Cảnh đại lộ Champs-Élysées, Paris, đón mừng Giáng Sinh và Năm Mới. Ảnh tháng 12/2018..REUTERS/Charles Platiau.Ngày đầu Năm Mới có từ khi nào ? Người Pháp đón kỳ Lễ hội Cuối Năm thế nào ? Ngày đầu Năm Dương lịch của nước Pháp có một lịch sử truân chuyên ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu.<!>Như mọi năm, thời khắc chuyển giao Năm Cũ sang Năm Mới lúc 0 giờ ngày 1 tháng Giêng được hàng tỷ người chờ mong, từ New Zealand đầu tiên rồi lần lượt trong 24 giờ chuyển qua từ Đông sang Tây, đến cuối cùng là trên đảo Howland và Baker thuộc lãnh thổ Mỹ trên Thái Bình Dương.Ngày đầu tiên của Năm Mới vẫn luôn là thời điểm thiêng liêng mang hy vọng may mắn hạnh phúc trong cả năm đang tới. Nếu như mỗi đất nước, mỗi dân tộc, hay tôn giáo đón chào thời khắc mong đợi nhất trong năm này theo cách khác nhau, và cách tính lịch để đón Năm Mới vào ngày mùng 1 tháng Giêng không phải tất cả đều giống nhau đâu !.Ngược lại cội nguồn lịch sử, truyền thống đón Năm Mới, theo các nhà Sử học, đã có từ 2000 năm trước Công Nguyên ở Babylone. Khi đó, những người Babylone đã tổ chức Lễ hội Tạ ơn Mardouk, vị Thần bảo vệ mùa màng của họ. Ngày Hội đó rơi vào mùa Xuân.Đến thời Ai Cập Cổ đại: Năm Mới được đón mừng vào thời điểm bắt đầu con lũ lớn hàng năm của sông Nil, rơi vào ngày 19/07. Khi đó, người Ai Cập đã định cư, và làm nông nghiệp ở hai bờ sông Nil. Sông Nil hàng năm cứ vào tháng 7 là nước dâng tràn, cuối tháng 10 nước lại rút xuống lòng sông, để lại một lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng. Tháng 11 người Ai Cập làm công việc gieo trồng, tháng 3 tháng 4 năm sau là bắt đầu thu hoạch. Năm Mới của người Ai Cập được đánh dấu theo chu kỳ mùa màng như thế.Đến năm 46 trước Công Nguyên, Hoàng Đế La Mã Jules César dựa trên lịch mặt trời của người Ai Cập soạn ra lịch Julius, và ấn định ngày 1 tháng Giêng là ngày đầu Năm Mới. Trước quyết định này, ngày đầu tiên của Năm Mới được tính từ ngày mùng 1 tháng Ba. Vào ngày đầu Năm Mới, người dân La Mã có tục mở Lễ hội giết gia súc, dâng hoa quả mật ong tế Thần Janus. Người ta mở cửa đền thờ gặp gỡ chúc tụng nhau những điều tốt đẹp nhất.Cho đến năm 1582, Giáo Hoàng La Mã Gregorius XIII đã tập hợp các nhà Thiên văn học để sửa lại lịch Julius, và cho ra đời lịch Gregorius, còn gọi là Công Lịch hay Dương Lịch, được cả thế giới thống nhất sử dụng ngày nay.Nhưng với nước Pháp, ngày mùng 1 đầu Năm Mới lại có một lịch sử khá thú vị. Cho đến tận thế kỷ thứ VII, ở Pháp: Ngày đầu Năm Mới vẫn được chọn là ngày 1 tháng Ba. Dưới thời Hoàng Đế Charlemagne 768 đến 814, Năm Mới của người Pháp được tính từ ngày Noel 25/12. Qua đến triều đại Capet từ 987-986, người Pháp lại đón Năm Mới vào ngày Lễ Phục Sinh, rơi vào một ngày thứ Hai của tháng Tư tùy theo mỗi năm. Không chỉ thế, ngày Lễ đầu Năm Mới ở Pháp được tổ chức tùy theo các địa phương khác nhau. Phải đợi cho đến ngày 09/08/1564, Vua Charles IX ra Chỉ Dụ Roussillon ấn định lấy ngày 1 tháng Giêng là ngày khởi đầu một Năm Mới.Ngày đầu Năm Mới ở Pháp lại một lần nữa bị đảo lộn dưới thời Cách Mạng Pháp (1789 -1799). Năm 1792, nước Pháp trở lại với lịch Cộng Hòa theo đó, Năm Mới được bắt đầu từ ngày mặt trời qua điểm phân thu, và ngày đầu Năm rơi vào ngày 22/09/1792. Đó cũng là năm Cộng Hòa Thứ I. Nếu tính theo lịch Cộng Hòa đó, thì nước Pháp đang ở vào năm 228.Năm 1805, Napoléon hủy lịch Cộng Hòa, tại lập Công Lịch Gregorius từ ngày 01/01/1806. Ngày 23/03/1810, Napoléon ra quyết định ngày mùng 1 tháng Giêng là ngày Lễ chính thức, và Lễ Giao thừa Năm Mới đêm 31/12 được gọi là Giao thừa Thánh Sylvestre, tên của vị Giáo Hoàng Sylvestre trị vì Tòa Thánh La Mã từ năm 314-335.Nhưng vào dịp Lễ cuối năm nay, người Pháp có 2 thời khắc quan trọng : Lễ Giao thừa Noel đêm 24/12, và Giao thừa Năm Mới đêm 31/12. Có một lịch sử thăng trầm, nhưng ngày Tết Dương lịch không phải là ngày quan trọng với người Pháp. Theo một thăm dò dư luận gần đây, có tới hơn 70% người Pháp coi Giao thừa Noel là quan trọng hơn Giao thừa đón Năm Mới (24%). 80% những người được hỏi, cho rằng Noel là ngày Lễ gia đình. Đa số vào ngày này người ta tổ chức tại gia đình, chỉ có số rất ít những người vì điều kiện này khác tổ chức đón Noel tại nhà hàng.Về tập tục Lễ hội cuối năm của người Pháp, nhà Nghiên cứu dân tộc học Nguyễn Văn Huy đã sống lâu năm tại Pháp cho biết :Nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy 30/12/2018 Nghe
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét