Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Thành Phố San Jose, Đón Nhận Nghị Quyết ACR-195, Công Nhận Cờ Vàng, Là Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam, Cho Toàn Tiểu Bang California. Và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Lại Thêm Một Chiến Thắng! - 49 Năm Qua, Vượt Qua Rất Nhiều Âm Mưu CS Đòi Triệt Hạ, Cờ Vàng Vẫn Tung Bay Ngạo Nghễ Khắp Nơi! -Mặc Nhiên Cờ Vàng Là Biểu Tượng Đấu Tranh Cho Tự Do Dân Chủ Của Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại, Kể Từ 75! -Người Việt Quốc gia, đã mặc nhiên công nhận Lá Cờ Vàng là biểu tượng cho một Việt Nam Tự do, Dân chủ và Tự chủ, vũ khí tranh đấu hữu hiệu cho Quê Hương, thoát khỏi tay độc tài Cộng Sản!-Cờ Vàng nhắc nhở chúng ta, không quên hàng trăm ngàn Người Lính VNCH, anh hùng đã hy sinh nằm xuống, để bảo vệ giá trị lý tưởng của lá cờ!
<!>
-Lá cờ vẫn là điểm tựa duy nhất, là biểu tượng cho công cuộc đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ, “địch” cũng hiểu như thế, nên đã dùng đủ mọi thủ đoạn thâm độc để triệt hạ Cờ Vàng! Nhưng chính nghĩa, bao giờ cũng thắng!
Chính vì những lý do trên, mong Quý Đồng Hương tham dự thật đông Buổi Chào Cờ Thứ Bảy đặc biệt này! Tại sao?


Thứ Bảy Tuần Này, Lúc 9 Giờ Sáng, Trong Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tháng 8/2024, Tại Vườn Truyền Thống Việt San Jose Có Gì Lạ?


*Lạ hơn những buổi chào cờ đầu tháng khác, vì có Một phái đoàn đo Dân biểu Evan Low (D. Silicon Valley) cầm đầu, sẽ đến tham dự, nhằm trao Nghị quyết ACR-195 đến Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Thành phố San Jose! (Qua 3 tổ chức đại diện)

*Đây là thời điểm vui mừng có tính cách lịch sử! Nghị quyết ACR-195, sau thời gian dài tranh đấu, giờ đã thông qua Lưỡng Viện (Thượng Viện & Hạ Viện) Tiểu bang California, Công Nhận Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam, còn được gọi là Quốc Kỳ Việt Nam từ năm 1948-1955 và thời Việt Nam Cộng Hòa, là lá cờ văn hóa và truyền thống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


*Vài Hàng Về Dự luật ACR-195
Đã được Hạ Viện của Tiểu bang California đồng thuận thông qua bằng lời biểu quyết vào ngày 30 tháng 5 năm 2024, sau khi có thêm 64 Dân biểu thuộc lưỡng đảng làm đồng tác giả. Thượng Viện của tiểu bang California đã thông qua ACR-195 vào ngày 20/6/2024. Vào ngày 2 tháng 7 năm 2024, ACR-195 đã được Thư ký của tiểu bang California ghi nhận vào hồ sơ: Nghị quyết Chương 141, Quy chế năm 2024.
Dân biểu Evan Low cho biết quan điểm của ông về tầm quan trọng của sự công nhận này như sau:
"Tôi hãnh diện đã dẫn đầu nỗ lực vận động lưỡng đảng thành công, để Cơ quan Lập pháp Tiểu bang California chính thức công nhận lá cờ Việt Nam từ năm 1948-1955 và thời Việt Nam Cộng Hòa, là lá cờ văn hóa và truyền thống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Khoảng khắc này ghi nhận sự cam kết của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đối với các nguyên tắc dân chủ, công lý, bảo vệ và tiến bộ. Và tôi vô cùng biết ơn tất cả những người đã ủng hộ dự luật của tôi, ACR-195.”
Với Dự Luật ACR-195, Cơ quan Lập pháp Tiểu bang California, cùng với Thành phố San Jose và Quận Hạt Santa Clara, công nhận lá cờ Truyền Thống và Tự Do của Việt Nam, là lá cờ Văn Hóa và Truyền Thống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


Trước tin vui này, nên xin được nhắc nhở lại: Sáng thứ Bảy tuần này, lúc 9 giờ sáng, tại Vườn Truyền thống, Mong Quý Đồng Hương có mặt thật đông, chứng kiến giây phút trao tặng Nghị Quyết có tính cách lịch sử này. Cho dù cuộc chiến đã qua gần nửa thế kỷ, Lá Cờ chính nghĩa biểu tượng cho Tự Do Dân Chủ, vẫn phất phới tung bay chính thức trên cả Tiểu bang California!

Chúc Mừng! Chúc Mừng!


* Vài nét về Dân biểu Evan Low
Ông Đại diện cho khu vực Silicon Valley tại Hạ Viện Tiểu Bang California. Ông được bầu vào năm 2014 sau khi giữ chức vụ Nghị viên và Thị Trưởng Thành Phố Campbell. Ông là thành viên của Ủy Ban Hạ Viện về Kinh Doanh và Nghề Nghiệp, Bầu Cử, Tổ Chức Chính Phủ, Giáo Dục Đại Học và Quy Tắc. Dân biểu Low cũng giữ chức Chủ Tịch Nhóm Lập Pháp Người Mỹ Gốc Á châu và Quần Đảo Thái Bình Dương ở California, Ông là người sáng lập và Đồng Chủ Tịch của Nhóm Cải Tiến và Kỹ Thuật Lập Pháp California và là thành viên của Ủy Ban Lập Pháp LGBTQ California. Một Dân biểu rất có lòng với Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali.


Lời Mời


Tham Dự Bữa Cơm Thân Mật, Mừng Nghị Quyết ACR-195 Thông Qua! Trao Cho Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali.
-Trong mục đích châm…thêm củi! tưới thêm…xăng! đổ thêm dầu! cho ngọn lửa đấu tranh bừng sáng thêm! Chỉ có một mục tiêu, mong sao cho Quê Hương sớm có Tự Do, Dân Chủ.
Nên Anh LVH. Hội Trưởng Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, luôn luôn giữ một truyền thống tốt đẹp, biết bao nhiêu năm nay với Cộng Đồng: Đó là luôn luôn có tiệc “khao quân” ăn mừng, sau mỗi công tác đấu tranh đã hoàn tất!
Gần đây nhất, đã có những tiệc “khao quân” như sau: Sau cuộc Biểu tình hạ cờ máu tại San francisco, phản đối hành động lấn chiếm Biển Đông trước Tòa lãnh sự của Tầu Cộng, biểu tình phản đối Phạm Minh Chính, phản đối phái đoàn CSVN tại hội nghị APEC, mừng nghị quyết Cờ Vàng thông qua học khu Evergreen, Mừng Tượng Đài Thuyền Nhân, Mừng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ…Ngoài ra nhiều lần, anh còn bao trọn chi phí cả chuyến xe Bus (56 chỗ ngồi) cho những cuộc biểu tình ở xa, chưa kể là anh, còn là Trưởng Ban Tổ Chức gần hàng chục Chiều Nhạc Đấu Tranh! vinh danh Cờ Vàng và Người Lính VNCH.
Và lần này cũng thế! Để mừng Nghị quyết ACR-195 đã được lưỡng viện Quốc Hội Tiểu Bang Cali thông qua.
Nên có lời mời tất cả Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu, Đồng Hương, sau khi tham dự Lễ Chào Cờ xong, xin bỏ chút thời giờ ghé qua:
PHỞ 90 DEGREE
Việtnamese Restaurant #9000
San Jose, CA 95112
Phone 408-289-1888
Cùng dùng Bữa Cơm Thân Mật, nâng ly Mừng Lá Cờ Vàng thân yêu của chúng ta, một lần nữa, hợp pháp phất phới bay, trên toàn cõi Tiểu bang California! dĩ nhiên, trên "thành phố thân yêu!" Một thắng lợi có tính cách lịch sử rất lớn!
Đây là tiệc mừng, không phải đóng góp gì.
Trân Trọng Kính Mời!

Bài Đọc Thêm:
Dựng Lại Ngọn Cờ Vàng!
(Hải Triều)


-Cách nay không lâu tôi có công việc phải đến sở bưu điện. Sau khi lái xe vào chỗ đậu bên lề đường, tôi tắt máy và mở cửa định bước ra. Bỗng tôi khựng lại khi nhìn lên chiếc xe đậu phía trước mặt và chú ý đến một vật vô cùng quen thuộc. Đó là một lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của người Việt quốc gia. Lá cờ nhỏ có kích thước khoảng 20cm x 10cm, được dán trên tấm kính sau của chiếc xe.
Tôi đã từng thấy trên xe của người Mỹ dán nhiều biểu hiệu khác nhau, nhưng tôi chưa từng thấy trên xe của ai có dán cờ vàng ba sọc đỏ, mà lại được dán một cách trịnh trọng ở ngay chính giữa của tấm kính. Tự nhiên trong lòng tôi rộn lên một niềm vui, giống như niềm vui tôi đã có trước đây, khi nghe tin ngọn cờ vàng lại được ngạo nghễ tung bay trong ngày quân đội VNCH tái chiếm cổ thành Quảng Trị, từ trong tay cộng quân.
Tôi ngồi sững trong xe, mắt đăm đăm nhìn vào lá cờ nhỏ xíu, mà liên tưởng đến những buổi chào cờ rất cảm động, khi tôi còn đi học, hay là những buổi chào quốc kỳ, đầy trang nghiêm, trong những ngày đại lễ khi miền Nam Việt Nam chưa rơi vào tay cộng sản. Bên tai tôi còn văng vẳng, lời kêu gọi thiết tha trong bài quốc ca "Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ. Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ. Thoát cơn tàn phá ... ".
Ngay lúc đó tôi thấy một người đàn ông Mỹ, trạc tuổi 60 bước đến bên chiếc xe. Ông mở cửa, ngồi vào ghế và lái chiếc xe đi trước sự ngơ ngác của tôi. Chiếc xe đã rời chỗ đậu đi được một quãng, nhưng mắt tôi vẫn dõi theo lá cờ thân thương, cho đến khi không còn nhìn thấy nữa.

Chỉ đến lúc đó, tôi mới như người vừa tỉnh mộng! và cảm thấy ân hận vì đã không làm một điều gì đó cần phải làm. Chẳng hạn xuống xe nói một vài câu xã giao với người đàn ông Mỹ, hỏi thăm về việc ông có được lá cờ vàng ba sọc đỏ, hay là ít nhất cũng nói lời cám ơn vì ông đã cho dán trên xe của ông, lá cờ mà tôi đã một thời phục vụ. Tiếc rằng tôi đã nghĩ ra những điều này quá muộn và phản ứng quá chậm, nên không còn cơ hội nữa.
Sau khi xong việc tại sở bưu điện, trên đường lái xe về nhà, tôi cứ băn khoăn mãi về người chủ của chiếc xe có dán cờ vàng ba sọc đỏ. Phải chăng ông ta là một cựu chiến binh? đã từng tham chiến tại Việt Nam và phải chăng ông ta, đã có một kỷ niệm đặc biệt lắm đối với lá cờ của đất nước mà ông đã đến phục vụ" Hay là ông ta có thân nhân ở trong số 58,000 chiến binh Hoa kỳ đã gục ngã vì chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam, nói cách khác đã xả thân để cho lá cờ vàng ba sọc đỏ được mãi mãi tung bay" Hoặc cũng có thể ông ta có bạn là người Việt Nam và người này đã tặng ông lá cờ, hay chỉ là ông ta gặp được lá cờ ở đâu đó và thấy lạ nên đã cho dán lên xe của ông.

Nhưng cho dù với lý do nào đi nữa, tôi vẫn ngưỡng mộ ông, vẫn cảm kích trước việc làm của ông và rồi không khỏi thấy áy náy, không khỏi thấy hổ thẹn vì bản thân mình đã chưa làm được gì, để vinh danh lá cờ mà mình đã từng phục vụ.
Sau ngày 30-4-75, cùng chung với số phận của miền Nam tự do, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bị bức tử, không còn cơ hội tung bay trên nền trời Việt Nam. Dân chúng chẳng ai còn dám cất giữ, hay nói đến lá cờ này vì sợ bị ghép vào tội phản động có thể tù tội suốt đời.
Nhưng khi đã sang đến Mỹ rồi, như một số người khác, như tôi vẫn còn e dè không dám công khai coi cờ vàng ba sọc đỏ là đại diện cho người Việt tự do đang sống ở hải ngoại.

Nhưng tôi đã sai lầm, vì dù muốn dù không, người Việt khi bỏ nước ra đi, để chọn cho mình một cuộc sống mới tại một quốc gia khác, thì hành động này tự nó đã là hành động chính trị rồi.
Tôi cũng nghe có người nói cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của Việt Nam Cộng Hòa trước kia, nay chế độ này không còn nữa, thì còn lưu luyến với lá cờ đó làm gì" Thực ra thì sự hình thành của lá cờ này đã có một quá trình lịch sử từ lâu đời, trước khi các nền cộng hòa ra đời tại Việt Nam.
Theo sử sách, thì ngay từ thời kỳ bị giặc Tàu đô hộ, Hai bà Trưng đã phất cao ngọn cờ vàng hô hào dân chúng vùng lên, phá cường địch và người dân Việt đã đáp tiếng gọi, tập họp dưới ngọn cờ vàng của Hai bà, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho nước nhà. Từ đó cùng với những thăng trầm của lịch sử dân Việt, ngọn cờ vàng cũng biến đổi để cuối cùng vào năm 1948, được quy định rõ ràng và trở thành biểu tượng của người Việt quốc gia. Theo sự quy định này, cờ có nền vàng ba sọc đỏ, bề ngang của lá cờ bằng 2/3 bề dài, bề rộng của mỗi sọc đỏ bằng 1/15 bề ngang của lá cờ và cách nhau một khoảng cách bằng bề rộng của mỗi sọc đỏ.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ rõ ràng là biểu tượng của người Việt quốc gia, lá cờ này không thuộc về một triều đại hay một chế độ nào. Lịch sử đã chứng minh điều này. Khi vua Bảo Đại bị truất phế, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn tồn tại; khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn và sau ngày 30-4-75 dù chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, cờ vàng ba sọc đỏ vẫn mãi mãi ở trong lòng người Việt hải ngoại.
Người Việt hải ngoại chỉ chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ là đại diện của mình, không chấp nhận lá cờ máu của cộng sản. Nhưng nếu chúng ta không mạnh dạn khẳng định sự chọn lựa của mình, thì cộng sản sẽ chọn cho chúng ta như họ đã thử làm trước đây, khiến đồng hương ở California đã phải nhọc công tranh đấu suốt 53 ngày đêm, mới đập tan được âm mưu này, và nhiều âm mưu sau đó.
Là một thành viên trong cộng đồng người Việt, tôi không thể không cảm thấy hãnh diện và vui mừng vì trong thời gian qua cộng đồng người Việt hải ngoại đã không ngừng tranh đấu để giương cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ. Cuộc tranh đấu đó xuất phát ở mọi nơi, từ mọi giới, diễn ra dưới nhiều hình thức và đã đem lại thành quả to lớn. Hết chiến thắng này, đến chiến thắng khác! CSVN tức ói máu, mà không làm gì được!
Cộng đồng Người Việt chống Cộng hiện có mặt trên khắp thế giới. Tôi hy vọng cờ vàng ba sọc đỏ, tiêu biểu cho người Việt quốc gia, rồi đây cũng sẽ phất phới trên nền trời của nhiều quốc gia trên khắp thế giới, để rồi một ngày không xa sẽ lại được tung bay trên chính quê hương Việt Nam. Tự do dân chủ lại về trên Quê Hương yêu dấu. Mong lắm thay!


Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm cảnh báo nghiêm trọng: Hai bà Việt Nam bán trái Bòn Bon ở San Jose, bị truy tố hình sự vì nhập cảng trái cây bất hợp pháp!


-Quận Hạt Santa Clara loan tin hai phụ nữ ở San Jose đã bị buộc tội vì nhập khẩu trái cây nhiệt đới trái phép, trong đó một số trái bị nhiễm ruồi giấm nặng.
Đây là vụ truy tố trọng tội đầu tiên của Văn phòng Biện lý quận về việc nhập khẩu trái cây vi phạm Bộ luật Nông nghiệp và Thực phẩm.
Bà Hạnh Hồng Huỳnh, 42 tuổi và Cô Thanh Tuyên Huỳnh, 36 tuổi , không có quan hệ gia đình với nhau, vừa bị buộc tội âm mưu nhập khẩu và bán trái cây vi phạm luật nông nghiệp liên bang và tiểu bang.
Hạnh Huỳnh đã bị buộc tội vào ngày 4 tháng 8 năm 2023, trong khi Thanh Huỳnh dự kiến sẽ bị buộc tội vào ngày 8 tháng 9, tại phòng 23, Tòa án San Jose.

Theo Biện lý quận Jeff Rosen, "Đây là hành vi nghiêm trọng và liều lĩnh. Nếu chúng lây lan, những con ruồi này có thể gây hại đến mùa màng. Các trang trại trong quận và giá lương thực của mọi người đang bị đe dọa."
Sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài Hoa Kỳ phải trải qua kiểm tra của các quan chức nông nghiệp để đảm bảo không bị nhiễm các loài gây hại từ nước ngoài, như ruồi giấm.
Vụ việc xảy ra vào năm 2022, khi các bị cáo đã sắp xếp vận chuyển trái cây từ Việt Nam và qua mặt, ghi bên ngoài thùng là cá khô, cà phê hoặc trà để tránh kiểm tra.
Vào tháng 5 năm 2022, quan chức địa phương đã yêu cầu Thanh Tuyên Huỳnh ngừng bán trái phép, nhưng cô vẫn làm lơ tiếp tục quảng cáo trên mạng xã hội và bán trái cây.
Một số trái đã bị tịch thu, kiểm tra và phát hiện nhiễm ấu trùng của một loài ruồi đục quả đặc hữu ở Đông Nam Á.

Trong tháng 5/2022, Hạnh đã gửi người thân đến cơ sở vận chuyển ở hạt Alameda để lấy khoảng 200 pound Bòn Bon. Lô hàng được gửi đến cửa hàng kinh doanh của cô, Tracy's Gift Shop, tại East San Jose. Bảng kê khai và bao bì bên trong ghi rằng đó là cá khô, cà phê và trà. Các quan chức đã cảnh báo người thân của Hạnh rằng, việc nhập khẩu vi phạm pháp luật và trái cây đã bị tiêu hủy.
Bất kỳ ai có thông tin về việc nhập khẩu hoặc bán sản phẩm bất hợp pháp ở California có thể liên hệ với Đường dây nóng về dịch hại của Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm California theo số 1-800-491-1899.


Tin Quốc Tế Đó Đây
Do Thái Thông Báo Đã Tiêu Diệt Chỉ Huy Quân Sự Cấp Cao Nhất của Hezbollah Lebanon


(Một tòa nhà ở phía Nam Beirut, Lebanon, bị Do Thái oanh kích ngày 30/7/2024. AP - Hussein Malla.)
-Quân đội Do Thái hôm 30/7/2024 khẳng định đã tiêu diệt Fouad Chokr, một chỉ huy cấp cao của lực lượng Hezbollah Lebanon thân Iran, trong một vụ oanh kích vào ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut của Lebanon.
Đối với Tel Aviv, Fouad Chokr là chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Hezbollah Lebanon và là cánh tay phải của Hassan Nasrallah, lãnh đạo phong trào này. Fouad Chokr cũng bị quân đội Do Thái xem là người phải chịu trách nhiệm về vụ oanh kích bằng phi đạn vào cao nguyên Golan ngày 27/7 khiến 12 thanh thiếu niên Do Thái thiệt mạng. Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái Yoav Gallant tuyên bố trên tài khoản mạng X: "Hezbollah đã vượt qua lằn ranh đỏ".

Cho đến sáng hôm nay, 31/07, Hezbollah vẫn không chính thức xác nhận Fouad Chokr đã chết, nhưng cho biết nhân vật này có mặt tại tòa nhà bị Do Thái oanh kích. Theo AFP, Bộ Y tế Lebanon thông báo có 3 thường dân thiệt mạng (1 phụ nữ, 2 trẻ em) và hơn 70 người bị thương trong vụ oanh kích của Do Thái vào khu vực được xem là thành trì của Hezbollah ở ngoại ô Beirut.
Thông tín viên Paul Khalifeh của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Beirut ghi nhận nhiều tiếng nổ tại thủ đô Lebanon và vùng phụ cận. Ít nhất 2 phi đạn đã phá hủy nhiều tầng của một chung cư gần một bệnh viện, cách phi trường quốc tế Beirut không xa.
Trong thông cáo, Thủ tướng Lebanon Najib Mikatil tố cáo "một hành vi tội ác" và kêu gọi "cộng đồng quốc tế hành xử trách nhiệm và gây sức ép buộc Do Thái ngừng các hành động tấn công, đe dọa và ban hành các Nghị quyết". Bộ Ngoại giao Nga cũng tố cáo Do Thái "vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanani xem đây là tội ác của "băng đảng tội phạm theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái".


Nga Bắt Đầu Giai Đoạn 3 Tập Trận Nguyên tử Chiến Thuật Tại Quân Khu Giáp Ukraine


(Ảnh AP, do Bộ Quốc phòng Nga công bố hôm 21/05/2024: Một phi đạn Iskander được khai triển tại một địa điểm bí mật của Nga trong một cuộc tập dượt sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật của quân đội Nga.)
-Hôm 31/7/2024, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này đã bắt đầu giai đoạn ba cuộc tập trận vũ khí nguyên tử chiến thuật. Tập trận diễn ra tại hai quân khu, quân khu trung tâm và quân khu miền Nam, giáp với Ukraine.
AFP dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho hay, trong giai đoạn 3 của cuộc tập trận có sự tham gia của các hệ thống phi đạn địa đối địa Iskander-M, có tầm bắn từ 50 đến 200 cây số. Các quân nhân được huấn luyện để tiếp nhận và sử dụng những loại đạn "đặc biệt" cho các hệ thống phi đạn và phi cơ chiến đấu.

Quân khu miền Nam Nga, nơi diễn ra cuộc tập trận này, bao gồm nhiều nước Cộng hòa tự trị thuộc Nga trong vùng Kavkaz, bán đảo Crimea của Ukraine bị Nga chiếm từ năm 2014, và bốn tỉnh miền Đông và miền Đông nam của Ukraine, mà Nga sáp nhập từ tháng 9/2022. Sở chỉ huy chiến dịch tấn công Ukraine, nằm tại thành phố Rostov trên sông Đông, cũng thuộc quân khu nói trên.
Đây là lần đầu tiên Nga tập trận với vũ khí nguyên tử chiến thuật. Giai đoạn một và hai diễn ra hồi tháng 5 và tháng 6/2024. Theo Ðiện Cẩm Linh, quyết định tập trận nguyên tử chiến thuật được đưa ra hồi đầu tháng 5 để trả đũa việc một số nước phương Tây, trước hết là Pháp, tuyên bố có thể "đưa quân" hỗ trợ Ukraine, và việc chính quyền Anh cho phép Kyiv sử dụng phi đạn do Luân Đôn cung cấp để tấn công sang đất Nga. Song song với cuộc tập trận nguyên tử chiến thuật tại quân khu miền Nam, Nga cũng tiến hành một số đợt tập trận nguyên tử chiến thuật với quân đội Belarus trên lãnh thổ Belarus.

Theo chuyên gia quân sự Olivier Lepick, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược FRS, Nga có khoảng 2.000 đầu đạn nguyên tử chiến thuật trên tổng số gần 6.000 đầu đạn nguyên tử nói chung, so với khoảng 200 đầu đạn hạt chiến thuật của Mỹ. AP cho hay, hiện không có bất cứ cơ chế kiểm soát nào đối với loại vũ khí nguyên tử này. Vũ khí nguyên tử chiến thuật có sức công phá từ dưới một kiloton (kt) đến 50 kt. Một kt có sức công phá tương đương với 1.000 tấn thuốc nổ TNT. Trái bom nguyên tử phá hủy Hiroshima có sức công phá khoảng 15 kt.
Theo giới quan sát, cho đến nay vũ khí nguyên tử chiến thuật chưa từng được sử dụng trên thực địa. Kể từ đầu chiến tranh xâm lược Ukraine, Nga liên tục đe dọa sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật để gây áp lực răn đe phương Tây, nhằm hạn chế các hậu thuẫn quân sự của đồng minh cho Kyiv. Về mặt chính thức, học thuyết nguyên tử của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí nguyên tử, bao gồm vũ khí nguyên tử chiến thuật, để "tự vệ" trong trường hợp Nga bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hay các cuộc tấn công bằng vũ khí quy ước "đe dọa sự tồn tại của Nhà nước Nga".
Tuy nhiên, gần đây Nga đã hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí nguyên tử. Theo Reuters, trong giai đoạn 1 của cuộc tập trận nguyên tử chiến thuật đầu tiên cuối tháng 5/2024, Bộ Quốc phòng Nga cho biết mục đích của tập trận là để sẵn sàng "sử dụng vũ khí nguyên tử phi chiến lược nhằm ứng phó và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ".


Hạ viện Nga Mở Đường Cho Việc Sử Dụng "Tiền ảo" Để Lách Trừng Phạt của Phương Tây

(Hình REUTERS - Florence Lo: Biểu tượng cho loại tiền ảo Bitcoin, Dash, Ethereum, Ripple và Litecoin.)
-Hôm 30/7/2024, Hạ viện Nga đã thông qua một Dự luật mở đường cho việc sử dụng tiền ảo trong các thanh toán quốc tế, nhằm lách các trừng phạt của phương Tây do cuộc xâm lăng Ukraine của Mạc Tư Khoa. Cuộc chiến trên "mặt trận" tiền điện tử nhằm ngăn chặn các nỗ lực kinh tế chiến tranh của Nga hứa hẹn sẽ quyết liệt.
Luật vừa được Hạ viện Nga thông qua cho phép Ngân hàng Trung ương Nga lập ra một dự án thí điểm để thúc đẩy sử dụng tiền điện tử trong các thanh toán quốc tế, điều vẫn bị cấm cho đến nay. Dự luật này cũng sẽ quy định chặt chẽ khâu sản xuất "tiền ảo", theo đó chỉ có các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép mới có quyền sản xuất các loại tiền điện tử trên quy mô lớn. Sau khi được Hạ viện bật đèn xanh, Dự luật sẽ phải được Thượng viện thông qua, và Tổng thống phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. Theo AFP, các bước tiếp theo sẽ chỉ là vấn đề thủ tục.

Trong lĩnh vực tiền ảo, ngoài các loại tiền do các doanh nghiệp sản xuất, như bitcoin, theo hãng tin Nga Interfax hôm 30/7, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ chuyển từ chế độ thí điểm sang khai triển trên diện rộng việc sử dụng "đồng rúp điện tử" từ tháng 7/2025. Ngân hàng Trung ương Nga đã tiến hành một dự án thí điểm với đồng rúp kỹ thuật kể từ tháng 8/2023.
Theo Reuters, về diễn biến này, kinh tế gia Anatoly Aksakov, Chủ tịch Ủy ban Tài chánh của Hạ viện Nga, nhận định "chúng tôi đang đưa ra một quyết định lịch sử trong lĩnh vực tài chánh". Theo một số nhà quan sát, Mạc Tư Khoa hy vọng là việc sử dụng các loại tiền điện tử nói chung sẽ khó bị các cơ quan giám sát của phương Tây phát giác, như vậy Nga sẽ mua được dễ dàng hơn các mặt hàng trên thị trường quốc tế, vốn bị cấm bán cho Nga. Chuyên gia Mati Greenspan, Giám đốc công nghiên cứu về thị trường tiền ảo Quantum Economics, nhấn mạnh Mạc Tư Khoa tin tưởng là các giao dịch với tiền bitcoin chẳng hạn sẽ không bị ngăn chặn bởi bất cứ chính phủ hay ngân hàng này.

Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, các thanh toán bằng tiền điện tử sẽ bắt đầu diễn ra trước cuối năm 2024 này. Quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nga như vậy đã đảo ngược hoàn toàn lập trường trước đó của định chế này. Trước cuộc chiến xâm lược Ukraine, Ngân hàng Trung ương Nga đã từng đề xuất cấm sử dụng tiền điện tử để giao dịch, với lý do là điều này đe dọa ổn định tài chánh, quyền lợi của người dân, và chính sách tiền tệ quốc gia.

Tiền ảo có thể giúp các nước lách được lệnh trừng phạt không? Theo chuyên gia Greenspan của Quantum Economics, việc sử dụng tiền ảo trong các thanh toán quốc tế sẽ giúp Nga. Một số ví dụ tiêu biểu được đưa ra là Bắc Hàn đã nhiều lần bị cáo buộc huy động hàng triệu Mỹ kim tiền ảo cho nhiều chương trình của Bình Nhưỡng. Iran cũng bị cáo buộc sử dụng tiền ảo để vượt qua các rào cản thương mại quốc tế.

Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, để "đồng rúp điện tử" được áp dụng rộng rãi trong xã hội, cần từ 5 đến 7 năm. Mạc Tư Khoa buộc phải tăng tốc khai triển sử dụng tiền ảo một mặt do các tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật tiền ảo, khiến loại tiền này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, mặt khác vòng vây trừng phạt của phương Tây siết chặt buộc Nga phải tìm lối thoát. Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, việc thanh toán chậm trễ đã dẫn đến lượng hàng nhập cảng vào Nga giảm 8% trong năm nay. Bà nhấn mạnh là "các lệnh trừng phạt thứ cấp" khiến việc thanh toán hàng nhập cảng trở nên khó khăn hơn.
Các thanh toán bằng tiền điện tử là đối tượng giám sát của Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc của Mỹ (OFAC). Theo TRM Labs, "bằng cách làm tăng rủi ro đối với các tổ chức tài chánh ngoại quốc và hạn chế quyền truy cập vào các kỹ thuật quan trọng, Hoa Kỳ và các đồng minh quyết tâm làm giảm khả năng duy trì cuộc xâm lược Ukraine của Nga".


Hải Quân Nga Huy Động 3 Hạm Đội Cho Cuộc Tập Trận Quy Mô Lớn


(Hình REUTERS - Russian Defence Ministry: Chiến hạm Nga tham gia tập trận tại một địa điểm không được xác định. Ảnh Bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày 30/7/2024.)
-Hôm 30/7/2024, truyền thông Nga dẫn nguồn Bộ Quốc phòng của nước này cho biết, Hải quân Nga đã bắt đầu, như dự kiến, cuộc tập trận huy động gần như tổng lực của binh chủng này.
Theo hãng tin Nga TASS, các cuộc diễn tập nhằm trắc nghiệm năng lực chỉ huy tất cả các cấp của ba trong số bốn hạm đội lớn của Nga là hạm đội Bắc Cực, hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội Baltic. Tham gia thao dượt còn có hạm đội nhỏ ở biển Caspi. Hãng tin Nga cho biết khoảng 300 chiến hạm, tàu ngầm và các tàu hộ vệ, năm chục máy bay và hơn 200 "đơn vị thiết bị đặc biệt" tham gia vào cuộc tập trận. Các thông tin không nêu rõ cuộc thao dượt diễn ra trong vùng biển nào.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, các hạm đội sẽ tiến hành "hơn 300 bài tập sử dụng vũ khí", bao gồm "bắn phi đạn phòng không, pháo kích vào các mục tiêu trên biển cũng như trên không".

Hạm đội duy nhất không tham gia cuộc tập trận là hạm đội Biển Đen, đang tham chiến tại Ukraine, gần đây đã bị những thiệt hại nặng nề do các cuộc tập kích của Ukraine. Kyiv khẳng định đã gây hư hại và phá hủy một phần ba số chiến hạm của hạm đội này khiến Nga gần đây đã phải dời các chiến hạm của hạm đội Biển Đen khỏi căn cứ Sebastopol tại bán đảo Crimea.
Từ khi tấn công xâm lược Ukraine tháng 02/2022, quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập trận, trong đó có những cuộc tập trận chung với các nước như Trung Quốc, Nam Phi. Nhưng đây là cuộc tập trận trên biển với quy mô lớn nhất của riêng Nga.
Trong 2 tháng gần đây, Nga đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm với "dàn phóng phi đạn nguyên tử cơ động", các bài tập khai triển vũ khí nguyên tử chiến thuật, đồng thời gia tăng các cuộc tập dượt với quân đội đồng minh Belarus, nước đã từng làm hậu cứ để Nga tấn công Ukraine.


Hoa Kỳ Cấp Thêm 1,7 Tỉ Mỹ Kim Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine


(Hình REUTERS / Pavlo Narozhnyy: Dàn phóng phi đạn HIMARS của Mỹ được sử dụng tại Ukraine vào đầu cuộc chiến chống xâm lược Nga. Ảnh được cung cấp cuối tháng 6/2022.)
-Hôm 29/7/2024, viên chức Hoa Kỳ thông báo Hoa Thịnh Ðốn sẽ cấp thêm 1,7 tỉ Mỹ kim viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm các loại đạn cho hệ thống phòng không, các phi đạn chống tăng và chống hạm.
Trong gói viện trợ này, 1,5 tỉ Mỹ kim là tài trợ thông qua các hợp đồng dài hạn trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine và sẽ được đặt hàng để sản xuất. 200 triệu Mỹ kim là viện trợ quân sự ngay lập tức, được trích trực tiếp từ kho vũ khí của Ngũ Giác Đài. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nêu rõ là sẽ cung cấp cho Kyiv các loại phi đạn như Himars, Javelin, hay hệ thống phi đạn địa-đối-không NASAMS.
Các vũ khí được viện trợ trong hợp đồng dài hạn bao gồm đạn tầm ngắn và tầm trung cho các hệ thống phòng không, cùng các thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống liên lạc an toàn và dịch vụ hình ảnh vệ tinh thương mại. Tuy nhiên, do quá trình ký hợp đồng phức tạp, các vũ khí và phương tiện này phải đợi nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mới được đưa ra chiến trường ở Ukraine.

Với gói viện trợ thứ 9 này, như vậy là Hoa Kỳ đã hỗ trợ Ukraine tổng tộng 55,4 tỉ Mỹ kim, tính từ đầu cuộc xâm lược của Nga vào năm 2022. Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc John Kirby, được thông tấn xã AFP trích dẫn, nhận định "có nhiều lo ngại chính đáng về khả năng Nga đạt những bước đột phá chiến lược trên chiến trường vào mùa Hè này, nhưng kể từ khi gói viện trợ cho Ukraine được thông qua cuối tháng Tư vừa qua, khả năng phòng thủ của Ukraine đã được tăng cường, lực lượng Ukraine cũng đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa".
Về hình hình chiến sự, hôm 30/7, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã chiếm thêm một làng ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, sau khi hôm qua cho biết đã "giải phóng" một làng khác cũng tại vùng này. Viên chức Kyiv cho biết lực lượng Nga đã tăng cường tấn công, tiến đến gần đô thị Pokrovsk chiến lược, tại mặt trận miền Đông, đe dọa tuyến đường cung cấp hậu cần cho binh lính Ukraine.


Bầu Cử Tổng Thống Venezuela: Đụng Độ Giữa Cảnh Sát và Người Biểu Tình Phản Đối Kết Quả


(Hình AP / Fernando Vergara: Biểu tình phản đối kết quả bầu cử, tại Cararas, thủ đô của Venezuela, ngày 29/7/2024. Một người biểu tình dẫm lên tấm áp-phích in hình Tổng thống Nicolas Maduro.)
-Hôm 29/7/2024, sau khi kết quả bầu cử được công bố với chiến thắng thuộc về Tổng thống mãn nhiệm Nicolas Maduro, hàng ngàn người dân Venezuela đã xuống đường biểu tình phản đối nhiệm kỳ thứ ba của ông Maduro. Trong khi đó, phe đối lập tuyên bố có đủ chứng cớ cho thấy ứng cử viên của phe này mới là người thắng cuộc, khiến cộng đồng quốc tế càng thêm hoài nghi về kết quả bầu cử.
Theo thông tấn xã AFP, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát, khiến ít nhất một người chết và hàng chục người khác bị bắt giữ. Hàng ngàn người từ các khu nghèo ở thủ đô Caracas đã la ó, yêu cầu ông Nicolas Maduro rời bỏ chiếc ghế Tổng thống "vì tự do của đất nước Venezuela, vì tương lai của con em chúng ta". Họ đốt cháy những tấm áp-phích có hình Tổng thống tái đắc cử và cho rằng kết quả của cuộc bầu cử này là "một vụ lừa đảo lớn nhất thế giới".

Trong khi đó, lãnh đạo phe đối lập cho biết đã cung cấp cho các lãnh đạo trên khắp thế giới những bằng chứng cho thấy ứng cử viên của họ mới là người đắc cử. Từ thủ đô Caracas của Venezuela, thông tín viên Alice Campaignolle của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Bà Maria Corina Machado, thủ lĩnh phe đối lập, đã đưa ra kết quả bầu cử mới do phe của bà tính toán, rất khác so với kết quả mà Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela thông báo trước đó. Theo phe đối lập, ứng cử viên của phe này, ông Edmundo Gonzalez Urrutia, đã giành được hơn 6 triệu phiếu bầu, trong khi Tổng thống Nicolas Maduro chỉ nhận được 2,7 triệu phiếu.
Dù một lần nữa tỏ ra rất tự tin và luôn tươi cười trước báo giới, bà vẫn không có một chiến lược nào để chiến thắng của ông Edmundo Gonzalez, mà bà coi là Tổng thống đắc cử của Venezuela, được công nhận. Một ngày trước đó, bà đã kêu gọi các lực lượng vũ trang bảo đảm việc tôn trọng quyết định của cử tri, nhưng lời kêu gọi ấy vẫn chưa được đáp ứng.
Rõ ràng ông Nicolas Maduro sẽ không chấp nhận những kết quả do phe đối lập đưa ra và rời bỏ vị trí của ông. Hôm qua, ông cũng kêu gọi những người ủng hộ tập hợp để đáp trả các cuộc biểu tình tự phát của những người phản đối diễn ra trong ngày, sau đó đã biến thành các cuộc đụng độ với cảnh sát. Căng thẳng đang ngày càng gia tăng tại quốc gia này".


Tổng Thống Marcos: Sự Phối Hợp Mỹ-Phi Luật Tân Giúp Cho Các Phản ứng 'Mau Lẹ' Về Trung Quốc


(Hình REUTERS / Edgar Su - tư liệu, 31/5/2024: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr tại Đối thoại Shangri-La Dialogue ở Tân Gia Ba.)
-Hôm thứ Ba (30/7/2024), Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr nói với 2 Bộ trưởng Mỹ Antony Blinken và Lloyd Austin rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa Manila và Hoa Thịnh Ðốn để bảo đảm có những phản ứng "mau lẹ" về những căng thẳng trên biển giữa nước ông với Trung Quốc.
Trong năm qua, Phi Luật Tân, đồng minh theo Hiệp ước của Hoa Kỳ, là đã nhiều lần đối đầu trên biển với Trung Quốc, đối thủ chính của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng hai bên vừa đạt được một "sự dàn xếp tạm thời" để giảm bớt căng thẳng và giải quyết những khác biệt.
Ông Marcos chào đón Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Austin tại Dinh Malacanang vào sáng 30/7 trước khi hai ông gặp những người đồng cấp Phi Luật Tân, là cuộc gặp đầu tiên thuộc loại này do Phi Luật Tân đứng ra làm chủ nhà.
"Tôi luôn rất vui vì những đường dây liên lạc này rất thông suốt để tất cả những việc chúng ta đang làm cùng nhau - về liên minh, về bối cảnh cụ thể của tình hình của chúng tôi ở đây, ở Biển Tây Phi Luật Tân và ở Biển Đông, Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - liên tục được bàn kỹ để chúng ta đều mau lẹ trong các phản ứng của mình", ông Marcos nói.

Phi Luật Tân có các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh với Trung Quốc ở vùng biển phía Tây nước này, thường được gọi là Biển Đông trong tiếng Việt hay South China Sea trong tiếng Anh. Trung Quốc tuyên bố rằng 90% diện tích vùng biển này là lãnh thổ có chủ quyền của họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho hay hai ông Blinken và Austin đã thảo luận với ông Marcos về "cam kết chung của hai nước trong việc duy trì luật pháp quốc tế ở Biển Đông".
Ông Miller nói trong một tuyên bố sau cuộc gặp: "Hai Bộ trưởng nhấn mạnh các cam kết vô cùng vững chắc của Hoa Kỳ với Phi Luật Tân theo Hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta".
Đầu cuộc họp, ông Marcos nói ông "hơi ngạc nhiên" khi gặp hai Bộ trưởng thư ký, xét đến tình hình chính trị Hoa Kỳ đã trở nên "thú vị" ra sao, hàm ý về việc Tổng thống Joe Biden dừng chiến dịch tái tranh cử trong tháng này và hậu thuẫn Phó Tổng thống Kamala Harris chạy đua với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Ông Blinken đã chuyển lời chào của bà Harris và ông Biden đến ông Marcos.


Hoa Kỳ: Tổng Thống Joe Biden Đề Xuất Cải Tổ Tối cao Pháp viện


(Hình AP - Manuel Balce Ceneta: Tổng thống Joe Biden phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm Luật về Các quyền Công dân (Civil Rights Act), ngày 29/7/2024, tại LBJ Presidential Library, Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.)
-Ngày 29/7/2024, nhân kỷ niệm 60 năm ban hành Luật về Các quyền Công dân, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu từ thư viện Lyndon Baines Johnson, tại Austin, tiểu bang Texas, trong đó ông bày tỏ mong muốn cải cách Tối cao Pháp viện, tòa án cấp cao nhất của Mỹ.
Thông tín viên Loubna Annaki của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại New York cho biết thêm thông tin:
"Không ai đứng trên pháp luật, kể cả Tổng thống Hoa Kỳ cũng như Thẩm phán Tối cao Pháp viện". Trên tinh thần đó, ông Joe Biden hôm qua đã tiết lộ kế hoạch cải cách sâu rộng tòa án cấp cao nhất của Mỹ.

Tổng thống Dân chủ muốn chấm dứt việc bổ nhiệm suốt đời đối với các Thẩm phán Tối cao Pháp viện và đề nghị nhiệm kỳ 18 năm cho chức vụ này. Ông Biden muốn đặt ra quy tắc đạo đức để tránh các xung đột lợi ích và muốn sửa đổi Hiến pháp để ghi rõ trên giấy trắng mực đen rằng Tổng thống không được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối.
Ông Biden nói: "Điều đó sẽ tránh cho nước ta rơi vào tình trạng như hiện nay, có những người muốn áp đặt một xu hướng cực đoan trong hàng thập kỷ sử dụng Tối cao Pháp viện như một thứ vũ khí. Chúng ta cần đến cải cách này để khôi phục lòng tin vào Tối cao Pháp viện, để duy trì những công cụ cần thiết cho việc bảo vệ nền Dân chủ của chúng ta".
Thông báo trên được đưa ra khi mà trong những năm qua, Tối cao Pháp viện, với đa số Thẩm phán là những người rất bảo thủ, đã ra nhiều quyết định gây tranh cãi dữ dội, như hủy bỏ quyền phá thai, hay hủy bỏ một số chính sách dành ưu tiên cho những người thuộc các cộng đồng thiểu số. Nhưng trong lúc chỉ còn 100 ngày nữa là đến kỳ bầu cử Tổng thống và với một Quốc hội bị chia rẽ, sẽ khó mà thôi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét