Dương Ngọc Sum – Nhà thơ Tân Uyên trẻ mãi không già
Bởi thế trong dân gian mới nhại thơ của “Xỉn Riệu”
Em ngồi Em đái ở trong xe
Em đái làm anh bổng lắng nghe
Bên em anh thấy thơm nồng nặc
Đời quá vui nghe được tiếng em “tè”.
Nhớ Sân Trường Petrus Ký * Nhớ Thầy Sum * Bến Xe Petrus Ký
<!>
Các trò 12B4 của lớp học có giáo sư Sum ngày trước 1975, nay chỉ còn kỷ niệm của những ngày xưa thân ái các trò gởi lại cho ai <?>, trò Chu Quốc Hưng (biệt danh Hưng Chiot, aka Hưng Puppy, anh có nước da trắng beau trai như tây con) hiện định cư ở Canberra, Australia; miệt Đức quốc có các trò Nguyễn Trung Kiên (biệt danh Thạch Kiên, anh có nước da ngâm sạm Phnom Penh hay Bombay), Lâm Kim Khánh (Khánh Bò cười, anh thường xơi trong lóp món fromage tây La vache qui rit), Dương Anh Dũng (một tay anh chị bự mang hỗn danh thật kêu “Dũng L’Amour”, vượt biên từ Cap Saint Jacques, được ông nhà báo nhân ái Rupert Neudeck của con tàu Cap Anamur cưu mang vớt anh vào Hamburg, Anh Dũng siêng năng học ra trường Y, đi về chuyên khoa tim. Sau đó để trả ơn nước Đức Dũng L’Amour vớt lại cô bạn học Sabine, một kiều nữ Đức tóc vàng sợi nhỏ, sợi nhỏ,… 12B4 còn có Nguyễn Ngọc Linh (hỗn danh Linh An Tiêm hay Linh Lá Bối, gia đình anh sở hữu nhiều nhà in lớn ở miền nam, Linh đi học có tài xế xe xịn đưa đón, bạn bè thèm nhỏ), Phan Tấn Đạt (aka Đạt Bồ tát, anh này hiền như ông bụt) của đất Thung Lũng Hoa Vàng San Jose.
Khi phong trào dot com lên như diều Ngọc Linh đồng sở hữu (co-owner) một công ty điện tử assets hàng chục triệu dollars, anh còn co-owning một công ty venture capital investment, Silicon Valley. Tư gia Ngọc Linh nuôi một đàn cho nhỏ Pomeranian, Chihuahua, Yorkshire Terrier, Bichon Frise hay Toy Poodle, hôm nhà văn Dương Viết Điền theo tôi sang ngủ ở villa của Linh, suốt đêm một đàn doggies đắt tiền theo sủa ỏm tòi khỏi ngủ, hỏi ra vì anh Điền có máu đánh chén rựa mận khi xưa.
Phần tôi bị Chu Quốc Hưng hay Hưng Puppy đặt cho tên “Hải Ông Thọ”, anh bảo tôi trông xổ sữa, mũm mĩm và bụ bẫm như cu Thọ trên nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ (Longevity).
Ngày xa xưa ở Sài Gòn, GS. Sum dạy môn Sử Địa lớp 12B4, vị thầy vui tánh gốc Bưởi Tân Uyên, cùng quê quán với nhà văn Bình-nguyên Lộc. Ông dạy đến đâu cho thí dụ đến đó. Về nước Nga thì có Ivan IV tức Sa hoàng và Đại Công tước Nga, và truyện Doctor Zhivago của văn hào giải Nobel Boris Pasternak; nước Tàu có thiếm Ba Từ Hi Thái Hậu và Mãn Châu Đế Khang Hy uống rượu mà không say nào hay; nước Pháp thì có George Sand, Alfred de Musset, Françoise Sagan, Pierre de Ronsard, Paul Verlaine, Jacques Prévert; nước Mỹ thầy giảng về Gone with the Wind có Clark Gable, Thomas Mitchell, Barbara O’Neil, Vivien Leigh, Mỹ có truyện Tom Sawyer của Mark Twain, Mỹ có love story của JFK vs. Marilyn Monroe, nhiều nhiều nữa…Thầy kể về bến xe Petrus Ký vào thời ông Bảy Viễn, xóm gà đá Bình Khang, Cây Điệp
George Sand, Françoise Sagan
Ngày nay gặp thầy Sum ở Mỹ, thầy bàn về Về nước Nga thì có KGB Đại Đế mãn kiếp Vladimir Putin và chuyện dài chuyến máy bay định mệnh MH17 và dãi đất Crimea; nước Tàu có chú Ba Tập Cận Bình và giàn khoan HD-918; nước Pháp thì có ông tây Nicolas Sarkozy vs. Carla Bruni và ông tây François Hollande vs. Valérie Trierweiler; nước Mỹ thầy giảng về ông Bill Clinton vs. Monica Lewinsky, và ông 7 Obama và bà 7 Michelle xài sang, và … Thầy Sum cảm tác thơ về bịnh đái đường:
“Em ngồi Em đái ở trong xe
Em đái làm anh bổng lắng nghe
Bên em anh thấy thơm nồng nặc
Đời quá vui nghe được tiếng em “tè”
(Diabetic poem, DNS)
Xóm Bình Khang – Cây Điệp.
Trước năm 1975, khu Ba Ta được gọi là xóm Bình Khang – Cây Điệp. Nơi đây được mệnh danh là “cứ địa của tệ nạn mại dâm”. Hoạt động mua, bán dâm rầm rộ cả ngày lẫn đêm. Dân bảo kê, giang hồ tranh giành địa bàn, giành gái đánh nhau như cơm bữa. Cờ bạc, rượu chè, mua bán, hút chích ma túy, trộm cắp, cướp giật cũng là một trong số các tệ nạn góp phần làm cho khu Ba Ta nổi danh trong giới giang hồ
.
Xóm “Bình Khang – Cây Điệp” thuở xa xưa:
Hỡi con hẻm đáng nhớ ngày xưa
Địa thế ngoằn ngoèo, hiểm trở có nhiều con hẻm chỉ đủ cho một chiếc xe máy đi qua sâu hun hút, giao thông tiếp giáp như một trận đồ bát quái, chính là điểm thuận lợi để các chủ chứa hành nghề buôn hương. Các dịch vụ phụ thuộc (sống nhờ, ăn theo) bám rễ vào n gàn h bán hoa trinh nữ mọc lên như nấm. Khách làng chơi nào không sòng phẳng sẽ rất khó tìm đường thoát thân bởi các tay anh chị bảo kê,…
Đại Cathay
Trước năm 75 thầy Sum dạy môn Sử Địa gọi nơi này là xóm Bình Khang – Cây Điệp. Khu vực nằm lọt trong chu vi tứ giác giữa đại lộ Cộng Hòa, Hùng Vương, Trần Nhân Tôn, Vĩnh Viễn. Nơi đây xưa kia vốn rất hoang dã. Khoảng năm 1954, dân tứ xứ đổ về làm nhà cư trú, sống bám rễ vào bến xe liên tỉnh Pétrus Ký để buôn bán và làm các dịch vụ nhỏ, lẻ. Do nhiều con hẻm bé xíu, đan xen chằng chịt trong khu vực dân cư, nên một số bà con ta ham vui đến đây sinh sống bằng nghề bán trôn.
Trò Linh hỏi thầy Sum: “Thưa thầy, em hổng hiểu chữ bán trôn”. Thầy Sum đáp khẽ:”À, cái này khó nói qúa, nhưng mà bán trôn xêm xêm bán hoa đó em, rồi sau này ra xứ ngoài thầy sẽ giải thích cho các em sau nghe!”.
Ông Trùm Chợ Lớn, Bảy Viển
Sau sự tan rã của khu liên hợp ăn chơi khu Đại thế giới do ông Bảy Viễn cầm đầu, những đàn em chuyên tổ chức, bảo kê buôn phấn bán hoa(BPBH), cờ bạc của Bảy Viễn và số gái bán hương bị đẩy ra khỏi lầu xanh, động chứa đã tụ tập về đây hành nghề. Từ đó, nhiều thế hệ nối tiếp sống bằng nghề gia truyền bán hoa. Tệ nạn mãi dâm phát triển khấm khá đến nỗi xóm Bình Khang – Cây Điệp với nhiều động chứa tiên nữ, hang ổ nữ nổi chìm tiếng tâm một thuở được giới giang hồ so sánh “Nhất Nancy, Nhì Cây Điệp”. Hoạt động mạnh về ngành BPBH phát triển phát ham đến mức được coi như một hoạt động kinh doanh trên xác hoa nổi đình, nổi đám nhứt vào thời ấy. Đường sá chật chội, thiếu ánh sáng, nhiều hẻm hóc, nhà làm thông nhau cửa trước lối sau đã gây khó khăn cho giới nhân công lực khám xét.
Trò Kiên Phnôm Pênh 12B4 hỏi thầy Sum: “Thưa thầy bộ Sở Công An Cảnh Sát uống sirôp codeine hết rồi sao thầy!”, thầy hồi đáp trò Kiên: “Hỏi là trả lời, biết chết liền!”
.
Ông Trùm Bạch Hải Đường, 1950’s
Báo chí cho biết trước năm 1975, quanh khu Ba Ta có khoảng 100 gia đình chứa hoa chuyên nghiệp, mấy chục gia đình khác sốn g nhờ dịch vụ phụ gia ăn theo ngành buôn hoa như: bảo vệ, dẫn mối, y tế, cho thuê tắm giặt, ăn uống, mỹ phẩm, massage, giác hơi, sinh tố, cho vay… thu hút hàng trăm người tham gia tích cực vào hoạt động buôn hương. Nhiều gia đình, truyền tộc họ hàng khuếch trương nghề chứa hoa. Một số cảnh sát mất nết cũng tham gia bảo bọc cho các hoạt động này
.
Giang hồ khu Cầu Muối (Sài Gòn) thập niên 1950
Phần lớn các con hẻm xung quanh khu vực này đầy tai tiếng và đầy chiến tích. Nhiều người gọi những con hẻm này hẻm thịt người hay hẻm gà chọi. Bất kể ngày đêm, khách làng chơi bước vào đầu hẻm đã được đám ma cô, tú bà tiếp đãi nhiệt tình. Họ được đưa đến một trong những động hoa có hàng trăm bông hoa dua nở khêu gợi, du bạn có theo xu hướng trường chay, kiêng khem cũng bằng thừa.
Dương Ngọc Sum.
Đó là chuyện xưa gần trường Petrus Ký, gần vùng mà chẳng hôi tanh mùi bùn, những học trò 12B4 của GS. Sum đều đoạt giải “tiết hạnh khả phong”, thủ tiết nguyên xi khi đi lấy vợ.
Đúng không mấy trò của GS. Dương Ngọc Sum.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét