.


Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?



Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.


Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.


Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.


Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
-Bùi Kiến Thành- Cả một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung, miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa, nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ.


Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.


Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.

Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho tôi làm.


(TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.)
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay không?


Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh sát thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.


Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.


Không có tổ chức chính trị nồng cốt
Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.


Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức.
-Bùi Kiến Thành - Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.
Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?


Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!

Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: coi chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh. Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?
Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.

Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.
Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?

Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.
ua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản…
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)
Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông

Tin Bầu Cử:

Cảnh lạ, chưa bao giờ thấy: Cựu TT Mỹ hành nghề …đổ rác! Ông Trump đi vận động tranh cử trên xe…đổ rác! để đáp trả ông Biden gọi những người ủng hộ ứng viên Cộng hòa là "rác rưởi!"



(Ông Trump ngồi xe rác in tên mình khi tới vận động ở Wisconsin, sau khi Tổng thống Biden gọi những người ủng hộ ứng viên Cộng hòa là "rác rưởi".)
-Khi vừa đáp xuống sân bay ở Green Bay, Wisconsin ngày 30/10, cựu tổng thống Donald Trump rời chiếc Boeing 757 mang tên mình, đi qua đường băng, trèo lên ghế hành khách chiếc xe rác màu trắng cũng mang tên mình.
"Mọi người thấy xe rác của tôi thế nào? Chiếc xe này nhằm vinh danh Kamala Harris và Joe Biden", ông Trump, khoác áo bảo hộ phản quang dành cho nhân viên vệ sinh, nói khi tới bang chiến trường Wisconsin trong những nỗ lực cuối cùng nhằm thu hút cử tri trước ngày bầu cử.
Dù các hoạt động tranh cử chính thức đã khép lại, cả ông Trump và bà Harris đều đang tận dụng những ngày cuối trước cuộc bầu cử để tới vận động ở các bang chiến trường, khi bất cứ sơ sẩy nào của người này cũng có thể mang lại lợi thế to lớn cho người kia.

Hành động ngồi xe rác của ông Trump, một cựu ngôi sao truyền hình thực tế, nhằm hướng sự chú ý của dư luận tới phát ngôn một ngày trước của Tổng thống Biden nhắm vào những người ủng hộ ứng viên Cộng hòa, trong bối cảnh chiến dịch của ông đang hứng chỉ trích vì "vạ miệng" của diễn viên hài Tony Hinchcliffe.
Khi được mời tới phát biểu tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở New York tối 27/10, Hinchcliffe đã đưa ra những câu đùa mang tính phân biệt chủng tộc, như mô tả Puerto Rico là "hòn đảo đầy rác rưởi trôi nổi giữa đại dương".
Phát biểu này vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận Mỹ, trong đó có cả Tổng thống Biden, khi ông trò chuyện qua Zoom với Voto Latino, một nhóm vận động cử tri gốc Latin, vào tối 29/10.
"Thứ rác rưởi duy nhất đang trôi nổi ngoài kia là những người ủng hộ ông Trump", ông Biden phát biểu, dường như không có trong kịch bản. "Coi thường người Latin là quá mức, không đúng với tinh thần Mỹ".


(Vị trí Puerto Rico. Đồ họa)
Ông Biden sau đó nhanh chóng đăng bài trên mạng xã hội để làm rõ về phát biểu này. "Việc ông ấy bôi xấu người gốc Latin là vô lương tâm, đó là tất cả những gì tôi muốn nói", Tổng thống Mỹ giải thích.
Tuy nhiên, chiến dịch của Trump đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ từ phát biểu này của ông Biden, để công kích Tổng thống Mỹ và cả bà Harris, cấp phó của ông. Họ cho rằng phát ngôn này chứng tỏ Biden - Harris coi thường những người ủng hộ đảng Cộng hòa.
Về phần mình, khi ngồi trên xe rác, ông Trump tuyên bố không có trách nhiệm phải xin lỗi người dân Puerto Rico sau bài diễn văn của diễn viên hài Hinchcliffe.
"Tôi không biết diễn viên hài đó là ai, cũng chưa từng gặp cậu ấy. Tôi yêu Puerto Rico và đất nước đó cũng yêu tôi", ông nói với các phóng viên.
"Tôi hy vọng các bạn thích xe rác này. Cảm ơn các bạn rất nhiều", ông Trump nói, kết thúc buổi tương tác ngắn với phóng viên, rồi bước lên sân khấu tranh cử, vẫn mặc áo bảo hộ phản quang màu cam.


(Ổng Trump mặc áo Đặc biệt phản quang phát biểu vận động tranh cử ở Green Bay, Wisconsin, ngày 31/10).

Sơ Lược Cần Biết Về Cuộc Bầu Cử Hoa Kỳ


(Ảnh AP, phối hợp: Phó Tổng thống Kamala Harris (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump.)
-Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào ngày 5/11/2024. Sau đây là một số thông tin và sự kiện cơ bản liên quan đến cuộc bầu cử.
Ai Sẽ Tham Gia Tranh Cử?
Ngoài cuộc đua nổi bật nhất – cuộc đua giành chức Tổng thống giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump – còn vô số cuộc đua khác trên lá phiếu, trải dài từ cấp độ quốc gia, tiểu bang đến địa phương.
Tất cả 435 ghế trong Hạ viện đều được bầu lại như thường lệ 2 năm một lần, các thành viên của Hạ viện phục vụ nhiệm kỳ 2 năm. Tại Thượng viện, nơi các thành viên phục vụ nhiệm kỳ sáu năm, 34 trong số 100 ghế sẽ được bỏ phiếu trong năm nay.

Trong các cuộc đua giành chức Thống đốc tiểu bang, có 11 ghế được tranh cử. Ngoài ra còn có hàng ngàn cuộc đua cấp tiểu bang và địa phương, bao gồm các ghế cho các nhà Lập pháp tiểu bang, Thị trưởng và các Dân cử của thành phố.
Ngoài các cuộc đua này, nhiều tiểu bang cũng có các biện pháp, được gọi là trưng cầu dân ý, trên lá phiếu yêu cầu cử tri quyết định về một loạt các vấn đề, từ luật phá thai đến chính sách thuế và sử dụng cần sa.
Khi Nào Bỏ Phiếu Diễn Ra?
Mỗi tiểu bang đều khác nhau. Gần như tất cả 50 tiểu bang và khu vực thủ đô Hoa Thịnh Ðốn đều có bỏ phiếu trực tiếp vào Ngày bầu cử, năm nay là ngày 5 tháng 11. Hầu hết các tiểu bang cũng cho bỏ phiếu qua thư, trong đó cử tri có thể gửi phiếu bầu của mình qua đường bưu điện hoặc đến một thùng bỏ phiếu được chỉ định. Phần lớn các tiểu bang cũng cho bỏ phiếu sớm, sớm nhất vào tháng 9.
Các Tiểu Bang Chiến Địa Là Gì?
Bảy tiểu bang mà cuộc đua giữa bà Harris và ông Trump được dự đoán là sít sao nhất là: Pennsylvania, Georgia, North Carolina, Michigan, Arizona, Wisconsin và Nevada. Các tiểu bang chiến địa có thể thay đổi theo thời gian và cũng được gọi là các tiểu bang dao động, tiểu bang không chắc chắn hoặc tiểu bang màu tím (màu sắc kết hợp giữa màu truyền thống của đảng Dân chủ – xanh – và màu của đảng Cộng hòa – đỏ).

Ai Có Thể Bỏ Phiếu?

Để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, một cử tri tiềm năng phải là công dân Hoa Kỳ, đủ 18 tuổi vào hoặc trước Ngày bầu cử và đáp ứng các yêu cầu về cư trú, tùy theo từng tiểu bang.

Cử tri tiềm năng cũng phải đăng ký bỏ phiếu trước thời hạn đăng ký cử tri của tiểu bang. Một số tiểu bang cũng hạn chế bỏ phiếu đối với những người bị kết án trọng tội hoặc những người mất năng lực về tinh thần.
Nhìn chung, người Mỹ sống ở ngoại quốc có thể bỏ phiếu bằng lá phiếu vắng mặt. Tuy nhiên, đối với cuộc bầu cử Tổng thống, công dân Hoa Kỳ cư trú tại các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ – bao gồm Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Samoa thuộc Hoa Kỳ – không được bỏ phiếu.
Ai Được Dự Đoán Sẽ Thắng Cử?
Các cuộc thăm dò cho cuộc đua Tổng thống đã bị phân chia kể từ khi 2 ứng cử viên chính được đề cử tại các đại hội đảng của họ vào cuối mùa Hè. Tuy nhiên, trong những tuần trước bầu cử, các cuộc thăm dò đã trở nên chặt chẽ hơn nữa. Nhiều cuộc thăm dò hiện cho thấy biên độ giữa các ứng cử viên ở tất cả 7 tiểu bang chiến địa – nơi kết quả bỏ phiếu có khả năng sẽ được xác định – nằm trong biên độ sai số của các cuộc thăm dò.
Đại Cử Tri Đoàn Hoạt Động Như Thế Nào?
Khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu bầu Tổng thống, họ không bỏ phiếu trực tiếp cho ứng cử viên Tổng thống của mình. Về mặt kỹ thuật, họ chọn các Đại Cử tri, một phần của Đại Cử tri đoàn, sau đó những người này sẽ chọn Tổng thống. Đại Cử tri đoàn là một hệ thống theo từng tiểu bang bao gồm các đại diện hoặc Đại Cử tri, được phân bổ dựa trên kết quả bỏ phiếu ở mỗi tiểu bang.

Những người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ muốn một ứng cử viên Tổng thống phải giành chiến thắng trong một loạt các cuộc bầu cử khu vực, chứ không chỉ là một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc, để Tổng thống có thể đại diện tốt hơn cho các lợi ích đa dạng của đất nước. Ở tất cả các tiểu bang, ngoại trừ 2 tiểu bang, tất cả các Đại Cử tri của tiểu bang đều bỏ phiếu cho ứng cử viên chiến thắng bất kể chiến thắng phổ thông có sít sao đến đâu.
Có 538 Đại Cử tri, một con số luôn không đổi. Con số đó bằng tổng số thành viên bỏ phiếu của Quốc hội Hoa Kỳ – 435 Dân biểu và 100 Thượng Nghị sĩ, cùng 3 Đại Cử tri từ khu vực thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Để giành được chức Tổng thống, một ứng cử viên phải giành được đa số, tức là 270, phiếu Đại Cử tri.
Phiếu Phổ Thông Có Quan Trọng Không?
Người giành được chức Tổng thống là người chiến thắng phiếu Đại Cử tri đoàn, không phải phiếu phổ thông. Theo hệ thống của Hoa Kỳ, một ứng cử viên có thể trở thành Tổng thống mà không giành được phiếu phổ thông. Đó là vì các tiểu bang chiến thắng của ứng cử viên có thể giành chiến thắng với số phiếu ít ỏi trong khi các tiểu bang thua cuộc của họ lại thua với số phiếu lớn hơn.

Điều này đã xảy ra với 5 Tổng thống: John Quincy Adams, Rutherford B. Hayes, Benjamin Harrison, George W. Bush và Donald Trump vào năm 2016.
Những người chỉ trích Đại Cử tri đoàn chỉ ra những trường hợp này để lập luận rằng hệ thống này không đại diện cho ý chí của quốc gia. Những người ủng hộ Đại Cử tri đoàn cho biết hệ thống này bảo vệ các tiểu bang nhỏ cũng như những tiểu bang lớn về mặt địa lý nhưng dân số ít.
Phiếu Bầu Được Kiểm Như Thế Nào?
Hoa Kỳ không có Ủy ban Bầu cử Trung ương – mỗi tiểu bang tự tổ chức quy trình kiểm phiếu riêng. Các viên chức địa phương và tiểu bang báo cáo kết quả bầu cử theo thời gian thực, sau đó các hãng thông tấn sử dụng kết quả đó, thường là kết hợp với các kỹ thuật thống kê, để dự đoán người chiến thắng.
Các hãng thông tấn thường "dự báo" người chiến thắng trước khi phiếu được kiểm hết và trước khi các viên chức công bố kết quả cuối cùng. Lý do là vì thường mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi kiểm hết tất cả các lá phiếu ở nhiều khu vực và thường thì kết quả một phần là đủ để xác định người chiến thắng về mặt toán học. Tuy nhiên, khi cuộc đua diễn ra sát nút, các hãng thông tấn thường đợi đến khi có kết quả cuối cùng mới công bố.
Các kết quả đầu tiên được báo cáo sau khi các điểm bỏ phiếu chính thức đóng cửa.

Khi Nào Thì Kết Quả Sẽ Được Biết?
Việc bỏ phiếu trực tiếp kết thúc vào tối 5 tháng 11, mỗi khu vực sẽ tự ấn định thời gian đóng cửa điểm bỏ phiếu. Vì các tiểu bang có nhiều quy định khác nhau về thời điểm có thể kiểm phiếu và thời điểm có thể chấp nhận phiếu bầu qua thư, nên một số tiểu bang có thể sẽ không biết kết quả cuối cùng cho đến ngày sau cuộc bầu cử hoặc thậm chí muộn hơn. Các cuộc đua sít sao cũng có thể khiến các hãng thông tấn khó có thể "dự báo" người chiến thắng ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Giống như năm 2020, khi phải mất vài ngày mới công bố kết quả bầu cử Tổng thống, có khả năng các cuộc đua cấp quốc gia cấp cao, bao gồm cả chức Tổng thống, sẽ không được biết cho đến vài ngày sau ngày 5 tháng 11.
Cuộc Bầu Cử Được Chứng Nhận Như Thế Nào?
Sau khi kiểm phiếu, phiếu được chứng nhận ở cấp địa phương và cấp tiểu bang. Sau đó, các tiểu bang sẽ cấp giấy tờ xác định các Đại Cử tri đại diện cho ứng cử viên giành chiến thắng ở tiểu bang. Các Đại Cử tri thường là những người theo đảng phái được bầu hoặc được các viên chức chính trị bổ nhiệm. Họ họp tại tiểu bang của mình vào tháng 12 để bỏ phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Sau đó, Quốc hội mới, họp vào tháng 1, sẽ họp để kiểm phiếu Đại Cử tri và chính thức công bố người chiến thắng. Tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.


Khẩu Chiến Harris-Trump Tăng Nhiệt Trước Ngày Bầu Cử


(Ảnh AP, phối hợp: Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris.)
-Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đầy tranh cãi và căng thẳng hiện chỉ còn một tuần nữa là diễn ra.
Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ, đưa ra "lập luận kết cục" của bà trước cử tri vào tối 29/10/2024 gần Tòa Bạch Ôc. Cựu Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đang vận động tranh cử tại Pennsylvania, 1 trong 7 tiểu bang chiến trường chính trị có khả năng quyết định kết quả chung toàn quốc.
Cả hai ứng cử viên mỗi người đều nói đối phương là không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ bốn năm mới. Họ đang tìm kiếm bất kỳ lợi thế nhỏ nào để thu hút một bộ phận cử tri vẫn còn do dự trong cuộc bỏ phiếu có thể là sít sao nhất của đất nước trong nhiều thập niên.

Các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua gần như ngang tài ngang sức, bà Harris và ông Trump hòa nhau ở một số tiểu bang quan trọng hoặc chỉ dẫn trước hoặc sau một chút, tất cả đều nằm trong biên độ sai số thống kê. Vài ngàn phiếu bầu ở mỗi tiểu bang trong 7 tiểu bang quan trọng có thể chứng minh là rất quan trọng.
Những bài phát biểu vào phút chót của bà Harris và ông Trump có thể thuyết phục một số cử tri còn do dự để đưa ra lựa chọn cuối cùng, nhưng các nỗ lực vận động cử tri đi bỏ phiếu của đôi bên nhắm vào những ủng hộ viên dường như đã cam kết sẽ bỏ phiếu vào giờ chót có thể chứng minh là quyết định hơn nữa.
Theo Phòng thí nghiệm Bầu cử của Đại học Florida, gần 49 triệu người đã bỏ phiếu sớm, tại các điểm bỏ phiếu hoặc qua thư, trước Ngày Bầu cử chính thức vào thứ Ba tuần tới (5/11). Hơn 155 triệu người đã đi bầu trong cuộc bầu cử năm 2020.

Trước khi đến Allentown, Pennsylvania, một thành phố có đa số dân là người gốc Latin, ông Trump đã phát biểu tại khu điền trang Mar-a-Lago ở Florida. Ông mô tả bà Harris là "vô cùng bất tài... một thảm họa hoàn toàn".
Nhưng ông Trump không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các phóng viên và không đề cập đến trò đùa của diễn viên hài Tony Hinchcliffe tại một cuộc mít-tinh của ông hôm 27/10 ở New York. Nội dung câu nói đùa ám chỉ lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ là một "hòn đảo rác nổi".
Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã tránh xa trò đùa này. Ông Trump không công khai bình luận về những phát biểu này, nhưng nói với ABC News rằng ông không biết ông Hinchcliffe.
Ông Trump cũng khẳng định rằng ông không nghe thấy trò đùa này, mặc dù nó đã được phát trên truyền hình và làm hao tốn bút mực của nhiều người. Khi được hỏi ông nghĩ gì về trò đùa này, ông đã không nhân cơ hội này để lên án, ông nhắc lại rằng ông không nghe thấy.

Người Puerto Rico sống trên hòn đảo này là người Mỹ, nhưng không được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vì chỉ những người sống ở các tiểu bang của Hoa Kỳ, không phải các vùng lãnh thổ, mới được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống. Nhưng hàng trăm ngàn người lớn lên trên đảo đã chuyển đến đất liền Hoa Kỳ, cũng như người thân của họ, và họ có thể bỏ phiếu ở bất kỳ tiểu bang nào họ sinh sống.
Với hàng trăm ngàn phiếu bầu của người Puerto Rico đóng vai trò quan trọng đối với kết quả ở một số tiểu bang chiến trường, chiến dịch của bà Harris đã nhanh chóng tạo ra một quảng cáo kỹ thuật số nói rằng cử tri gốc Latin "xứng đáng được hưởng nhiều hơn" những gì cựu Tổng thống nêu lên.
Một viên chức trong chiến dịch tranh cử của bà Harris nói với NBC News rằng quảng cáo dài 30 giây sẽ được phát trực tuyến tại các tiểu bang chiến trường trên các nền tảng như YouTube TV, Hulu và Snapchat, nơi người gốc Latin sử dụng nhiều phương tiện truyền thông này.
Riêng Pennsylvania, nơi mà cả hai ứng cử viên đều coi là yếu tố quan trọng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, là nơi sinh sống của hơn 300.000 cử tri Puerto Rico đủ điều kiện, theo Trung tâm dữ liệu Latino tại Đại học Los Angeles ở tiểu bang California.
Ngoài ra, còn có một số lượng lớn người Puerto Rico ở North Carolina, Wisconsin và Michigan, 3 tiểu bang chiến trường khác.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, bà Harris và ông Trump đã thường xuyên có những lời qua tiếng lại nhục mạ lẫn nhau.
Ông Trump đã mô tả bà Harris là người có chỉ số IQ thấp và nói rằng bà sẽ giống như "một món đồ chơi" cho các nhà lãnh đạo thế giới khác. "Họ sẽ giẫm đạp lên bà ấy", ông đã nói như vậy.
Một số cựu Phụ tá hàng đầu của ông Trump trong nhiệm kỳ 2017-2021 của ông tại Tòa Bạch Ốc đã mô tả ông là một kẻ phát-xít với ý định cai trị nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là một người độc đoán. Bà Harris nói bà đồng ý với mô tả này.
Ông Trump đáp trả bằng cách chế giễu để mô tả bà Harris theo cách tương tự.
Bà Harris thực hiện 5 cuộc phỏng vấn trước bài phát biểu của bà tại Ellipse, nơi bà dự định mô tả ông Trump là mối đe dọa đối với nền Dân chủ Hoa Kỳ.
Ellipse là cùng một địa điểm mà ông Trump đã kêu gọi các ủng hộ viên vào ngày 6 tháng 1 năm 2021 hãy đến Điện Capitol và "chiến đấu hết sức mình" để cố gắng ngăn chặn Quốc hội chứng nhận chiến thắng của đảng viên Dân chủ Joe Biden, người đã đánh bại ông trong cuộc bầu cử năm 2020.
Hơn 1.500 người biểu tình đã bị bắt vì vai trò của họ trong cuộc bạo loạn sau đó tại trụ sở chính phủ Hoa Kỳ, nơi 140 nhân viên thực thi pháp luật bị thương. Những người biểu tình đã gây ra thiệt hại tài sản trị giá 2,9 triệu Mỹ kim cho Điện Capitol khi họ đập vỡ cửa sổ và cửa ra vào và ập vào các văn phòng Quốc hội.
Hơn 1.000 kẻ bạo loạn đã bị kết án vì một loạt các tội danh, với một số tội phạm nghiêm trọng nhất bị kết án nhiều năm tù.

Ông Trump nói nếu ông thắng cử, ông có thể ân xá cho họ.
Phe bà Harris cho biết trong bài phát biểu của mình, bà sẽ đối chiếu những gì bà nói nhiệm kỳ Tổng thống của bà sẽ bao gồm so với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, cho rằng ông Trump sẽ tập trung "vào bản thân và 'danh sách kẻ thù' của ông ta thay vì người dân Mỹ", trong khi bà sẽ "thức dậy mỗi ngày và tập trung vào 'danh sách việc cần làm' về các ưu tiên để giảm chi phí và giúp người Mỹ sống tốt hơn".
Bà Harris thường nói rằng đã đến lúc "lật trang" kỷ nguyên Trump.
Các cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ không được quyết định bởi số phiếu phổ thông toàn quốc mà thông qua số phiếu của Đại Cử tri đoàn, biến cuộc bầu cử thành 50 cuộc đua từng tiểu bang, với 48 trong số 50 tiểu bang trao tất cả số phiếu Đại Cử tri của họ cho người chiến thắng tại tiểu bang của họ, hoặc là bà Harris hoặc ông Trump. Nebraska và Maine phân bổ số phiếu của họ theo cả số phiếu bầu trên toàn tiểu bang và số phiếu bầu của khu vực Quốc hội.
Số phiếu Đại Cử tri ở mỗi tiểu bang dựa trên dân số, vì vậy các tiểu bang lớn nhất có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định kết quả chung của toàn quốc, người chiến thắng cần 270 trong số 538 phiếu Đại Cử tri để giành chức Tổng thống.
Các cuộc thăm dò cho thấy bà Harris hoặc ông Trump nắm giữ lợi thế đáng kể hoặc khá thoải mái ở 43 tiểu bang, đủ để mỗi người có được 200 phiếu Đại Cử tri hoặc hơn. Ngoại trừ một cuộc lội ngược giòng ở một trong những tiểu bang đó, kết quả sẽ thuộc về 7 tiểu bang còn lại – một nhóm 3 tiểu bang phía Bắc (Michigan, Pennsylvania và Wisconsin), 2 tiểu bang ở Đông-Nam (Georgia và North Carolina) và 2 tiểu bang ở Tây-Nam (Arizona và Nevada).
Việc thăm dò ở 7 tiểu bang dễ dàng nằm trong biên độ sai số thống kê, khiến kết quả không chắc chắn ở cả 7 tiểu bang.


Tại Nơi Khởi Phát Vụ 6/1/2021, Bà Harris Cảnh Báo Về Các Mối Nguy Nếu Ông Trump Lại Làm Tổng Thống


(Hình REUTERS: Bà Kamala Harris phát biểu tối 29/10/2024.)
-Vào tối 29/10/2024, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris cảnh báo với hàng chục ngàn người tập trung tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn trong cuộc vận động lớn nhất từ trước đến nay của bà rằng ông Donald Trump, đối thủ của bà bên đảng Cộng hòa, đang muốn có quyền lực vô biên.
Bà Harris phát biểu như vậy khi cuộc đua của hai ông bà bước vào tuần cuối cùng. Cuộc mít-tinh ngoài trời mà ban vận động tranh cử của bà ước tính có hơn 75.000 người tham gia diễn ra tại địa điểm gần Tòa Bạch Ốc, nơi vào ngày 6/1/2021, ông Trump đã phát biểu trước những người ủng hộ ông, trước khi họ tấn công Điện Capitol Hoa Kỳ, tức tòa nhà Quốc hội.
"Chúng ta đã biết Donald Trump là ai rồi", bà Harris nói. Bà nói rằng vị Tổng thống khi đó đã đưa một đám đông có vũ trang đến Điện Capitol để cố gắng lật ngược thất bại của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020.
"Đây là một người không ổn định, ám ảnh với chuyện trả thù, luôn bất bình và muốn có quyền lực vô biên", bà Harris phát biểu. Ban vận động của bà nói rằng đây là diễn văn khép lại hoạt động tranh cử trước cuộc bầu cử sít sao vào ngày 5/11.

Bà Harris đứng trên sân khấu được trang hoàng cờ Mỹ và bao quanh là các biểu ngữ màu xanh và trắng có giòng chữ "Tự do", phía sau là Tòa Bạch Ốc được ánh đèn chiếu sáng rực rỡ.
Đám đông bao gồm những người lớn tuổi và sinh viên Đại học, những người đến từ ngoại quốc, từ New York và từ Virginia gần đó.
Saul Schwartz, cựu nhân viên chính phủ liên bang đến từ Alexandria, Virginia, nói: "Điều quan trọng là chúng ta đừng có quay lại những chính sách khủng khiếp trong quá khứ dưới thời Tổng thống Trump".
"Bà ấy là tất cả những gì tôi luôn mong muốn ở một vị Tổng thống. Bà ấy vui vẻ. Bà ấy chân thật, mạnh mẽ. Và bà ấy là một phụ nữ", bà Danielle Hoffmann đến từ Staten Island, New York, bày tỏ. "Đã đến lúc các ông, tôi xin lỗi nhé, phải ngồi ở hàng ghế sau vì giờ chúng tôi là người lái xe", bà nói với nam giới nói chung. Bà lưu ý rằng chồng bà là một người ủng hộ ông Trump.


(Hình REUTERS: Quang cảnh bà Harris phát biểu tối 29/10/2024.)
Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos hôm 29/10 cho thấy tỷ lệ dẫn trước của bà Harris đã giảm xuống chỉ còn 44%, trong khi ông Trump được 43% sốngười ủng hộ trong số cử tri đã đăng ký.
Bà Harris đã dẫn trước ông Trump trong mọi cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos kể từ khi bà tham gia cuộc đua vào tháng 7, nhưng lợi thế của bà đã giảm dần kể từ cuối tháng 9.
Ông Trump và các đồng minh của ông đã tìm cách hạ giảm mức độ nghiêm trọng của vụ bạo lực ngày 6/1.
Hàng ngàn người ủng hộ ông đã xông vào Điện Capitol, khiến các nhà Lập pháp phải chạy trốn để giữ mạng sống sau bài phát biểu của ông Trump ở công viên Ellipse, tại đó, với tư cách là Tổng thống, ông đã nói với đám đông "hãy chiến đấu chết thôi" để ngăn chặn Quốc hội phê chuẩn việc ông thất cử.
Bốn người đã chết trong cuộc bạo loạn sau đó tại Điện Capitol, và một sĩ quan cảnh sát bảo vệ Điện Capitol chết vào ngày hôm sau. Ông Trump nói rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ ân xá cho hơn 1.500 người tham gia đã bị buộc tội.

Bà Harris nói với đám đông: "Chúng ta phải ngừng đổ lỗi và bắt đầu khoác tay nhau đoàn kết lại", bà cũng kêu gọi người Mỹ chấm dứt những diễn ngôn gây chia rẽ.
Đi sâu vào chính sách đối ngoại, bà Harris cố mô tả ông Trump là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trong khi lại thân thiện với những kẻ chuyên quyền như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, và ông không thể là người được các đồng minh tin tưởng.
Trước đó, tại Florida, cũng hôm 29/10, ban vận động tranh cử của ông Trump đã cố gắng bỏ lại phía sau những lời lẽ phân biệt chủng tộc và thô tục khác do các đồng minh nói ra tại cuộc vận động của ông ở New York vào ngày 27/10. Ông Trump gọi sự kiện này là "một lễ hội tình yêu tuyệt đỉnh".
Theo Trung tâm bầu cử tại Đại học Florida, khoảng 51 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu rồi trong cuộc bầu cử sẽ quyết định ai sẽ điều hành quốc gia giàu có và quyền lực nhất thế giới trong 4 năm tới.
Ông Trump cho rằng bà Harris sẽ quá nguy hiểm nếu làm Tổng thống, đồng thời chỉ ra các cuộc chiến tranh ở ngoại quốc và mức độ nhập cư cao trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống của bà.
Ông nói bà đã tiến hành một chiến dịch vận động có tính chất hủy hoại. "Nhưng thực sự hơn bất cứ điều gì khác, đó là một chiến dịch đầy thù ghét", ông nói.
Ông Trump xoáy vào khai thác sự bất mãn của cử tri về giá cả gia tăng và tình trạng nhập cư, trong khi bà Harris nhấn mạnh đến quyền phá thai và mô tả ông Trump là người có ý muốn trở thành nhà độc tài sẽ phá hoại nền Dân chủ Hoa Kỳ.


Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2024: Kamala Harris Kêu Gọi Cử Tri "Cho Trump Đi Vào Dĩ Vãng"
(Phan Minh)


(Hình REUTERS - Jonathan Drake: Ứng viên Tổng thống thuộc đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vận động tranh cử tại Đại học East Carolina ở Greenville, tiểu bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ, ngày 13/10/2024.)
-Hôm 30/10/2024, Ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 Kamala Harris tiếp tục vận động cử tri tại "những tiểu bang dao động", có thể quyết định kết quả bầu cử, một ngày sau cuộc tập hợp lớn của bà ở Hoa Thịnh Ðốn, được coi là "bản cáo trạng cuối cùng" chống lại ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Trước hơn 75.000 người tập trung tại thủ đô Hoa Kỳ, đương kim Phó Tổng thống Harris tuyên bố đã đến lúc "cho Trump đi vào dĩ vãng" và cáo buộc cựu Tổng thống "thần kinh không ổn định, bị ám ảnh bởi sự trả thù và tìm kiếm quyền lực vô hạn".
Hôm 30/10, Kamala Harris lần đầu tiên tới vận động cử tri ở Raleigh, tiểu bang Bắc Carolina. Đây là nơi bà Harris có nhiều cơ hội chiến thắng, mặc dù lần cuối tiểu bang này bỏ phiếu ủng hộ đảng Dân chủ là vào năm 2008 cho Barack Obama. Trong cùng ngày, Donald Trump cũng đi vận động tranh cử tại Bắc Carolina, dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của tiểu bang miền Đông-Nam Hoa Kỳ này.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 cũng đánh dấu sự chênh lệch chưa từng có trong phiếu bầu giữa các giới.
Từ Miami, thông tín viên David Thomson của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về bài phóng sự:
Alex Stein là một YouTuber ủng hộ Trump, thường đưa ra những thông điệp mang tính khiêu khích.Trên mạng xã hội, anh có gần 1 triệu người đăng ký. Người có tầm ảnh hưởng này đã tổ chức một hội nghị tại Đại học Quốc tế Miami để rao giảng về sự tinh túy của nam giới và kêu gọi bỏ phiếu cho Donald Trump. Đối với Alex, nước Mỹ không thể do một phụ nữ lãnh đạo.
Alex nói: "Dù muốn hay không thì thế giới của chúng ta có phần coi thường phụ nữ. Đúng, chế độ phụ hệ có tồn tại. Tôi biết điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng tôi cảm thấy đàn ông muốn được lãnh đạo bởi đàn ông".
Hàng trăm sinh viên đã đến nghe Alex. Nhiều người đội chiếc mũ màu đỏ in giòng chữ Make America Great Again, như Edward, cậu học sinh Trung học 18 tuổi này lớn lên cùng #MeToo, phong trào mà theo cậu đã đi quá giới hạn. Giờ đây, Edward nhìn thấy ở Trump một người bảo vệ nam giới bị chủ nghĩa nữ quyền bóp nghẹt.
Edward nói: "Văn hóa đã ngả sang nữ giới. Chẳng hạn trong bộ phim Chiến tranh Giữa các Vì sao. Trong 3 tập Star Wars gần đây nhất, chỉ có những vai nữ, chỉ có các diễn viên nữ được tôn vinh. Còn những vai phản diện chính đều là đàn ông da trắng. Kết quả là đàn ông cảm thấy bị lãng quên, họ chỉ muốn cảm thấy thoải mái. Và dường như đàn ông có thể tìm thấy chính mình trong chính trị hay trò chơi điện tử. Họ đã bị đảng Dân chủ gạt ra bên lề. Hãy lắng nghe tất cả những gì đảng Dân chủ đã tuyên bố trước cuộc bầu cử này. Họ nói đàn ông xấu xa".

Chưa bao giờ trong một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, sự chênh lệch trong phiếu bầu giữa các giới lại lớn đến thế. Theo cuộc thăm dò của New York Times/Siena hồi tháng 8, đối với cử tri nam dưới 30 tuổi, Donald Trump dường như dẫn trước Harris 13%. Còn đối với cử tri nữ cùng tuổi, bà Harris dẫn trước đối thủ theo phe bảo thủ hơn 38%, tức là tỷ lệ chênh lệch giới tính (gender gap) vượt quá 50%.


Bộ An Ninh Nội Địa Cảnh Báo Các Mối Đe Dọa Bầu Cử Mỹ


(Hình REUTERS: Bỏ phiếu sớm tại Milwaukee, Wisconsin, ngày 23/10/2024.)
-Một loạt các cuộc tấn công vào các hòm phiếu trên khắp Hoa Kỳ đang làm gia tăng áp lực lên các viên chức tiểu bang và địa phương, những người đang hy vọng giám sát một cuộc bầu cử Tổng thống an toàn và ôn hòa, cho cả cuộc bỏ phiếu sớm đang diễn ra trên khắp đất nước và khi hàng triệu người Mỹ đi bỏ phiếu vào tuần tới.
Tiểu bang Washington ở Tây-Bắc Hoa Kỳ đã xác nhận với VOA hôm 28/10/2024 rằng cảnh sát địa phương và Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang điều tra các báo cáo về một "thiết bị gây cháy" bị nghi ngờ đã được đặt trong một hòm phiếu ở Vancouver, Washington, vào sáng ngày 28/10.
Các viên chức cho biết không có ai bị thương nhưng một số lá phiếu đã bị hư hại. Đoạn video do truyền thông địa phương thu thập được cho thấy lính cứu hỏa đang phản ứng tại hiện trường, với một số lá phiếu đang cháy trên mặt đất.
Các viên chức tại Portland, Oregon, gần đó đã báo cáo rằng một trong những thùng phiếu của họ cũng đã bị tấn công bằng một thiết bị gây cháy, khoảng 30 phút trước đó. Nhưng một hệ thống chữa cháy bên trong thùng đựng đã ngăn chặn được thiệt hại, chỉ 3 lá phiếu bị hỏng.
"Đừng nhầm lẫn, một cuộc tấn công vào thùng phiếu là một cuộc tấn công vào nền Dân chủ của chúng ta và hoàn toàn không thể chấp nhận được, người phụ trách bầu cử Oregon LaVonne Griffin-Valade cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Người phụ trách bầu cử của tiểu bang Washington cũng lên án các cuộc tấn công rõ ràng này.
"Tôi cực lực lên án bất kỳ hành vi khủng bố nào nhằm phá hoại các cuộc bầu cử hợp pháp và công bằng tại tiểu bang Washington", ông Steve Hobbs nói. "Chúng tôi coi trọng sự an toàn của những người làm công tác bầu cử và sẽ không dung thứ cho những mối đe dọa hoặc hành vi bạo lực nhằm phá hoại tiến trình dân chủ".
Các cuộc tấn công vào hòm phiếu ở 2 tiểu bang Washington và Oregon diễn ra sau vụ tấn công vào hộp thư đựng phiếu bầu ở Phoenix, Arizona, thuộc Tây-Nam nước Mỹ vào tuần trước. Các viên chức ở đó đã bắt giữ một nghi phạm vì đã đốt hộp thư, làm hư hại khoảng 20 lá phiếu.
Hàng loạt vụ tấn công vào hộp thư và thùng đựng phiếu diễn ra, khi các viên chức an ninh Hoa Kỳ đang đưa ra những cảnh báo mới về nguy cơ bạo lực liên quan đến bầu cử do những kẻ cực đoan có trụ sở tại Hoa Kỳ gây ra.
"Chúng tôi dự đoán DVE [những kẻ cực đoan bạo lực trong nước] sẽ gây ra mối đe dọa thể chất đáng kể nhất đối với các viên chức chính phủ, cử tri, nhân viên và cơ sở hạ tầng liên quan đến bầu cử", Bộ An ninh Nội địa (DHS) cho biết trong một đánh giá công khai được ban hành vào cuối tháng 9.
Đánh giá cho biết các mục tiêu tiềm năng bao gồm "các điểm bỏ phiếu, nơi có thùng phiếu, địa điểm đăng ký cử tri, sự kiện vận động tranh cử, văn phòng đảng phái chính trị và địa điểm kiểm phiếu".
Đánh giá của DHS cảnh báo rằng mối đe dọa lớn nhất có thể xuất phát từ những gì được mô tả là "các DVE [những kẻ cực đoan bạo lực trong nước] chống chính phủ hoặc chống chính quyền, nhiều người trong số họ có thể sẽ bị truyền cảm hứng từ các bất bình về chính sách đảng phái hoặc các thuyết âm mưu".
DHS và FBI cũng đã khuếch đại các cảnh báo của họ trong một loạt các bản tin an ninh được gửi đến các cơ quan cảnh sát trên khắp cả nước, một số trong số đó được Property of the People, một nhóm phi lợi nhuận tự mô tả là "tận tụy theo đuổi sự minh bạch của chính phủ một cách quyết liệt", thu thập được.

Một số bản tin mà VOA xem xét đã trích dẫn những lời kêu gọi ngày càng tăng trên mạng xã hội về các cuộc tấn công vào hòm phiếu, cũng như những lời kêu gọi ngày càng tăng về nội chiến sau vụ ám sát hụt cựu Tổng thống và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 7.
"Hoa Kỳ vẫn đang trong môi trường đe dọa gia tăng, năng động và chúng tôi tiếp tục chia sẻ thông tin với các đối tác thực thi pháp luật của mình về các mối đe dọa do những kẻ cực đoan bạo lực trong nước gây ra trong bối cảnh cuộc bầu cử năm 2024", một phát ngôn viên của DHS nói với VOA khi được hỏi về các bản tin.
"DHS tiếp tục làm việc với các đối tác của chúng tôi để đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa mới nổi có thể phát sinh từ các tác nhân trong nước hoặc ngoại quốc", phát ngôn viên nói thêm. "Bộ tiếp tục khuyến cáo các đối tác liên bang, tiểu bang và địa phương luôn cảnh giác với các mối đe dọa tiềm ẩn và khuyến khích công chúng báo cáo bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào cho chính quyền địa phương".
Trong khi các viên chức an ninh Hoa Kỳ tin rằng mối đe dọa bạo lực lớn nhất có thể đến từ những kẻ cực đoan chống chính phủ hoặc chống chính quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, các viên chức tình báo Hoa Kỳ đã nêu lên mối lo ngại rằng các đối thủ như Iran và Nga cũng có thể thúc đẩy họ thực hiện các cuộc tấn công.
Một đánh giá tình báo Hoa Kỳ đã được giải mật được công bố vào tuần trước đã cảnh báo các viên chức "ngày càng tin tưởng" rằng Nga đang bắt đầu tham gia vào các kế hoạch "nhắm vào việc xúi giục bạo động".
Tình báo cũng đánh giá thêm rằng Iran cũng "có thể nỗ lực xúi giục bạo động".


Liên Hiệp Âu Châu Chuẩn Bị Cho Giả Thuyết Donald Trump Thắng Cử Như Thế Nào?
(Anh Vũ)


(Hình AP - Francisco Seco, tư liệu: Tổng thống Mỹ Donald Trump (hàng đầu phải) trong cuộc họp thượng đỉnh NATO tại Watford, Anh Quốc, ngày 4/12/2019.)
-Trong nhiệm kỳ đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc, ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế và các cơ quan Liên Hiệp Quốc. Vào thời kỳ đó, các viên chức cấp cao trong nhóm của ông đã hành động như " rào cản" và Âu Châu không rơi vào tình trạng xung đột trên lãnh thổ của mình. Giờ đây, trước khả năng nhà tỉ phú quay trở lại nắm quyền, Âu Châu đang tích cực chuẩn bị để tự bảo vệ mình.
Ông Donald Trump hứa, nếu trở thành Tổng thống một lần nữa, sẽ theo đuổi một số mục tiêu đang gây lo ngại ở ngoại quốc, cho dù những mục tiêu đó rõ ràng là không dễ gì thực hiện được. Đặc biệt, ông cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraine "trong 24 tiếng đồng hồ" bằng cách đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, yêu cầu Âu Châu hoàn trả hàng tỉ Mỹ kim viện trợ của Mỹ cho Ukraine, dọa lại rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris và đánh thuế hàng nhập cảng cao – trong một số trường hợp có thể lên tới 200%.

Khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11 đang đến gần, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh dữ dội, các nhà lãnh đạo Âu Châu đã chuẩn bị cho giả thuyết đảng Cộng hòa có thể trở lại nắm quyền. So với trong nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump, Âu Châu ngày nay mong manh hơn khi chiến tranh đã nổ ra trên lục địa với cuộc xâm lược Ukraine trên quy mô lớn của Nga từ năm 2022.
Hơn nữa, cựu Tổng thống Mỹ còn khẳng định lại ý định tiếp tục chính sách theo chủ nghĩa biệt lập của mình, "Nước Mỹ trên hết". Ông dự tính sẽ đi xa hơn so với những gì đã làm trong nhiệm kỳ đầu ở Tòa Bạch Ốc. Viễn cảnh về một "Trump 2.0" làm dấy lên nỗi lo sợ ngày càng tăng.
Oscar Winberg, chuyên gia về chính trị Mỹ tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Turku, Phần Lan, giải thích: "Trong cuộc bầu cử năm 2016, Trump chưa thực sự sẵn sàng để giành chiến thắng, vì vậy ông ấy phải dựa vào các nhân vật mạnh trong đảng và các tướng lĩnh quân đội để tạo dựng hình ảnh về 'sức mạnh'. Nhưng lần này, Trump đã có 4, thậm chí là 8 năm để chuẩn bị, ông ta có ý định bổ sung vào chính quyền những người bảo thủ và trung thành, đồng thời sa thải các viên chức phi chính trị. Các rào cản trước kia từng giới hạn quyền lực của ông ấy nay không còn nữa".
Mối Đe Dọa Nga Trở Lại
Khả năng Donald Trump tái đắc cử làm dấy lên 2 mối lo ngại lớn ở Âu Châu, liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và cam kết của Mỹ trong Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO). Theo Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, tỉ phú thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố rằng ông "sẽ không chi một xu" cho Ukraine nếu ông thắng cử, và muốn tìm kiếm một "thỏa thuận hòa bình" thông qua đàm phán với Vladimir Putin. Một thỏa thuận như vậy có thể sẽ buộc Ukraine phải nhượng bộ đau đớn, bao gồm cả việc nhượng lại các vùng lãnh thổ phía Đông, làm gia tăng mối đe dọa từ Nga đối với Âu Châu.

Để tránh điều đó, các biện pháp hỗ trợ lâu dài cho Ukraine đã được đưa ra ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Mùa Hè này, NATO đã công bố thành lập Phái bộ Hỗ trợ và Huấn luyện An ninh Ukraine (Nsatu), đóng trụ sở tại Đức, để trực tiếp điều phối việc huấn luyện quân đội Ukraine và cung cấp thiết bị quân sự mà không phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Về phần mình, G7, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Ý Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Nhật Bản, đã hoàn tất khoản vay dài hạn trị giá 50 tỉ Mỹ kim cho Ukraine, chủ yếu được lấy từ lãi suất của tài sản Nga bị đóng băng ở Âu Châu.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đã hỗ trợ các đồng minh Âu Châu của mình bằng cách bảo đảm rằng gói 20 tỉ Mỹ kim mà Hoa Kỳ lên kế hoạch sẽ có sẵn vào cuối năm nay. Quốc hội Mỹ đã thông qua 5 đạo luật viện trợ cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh, với tổng số tiền là 175 tỉ Mỹ kim, trong đó có 106 tỉ được phân bổ trực tiếp cho chính phủ Ukraine. Tại cuộc họp báo giữa tháng 10 ở Riga, Latvia, James O'Brien, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Âu Châu và Á-Âu, cho biết Joe Biden sẽ "rút cạn" số tiền mà Quốc hội Mỹ đã phân bổ cho Ukraine trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) đang chuẩn bị tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong trường hợp Donald Trump trở lại nắm quyền, nhưng đang gặp trở ngại nội bộ. Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban, thân Vladimir Putin, đe dọa chặn viện trợ của EU cho Ukraine và vẫn đấu tranh dho việc dỡ bỏ trừng phạt Mạc Tư Khoa. Trong khi đó bất kỳ biện pháp trừng phạt nào trong EU đều cần có sự đồng thuận nhất trí của 27 quốc gia thành viên.
Lo Ngại Từ NATO
Mặt khác, Âu Châu cũng phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Không biết liệu có thể trông cậy vào Mỹ lâu hơn hay không, một số nước Âu Châu đã tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển sản xuất vũ khí trong nước.
NATO vẫn là một nguồn cơn gây lo ngại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn rời khỏi Liên Minh và theo cựu ủy viên Âu Châu Thierry Breton, ông ta có lẽ đã nói rõ điều đó với Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu: "Trump đã nói với Ursula: 'Các vị phải hãy hiểu rằng nếu Âu Châu bị tấn công, chúng tôi sẽ không bao giờ đến giúp đỡ và hỗ trợ các vị và hơn nữa, NATO đã chết và chúng tôi sẽ ra đi, chúng tôi sẽ rời khỏi NATO". Cựu Tổng thống cho biết đã chán ngấy "những kẻ trục lợi (Âu Châu)" được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Mỹ trong khi không hoàn thành chỉ tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng. Vào thời điểm đó, chỉ có 3 trong số 32 thành viên của Liên minh đạt đến ngưỡng này.

Kể từ đó đến giờ, 23 trong số 32 thành viên NATO đã đạt được mục tiêu này, một phần là do mối đe dọa từ Nga. Nhưng Donald Trump vẫn không thỏa mãn. Tại một cuộc họp ở tiểu bang Nam Carolina hồi đầu năm nay, ông tuyên bố sẽ để Nga "làm những gì họ muốn" với các nước NATO chưa đạt tới ngưỡng đóng góp này. Mặc dù một Tổng thống Mỹ không thể đơn phương rút đất nước khỏi NATO – theo một đạo luật được thông qua năm 2023, cần phải có sự chấp thuận của Thượng viện đối với quyết định như vậy. Tuy nhiên, mối đe dọa từ Donald Trump là có thật, vì nó đặt ra câu hỏi về nguyên tắc vàng về phòng thủ chung của Liên Minh.
Chuyên gia Oscar Winberg giải thích: "Không cần phải chính thức rời khỏi Liên Minh, chỉ cần Trump tuyên bố công khai rằng ông ấy sẽ không tôn trọng cam kết này nữa. Trên thực tế, điều đó đồng nghĩa với việc rút ra và với tư cách là Tổng thống, ông ấy sẽ có thẩm quyền làm như vậy". Theo trang tin Politico, nỗi lo sợ về kịch bản này đã thúc đẩy các nhà ngoại giao Âu Châu cố gắng thuyết phục Donald Trump và các Cố vấn của ông có lập trường ôn hòa hơn.
Âu Châu Trả Miếng Thương Mại "Nhanh và Rắn"
Donald Trump cũng đe dọa áp thuế đối với hàng nhập cảng để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Các mức thuế đó có thể đạt tới 60% đối với hàng xuất cảng từ Trung Quốc và 10% đối với hàng xuất cảng từ Âu Châu.
Các nhà Kinh tế đã cảnh báo rằng tình huống như vậy có thể gây ra một cuộc chiến thương mại thực sự. Theo Oscar Winberg, ngay cả khi Âu Châu cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại, Liên Hiệp Âu Châu vẫn dễ bị tổn thương "khi đối mặt với một người khó đoán trong Tòa Bạch Ốc". Âu Châu không có nhiều chiến lược dự phòng cũng như kế hoạch hành động trong trường hợp cần thiết. Đó là kế hoạch đáp trả để buộc Donald Trump trở lại bàn đàm phán. "Chúng tôi sẽ phản ứng nhanh và cứng rắn ", một nhà ngoại giao cấp cao của Âu Châu nói với Politico.
Bất chấp các biện pháp bảo hộ mà Âu Châu khai triển, Oscar Winberg tin rằng một chiến thắng dành cho Donald Trump nhìn chung có thể sẽ "rất tai hại" đối với những người ủng hộ chủ nghĩa Tự do và Dân chủ của Lục địa già.


Tại sao ông Trump thăm hai tiểu bang ủng hộ Đảng Dân chủ khi cận kề Ngày Bầu cử?
(Thiên Vân)


(Đám đông reo hò khi cựu đề cử viên tổng thống 2024 của Đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên sân khấu để phát biểu trong một buổi tập trung vận động tranh cử tại Trung tâm Aero ở Wilmington, Bắc Carolina, ngày 21 tháng 9 năm 2024.)
-Trong tuần lễ cuối cùng trước Ngày Bầu cử (5/11), cựu Tổng thống Donald Trump đang dành thời gian ghé thăm hai tiểu bang có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ, chứ không phải ở bảy tiểu bang chiến trường quan trọng vốn có khả năng quyết định xem liệu ông Trump, đề cử viên cho vị trí tổng thống của Đảng Cộng hòa, hay bà Kamala Harris, đề cử viên cho vị trí tổng thống của Đảng Dân chủ, đắc cử trở thành Tổng thống thứ 47 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tại sao ông Trump có lựa chọn như vậy vào chặng nước rút trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024?
Vào thứ Năm (31/10), đúng vào dịp lễ Halloween, cựu Tổng thống Trump dự kiến sẽ tổ chức một buổi vận động tranh cử tại tiểu bang New Mexico, và ngay sau đó vào hôm thứ Bảy (2/11), ông dự kiến sẽ ghé thăm tiểu bang Virginia. Cả hai tiểu bang này từng là những tiểu bang chiến trường quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống trước đây, nhưng đã chuyển hướng ủng hộ hoàn toàn Đảng Dân chủ trong hai thập kỷ qua.
Thực tế, lần cuối cùng một đề cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng tại cả hai tiểu bang này đã diễn ra cách đây 20 năm, thời điểm Tổng thống George W. Bush tái đắc cử.

Vậy tại sao, khi thời gian đang trở nên vô cùng quý giá cho các buổi vận động tranh cử và đồng hồ đang nhanh chóng đếm ngược đến Ngày Bầu cử, ông Trump lại dành thời gian tranh cử ở New Mexico và Virginia?
Không giống như các buổi vận động tranh cử có quy mô lớn vào hôm Chủ Nhật (27/10) vừa qua tại thành phố New York và vào hai tuần trước tại miền nam California – những tiểu bang vốn đã gắn bó vững chắc với Đảng Dân chủ mà chiến dịch của ông Trump không có khả năng lật ngược, cựu Tổng thống Trump và đội ngũ của ông đã nhìn thấy cơ hội giành được chiến thắng ở hai tiểu bang Virginia và New Mexico.
“Như Tổng thống Trump đã nói, ông sẽ là tổng thống của tất cả người dân Hoa Kỳ, bao gồm cả những cử tri ở các tiểu bang có truyền thống ủng hộ Đảng Dân chủ mà Kamala Harris và Đảng Dân chủ đã bỏ mặc. Các chính sách tự do nguy hiểm của Kamala Harris đã khiến cử tri khắp Hoa Kỳ thất vọng – từ Bronx, tới Virginia và New Mexico – và đây là lý do tại sao Tổng thống Trump đang trực tiếp mang thông điệp ‘Nước Mỹ trên hết’ của ông đến với người dân”, bà Anna Kelley, phát ngôn viên của Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, tuyên bố trong một thông cáo với đài Fox News.
Chưa có nhiều khảo sát ý kiến cử tri tại tiểu bang New Mexico, nhưng các cuộc khảo sát gần đây nhất cho thấy bà Harris đang dẫn trước ông Trump từ 5 đến 9 điểm phần trăm, mặc dù có một khảo sát cho thấy cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tại New Mexico đang rất sát sao để giành được năm phiếu đại cử tri của tiểu bang này.
“Trump đang lãng phí thời gian của mình khi viếng thăm tiểu bang của chúng tôi, vì các khảo sát cho thấy người dân New Mexico sẽ tiếp tục phản đối chủ nghĩa cực đoan MAGA và ngôn từ chia rẽ của ông ấy”, ông Daniel Garcia, phát ngôn viên của Đảng Dân chủ New Mexico, khẳng định dứt khoát trong một thông cáo báo chí.

Khi đề cập đến buổi vận động tranh cử vào đúng dịp lễ Halloween ngày 31 tháng 10 của cựu Tổng thống Trump tại thành phố Albuquerque, ông Garcia đã không ngần ngại mỉa mai ông Trump, là “một quả cam lớn tròn trịa sẽ xuất hiện tại Albuquerque vào ngày Halloween, và chúng tôi không hề nói đến quả bí ngô”.
Ông Trump chưa từng tới thăm tiểu bang New Mexico trong năm năm qua.
Tình hình lại trở nên khác biệt tại tiểu bang Virginia, nơi cựu tổng thống đã tổ chức một buổi vận động tranh cử quy mô lớn ở góc đông nam của tiểu bang vào tháng Sáu.
Vào hôm thứ Bảy (2/11), ông Trump sẽ tổ chức một cuộc vận động tranh cử tại thành phố Salem, tiểu bang Virginia, ở góc phía tây nam nơi cử tri có thiên hướng theo chủ nghĩa bảo thủ.
Các cuộc khảo sát tại tiểu bang Virginia cho thấy bà Harris, đề cử viên cho vị trí tổng thống năm 2024 của Đảng Dân chủ, vẫn đang dẫn trước ông Trump từ 3-6 điểm đến khoảng 10-12 điểm phần trăm.
“Chúng tôi thực sự có cơ hội giành chiến thắng tại Virginia – một tiểu bang mà trong nhiều thập niên rồi Đảng Cộng hòa chưa thể giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống”, ông Trump chia sẻ với các thành viên Đảng Cộng hòa tại Virginia trong một buổi vận động tranh cử trực tuyến vào tháng Chín.
Đó cũng là lập luận mà ông Glenn Youngkin, Thống đốc Đảng Cộng hòa, của tiểu bang Virginia đang đưa ra.
Tuy nhiên, có thể có một động lực khác khiến ông Trump ghé thăm Virginia.
Vào hôm thứ Sáu (25/10), ông Trump đã không ngần ngại chỉ trích phán quyết của một thẩm phán liên bang yêu cầu Virginia khôi phục hơn 1.500 người trở lại danh sách cử tri của tiểu bang này. Sau đó, cựu Tổng thống Trump đã đưa ra cáo buộc nhưng không đưa ra bằng chứng rằng bà Kamala Harris đã đứng sau quyết định này, đồng thời lên án rằng đây là hành vi “can thiệp bầu cử”.

Vào hôm Chủ Nhật (27/10), tiểu bang Virginia đã gửi đơn yêu cầu tạm hoãn khẩn cấp đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ nhằm lật ngược phán quyết của tòa án cấp dưới. Phán quyết này yêu cầu tiểu bang tạm dừng nỗ lực loại bỏ những người bị nghi ngờ không phải là công dân Hoa Kỳ khỏi danh sách cử tri.
Ông David Richards, Chuyên gia khoa học chính trị kỳ cựu tại tiểu bang Virginia từ Đại học Lynchburg, chia sẻ với đài Fox News rằng: “Dựa trên các khảo sát tôi đang theo dõi, không rõ liệu buổi vận động tranh cử này có giúp Trump giành chiến thắng tại Virginia hay không. Tuy nhiên, tôi nghĩ ông ấy có tham vọng lớn hơn khi viếng thăm miền trung Virginia. Tôi nghĩ ông ấy muốn lợi dụng phán quyết tư pháp yêu cầu khôi phục lại những cử tri chưa đáp ứng yêu cầu quốc tịch hoặc chưa điền đúng vào ô thích hợp, và bị bắt qua một cuộc rà soát chung các cử tri đăng ký tại Virginia. Điều này phù hợp với thông điệp nhất quán [mà ông Trump thường nhấn mạnh] về những di dân nhập cư bất hợp pháp cố gắng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Tôi nghĩ ông ấy đang hướng đến cử tri trên toàn quốc, không chỉ riêng Virginia, khi ghé thăm và tổ chức buổi vận động tranh cử ở đây”.


Bộ An ninh Nội địa cảnh báo các mối đe dọa bầu cử Mỹ

-Một loạt các cuộc tấn công vào các hòm phiếu trên khắp Hoa Kỳ đang làm gia tăng áp lực lên các quan chức tiểu bang và địa phương, những người đang hy vọng giám sát một cuộc bầu cử tổng thống an toàn và ôn hòa, cho cả cuộc bỏ phiếu sớm đang diễn ra trên khắp đất nước và khi hàng triệu người Mỹ đi bỏ phiếu vào tuần tới.
Tiểu bang Washington ở Tây Bắc Hoa Kỳ đã xác nhận với VOA hôm 28/10 rằng cảnh sát địa phương và FBI đang điều tra các báo cáo về một “thiết bị gây cháy” bị nghi ngờ đã được đặt trong một hòm phiếu ở Vancouver, Washington, vào sáng ngày 28/10.

Các quan chức cho biết không có ai bị thương nhưng một số lá phiếu đã bị hư hại. Đoạn video do truyền thông địa phương thu thập được cho thấy lính cứu hỏa đang phản ứng tại hiện trường, với một số lá phiếu đang cháy trên mặt đất.
Các viên chức tại Portland, Oregon, gần đó đã báo cáo rằng một trong những thùng phiếu của họ cũng đã bị tấn công bằng một thiết bị gây cháy, khoảng 30 phút trước đó. Nhưng một hệ thống chữa cháy bên trong thùng đựng đã ngăn chặn được thiệt hại, chỉ ba lá phiếu bị hỏng.
“Đừng nhầm lẫn, một cuộc tấn công vào thùng phiếu là một cuộc tấn công vào nền dân chủ của chúng ta và hoàn toàn không thể chấp nhận được, người phụ trách bầu cử Oregon LaVonne Griffin-Valade cho biết trong một tuyên bố chia sẻ với VOA.
Người phụ trách bầu cử của tiểu bang Washington cũng lên án các cuộc tấn công rõ ràng này.
“Tôi cực lực lên án bất kỳ hành vi khủng bố nào nhằm phá hoại các cuộc bầu cử hợp pháp và công bằng tại tiểu bang Washington”, ông Steve Hobbs nói. “Chúng tôi coi trọng sự an toàn của những người làm công tác bầu cử và sẽ không dung thứ cho những mối đe dọa hoặc hành vi bạo lực nhằm phá hoại tiến trình dân chủ”.
Các cuộc tấn công vào hòm phiếu ở Washington và Oregon diễn ra sau vụ tấn công vào hộp thư đựng phiếu bầu ở Phoenix, Arizona, thuộc Tây Nam nước này vào tuần trước. Các viên chức ở đó đã bắt giữ một nghi phạm vì đã đốt hộp thư, làm hư hại khoảng 20 lá phiếu.

Hàng loạt vụ tấn công vào hộp thư và thùng đựng phiếu diễn ra khi các viên chức an ninh Hoa Kỳ đang đưa ra những cảnh báo mới về nguy cơ bạo lực liên quan đến bầu cử do những kẻ cực đoan có trụ sở tại Hoa Kỳ gây ra.
“Chúng tôi dự đoán DVE [những kẻ cực đoan bạo lực trong nước] sẽ gây ra mối đe dọa thể chất đáng kể nhất đối với các viên chức chính phủ, cử tri, nhân viên và cơ sở hạ tầng liên quan đến bầu cử”, Bộ An ninh Nội địa DHS cho biết trong một đánh giá công khai được ban hành vào cuối tháng 9.
Đánh giá cho biết các mục tiêu tiềm năng bao gồm “các điểm bỏ phiếu, nơi có thùng phiếu, địa điểm đăng ký cử tri, sự kiện vận động tranh cử, văn phòng đảng phái chính trị và địa điểm kiểm phiếu”.

Đánh giá của DHS cảnh báo rằng mối đe dọa lớn nhất có thể xuất phát từ những gì được mô tả là “các DVE [những kẻ cực đoan bạo lực trong nước] chống chính phủ hoặc chống chính quyền, nhiều người trong số họ có thể sẽ bị truyền cảm hứng từ các bất bình về chính sách đảng phái hoặc các thuyết âm mưu”.
DHS và FBI cũng đã khuếch đại các cảnh báo của họ trong một loạt các bản tin an ninh được gửi đến các cơ quan cảnh sát trên khắp cả nước, một số trong số đó được Property of the People, một nhóm phi lợi nhuận tự mô tả là “tận tụy theo đuổi sự minh bạch của chính phủ một cách quyết liệt”, thu thập được.
Một số bản tin mà VOA xem xét đã trích dẫn những lời kêu gọi ngày càng tăng trên mạng xã hội về các cuộc tấn công vào hòm phiếu cũng như những lời kêu gọi ngày càng tăng về nội chiến sau vụ ám sát hụt cựu Tổng thống và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump vào tháng 7.
“Hoa Kỳ vẫn đang trong môi trường đe dọa gia tăng, năng động và chúng tôi tiếp tục chia sẻ thông tin với các đối tác thực thi pháp luật của mình về các mối đe dọa do những kẻ cực đoan bạo lực trong nước gây ra trong bối cảnh cuộc bầu cử năm 2024”, một phát ngôn viên của DHS nói với VOA khi được hỏi về các bản tin.
“DHS tiếp tục làm việc với các đối tác của chúng tôi để đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa mới nổi có thể phát sinh từ các tác nhân trong nước hoặc nước ngoài”, phát ngôn viên nói thêm. “Bộ tiếp tục khuyến cáo các đối tác liên bang, tiểu bang và địa phương luôn cảnh giác với các mối đe dọa tiềm ẩn và khuyến khích công chúng báo cáo bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào cho chính quyền địa phương”.
Trong khi các quan chức an ninh Hoa Kỳ tin rằng mối đe dọa bạo lực lớn nhất có thể đến từ những kẻ cực đoan chống chính phủ hoặc chống chính quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã nêu lên mối lo ngại rằng các đối thủ như Iran và Nga cũng có thể thúc đẩy họ thực hiện các cuộc tấn công.
Một đánh giá tình báo Hoa Kỳ đã được giải mật được công bố vào tuần trước đã cảnh báo các quan chức “ngày càng tin tưởng” rằng Nga đang bắt đầu tham gia vào các kế hoạch “nhắm vào việc xúi giục bạo động.”
Tình báo cũng đánh giá thêm rằng Iran cũng “có thể nỗ lực xúi giục bạo động.”


Tìm hiểu: Sơ lược về cuộc bầu cử Hoa Kỳ


Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Vì sao thế giới đang theo dõi chặt chẽ?
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 11. Sau đây là một số thông tin và sự kiện cơ bản liên quan đến cuộc bầu cử.
Ai sẽ tham gia tranh cử?
Ngoài cuộc đua nổi bật nhất — cuộc đua giành chức tổng thống giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump — còn vô số cuộc đua khác trên lá phiếu, trải dài từ cấp độ quốc gia, tiểu bang đến địa phương.
Tất cả 435 ghế trong Hạ viện đều được bầu lại như thường lệ hai năm một lần, các thành viên của Hạ viện phục vụ nhiệm kỳ hai năm. Tại Thượng viện, nơi các thành viên phục vụ nhiệm kỳ sáu năm, 34 trong số 100 ghế sẽ được bỏ phiếu trong năm nay.
Trong các cuộc đua giành chức thống đốc tiểu bang, có 11 ghế được tranh cử. Ngoài ra còn có hàng nghìn cuộc đua cấp tiểu bang và địa phương, bao gồm các ghế cho các nhà lập pháp tiểu bang, thị trưởng và các dân cử của thành phố.
Ngoài các cuộc đua này, nhiều tiểu bang cũng có các biện pháp, được gọi là trưng cầu dân ý, trên lá phiếu yêu cầu cử tri quyết định về một loạt các vấn đề, từ luật phá thai đến chính sách thuế và sử dụng cần sa.

Khi nào bỏ phiếu diễn ra?
Mỗi tiểu bang đều khác nhau. Gần như tất cả 50 tiểu bang và khu vực thủ đô Washington đều có bỏ phiếu trực tiếp vào Ngày bầu cử, năm nay là ngày 5 tháng 11. Hầu hết các tiểu bang cũng cho bỏ phiếu qua thư, trong đó cử tri có thể gửi phiếu bầu của mình qua đường bưu điện hoặc đến một thùng bỏ phiếu được chỉ định. Phần lớn các tiểu bang cũng cho bỏ phiếu sớm, sớm nhất vào tháng 9.
Các tiểu bang chiến địa là gì?
Bảy tiểu bang mà cuộc đua giữa bà Harris và ông Trump được dự đoán là sít sao nhất là: Pennsylvania, Georgia, North Carolina, Michigan, Arizona, Wisconsin và Nevada. Các tiểu bang chiến địa có thể thay đổi theo thời gian và cũng được gọi là các tiểu bang dao động, tiểu bang không chắc chắn hoặc tiểu bang màu tím (màu sắc kết hợp giữa màu truyền thống của đảng Dân chủ — xanh — và màu của đảng Cộng hòa — đỏ).
Ai có thể bỏ phiếu?
Để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, một cử tri tiềm năng phải là công dân Hoa Kỳ, đủ 18 tuổi vào hoặc trước Ngày bầu cử và đáp ứng các yêu cầu về cư trú, tùy theo từng tiểu bang.
Cử tri tiềm năng cũng phải đăng ký bỏ phiếu trước thời hạn đăng ký cử tri của tiểu bang. Một số tiểu bang cũng hạn chế bỏ phiếu đối với những người bị kết án trọng tội hoặc những người mất năng lực về tinh thần.

Nhìn chung, người Mỹ sống ở nước ngoài có thể bỏ phiếu bằng lá phiếu vắng mặt. Tuy nhiên, đối với cuộc bầu cử tổng thống, công dân Hoa Kỳ cư trú tại các vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ — bao gồm Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Samoa thuộc Hoa Kỳ — không được bỏ phiếu.
Ai được dự đoán sẽ thắng cử?
Các cuộc thăm dò cho cuộc đua tổng thống đã bị phân chia kể từ khi hai ứng cử viên chính được đề cử tại các đại hội đảng của họ vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, trong những tuần trước bầu cử, các cuộc thăm dò đã trở nên chặt chẽ hơn nữa. Nhiều cuộc thăm dò hiện cho thấy biên độ giữa các ứng cử viên ở tất cả bảy tiểu bang chiến địa — nơi kết quả bỏ phiếu có khả năng sẽ được xác định — nằm trong biên độ sai số của các cuộc thăm dò.
Đại cử tri đoàn hoạt động như thế nào?
Khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu bầu tổng thống, họ không bỏ phiếu trực tiếp cho ứng cử viên tổng thống của mình. Về mặt kỹ thuật, họ chọn các đại cử tri, một phần của Đại cử tri đoàn, sau đó những người này sẽ chọn tổng thống. Đại cử tri đoàn là một hệ thống theo từng tiểu bang bao gồm các đại diện hoặc đại cử tri, được phân bổ dựa trên kết quả bỏ phiếu ở mỗi tiểu bang.

Những người soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ muốn một ứng cử viên tổng thống phải giành chiến thắng trong một loạt các cuộc bầu cử khu vực, chứ không chỉ là một cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc, để tổng thống có thể đại diện tốt hơn cho các lợi ích đa dạng của đất nước. Ở tất cả các tiểu bang, ngoại trừ hai tiểu bang, tất cả các đại cử tri của tiểu bang đều bỏ phiếu cho ứng cử viên chiến thắng bất kể chiến thắng phổ thông có sít sao đến đâu.
Có 538 đại cử tri, một con số luôn không đổi. Con số đó bằng tổng số thành viên bỏ phiếu của Quốc hội Hoa Kỳ — 435 dân biểu và 100 thượng nghị sĩ, cùng 3 đại cử tri từ khu vực thủ đô Washington. Để giành được chức tổng thống, một ứng cử viên phải giành được đa số, tức là 270, phiếu đại cử tri.
Phiếu phổ thông có quan trọng không?
Người giành được chức tổng thống là người chiến thắng phiếu Đại cử tri đoàn, không phải phiếu phổ thông. Theo hệ thống của Hoa Kỳ, một ứng cử viên có thể trở thành tổng thống mà không giành được phiếu phổ thông. Đó là vì các tiểu bang chiến thắng của ứng cử viên có thể giành chiến thắng với số phiếu ít ỏi trong khi các tiểu bang thua cuộc của họ lại thua với số phiếu lớn hơn.
Điều này đã xảy ra với năm tổng thống: John Quincy Adams, Rutherford B. Hayes, Benjamin Harrison, George W. Bush và Trump vào năm 2016.
Những người chỉ trích Đại cử tri đoàn chỉ ra những trường hợp này để lập luận rằng hệ thống này không đại diện cho ý chí của quốc gia. Những người ủng hộ Đại cử tri đoàn cho biết hệ thống này bảo vệ các tiểu bang nhỏ cũng như những tiểu bang lớn về mặt địa lý nhưng dân số ít.
Phiếu bầu được kiểm như thế nào?
Hoa Kỳ không có ủy ban bầu cử trung ương — mỗi tiểu bang tự tổ chức quy trình kiểm phiếu riêng. Các viên chức địa phương và tiểu bang báo cáo kết quả bầu cử theo thời gian thực, sau đó các hãng thông tấn sử dụng kết quả đó, thường là kết hợp với các kỹ thuật thống kê, để dự đoán người chiến thắng.
Các hãng thông tấn thường “dự báo” người chiến thắng trước khi phiếu được kiểm hết và trước khi các viên chức công bố kết quả cuối cùng. Lý do là vì thường mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi kiểm hết tất cả các lá phiếu ở nhiều khu vực và thường thì kết quả một phần là đủ để xác định người chiến thắng về mặt toán học. Tuy nhiên, khi cuộc đua diễn ra sát nút, các hãng thông tấn thường đợi đến khi có kết quả cuối cùng mới công bố.

Các kết quả đầu tiên được báo cáo sau khi các điểm bỏ phiếu chính thức đóng cửa.
Khi nào thì kết quả sẽ được biết?
Việc bỏ phiếu trực tiếp kết thúc vào tối ngày 5 tháng 11, mỗi khu vực sẽ tự ấn định thời gian đóng cửa điểm bỏ phiếu. Vì các tiểu bang có nhiều quy định khác nhau về thời điểm có thể kiểm phiếu và thời điểm có thể chấp nhận phiếu bầu qua thư, nên một số tiểu bang có thể sẽ không biết kết quả cuối cùng cho đến ngày sau cuộc bầu cử hoặc thậm chí muộn hơn. Các cuộc đua sít sao cũng có thể khiến các hãng thông tấn khó có thể “dự báo” người chiến thắng ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Giống như năm 2020, khi phải mất vài ngày mới công bố kết quả bầu cử tổng thống, có khả năng các cuộc đua cấp quốc gia cấp cao, bao gồm cả chức tổng thống, sẽ không được biết cho đến vài ngày sau ngày 5 tháng 11.
Cuộc bầu cử được chứng nhận như thế nào?
Sau khi kiểm phiếu, phiếu được chứng nhận ở cấp địa phương và cấp tiểu bang. Sau đó, các tiểu bang sẽ cấp giấy tờ xác định các đại cử tri đại diện cho ứng cử viên giành chiến thắng ở tiểu bang. Các đại cử tri thường là những người theo đảng phái được bầu hoặc được các quan chức chính trị bổ nhiệm. Họ họp tại tiểu bang của mình vào tháng 12 để bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống. Sau đó, Quốc hội mới, họp vào tháng 1, sẽ họp để kiểm phiếu đại cử tri và chính thức công bố người chiến thắng. Tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.


Tiếp nối Washington Post và LA Times, USA Today cũng không ủng hộ ông Trump hoặc bà Harris
(Hải Đăng)


-USA Today, cùng với hàng trăm ấn phẩm khác thuộc USA Today Network do tập đoàn truyền thông Gannett kiểm soát, sẽ không tán thành bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Một phát ngôn viên của USA Today cho biết tờ báo sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin thực tế để độc giả có thể tự quyết định nên bỏ phiếu cho ai.
Bà Lark-Marie Anton, phát ngôn viên của USA Today, đã nói với tờ The Epoch Times trong một tuyên bố qua email rằng USA Today sẽ không tuyên bố tán thành bất kỳ ứng cử viên nào trong các cuộc đua tổng thống hoặc quốc gia. Động thái này đánh dấu sự thay đổi so với kỳ bầu cử năm 2020, khí đó USA Today tán thành ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden.
Năm 2016, USA Today lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1982 đã quyết định công khai chọn phe trong cuộc đua vào Nhà Trắng, khi đó tờ báo này kêu gọi độc giả không bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump nhưng cũng không tán thành đối thủ Hillary Clinton, với lý do “có sự nghi ngờ nghiêm trọng” về sự phù hợp của bà với vai trò tổng tư lệnh.
Ngoài USA Today, hơn 200 cơ quan truyền thông khác thuộc USA Today Network, chẳng hạn như Arizona Republic và Detroit Free Press, cũng sẽ không đưa ra tuyên bố tán thành bất kỳ ứng viên nào trong các bầu cử tổng thống hoặc nghị sĩ toàn quốc, mặc dù các biên tập viên địa phương của mạng lưới này vẫn có thể ủng hộ các ứng cử viên trong các cuộc đua khác.

Phát ngôn viên Anton cho biết: “Mặc dù USA TODAY sẽ không tán thành tổng thống, nhưng các biên tập viên địa phương tại các ấn phẩm trên toàn USA TODAY Network có quyền quyết định ủng hộ ở cấp tiểu bang hoặc địa phương. Nhiều người đã quyết định không ủng hộ các ứng cử viên cá nhân, mà thay vào đó, ủng hộ các vấn đề quan trọng của địa phương và tiểu bang trên lá phiếu có tác động đến cộng đồng”.
“Tại sao chúng tôi lại làm như vậy? Bởi vì chúng tôi tin rằng tương lai của nước Mỹ được quyết định tại địa phương – từng cuộc đua một. Và với hơn 200 ấn phẩm trên toàn quốc, dịch vụ công của chúng tôi là cung cấp cho độc giả những sự thật quan trọng và thông tin đáng tin cậy mà họ cần để đưa ra quyết định sáng suốt”, bà Anton giải thích.
Với động thái này, USA Today và hàng trăm các ấn phẩm liên kết sẽ tiếp bước Washington Post và L.A. Times, cả hai tờ báo này đều đã từ chối tán thành cựu Tổng thống Donald Trump hoặc Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ năm 2024.
Chủ sở hữu tờ L.A. Times, ông Patrick Soon-Shiong cho biết, thay vì tán thành một ứng cử viên cụ thể, ban biên tập của tờ báo đã được yêu cầu cung cấp một phân tích thực tế về các chính sách tương ứng của bà Harris và ông Trump.
“Với thông tin rõ ràng và phi đảng phái này, độc giả của chúng tôi có thể quyết định ai sẽ xứng đáng trở thành Tổng thống trong bốn năm tới“, ông Soon-Shiong viết trong một bài đăng trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) vào ngày 23 tháng 10.

Ông Soon-Shiong nói thêm rằng ban biên tập đã từ chối cách làm như vậy và thay vào đó họ “chọn cách im lặng và tôi chấp nhận quyết định của họ“.
Về phần Washington Post, quyết định không tán thành bất kỳ ứng cử viên nào ban đầu được giải thích bởi chủ bút, giám đốc điều hành của tờ báo, ông William Lewis, rằng ấn phẩm này đang quay trở lại truyền thống không ủng hộ các ứng cử viên tổng thống.
Trong một bài bình luận đăng trên Washington Post ngày 25 tháng 10, ông Lewis viết rằng ông hy vọng quyết định này sẽ được coi là “tuyên bố ủng hộ khả năng tự đưa ra quyết định của độc giả về vấn đề này, quyết định quan trọng nhất của người Mỹ – bầu cho ai làm tổng thống tiếp theo“.
Washington Post đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội vì quyết định không tán thành bất kỳ ứng cử viên nào, với một số nhân viên đã từ chức vì cho rằng động thái này là thái quá, cùng với hàng trăm nghìn độc giả huy đăng ký đọc báo.
Ông Jeff Bezos, chủ sở hữu của Washington Post, đã viết trong một bài bình luận ngày 28 tháng 10 rằng sự ngờ vực của công chúng Mỹ đối với phương tiện truyền thông là do nhận thức về sự thiên vị và rằng “những gì mà những tuyên bố tán thành tổng thống thực sự đạt được là tạo ra” những nhận thức như vậy. Ông Bezos cho biết thêm rằng việc chấm dứt sự tán thành là một “quyết định có nguyên tắc và đó là quyết định đúng đắn“.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét