Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

Thông Báo Sinh Hoạt. CSVN Vẫn Cay Cú, Bao Nhiêu Năm, Vẫn Không Triệt Hạ Được Cờ Vàng! và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay - Lê Văn Hải


Những ngày qua, CSVN càng đấu tố hăng, càng thấy sức sống mãnh liệt chiến thắng của lá Cờ Vàng! Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục!-Dấu hiệu của cuộc đấu tố cờ vàng của chế độ VNCH vẫn chưa hạ nhiệt, còn căng và nhiều người nhận định rằng chiến dịch vạch lằn ranh thù địch với một chế độ không còn tồn tại của Hà Nội sẽ còn kéo dài, ít nhất là cho hết đợt ăn mừng cuộc cưỡng chiếm miền Nam vào 1975, đánh dấu 50 năm!
<!>


Cũng có tin nói, cách tổ chức để tạo scandal về cờ vàng với các ca sĩ, chỉ là một cách mượn cớ để dằn mặt nhau giữa phe Công an và phe Quân đội, mà vốn lúc này sự lấn lướt của cánh Tô Lâm đang làm bên quân đội rát mặt, tức tối!


Kể cả chuyện đại học Fulbright vừa vảy ra, là chứng cứ rất cụ thể, có cả có kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đưa bản tin phóng sự, mắng nhiếc thậm tệ, nhưng rồi chỉ sau một ngày đã vội giấu đi, khi Thông tin từ Văn phòng Chính phủ CSVN khẳng định, tính chính danh của đại học này. Thượng tầng quả là không yên, nên khuấy đảo mọi thứ và đẩy lực lượng tuyên truyền xông trận điên cuồng không lý trí!
Những mượn chuyện để đánh nhau, cũng không thiếu chuyện mượn lá cờ vàng, cho thấy biểu tượng này luôn là nỗi ám ảnh thường trực của chóp bu Ba Đình.

 

Cờ vàng, một ý nghĩa khác với chế độ CSVN, biểu tượng của một chế độ bị cưỡng chiếm cứ hễ xuất hiện ở đâu, là Hà Nội giãy giụa, tức tối đến đó. Phong trào đấu tố các ca sĩ dính đến cờ vàng, chỉ là tạo thêm một trường hợp mượn gió bẻ măng, trong cơn đau chưa bao giờ dứt của chế độ CSVN.
Điểm lại, vài năm gần đây, đã có không ít đôi lần Hà Nội cho tổ chức xuất hiện cờ đỏ, hay tìm cách hạ cờ vàng ở các cộng đồng hải ngoại, như một cách ghen tức đau đớn, về sự sống mạnh mẽ của một tinh thần tự do, dứt khoát không chịu sự kiểm soát của chế độ độc tài.
Hồi năm 2021, ở Úc đã có một vụ học sinh Việt Nam du học tìm xé cờ vàng nhân ngày 30-4, mà nhiều bình luận nói không phải là một hành động tự phát. Người ta tin rằng đây là một trong những phép thử kiên trì của chính quyền trong nước, xem liệu có khi nào chuyện treo cờ vàng đã mòn mỏi hay chưa.


Khiêu khích cũng có. Trước đó, giữa Tháng Năm 2019, một chiếc xe dán cờ đỏ chạy qua nhiều con phố ở thành phố Westminster, Little Saigon ở quận Cam, sau khi gây chú ý cho một số người, chiếc xe đó đã không quay trở lại, nhưng cũng tạo một dư luận trong cộng đồng người Việt tự do, rằng chính quyền Hà Nội, đang quá khát khao “thâu tóm” thủ phủ tự do vào một ngày nào đó, khi những người Việt thế hệ di tản cao niên, mất dần và yếu dần ý chí tự do.
Nỗi đau của Hà Nội lại mở ra, là sắp tới đây, khi kỷ niệm 50 năm cưỡng chiếm miền Nam, chế độ độc tài đã sắp sẵn nhiều kế hoạch để ca ngợi cuộc chiến, và đẩy mạnh tính chính danh của lá cờ đỏ sao vàng, nhằm thuyết phục người dân trong nước về sự ‘chính nghĩa’ của chủ nghĩa cộng sản đang cai trị ở Việt Nam.
Những bài bản mới được giao cho giới dư luận viên cuồng cộng, để tràn vào các trang đang còn nhắc về chế độ cũ, nơi sinh hoạt của các cộng đồng người Việt hải ngoại, hầu hết là các từ ngữ hạ đẳng quen thuộc của Hà Nội như ‘phản quốc, đu càng, bán nước, ba que…’ giờ có thêm vài tên gọi mới như ‘vong nô, thua trận, vô tổ quốc…’ Mục đích là làm cho những người Việt không cộng sản ở bên ngoài, hay còn kẹt trong nước phải mặc cảm, đau khổ, phải cay đắng. Một công an viên giấu tên kể rằng chuẩn bị cho chiến dịch ‘tổng tiến công mùa xuân kỷ niệm 50 năm giải phóng’, chỉ thị đưa xuống, nói là phải tạo chiến thắng oanh liệt và vẻ vang trên mặt trận không gian mạng, như năm 1975 vậy.


Đó chính là lý do hiện nay, sự khiêu khích và tấn công của giới tuyên truyền cuồng cộng đang ngày càng nhiều, và tràn khắp các diễn đàn, nhóm hay các status cá nhân trên Facebook. Trên Tiktok, các đoạn phim, hình ảnh bóp méo lịch sử, kể chuyện thù hận với Pháp, Mỹ… xuất hiện tràn lan trong sự hậu thuẫn của chính quyền. Thậm chí gới cuồng cộng còn kéo nhau tấn công vào các trang của người Việt ở Đông Âu, ủng hộ cuộc chiến Ukraine chống Nga, và đánh đồng những người Việt này là thành phần lưu vong chống phá đất nước.
Nhưng hệ thống tuyên truyền của nhà nước CSVN càng giãy giụa, càng kêu gào, lại càng chứng minh cho thấy sức sống hiển nhiên, mãnh liệt mà không cần đối đầu của lá cờ vàng ở khắp mọi nơi. Hà Nội muốn xóa cũng không thể xóa, muốn bôi nhọ cũng thất bại, và muốn dùng các mối quan hệ ngoại giao với các nước như Mỹ, Pháp, Anh Úc… để đòi hủy bỏ lá Hoàng kỳ của người Việt tự do, cũng trở thành chuyện thảm hại.

Tuyệt vọng, Hà Nội chỉ còn cách mượn sách giáo khoa của Bắc Kinh, tạo những làn sóng tuyên truyền viên hung hãn ngôn từ, thao túng đời sống bằng tư duy cực đoan, duy sát chí chính trị để đe nẹt người dân trong nước như một chế độ côn đồ.
Tất cả những điều đó cho thấy một ý nghĩa: khi còn sự xuất hiện lá Hoàng kỳ, thì mãi mãi Hà Nội không thể nào tìm được chính danh, bởi sự bất lương, dối trá còn ám rõ trong lịch sử.
Lá cờ đỏ mãi mãi chỉ là lời giải thích trí trá về cái gọi là thống nhất đất nước. Và ngay cả các làn sóng cuồng cộng đang chửi bới, hung hăng, đe dọa… cũng chính là một ví dụ cụ thể của một cuộc thống nhất miễn cưỡng, mà giờ đây CSVN phải dùng mọi nguồn lực để tiếp tục dùng bạo lực thống nhất lòng người, sau 50 cưỡng chiến chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Một chế độ dù không còn, nhưng các công dân tự do của chế độ này, vẫn đang còn trong cuộc kháng chiến tinh thần hôm nay, gần 50 năm, Cờ Vàng chính nghĩa vẫn chiến thắng và mãi mãi về sau!


THÔNG BÁO: VỀ VIỆC KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC LỄ THƯỢNG KỲ ĐẦU THÁNG KỂ TỪ THÁNG 9 NĂM 2024

Kính gửi: Quý đồng hương Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Vùng Bắc California
Quý bậc Trưởng Thượng, Thân Hào, Nhân Sĩ
Quý Hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH và quý Chiến Hữu
Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, Hội Ái Hữu đồng hương Bắc California
Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí
Quý anh chị em Sinh Viên, Học Sinh, Hướng Đạo Sinh cùng các cháu hậu duệ VNCH

Kính thưa quý vị:
Qua văn thư phổ biến từ văn phòng nghị viên Biên Đoàn khu vực 7 ngày 26 tháng 8 năm 2024, trong đó nội dung đã đưa ra những quy định mới khiến cho ban tổ chức lễ Thượng Kỳ mỗi thứ bảy đầu tháng không thể thực hiện được. Văn phòng nghị viên Biên Đoàn khu vực 7 đã toàn quyền thay đổi và chi phối, giành quyền quản lý theo phương thức mà nghị viên khu vực 7 đặt ra khiến cho việc tổ chức chào lá cờ thiêng liêng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ không thể tiếp tục như chúng tôi đã làm trong nhiều năm qua.
Việc tổ chức nghi lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ là một việc làm thiêng liêng được toàn thể cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và ngay cả các giới chức dân cử được xem như một sự kiện quan trọng để có cơ hội nối kết giữa cộng đồng người Việt và chính quyền địa phương.
Việc tổ chức nghi lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ là quyền tự do và trách nhiệm của người dân không thể bị chi phối, cản trở và ngăn cấm dưới bất kỳ hình thức nào.
Qua quy định mới của văn phòng nghị viên Biên Đoàn đưa ra khiến cho ban tổ chức không thể tiếp tục thực hiện được các buổi lễ chào cờ thứ bảy đầu tháng như thường lệ. Nghị viên Biên Đoàn phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và các hội đoàn người Việt quốc gia Bắc California khi tìm cách dùng luật lệ để gây khó khăn cho ban tổ chức trong việc thực hiện làm lễ Thượng Kỳ hàng tháng trong nhiều năm qua.

Ban Tổ Chức
Ông Triệu Ngọc Hà (Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California)
Bác Sĩ Phạm Đức Vượng (Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại)
Ông Đặng Long (Trưởng Ban Phụng Sự Cộng Đồng)
Ông John Dũng (Trưởng Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng)


Hết Dính Cờ Vàng, Giờ Thì Ca Sĩ B Ray, Ca Sĩ Việt Kiều Mỹ, Đã Lại Phải Xin Lỗi Vì Nói ‘Thủ Đô Đã Dời Về Sài Gòn!’

-Một ngày sau khi bị giới “dư luận viên” ở Việt Nam chỉ trích, ca sĩ nhạc rap B Ray hôm 28 Tháng Tám đã lên tiếng xin lỗi trên trang cá nhân vì “hành vi nông cạn, sai trái trong quá khứ.”
B Ray, tên thật là Trần Thiện Thanh Bảo, 31 tuổi, Việt kiều Mỹ, mới đây được công bố là một trong các huấn luyện viên của chương trình “Rap Việt 2024”, dự kiến sắp được phát sóng trên kênh HTV, Đài Truyền Hình TP.HCM.


(Hình: Ca sĩ nhạc rap B Ray được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam hâm mộ.)
Nam ca sĩ nhạc rap bị “dư luận viên” ném đá, chỉ trích kịch liệt, vì từng viết trên trang cá nhân: “Thủ đô Việt Nam dời về Sài Gòn rồi nha!” “Ai nói phụ hồ không làm hại gì ai? Xưa mà không có những người phụ Hồ (Chí Minh) thì sao có ngày 30 Tháng Tư,” “(Việt kiều) thành công là ‘gốc Việt,’ phản động là ‘lưu vong”…
Ngoài ra, trang Facebook “B Ray” còn nhiều lần “giễu cợt” Hồ Chí Minh như “ông bác Benja-Minh được đúc tượng,” “Hồ Chí Minh đến chết còn F.A (độc thân!)…”
Trong “tâm thư” đăng tải trên trang cá nhân, ca sĩ B Ray cho biết, mình “đã có những suy nghĩ nông nổi dẫn đến những bài viết sai lệch trong quá khứ.”
“Bản thân B Ray ở thời điểm đó, chưa nhận thức đúng cũng như chưa có kiến thức đầy đủ về lịch sử, văn hoá Việt Nam, cùng với sự xốc nổi và bồng bột của tuổi trẻ,” B Ray viết.

Nam ca sĩ nhạc rap còn cho biết anh “đã chủ động làm việc với Công An ở Sài Gòn! để tự nhận những việc làm sai trái trong quá khứ và có những hình thức khắc phục rõ ràng.”
Cuối thư, B Ray “mong có cơ hội tự sửa sai, được làm việc và sống với đam mê âm nhạc của mình, phấn đấu mỗi ngày để trở thành một phiên bản tốt hơn so với trước đây.”
Hiện chưa rõ B Ray sẽ bị Sở Văn Hóa, Thể Thao phạt vạ thế nào và anh có bị cấm sóng trên truyền hình như một số nghệ sĩ có hành vi tương tự hay không. B Ray là nghệ sĩ mới nhất phải lên tiếng xin lỗi công luận, vì dính đến cờ vàng VNCH, hoặc “xúc phạm lãnh tụ CSVN.”


(Hình: Các phát ngôn của B Ray trên mạng xã hội bị cho là giễu cợt Hồ Chí Minh.)
Trước đó, Myra Trần, Phạm Khánh Hưng, Phan Đinh Tùng, Tóc Tiên, Việt Hưng… là những nghệ sĩ lần lượt phải “xin công luận tha thứ” vì chuyện họ từng hát hoặc phát biểu trước cờ vàng VNCH trên sân khấu tại Mỹ.
Trong số này, cô Myra Trần sau khi bị kênh HTV cắt sóng khỏi chương trình “Anh Trai ‘Say’ Hi”, thì cũng đột nhiên không còn xuất hiện trong show “Bolero và Em” của trung tâm Thúy Nga hôm 25 Tháng Tám, dù trước đó nữ ca sĩ này hiện diện trên poster để bán vé.


Tin Thêm Về: Rapper B Ray Xin Lỗi Vì Từng Bỡn Cợt Về Lãnh Tụ Cộng Sản Hồ Chí Minh!


(Ảnh Znewsvn: Rapper B Ray.)
-Rapper nổi tiếng B Ray (tên thật là Trần Thiện Thanh Bảo) đã phải đăng lời xin lỗi trên trang cá nhân sau khi bị dân mạng đào bới lại những dòng trạng thái ám chỉ, bỡn cợt về ông Hồ Chí Minh từ 10 năm trước.
B Ray theo gia đình định cư Mỹ từ nhỏ và vài năm trở lại đây về Việt Nam để tham gia các hoạt động nghệ thuật. Rapper này là huấn luyện viên của chương trình giải trí - ca nhạc trên truyền hình Rap Việt mùa 3 (năm 2023) và tiếp tục giữ vị trí này trong mùa 4 vừa ghi hình xong, theo các tờ báo Nhà nước.
Viết trên Fanpage có 1,8 triệu người theo dõi vào ngày 27/8, B Ray bày tỏ xin lỗi "vì những suy nghĩ thiếu hiểu biết của mình trong quá khứ".
Cho rằng "những suy nghĩ nông nổi dẫn đến những bài viết sai lệch", nam rapper 30 tuổi nói ở thời điểm đó "chưa nhận thức đúng cũng như chưa có kiến thức đầy đủ về lịch sử, văn hoá Việt Nam, cùng với sự xốc nổi và bồng bột của tuổi trẻ".

B Ray từng nổi tiếng ở giới underground (giới rapper hoạt động ngầm, ngoài luồng -PV) với các bài hát như "Ông Can - Ếch và Báo" ám chỉ vấn nạn công an hay "Ông Lớn Về Làng" nói về vấn nạn tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ở Biển Đông. Các bài hát này sau đó đã bị xóa khỏi các kênh mạng xã hội quản lý bởi B Ray nhưng vẫn còn tồn tại ở các trang web khác.
Rapper cho biết từ khi về Việt Nam đã nhận ra những điều mình đã làm trước đó là không đúng và đã chủ động làm việc với Công An TPHCM từ ngày 22/6/2022 "để tự nhận những việc làm sai trái trong quá khứ và có những hình thức khắc phục rõ ràng". Bản thân B Ray đã chủ động xoá các bài viết, bài hát có nội dung lệch lạc trong quá khứ trên tất cả các nền tảng chính thức do B Ray quản lý.
"Hiện nay B Ray đã trở thành 1 con người khác, B Ray mong muốn được mọi người đón nhận và cho B Ray cơ hội để cống hiến nhiều hơn cho những hoạt động ý nghĩa và có ích cho nước nhà", nam rapper bày tỏ và cho biết đã tham gia các hoạt động cộng đồng, các dự án thiện nguyện trong nước trong hơn 2 năm qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cơ quan ban ngành.
Các fanpage, hội nhóm thân chính phủ mấy ngày qua chuyển hướng sang tới rapper B Ray, chia sẻ những hình ảnh chụp màn hình các dòng trạng thái của ông này từ nhiều năm trước và đã xóa đi sau đó như:
"Hồ Chí Minh là 1 người vĩ đại. Thế mà đến chết còn F.A cơ mà. Các bạn trẻ đừng nhụt chí nhé". hay "Ai nói phụ hồ không làm hại gì ai? Xưa mà không có những người phụ Hồ thì sao có 30/4?


THÔNG BÁO KHẨN BIỂU TÌNH 02-09 TẠI TIÊN ĐÌNH SAN FRACISCO
KHU HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TṚI BẮC CALIFORNIA
THÔNG BÁO KHẨN

BIỂU TÌNH CHỐNG CỜ MÁU VIỆT CỘNG TREO NGÀY 02-09
TẠI TIỀN ĐÌNH QUẬN HẠT SAN FRANCISCO LÚC 11;00 SÁNG
KHU HỘI CỰU TNCT BẮC CALIFORNIA TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO KHẨN :

Một cuộc biểu tình phối hợp chung với Các Ban Cộng Đồng và Các Đoàn Thể trong Vùng Bắc California để chống việc treo cờ máu của việt cộng trước Tiền Đình Quận Hạt San Francisco vào ngày 02-09
Trân Trọng Kính Mới Các Ban Cộng Đồng và Các Đoàn Thể Quân-Cán-Chính VNCH Các Hội Đoàn Đồng Hương TNCS cùng Các cháu Sinh Viên Hậu Duệ VNCH đến tham dự
- Thời Gian: Lúc 11 ;00 sáng ngày 02-09-2024
- Địa Điểm; Tại Tiền Đình Quận Hạt San Francisco
(Sẽ do Các Chiến Hữu HO San Francisco chờ đón tiếp tại vị trí)

Kính nhờ Ch. Bình - Ch. Hùng - Ch.Thế
Nếu ai đi có xe Van và xe cá nhân dư chỗ ngồi xin vui lòng tập trung tại Văn Phòng Khu Hội:1669 Flanigan dr Suite 205 - San Josse, CA.95121 trước 9;30 sáng và đậu trong parking của khu vuc 40 HRS để trợ gúp phương tiện

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO
SAN JOSE, ngày 01 tháng 09 Năm 2024
TM. BAN CHẤP HÀNH KHU-HỘI
CHỦ TỊCH
MAI-KHUYÊN
ĐT Liên lạc : 408-515-6329


BẢN LÊN TIẾNG CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
NHÂN NGÀY 2 THÁNG 9
(Xin phổ biến rộng rãi)
Năm nay đã là 79 năm kể từ tháng 9, 1945
---
Kính thưa quý đồng hương, quý truyền thông báo chí, quý lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo hội đoàn, thân hào nhân sĩ và quý vị quan tâm,
Tháng 9 lại đến. Đã 78 năm, gần một thế kỷ, cả một đời người, từ khi người Việt kinh qua ngày 2 tháng 9, 1945, khi "Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà" được xướng lên tại Ba Đình, Hà Nội, với nhiều hứa hẹn theo với sự Tự Do, Bình Đẳng, nền Dân Chủ, thể chế Cộng Hoà, của các quốc gia tự do trên thế giới. Sự thật đã không xảy ra như thế . Toàn dân Việt đã bị lừa, và cả thế giới đã bị lừa khi Việt Nam rơi vào quỹ đạo Cộng Sản của Nga Tàu, độc tài đảng trị, chuyên chế vô nhân, vô thần, vô tổ quốc.

Hôm nay, trước ngày 2 tháng 9, 2024, người Việt chúng ta hãy cùng lên tiếng của NGƯỜI DÂN VIỆT TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC, để đòi những lời hứa ngày 2 tháng 9, 1945 với toàn dân phải được thực thi. Xin kính mời cùng tham gia lên tiếng, phổ biến Bản Lên Tiếng này thật rộng rãi.
Bản này có tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật. Chúng tôi kính mời đồng hương có khả năng ở những nước khác, vui lòng dịch ra tiếng nước mình đang ở và tiếp tay phổ biến. Đây là bản lên tiếng chung và không ai giữ bản quyền.
Đã đến lúc cả thế giới phải được nghe Tiếng Người Dân Việt .
Trân trọng,

Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao

Bản Lên Tiếng Của Người Việt Yêu Chuộng Tự Do Trong và Ngoài Nước Nhân Ngày Lễ Độc Lập của CS Việt Nam 2 tháng 9

-Chúng tôi, những người Việt trong và ngoài nước, long trọng nhắc lại lời khẳng định của Tuyên Ngôn Độc Lập (lừa bịp) ngày 2 tháng 9, 1945 tại Hà Nội, Việt Nam:
“Rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hóa đã ban cho họ những Quyền bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền được sống, Quyền Tự do và Quyền mưu cầu Hạnh phúc.”
Ngày 2 tháng 9, 1945, toàn dân Việt được nghe hứa rằng họ sẽ có một thể chế cộng hoà với nền tảng dân chủ, qua tên nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà”. Đã đến lúc điều này phải được thực thi: một thể chế cộng hoà mà người cầm quyền vì dân và do dân; một nền tảng dân chủ với bầu cử trong sáng, đa đảng. Một đất nước mà nhân quyền và dân quyền được tôn trọng. Từ năm 1945, dân tộc Việt Nam đã luôn mong ước có Tự Do và Dân Chủ. Người Việt Nam khao khát một nền dân chủ trong thể chế cộng hoà, với người lãnh đạo do dân bầu và vì dân, không phải tay sai cho Nga hay Trung Cộng.
Ngày Lễ Độc Lập của Việt Nam năm nay, người Việt trong và ngoài nước quyết đòi hỏi việc thực thi các điều đã hứa này với toàn dân Việt ngày 2 tháng 9, 1945.
Người dân Việt đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, dân quyền, quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Chúng tôi đòi hỏi tất cả các tù nhân lương tâm phải được tự do vô điều kiện. Chúng tôi đòi hỏi dân oan phải được trả lại đất và có quyền sống trên mảnh đất của mình. Chúng tôi đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải bảo vệ nền độc lập, bảo toàn lãnh hải lãnh thổ Việt trước sự xâm lăng của Trung Cộng, bằng cách chính thức gia nhập Liên Minh Các Nước Trong Thế Giới Tự Do, ký Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện với Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Nam Dương, Singapore, ...tôn trọng và tuân thủ mọi Hiệp Ước Quốc Tế đã ký kết.
Người dân Việt là con cháu Rồng Tiên, giòng giống Hồng Lạc, quyết giữ vững non sông, làm rạng danh con Hồng cháu Lạc.
Những ai phản bội tổ tiên, đất nước, dân tộc, sẽ phải trả lời với lịch sử.
Xin Hồn Thiêng Sông Núi Phù Trợ Việt Nam


Tin Việt Nam Hôm Nay
Tô Lâm sang Mỹ, có mục đích gì…


Bài viết của bình luân gia châu Á David Hutt:

-Tô Lâm dự kiến sẽ đến New York, Hoa Kỳ vào tháng Chín tới để tham dự Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, chuyến đi này cũng có thể gồm có cuộc gặp Tổng Thống Joe Biden và Phó Tổng Thống Kamala Harris.
Vào ngày 18/08, Tô Lâm đã đến thăm Trung Cộng trong chuyến thăm chính thức nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi lên làm Tổng Bí Thư Đảng đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vào đầu tháng 8/2024.
Theo một số nhà bình luận, chuyến thăm này có một vài báo hiệu có thể có sự thay đổi trong nội bộ đảng CSVN đối với vấn đề lệ thuộc Trung Cộng. Tuy nhiên, không nên suy đoán quá nhiều về thời điểm của chuyến thăm, vì còn quá sớm để đánh giá vấn đề. Sau khi trở thành Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào tháng 5/2024, Tô Lâm đã đến thăm Campuchia và Lào, vì vậy Trung Cộng là quốc gia tiếp theo Tô Lâm đến thăm là nước thứ ba. Chuyến thăm Trung Cộng có thể đã được lên chương trình từ nhiều tháng trước, khi Nguyễn Phú Trọng chưa qua đời vào ngày 19/07/2024. Như vậy chuyến thăm, liên quan đến nghi thức ngoại giao nhiều hơn bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào trong chính sách đối ngoại của Hà Nội.

Tiếp theo, Tô Lâm dự kiến sẽ đến thăm New York vào tháng Chín tới, có thể là để tham dự cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc từ ngày 10/09/2024 hoặc Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai của Liên Hiệp Quốc vào ngày 22/09/2024. Mặc dù về mặt kỹ thuật, hội nghị thượng đỉnh tương lai là một phần của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng khó có khả năng một phái đoàn Việt Nam ở lại gần hai tuần ở New York (từ 10-22/09/2024) để dự cả hai. Việt Nam sẽ muốn cử đại diện đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai vì Hà Nội đã khởi động Diễn Đàn Tương Lai ASEAN trong năm nay, phù hợp với sáng kiến của Liên Hiệp Quốc.
Có thể Việt Nam sẽ cử hai phái đoàn: một phái đoàn đến dự Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 10/09 do Tô Lâm dẫn đầu, một phái đoàn khác đến Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai vào ngày 22/09, có thể do Phạm Minh Chính dẫn đầu. Chính cũng đóng vai trò quan trọng trong Diễn Đàn Tương Lai ASEAN.
Tại New York, Tô Lâm chắc sẽ có các ủy viên trong Bộ Chính Trị đảng CSVN tháp tùng, Phạm Minh Chính có thể sẽ gặp gỡ các giới chức cao cấp của Hoa Kỳ bên lề đại hội Liên Hiệp Quốc. Nhắc lại vào tháng 9 năm ngoái, Tô Lâm còn là Bộ Trưởng Công An là thành viên tháp tùng phái đoàn của Phạm Minh Chinh dẫn đầu tới Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nay lại khác.

Người viết chuyên mục này, David Hutt nghe nói rằng Việt Nam muốn chuyến đi của Tô Lâm là chuyến thăm cấp quốc gia chính thức đến Hoa Kỳ, bao gồm cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các thành viên trong nội các của Tổng Thống Mỹ, và có khả năng là Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ.
Tuy vậy, hiện chưa có thỏa thuận chính thức nào được sắp xếp. Chưa thấy Tòa Bạch Ốc lên chương trình tổ chức về chuyến viếng thăm của Tô lâm và Joe Biden đã có một lịch trình nghiêm ngặt kể từ khi tuyên bố rút lui tái tranh cử Tổng Thống vào tháng 11/2024. Theo một nguồn tin của tác giả David Hutt của The Diplomat, Joe Biden hiện là “một tổng thống chỉ làm việc sáu giờ một ngày”, những buổi họp thường với thời gian hạn chế. Mặc dù Việt Nam rất quan trọng đối với chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở của Hoa Kỳ, nhưng không biết sao nó cũng không đủ quan trọng để có một vị trí thời gian trong lịch trình ngày càng dày đặc của Biden, đặc biệt là khi ông chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa là về hưu toàn thời.

Có khả năng TT Joe Biden sẽ đến New York chỉ trong một ngày vào tháng Chín tới, nghĩa là Tô Lâm có thể có một vài phút gặp Biden hoặc với Harris bên lề hội nghị Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ sẽ không quá nản lòng trước một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi như vậy. Bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa Tô Lâm và Joe Biden hoặc Kamala Harris đều mang tính biểu tượng, dùng đó làm cơ hội để chụp ảnh cùng nhau đưa lên các phương tiện truyền thông để quảng cáo là ưu tiên. Chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam, vốn không liên kết với ai để dễ dàng đu giây.
Ngoại giao cao nhất của CSVN đã trở thành một thói quen có thể dự đoán được: một thủ tướng hoặc tổng bí thư đảng CSVN gặp gỡ lãnh đạo của một cường quốc thì sau đó nhanh chóng gặp gỡ lãnh đạo của một cường quốc khác để cân bằng. Ví dụ như năm ngoái, Joe Biden đã đến thăm Hà Nội nâng cao quan hệ ngoại giao “đối tác chiến lược toàn diện”. Vài tháng sau, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã đến Hà Nội trong chuyến thăm đầu tiên sau 6 năm. Vào tháng 6 này, Tổng thống Nga Putin đã đến thăm Hà Nội và phòng khách chưa lạnh thì nhà ngoại giao Daniel J. Kritenbrink, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đến Hà Nội để hội đàm.

Trên thực tế, Washington khá khôn ngoan khi bảo đảm tính liên tục trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt là nếu Kamala Harris thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 và trở thành tổng thống tiếp theo. Bà có thể sẽ thay đổi người lãnh đạo một số bộ trong nội các Hoa Kỳ, có lẽ trong đó có Bộ Ngoại Giao. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sẽ muốn hợp tác với Kamala Harris và nhóm của bà để dự phòng trường hợp bà đắc cử. Như vậy, một cuộc họp giữa Tô Lâm hay Phạm Minh Chính với bà Kamala Harris vào tháng tới có thể mang ý nghĩa chiến lược.


Google Đang Cân Nhắc Xây Dựng Trung Tâm Dữ Liệu Lớn ở Việt Nam


(Hình REUTERS: Hiện vẫn không rõ khi nào thì Google mới đưa ra quyết định cuối cùng nhưng nguồn tin cho Reuters biết các cuộc thảo luận về trung tâm dữ liệu sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2027.)
-Google đang cân nhắc việc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn ở Việt Nam. Thông tấn xã Reuters dẫn một nguồn tin biết rõ về thông tin này cho biết.
Google đang xem xét việc thiết lập trung tâm dữ liệu "siêu lớn" gần Sài Gòn. Nguồn tin giấu tên cho thông tấn xã Reuters biết.

Nguồn tin không cho biết độ lớn và mức đầu tư vào trung tâm dữ liệu này là bao nhiêu. Nếu điều này thành hiện thực thì đây sẽ là một tiếp sức cho Việt Nam khi quốc gia Đông Nam Á đến giờ phút này vẫn chưa thể thu hút được đầu tư vào các trung tâm dữ liệu từ các tập đoàn lớn ngoại quốc vì cơ sở hạ tầng chắp vá, trong khi các công ty kỹ thuật lớn ngoại quốc lại muốn để các trung tâm của họ ở các quốc gia cạnh tranh, theo Reuters.
Hiện vẫn không rõ khi nào thì Google mới đưa ra quyết định cuối cùng nhưng nguồn tin cho Reuters biết các cuộc thảo luận về trung tâm dữ liệu sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2027.
Phát ngôn viên của Google từ chối đưa ra bình luận về kế hoạch mới này.

Các trung tâm siêu dữ liệu là lớn nhất trong ngành này với việc tiêu thụ điện được so sánh ngang với một thành phố.
Một trung tâm siêu dữ liệu có thể ngốn khoảng 50 megawatt điện và có vốn đầu tư khoảng từ 300 đến 650 triệu Mỹ kim, thông tấn xã Reuters trích dẫn thông tin từ một báo cáo về các trung tâm dữ liệu ở Việt Nam trong năm nay.
Theo nguồn tin của thông tấn xã Reuters, động thái mới của Google bắt nguồn từ việc một số lượng lớn các khách hàng sử dụng dịch vụ điện toán đám mây ngoại quốc ở Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á đang phát triển kinh tế số.
Hiện hai công ty có trung tâm dữ liệu hàng đầu tại Việt Nam đều là công ty Nhà nước bao gồm IDC Becamex và VNPT.


Tập Đoàn Xây Dựng Trung Quốc Muốn Tham Gia Các Dự Án Giao Thông Trọng Điểm Tại Việt Nam


(Hình VGP: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông Wang Hai Huai, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC).)
-Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (China Communications Construction Company - CCCC) đã bày tỏ mong muốn được tham gia các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam.
Ông Wang Hai Huai, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc đánh giá Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư, kinh doanh nhờ mức độ hội nhập sâu rộng, hành lang pháp lý và môi trường đầu tư cải thiện.
Ông Wang được tờ Người Quan Sát trích dẫn phát biểu trên tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vào chiều ngày 28/8/2024.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc gặp đã đề nghị CCCC chủ động nghiên cứu, tham gia vào các dự án phát triển hạ tầng ưu tiên của Việt Nam như Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Hà Nội-Đồng Đăng; Hải Phòng-Đồng Đăng-Móng Cái và các dự án hạ tầng kết nối Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Vào tháng 10/2023, nhân dịp tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường tại Trung Quốc, đại diện CCCC đã gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Tại đây, đại diện CCC đã bày tỏ mong muốn được tham gia các chương trình, dự án phát triển hạ tầng lớn ở Việt Nam như: Kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc-Nam; đầu tư, thi công các dự án cao tốc Sài Gòn-Trung Lương mở rộng, Sài Gòn-Mộc Bài, Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng); các dự án phát triển điện gió...
CCCC bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1996, đến nay đã thực hiện hơn 20 dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng như: Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; cảng Cái Mép-Thị Vải; Nhiệt điện Vĩnh Tân-Bình Thuận... và các dự án điện gió.


Các Công Trình của Chùa Do Ông Thích Chân Quang Trụ Trì Sẽ Bị Tháo Dỡ Vì Xây Dựng Không Phép


(Ảnh Người Lao Động: Thiền tôn Phật Quang nay đã được đổi tên thành chùa Phật Quang tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.)
-Ủy ban Nhân dân thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) hôm 28/8/2024 cho báo chí Nhà nước biết về kế hoạch cưỡng chế 35 công trình xây dựng không phép của chùa Phật Quang do ông Thích Chân Quang trụ trì tại địa phương.
Chùa Phật Quang – trước có tên là Thiền tôn Phật Quang – đã từng bị cơ quan chức năng thanh tra và chỉ ra hàng loạt vi phạm về xây dựng và đất đai. Thanh tra xác định có 36 công trình xây dựng, trong đó 35 công trình không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan chức năng đã lập 33 biên bản vi phạm, ban hành 11 quyết định xử phạt và các quyết định yêu cầu khắc phục, tháo dỡ... nhưng chùa không thực hiện.

Ngoài ra, thanh tra cũng xác định chùa được xây dựng trên diện tích hơn 25.000 mét vuông bao gồm phần diện tích rừng phòng hộ đã bị phá dỡ, sử dụng sai mục đích.
Báo Nhà nước cho biết Ủy ban Nhân dân thị xã Phú Mỹ đang lên kế hoạch để tháo dỡ 35 công trình này nhưng không nói thời gian cụ thể khi nào.
Chùa Phật Quang chỉ có một công trình duy nhất được cấp phép là xây dựng và sửa chữa Chánh điện trên diện tích 228 m2. Nhưng trên thực tế, chùa đã xây dựng trên diện tích 445 mét vuông, hiện công trình này đã được tháo dỡ, theo báo Nhà nước.
Những ngày qua, nhiều báo trong nước và mạng xã hội đã liên tục đưa tin về các công trình xây dựng trái phép của chùa Phật Quang.
Theo báo Nhà nước, những ngày qua, tại cổng chùa Phật Quang, rất nhiều người đến để livestream, chụp ảnh, quay phim. Tuy nhiên, nhiều người đã bị bảo vệ chùa đề nghị không quay phim, chụp ảnh và không được vào bên trong khuôn viên chùa, với lý do đang hạn chế người để tổ chức khóa tu, sợ ảnh hưởng đến người khác tu tập.

Vấn đề về các công trình xây trái phép ở chùa Phật Quang được khơi lại vào khi trụ trì chùa là ông Thích Chân Quang bị mạng xã hội và báo chí chỉ trích vì những bài thuyết giảng trên mạng phản cảm, công kích sư Thích Minh Tuệ, một vị sư tu theo hạnh đầu đà, đi bộ chân đất khất thực dọc Việt Nam gây nhiều cảm hứng trong dân chúng.
Ông Thích Chân Quang cũng bị chú ý vì cáo buộc trên mạng xã hội là đã mua bằng tiến sĩ luật và có thể là cả bằng tốt nghiệp trung học.
Vào ngày 19/6 vừa qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) kỷ luật cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong vòng hai năm đối với ông Thích Chân Quang sau khi Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nhận được các văn bản và đơn thư của Phật tử, người dân cũng như những thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, báo chí và mạng xã hội phản ánh về nội dung những bài giảng pháp của Thượng tọa Thích Chân Quang. Những bài giảng này bị xác định là gây hoang mang trong xã hội, làm suy giảm niềm tin vào Phật pháp và ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội.


Ông Nguyễn Hòa Bình Được Phân Công Làm Phó Thủ Thường Trực, Phụ Trách Lĩnh Vực Đặc Xá

 

(VGP/LS: Tân Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.)
-Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ phân công làm Phó Thủ tướng thường trực theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, phòng chống tham nhũng...
Truyền thông Nhà nước cho biết, vào ngày 28/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng.
Quyết định này được đưa ra sau khi Quốc hội Việt Nam họp phiên bất thường hôm 26/8 phê chuẩn việc bổ nhiệm ba Phó Thủ tướng mới là Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn.

Theo quyết định mới, ông Bình sẽ phụ trách các lĩnh vực bao gồm: Phòng, chống tội phạm; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; dân tộc, tôn giáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính, chuyển đổi số.
Ngoài ra, ông Bình cũng được phân công phụ trách lĩnh vực đặc xá, cải cách tư pháp và công tác phối hợp công tác giữa Chính phủ, TAND Tối cao và VKSND Tối cao…
Ông Bình đồng thời được giao nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Chủ tịch các hội đồng, ủy ban quốc gia, trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.

Ông Nguyễn Hòa Bình bị nhiều người theo dõi các vụ án oan ở Việt Nam lên án vì ông là chánh án chủ tọa phiên Giám đốc thẩm xử vụ tử tù Hồ Duy Hải tội giết người. Tại phiên Giám đốc thẩm này, ông Bình đã bác bỏ đề nghị lật lại hồ sơ Hồ Duy Hải, nói rằng không có tình tiết oan sai trong quá trình điều tra xét xử vụ án này, bất chấp nhiều tình tiết sai sót nghiêm trọng trong quá trình điều tra đã bị các Luật sư chỉ ra.Tử tù Hồ Duy Hải đã kêu oan suốt 16 năm qua qua nhiều đời Chủ tịch nước nhưng chưa được giải quyết.


Kỷ Luật Hơn 4.000 Đảng Viên Do Suy Thoái, 230 Đảng Viên Tham Nhũng Từ Đầu Năm 2024


(Ảnh AFP, minh họa: Phiên tòa xét xử các cựu viên chức Chính phủ tham nhũng trong vụ án bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Á tại Hà Nội hôm 3/1/2024.)
-Từ đầu năm đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã kỷ luật hơn 4.000 đảng viên do suy thoái, 230 đảng viên vì tham nhũng, bao gồm 45 cán bộ diện Trung ương quản lý. Đây là thông tin được Ban Nội chính Trung ương đưa ra mới đây tại Hội nghị chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và giáo dục liêm chính được tổ chức vào ngày 27/8.
Truyền thông Nhà nước cho biết, tại hội nghị này, Vụ Trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội Chính Trung ương Nguyễn Xuân Trường đã đưa ra các số liệu vừa nêu và cho biết con số vụ án bị điều tra là 475 vụ với 1.094 bị can với các tội tham nhũng, bao gồm 16 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Cũng tại hội nghị, ông Trường đã đề cập đến hai đại án do Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi và chỉ đạo là vụ Công ty AIC và Khu đô thị Đại Ninh (Lâm Đồng). Cụ thể, vụ án xảy ra tại Công ty AIC, đến nay đã có 25 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật; vụ Đại Ninh có bảy cán bộ diện trung ương quản lý bị kỷ luật.
Vụ án AIC có liên quan đến những sai phạm về đấu thầu và đưa/nhận hối lộ tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam và hiện vẫn đang tiếp tục bị điều tra. Đã có ba phiên tòa xét xử các cựu lãnh đạo địa phương và Công ty AIC. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch AIC – hiện đang bỏ trốn và đã bị kết án vắng mặt với mức án chung là 30 năm tù.
Vụ án Khu đô thị Đại Ninh hiện chưa đưa ra xét xử có liên quan đến một số các viên chức cấp cao. Mới đây nhất, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã bị kỷ luật Đảng và phải thôi chức vì có liên quan đến siêu dự án này.


Hoà Bình: Đề Nghị Kỷ Luật Nguyên Bí Thư Thành Uỷ Ngô Ngọc Đức


(Ảnh TPO: Ngô Ngọc Đức khi chưa bị bắt.)
-Nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình Ngô Ngọc Đức, bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an bắt về hành vi "Đánh bạc" hôm 5/8, vừa bị Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Hoà Bình đề nghị thi hành kỷ luật.
Truyền thông Nhà nước trong ngày 28/8/2024 loan, đề nghị trên được Văn phòng tỉnh uỷ Hoà Bình thông báo theo kết luận của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về việc xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đảng đối với đảng viên.
Trước đó, ngày 5/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã có thông báo về việc khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Ngô Ngọc Đức quê quán huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Ông Đức đã có hành vi "Đánh bạc" trái phép tại Khách sạn Pullman, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, vi phạm vào khoản 2, Điều 321 Bộ luật Hình sự.
Trước khi bị bắt về tội đánh bạc, ngày 12/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã thống nhất để ông Ngô Ngọc Đức thôi giữ các chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình và chức danh Bí thư Thành ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025; chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025 theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Đức từng giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình trước khi làm Bí thư Thành ủy thành phố Hòa Bình.


Hơn 800.000 Camera Giám Sát Tại Việt Nam Bị Lộ Dữ Liệu


(Ảnh AFP, minh họa: Hệ thống camera giám sát.)
-Hơn 800.000 camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng internet, trong số đó có 360.000 camera có nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển.
Số liệu trên được truyền thông Nhà nước loan trong ngày 28/8/2024 qua báo cáo từ hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm tư vấn an ninh mạng Athena, nhận định trên tờ Thanh Niên rằng, hiện nay đa phần các camera giám sát đang sử dụng tại VN là camera đơn giản, chỉ cho phép ghi lại hình ảnh, kết nối internet, truy cập từ xa nhưng vấn đề bảo mật không được coi trọng, các tính năng chống trộm đã được tinh giảm hết, vì vậy giá thành rất rẻ. Người tiêu dùng cũng chưa có ý thức bảo mật, chỉ khi nào thấy hình ảnh của mình xuất hiện trên mạng thì mới biết là camera "phản chủ".

Trong năm năm qua, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam nhập cảng khoảng 16 triệu camera giám sát, thuộc nhiều chủng loại khác nhau và 96,3% là từ Trung Quốc.
Tại Việt Nam, vẫn theo thống kê, chưa có sự việc tấn công dữ liệu lớn, nhưng theo ông Thắng, thực trạng trên rất đáng báo động.
Năm 2023, truyền thông loan, một số hacker đã rao bán quyền truy cập camera tại VN, có những hệ thống lên tới hơn 100.000 camera. Còn theo báo cáo mới nhất của Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) về tình hình an ninh mạng trong nửa đầu năm 2024, số thông tin cá nhân của người dùng trong sáu tháng đầu năm 2024 bị tin tặc đánh cắp tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin bị lọt lộ nhiều nhất là thông tin khách hàng, thông tin mua bán của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, tiếp theo là thông tin eKYC, thông tin của nhiều trường đại học và tổ chức giáo dục.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, vấn đề an toàn, bảo mật liên quan đến camera giám sát đang trở thành một vấn đề nhức nhối khi nhiều vụ lộ lọt thông tin cá nhân, dữ liệu hình ảnh camera riêng tư bị thu thập trái phép và tung lên mạng xã hội "gây bất an cho người sử dụng và làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh xã hội".


Việt Năm Sắp Gửi Lô Vắc-Xin Ngừa Tả Lợn Châu Phi Sang Phi Luật Tân


(Nhac NGUYEN / AFP: Một nhân viên cầm các ống vắc-xin ngừa tả lợn châu Phi trong một buổi giới thiệu ở Hà Nội hôm 3/6/2022.)
-Việt Nam sẽ gửi 150.000 liều vắc-xin ngừa tả lợn châu Phi sang Phi Luật Tân vào ngày 29/8/2024 dù loại vắc-xin này vẫn chưa được quốc tế công nhận. Truyền thông Nhà nước loan tin vào cùng ngày.
Hồi tháng 7 năm 2023, Việt Nam đã phê duyệt việc dùng vắc-xin tả lợn châu Phi Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam (AVAC Vietnam JSC) sản xuất trong nước. Đây là vắc-xin phòng ngừa bệnh tả lợn châu Phi đầu tiên trên thế giới.
Lô hàng đầu tiên này nằm trong số 600.000 liều vắc-xin do chính phủ Phi Luật Tân đặt hàng. Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Văn Điệp – Tổng Giám đốc AVAC – cho biết như vậy.

Hồi tháng 10 năm 2023, Tổ chức Thú y Thế giới (WHOAH) đã cảnh báo loại vắc-xin do Việt Nam sản xuất cần phải có thêm thử nghiệm và công ty sản xuất cần cung cấp thêm đủ dữ liệu về loại vắc-xin này cho các cơ quan nghiên cứu của thế giới.
Một tài liệu của Chính phủ Việt Nam được Reuters trích dẫn hồi tháng 7 vừa qua cho biết, dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á này đã phải tiêu hủy 42.400 lợn bị nhiễm bệnh trong năm nay. Con số này cao gấp năm lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tả lợn châu Phi đã từng gây gián đoạn đối với thị trường thịt lợn trị giá 250 tỉ Mỹ kim toàn cầu. Đợt dịch nặng nề nhất là vào năm 2018 và 2019, khoảng một nửa số lợn nuôi đã bị chết ở Trung Quốc - nước sản xuất nhiều thị lợn nhất thế giới, gây ra tổn thất ước tính khoảng hơn 100 tỉ Mỹ kim.


Việt Nam Mong Muốn Hoa Kỳ Tiếp Tục Hỗ Trợ Khắc Phục Hậu Quả Chiến Tranh


(Thứ trưởng đặc trách Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Bonnie Jenkins.)
-Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến hôm 27/8/2024 đã tiếp Thứ trưởng đặc trách Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Bonnie Jenkins nhân chuyến thăm Việt Nam của bà, và hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề, trong đó việc khắc phục hậu quả của chiến tranh.
Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng Việt Nam dẫn lời ông Chiến nói rằng "Việt Nam mong muốn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và cá nhân Thứ trưởng Bonnie Jenkins tiếp tục ủng hộ để chính phủ, quốc hội Hoa Kỳ tăng cường nguồn lực hỗ trợ Việt Nam" khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, nhất là "đẩy nhanh tiến độ và tăng thêm kinh phí tẩy rửa ô nhiễm dioxin tại phi trường Biên Hòa".

Viên chức Việt Nam cũng được dẫn lời cho biết rằng Việt Nam "cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ" trong hợp tác tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh, đồng thời "mong muốn nhận được thêm nhiều thông tin, tài liệu, kỷ vật liên quan đến bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh".
Theo trang web của Bộ Quốc phòng, ông Chiến nói rằng việc hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ "góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh để cùng nhau khép lại quá khứ, hướng tới tương lai".
Cũng như phát biểu của nhiều viên chức Việt Nam khác, ông Chiến được trích lời nói rằng Việt Nam "luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu" và "mong muốn thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ vì lợi ích của hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới".

Cuộc gặp giữa ông Chiến và bà Jenkins diễn ra một ngày sau khi đoàn công tác Hoa Kỳ do bà làm trưởng đoàn kết thúc cuộc Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam đầu tiên kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Theo Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc hôm 26/8 đồng chủ trì cuộc đối thoại này, vốn bao gồm các thảo luận về quan hệ song phương, hợp tác quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật, khắc phục hậu quả chiến tranh, và hợp tác kỹ thuật mới nổi.
Tại buổi đối thoại, tin cho hay, Thứ trưởng Jenkins đã thông báo hỗ trợ cán bộ Việt Nam cấp trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch khai triển Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh thông qua chương trình Khách mời Lãnh đạo Quốc tế của Hoa Kỳ.


Tàu Hải Quân Nam Dương Thăm Việt Nam

-Hôm 26/8/2024, tàu KRI Bima Suci của Hải quân Nam Dương cập Cảng Tân Vũ, bắt đầu chuyến thăm xã giao thành phố Hải Phòng, Việt Nam, từ ngày 26 tới 29/8.
Theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), trong thời gian diễn ra chuyến thăm, nhóm sĩ quan, chỉ huy tàu đến chào xã giao Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Việt Nam và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, ông Hoàng Minh Cường được dẫn lời "bày tỏ vui mừng về chuyến thăm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Nam Dương không ngừng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lên tầm cao mới trên cơ sở quan hệ truyền thống lâu đời với nhiều lợi ích song trùng, chiến lược".
Theo TTXVN, ông Cường còn nói rằng chuyến thăm "góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nam Dương nói chung, quan hệ hợp tác giữa lực lượng Hải quân hai nước nói riêng".

Đáp lại, hãng thông tấn chính thức của Việt Nam đưa tin rằng Chuẩn Đô đốc Supardi, Giám đốc Học viện Hải quân Nam Dương, bày tỏ mong muốn rằng chuyến thăm "sẽ góp phần thúc đẩy chặt chẽ hơn nữa" mối quan hệ hợp tác giữa Hải quân Nam Dương với Hải quân Việt Nam.
Cũng liên quan tới quan hệ hai nước, như Ban tiếng Việt của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, chính quyền Việt Nam có kế hoạch trấn áp "quyết liệt" đối với các ngư dân đánh bắt xa bờ ở các tỉnh phía nam giữa lúc nước này và Nam Dương bước vào giai đoạn "then chốt" của cuộc đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.
Sau 12 năm đàm phán, Việt Nam và Nam Dương vào tháng 12/2022 đã bước đầu giải quyết được tranh chấp trên biển khi ký hiệp định phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước, nhưng chi tiết của hiệp định chưa được công bố.
Báo cáo lưu hành nội bộ của Bộ Công an, mà VOA xem được, cho biết rằng chính quyền Việt Nam "đã thực hiện nhiều biện pháp để quản lý hoạt động tàu cá và ngư dân" nhằm ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đến việc đàm phán "Thỏa thuận thực thi áp dụng đối với khu vực chồng lấn quyền tài phán giữa Việt Nam-Nam Dương", vốn là một phần của hiệp định phân định EEZ mà cần sự phê chuẩn của quốc hội hai nước để có hiệu lực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét