Nhà Việt Nam TV kính chào quý khán thính giả, đề tài hôm nay nói về: Thuyết Tiên Rồng - Phạm Văn Bản - A. Ba Truyền Thuyết Nền Tảng Ba Truyền Thuyết: Tiên Rồng, Trầu Cau, Chử Đồng mô tả những nét đặc trưng và tiềm tàng trong chín câu chuyện truyền miệng (truyền khẩu) mà chúng ta đang kể cho nhau nghe về Biểu Tượng Tiên Rồng, đã có từ đời người này qua đời người khác, trải qua bao nghìn năm lịch sử từ thời Dựng Nước với Quốc Tổ Hùng Vương tới ngày nay. Những truyện tích đó lưu hành trong lòng Dân Tộc, được gọi là Kinh hay Chính Thuyết Tiên Rồng.
<!>
Chính Thuyết Tiên Rồng là tinh hoa nền tảng của Văn Hóa Việt, được Tổ Tiên trang trọng đúc kết thành Biểu Tượng Tiên Rồng, lưu truyền trong lòng Dân Tộc trải qua bao nghìn đời cho tới Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) của chúng ta ngày nay.
Thông qua nhu cầu của thời đại đòi hỏi là kiến thức (knowledge) và thông toàn (wisdom) thì bổn phận và trách nhiệm của những người Con Cháu Dân Tộc như chúng ta hôm nay, là tìm hiểu học hỏi để nhận biết ý nghĩa trọng đại của Biểu Tượng Tiên Rồng mà Tổ Tiên muốn nhắn gởi, và chắc chắn đang ẩn chứa bao điều cao siêu hiện thực trong những truyện tích đó.
Điều khiếm khuyết lịch sử là, xưa nay chúng ta không có chữ viết, mà phải dùng Hán Tự hay chế độ khoa cử dùng sách vở, văn chương, điển tích của Trung Quốc mà diễn giải. Vì giặc không muốn chúng ta nhớ đến Cội Nguồn Dân Tộc của mình, cho nên tập thể chỉ học hỏi, hiểu biết về những danh nhân khoa bảng Trung Quốc.
Từ ngày Dựng Nước, Dân Tộc Việt Nam được gọi là dòng giống Tiên Rồng, và Con Cháu Tiên Rồng căn cứ vào nguồn gốc mà cảm thấy mình khác biệt hay trổi vượt hơn các dân tộc khác, ví dụ chúng ta khác biệt với người Hoa... mà không thấy bài vở nào nhắc tới, hoặc có sách vở nhưng đã bị giặc thiêu huỷ. Và trong suốt giòng lịch sử, Chính Thuyết Tiên Rồng trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mọi người Việt chúng ta, qua danh xưng “Đồng Bào” và là anh em ruột thịt từ “Bọc Mẹ Trăm Con” của Mẹ Tiên Cha Rồng sinh ra, cùng một lần và cùng trong một cái bọc, một là trăm và trăm là một!
Nhưng, đang khi Đại Chúng Việt hãnh diện và phát huy Sinh Thức Hệ Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức được gọi là có ăn có học, có nghiên cứu tài liệu chữ Nho, có đọc sách Thánh Hiền, có cửa Khổng sân Trình, có chức tước bổng lộc, thì lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc/ về truyền thuyết của dân tộc mình?
Cũng có nhiều người còn ngổ nghịch, phủ nhận, và mạt sát truyền thuyết của dân tộc chúng ta không tiếc lời? Phải chăng đã tới thời điểm “Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt” nếu như chúng ta không nhận biết về Sinh thức Tiên Rồng?
Chính Thuyết Tiên Rồng khác biệt với cái gọi là Tứ Thư Ngũ Kinh, Cửa Khổng Sân Trình, hay chữ Hán Nho trong kinh sách của người Trung Quốc. Điển hình, Kinh Dịch khai triển theo khái niệm Âm Dương, hay Tam Tài Thiên – Địa – Nhân (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng) là những ý niệm trừu tượng và là thành quả của óc suy luận thuần túy về Vật Chất vô tri vô giác.
Chính Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên lại đặt căn cứ trên Biểu Tượng Tiên Rồng về Con Người – đó là kết tinh của nhận thức hiện thực làm nền tảng cho con người, là mọi người và mỗi Người đều được tạo thành do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp.
Tất cả cùng được sinh ra một lần, một lúc trong Một Bọc Trăm Con mà chúng ta tự xưng mình là đồng bào – đồng có nghĩa là cùng, bào là cái bọc, tức là anh em ruột thịt trong cả nhà, cả nước.
Theo giòng thời gian và theo đà xác tín quý trọng của toàn dân, chữ Tiên Rồng trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tộc Tổ, khai sinh ra dòng giống dân Việt vào khởi đầu lịch sử nhân loại. Bởi thế mà ngày nay mọi người Việt Nam chúng ta hãnh diện và xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.
Chính Thuyết Tiên Rồng cũng không xuất phát từ chủ nghĩa, chủ thuyết, triết thuyết hay một nền tảng học thuyết của bất cứ tôn giáo nào, mà được Tổ Tiên nhận diện đúng thực Con Người và Cộng Đồng Xã Hội, qua sinh hoạt và tâm tư bộc lộ cũng như thể hiện nếp sống văn minh văn hóa trong một xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào, xã hội của con người và làm người một cách đích thực.
Điểm khác biệt trong Lịch Sử Việt là Tổ Tiên truyền khẩu, truyền miệng, truyền cho nhau ghi nhớ Biểu Tượng Tiên Rồng ròng rã hàng bao nhiêu đời con cháu, từ đời này qua đời khác, làm nổi bật đặc tính sinh hoạt sống động hiện thực trong nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt, được gọi là Văn Hóa Việt.
Theo cách lưu truyền của Tổ Tiên, thì văn từ hay tư tưởng thường bị bóp méo, bị hiểu lệch lạc ý nghĩa tùy theo bạo lực của chế độ hiện hành, hoặc theo thời gian mà bị sửa đổi nội dung ngôn từ, đang khi biểu tượng thì mang tải đúng ý nghĩa, trước sau vẫn thế.
Chính Thuyết Tiên Rồng ngày nay được anh em trong tổ chức Hoa Tiên Rồng phục hưng, khai sáng và phục hoạt nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước, Dựng Nước.
Bởi thế, giờ đây anh em chúng ta đang trao chìa khóa cánh cửa tâm tư cho nhau, để cùng nhau mở rộng cửa kho tàng Văn Hóa Việt, cùng nhau bước vào mà tìm lại những báu vật là Gia Tài Tổ Tiên để lại, cho những ai xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.
Chính thuyết chẳng những trung thực, mà còn thích hợp, thích nghi với hiện cảnh sống cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính trong thời đại tín nghiệp văn minh của thế kỷ 21.
Vì chính thuyết luôn mở rộng cửa đón nhận tất cả những gía trị, tinh hoa tư tưởng trong đời sống nhân sinh, khai triển nếp sống con người, là Đạo Sống Việt trong Xã Hội Đồng Bào, xã hội thân thương bình đẳng, xã hội anh em từ một Bọc Mẹ Trăm Con của truyền thuyết Tiên Rồng.
Chín truyện tích được lưu truyền trong Toàn Dân Việt từ đời này qua đời khác lại cưu mang những đặc điểm làm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức là có hai nhóm đặc tính Tiên Rồng được nhận diện nơi Con Người và Cuộc Sống, kế đến là phần cốt truyện lại nhắc tới thời đại của các Vua Hùng Dựng Nước.
Dù rằng trong chín câu truyện ấy ẩn chứa nhiều tình tiết dị biệt ly kỳ, nhưng vẫn được Ông Bà lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho chúng ta tới thời nay. Và bổn phận trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu, khám phá kho tàng Văn Hóa Việt để tìm lại những báu vật gia tài Dân Nước, bởi thế mà có Hoa Tiên Rồng ra đời nhằm Giúp Dân Cứu Nước, tổ chức tương quan lực lượng và lãnh đạo đấu tranh chính trị với các loại giặc nước.
Mỗi truyện tích của Chính Thuyết Tiên Rồng lại được nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các dịp Lễ Tết của Dân Tộc Việt Nam.
Tất cả đã kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho toàn thể Văn Hóa Việt – tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng, tức là chúng ta có cái nhìn vào thực tế cuộc sống Con Người, đặt căn cứ trên cuộc sống một cách trọn vẹn, và không ra khỏi hay xa lìa cuộc sống con người.
Do đó Hệ Tiên Rồng còn được gọi là Sinh Thức Hệ, tức là Chính Thuyết Tiên Rồng. Hệ thống biểu tượng Tiên Rồng này không phải do một người, hay nhóm người phát minh sáng chế ra, mà là cả một nền văn hóa đã và đang sống trong lòng Dân Tộc, dù ý thức có khác biệt ít nhiều, tùy người, nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện là một hệ thống toàn bích, đang chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống Xã Hội Con Người.
Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, ứng dụng để sống thích nghi với hiện cảnh là cả một tiến trình dài như bao ngàn năm trường tồn của Tộc Việt – khác biệt với Tộc Hoa – vẫn luôn tiếp diễn, cao siêu và hiện thực, là đặc điểm của Con Cháu Việt.
Có thể nói mỗi chữ, mỗi câu, mỗi mệnh đề của Chính Thuyết Tiên Rồng ngày nay đang biên khảo, thì cũng đang trông chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử văn hóa của Dân Tộc Việt.
Bởi thế cho nên, đây cũng là phần mà mọi người trong chúng ta cần tìm hiểu, học hỏi, thảo luận và đừng quên sự đóng góp thêm những khám phá mới của bạn, của chính bạn vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị cao siêu hiện thực và tuyệt vời của Tổ Tiên.
Ðiểm đặc biệt Tổ Tiên để lại, là một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì rằng ngôn từ, tư tưởng thường bị tuyên truyền lệch lạc bóp méo nội dung hay ý nghĩa bởi mưu đồ danh lợi của nhà cầm quyền, chế độ hay thời gian.
Nhưng ngược lại, biểu tượng thì trước sau vẫn thế, vẫn còn nguyên vẹn tinh ròng dù cho trải qua ngàn đời con cháu, và cứ tùy thuộc thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp mà diễn tả biểu tượng, như trong Thời Đại Tín Liệu (The Information Age) của nhân loại hôm nay.
Trong mỗi bài chính thuyết của dân tộc, là ghi chép lại những điểm chính yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian cùng với sự phù trợ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi, chúng ta sẽ có bản văn hoàn hảo, đúng thực và trọn vẹn, vì do đón nhận sự đóng góp ý kiến của nhiều người, của toàn dân.
Diễn giải chính thuyết, là phần có tham vọng của người viết là đào sâu, tìm hiểu hệ thống biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến điểm tột cùng của suy tư thâm sâu nhất có thể có.
Do đó phần diễn giải, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc, tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử, vào đời sống dân nước mà rút ra những thí dụ cụ thể, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần mà cùng giúp cho nhau học hỏi, thông toàn bài học của Tổ Tiên.
Sau phần diễn giải là phần Tìm hiểu chính thuyết. Tiên Rồng được gọi là bài học Nền Tảng đầu tiên, vì trong đó chúng ta có nhận diện, có định nghĩa về Con Người và Xã Hội một cách hoàn chỉnh, toàn diện và đúng thực. Phần bài này được coi là đúc kết những nét đặc thù của Văn Hóa Việt, khai thác hết những nét đặc thù đó chúng ta có hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, như biểu tượng Bọc Mẹ Trăm Con.
1. Truyện Tích Tiên Rồng
Tiên Rồng là bài học nền tảng căn bản của Tổ Tiên, vì đề ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh.
Với bài học Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực: Thân – Trí – Tâm – Tuệ (Thân xác sinh động, Trí năng tinh biến, Tâm tình thông hiệp, Tuệ linh vĩnh cửu) của con người do Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp.
Và từ nguyên lý mà chúng ta khai triển thành nguyên tắc áp dụng vào việc tổ chức như Cánh Kinh Thương, Cánh Thanh Niên, Cánh Xã Hội và Cánh Chính Trị của một Hoa Tiên Rồng trong một vườn hoa.
Đặc biệt, Con Người Tiên Rồng, chúng ta khác biệt với những Con Người của nền văn hóa duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh đang làm tha hóa con người, và con người biến thành sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ, động vật lao động trong hãng xưởng, và chi phối bởi cơ quan truyền thông rộn ràng hàng ngày.
Văn hóa và tổ chức ba góc theo hình Kim Tự Tháp trước mắt, chúng ta nhận ra đó là tổ chức chủ nô, trên là chủ nhân
– dưới là nô lệ, trên là đảng trị
– dưới là bị trị, cho dù cổ súy Chân
– Thiện – Mỹ mà thiếu Tình thì chỉ là con người khiếm khuyết hạnh phúc.
Đang khi trong Truyền Thuyết Việt, Tổ Tiên lại nhận diện Con Người Tiên Rồng một cách đúng thực, và cộng đồng xã hội là Đồng Bào, là anh em từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Tiên Cha Rồng, tức là biểu trưng cho một xã hội bình đằng tột cùng và thân thương tột cùng.
Tiên Rồng đưa ra ý niệm về các đặc tính cá biệt của Tiên, của Rồng, và mẹ Tiên cha Rồng đã phối hiệp toàn nhất tương đồng. Bởi thế Tiên và Rồng là kết tinh toàn vẹn cho mọi tương quan sinh họat của con người, tương quan anh em nhằm thể hiện Con Người Tiên Rồng.
Biểu tượng Một Bọc Trăm Con của Chính Thuyết Tiên Rồng đã khẳng định Đặc Tính Xã Hội bẩm sinh và ngay cùng một lúc có trăm con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em qua hình ảnh của tổ chức trăm người trăm việc – mỗi người mỗi việc, chớ không bao đồng công tác hay dẫm chân lên nhau.
Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, mà ngay từ lúc bắt đầu sự sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt anh chị em. Vì nếu sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn về cuộc sống xứng đáng là người và làm Người.
Do kinh nghiệm từ đó con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần cộng đồng xã hội anh em, và vừa cùng chung một nguồn sống Mẹ Tiên Cha Rồng.
Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, trong nhau và cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm cuộc sống từ bản thân, quây quần trong gia đình, tuy thế cuộc sống cũng không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà đã mở rộng với nhiều con người khác nữa.
Vì vậy hai truyền tích Chử Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người, tức xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào.
2. Truyện Tích Trầu Cau
Bài học Trầu Cau chia sẻ trực tiếp với bài học Tiên Rồng, là rút tỉa hình ảnh từ Bọc Mẹ Trăm Con ra hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau để ứng dụng vào đời sống con người, bằng Nếp Sống Tiên: Thân Thương
Tột Cùng của Con Người. Bài học Trầu Cau đã đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương, mà dẫu có chết cũng vẫn còn thương.” Tương quan anh em và tương quan vợ chồng trong một tổ chức.
Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc cho tới cấp dân tộc hay cấp nhân loại theo nguyên lý Thân Thương Tột Cùng.
Từ lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời đó, cho nên chúng ta đã nhìn nhận xã hội Việt trong đó có bao tấm gương sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng trong tù cải tạo của cộng sản, và thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ ngày đoàn tụ, dù tới chết cho gia đình hay chết cho quê hương thì cũng vẫn còn thương: “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình!”
Cũng do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa người với người, được xuất phát từ việc chúng ta nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ tâm thức ấy mà Quyết chẳng lìa nhau.
Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh trong truyền thuyết Trầu Cau cưới vợ, và cùng sống chung với người Em dưới một mái ấm gia đình.
Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở hiện nay, con người nhận ra rằng, tình thân thương chỉ tồn tại khi ta sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau, chết vì người thương.
Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân thương, con người cũng trải qua kinh nghiệm qua sự chết, qua việc người thân vĩnh viễn chia lìa bởi đi tìm nhau mà chết, hóa thành trầu thành cau hoặc thành đá vôi.
Nhưng cũng do chính kinh nghiệm thăng hoa thành đá, trầu hay cau đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp chúng ta thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, và khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp với nhau trong yêu thương, trong bảo bọc, trong tình nghĩa đồng bào.
3. Truyện Tích Chử Đồng
Nếu như bài học Trầu Cau trong Chính Thuyết Tiên Rồng, rút tỉa từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” của Nếp Sống Tiên, thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” và làm sáng tỏ Nếp Sống Rồng, Tổ Tiên lấy lại hình ảnh Tiên Rồng trong cặp Tiên Dung – Chử Đồng.
Công Chúa Tiên Dung là người đẹp, giầu, sang được mọi người yêu thương kính trọng, quyền thế cao cả tột cùng trong xã hội – Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của, vật chất.
Cô Gái Việt tuổi trăng tròn thì chỉ có người thương mến qua dung nhan xinh đẹp, tính tình hiền hòa, ăn nói mặn mà có duyên. Bởi Vua Cha còn có người không ưa, nhưng Công Chúa thì lại được cả triều thần quý trọng, khiến bao trai thanh gái lịch thầm mơ kết bạn với nàng! Giờ đây Công Chúa Tiên Dung qủa là tiên giáng trần, viếng thánh địa nơi chàng rồng Chử Ðồng đói khổ, lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo đến nỗi chỉ có cái khố (cái quần đùi), mà vì hiếu thảo với cha nên Chữ Đồng phải cởi ra để liệm cho cha lúc người lìa trần.
Rồi sau đó chàng phải đành sống với cảnh tồng ngồng (không mặc quần) không khố! Nghèo tới cỡ đó là cùng! – Chử Đồng quả thực đang biểu hiện cho phần tinh thần, linh thiêng. Tiên Dung là biểu hiện của phần của cải, vật chất… và khi Tiên Rồng song hiệp! Hai thành phần linh thiêng và vật chất trong con người chúng ta đều được thăng hoa!
Tổ Tiên muốn dạy chúng ta điều gì vậy? Vâng, muốn sống với nhau, trước tiên chúng ta phải Thấy Nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị lụa là gấm vóc vàng bạc, vật chất tài của che phủ…
Quan niệm này đã khác biệt với những con người của xã hội đương đại vì họ lấy vật chất mà đo lường giá trị con người, chớ họ không nhìn nhận, không thấy nhau bằng con người thật như lời Tổ dạy.
Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy sông lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm!
Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, mà song hiệp, mà hoàn chỉnh… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, mà phân ngôi định cấp, phân chia giai cấp hay đấu tranh giai cấp?
Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chử Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất) … và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên, sướng như tiên, hạnh phúc cực lạc!
Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi, bất toàn của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chử Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.
Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người.
Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai.
Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng.
Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói hết được.
Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt như các bạn đọc – với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin bạn hãy tự khai thác Gia Tài Tổ Tiên trong bạn?
Sau ba truyền thuyết làm thành Ba Kinh Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy chúng ta về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, là quốc gia, là chính quyền trong Bốn Kinh Sống Thực, và kết thúc là Hai Kinh Phục Hưng (phục quốc và hưng quốc) với tổng cộng một nghìn câu thơ lục bát.
Phạm Văn Bản.
Nhà Việt Nam TV đa ta Ông Phạm Văn Bản đã nhắc nhở Thuyết Tiên Rồng là những Ẩn Dụ của Tổ Tiên để dạy cho con cháu biết từ đời này đến đời khác phải biết thương nhau, mà không thế lực nào chia cắt được. Cám ơn quý vi đã lắng nghe. Kinh chào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét