Giáo hoàng Francis kêu gọi điều tra về cáo buộc “diệt chủng” ở Gaza “Theo một số chuyên gia, những gì đang xảy ra ở Gaza có các đặc điểm của một cuộc diệt chủng,” Giáo hoàng Vatican viết. “Việc này cần được điều tra một cách cẩn thận để xác định liệu nó khớp hay không với định nghĩa được thiết lập bởi các cơ cấu luật pháp và quốc tế.” Theo báo cáo từ Bộ Y tế của Gaza, kể từ 7/10 năm ngoái đến nay, đã có ít nhất 43.846 người đã chết, trong đó 2/3 là phụ nữ và trẻ em, bởi bom đạn của Israel. Hàng trăm ngàn người bị thương tật, trên 80% người dân phải di rời bởi chiến tranh tiêu diệt Hamas, mà Israel lấy cớ do cuộc tấn công “khủng bố” ngày 7/10/2023 sát hại gần 1.200 người Israel.
<!>
Theo Vatican News trong cuốn sách về Năm Thánh 2025, bắt đầu đưa ra công chúng từ ngày 19/11/2024 tại Ý, có một đoạn mà Giáo hoàng Francis viết về vấn đề đang diễn ra ở Gaza, và kêu gọi hãy có điều tra cẩn thận về vấn đề này, khi một số học giả, chuyên gia, cũng như hầu hết các tổ chức nhân quyền lớn của quốc tế đã bắt đầu nhận định điều Israel đang tiến hành ở Gaza là thuộc loại tội diệt chủng (genocide) hoặc tội thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing).
Theo báo cáo của Al Jazeera, hôm Thứ Năm, Ủy ban Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã đưa ra đánh giá rằng chiến tranh do Israel gây ra ở Gaza là “khớp với các đặc điểm của tội diệt chủng,” và chỉ ra rằng Israel đang “gây ra nạn đói như một biện pháp của chiến tranh.”
Tuy nhiên, cũng có các tiếng nói không đồng ý như vậy. Điển hình là phản đối từ phía Israel, và từ quốc gia đứng sau Israel: Mỹ.
Trong cuốn sách, Giáo hoàng Công giáo Rôma —giáo hội có tới 1,4 triệu thành viên— cũng đề cập đến việc trợ giúp nhân đạo cho những người Palestine. Lưu ý rằng người Palestine có nhiều người là theo Hồi giáo, nhưng mà, giáo lý của Kitô giáo là giảng rằng cần coi tất cả nhân loại đều là con của Chúa, đều là anh chị em.
“Ở Trung Đông, nơi những cánh cửa rộng mở của các quốc gia như Jordan hay Liban tiếp tục là nơi cứu giúp cho hàng triệu người chạy trốn các cuộc xung đột trong khu vực. Trước hết tôi nghĩ đến những người rời bỏ Gaza trong hoàn cảnh nạn đói đã tấn công họ. Anh chị em Palestine gặp khó khăn trong việc đưa lương thực và viện trợ vào lãnh thổ của mình,” Giáo hoàng viết, ám chỉ tới việc Israel tiến hành phong tỏa ngặt nghèo dải Gaza, cản trở các trợ giúp nhân đạo tới những nạn dân ở nơi này.
Cũng theo Al Jazeera, Giáo hoàng Francis đã từng lên tiếng phản đối việc lạm sát dân thường và tấn công vào các cơ sở phi quân sự ở Gaza và Liban, như trường học, bệnh viện, hay nhà thờ. Hồi tháng 7, ông đã gọi đợt không kích vào Liban là “quá đáng về đạo đức.”
Ông cũng phản đối hành động của Hamas, và kêu gọi phải trả tự do cho các con tin mà nhóm phiến quân này bắt giữ từ hồi 7/10/2023.
Ngoại trưởng Nga Lavrov: Phương Tây muốn leo thang xung đột
Hôm 19/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bình luận về thông tin Ukraine tấn công vùng Bryansk của Nga bằng các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS). Theo ông, các cuộc tấn công vào khu vực Bryansk do Ukraine thực hiện bằng các tên lửa của Washington là một “tín hiệu rõ ràng cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột”.
“Việc các ATACMS được sử dụng nhiều lần ở khu vực Bryansk trong buổi đêm tất nhiên là một tín hiệu cho thấy họ đang muốn làm leo thang tình hình”, ông Lavrov phát biểu tại thành phố Rio de Janeiro hôm 19/11.
Theo Ngoại trưởng Nga, nếu không có sự hỗ trợ của Washington, quân đội Ukraine sẽ không thể sử dụng những tên lửa công nghệ cao như thế này, “giống như những gì Tổng thống Vladimir Putin từng nói”.
Hôm 12/9, Tổng thống Putin nói rằng việc các nước phương Tây chấp thuận cho Ukraine thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa do những đồng minh phương Tây gửi đến cũng đồng nghĩa với việc các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ và các nước châu Âu đang trực tiếp tham gia vào chiến sự ở Ukraine.
Cũng trong ngày 19/11, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng Đức đã quyết định đúng đắn khi giữ nguyên quyết định không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine. Nhà ngoại giao Nga còn gọi quyết định của Berlin là “một lập trường có trách nhiệm”.
Trước đó vào ngày 18/11, Đức xác nhận sẽ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine. Theo Hãng tin Reuters, quyết định này của Berlin được đưa ra bất chấp việc Mỹ đã chấp thuận cho quân đội Kiev sử dụng vũ khí của Washington sản xuất để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Lý giải nguyên nhân khiến dân số Paris giảm liên tục
Chính quyền thành phố Paris đang xem xét triển khai những phương án nhằm giải quyết tình trạng dân số giảm trong những năm qua.
Hãng AFP đưa tin giới chức Paris ngày 19.11 đã có cuộc họp tại tòa thị chính để tranh luận về tình trạng người dân di cư khỏi thành phố. Thủ đô Paris của Pháp hiện có 2,1 triệu dân, giảm khoảng 140.000 người so với năm 2013, có đà giảm khoảng 10.000 người mỗi năm.
Trước thực trạng trên, hội đồng thành phố Paris đang cân nhắc đưa ra kế hoạch phát triển đô thị mới, với nhiều phương án nhằm nâng cao chất lượng sống tại thủ đô Pháp. Kế hoạch được Thị trưởng Paris Anne Hidalgo - người thuộc đảng Xã hội Pháp - và các đồng minh của bà khởi xướng, bao gồm thắt chặt các quy định về mua nhà tại Paris và cho thuê để làm dịch vụ lưu trú.
Thượng nghị sĩ Pháp Ian Brossat, một đồng minh của bà Hidalgo nói rằng người dân Paris cần nhà ở xã hội và giá cả phải chăng hơn nếu muốn giữ cư dân ở lại thành phố. Ông nêu thêm chỉ mới bắt đầu đầu tư xây nhà cho người thu nhập thấp trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, chính trị gia phe đối lập Rachida Dati, người đang giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Pháp, cho rằng tình trạng người dân rời khỏi thủ đô đến từ quá trình đô thị hóa đến mức "không thể chịu được".
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ đạo gần đây đến từ xu hướng những người giàu có từ nước ngoài mua nhà ở Paris nhưng hiếm sử dụng mà chỉ dùng mỗi khi có kế hoạch du lịch, cùng với đó là làn sóng gia tăng dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn, điển hình như thông qua nền tảng cho đặt thuê nhà như Airbnb.
Cơ quan quy hoạch đô thị Paris (Apur) cho biết trong báo cáo gần đây rằng số lượng nhà được sử dụng làm nhà ở tại thủ đô Pháp liên tục giảm, mặc dù thực tế có nhiều nhà được xây dựng hơn. Những lý do trên khiến giá thuê nhà tăng và số người mới đến Paris có nhu cầu thuê nhà lại giảm.
Trước tình hình trên, dự thảo kế hoạch do hội đồng thành phố Paris đưa ra quy định nhà tại một số khu vực cấm được dùng để cho thuê thông qua các dịch vụ như Airbnb, bao gồm tại các khu phố thu hút du lịch như Montmartre hoặc Marais. Các đồng minh của Thị trưởng Hidalgo cũng kêu gọi tăng thuế với những ngôi nhà thứ hai được đứng tên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét