Nữ sĩ Sương Mai
Vào thập niên 90, thỉnh thoảng tôi đọc được trên các báo văn học vài bài thơ tình ký tên Sương Mai và thích những câu thơ chân thật, dễ thương, đậm đà nhạc tính của tác giả. Không ngờ ngót hai chục năm sau tôi vui gặp tác giả vừa sang định cư ngay tại Montréal, thành phố tôi đang ở kể từ khi bỏ nước ra đi năm 1975. Vui hơn nữa tác giả nhận lời gia nhập Văn Bút nơi, vùng tôi đang trách nhiệm cùng ký tặng tôi tác phẩm thứ 4 của bà: Thi phẩm Yêu Dấu Tan Theo, xuất bản tại Hoa kỳ năm 2003.
<!>Đọc xong tập thơ tôi bàng hoàng, bàng hoàng bởi nhiều lẽ: bề dày của thi phẩm, hơn 400 trăm trang; nội dung đầy ắp thơ tình, khoảng 300 trăm bài mà ba phần tư thơ tình này lại là thơ đau khổ vì tình. Rồi tôi tự hỏi nếu 3 tác phẩm xuất bản trước (Chút Hương Xưa, 1996 - Thơ Tình Sương Mai, 1998 - Trăng Mộng, 2000) cũng toàn là thơ, cũng có bề dày như tập Yêu Dấu Tan Theo, cũng toàn là thơ tình và ba phần tư thơ tình cũng là thơ đau khổ vì tình thì cộng lại tác giả đã sáng tác cả ngàn bài thơ tình trong đó phải có khoảng 700 bài thơ đau khổ vì tình. Phải nói ra như thế để thấy cái động cơ thúc đẩy sáng tác mạnh như thế nào và mối tình của Sương Mai lớn đến cỡ nào mà nó có thể dằn vặt con tim của tác giả qua bao năm tháng dãi dầu.Như cái tựa của tập thơ đã cảnh báo, thời khắc hạnh phúc tìm thấy trong thơ Sương Mai rất hiếm hoi; nó họa hoằn nhưng không phải không để dấu ấn. Khi có, nó mang tất cả cái bối rối, chơn chất ngây thơ mà dễ thương của mối tình đầu:‘’thôi thì em nói thiệt nhatại em trót lỡ yêu mà, anh ơi!nói ra chỉ sợ anh cườigiữ trong lòng lại đứng ngồi không yên…’’Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy làm sao tránh khỏi hờn ghen, giận dỗi để rồi chờ đợi được dỗ dành:‘’thôi mà đừng nổi cơn ghenchiếc hôn này nhé em đền cho anh..’’Và khi gắn bó lên ngôi đôi tình nhân cũng có những giây phút mặn nồng:‘’hai đứa ôm choàng mê đắm hônánh trăng dọi sáng cả tâm hồnkìa anh, trăng bỗng trần truồng quáda thịt dường nghe chút thẹn thuồng..’’Nhưng chính những phút giây hạnh phúc nồng cháy kia đã gieo lụy lâu dài về sau cho tác giả là người hứng chịu đau khổ và ưu phiền nhất khi mối tình tan vỡ.Đi vào mối tình của tác giả ta không cần tìm hiểu cặn kẽ tại sao mối tình họ đẹp thế mà không thành. Không cần thiết biết tại sao, tại ai. Ta chỉ biết trong hai người có một người rất đau khổ. Ta biết thêm người đau khổ là người nữ. Ta biết thêm hơn nữa người nữ đau khổ đó lại là một nhà thơ. Nhờ đó qua thơ của nàng ta chia sẻ những cảm xúc mà trong mỗi chúng ta, vào một lúc nào đó trong đời mình, bất luận nam hay nữ ,chúng ta cũng trải qua ít nhiều hạnh phúc hay đớn đau như tác giả.Với tôi, đây là nhà thơ nữ thứ hai làm thơ đau khổ vì tình. Người thứ nhất là TTKh. tác giả bài thơ nổi tiếng Hai Sắc Hoa Ti Gôn. Nhưng nếu nghi vấn TTKh là chữ viết tắt của thi sĩ Thâm Tâm là đúng thì Sương Mai là nhà thơ nữ đầu tiên làm thơ đau khổ vì tình mà tôi biết.Trong thi ca Pháp hai thi sĩ nổi tiếng làm thơ đau khổ vì tình là Alphonse de Lamartine và Alfred de Musset vào thế kỷ thứ 19. Một người đau khổ vì người tình mới quen từ trần, một người bị người tình bỏ rơi. Nhà tư tưởng Pháp Jean de Labruyère của thế kỷ thứ 17 có viết: “L’amour qui nait subitement est le plus long à guérir.’’(Tình yêu xảy ra đột ngột là thứ tình yêu đòi hỏi thời gian dài nhất để bình phục). Tác giả Sương Mai chắc cũng nằm trong trường hợp này. Cuộc tình dang dở nào cũng trải qua nhiều giai đoạn kể từ khi cuộc tình bế tắc. Khởi đầu là tự trách sự nhẹ dạ, thiếu cân nhắc hay bồng bột của mình:‘’anh như rượu độc thơm ngonnâng ly là biết đoạn trường từ đây..’’hay:‘’em chỉ là hôm naycủa tình yêu đến muộnmột trang lòng đắng caycủa chút tình vay mượn..’’Tan vỡ nào không mang chút đắng cay:‘’mới hẹn hò sao như đã quênừ, tình ấy chỉ là tình thêmừ, tình ấy chỉ là tô điểmmơ ước làm chi chuyện vững bền…’’Rồi giận hờn, trách móc người yêu bỏ ta đi. A.de Musset đã gay gắt với nàng của ông:.‘’O femme! Étrange objet de joie et de suppliceMyst érieux hôtel où,dans le sacrificeOn entend tour à tour blasphémer et prier…’’(Ôi, đàn bà! vật lạ lùng mang niềm vui lẫn khổ nhục/ cái bàn thờ bí ẩn, nơi khi dâng lễ vật cống hiến/ người ta lần lượt nghe lời lăng mạ lẫn nguyện cầu ),Ở Sương Mai lời trách móc chàng nhẹ nhàng hơn nhưng cũng không kém phần mai mỉa :‘’hãy trả lại đây đừng giữ nữanhững gì êm ái của ngày xưasao đem chà đạp làm chi thế?tôi quá đau buồn thế đủ chưa?………….‘’anh ạ lòng tôi quá dại khờtưởng tình êm đẹp tựa bài thơtôi ngây ngô lắm nên nào biếttình đến rồi đi thật bất ngờ..’’Qua cơn hờn dỗi, với thời gian, đã đến lúc phải nói như A.de Musset tự nhủ mình: ’’À défaut de pardon, laisse venir l’oubli ‘’ (Thay vì tha thứ hãy để lãng quên tìm đến ). Sương Mai cũng thế cũng muốn tìm quên :“tôi đã thôi mơ mộng thật rồimùa xuân đã đến khắp muôn nơivà xuân đầy cả lòng tôi nữatôi thật lòng quên một bóng người..’’Nhưng dù cảnh xuân hay vạn vật như núi đồi, sông suối, lá hoa có làm khuây khỏa tâm hồn tác giả, khuây khỏa kia cũng chỉ là giai đoạn, tạm thời. Một lúc nào đó, một hoàn cảnh nào đó gợi nhớ hình ảnh cũ, kỷ niệm xưa lại hiện về. Dần dần người bị vết thương lòng không còn coi chúng như những cản trở,những chướng ngại cho đời sống mình nữa. Trái lại họ thấy niềm vui trong nỗi buồn của mình. Đúng như thi hào Victor Hugo từng viết :’’ la mélancolie c’est le bonheur d’être triste‘’ (Ưu phiền là hạnh phúc được buồn). Và chính A. de Musset cũng lớn tiếng cổ xướng cho thú tiếp tục được đau buồn đó :‘’après avoir souffert il faut souffrir encoreil faut aimer sans cesse après avoir aimé…’’(hãy đớn đau thêm sau mỗi lần đau đớn/ hãy yêu không ngừng sau mỗi lần yêu). Và hình như Sương Mai cũng không nằm ngoài thông lệ cá biệt đó :‘’tôi biết lòng tôi lơ đãng lắmtrăm lần đã định, định rồi quênbao lần hứa mãi không yêu nữamà vẫn rồi tôi vẫn cứ quên…’’………….‘’rồi ngơ ngác như vừa nghe tiếng gọitìm quẩn quanh ai đó gọi tên mìnhchợt bàng hoàng, ai? có phải là anh?lòng đã đóng mà cửa nào chợt mở ?Thơ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của nhà thơ Sương Mai. Làm thơ để quên mà cũng làm thơ để nhớ; để thương mà cũng để trách. Thơ đóng nhiều vai khác nhau xuyên qua nhịp đập của con tim. Thoạt tiên khi chớm yêu, thơ là khiên mây cho tác giả chống đỡ, một kẻ trung tín cho tác giả đổ thừa, một thứ Lê Lai liều mình cứu Chúa :‘’mắc mớ gì đến người tamà lòng vướng vít hôm qua đến giờthôi thì cứ đổ cho thơtại thơ thì có ai ngờ cho ai..’’Tiếp đến lấy thơ để dấu người yêu của mình vào trong, để chỉ mình mình biết chỉ mình mình hay:‘’giấu anh vào những vần thơtrăm năm sau cũng không lo sợ gì..’’Thơ lại còn là nơi tác giả gởi gắm thêm tình ý không nói đủ bằng lời:‘’nói chưa đủ, lại viết thêm‘’bài thơ là nợ, là duyên anh à..’’Thơ còn là ngăn kéo, là chiếc tủ sắt để cất giữ những thứ mà lòng tác giả không muốn để mất theo thời gian :‘’còn lại đây chút hương thơcòn lại đây chút ngu ngơ của lòng..’’………..‘’lòng ta dù tạnh cơn mưavết hằn tình ái vẫn chưa phai mờta đem rải hết vào thơcho ngày tháng cũ ơ hờ nhớ quên…’Thơ có lúc là cái phao cứu rỗi, là niềm an ủi cho chuỗi ngày đầy trăn trở cùng ngậm ngùi sau cuộc tình lỡ :‘’tình kia đã chết bao nămmà thơ vẫn sống thì thầm nỗi vuiđôi khi còn chút ngậm ngùithơ ru, thơ dỗ cho tôi ngọt ngào..’’Thơ là phương tiện, là diễn đàn còn lại để nhà thơ thổ lộ chút ước vọng mong manh của mình hầu vươn lên để sống:‘’tôi đem rao bán thơ tôi:ai mua xin giữ lấy lời thủy chungtôi rao khản cổ một mìnhcòn ai trong cõi nhân sinh đáp lời ?’’Thi sĩ A. de Lamartine, ở tận cùng đau khỗ cũng đã từng ước ao như thế :‘’peut être l’avenir me gardait il encoreun retour de bonheur dont l’espoir est perdupeut être dans la foule, une âme que j’ignoreaurait compris mon âme et m’aurait répondu..’’( Có thể tương lai còn dành cho tôi/ con đường thấy lại hạnh phúc tưởng đã mất/ có thể trong đám đông, một tâm hồn chưa quen nào đó/ hiểu được tâm hồn tôi và đáp ứng lời tôi).Tình mất, thơ trở nên người bạn đời tinh thần để tác giả gởi gắm tâm tư của mình :‘’đầu năm khai bút vần thơviết nên nỗi nhớ, câu chờ gởi ainói với thơ: bướm rồi bayvới mình: quên nhé đắng cay hôm nào..’’Thơ Sương Mai dễ dàng đi vào lòng người đọc nhờ những cảm xúc chân thật bật ra từ con tim. Đúng như A.de Musset đã xác quyết :’’ Ah! frappe toi le cœur, c’est là qu’est le génie’’( A! hãy gõ vào tim ngươi vì nơi đó chính là thiên tài). Thơ Sương Mai mới trong cách diễn đạt, cách chọn đặt vị trí từ ngữ.‘’chung trà nằm im đóngười pha trà nơi naongồi im nghe niềm nhớchảy qua hồn lao xaochung trà thơm trên taytừng ngụm tôi uống hoàitừng ngụm buồn ai biếttừng ngụm buồn ai hay…’’Đọc đoạn thơ ngũ ngôn trên ta nghe nỗi buồn vì cô đơn tăng dần, lan rộng với cụm từ ‘’từng ngụm‘’ lập đi lập lại.‘’nắng đến sao lòng tôi lạnh quásao lòng ướt sũng một ngày mưa?..’’Hai câu thơ bảy chữ trên đẹp ở cách dùng hai ngoại cảnh tương phản để diển tả một tâm cảnh.Với tôi đạt nhất trong thơ Sương Mai là những câu thơ lục bát. Thể thơ thường dễ làm mà khó hay. Sương Mai đã thành công tạo cái mới, nét đẹp ở cách dùng chữ :‘’mốt mai rồi cũng lãng quêndù người khuân vác ưu phiền là tôi…’’……..“bây giờ khổ quá tính sao?trái tim như có ai vào đóng đinhmà tôi đau quá… một mình…’’………‘’hơ làm sao nỗi giá băngsưởi làm sao ấm gối chăn lạnh lùng..’’………‘’lòng ta như mảnh lụa nhàutrải làm sao, vuốt làm sao bây giờ?buồn làm nát cả hồn thơphủi làm sao cái bơ vơ tội tình? ‘’Sương Mai đã làm nên thơ những chữ bình thường không mang chất thơ nếu không muốn nói là trần trụi, như ‘’ khuân vác, đóng đinh, sưởi, nhàu, trải, vuốt, phủi’’. Mặt khác những chữ trần trụi kia đã làm tăng trọng lượng của sự tàn nhẫn đè nặng lên trái tim bị tình đau dày vò, dẫm nát.Có những câu lục bát đẹp nhờ từ ngữ giàu nhạc tính :‘’chở giùm tôi những ngậm ngùimang đi sông nhé góc đời quạnh hiutôi ngồi đây những buổi chiềuđếm từng chiếc lá cô liêu trên cành…’’Đẹp nhờ những ý tưởng tương phản nhau :‘’ta buồn ngủ một giấc chơimay ra nằm mộng thấy người ta yêungủ cho đến hết trưa chiềuđể khi thức dậy buồn hiu vẫn buồn…’’Thơ lục bát của Sương Mai còn có những câu chất phác, thật thà, nhẹ nhàng như ca dao :‘’bùa yêu anh rải bên đườngem qua dẫm phải nên thương nhớ hoàibây giờ không biết trách aitrách bùa hay trách bàn tay rải bùa?…’’………‘’chim bay còn nhớ lối vềanh đi mất biệt không hề nhớ thương..’’Một đặc điểm khác trong thơ Sương Mai là tứ thơ, lời thơ để toát ra nữ tính của tác giả. Nó làm lộ rõ cái lo lắng không đâu, cái hờn mát nho nhỏ của người nữ:‘’sợ lòng mình mến thương aisợ con bướm đậu rồi bay lại buồn…’’………‘’ thôi anh đừng nhớ gì emhãy quên dù có buồn thêm đôi ngày..’’Nói thì nói thế nhưng sau ngày lên xe hoa về nhà một người mình không thương nỗi lòng lại khác. Ta hãy nghe nỗi lòng của TTKh trước :‘’tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đờiái ân lạt lẽo của chồng tôimà từng thu chết, từng thu chếtvẫn dấu trong tâm một bóng người…’’và nỗi lòng của Sương Mai:‘’dù cho em bước theo ngườitim em vẫn đó còn tươi máu bầmbên người lòng vẫn lạnh cămngày qua ngàn bận vạn lần nhớ nhau…’’
Hình như nỗi buồn nhớ của TTKh cứng cỏi tỉnh táo trong khi của Sương Mai xốn xang vương vấn hơn.Nhà thơ bất hạnh André Chenier từng nhận định: ’’l’art ne fait que des vers, le coeur seul est poète ‘’(nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, riêng trái tim mới là thi sĩ). Sương Mai làm thơ với một trái tim bị bầm dập bởi một mối tình không trọn vẹn, nên chi thơ bà nhiều muộn phiền đau khổ. Nhưng phải có sống một cuộc tình buồn như thế thì thơ mới có cơ hội đạt được điều mà A..de Musset, một người cũng đau khổ vì tình như bà, lớn tiếng hiển dương:‘’ les plus désespérés sont les chants les plus beaux ‘’ (những lời tuyệt vọng nhất là những lời ca đẹp nhất).Trang Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét