Ngay từ khi còn nằm trong nôi, từ thuở đầu đời đã được nghe lời mẹ ru hỡi ru hời à ơi, Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con… à ơi, à ời… Đến khi đi học bậc tiểu học thì ngay từ lớp 1, lớp 2 lại được thầy cô bắt học thuộc lòng 4 câu ca dao công cha nghĩa mẹ, ơn đức sinh thành… khi có trí khôn thì cũng như bao nhiêu học sinh khác, chúng ta bắt đầu thắc mắc hỏi thầy cô giáo rằng núi Thái Sơn ở đâu thưa thầy, thì thầy giáo nói ngay là núi Thái Sơn ở bên Tàu.
<!>
Nếu hỏi tiếp tại sao tiền nhân chúng ta lại ví công cha nghĩa mẹ với núi Thái Sơn và sông Nguồn bên Tàu thì thầy cô lại trả lời vì núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất! Thế thôi.
Về nhà tự hỏi đất nước mình thiếu gì ngọn núi cao mà không so sánh mà lại chọn ngọn núi Thái Sơn ở bên Tàu… nên cứ ấm ức mãi. Tại sao tiền nhân lại đặt tên nước là Xích Quỷ là quỷ đỏ để bây giờ đúng là quỷ đỏ đang cai trị đất nước?!
Mãi cho đến khi bắt đầu nghiên cứu lịch sử tìm về cội nguồn văn hóa và nguồn gốc dân tộc thì một cơ duyên đến với tôi khi nhà văn hóa Đào Mộng Nam từ Mỹ về có đưa cho tôi tập bản thảo gần 2 ngàn trang viết tay “Truyện Kiều Hồn Tính Việt Ngàn Đời” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đoàn Tuân trích dẫn Kinh Thư nói về tên chữ Xích Quy Phương thì tôi mới chợt thấy đây chính là tên quốc gia sơ khai thời Kinh Dương Vương… đó các bạn.
Trở lại câu hỏi tại sao tiền nhân chúng ta lại chọn núi Thái Sơn để so sánh với công cha dù rằng núi Thái Sơn chỉ cao có 1545 mét trong khi ngọn núi Fansipan trong dãy Hoàng Liên Sơn cao hơn với độ cao 3.143 mét. Xin thưa với các bạn rằng núi Thái Sơn trước có tên là Đại Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông, giáp ranh với tỉnh Hà Nam nơi mà thủ lĩnh Hữu Hùng Thị là Đế Hoàng sau khi thắng Xi Vưu và Đế Du Võng lên ngôi Đế Hoàng, Tư Mã Thiên đã lấy Đế Hoàng đưa lên làm Hoàng Đế thủy tổ của Hán tộc (Trung Quốc).
Lúc trước núi Thái Sơn ở phía Bắc thành Thái An mãi đến thời Xuân Thu là thời kỳ phục hưng của đại chủng Bách Việt mới gọi là Thái Sơn. Người xưa gọi ngọn núi này là Đông Nhạc, là cột chống trời được xem như thánh địa của phái Đạo gia và cũng là nơi tế lễ của các Hoàng Đế từ thời Trung Hoa cổ đại nghĩa là thời tộc Việt còn làm chủ trung nguyên trước khi tộc Thương tiêu diệt nhà Hạ của tộc Việt.
Núi Thái Sơn rất hùng vĩ, ngọn núi chính ở đây chính là núi Thiên Trụ, đỉnh Ngọc Hoàng cao 1545m so với mặt nước biển. Thế núi hiểm trở, có rất nhiều tùng bách, và các thắng cảnh thiên nhiên với diện tích 426 km2 là Di sản của thế giới nơi hội đủ cả 2 giá trị di sản thiên nhiên và di sản văn hóa của nền văn hóa Sơn Đông. Đặc biệt là các công trình văn hóa khảo cổ xác nhận phía Nam núi Thái Sơn có 2 di chỉ văn hóa cổ Việt là Đại Vấn Khẩu và Long Sơn với những ký tự chữ viết cổ của người Việt cổ cách đây hàng mấy ngàn năm.
Bản đồ thiên nhiên Trung Hoa phần dưới cao nguyên Tây Tạng (Tibetan Plateau) là khởi nguồn của 4 con sông Min (Mân), Ya (Yalang) Kong (MeKong) và Kạ (S Dương Tử) giáp nhau ở vùng Lũng Cú (Cam Túc) nơi Kinh Dương Vương lập nước Xích Quy sơ khai đóng đô ở châu Phong. Từ nơi sinh tụ này theo thời gian tiền nhân Việt cổ lòng chảo Dạ Lang rồi xuống lòng chảo Tứ Xuyên (Ba Thục) lập nước Văn Lang, tiền nhân Việt cổ cũng xuôi theo lưu vực sông Nguồn tiến xuống Đông Nam nhập vào sông Dương Tử ở Vũ Hán rồi ra tới Hàng châu Chiết giang miền duyên hải ven biển tiến lên bán đảo Sơn Đông ở miền Đông Bắc Trung Quốc bây giờ.
Nói tới núi Thái Sơn phải nghĩ ngay tới sông Nguồn. Theo sách cổ Trung Hoa thì nguyên thủy tên là Nguồn, sau đổi dần thành Hòn, Hớn rồi cuối cùng sách sử Trung Quốc gọi là sông Hán (Hán Thủy) để xóa nhòa vết tích cội nguồn của đại tộc Việt nên ngày nay chúng ta không thấy tên sông Nguồn nữa. Bản đồ Trung Quốc cho thấy con sông Hán khởi nguồn từ chân cao nguyên nơi bắt nguồn của 4 con sông Min (Mân giang), Ya (sông Dạ Lang), Kong (sông MeKong Cửu Long) và sông Kạ (sông Dương Tử).
Di chỉ văn hóa Lão Ngưu Pha của cư dân Việt ở bờ Nam sông Vị và di chỉ văn hóa Diêm La Thôn của cư dân Lạc (Việt) sống ở bờ Nam sông Lạc vùng Tam Giang Bắc, hợp lưu của các con sông Vị, sông Lạc (bộ Chuy) và sông Hoàng Hà đều là của người Việt cổ (Lạc=Việt). Kết quả của các công trình văn hóa khảo cổ đã chứng minh tính hiện thực của sách cổ Thượng Thư (Kinh Thư) chép về vùng đất Xích Quy Phương từ tam giang Bắc trải dài xuống tam giang Nam còn gọi là Cửa Việt hay Giao Chỉ là sự thật lịch sử nơi định cư của tộc Việt từ cao nguyên Tibetan xuống Lũng Tây (Cam Túc) lòng chảo Dạ Lang thành lập quốc gia sơ khai Xích Quy đóng đô ở châu Phong rồi xuôi dòng sông Nguồn xuống định cư ở ngã ba sông Vị, sông Hoàng và sông Lạc. Đây chính là dòng Thần Nông phương Bắc theo truyền kỳ lịch sử đã được khoa tiền sử học sau khi đo chỉ số sọ xác nhận đây là đợt thiên cư thứ ba của Hoabinhian => Previetnamese => Ancient Vietnamese => Hundred-Viets xuống định cư tại vùng ngã ba sông Vị ở “Tam giang Bắc” cách nay 5 ngàn năm. Sách sử chép địa danh Trung Nguyên của Trung Quốc khởi từ hai chữ Trong nguồn mà ra.
Lão Ngưu Pha ở gần Thiểm Tây, thời thượng cổ gọi là Châu Ung. Tương truyền nơi đây là nơi phát nguyên và cũng là nơi an táng của Đế Viêm và Đế Hoàng. Theo sách cổ Quốc Ngữ thì Đế Viêm, Đế Hoàng cùng một ông Tổ là Thiếu Điển. Nguồn sử liệu này một lần nữa xác định “Hoàng Đế” mà Tư Mã Thiên viết là thủy tổ của Hán tộc chính là Đế Hoàng của tộc Việt. Đồng thời trên địa bàn Thiểm Tây còn có quốc gia cổ là “Hoa Tư” gọi là Hoa Tư cổ quốc hoặc “Hoa Tư Thị” ở khu vực Lam Điền của Tây An ngày nay. Hoa Tư thị là tổ tiên của cư dân Hoa Hạ tức là người Việt cổ, chữ Hoa Hạ và Trung Hoa bắt nguồn từ Hoa Tư thị.[1] Đặc biệt, chữ Việt trong Văn giáp cốt chỉ nước Việt ở Lão Ngưu Pha và chữ Việt hình rìu trên thạp Diêm La Thôn đều là dạng rìu Việt lưỡi tròn Lương Chử, chữ Văn là hình một người xâm hình trước ngực…
Di chỉ các “Ký tự”, chữ viết cổ của các nền văn hóa cổ đại của tộc Việt có trước cái gọi là Văn Giáp Cốt đời Thương cả hàng ngàn năm chứng tỏ rằng cái gọi là chữ của tộc Thương (Hán tộc) là lối chữ viết cổ của đại tộc Việt. Thực tế này chứng tỏ rằng lịch sử Trung Hoa Cổ đại chính là lịch sử Việt và các nhân vật lịch sử huyền thoại như Phục Hy Thị, Thần Nông Thị cho tới Đế Hoàng, Đế Cốc, Đế Chuyên Húc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn và Đế Hạ Vũ nhà Hạ là của tộc Việt với các nước Việt ở Lão Ngưu Pha, nước Việt ở bờ Nam sông Lạc, Nước Hoa Tư (Hoa Tư Cổ Quốc). Dưới ánh sáng của khoa học soi rọi vào quá khứ đã phục hồi sự thật lịch sử bị che phủ bởi lớp bụi thời gian hàng mấy ngàn năm cũng như ý đồ thâm độc quỷ quyệt của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt: Tàu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay.
Nhân ngày “Hiền Mẫu” Mother’s Day, ai trong chúng ta cũng nhờ câu ca dao đầu đời “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra”nên chúng ta cùng nhau tìm về Núi Thái Sông Nguồn, cội nguồn dân tộc. Giới khảo cổ lại tìm thấy hình vẽ một hình rìu Việt lưỡi cong bên cạnh là hình một con cò đang ngậm một con cá trên một chiếc thạp có niên đại cổ hơn Đại Vấn Khẩu khoảng 3500-3000 TDL ở Diêm Thôn, huyện Lâm Nhữ tỉnh Hà Nam nên hình ảnh người Mẹ luôn gắn bó với con cò “Con cò lặn lội bờ ao…”. Người Việt chúng ta là hậu duệ của vua Đại Vũ nhà Hạ mà vua Vũ là con của vua Cổ, vua Cổn Sách cổ Trung Hoa viết người đầu cò là dòng dõi của vua Cổn. Sách Sơn Hải Kinh viết: “Quán (cò) là chữ chỉ vùng đất của những người Quán đầu (Đầu cò) hay Hoan Đầu, xưa kia đã phải di dời từ từ vùng Lâm Nhữ Hà Nam (vùng có di chỉ Diêm Thôn) về phía Nam…”. Nơi đó chính là vùng đất của người Lương Chử vì theo Sơn Hải Kinh thì người đầu có là những người hóa trang có mỏ và cánh chim thường đi dọc ven biển để bắt cá. Sách cổ Trung Hoa viết người đầu cò là dòng dõi của vua Cổn, bố vua Đại Vũ nhà Hạ. Nước của người Đầu Cò ở vùng ven biển phía Đông Nam có tên là nước Hoan Chu hay Đan Chu.[2] Theo tài liệu nghiên cứu Dân tộc học của Lauferùa và Jackson thì cư dân Bách Việt vùng Thái Hồ, Giang Tô, Chiết Giang và khắp vùng ven biển thường huấn luyện “Cò mồi” để bắt chim hay “Cốc” để bắt cá. Theo nhà nghiên cứu Chamberlain thì chữ chỉ chim Cốc (glak) cũng đồng âm với tên gọi Lạc của người Lạc Việt ở Chiết Giang, hậu duệ của người Hoan Đầu (Đầu Cò) dòng giống của Bố Lạc Mẹ Âu.
Chú thích: Sông Nguyên là 1 phụ lưu của sông Dương Tử, bắt nguồn từ núi Miêu Quý Châu đổ vào hồ Động Đình. Sông Tương (Tương Giang) là một chi lưu chính của sông Dương Tử, bắt nguồn từ huyện Lâm Quý của khu tự trị dân tộc Choang là người Việt cổ ở Quảng Tây chảy qua Hồ Nam vào hồ Động Đình…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét