Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Bùi Duy Tâm: - “Phạm Duy, người nhạc sĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam” (Vănhoá Online)

Chân dung Nhạc Sĩ Phạm Duy. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Bùi Duy Tâm
Một đời nhìn lại …” 60 năm âm nhạc Phạm Duy, từ khi Phạm Duy bắt đầu sáng tác âm nhạc năm 1942 với bài thơ Cô Hải Mơ của Nguyễn Bính mà ông đã phố nhạc thành một trong những bài ca cải cách đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.
<!>
Nhưng phải cho đến cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 với cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Phạm Duy mới có đủ hứng khởi sáng tác gần năm chục bài ca kháng chiến mà đặc biệt nhất là dân ca kháng chiến, để xưng tụng một dân tộc anh hùng vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập cho chính mình và tiết kiệm xương máu cho nhân loại trong phong trào giải phóng các dân tộc nhược tiểu:

Cuộc kháng chiến tạo thời thế, gây cảm hứng cho Phạm Duy và nhạc Phạm Duy tô điểm, khích lệ cho CUỘC kháng chiến. Phạm Duy trong khoảng tuổi đời mới từ 25 đến 30, đã trở thành người nhạc sĩ kháng chiến hàng đầu với số lượng, chất lượng và đặc biệt nhất là đa số các bài ca mang âm hướng truyền thống Việt Nam - dân ca kháng chiến mới thựcsự là cái mốc đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của Phạm Duy.

Khi bàn về nhạc Phạm Duy với đường hướng sáng tác từ âm hưởng dân ca, Văn Cao tỏ ý lo lắng cho cái vốn liếng nghèo nàn của nguồn nhạc dân dã và cái cơ khó phát triển lên trình độ nhạc giao hưởng. Cho nên các nét nhạc thanh tú, cao sang của Văn Cao đã không hề đụng tới âm giai ngũ cung Việt Nam.

Tuy dựa vào những truyền thống về nhạc điệu, tiết điệu, lời ca của dân ca sẵn có nhưng Phạm Duy đã hiện đại hóa cả nét nhạc lẫn lời ca. Nét nhạc vẫn dùng hệ thống âm giai ngũ cung cố hữu nhưng áp dụng nhạc thuật Chuyển hệ (metabole) để làm cho giai điệu có thể chạy dài trên nhiều hệ thống ngũ cung khác nhau.

Lời ca, tuy vẫn nằm trong thể thơ lục bát nhưng dùng thêm các biến thể, do đó tiết điệu cũng theo âm tiết (prosodie) của lời ca mà được bội phần phong phú.

TỪ DÂN CA KHÁNG CHIẾN:

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh,
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù…;
(Nhớ người Thương Binh)

Mẹ già tưới nước trồng rau,
Nghe tin xóm làng kêu gào,
Quân thù đã bắt được con,
Đem ra giữa chợ cắt đầu&quot;
(Bà Mẹ Gio Linh)

DÂN CA QUÊ HƯƠNG:

Bà Mẹ Quê: tượng trưng cho lòng hi sinh, kiên nhẫn, thương yêu và biểu tượng cho dĩ vãng.

Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều
Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu

Vợ chồng quê: tượng trưng cho tình yêu trong sạch, lành mạnh và biểu tượng cho hiện tại:

“Chàng là thanh niên, mạch sống khơi trên luống cày
Nói năng hiền lành như thỏc với khoai
Nàng là con gái nết na trong xóm
Nước da đen giòn với nụ cười son;

Em bé quê: là mầm non kiến thiết xã hội, biểu tượng cho tương lai:

Ai bảo chăn trâu là khố
Chăn trâu sướng lắm chứ
Ước mong sau em lớn lên mau
Vươn sức mạnh cần lao;

DÂN CA XÃ HỘI

Tình nghèo: (soạn theo ý thơ của Hồ Hán Sơn, mang hơi điệu Huế về mối tình vợ chồng lao động:

“Miền Trung sỏi đá
Hò là hò lợt Hò là hò lớ
Nhớ nhớ thuở nào
Anh (lơ) cày thuê
Em (lơ) dắt trâu
Đôi ta cùng (lờ) gặp nhau dưới cầu...;

RỒI QUA DÂN CA TÌNH CA

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
Á à ơi! Tiếng ru muôn đời;
(Tình Ca)

Nắng trưa im lìm trong lá
Những con trâu lành trên đồi
Nằm mộng gì? Chờ nghe tôi thổi khúc sảo chơi vơi;
(Tình Hoài Hương)

Sóng vỗ miên man như câu ru êm của mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông như đôi tay ôm của Mẹ Trùng Dương;
(Mẹ Trùng Dương)

Mẹ Việt Nam ơi! Mẹ Việt Nam ơi!
Chúng con xin thề giữ thơm Quê Mẹ...
(Mẹ Việt Nam ơi)

Dân ca phát triển: Phạm Duy thường lấy một vài câu ca dao cổ, thí dụ:

Đố ai quét sạch lá rừng, để tôi khuyên gió, gió đừng rung cây...;
rồi phát triển thành một bài dài:
Đố ai biết gió ở đâu?
Gió hay đi vắng lúc nao có nhà?
Đố ai nằm ngủ không mơ?
Biết em nằm ngủ hay mơ
Nửa đêm anh đến
Bến bờ yêu đương
Đố ai tìm được tim ai?
Biết em nhặt được tim tôi
Để tôi âu yếm dâng người trong mơ ...;

Bài này đã được dùng làm nhạc chủ đề trong cuốn phim Ba Mùa;

Tóc mai sợi ngắn sợi dài cũng là một trường hợp dân ca phát triển.

Phạm Duy có một người tình rất yêu thơ, đã viết tới 300 bài thơ để tặng Phạm Duy. Trước khi xa nhau, nàng tặng cho Phạm Duy một câu ca dao miền Nam:

Tóc mai sợi ngắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm;

Phạm Duy phát triển thành một bài ca 50 câu thật tình tứ:

“Yêu anh, yêu anh em làm thơ
Yêu em, yêu em anh soạn nhạc
A à Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo Lan Huệ sầu đời trong héo ngoài
tươi

Ngày nào mẹ dạy câu ca
Đôi ta ru nhau trong gió
Ngày rày đọc lại câu thơ
Mưa rơi mưa rơi trên má
A à! Tóc mai sợi ngắn sợi dài

Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm;

Phạm Duy còn viết thêm bài Còn Gì Nữa Đâu, Nước Mắt Rơi; và mượn ý thơ Guillaume Apollinaire để viết “Mùa Thu Chết; Tất cả đều cho cuộc ly biệt đầy chua xót, tang thương với người tình này.

Đây là một mối tình hoàn toàn trong trắng, một trời thơ nhạc và một hồ nước mắt.

Chúng ta phải biết ơn Nàng. Vì nàng là nguồn cảm hứng cho những bài tình ca đẹp nhất của Phạm Duy như: Ngày Đó Chúng Mình; Nghìn Trùng Xa Cách; Trả Lại Em Yêu; Nha Trang Ngày Về; ... Xa quê hương, yêu quê hương; Tình Hoài Hương; thì khung trời nhạc giao hưởng của dân ca Phạm Duy vẫn thênh thang cho giọng tenor của danh ca Pavarotti, rộng cánh bay bổng, làm cho các cửa kính của đại nhạc viện phải rung lên cũng như làm xúc động khán thính giả đến tầng sâu thẳm nhất của tâm hồn.

Bài; Chiều Về Trên Sông:
Chiều buông trên dòng sông Cửu Long
Như một cơn ước mong ơi chiều!
Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu!

Phạm Duy ca ngợi vẻ đẹp của quê hương từ Bắc chí Nam qua trường ca; Con Đường Cái Quan; nhưng lưu tâm nhiều tới các con sông như: Cửu Long Giang; Tiếng Hát Sông Lô; Những Dòng Sông Chia Rẽ.

Sau biến cố năm 1975, ông bà Phạm Duy thoát ra khỏi nước với ba cô con gái. Năm cậu con trai còn kẹt lại Sài Gòn. Phạm Duy rất thương xót con, làm đủ mọi cách giúp con vượt biên và cuối cùng đã thành công. Năm cậu con trai đã tới bến bờ tự do đoàn tụ với gia đình. Ông viết: Lúc này tôi mới có sự an bình trong lòng. Tôi soạn một bài hát rất bình dị, để lại dĩ vãng sau lưng. Đó là bài: Rồi Đây Anh Sẽ Đưa Em Về Nhà:

“Nhà của đôi ta, xinh xinh nhỏ bé
Có vườn rau xanh ngát ngoại ô
Có mùa mưa hay nắng mộng mơ,
Cây me già trong ngõ
Hoa lá đổ về khuya
Mùi hương lối xóm bay đi tràn trề
Về đây với những thương yêu hằng ngày...;

Tuy có những cuộc tình văn nghệ rất đẹp gợi cảm hứng cho những bản nhạc tình bất hủ, nhưng Phạm Duy là người chồng rất yêu quí và kính trọng vợ, cho đến lúc bà Thái Hằng qua đời, hai ông bà không hề to tiếng với nhau.

Ông lấy bà Thái Hằng ở Thanh Hóa vào năm 1949 và soạn bài Đêm Xuân tặng vợ mới cưới: đậm đà, thấm thiết, chứa chan hạnh phúc:

Đêm qua say tiếng đàn
Đôi chim uyên đến giường
Chim báo tin Xuân đã về trong giấc mộng”

Phạm Duy đã có hàng trăm nét nhạc, hàng ngàn lời ca xuất phát từ hồn dân tộc qua hệ thống âm giai ngũ cung truyền thống Việt Nam. Nhạc Phạm Duy với dàn nhạc giao hưởng đêm thứ bảy ngày 8 tháng 2 năm 2003, lại còn chứng minh được rằng nhạc ngũ cung của dân tộc Việt Nam có thể thăng tiến lên trình độ nhạc giao hưởng.

Nhạc Phạm Duy không có kịch tính như một opera của Tây phương nhưng nhạc Phạm Duy có tầm vóc và trình độ nhạc giao hưởng của một aria trong đại nhạc kịch cổ điển của Puccini hay Verdi. Cứ tưởng một

Pavrarotti đứng trên sân khấu một đại nhạc viện để hát nhạc Phạm Duy:

“Lòng em yêu rồi xin đừng nhạt phai...;

Ông rất kính trọng cha ông là cụ Phạm Duy Tốn, một nhà nho, một học giả nổi tiếng và rất quyến luyến với Mẹ ông như trong bài Kỷ Niệm:

Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Mẹ tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu...;

Ngoài những bài hát của ông soạn cả lời và nhạc, Phạm Duy còn phổ nhạc gần 100 bài thơ hay của các thi sĩ nổi tiếng. Có điều đặc biệt là nhờ có nhạc Phạm Duy, các bài thơ đó mới được mọi người biết đến, yêu thích và thuộc. Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất nhưng đa số mọi người chỉ biết đến bài “Ngậm Ngùi; vì bài đó được Phạm Duy phổ nhạc.

Có mấy ai thuộc thơ Hoàng Cầm ngoài những bài Phạm Duy phổ nhạc như: Tình Cầm; Lá Diêu Bông,” “Bước Qua Vườn ổi; Có ai biết đến nhà thơ Phạm Thiên Thư trước khi nghe Phạm Duy phổ nhạc bài: Ngày Xưa Hoàng Thị; Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng;

Với nhạc Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh; Qua Suối Mây Hồng” cùng 10 bài; Đạo Ca; đã làm cho thơ Phạm Thiên Thư thành một siêu phẩm Thiền Ca. Có ai biết đến “Đoạn Trường Vô Thanh; một tác phẩm lớn của Phạm Thiên Thư vì Phạm Duy chưa phổ nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Duy và Danh ca Thái Thanh. Ảnh LKT chụp tại tư gia nhạc sĩ Phạm Duy trước ngày ông về thăm lại quê hương.

Trong những bài thơ hay của Cung Trầm Tưởng, người ta biết đến bài; Tiễn em” nhiều nhất vì bài đó được Phạm Duy phổ nhạc. Thơ; Màu Tím Hoa Sim&quot; của Hữu Loan không vần điệu làm sao làm cảm động lòng người bằng bài hát “Áo Anlı Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy. Cũng như vậy đối với bài “Tâm Sự Gửi Về Đâu; thơ của Lê Minh Ngọc và Còn Chút Gì Để Nhớ thơ của Vũ Hữu Định.

Từ trái: NS. Phạm Duy, GS. Trần Văn Khê, BS. Đỗ Việt Hương, BS. Bùi Duy Tâm, GS. Nghiêm Phú Phi, Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon ngày xưa. Ảnh tài liệu của Bs BDT.

Tuy có những cuộc tình văn nghệ rất đẹp gợi cảm hứng cho những bản nhạc tình bất hủ, nhưng Phạm Duy là người chồng rất yêu quí và kính trọng vợ, cho đến lúc bà Thái Hằng qua đời, hai ông bà không hề to tiếng với nhau.

“Nhà của đôi ta, xinh xinh nhỏ bé
Có vườn rau xanh ngát ngoại ô
Có mùa mưa hay nắng mộng mơ,
Cây me già trong ngõ
Hoa lá đổ về khuya
Mùi hương lối xóm bay đi tràn trề
Về đây với những thương yêu hằng ngày...;

Ngoài con người nghệ sĩ, Phạm Duy lại có một thính quan chính trị rất bén nhạy, có đầu óc tổ chức, tinh thần quân bình, tiền hậu ứng đối, sáng tác âm nhạc như một vị tướng quốc điều binh, trị nước:
- Có Chiến Ca; thì lại có Bình Ca;
- Có Người Ra Đi (năm 1947, khởi đầu kháng chiến) thì lại có “Người Về” (1954, kết thúc kháng chiến).
- Mất đầu ở Huế năm 1946: Xác không đầu mà vui, Người đi chiến đấu, xác rơi ngoài đồng;

Thì nhận đầu lại ở Gio Linh năm 1948:

Nghẹn ngào không nói một câu,
Mang khăn gói đi lấy đầu...;

- Có Tình ca lả lơi, mặn nồng, thì lại có Bé ca thơ ngây, nhí nhảnh.
- Có “Thanh niên ca thì lại có “nữ ca;
- Có “Bà mẹ quê” từ quá khứ mới sinh ra Vợ chồng quê” trong hiện tại rồi mới đẻ ra chú “em bé quê cho tương lai.
- Đau lòng vì cuộc nội chiến ủy nhiệm thì có Tâm ca; phẫn lên thì có “Tâm phẫn ca; uất lên đến nỗi phải chửi thề thì có “Tục ca,” để rồi ngộ ra cuộc đời chỉ là sắc sắc, không không thì có Đạo ca. Tâm ca, Tục ca, và nhiều bộ ca khác như Rong ca gần đây đều gồm mười bài. Số mười là căn bản cho nền văn minh khoa học hiện đại và cũng bao gồm thái cực (số 1) và vô cực (số 0) của Dịch lý. “Tục ca không phải để tự hủy hay phá huyền thoại, mà chỉ là một bên cảm xúc của dòng tình cảm như nước sông chảy qua, chẳng bao giờ trở lại.

Đừng đòi hỏi ở Phạm Duy cái gì phải giống ngày hôm qua. Quyển “Ngàn Lời Ca không phải chỉ có ngàn lời ca, ý nhạc mà có cả ngàn tình cảm, tư tưởng: hỉ, nộ, ái ố ... Phật, Chúa, Lão, Khổng và Phạm Duy. Ông làm nhạc theo xúc động, cảm hứng ... dĩ nhiên ... nhưng luôn tôn trọng một số nguyên tắc và kỷ luật.

Về đường hướng sáng tác, Phạm Duy phát biểu: “Dù đã du học tại Pháp hai năm và đã đưa ra những thử thách mới tôi vẫn giữ khuynh hướng tránh làm những bài chạy theo trường phái cổ điển Âu Tây hoặc những gì có tính chất hiếm quái, hay tính chất duy mỹ nghệ thuật vì nghệ thuật.

Thể tài “Dân ca phát triển” được tôi ôn luyện thêm về nhạc thuật, nhưng nội dung vẫn không ra ngoài tỉnh chất hiện thực xã hội và cố giữ được tự nhiên tính, bình dị - tính của nghệ thuật cổ truyền. Tư tưởng thì luôn luôn muốn giữ tỉnh thần trật tự của Khổng, tình yêu thiên nhiên của Lão, tính siêu thoát của Phật. Và trên hết tất cả là Tình tự quê hương.

Phạm Duy với 4 cháu nội của Bùi Duy Tâm. Ảnh tài liệu của Bs BDT.

Phạm Duy lại phát biểu thêm: “Cũng có đôi khi tâm hồn tôi không bị trói buộc vào nguyên tắc nào cả. Tôi đi vào những viễn mơ nên có bài Viễn Xứ; Viễn Du; và trong bài Lữ Hành thì tôi làm một cuộc ra đi trong tâm tưởng có tính chất siêu hình:

Người đi trong dương gian
Thở hơi gió từ ngàn năm
Gió lung lay Hoành Sơn
Gió dâng cao biển Đông;

* Cái triết lý; Con chim phải tái sinh trên xác tro của mình; âm cực sinh dương; cái chết là mở đầu cho sự sống mới đã trải đài trên nhiều bản nhạc của Phạm Duy.

TỪ BÀI LỮ HÀNH (1953):

“Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vòng hoa
Tà áo rách cô hàng quản
Sức tuôn trên cảnh đồng
Máu xương chôn lấp rồi
Cỏ hoa mọc kín đồi;

QUA TÂM CA (1965):

Giọt mưa trên lá
Nước mắt Mẹ già
Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giả
Giọt mưa trên lá
Tiếng khóc oa oa
Đứa bé chào đời cho chúng ta nụ cười;

CHO ĐẾN RONG CA (1988):

Người phu trong chiều buông
Lòng hân hoan, chôn mộ xong
Nghe mùa xuân đang rộn rã tới gần;

Phạm Duy là con người tuyệt thông mình, chuyên cần, dũng cảm và yêu đời. Rất bén nhạy với thời cuộc, vui với mọi hoàn cảnh, biết thoát khỏi mọi nguy hiếm, cư xử công bằng với mọi người, nhưng không để ai bắt nạt dù là bà vợ Thái Hằng hay chủ tịch nhà nước. Cái lạc quan của Phạm Duy rất dễ thương và an nhiên như nụ cười Bác Sĩ Zivago lúc nằm ôm con say sưa ngắm cánh đồng hoa vàng rung rinh nở qua gầm khe cửa toa tàu lưu đày.

Nụ cười Phạm Duy. Ảnh LKT

Phạm Duy ôm mặt khóc trong một buổi nói chuyện về Âm nhạc và cuộc chiến Việt Nam tại phòng sinh hoạt báo Người Việt. Ảnh LKT
Và trong bài Xuân Thì (1953), bên cạnh tiếng kinh cầu hồn cho người chết:

Xa xa có tiếng kinh cầu,
Chiều trên dương thế mang sầu mênh mông;

thì đã có ngay cảnh:

Trời không mưa gió,
Mẹ bế con thơ con bú say sưa;

Phạm Duy đã nhìn ra:

Hoa đào đã nở trên vết mòn chiến xa;
(Xuân Thì, 1953)

và Hoa Hướng Dương, Hoa Tình Yêu nở rộ bên các nấm mồ:

Mai đây, nấm mồ, một nụ vàng sẽ hé ...
Hoa ơi, tên gì? Có phải hoa hướng dương;

(Mộ phần thế kỷ, 1988)

Không bao giờ Phạm Duy cho phép mình buồn cả, dù ở hoàn cảnh nào: “Sức mấy mà buồn! Nếu đôi khi phải khóc thì mép bên này chưa hết mếu, mép bên kia đã cười rồi:

Nước mắt mẹ già,
Lã chã đầm đìa trên xác con lạnh giá ...
Nước mắt mặn mà,
Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về;

(Giọt mưa trên lá, 1965)

Bùi Duy Tâm đưa Phạm Duy ra thăm ngôi mộ đợi chờ/sinh phần của ông. Ảnh tài liệu của Bs BDT.

Bùi Duy Tâm đưa Phạm Duy ra thăm ngôi mộ đợi chờ/sinh phần của ông. Phạm Duy tức cảnh sinh tình sáng tác bài “Mộ phần thế kỷ”. Ảnh tài liệu của Bs BDT.

Phạm Duy tức cảnh sinh tình sáng tác bài Mộ Phần Thế Kỷ

“Đi qua nấm mồ, sẽ thấy ngọn cỏ mềm
Cho êm cõi đời, cho tình nhân ngã lên.

Khi trên nấm mồ còn nở rộ bông hoa mới...

...Hoa ơi, hoa tên gì?
Hoa Tình Yêu đó em!”

Trải qua hơn 60 năm, dân tộc Việt Nam đã “tái sinh trên xác tro của mình” bốn lần qua bốn cuộc bế dâu đổi đời. Phạm Duy cùng với cây đàn, cùng “nổi trôi theo mệnh nước; qua cảm xúc, phản ứng và sáng tác của mình:


Phạm Duy và cây đàn theo mệnh nước nổi trôi. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp ở Thành phố giữa đàng (Midway City 2005)

* Năm 1945: từ đống tro tàn nô lệ, vùng đứng lên giành độc lập. Phạm Duy viết Dân Ca Kháng Chiến để tô điểm khích lệ và nhắc nhở nguồn gốc Dân tộc.

* Năm 1954: Từ xương máu của cuộc kháng chiến, đất nước bị chia đôi. Phạm Duy viết Trường Ca Con đường cái quan để nối lại chiều dài của quê hương.

* Trước 1975: Từ việc chủ nghĩa, quân đội và vũ khí ngoại quốc ồ ạt tràn vào làm băng hoại luân lý gia đình, cơ cấu xã hội và tinh thần dân tộc, Phạm Duy viết trường ca Mẹ Việt Nam; mà chung khúc là bài Việt Nam Việt Nam để trở về gốc rễ công bình, bác ái trong chiều sâu của một dân tộc chỉ lấy:

“Tình yêu đây là khí giới,
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.


Chân dung Phạm Duy trên trang bìa ba tạp chí: Văn Học, Văn (Nguyễn Xuân Hoàng) và Văn Hóa Magazine (Lý Kiến Trúc). Ảnh trích từ Hồi ký Phạm Duy.

* 1975: Từ sức phá hủy của một số lượng bom đạn nhiều hơn cả Đệ Nhị Thế Chiến cộng lại, song hành với một Việt Nam quốc nội thống nhất, một Việt Nam hải ngoại mở rộng được hình thành, Phạm Duy viết Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ” bay khắp năm châu, kéo chiều rộng Việt Nam ra khắp thế giới.

Phạm Duy đã sống với dân tộc, đã vui buồn với dân tộc, đã đi khắp nẻo đường quê hương, đã trôi nổi với mệnh nước hơn nửa thế kỷ sôi động nhất trong lịch sử, đã gặp đủ mọi tầng lớp trong xã hội từ đám lê dân đến lớp lãnh đạo kế cả chủ tịch nhà nước.


Phạm Duy tưởng niệm Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Quận Cam. Ảnh LKT

Phạm Duy yêu cha mẹ vợ con, yêu bạn bè, yêu đồng bào, yêu tất cả các người tình và yêu cả kẻ ghét ông nữa. Phạm Duy hồn nhiên như cây cỏ, thánh thiện như thần tiên và cũng biết nô đùa với ma quỷ.

Tác phẩm của ông không nói chuyện bên Tàu, không nói chuyện bên Tây. Nhạc của Phạm Duy là hơi thở của Dân tộc, là tình cảm của Dân tộc của ngày xưa và ngày nay.

Phạm Duy là người nhạc sĩ vĩ đại của dân tộc Việt Nam (tuy ông luôn tự nhận mình là kẻ hát rong).

Bùi Duy Tâm
(San Francisco, tối Chủ nhật 26 tháng 12, 2002)

Nắng Chiều Rực Rỡ (Bãi Biển Hoàng Hôn San Francisco - Mùa Xuân 88). Mùa Xuân 1988 Phạm Duy đến thăm Bùi Duy Tâm tại San Francisco, bãi biển Hoàng Hôn. Sau khi đi thăm ngôi mộ đợi chờ/sinh phần của Bùi Duy Tâm, Phạm Duy nghĩ đến cái chết của mình nên làm bài Nắng Chiều

Rực Rỡ:
Chớ lịm người, nghe anh sắp qua đời,
Anh chỉ còn bên em chút thôi,
Nếu phải lìa xa nơi thế gian này,
Còn một ngày, vui muôn nỗi vui;

Bùi Duy Tâm bên mộ Phạm Duy


Nhạc sĩ Phạm Duy (trái) và bổn báo Lý Kiến Trúc tại căn nhà Thành phố giữa đàng (Midway City) nam California 2005.

Mộ phần Nhạc sĩ Phạm Duy ở Nghĩa trang Bình Dương. Ảnh LKT chụp tháng 7 năm 2013.

Chân dung Phạm Duy. Ảnh Lý Kiến Trúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét