Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024

Nhắc Nhở, Ngày Hôm Nay Rất Quan Trọng, Mà Nhiều Người Giả Bô Quên và Cố Tình Không Biết Tới! Hôm Nay Là Ngày 19 Tháng 11, Là Ngày Quốc Tế Đàn Ông! Và Kính Chuyển Tin Quốc Tế Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nhắc nhở, vì nhiều người coi như…không có! không biết! Hôm nay, ngày 19 tháng 11 là ngày Quốc Tế dành cho Nam Giới, Liền Ông, Con Trai! Nhưng tức, vì cũng mừng nhiều thứ khác!
<!>


-Nếu như chị em phụ nữ có ngày 8/3 hay 20/10 để tôn vinh mình thì đàn ông, con trai cũng vậy, đó chính là ngày hôm nay! 19/11. Nhưng có vẻ nhiều người vẫn chứ thực sự biết nhiều về ngày 19/11 là ngày gì, nên bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Quốc Tế Nam Giới này nhé.


Ngày 19/11 là ngày gì?

Ngày 19/11 hàng năm là ngày Quốc tế Nam giới, một ngày lễ để tôn vinh phái mạnh, những người đàn ông trên toàn thế giới. Ngày lễ này được tạo ra để tập trung vào sức khỏe của những người đàn ông, thúc đẩy quá trình bình đẳng các giới và cải thiện mối quan hệ, vai trò của nam giới. Đây là một dịp để chị em phụ nữ thể hiện tình cảm của bản thân, đối với người đàn ông của mình. (Đừng tặng hoa, tặng rượu, bia, là ý nghĩa nhất!)
Ngày Quốc tế Nam giới được chọn là ngày 19/11 hằng năm, bắt đầu kể từ năm 1999, bởi một giảng viên lịch sử thuộc Đại học Tây Ấn ở Trinidad Tobago, người này chính là Tiến sĩ Jerome Teeluck Singh.


Hiện nay, ngày Quốc tế Nam giới 19-11 được ủng hộ và công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Hơn thế, ngày Lễ dành cho phái mạnh này còn được tổ chức hàng năm tại Mỹ và hơn 170 quốc gia trên thế giới!
Hiện nay vấn đề bình đẳng các giới không chỉ ở riêng phụ nữ, mà còn ở đàn ông rất nhiều. Ngoài ra họ còn phải gặp rất nhiều các áp lực khác nhau từ kinh tế, tiền bạc, của cải, tình cảm,.. Bởi vì thế ngày 19/11, xuất hiện để an ủi những khó khăn, cũng như giải quyết các vấn đề mà phải mạnh đang gặp phải.
Mỗi năm, vào ngày 19/11 – Ngày Quốc tế Đàn ông sẽ có những chủ đề riêng xuất hiện. Ví dụ như:
•Năm 2016: Chủ đề Ngăn chặn sự chán nản, tự sát ở nam giới.
•Năm 2017: Chủ đề Tôn trọng sự đa dạng.
•Năm 2018: Chủ đề Hướng đến những hình mẫu tích cực.
•Năm 2019: Chủ đề Tạo sự khác biệt cho đàn ông và các bé trai.


Ý nghĩa của ngày 19/11

Vấn đề bình đẳng các giới hiện nay vẫn luôn là câu chuyện đáng bàn tán trong các cuộc thảo luận. Ai ai cũng mong muốn được bình đẳng, nam và nữ như nhau. Và đó cũng chính là lý do có sự xuất hiện của ngày Quốc tế Nam giới 19 tháng 11.
Bởi từ trước đến nay, Quốc tế Phụ nữ 8/3 đã quá quen thuộc, phổ biến và được tổ chức trên toàn thế giới, tuy nhiên trước những năm 1999, thì chưa có bất cứ ngày nào trong năm, dành để tôn vinh đàn ông. Vì vậy, ngày 19/11 cũng chính là dấu mốc để thể hiện sự bình đẳng các giới.
Bên cạnh đó, mục đích của ngày Quốc tế Nam giới 19 tháng 11, còn là ngày khiến phái mạnh nâng cao nhận thức về sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Thúc đẩy những điều tích cực và ủng hộ những hình mẫu nam giới có đạo đức.
Nhưng không may, Ngày 19/11 không phải là ngày quốc tế nam giới không thôi, mà còn mừng nhiều thứ khác! nên đã mất nhiều ý nghĩa!
Ngày 19/11 được xem là ngày của con trai, đàn ông trên toàn thế giới. Nhưng vào ngày này, thì cũng có rất nhiều thứ quan trọng được diễn ra cụ thể như:


Hôm Nay, cũng là Ngày Toilet Thế giới!
Đây là một điều trùng hợp rất đặc biệt, ngày Toilet thế giới (World Toilet Day) lại vào đúng ngày Ngày Quốc tế Đàn ông. Ngày Toilet thế giới được Liên Hợp Quốc lựa chọn vào ngày 19/11 bắt đầu từ tháng 7/2013. Đã có hơn 120 quốc gia thành viên chấp nhận và đồng ý ngày lễ này.
Ngày lễ này được tạm hiểu là “Ngày vệ sinh của tất cả mọi người”. Nguyên nhân xuất hiện ngày này là do theo thống kê thì mỗi năm số lượng trẻ em trên thế tử vong do vệ sinh kém, là hơn 800 nghìn trẻ em. Do việc vệ sinh kém dẫn đến tiêu chảy và tử vong, những đứa bé này chưa có điều kiện được tiếp nhận nhà vệ sinh phù hợp.
Hơi buồn đối với anh em liền Ông, vì cả năm có mỗi một ngày dể tôn vinh thì lại bị “toilet đứng cùng!” cạnh tranh! Tuy nhiên thì ngày lễ này, có mục đích nhân văn và rất tốt nên chúng ta vẫn nên tự hào đúng không nào?


Hôm nay, cũng là ngày toàn dân Mỹ, cổ động không hút thuốc lá!
Theo báo thống kê của Tổ chức y tế tại Hoa Kỳ, thì nguyên nhân gây tử vong do ung thư đó là ung thư phổi. Bệnh này nhiễm là do hút thuốc lá và ngửi mùi thuốc lá.
Nhưng loại bệnh này khá khó phòng ngừa triệt để. Bởi vậy Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chọn ngày 19/11 hằng năm là “Ngày toàn dân Mỹ nói không với thuốc lá”. Đây là một sự kiện rất đặc biệt và có ý nghĩa tại Mỹ, vừa để khuyến khích mọi người dân Mỹ bỏ thuốc, vừa để bảo vệ sức khỏe mọi người xung quanh.
Là đàn ông, có chuyện gì “nhớ nhà châm điếu thuốc!” còn bị khuyến Khích cấm trong ngày kỷ niệm mừng Đàn Ông này, thì hết thuốc chữa! Đây không phải vô tình, mà cố ý…chơi nhau! (chơi ông Hải luôn)


Nhân ngày này, vài bài thơ, về ngày Quốc tế đàn ông hài hước, vui nhộn.


Thơ về ngày Quốc tế đàn ông (một)

Đàn ông thường thích làm ngầu
Thích phô sức mạnh, làm màu khắp nơi
Không thích rửa bát, quét nhà
Chỉ thích la cà cùng hội anh em.
Đàn ông vào bếp mấy khi
Nồi niêu xoong chảo loảng xoảng hát ca!
Đôi khi lóng ngóng, vụng về
Nhưng vợ có chờ chẳng ngại việc chi.
Cùng nhau nâng ly hòa ca
Chúc mừng cho ngày các anh hôm nay!

Thơ ngày Quốc tế đàn ông (hai)

Đàn ông như đứa trẻ
To xác nhưng hồn nhiên
Nụ cười tỏa rạng rỡ
Làm tan biến muộn phiền
Dẫu mang bao trọng trách
Lòng vẫn giữ an nhiên

Trong từ giây phút sống
Họ biết yêu, biết cười
Họ chân thành, bao dung
Chúc mừng ngày đặc biệt
Cho những người đàn ông
Luôn tỏa sáng trong đời.

Thơ về ngày Quốc tế đàn ông (bài số 3)

Đàn ông như sóng cả
Dẫu dập dồn vẫn trôi
Dẫu bão giông có tới
Chẳng ngại ngần chi cả
Vững chãi giữa biển trời
Đôi khi như bão lửa

Cũng có lúc mềm lòng
Là trụ cột vững chắc
Tỏa rạng như ánh dương
Luôn bất kham, kiên cường
Với sức mạnh vô biên.

Thơ Quốc tế Đàn ông (bài thơ số 4)

Xin đại diện đàn ông thế giới,
Các cụ già cùng với các em,
Dựa theo thầy bói đã xem,
Cho nên tôi viết lem bem mấy dòng.

“Trong cuộc sống chẳng mong gì cả,
Bị vợ hành vất vả suốt năm,
Ban đêm đâu có yên nằm,
Nàng kêu đi ngắm trăng rằm mới đen.

Đàn ông đã lắm phen bức tủi,
Nên bây giờ bụi phủi đứng lên.
Vì do lợi thế “nằm trên”
Phải đòi thêm chỗ năm bên nữa mà.

Vậy nên mình phải kết bè,
Đồng tâm hiệp sức dẹp phe đàn bà!
Đành quyết định tạo ra sáng chế,
Chọn thêm ngày “Quốc Tế Đàn Ông”

Hôm nay, tháng 11, ngày 19,

Để cho đời nó phải công nhận rằng:
“Vì cuộc sống, giá xăng tụt xuống,
Nên đàn ông phải cuống mà theo,
Nhưng phụ nữ mãi lèo nhèo,
Chó cùng dứt dậu, còn mèo dứt dây”

Hôm nay quyết tới đây thôi nhé,
Tôi xin về kẻo bé lại mong,
Nhớ mình làm dại thì xong,
Kẻo khi sinh chuyện đắng lòng thanh niên.

Thơ Đấu tranh cho ngày đàn ông (bài thơ số 5)

Biểu tình dữ dội nổ ra
Đàn ông các nước lấy đà vùng lên
Cùng nhau bảo vệ nam quyền
Việt Nam cũng thế mọi miền sục sôi

Phụ nữ đã có hội rồi
Hội phụ nam cũng phải đòi lập ra
Lấy ngay ngày 19/ 11
Làm ngày Quốc tế mới là nhân văn

Đàn ông trí dũng song toàn
Nhường nhịn phụ nữ hàng ngàn năm nay
Bây giờ thời khắc đổi thay
Đồng lòng tranh đấu giành ngày tự do.

Thơ Đàn ông mong ước (bài số 6)

Hàng năm, ngày tám tháng 3
Đàn ông chiều chuộng đàn bà hai tay
Ước gì họ cũng có ngày…
19 tháng 11, đắm say cuộc đời.
Để họ cũng được nghỉ ngơi
Quý bà phục vụ, ngỏ lời yêu thương
Quý ông đức độ, khiêm nhường
Không hề đòi hỏi phô trương hoa, tiền.
Làm cho phái yếu dịu hiền
Trao thân gửi phận, chính chuyên, ngọt ngào
Mồng ba tháng tám ước ao
Đàn ông quốc tế đi vào giấc mơ.
Đàn bà khấp khởi đợi chờ
Nâng niu phái mạnh, rượu thơ một thời
Bình quyền bình đẳng vui chơi
Thỏa lòng hai nửa, đất trời reo ca.
Kính trọng ngày tám tháng ba
Ngày 19 tháng 11, đều là đáng yêu
CHÍ PHÈO, THỊ NỞ sớm chiều
Sớm thực hiện được những điều khát khao.

Thơ Nếu thế giới này thiếu các ông (bài số 7)

Nếu thế giới này thiếu đàn ông
Khác chi vườn cảnh thiếu lao công
Một màu ảm đạm thê lương sẽ
Biến khắp mọi nơi cảnh vắng không.

Nếu thế thế giới này thiếu các ông
Đêm nằm bà phải quấn chăn bông
Chăn bông dù ấm không bằng được
Nằm sát kế bên nách của chồng.

Nếu thế giới này thiếu các ông
Ra công trang điểm để ai trông
Đầu bù tóc rối ai chê trách
Có điểm trang thì cũng uổng công.

Ngày Quốc tế đàn ông (bài số 8)

Hôm nay Quốc tế đàn ông
Chẳng thấy lời chúc cũng không có quà!
Chị em cứ bớt rầy la
Cười lên một chút là quà đó thôi.
Anh em cũng đã quen rồi
Rượu, bia, trà, thuốc than ôi đắng lòng
Mấy ông quen thói lòng vòng
Phái đẹp ho chút, là cong mất rồi.
Tản mạn một tý cho tươi
Nhà nhà rộn rã tiếng cười ấm êm
Niềm vui sẽ được nhân lên
Nam nữ bình đẳng đẹp thêm nước nhà.

Định nghĩa vui về Đàn ông, những câu nói hay về đàn ông ‘chuẩn không cần chỉnh!’


-Đàn ông là một nửa của thế giới, là trụ cột, là bến đỗ cho phụ nữ. Thế nhưng đàn ông lại có rất nhiều loại người, tốt có, xấu có. Cũng giống như phụ nữ, thế giới của đàn ông cũng rất khó hiểu. Cùng đọc những định nghĩa vui về đàn ông, những câu nói hay về đàn ông dưới đây để phái nữ có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về một nửa thế giới còn lại nhé.

Đàn ông là gì trong mắt chị em ?

Giống cà phê: nóng bỏng, ấm áp và làm bạn mất ngủ cả đêm.
Giống như các đoạn phim quảng cáo, chả tin được bất kỳ lời nào họ nói.
Giống máy tính: rất khó hiểu và chẳng bao giờ đủ bộ nhớ.
Như chiếc thùng giữ lạnh ấy, tống đầy bia vào đấy và bạn tha đi đâu cũng được.
Như là mấy cái máy photocopy, bạn cần họ để sinh đẻ, nhưng chỉ thế mà thôi.
Như lá số tử vi, luôn nói những gì bạn nên làm, nhưng chẳng bao giờ đúng.
Như ngân phiếu chính phủ, mất quá lâu để thu về. Có khi mất luôn!
Đàn ông chả khác gì mascara, chỉ một tý cảm xúc là nhòe nhoẹt.
Giống như bãi đỗ xe, chỗ tốt thì đã có xe chiếm, chỉ còn lại những chỗ rất nhỏ và hẹp.
Giống như phim “mát” thỏa mãn bạn nhưng chỉ chốc lát.
Giống thời tiết, không gì có thể thay đổi được, trừ bản thân họ.

Câu nói hay về đàn ông đáng để suy ngẫm

Hãy cùng đọc những câu danh ngôn hay và ý nghĩa về đàn ông dưới đây để cảm nhận và hiểu rõ hơn về người đàn ông xung quanh mình nhé, nhất là người mà bạn muốn đi cùng suốt quãng đời còn lại.
1. Thất bại lớn nhất của người đàn ông là để cho người khác nhìn thấy bản thân anh ta trong bộ dạng của kẻ thất bại.
2. Ở đâu có sự nghiêm khắc của người phụ nữ, ở đó chàng trai sẽ trở thành người đàn ông thực thụ.
3. Người đàn ông đủ yêu thương sẽ có đủ kiên nhẫn.
4. Thước đo một người đàn ông không phải khoảnh khắc anh ta thoải mái và nhàn hạ mà tại thời điểm anh ấy tranh luận và đối mặt với thử thách.
5. Dù bị ngã 7 lần, đến lần thứ 8, người đàn ông vẫn đứng dậy được.
6. Một người đàn ông hấp dẫn nhất không phải là lúc hắn chân thành nói câu "Anh yêu em" mà là lúc hắn nói về chí hướng của mình, kiên định cùng cố chấp.
7. Đàn bà khóc bằng mắt, đàn ông khóc bằng tim.
8. Nội tâm của đàn ông phức tạp hơn, còn nội tâm của đàn bà bất trắc hơn.
9. Sự thịnh vượng tốt nhất hoặc tệ nhất của một người đàn ông, là vợ của anh ta.
10. Khi trưởng thành, đàn ông có ba cái nặng phải gánh vác là: danh vọng, đạo vợ chồng và con cái.
11. Có thể đánh giá tính cách của đàn ông thông qua sự mạo hiểm dấn thân của họ.
12. Đàn ông độc thân theo đuổi bạn, cho dù có mộc mạc thế nào thì trong lòng anh ta bạn vẫn là công chúa. Đàn ông có gia đình theo đuổi bạn, cho dù có xa hoa cỡ nào thì trong lòng anh ta bạn cũng chỉ là kỹ nữ.
13. Đã là những người đàn ông thì có thể thất bại nhưng không được ngã xuống.
14. Đàn ông khuôn mặt có thể bình thường nhưng nhân phẩm và cách sống thì không được tầm thường.


Nhân ngày phái nam quốc tế, những truyện cười hay nhất về đàn ông


Đàn ông thích vui vẻ, Đàn ông là chúa tò mò... là những mẩu truyện cười hay nhất về đàn ông. Mời các bạn đọc để có những phút giây thư giãn thoải mái trong ngày đặc biệt này nhé.

Đàn ông thích vui vẻ

Một anh chàng đang trên đường về nhà thì bị cô gái chặn lại hỏi:
- Anh có muốn vui vẻ không?
Thấy cô gái vô cùng xinh đẹp ăn mặc lại bốc lửa, anh chàng liền hỏi:
- Bao nhiêu?
- 200 đô.
Anh gật đầu đồng ý. Thế là cô ta bán cho anh một... quyển truyện cười.

Đàn ông là chúa tò mò

Trong một toa xe lửa, có 3 người đàn ông và một cô gái trẻ cực kỳ hấp dẫn. Cả bốn người cùng hòa vào một cuộc nói chuyện, một lát sau họ chuyển sang chủ đề… tế nhị.
Cô gái trẻ đề nghị: “Nếu mỗi người trong số các anh đưa em 1 đô la thì em sẽ cho các anh thấy chân em.” Ba người đàn ông, bị mê hoặc bởi cô gái trẻ này, tất cả lôi 1 đô la ra khỏi túi họ, và sau đó cô gái kéo váy lên một ít để cho thấy cặp chân nàng.
Sau đó, nàng nói: “Nếu mỗi người trong số quý ông các anh đưa em 10 đô la, em sẽ cho các anh thấy đùi em.”
Đàn ông là đàn ông, cả 3 người đều lôi ra tờ 10 đô la. Cô gái kéo hết váy thật cao, khoe cặp đùi siêu mẫu.
Cuộc nói chuyện tiếp tục, và ba người đàn ông, có phần bị hút vào cô nàng sexy, chờ đợi lời đề nghị “hot” hơn nữa. Cô gái trẻ nói: “Nếu các anh đưa em 100 đô la thì em sẽ cho các anh thấy nơi em bị… mổ ruột thừa.”
Một cách tự nhiên, cả ba người đều đưa tiền. Lập tức, cô gái quay qua cửa sổ, chỉ về phía một bệnh viện ở xa và nói: “Đó!”.

Đàn ông khổ cả đời chỉ vì một chiếc tăm

Thấy ông con trai suốt ngày nằm ườn chẳng chịu lấy vợ, ông bố khuyên nhủ:
- Con đã gần 40 rồi đấy, lấy vợ đi kẻo sau này ăn cơm xong, muốn xỉa răng cũng không có người lấy tăm cho đâu!
40 năm sau, chàng trai ngày ấy, nay đã thành ông già 80 tuổi, nằm ôm đầu, bông nhét chặt hai lỗ tai. Xung quanh, lũ cháu mở nhạc ầm ĩ, nhảy nhót nô đùa đá bóng ở phòng ngoài. Ông thầm than thở:
- Ôi! Chỉ vì một cái tăm, mà thân ta khốn khổ thế này đây!

Đàn ông đích thực

- Tý này, nói bố nghe, hôm nay con được điểm mấy?
- Thưa bố, những người đàn ông chân chính, thì không bao giờ thèm để ý đến những chuyện... vặt vãnh ấy!

Đàn ông nước nào dễ dạy bảo hơn?

Ba người phụ nữ Mỹ, Pháp, Việt Nam cùng thảo luận về cách giáo dục người đàn ông của họ.
Người phụ nữ Mỹ nói:
“Một hôm tôi nói với chồng mình rằng, từ ngày mai anh phải tự nấu ăn cho mình. Ngày đầu tiên tôi không thấy gì cả, ngày thứ hai cũng thế, và đến ngày thứ 3 thì thấy anh ta lấy sách hướng dẫn nấu ăn ra và bắt đầu thực hành”
Người phụ nữ Pháp kể:
“Tôi thử ông xã của mình bằng cách không nấu ăn, ngày đầu tiên anh ta phàn nàn một chút, ngày thứ hai anh ta lục lọi vài mẩu bánh trong tủ lạnh để ăn nốt và đến ngày thứ 3 thì thấy anh ta bắt đầu đi siêu thị mua đồ ăn về và tập nấu”
Còn người phụ nữ Việt Nam thì… bồi hồi kể:
“Tôi cũng tuyên bố với người đàn ông của mình rằng, từ mai tôi sẽ không nấu ăn nữa, anh ta phải tự thích ứng với điều đó. Ngày đầu tiên không thấy gì cả, ngày thứ 2 tôi cũng không thấy gì cả, và đến ngày thứ 3 thì tôi chỉ có thể thấy anh ta một cách... khó khăn qua mắt trái, mắt phải của tôi bị bầm tím và sưng húp”

Truyện cười ngắn về đàn ông

Chàng trai triệu phú ở nước ngoài có 3 cô bạn gái nhưng không biết nên cưới cô nào. Vì thế anh ta đưa mỗi cô 5.000 USD và xem các cô tiêu thế nào.
- Cô đầu tiên đi mua quần áo mới, làm tóc, làm móng tay móng chân và nói với chàng: Em tiêu tiền để làm đẹp cho anh vì em rất yêu anh.
- Cô thứ hai mua thẻ chơi golf, đĩa CD, ti vi tặng chàng: Em tiêu tiền mua những quà tặng này cho anh vì em rất yêu anh.
- Cô thứ ba cầm 5.000 USD, đầu tư vào chứng khoán, làm số tiền đó tăng gấp đôi, trả lại 5.000 cho anh chàng và tiếp tục đầu tư số còn lại: Em đầu tư số tiền này cho tương lai của chúng ta vì em rất yêu anh.
- Chàng trai: Tốt, anh chọn cả 3!

Thầy bói xem chỉ tay một người đàn ông.

- Nửa đầu cuộc đời, ông khổ sở vì thiếu tiền, sau đó... sẽ đỡ hơn nhiều.
- Vì tôi sẽ kiếm ra tiền ư?
- Không, vì ông sẽ quen đi!

Bác sĩ vui tính nói với bệnh nhân vô sinh:

- Anh hãy vui lên.
- Vì sao?
- Bởi chứng vô sinh không di truyền. Do đó, nếu anh có con thì chúng sẽ không mắc phải bệnh này.



Tin Quốc Tế Đó Đây
Những Người Lính Do Thái Lên Án Chiến Tranh

-Mục quốc tế của báo La Croix có bài "Những người lính Do Thái từ chối phục vụ quân đội".
Được huy động từ ngày 7/10/2023, sau một năm, khoảng 140 lính dự bị đã ký vào bức thư từ chối chiến đấu, cho đến khi nào các bên đạt được thỏa thuận trao trả con tin. Đây là một trong những lập trường hiếm hoi, giữ khoảng cách với cuộc chiến bị coi là cuộc "trả đũa".
Trong bức thư, nhiều quân nhân lên án các hành động lạm dụng bạo lực một cách có hệ thống của các quân nhân đối với các tù nhân từ Gaza, lên án tội ác chiến tranh. Ví dụ, có những tù nhân bị cụt tay chỉ vì còng tay quá chặt. Các vụ oanh tạc phá hủy của quân đội quá tàn bạo, khiến một số người lính tưởng là "cảnh siêu thực", nhưng lại thực tế ngay trước mắt. Có những người tay cầm cờ trắng, nhưng vẫn bị xạ thủ triệt hạ. Lập trường chung của Do Thái là "ở Gaza không có ai là vô tội", cho rằng bất cứ người dân nào cũng có súng. Một số quân nhân lên án một lệnh được truyền đi là "triệt hạ tất cả mọi người ở Gaza, cả trẻ em cũng không tha vì chúng có thể trở thành khủng bố".

Quân đội của Do Thái ngay lập tức đã kêu gọi những người ký bức thư, thu hồi lại những bình luận nói trên, nếu không sẽ bị trừng phạt.


Chiến Tranh Ukraine: Đêm Kinh Hoàng Tại Sumy


(Hình REUTERS - Stringer: A view shows a residential building, which was damaged by a Russian missile strike, amid Russia's attack on Ukraine, in Sumy, Ukraine November 18, 2024.)
-Sau loạt oanh kích ồ ạt nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, đêm 17/11/2024, Nga lại tiếp tục nã phi đạn phá hủy một tòa nhà dân cư tại thành phố Sumy, Đông-Bắc Ukraine, làm 11 người chết và 68 người khác bị thương.
Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Emmanuel Chaze của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường thuật:
"Thêm một đêm kinh hoàng ở Sumy phía Bắc Ukraine với cuộc tấn công bằng phi đạn. Nga thường xuyên ném bom lượn, drone và phi đạn bắn phá toàn vùng biên giới này, và các nạn nhân đầu tiên là thường dân. Trong số các nạn nhân, một bé trai 9 tuổi và một thiếu nữ 14 tuổi đã bị giết chết cùng khoảng một chục trẻ em trong số những người bị thương. Sau cuộc không kích tàn phá này, 400 người đã được di tản.

Cuộc bắn phá này xảy ra ngay sau đợt tấn công hỗn hợp ồ ạt với 120 phi đạn và 90 drone mà Nga tiến hành hôm 17/11, bắn phá các cơ sở năng lượng của Ukraine. Sự việc cho thấy Ukraine đang vất vả bảo vệ không phận. Đây là lý do vì sao Kyiv liên tục yêu cầu có thêm thiết bị phòng không từ các đối tác vào lúc chiến lược của Nga là muốn làm bão hòa hệ thống phòng thủ, giáng những đòn hủy diệt tối đa.
Mùa Đông sắp đến, các cơ sở năng lượng của Ukraine đã bị ảnh hưởng nặng nề với hơn 70% mạng lưới điện đã bị hư hại hay bị phá hủy. Hàng ngàn người dân Ukraine có nguy cơ thiếu điện trong những tuần sắp tới".


Mỹ Cho Phép Ukraine Dùng Phi đạn Tầm Xa Tấn Công Vào Lãnh Thổ Nga


(Hình AP: Nhân viên cứu hỏa đang dập tắt đám cháy sau một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga nhằm vào một tòa nhà chung cư nhiều tầng ở Sumy, Ukraine, ngày 17/11/2024.)
-Báo chí Mỹ ngày 17/01/2024 tiết lộ: Tổng thống Joe Biden, vài tuần trước khi mãn nhiệm, đã thỏa mãn yêu cầu của Ukraine, dùng phi đạn chiến thuật ACTACMS với tầm bắn 300 cây số để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại vì muốn tránh để bị lôi vào cuộc đối đầu trực tiếp với Mạc Tư Khoa, đến nay Hoa Thịnh Ðốn từ chối cho phép Ukraine dùng phi đạn tầm xa của Mỹ để đánh sâu vào lãnh thổ của Nga.
Hãng tin Mỹ AP trích dẫn nhiều nguồn thạo tin cho rằng quyết định này là hệ quả của việc Bắc Hàn đưa hàng ngàn quân sang tiếp tay với quân đội Nga và nhất tình hình chiến sự tại Ukraine đang xấu đi nghiêm trọng trong những ngày qua. Rời thượng đỉnh diễn đàn APEC ở Peru sang Ba Tây chuẩn bị dự thượng đỉnh G20 Tổng thống Mỹ Biden chưa chính thức lên tiếng về tin trên. Thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin.
"300 cây số là tầm bắn của các phi đạn Mỹ ATACMS. Đến nay, Hoa Kỳ chỉ cung cấp một cách nhỏ giọt cho Ukraine và Kyiv không được phép dùng để nhắm vào các mục tiêu nằm sâu trên lãnh thổ của Nga. Trước hết Nga cảnh báo sẽ coi đây là một bước leo thang quan trọng. Hơn nữa giới quân sự của Mỹ cho biết là không có nhiều loại phi đạn này. Thế nhưng rồi tình hình chiến trường đã thay đổi. Nga vừa tiến hành một loạt các đợt không kích có phối hợp.

Tiếp theo là tại vùng Kursk, mà Ukraine đã chiếm đóng từ mùa Hè vừa qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn để giành lại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Để đạt được mục tiêu này, Nga đã được 10.000 lính Bắc Hàn tiếp tay. Kursk là nơi đầu tiên phi đạn tầm xa ACTAMS của Mỹ sẽ được sử dụng với mục đích bắt buộc phía Nga phải tái khai triển lực lượng.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky không tiết lộ bất cứ bình luận gì về quyết định của Mỹ và chỉ nói rằng phi đạn sẽ "nói lên nhiều điều hơn là những tuyên bố". Bản thân Tổng thống Biden cũng không bình luận về quyết định này. Hai tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, đây là một thông điệp rõ ràng thể hiện sự ủng hộ Ukraine. Trong khi đó viện trợ quân sự cho Ukraine đang bị phe của ông Donald Trump chống đối và Tổng thống tân cử thì cam kết nhanh chóng chấm dứt chiến tranh".
Hôm 18/11/2024, Mạc Tư Khoa đã có phản ứng. Theo thông tấn xã AFP, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov cho rằng sự quyết định của chủ nhân Tòa Bạch Ốc, về bản chất là "châm dầu vào lửa". Điều này có nguy cơ "dẫn đến một diện mạo mới về mặt cơ bản liên quan đến sự can dự của Mỹ trong xung đột".
Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lin Jian, trong buổi họp báo hôm nay, nhận định, "một lệnh ngưng bắn nhanh chóng và một giải pháp chính trị là trong lợi ích của các bên", đồng thời kêu gọi "điều khẩn cấp nhất hiện nay là tìm cách hạ nhiệt tình hình càng nhanh càng tốt".
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm rằng, "Trung Quốc luôn kêu gọi và ủng hộ tất cả các nỗ lực đi đến một giải pháp hòa bình cho khủng hoảng", và Bắc Kinh "sẵn sàng tiếp tục duy trì vai trò xây dựng theo cách của mình" trong chiều hướng này.


Thấy Gì Từ Việc Hoa Thịnh Ðốn Cho Phép Ukraine Dùng Phi Đạn Tầm Xa của Mỹ Trên Lãnh Thổ Nga?


(Ảnh AP - Sgt. 1st Class Andrew Dickson, minh họa: Một hệ thống phi đạn ATACMS của Mỹ tại Queensland, Úc Ðại Lợi, ngày 26/7/2023.)
-Trước thềm ngưỡng 1.000 ngày Nga xâm chiếm Ukraine, hôm 17/11/2024, chính quyền Biden tiết lộ quyết định cho phép Ukraine được dùng phi đạn ATACMS của Mỹ có tầm bắn 300 cây số "trên lãnh thổ Nga". Phải chăng đây là bước ngoặt cuối cùng trước khi kết thúc chiến tranh Ukraine? Tại sao phải đợi đến gần 3 năm cuộc chiến kéo dài và chỉ còn 63 ngày thì Tòa Bạch Ốc đổi chủ, Hoa Thịnh Ðốn mới đồng ý điều mà đến nay vẫn coi là một lằn rănh đỏ không thể vượt qua?
Khi biết rõ phi đạn chiến thuật tầm xa của Mỹ không cho phép Ukraine "đảo ngược tình thế" trên chiến trường, Joe Biden tính toán những gì? Nhật báo tài chánh Mỹ, The Wall Street Journal trích lời các chuyên gia quân sự nhấn mạnh rằng, phi đạn ATACMS của Mỹ "ít có khả năng làm thay đổi cục diện chiến tranh" bởi phía Nga có thừa thời gian để dịch chuyển các cơ sở nhạy cảm nhất ra ngoài phạm vi tầm bắn 300 cây số. Cùng lúc Ukraine cũng không có nhiều phi đạn lợi hại này để uy hiếp đối phương. Đương nhiên, quyết định của Mỹ sẽ khiến Nga nổi dóa và lại hù dọa đáp trả Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) một cách đích đáng, nhưng xét cho cùng, như nhà Địa-chính trị Pháp Bruno Tertrais, từ tháng 2/2022 mỗi lần Âu Mỹ tăng cấp viện trợ quân sự cho Ukraine thì Tổng thống Vladimir Putin đều cảnh cáo NATO "trực tiếp đối đầu với Liên bang Nga", thậm chí còn mang cả vũ khí nguyên tử ra để hù dọa. Truyền thông của Anh không loại trừ khả năng, quyết định của Tổng thống Biden trước hết là một tín hiệu để các đồng minh Âu Châu "noi gương Hoa Kỳ" cho phép Kyiv dùng phi đạn tầm xa của Anh, Mỹ và Đức tấn công sâu vào lãnh thổ của Nga.

Ngoài ra, thông báo của Mỹ về việc dùng phi đạn ATACMS đã được đưa ra vào lúc tình hình chiến trường xấu đi đáng kể, bất lợi cho Ukraine: Quân Nga dồn dập oanh kích trên toàn lãnh thổ Ukraine, hơn 50% các nhà máy điện của nước này bị phá hủy vào lúc mùa Đông đang đến. Các đợt oanh kích trong đêm càng lúc càng dồn dập với số lượng phi đạn và drone đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác, gây thiệt hại ngày càng nặng nề cho Ukraine. Lực lượng Ukraine cũng đang bị dồn vào thế hiểm nghèo ở vùng Kursk trên lãnh thổ Nga, nơi họ đã chiếm được một phần sau cuộc tấn công bất ngờ hồi mùa Hè vừa qua. Nga dường như đã được khoảng 10.000 lính Bắc Hàn tiếp sức để giành lại phần lãnh thổ này.
Chiến thuật quân sự của Nga trong những ngày gần đây được giới phân tích coi như một cuộc chạy đua nước rút, chiếm được nhiều lãnh thổ của Ukraine càng nhiều càng tốt, trước khi chính quyền Donald Trump, kể từ 01/2025, có thể đưa ra các sáng kiến về Ukraine.
Về mặt ngoại giao, hôm 15/11/2024 Thủ tướng Đức, điểm tựa quan trọng thứ nhì của Ukraine, bất ngờ điện đàm với Tổng thống Nga, để tìm kiếm một giải pháp chấm dứt chiến tranh. Ðiện Cẩm Linh "đáp lễ" sáng kiến ngoại giao này của Bá Linh trong tay Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz, bằng những đợt oanh kích "chưa từng thấy". Kèm theo đó là một thông cáo gồm 3 điểm làm tiền đề chấp nhận chấm dứt chiến tranh. Thứ nhất là phương Tây cần quan tâm đến vấn đề an ninh của Liên Bang Nga, có nghĩa là Ukraine không bao giờ được gia nhập, hay tiến đến gần Liên minh NATO. Thứ nhì là Mạc Tư Khoa đồng ý đàm phán trên cơ sở "những thực tế mới về lãnh thổ", tức là trên cơ sở Nga đã giành được khoảng 20% lãnh thổ của Ukraine sau gần 3 năm chiến tranh. Sau cùng là các bên phải "loại bỏ hẳn những nguyên nhân" đã dẫn đến xung đột quân sự từ tháng 2/2222, nói cách khách Mạc Tư Khoa đòi loại bỏ hẳn chính quyền của ông Volodymyr Zelensky thân phương Tây hiện tại và kể cả trong tương lai. Giới quan sát bình luận: cả Ukraine lẫn phương Tây cùng không dễ chấp nhận những đòi hỏi của chủ nhân Ðiện Cẩm Linh, nhưng ai cũng biết rằng, với Trump ở Tòa Bạch Ốc, "điều gì cũng có thể xảy ra". Cựu Ðại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Gérard Araud nhấn mạnh, ông Putin "chỉ muốn đàm phán với Trump".
Mạc Tư Khoa biết rằng Tổng thống tân cử của Mỹ chủ trương ngừng viện trợ cho Ukraine. Không có vũ khí trong tay Kyiv buộc phải đàm phán có nghĩa là Zelensky sẽ nhượng đất cho Nga và bước tiếp theo nữa thì chính quyền Mỹ sẽ phủi tay và để Âu Châu giải quyết tiếp hồ sơ Ukraine. Vì vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng nếu Kyiv được quyền tấn công nước Nga bằng phi đạn Mỹ thì chính quyền Trump sẽ không dễ nhượng bộ Mạc Tư Khoa quá nhiều và Biden vẫn nắm quyền từ nay cho đến ngày 20/1/2025. Chính vì thế mà tờ báo uy tín của Ý Ðại Lợi, Corriere della Sera đặt câu hỏi: thỏa mãn đòi hỏi của Kyiv dùng vũ khí tầm xa do Mỹ viện trợ để tấn công nước Nga là một thông điệp mà Tổng thống Biden muốn nhắm tới đồng cấp Vladimir Putin hay hướng về người kế nhiệm Donald Trump?


Chiến Tranh Ukraine: Bắc Hàn Cung Cấp Cho Nga Phi đạn và Pháo Tầm Xa


(Hình AP - Ahn Young-joon: Màn hình TV chiếu cảnh binh sĩ Bắc Hàn trong một chương trình tin tức tại ga xe lửa ở thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, ngày 18/10/2024.)
-Theo truyền thông phương Tây, trong những tuần gần đây, Bình Nhưỡng đã cung cấp hàng chục hệ thống phi đạn vào pháo tầm xa, và một số đã được chuyển đến tỉnh Kursk (giáp biên với Ukraine), để tham chiến cùng các đơn vị Bắc Hàn, với mục tiêu đẩy lùi quân Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ của Nga.
Theo báo Anh Financial Times, hôm 17/11/2024, Cộng sản Bắc Hàn đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa khoảng 50 pháo tự hành M1989 170mm, sản xuất trong nước, và 20 dàn phóng phi đạn 240mm. Các hệ thống vũ khí hạng nặng này có tầm bắn tới 60 cây số. Các viên chức Ukraine đã cung cấp thông tin về các loại vũ khí này sau khi một bức ảnh cho thấy các cỗ pháo Bắc Hàn cung cấp bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội hồi tuần trước. Bức ảnh, được các nhà phân tích thẩm định, cho thấy một số khẩu pháo, ở khu vực Krasnoyarsk ở miền Trung nước Nga, được phủ lưới ngụy trang và đang được vận chuyển bằng đường sắt về phía Tây, tức về hướng Ukraine.

Việc chuyển giao vũ khí nói trên diễn ra vào thời điểm bản lề, khi quân đội Ukraine và Nga đang gia tăng chiến đấu để giành lợi thế về lãnh thổ trước khi Donald Trump, người tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm, chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ. Theo chuyên gia Michael Kofman, thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, Cộng sản Bắc Hàn đang tham gia ngày một sâu hơn vào cuộc chiến của Nga chống Ukraine, "từ việc gửi một lượng lớn đạn dược, vũ khí và trở thành một bên trực tiếp tham gia vào cuộc chiến này".
Về quân số Bắc Hàn tham chiến trong hàng ngũ Nga, hãng tin Bloomberg hôm 17/11, dẫn lời một viên chức cấp cao của Ukraine, cho hay, Bình Nhưỡng có thể gửi khoảng 100.000 quân hỗ trợ Mạc Tư Khoa, con số cao gấp đôi so với dự đoán trước đó.


Lãnh Đạo Bắc Hàn Kêu Gọi Củng Cố "Không Hạn Chế" Năng Lực Nguyên Tử
 

(Hình AP, do chính phủ Bắc Hàn công bố: Lãnh đạo Kim Jong Un phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Hàn, ngày 15/11/2024.)
-Lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn, Kim Jong Un kêu gọi tăng cường "vô giới hạn" năng lực nguyên tử của đất nước và sẵn sàng chuẩn bị chiến đấu vào lúc kẻ thù gia tăng đối đầu quân sự "mãnh liệt" chống Bắc Hàn.
Theo Yonhap News của Nam Hàn ngày 18/11/2024, trích dẫn hãng thông tấn chính thức KCNA của Bắc Hàn, phát biểu tại Hội nghị các chỉ huy và đào tạo chính trị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (AKP) hôm 15/11, ngày cuối cùng của cuộc hội thảo hai ngày được tổ chức ở Bình Nhưỡng, ông Kim Jong Un tuyên bố rằng Bắc Hàn phải "tăng cường khả năng tự vệ, tập trung vào các lực lượng nguyên tử, vô giới hạn, không nên hài lòng với mức độ hiện nay và không ngơi nghỉ".
Vẫn theo lãnh đạo Cộng sản Bắc Hàn, liên minh quân sự ba bên Mỹ-Nhật Bản-Nam Hàn là một yếu tố "quan trọng", đe dọa hòa bình và sự ổn định của bán đảo. Theo ông, "liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đang tiếp tục mở rộng tại các vùng rộng lớn hơn bao gồm Âu Châu và vùng Á Châu-Thái Bình Dương".

Ông Kim khẳng định Mỹ và phương Tây tiến hành cuộc chiến chống Nga khi sử dụng Ukraine làm "quân xung kích" trong mục đích mở rộng phạm vi can thiệp quân sự của Hoa Thịnh Ðốn ra thế giới. Dù vậy, lãnh đạo Bắc Hàn không đề cập đến việc khai triển quân tại Nga nhằm hỗ trợ cuộc chiến của Mạc Tư Khoa tại Ukraine.
Với nước láng giềng phương Nam, hôm 18/11, Cộng sản Bắc Hàn tiếp tục gởi bóng bay rác thải về phía vùng Hán Thành và các tỉnh lân cận thủ đô, nhằm trả đũa Nam Hàn gởi các truyền đơn chống Bình Nhưỡng. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Hàn cảnh cáo chế độ Bình Nhưỡng "chớ nên trắc nghiệm sự kiên nhẫn của quân đội".
Cũng theo Yonhap, hôm 18/11, tàu ngầm nguyên tử chạy bằng năng lượng nguyên tử của Mỹ, USS Columbia (SNN-771) đã ghé cảng quân sự Busan, Nam Hàn, nhằm chuẩn bị cho cuộc trao đổi hữu nghị và vị thế phòng thủ giữa hai quân đội Mỹ-Hàn.


Ba Tây Khai Mạc Thượng Đỉnh G20 Trong Bối Cảnh Chiến Tranh Ukraine, Cận Đông Tiếp Diễn


(Hình REUTERS - Ricardo Moraes: Tổng thống Ba Tây Luiz Inacio Lula da Silva (trái) tiếp Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, tại thượng đỉnh G20, Rio, Ba Tây, ngày 17/11/2024.)
-Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Ba Tây, kéo dài 2 ngày, 18 và 19/11/2024, vào lúc cộng đồng quốc tế đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, như tìm kiếm đồng thuận hỗ trợ tài chánh trong hồ sơ biến đổi khí hậu, chiến tranh vẫn diễn ra ác liệt tại Ukraine và Cận Đông, Donald Trump chuẩn bị trở lại cầm quyền tại Mỹ vào năm 2025.
Tham dự thượng đỉnh G20 tại Rio có nhiều nguyên thủ quốc gia như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo chính phủ các nước có nền kinh tế tiên tiến nhất, các nước mới trỗi dậy cùng nhiều lãnh đạo các định chế tài chánh quốc tế.

Theo thông tấn xã AFP, các nước thành viên của nhóm G20 (gồm 19 nước cùng Liên Hiệp Âu Châu và Liên Hiệp Phi Châu) chiếm 85% GDP toàn cầu và 80% phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm những thách thức đối với nước chủ nhà Ba Tây:
"Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh nhiều xung đột quốc tế. Cuộc chiến tại Ukraine và ở Cận Đông, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, và Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc… ngần ấy vấn đề địa chính trị có nguy cơ phá hỏng các cuộc đàm phán.
Tổng thống Lula muốn biến Ba Tây thành một nhà trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột quốc tế và là tiếng nói cho các nước Nam Bán Cầu. Vì vậy, cuộc chiến chống đói nghèo sẽ là một trong số các ưu tiên của ông với việc hình thành một liên minh quốc tế.

Nhiều đề xuất trong chương trình nghị sự đầy tham vọng như đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia và các nhà tỉ phú. Một biện pháp được được hai nước Pháp và Ba Tây ủng hộ, khi đề xuất đánh thuế ở mức 2% đối với 3.000 nhà tỉ phú trên thế giới. Nhưng một đề xuất như thế, để có thể được áp dụng, đòi hỏi một sự hợp tác quốc tế thực sự.
Việc tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng được Ba Tây chú trọng. Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Jair Bolsonaro, ông Lula muốn cho thấy nỗi lo lắng của ông bảo vệ vùng Amazon. Năm 2025, Ba Tây sẽ tổ chức COP 30 ở Belem, ngay trước cửa rừng vùng Amazon".


COP29 Không Tiến Triển, Mọi Hy Vọng Hướng Về Thượng Đỉnh G20 ở Ba Tây


(Hình AP - Rafiq Maqbool: Các nhà hoạt động tham gia biểu tình tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP29, ngày 16/11/2024, ở Baku, thủ đô của Azerbaijan.)
-Trọng tâm của Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 29 tại Azerbaijan là đạt được một thỏa thuận về 1.000 tỉ Mỹ kim hàng năm để hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hâu. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của hội nghị, kết thúc hôm 17/11/2024, các đàm phán cấp chuyên gia không mang lại kết quả khả quan.
Theo thông tấn xã AFP, ngày 18/11, Bộ trưởng các nước tới COP 29. Đại diện Liên Hiệp Quốc, Simon Stiell, đã hối thúc các phái đoàn nỗ lực "làm việc nghiêm túc" để đạt được thỏa hiệp về "tài chánh khí hậu" này.

Tuy nhiên, nhiếu nước đặt hy vọng vào thượng đỉnh G20 tại Ba Tây. Hôm qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã kêu gọi G20 tìm được "thỏa hiệp", giúp tháo gỡ bế tắc tại COP29. Thông tín viên Jeanne Richard của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ thủ đô Baku của Azerbaijan:
"Tuần lễ hội nghị vừa qua chỉ để lại một văn bản dài, chứa đầy các đề xuất hoàn toàn không tương ứng với mục tiêu tìm ra cách thức huy động được hàng ngàn tỉ Mỹ kim cần thiết để hỗ trợ các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu.
Ai sẽ trả tiền? Tiền lấy ở đâu? Và nhất là bao nhiêu tiền? Tất cả những câu hỏi khó này đều chưa có lời đáp. Tình hình đặc biệt khó khăn trong bối cảnh quốc tế căng thẳng hiện nay: từ việc Donald Trump, người phủ nhận biến đổi khí hậu, đắc cử Tổng thống Mỹ cho đến quyết định rút đoàn Á Căn Ðình khỏi COP29 của Tổng thống Javier Milei, người có quan điểm hoài nghi về biến đổi khí hậu không ít hơn Trump, rồi biến cố ngoại giao giữa Azerbaidjan và Pháp. Không khí tại Baku hoàn toàn không có gì sáng sủa.

Từ đây trở đi, các nhà đàm phán sẽ bàn giao công việc cho Bộ trưởng các nước, tham dự tuần lễ thứ hai của COP29, sẽ phải cố gắng đạt được các thỏa hiệp mang tính chính trị nhiều hơn.
Trong khi chờ đợi, mọi cái nhìn đều hướng về Ba Tây, nơi diễn ra hội nghị G20, với hy vọng là cuộc thượng đỉnh lần này với sự tham dự của lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tháo gỡ được bế tắc, và mang lại một lực đẩy mới cho COP29. Ở giai đoạn hiện tại, một thỏa thuận vẫn còn có thể, nhưng COP29 đã khởi đầu không thuận lợi".
Hôm nay, ủy viên Âu Châu phụ trách đàm phán về khí hậu, Wopke Hoekstra, có mặt tại COP29, cho biết Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy vấn đề "tài chánh khí hậu" cho các nước đang phát triển, nhưng chỉ Liên Hiệp Âu Châu thôi không đủ. Theo thông tấn xã AFP, tại Baku, một cuộc họp tuần trước giữa các đại diện Trung Quốc và Liên Hiệp Âu Châu mang lại "một chút hy vọng".
Khoản tiền dự trù 1.000 tỉ Mỹ kim/năm cho các nước đang phát triển để đối phó với biến đổi khí hậu, từ đây đến 2030, là theo thẩm định của các Kinh tế gia có uy tín, Nicholas Stern và Amar Bhattacharya, do Liên Hiệp Quốc chỉ định.


MERCOSUR: Nông Dân Pháp Biểu Tình Phản Đối Hiệp định Tự Do Mậu Dịch Liên Hiệp Âu Châu - Mỹ Châu Latinh


(Hình REUTERS - Kevin Coombs: Một tụ điểm phán kháng của nông dân Pháp trên đường quốc lộ N118, chống lại việc ký kết thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Âu Châu và các nước Mỹ Châu Latinh (Mercosur), tại Velizy-Villacoublay, ngoại ô thủ đô Paris của Pháp, ngày 18/11/2024.)
-Một bộ phận nông dân Pháp chiếm đóng đường phố, phản đối Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Âu Châu và khối 5 nước Mỹ Châu Latinh Mercosur. Vào lúc khai mạc thượng đỉnh G20 tại Ba Tây, 18/11/2024, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Ursula von der Leyen duy trì mục đích từ nay đến cuối năm Hiệp định này chính thức được thông qua.
Hiệp định cho phép xóa bỏ nhiều hàng rào quan thuế đánh vào nông phẩm của mỗi bên. Một số thành viên Liên Hiệp Âu Châu có trọng lượng về nông nghiệp như Pháp, Ba Lan, Hòa Lan mạnh mẽ chống đối một Hiệp định bị cho là đe dọa đến nông gia tại các nước này.

Hôm nay hai công đoàn nông dân Pháp FNSEA và JA kêu gọi biểu tình, tại 80 địa điểm khác nhau để gây chú ý trong công luận. Gần biên giới giữa Pháp và Bỉ, nông dân biểu tình và đổ ngô lên đường phố. Tại Strasbourg, gần trụ sở của Nghị Viện Âu Châu chiều nay, cây cầu nối liền Pháp và Đức cũng bị chiếm đóng. Nông dân mang máy cầy và xe vận tải phong tỏa một đoạn trên quốc lộ 118 phía Nam dẫn vào thủ đô Paris từ đêm qua. Các nghiệp đoàn báo trước đây chỉ là một chiến dịch chớp nhoáng nhằm thu hút sự chú ý công luận nhưng phong trào phản kháng này có thể sẽ quyết liệt hơn trong những ngày sắp tới.
Hiện tại cả Tổng thống Emmanuel Macron lẫn Thủ tướng Michel Barnier cùng ủng hộ nông dân đòi một Hiệp định tự do mậu dịch "công bằng", để nông phẩm của Pháp không bị hàng rẻ từ 5 nước khối Mercosur cạnh tranh. Năm quốc gia Mỹ Châu Latinh liên quan gồm Ba Tây, Á Căn Ðình, Uruguay, Paraguay và Bolivia.
Do có hậu thuẫn của chính phủ, nên cuộc xuống đường lần này được cho là mang tính tượng trung; Phong trào không kéo dài, nhưng nhằm cảnh cáo Liên Hiệp Âu Châu rằng nông gia Pháp không muốn bị hàng của Mỹ Châu Latinh cạnh tranh bất bình đẳng, nhưng "để đòi chính quyền của Thủ tướng Barnier và nhất là đòi Liên Hiệp Âu Châu giảm nhẹ các thủ tục hành chính và các chuẩn mực về môi trường, lao động và y tế quá khắt khe", giảm nhẹ các khoản siêu cao thuế nặng cho giới canh nông. Trong khi đó thì nông phẩm nhập từ Mỹ Châu Latinh chỉ bị kiểm dịch một cách sơ sài. Nông dân trong khối Mercosur không phải chịu những phí tổn như ở Âu Châu.


Mỹ và Phillipines Ký Thỏa Thuận Tăng Cường Trao Đổi Thông Tin Tình Báo Quân Sự


(Hình REUTERS - Gerard Carreon: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr (trái) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, tại điện Malacanang, Manila, Phi Luật Tân, ngày 18/11/2024.)
-Hôm 18/11/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Phi Luật Tân ký kết một thỏa thuận về trao đổi thông tin tình báo quân sự nhân chuyến công du Manila của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Văn bản có mục tiêu tăng cường bảo mật cho các thông tin tình báo quân sự cấp cao mà Hoa Kỳ chuyển giao cho Phi Luật Tân.
Hiện tại, Mỹ và Phi Luật Tân không cung cấp thông tin chi tiết hoặc bản sao của thỏa thuận vừa được ký. Trả lời hãng thông tấn AP, hai viên chức an ninh Phi Luật Tân, xin ẩn danh, khẳng định văn bản này tương tự như các thỏa thuận mà Hoa Thịnh Ðốn đã ký với một số đồng minh khác, cung cấp "các thông tin tình báo cấp cao hơn" và vũ khí tối tân hơn.
Cụ thể là quân đội Phi Luật Tân được uyền tiếp cận các hệ thống giám sát vệ tinh và drone của Mỹ, với điều kiện tin tức tình báo và thông tin chi tiết về các vũ khí tối tân phải được bảo mật cao. Đồng thời Phi Luật Tân được tiếp cận được các phương tiện tân tiến hơn của Mỹ, bao gồm cả hệ thống phi đạn.

Thỏa thuận tăng cường trao đổi thông tin tình báo quân sự nói trên được ký kết vào thời điểm Mỹ, Phi Luật Tân cùng các đồng minh đang tăng cường các hoạt động quốc phòng, bao gồm các cuộc tập trận tác chiến chung quy mô lớn, chủ yếu là để ứng phó với các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Á Châu.
Theo hãng thông tấn AP, trong quá khứ, những nỗ lực của Phi Luật Tân nhằm có được các vũ khí tối tân từ quân đội Mỹ đã bị cản trở do việc thiếu một thỏa thuận tình báo như vậy, ngay cả khi quân đội Phi Luật Tân đang phải vật lộn chống lại cuộc vây hãm của các lực lượng nổi loạn, liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo, ở thành phố Marawi, hồi 2017. Quân đội Phi Luật Tân, được drone của Mỹ và Úc Ðại Lợi hỗ trợ, đã dập tắt cuộc nổi loạn kéo dài 5 tháng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và đồng nhiệm Phi Luật Tân, Gilberto Teodoro, đã dự lễ khởi công xây dựng một "trung tâm phối hợp" nằm trong khu vực tổng hành dinh của Quân đội Phi Luật Tân ở Manila, nơi "trao đổi thông tin theo thời gian thực" và "góp phần tăng cường khả năng phối hợp (giữa quân đội hai nước) trong nhiều năm", theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ngày mai, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có kế hoạch viếng thăm đảo lớn Palawan, tây Phi Luật Tân, để gặp gỡ chỉ huy các đơn vị tuần tiễu, và làm nhiệm vụ bảo vệ các vị trí tiền tiêu của Phi Luật Tân tại Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét