Như chúng ta đã biết, từ thuở quả đất này có sinh vật, thì con người không những chỉ là một trong những sinh vật, mà còn là một trong những sinh vật yếu đuối, nhỏ bé, và chậm chạp.
<!>
Thế nhưng con người nhờ vào trí thông minh, nên đã vượt lên để đứng đầu muôn loài. Bởi vậy một trong những bài giảng đầu tiên của đức Phật là “Bát Chánh Đạo", đã khuyên con người dùng sự quan sát kỹ càng (chánh kiến) để nhận ra sự thật, và dùng lý trí (chánh tư duy) để suy nghĩ, nhận định đúng đắn, rõ ràng về sự vật hay sự kiện mà ta đang chứng kiến.
Thiền chú trọng vào sự suy nghĩ, nên các vị thiền sư thường dùng công án để khuyến khích sự suy nghĩ của thiền sinh. Nhiều công án Thiền có vẻ như khó hiểu, hoặc khác với lý luận thông thường, nên người nghe dễ bị hiểu lầm, hoặc chán nản. Công án thiền không phải là bài toán hay câu đố chỉ có một lời giải. Trên thực tế, công án Thiền được các thiền sư dùng để tìm hiểu về thiền sinh. Vì mỗi lời giải của thiền sinh chỉ đúng với chính họ, phản ảnh tâm tánh và sự hiểu biết của thiền sinh đó mà thôi, không có đúng hay sai. Khi thiền sư nói rằng lời giải của thiền sinh là sai, thì chỉ có nghĩa là vị thiền sư nhận thấy thiền sinh chưa thực sự để tâm suy nghĩ thật thấu đáo trước khi trả lời.
Trong câu chuyện bên tách trà hôm nay, chúng tôi xin kể cho quý vị nghe công án Thiền số 58 trong tập 101 Công Án Thiền, có tên là “Bắt Ông Phật Đá", phản ánh lời dạy của Thiền tông về việc suy nghĩ vượt ra ngoài lý luận thông thường và sử dụng các giải pháp sáng tạo. Công án thiền, xem ra cũng tương tự như một câu chuyện ngụ ngôn vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét