Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

LÁ RỤNG THÔN TRĂNG - Đỗ Bình


Đã từ lâu tôi muốn viết về những khuôn mặt từng vang bóng một thời trong giới văn học nghệ thuật nay đã khuất bóng, nhưng viết về một người đã khuất nhất là người đó lại nổi tiếng là một việc làm rất khó khăn và tế nhị. Do đó, ngay khi họ còn đương tại thếnếu có dịp trong những sinh hoạt văn hóa tôi thường hay giới thiệu. Trong một lá thư cũ viết cho văn thi sĩ Phương Triều, một khuôn mặt sinh hoạt trong làng Việt Nam trải dài nửa thế kỷ, lúc ông còn sinh thời cư ngụ ởAustin Hoa Kỳ để khen ngợi vìệc làm của ông qua những bài viết đăng trrên các tạp chí văn học mục đích giới thiệu bằng hữu trong giới văn học nghệ thuật đến công chúng.
<!>
Trước khi từ giã cõi đời Phương Triều đã nhận được Cuốn Các Tác Giả Viết về Phương Triều, Lê Huỳnh xuất bản 2005) Trong thư cóđoạn :«Giới thiệu những khuôn mặt cũ , hay khám phá ra một tài năng mới đến công chúng, bạn đọc là việc làm rất đúng đắn và hữu ích. Tuy nhiên đối với những văn nghệ sĩcó tài năng thật sự, họ có khả năng tự bay cao mà chẳng nương cánh ai. Nếu có họp thànhđàn thì họ cũng bay cao bằng chính đôi cánh của mình. Ở hải ngoại chúng ta được hưởng không khí tự do nên có bổn phận giới thiệu những tác phẩm hay, và đem những tác phẩmđó vào thư viện, hoặc đưa lên trang sách báo để công chúng thưởng lãm. Nếu một mai tác giả đó có ra đi thì tác phẩm của họ vẫn còn ở lại. Nếu không gìn giữ và phát huy văn hóa Việt Nam ở hải ngoại là chúng ta có tội với Văn Hóa Dân Tộc vì để nó mai một đi ! 

Thử hỏi nếu không ai viết về những đọa đầy trong những trại tù CS, những nỗi sợ hãi, sự nghèo đói khi khi CS chiếm miền Nam, những bi thảm trên đường vượt biên, và những năm dài người đân sống cơ cực trên đất Bắc dưới thời Xã Hội Chủ nghĩa thì hôm nay con cháu chúng ta ở hải ngoại biết gì về thời kỳ khốn khó đó ? Viết lên những dòng nước mắt không phải để gây chia rẽ, khơi hận thù, mà viết để những người sau biết thêm về những giá trị Con Người, Tình Yêu và Tổ Quốc, để gìn giữ nó tươi đẹp hơn».Vơí những ý nghĩ trên tôi không còn do dự khi viết lên những dòng để tưởng nhớ về Mạnh Bích người nghệ sĩ đa tài và uyên bác mà tôi qúy mến. Mạnh Bích tên thật là Nguyễn Mạnh Yên, sinh năm 1929 tại Thừa Thiên trong một gia đình nho phong. Ông là một Nhà giáo, Nhà văn, Nhạc sĩ, ông sáng tác từ lúc còn trẻ.Những tác phẩm về tâm linh gồm bộ Tam Thức :

Dòng Sông Trầm Lặng,
Lá Rụng,
Gió Cuốn Mây Bay,

Tập biên khảo :Tam Giáo và Việt Tính do Bạn Văn xb 12. 2001, và những tác phẩm bằng tiếng Pháp , trong đó có cuốn Le VietNam crucifié nói lên những nỗi thống khổ của dân Việt qua những cuộc tranh chấp ý thức hệ trên thế giới. ược giải thưởng văn chương của Hội NhàVăn Pháp Ngữ Quốc Tế (Association Des Écrivains De Langue Francaise).

Trong lãnh vực âm nhạc, ngoài những sáng tác, ông còn phổ thơ của Tưệ Nga, HồTrọng Khôi, phạm Thị Nhung, Hoài Việt. Thôn Trăng là tác phẩm đầu tay, Tình ca Người Vượt Biển, Ngoài Song, Không Bao Giờ Rm Khóc, Giọt Sương, Mùa Xuân Mưa bay, Bé Cười, Anh Ghép Têm Em Vào Tên Anh, Tình Gìa, Về Với Paris, Còn mãi Yêu Em, Trăng rằm Tháng Tám, La Valse Du Bonheur..Tôi biết có rất nhiều bằng hữu của anh đã viết về điều này. Ở đó họ sẽ phân tích tỉ mỉ về những giá trị về những tác phẩm văn học của anh. Nơi đây tôi chỉ xin viết đôi dòngcảm nghĩ về con người Mạnh Bích. Tôi vẫn thường nghĩ : «Tài năng chỉ phát triển sau khi có sự hiện hữu của con người. Đối với nghệ sĩ , phong cách sống cũng làđiều lkhông thể tách ra khi muốn nhận xét, đánh giá thật thấu đáo vềmột tác giả,tác phẩm nào đó.»

Ở vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước trong những buổi sinh hoạt văn học ở Paris, giới hâm mộ văn học chưa quen với tên tuổi Mạnh Bích, người ta nhìn ông qua lăng kính một nhà giáo. Trong các buổi sinh hoạt của văn bút, ông xuất hiện rất thầm lặng bên cạnh các khuôn mặt nổi tiếng như nhà văn Từ Nguyên, nhà thơ Hoài Việt, nhà văn Từ Trì, nhà thơ Hồ Trọng Khôi, nhà văn Tô Vũ...vv…Dạo ấy tôi thưòng gần ông để trao đổi vềâm nhạc, vì tôi biết ông là tác giả bài Thôn Trăng mà có thời tôi yêu thích và hát lúc còn trẻ. Mạnh Bích là người rất dễ mến, và dễ gần gũi vì bản tính đôn hậu, khiêm nhường, ông lại ít nói về mình do đó ít ai biết vì luôn giữ một thái độ từ tốn, phong cách của một nhà giáo. Hơn nữa ông lại có một bản tính hay giúp đỡ bằng hữu, ai nhờ việc gì nếu thấy giúpđược ông không hề quản ngại, có lẽ thế ông hay nhận một vai trong ban tiếp tân. Thật vậy ông chỉ muốn làm vừa lòng mọi người nên miệng luôn nở nụ cười, ông đến với mọi người trước để tỏ tình thân thiện đồng hương. Vì thế mà sau này ông là một trong số ít người có khả năng làm gạch nối nhiều sinh hoạt hội đoàn của Người Việt Tự Dơ ở Paris, cái gạch nối cần thiết giữa bản sắc đa dạng của những hội đoàn trong sự bấp bênh tình người !

Dù tuổi tác của ông và tôi có chênh lệch, bên ông tôi không thấy khoảng cách của lớp người thế hệ trước, mà chỉ còn lại tình nghệ sĩ. Ông thích nói chuyện với tôi về âm nhạc, và gởi tặng tôi những CD trong đó có nhiều nhạc phẩm mới nhất là những bài do ông hát.Tôi rất thích tính kín đáo pha chút hài hước của ông.

Trong buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật mang chủ đề Hồn Đại Việt do Văn Đoàn Văn Bá tổ chức, mà tôi giúp thực hiện. Hôm đó ngoài việc giới thiệu những sách tác mới của nhà văn, kịch tác gia kiêm đạo diễn Văn Bá (GS, BS Nguyễn Văn Ba), tôi mời Nhạc sĩ Mạnh Bích tham dự, và hỏi :«Trong số những nhạc sĩ được giới thiệu, anh muốn xuất hiện lúc nào ?»Anh cười xòa trả lời tôi : Lúc nào thấy tiện thì ra, nhưng cứ giới thiệu các cụ sinh hoạt văn nghệ lâu năm nhất ra trước thì tiện hơn.»Tôi theo ý ông và đã giới thiệu 3 thế hệnhạc sĩ sáng tác hiện đang có mặt. Thế hệ đầu gồm các nhạc sĩ:Xuân Lôi, Lương Ngọc Châu, Lê Mộng Nguyên, Trịnh Hưng, Mạnh Bích, Phạm Đình Liên.Thế hệ kế tiếp gồm các nhạc sĩ: PhạmĐăng, Trần Văn Toàn, Ngọc Bích, Nguyễn Minh Châu.Thế hệtrẻ gồm:Các nữ nhạc sĩ: Linh Chi, Trang Thanh Trúc, Tố Liên.

Đây là lần đầu tiên ở Paris những nhạc sĩ khác thế hệ về lãnh vực sáng tác nhạc Việt gặp nhau để tâm tình nghệ thuật. Hiện diện đêm nay còn có một số nhạc sĩ sáng tác nhạc Việt khác, nhưng có lẽ vì khiêm tốn chưa muốn giới thiệu . Hôm đó Nhạc sĩ Mạnh Bích rất vui, hòa mình trong không khí âm nhạc, ông thuật lại những nguyên nhân dẫnbước vào lãnh vực âm nhạc, nguồn cảm hứng để viết lên bài Thôn Trăng, và nguồn cảm hứng đang dạt dào, nhưng vì thời lượng giảng dạy ở các trường trung học, đại học chiếm quá nhiều thời gian nên ông phải tạm ngưng sáng tác ! Mãi đến lúc ông ở tù vì tội vượt biên, lúcđó ông mới sáng tác lại. Sau buổi họp mặt văn nghệ đó một thời gian, những nhạc sĩ như:Xuân Lôi, Lương Ngọc Châu, Trịnh Hưng, Mạnh Bích đã giã từ thế giới âm nhạc, vĩnh viễn ra đi tìm cõi khác !

(Nhạc sĩ Xuân Lôi sinh trong gia đình văn nghệ nên vào làng âm nhạc ngay từ thuởcòn nhỏ, những nhạc phẩm nổi tiếng của ông viết chung với các nhạc sĩ khác nhưY Vân, Nhật Bằng, Lữ Liên... Nhạc phẩm Bâng Khuâng là ca khúc đầu tay ông viết năm 1947, bài Về Làng Cũ, cùng với Nhật Bằng năm 1949, bài Nhạt Nắng, cùng với Y Vân năm 1955, bài Đường Chiều, cùng với Lữ Liên năm 1956. Hương Giang Mong Nhớ,cùng với Dương Thiệu Tước viết năm 1959.

Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu là một danh thủ vĩ cầm ở đất Hà Thành trước năm 1954, thày dạy nhạc của một số nhạc sĩ nổi tiếng ở tmiền Nam trước năm 1975. Ông qua Pháp rất sớm, do đó giới thưởng thức âm nhạc miền nam ít có biết !Bài Tiếng Hát Lênh Đênh của nhạc sĩLương Ngọc Châu mang chất thính phòng, bán cổ điển nên đòi hỏi một chất giọng ấm, sang và kỹ thuật trình bày điêu luyện. Bài này đã được Tài tử Ngọc Bảo trình bày ở Hà Nội trước năm 1954, Sau năm 1954 ở Sài Gòn do danh ca Sĩ Phú, và ở hải ngoại do BS, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng soạn lại hòa âm và trình bày. Bài Thôn Trăng là tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Bích viết sau năm 1954 ở Huế,được ca sĩ trình bày rất nhiều lần vào những năm đầu thập niên 60. Bài Tôi Yêu và Lối về Xóm Nhỏ..vv..của nhạc sĩ Trịnh Hưng rất nổi tiếng được trình bày liên tục từ thập niên 50 cho đến nay, bài hát đã hòa vào trong những vũ khúc dân gian. Riêng nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên, với số tác phẩm đồ sộ lên đến vài trăm ca khúc, trong đó có những nhạc phẩm đã được chọn làm nhạc phim như: BỤI ĐỜi vào tnăm 1957 do Lê Mộng Hoàng làm đạo diễn, nhưng bài Trăng Mờ Bên Suối viết năm 1949 là nổi hơn cả. Vì là một bài thơ được chính tác giả soạn thành nhạc nên đã lột tả tận cùng của cảm xúc qua âm thanh, gợi lên một không gian lãng mạn, với những hình ảnh mơmộng của tình yêu lứa đôi. Lời và nhạc hài hòa dễ đi vào lòng người đã in đậm dấu hơn những ca khúc khác của tác giả ! Mặc dù lời ca và cấu trúc của những nhạc phẩm đó không thua gì bài Trăng Mờ Bên Suối.

Thời gian là một thử thách tàn nhẫnđối với tất cả sản phẩm văn học nghệthuật cho dù đã được một thời ca ngợi. Một tác phẩm nếu nổi tiếng do được quảng cáo rầm rộ, thì cũng sẽ bị đào thải hoặc tàn lụi một khi giá trị đích thực về mặt văn học nghệ thuật không có ! Một ca khúc mang tính nghệ thuật dù viết đã lâu nhưng sẽ vượt thơì gian thấm sâu trong lòng người cho đến hôm nay và sẽ còn về sau. Một tác phẩm mà đời công nhận là một hạnh phúc lớn cho tác giả. Ca khúc mà Nhạc sĩ Mạnh Bích thường hát mỗi khi họp bạn văn nghệ sĩ là nhạc phẩm ông viết riêng tặng vợ là chị Bích Khuê, ông vừabđàn vừa hát rất say mê, có lần anh đàn chị hát. Cõ lẽ Nhạc sĩ Mạnh Bích là một trong số trí thức văn nghệ sĩ phái Nam hiếm hoi ở Paris ca ngợi tình yêu và sựhy sinh của vợ trước bằng hữu một cách chân thành, không né tránh. 

Ngôn ngữ nàyđối với người Tây Phương thì rất thân quen, trân trọng, nhưng đối với bản tánh người Á Châu thường hay rụt rè khi nóiđến phái Nữ, nhất là người đàn ông Việt lại nói về vợ mình. Tôi rất qúy về sự trân trọng và chân thành này. Ở những buổi ấy tôi nhìn tuổi đời của ông và hình như có chút linh cảm tiếng hát và những phát biểu đó sẽ là vật vô cùng qúy báu lưu niệm cho con cháu ông sau này nếuđược ghi lại qua phim ảnh. Chị Bích Khuê là một hiền thục, có tài và sắc, trước năm 1975 là một GS trung học dạy các trường trung học Pháp ở Sài Gòn. Những lần nhà văn Mạnh Bích ra mắt sách do Văn Bút, hay Bạn Văn tổ chức, (ông là một trong những người sáng lập ra nhóm Bạn Văn cùng Nhà thơ Hoài Việt, và Nhà văn Từ Nguyên) ông gởi thiệp mời chúng tôi, và không quên viết những dòng chữ đầy tình cảm. Với những lời chân tình ấy có lẽchẳng ai trong số bằng hữu nỡ từ chối lời mời tha thiết đó, dù họ có bận vào ngày ấy cũng cố gắng thu xếp để đến với ông. Do đó những sinh hoạt có sự góp mặt của ông trong ban tổ chức thường có kết quả tốt là đông bằng hữu đến tham dự.

Ở những buổi tiếp đón nhữngvăn nghệ sĩ từ xa qua thăm Paris, nhà văn Mạnh Bíchđã nhiệt tình với bằng hữu mà tôi xin ghi lại vài người, từ Hoa Kỳ sang như:Nhà thơ Hà Huyền Chi, Nhà thơ Du Tử Lê, Nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt, Nhà thơ Phan Khâm, Nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh, Nhà thơ Lê Trọng Nghĩa, Họa sĩ Vũ Hối, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân, Nữ Ký giả Trùng Dương, Nhà văn Hàn Song Tường, Nhà thơ nữ Ngọc An, Nhà thơ nữ Hoàng Xuyên Anh, Nhà thơ nữ Ngọc Bích, Nhà thơ nữ Dư ThịDiễm Buồn. Ở Nhật : Học giả Đỗ Thông Minh. NaUy : Nữ sĩNguyễn Thị Vinh, Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật. Ở Đức : Nhà văn Bùi Hạnh Nghi, Nhà văn Trần Phong Lưu, Nhà thơ Tùy Anh, Nhà báo Phạm Văn Kiểm. Ở Úc : Anh chị Nhạc sĩ Lệ Mai & Phạm QuangTuấn. Ở Canada : Học giả Lê Hữu Mục, Nhà văn Trà Lũ, Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, anh chị Nhạc sĩ Lê Dinh, Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và Nhạc sĩ Trường Sa..vv…

Còn quá nhiều những điều phải nói về con người Mạch Bích, nhưng qua trang giấy này khó có thể diễn đạt được hết ý. Viết về ông lòng tôi lâng lâng như những nốt dạo nhạc. Người nhạc sĩ ấy đến như giai điệu đẹp của cung đàn và ra đi như nốt ngân vút cao và bay vào cõi thinh không nhưng âm điệu còn vang lại trong lòngnhững ngưòi qúy ông, trong đó có bài Thôn Trăng mà tôi đã biết những dòng nhạcấy lúc tôi mới tập làm quen với âm nhạc./.

Đỗ Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét