Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Nóng: Lái xe VinFast, 4 người Trong Gia Đình Chết Thảm Khốc, Tại Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nóng! SOS! Nguy hiểm đến tính mạng! mong được góp tay phổ biến. Các chủ nhân xe VinFast nên chú ý tin này! Tin đồn Vinfast tự bốc cháy, có nhiều bằng Chứng! Tất cả Gia đình 4 người, đi xe VinFast chết chung thảm khốc, ở thành phố Pleasanton, (cách San jose, nửa tiếng lái xe) Bắc California! *Tất cả gia đình thiệt mạng vào tối thứ Tư 24/4, khi xe hơi điện VinFast của họ, không điều khiển được tốc độ, đâm vào cây bên đường và bốc cháy ngùn ngụt, ở thành phố nhỏ Pleasanton, tiểu bang California, nhiều báo đài Mỹ đưa tin về tai nạn thảm khốc này, vì chiếc xe hơi có nhãn hiệu lạ, không quen thuộc, tên VinFast!
<!>
*Tất cả báo đài Mỹ loan tin: “Gia đình nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn thảm thương này, vì lái xe VinFast, một thương hiệu xe hơi, thiếu chất lượng an toàn, làm từ nhà máy sản xuất của Việt Nam!”
-Một tai nạn xe thảm khốc vào khoảng 9 giờ tối Thứ Tư, 24 Tháng Tư, trên đường Foothill Road gần đường Stoneridge Drive, Pleasanton, Bắc California, làm cho gia đình bốn người trên xe đều tử vong. Sở Cảnh Sát Pleasanton loan tin trong bản thông cáo báo chí ngắn vào sáng hôm Thứ Sáu.

Pleasanton là một thành phố nhỏ, thuộc Alameda County, ở miền Bắc California, cách San Jose khoảng 30 dặm.
Tường thuật tại hiện trường của ký giả Sara Stinson, đài truyền hình địa phương. KRON4, phát trên YouTube KRON4 cho biết, chiếc xe gây tai nạn mang thương hiệu VinFast. Nguyên văn lời của phóng viên Sara như sau: “Gia đình nạn nhân lái xe VinFast, một thương hiệu xe hơi làm từ nhà máy sản xuất của Việt Nam.”
Video từ hiện trường của đài KRON4, cho thấy chiếc xe đã đụng vào một cột đèn, sau đó mất lái đâm thẳng vào cây sồi lớn và bốc cháy như đuốc! Trên thân cây còn để lại vết cháy và xung quanh là những lớp trắng xóa của bọt chống cháy.

Trong thông cáo báo chí ngắn đưa ra vào sáng Thứ Sáu, Sở Cảnh sát Pleasanton cho biết bốn nạn nhân cùng ở chung một gia đình cư dân Pleasanton, chết thảm, gồm hai người lớn và hai trẻ em dưới 15 tuổi.
Theo điều tra sơ bộ của cảnh sát, không có dấu hiệu có liên quan đến rượu hoặc các chất ma túy khác. Hầu như lỗi về kỹ thuật, có thể không giảm được tốc độ, là một yếu tố đã dẫn đến tai nạn. Chiếc xe đã mất kiểm soát trước khi đâm sầm vào cây sồi lớn. Cuộc điều tra vẫn đang diễn ra nên toàn bộ danh tính của gia đình bí mật, không được tiết lộ vào lúc này. Những ngày tới, bảng tường trình, sẽ cung cấp nhiều chi tiết, rõ ràng hơn.
Truyện dài xe điện VinFast của Việt Nam:
Vạch trần thủ đoạn, xe điện mục nát: Nghiên cứu hé lộ điều khó tin, gian dối ở hãng xe VinFastefahrer.com là một diễn đàn đứng đắn ở Đức, chuyên đưa tin về xe điện, solar system vv..vv...
Đọc xong bài này, các bạn khỏi cần theo dõi tin của các báo trong nước ca tụng VinFast như bản tin trích dẫn dưới đây. Hệ thống bất ngờ tăng tốc độ, gây tai nạn, không khắc phục, lại khoe “túi hơi” làm việc rất tốt, sườn xe cứng, nếu có tai nạn không sao cả, đúng là không nói dối, không phải Cộng sản!


Dưới đây là bản dịch tiếng Việt
Chuyện gì đang xảy ra ở VinFast? Nghiên cứu hiện tại đã khám phá những quy trình đáng ngờ tại nhà sản xuất ô tô điện non trẻ của Việt Nam, từ gian lận trong số liệu giao hàng cho đến nỗ lực bịt miệng những người chỉ trích.

Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam - Và hiện cũng là nhà sản xuất ô tô. Tại quê nhà, công ty khởi nghiệp VinFast đã sản xuất xe điện từ năm 2017. Nhóm các công ty của ông Phạm Nhật Vượng, VinGroup, là một trong những tập đoàn lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong nước và hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Tỷ phú này muốn mở rộng quy mô ồ ạt với công ty ô tô điện của mình trong năm nay: VinFast dự kiến sẽ mở cửa thị trường tại khoảng 50 quốc gia mới vào năm 2024. Theo người sáng lập và giám đốc điều hành, số lượng giao xe điện sẽ vượt mốc 100.000 chiếc vào năm 2024 - tức là gấp đôi số lượng xe mà VinFast có thể giao vào năm 2023.
Nhiều tháng nghiên cứu của cổng thông tin điều tra Hunterbrook của Hoa Kỳ hiện cho thấy hầu như không có ai mua xe điện của công ty Vinfast - cả trong lẫn ngoài nước. Ngoài ra còn có những mâu thuẫn khác xung quanh công ty.
Sau ồn ào thông báo: Không có động tĩnh gì trong nhà máy VinFast Mỹ.
Tháng 3/2022, VinFast công bố muốn xây dựng nhà máy tại hạt Chatham, Bắc Carolina. Công ty hứa sẽ đầu tư 4 tỷ USD trong 5 năm đầu tiên. Khoảng 7.500 việc làm mới sẽ được tạo ra ở Quận Chatham. Đổi lại, chính quyền địa phương, liên bang và một tổ chức phi lợi nhuận đồng ý trợ cấp xây dựng với số tiền 1,2 tỷ USD.

Thống đốc Bắc Carolina Roy Cooper cho biết tại lễ khởi công vào tháng 7 năm ngoái: “Nhà máy VinFast này sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm được trả lương cao ở bang của chúng tôi”. Tổng thống Mỹ Joe Biden khoe về quyết định sản xuất xe điện của công ty ở Bắc Carolina. Đây là “ví dụ mới nhất về chiến lược kinh tế của tôi đang thực hiện”, Biden nói trên nền tảng tin nhắn ngắn X.
Tuy nhiên, hai năm sau, hầu như không có gì thay đổi trên khu đất rộng 1.800 ha, Hunterbrook Media đưa tin. Ngoài nền móng đã được đặt ở nhiều nơi, hầu như không có bất kỳ tiến triển nào được nhìn thấy. Khi phóng viên của Hunterbrook Media đến thăm địa điểm này vào hai ngày trong tuần vào tháng 2, không có công nhân xây dựng nào có mặt. Khi được Hunterbrook hỏi, người phát ngôn của VinFast đã cân nhắc: “Chúng tôi đang tiếp tục đạt được tiến bộ trên địa điểm sản xuất theo kế hoạch ở Bắc Carolina,” theo tuyên bố của ông. Công ty vẫn có kế hoạch “hoàn thành việc xây dựng địa điểm trước cuối năm 2025”. Tuy nhiên, nhà máy thực sự đã được lên kế hoạch mở cửa vào năm 2024 và sự chậm trễ này rõ ràng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Công việc xây dựng hiện đang bị đình trệ - giấy phép đã cấp đang được kiểm tra lại Sau khi hứa hẹn hàng nghìn việc làm mới và một nhà máy lắp ráp khổng lồ, công trường xây dựng VinFast đã có rất ít tiến triển kể từ tháng 4 năm nay - Không có tiến độ xây dựng theo chiều dọc, kênh tin tức ABC11 của Mỹ cũng đưa tin. ABC11 đưa tin, một số giấy phép đã được cấp hiện đang được chính quyền Hoa Kỳ xem xét, bao gồm cả giấy phép bắt đầu công việc xây dựng, sau khi VinFast gần đây đã hạ cấp kế hoạch về quy mô nhà máy. Người phát ngôn của Quận Chatham, Kara Lusk, cho biết: “Sẽ không có công trình xây dựng nào cho đến khi thay đổi giấy phép này được cấp”.
Báo cáo được đưa ra vào thời điểm rất tồi tệ đối với VinFast, sau khi sự nhiệt tình của các nhà đầu tư gần đây đã nguội đi đáng kể: Cổ phiếu của công ty hiện đang giao dịch ở mức giá khoảng 2 đến 3 đô la Mỹ một cổ phiếu - vào tháng 8 năm 2023, giá một chứng chỉ cổ phiếu vẫn là 80 đô la Mỹ. USD. Với giá trị vốn hóa thị trường là 200 tỷ USD, công ty có lúc còn có giá trị cao hơn cả Boeing.

Tuy nhiên, thay vì giảm mục tiêu sản xuất, chậm lại và xem xét lại kế hoạch của mình như một số nhà sản xuất ô tô điện khác đang vật lộn với môi trường thị trường khó khăn, VinFast đã hứa sẽ tăng gấp đôi tốc độ, Hunterbrook đưa tin. Công ty cho biết họ đặt mục tiêu cung cấp 100.000 xe trên toàn thế giới vào năm 2024, tăng hơn gấp đôi doanh số bán hàng năm 2023 đồng thời mở rộng sang 50 quốc gia. VinFast cũng kỳ vọng có thể bán được 750.000 ô tô mỗi năm vào năm 2026 khi sử dụng nhà máy ở Mỹ.
Đọc báo trong nước: Điểm chung trong loạt tai nạn chính của xe VinFast: Đa số là 'phần thắng' không làm việc đúng, dù va chạm nhẹ với xe tải, MPV hay tường gạch.
Các bạn khỏi cần theo dõi tin của các báo trong nước ca tụng VinFast như bản tin trích dẫn dưới đây. Hệ thống bất ngờ tăng tốc độ, gây tai nạn, không khắc phục, lại khoe “túi hơi” làm việc rất tốt, sườn xe cứng, nếu có tai nạn không sao cả, đúng là không nói dối, không phải Cộng sản!

(Anh Hưng)

*(Như vậy, người tiêu thụ giao mạng mình, cho chiếc xe, giống như không có thắng! lúc làm việc, lúc không!”
*(Nên nhớ báo trong nước, chỉ nói tốt cho VinFast, nhưng vẫn không dấu được những khuyết điểm)

-Mỗi lần xảy ra va chạm là mỗi lần CĐM có dịp 'soi' chất lượng của loạt xe VinFast.


Ra mắt thị trường Việt Nam và được so sánh với nhiều tên tuổi lớn, VinFast Lux SA đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của không ít người tiêu dùng. Đặc biệt, sau những vụ va chạm liên quan tới chiếc SUV 7 chỗ thương hiệu Việt này, rất nhiều phản hồi bất ngờ từ cộng đồng mạng trước chất lượng thân vỏ xe và hệ thống túi khí.


Tai nạn từng khiến rất nhiều người chú ý là vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 chiếc ô tô tại Quảng Trị vào tháng 3/2021. Tại hiện trường vụ việc, 3 chiếc ô tô đã bị lật và biến dạng hoàn toàn sau va chạm. Trong khi đó, chiếc VinFast Lux SA2.0 vẫn nằm trên mặt đường, chỉ bị trầy xước sơn và móp méo phần mạn sườn bên trái. Ở bên trong, túi khí rèm đã bung ra, che kín cửa sổ. (Báo Đảng mà, nói phét tới Trời!)



Cùng khoảng thời gian trên, tại tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa hai chiếc ô tô là Kia Sedona và VinFast Lux SA2.0. Sau khi tông vào bên hông xe VinFast Lux SA2.0, chiếc Kia Sedona đã vỡ nát đầu, cản trước và lưới tản nhiệt gần như rụng ra hoàn toàn. Về phần VinFast Lux SA2.0, chiếc xe bị trầy xước, móp méo cánh cửa phía tài xế và gãy trục bánh trước. (Không nói dối, không phải CS)
Dù vậy, trường hợp gãy bánh khi va chạm mạnh, cũng là điều khó tránh khỏi. Một sự việc tương tự xảy ra trong vụ tai nạn giữa chiếc Chevrolet Colorado và VinFast Lux SA2.0. Theo đó, chiếc Chevrolet Colorado đã bị đẩy văng sang làn đường bên cạnh khiến bánh xe bị gãy, thân sau hư hỏng nặng. Còn chiếc VinFast Lux SA2.0 bị biến dạng phần đầu xe sau khi lao thẳng vào cổng nhà dân bên đường.

Tuy nhiên, túi khí bên trong đã nổ để đảm bảo an toàn cho các hành khách trên xe. Điều khiến nhiều người nể phục là độ chắc chắn của dàn khung và tính an toàn của chiếc VinFast Lux SA2.0 vì nội thất vẫn nguyên vẹn sau va chạm. (Chỉ có điều, dụng chạm gì, xe tự bốc cháy!)
Hồi tháng 5/2020, một chiếc VinFast Lux SA2.0 đã bất ngờ va chạm trực diện với một chiếc Toyota Innova. Tại hiện trường vụ tai nạn, cả hai chiếc xe đều bị biến dạng ở phần đầu. Tuy nhiên, VinFast Lux SA2.0 đã bung cả hai túi khí trước, trong khi Toyota Innova thì không. (Xạo quá!)


Kế tiếp là vụ việc một chiếc sedan tông phải đuôi xe VinFast Lux SA2.0 từng được chia sẻ trên không ít cộng đồng xe. Đáng chú ý, trong khi chiếc SUV 7 chỗ gần như không bị ảnh hưởng sau cú đâm, chiếc sedan đằng sau lại bị bật tung nắp ca-pô, đầu xe móp méo, một vài bộ phận khác thậm chí bị vỡ vụn, rơi rụng hoàn toàn.
Trường hợp chiếc VinFast Lux A2.0 gặp nạn, húc đổ tường từng gây chú ý trên rất nhiều diễn đàn xe. Được biết, khi đó chủ nhân chiếc xe đang di chuyển thì bất ngờ mất lái và đâm phải một bờ tường bê tông.
Điều đáng nói là sau khi tông vào bức tường, chiếc sedan gần như không hề hấn gì ngoại trừ những vết xước, cụm đèn pha, cản trước còn không có dấu hiệu bị vỡ hoặc móp méo.


Không ít người đã trầm trồ bởi độ cứng cáp của chiếc VinFast Lux A2.0 trong vụ va chạm với một chiếc xe tải xảy ra tại Quảng Ninh. Cụ thể, tại thời điểm tài xế chiếc VinFast Lux A2.0 đang cho xe quay đầu, một chiếc xe tải chạy đến với tốc độ khá cao đã không kịp xử lý, dẫn đến việc đâm trúng chiếc xe còn lại.
Hậu quả là xe tải đã bị lật nghiêng, nằm chắn ngang đường, còn chiếc sedan chỉ hư hỏng phần mũi xe, cụ thể là đèn pha và nắp ca-pô. Vụ việc may mắn không có thiệt hại về người.
Không chỉ "người anh em" VinFast Lux A2.0, tình huống VinFast Fadil đâm thủng cả bức tường vừa làm dân tình bật cười vừa phải "tấm tắc" khen "hàng Việt Nam chất lượng cao". Từ bức ảnh chụp tại hiện trường, có thể dễ dàng nhận thấy chiếc xe chỉ bị móp nhẹ ở nắp ca-pô, các bộ phận còn lại gần như không bị ảnh hưởng.


Trong vụ "đối đầu" giữa Nissan Navara và VinFast Fadil, cư dân mạng đã từng dành nhiều lời khen cho chiếc hatchback "nhỏ mà có võ". Theo đó, chiếc VinFast Fadil mặc dù đã bị móp méo và rụng dàn áo ở phần đầu, chi tiết khiến nhiều người ngỡ ngàng là tấm kính chắn gió phía trước và cửa xe bên tài xế vẫn nguyên vẹn, túi khí bên trong bung ra kịp thời. (Đọc xong bản tin, mà ù lỗ tai, nổ lớn quá!)


Gần nửa thế kỷ, dù kẻ ác thắng cuộc chiến, vẫn tiếp tục trả thù: Chương trình Tri ân thương phế binh VNCH chấm dứt sau 12 năm với sức ép của Việt Cộng


Các thương phế binh VNCH trong một cuộc họp mặt tri ân trước đây
-Chương trình Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH) kéo dài mười hai năm qua ở Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã tuyên bố dừng hoạt động, một số người từng tham gia tổ chức cho rằng đây là hậu quả của sức ép liên tục từ nhà cầm quyền Việt Cộng.
Chương trình có mục tiêu “xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân chiến tranh và góp phần đề cao phẩm giá của những người lính VNCH một thời đã cống hiến cho đất nước” như đánh giá của một linh mục Công giáo, đã bị buộc dừng hoạt động từ tuần trước, ngay trước kỷ niệm 49 năm ngày 30/4.
Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ- tu sĩ thuộc giáo xứ Cần Giờ (huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh), người phụ trách chương trình từ năm 2019 tới nay, ngày 07/4 thông báo “tạm ngưng công việc này để tập trung cho sứ vụ mới,” không tiếp nhận hồ sơ mới và đề nghị các nhà hảo tâm không gửi tiền về cho ban tổ chức.
Một linh mục từng phụ trách chương trình không muốn công khai danh tính, cho biết lý do chính của việc này là thiếu nhân sự và địa điểm tổ chức, đặc biệt là sự “quan tâm” của an ninh.
“Các cha trước đây tham gia chương trình này hiện đã được thuyên chuyển nhiều nơi, không thuận tiện để tiếp tục cộng tác với chương trình. Bên cạnh đó, chương trình cũng gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm tổ chức.
Đặc biệt năm nay chương trình nhận được sự ‘quan tâm rất đặc biệt’ của an ninh. Từ các linh mục đến các thiện nguyện viên, đều bị an ninh mời làm việc. Các thiện nguyện viên gặp nhiều áp lực, nhiều lần bị an ninh câu lưu khi đi trao quà, và hầu hết bị buộc phải cam kết không được tiếp tục tham gia.”

Vị linh mục này nói rằng “Chương trình Tri ân TPB VNCH” sẽ chấm dứt từ đây, và DCCT có thể có chương trình thiện nguyện khác nhưng sẽ không có hai từ “tri ân” và “VNCH” vì chính quyền không muốn nhắc đến chính thể VNCH cũng như chuyện phân biệt đối xử với người lính của chế độ cũ.
Bắt đầu từ chùa Liên Trì
Chương trình tri ân các thương phế binh của chế độ cũ bắt đầu từ năm 2008, với quy mô nhỏ và chỉ đơn giản là mời cơm, tặng quà cho các ông TPB VNCH sinh sống ở Sài Gòn. Hoà thượng Thích Không Tánh - cựu Tổng vụ trưởng Tổng vụ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hồi tưởng lại:
“Tổng vụ từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà có từ trước 1975 cũng hay làm từ thiện cứu trợ nạn nhân thiên tai ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề cứu trợ TPB VNCH cũng vậy thôi, trong tinh thần nhân ái, chứ không có một ý gì khác.”
Ông cho biết ban đầu chùa Liên Trì do ông trụ trì chỉ trợ giúp được vài chục TPB, không theo lịch trình cụ thể mà chỉ thực hiện mỗi khi nhận được đóng góp.

Khi chương trình được nhiều người Việt ở hải ngoại biết đến, số người gửi tiền đóng góp nhiều hơn và số TPB đến với chương trình cũng tăng dần, có thời điểm lên đến 250 TPB.
Do nhà chùa không đủ sức tổ chức, năm 2012, Hoà thượng Thích Không Tánh đã mượn khuôn viên Nhà thờ Kỳ Đồng (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) của Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Sài Gòn để tổ chức.
Sau khi nhận thấy các linh mục và thiện nguyện viên làm tốt công việc này, vị Hoà thượng đã chuyển giao lại quỹ và danh sách TPB cho nhà thờ tiếp tục thực hiện.
Đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn


Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành trong một buổi tri ân TPB
Chương trình từ đó được các linh mục thuộc Phòng Công lý và Hòa Bình - DCCT Sài Gòn tổ chức một cách bài bản hơn mang tên "Tri ân TPB VNCH - Bên nhau đi nốt cuộc đời." Số TPB đăng ký tham gia có lúc vượt quá 6.000 người.
Ban tổ chức quy tụ hàng ngàn ông mỗi dịp tết Nguyên Đán ở Nhà thờ Kỳ Đồng (Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp), chia ra trong nhiều ngày và trao quà là tiền mặt có khi lên đến ba triệu đồng.
Các cựu lính chiến năm xưa thân thể không còn nguyên vẹn được các thiện nguyện viên tầm soát sức khỏe, được ban tổ chức tôn vinh về sự đóng góp của họ trong chế độ cũ, và được thưởng thức chương trình ca hát với những nhạc phẩm được sáng tác ở miền Nam trước năm 1975, cũng như chia sẻ kỷ niệm thời quân ngũ và hoàn cảnh bị thương tật.
Đối với các TPB ở quá xa và không thể về Sài Gòn để tham dự, chương trình gửi quà đến tận nhà cho họ.

Ngoài ra, các ông còn được tặng xe lăn, chân giả, kính lão, bảo hiểm sức khoẻ.... đối với các ông mắc bệnh nặng được đưa thăm khám ở bệnh viện chuyên khoa và được giúp một phần kinh phí chữa bệnh, được thực hiện quanh năm.
DCCT Sài Gòn cũng mua đất xây nhà trọ ở khu Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình cho một số ông TPB cơ nhỡ tạm trú, tuy nhiên sau đó nhà trọ này bị đập cùng với vụ cưỡng chế khu đất năm 2019.
Nhiều linh mục của DCCT như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, Lê Xuân Lộc, Hồ Đắc Tâm, và sau này là Giuse Trương Hoàng Vũ tham gia tích cực và là những nhân tố chủ chốt của phong trào dưới thời của Giám tỉnh DCCT Việt Nam - linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành.
Tuy nhiên, sau khi ông rời chức vụ năm 2015, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích kế nhiệm, chương trình tri ân bị gián đoạn.

Nhiều linh mục chủ chốt của chương trình này lần lượt được thuyên chuyển thực hiện sứ vụ ở các nơi khác, như linh mục Lê Xuân Lộc được đưa đi Hàn Quốc, linh mục Lê Ngọc Thanh được phân công về một vùng xa ở miền Tây, còn linh mục Đinh Hữu Thoại được đưa đi miền Trung.
Các linh mục như Lê Ngọc Thanh, Đinh Hữu Thoại, và Trương Hoàng Vũ bị cấm xuất cảnh vì các hành động cổ suý cho dân chủ và nhân quyền bên cạnh việc tham gia vào chương trình tri ân TPB.
Năm 2019, linh mục Hồ Đắc Tâm, chánh xứ Cần Giờ tuyên bố phục hoạt chương trình. Tuy nhiên, sau đó ông được điều chuyển đi làm mục vụ lưu động ở Tây Nguyên và linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ sau đó phụ trách đến nay.

Cơ quan an ninh "quan tâm đặc biệt" chương trình tri ân
Kể từ năm 2019, chương trình không thể tổ chức kiểu quy tụ quy mô lớn như ở Sài Gòn trước đây, do không gian và quãng đường đi đến Cần Giờ không thuận tiện, linh mục phụ trách chọn cách đi đến tận nơi thăm viếng các TPB VNCH.
Một vị linh mục khác cũng không muốn nêu danh tính cho biết từ năm này, DCCT có hai chương trình, một là trợ giúp thương phế binh VNCH tổ chức ở Nhà thờ Kỳ Đồng, một là chương trình Tri ân TPB VNCH với châm ngôn “Bên nhau đi nốt cuộc đời.”
Điều kỳ lạ theo ông là chương trình tri ân luôn bị cơ quan an ninh đánh phá, sách nhiễu đến nỗi phải chấm dứt vào đầu tháng này.
Ông cho rằng chính quyền không muốn việc tri ân tiếp diễn vì sợ “các thế lực nước ngoài lợi dụng để phục hồi VNCH.”
Ông cho biết việc các thiện nguyện viên bị đàn áp là lý do chương trình bị ngừng và mong các TPB thông cảm cho những người tổ chức.
“Những người từng hứa với các ông TPB VNCH ‘Bên nhau đi nốt cuộc đời’ cảm thấy có lỗi vì lực bất tòng tâm, muốn đồng hành với các mảnh đời đau khổ nhưng không đành lòng nhìn các thiện nguyện viên và gia đình họ bị sách nhiễu khốc liệt và không thể có cuộc sống bình yên.”

Trong khi đó, tại Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Nhà thờ Kỳ Đồng) vẫn còn chương trình "trợ giúp TPB VNCH" được tổ chức từ năm 2019 với các hoạt động như: tổ chức khám bệnh, phát thuốc, phục vụ bữa ăn và quà trao tay cho từ 200-400 ông mỗi đợt, nhưng không có băng rôn và sân khấu như trước.
TPB Võ Hồng Sơn, một người ở Sài Gòn và tham gia chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” trong nhiều năm qua, nói rằng ông hoàn toàn không biết về sự kiện này. Ông cho hay nếu là chương trình dành cho TPB thì ông và nhiều người quen biết sẽ được thông báo.

Tiếc nuối


Chương trình tri ân năm 2019
Cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên cùng chồng là cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú là thiện nguyện viên của chương trình Tri ân TPB VNCH trong nhiều năm trước khi sang định cư tại Hoa Kỳ năm ngoái.
Bà chia sẻ tâm trạng của mình với RFA trong ngày 16/4:
“Rất là buồn và cảm thấy uất ức, tủi thân mặc dù mình không phải là thương phế binh hay là người nhà của thương phế binh vì tôi đã tham dự những buổi như vậy, những buổi tri ân hay là những buổi cuối năm gọi là ‘Bên nhau đi nốt cuộc đời’ rất là cảm động và rất là ý nghĩa. Đó là sự liên đới, tình bác ái.”

Bà suy đoán sắp đến dịp kỷ niệm 50 năm ngày chính quyền cộng sản ở Hà Nội hoàn thành việc cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam nên họ đặt mục tiêu là phải xóa bỏ hoàn toàn những gì liên quan đến VNCH và gây sức ép để buộc những người thực hiện chương trình tri ân TPB phải chấm dứt hoạt động tri ân này.
Ông Lê Quý, 70 tuổi, từng là lính của Sư đoàn 3 bộ binh của Quân lực VNCH, bị thương cụt cả hai chân năm 1974.
Sau năm 1975, ông làm đủ nghề để kiếm sống từ đan lát cho đến bán vé số. Ông tham dự chương trình tri ân các cựu lính chiến trong sáu năm qua, có năm đến tận Giáo xứ Cần Giờ để tham dự nhưng cũng có năm ông không đến thì chương trình gửi quà về tận nhà ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông nói với phóng viên RFA hôm 18/4:
“Chương trình này rất nhân văn, bởi vì chúng tôi là người tàn tật, bỏ một phần thân mình ở chiến trường. Nhưng không may mình là người của bên chiến bại, bây giờ cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng được chương trình giúp đỡ nên rất biết ơn các cha.

Mỗi một mùa xuân chúng tôi nhận được món quà của chương trình, thì mùa xuân đó ấm áp hơn. Đó là tình yêu thương của các ân nhân đã giúp đỡ. Giờ chương trình không còn nữa thì cũng buồn, buồn lắm.”
TPB Võ Hồng Sơn, 76 tuổi, là cựu quân nhân của Tiểu đoàn 9, Sư đoàn nhảy dù. Ông bị cụt chân trái và đầu gối phải bị thương hồi tháng 8/1974.
Đối với ông, bên cạnh việc nhận được trợ giúp tài chính, chương trình còn là nguồn động viên tinh thần. Ông nói:
“Chương trình tri ân cũng giúp đỡ khổ. Một năm gần đến dịp Tết chú không có tiền, nhờ tiền trợ giúp đó mà tụi chú mới có chi trả, sinh hoạt gia đình và của cá nhân đỡ khổ.
Họp mặt để gặp nhau đỡ chút, anh em còn được gặp nhau tay bắt mặt mừng.”
Về thông tin chương trình tri ân bị buộc phải dừng, ông nói:
“Cũng buồn. Có thì mình đỡ chút, giờ không có nữa thì mình cũng chịu thôi.”
Ông cũng cho biết cách đây hai năm, sau khi tham dự chương trình về, cơ quan an ninh đưa ông về Phường 9 (Quận 3) tra khảo và buộc phải viết cam kết không được tham dự nữa, nhưng ông vẫn tham gia bình thường.

Bình luận về việc chương trình bị dừng, Hoà thượng Thích Không Tánh nói:
“Nếu như phía nhà nước hay phía Giáo hội không đồng ý với việc làm của quý linh mục làm cái an sinh từ thiện này thì tôi nghĩ rằng nên suy nghĩ lại bởi vì tinh thần của quý vị làm an sinh, từ thiện đó là rất là nhân đạo và đạo đức thôi.”
Phóng viên có gửi email cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam để hỏi thông tin về chương trình Tri ân TPB nhưng chưa nhận được phản hồi.


“Lẳng lặng mà nghe, chúng giết nhau!” Tranh quyền gay gắt, Việt Nam bắt trợ lý của ông Vương Đình Huệ!

(Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà (trái) cùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (phải) thắp hương tại bàn thờ cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ tại nhà riêng của ông ở TPHCM hôm 26/1/2024).
-Bộ Công an hôm 22/4 cho biết họ đã khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà, cũng là trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Báo Chính phủ và truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin hôm 22/4 rằng Bộ Công an đã mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.”
Trong vụ án này, theo báo Điện tử Chính phủ, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hôm 21/4 đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, trong đó họ quyết định khởi tố, bắt tạm giam và ra lệnh khám xét đối với ông Hà về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, theo quy định tại khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông báo này của Bộ đã khẳng định những lan truyền trước đó trên không gian mạng về việc ông Hà bị bắt giữ ngay khi ông cùng phái đoàn của Chủ tịch Huệ về đến sân bay Nội Bài hôm 12/4 sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc.
Ông Hà là người thứ 7 và cũng là quan chức cao cấp nhất bị bắt và khởi tố trong vụ án liên quan đến những sai phạm trong đấu thầu của tập đoàn xây dựng cầu đường Thuận An.
Theo quan sát của VOA tiếng Việt, tính tới tối ngày 22/4 (giờ Hà Nội), cả Văn phòng Quốc hội và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An đều chưa có bất kỳ tuyên bố công khai nào về các vụ bắt giữ này.
Trước đó, Bộ Công an đã khởi tố sáu bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An vào ngày 15/4. Trong số 6 người bị bắt, có ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch Hội đồng quản trị và là người sáng lập công ty Thuận An, vốn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông từ những gói thầu do Nhà nước giao.

Tập đoàn Thuận An đã trúng 39 trong 51 gói thầu mà họ tham gia đấu thầu từ năm 2019 đến nay. Theo Tuổi Trẻ, tập đoàn này trúng thầu đến hơn 22,600 tỷ đồng, bao gồm hơn 827 tỷ đồng là được “chỉ định thầu”, tức là trúng thầu mà không cần qua đấu thầu.
Vẫn theo báo Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam hôm 22/4 đã phê chuẩn các lệnh và quyết định của Bộ Công an đối với ông Hà và 6 bị can trong vụ Thuận An. Tờ báo này cho biết sau khi VKSND phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an sẽ thi hành các lệnh và quyết định này.
Ông Hà, 48 tuổi, được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiêm trợ lý cho ông Huệ từ tháng 5/2022, theo Tuổi Trẻ.
Đưa tin tại thời điểm ông Hà được bổ nhiệm các chức vụ trên, tờ báo này nói rằng ông Hà có “thời gian dài gắn bó, tham mưu, phục vụ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương, Chính phủ, Thành ủy Hà Nội và Văn phòng Quốc hội.”
Vào tháng trước, khi ông Võ Văn Thưởng bị bãi nhiệm chức Chủ tịch nước và loại khỏi Bộ Chính trị, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố và điều tra các sai phạm của Tập đoàn Phúc Sơn tại các dự án ở Quảng Ngãi. Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ này sau đó đã khởi tố và bắt tạm giam 17 bị can trong vụ án này. Ông Thưởng bị bãi nhiệm “do vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”.

Chính trường Việt Nam đang trải qua những biến động chưa từng có tiền lệ, khi có hai chủ tịch nước phải rời nhiệm sở dù chưa hết nhiệm kỳ chỉ trong hơn 1 năm. Trước ông Thưởng, ông Phúc cũng bị cho là phải buộc xin từ chức vì trách nhiệm liên quan đến những sai phạm của cấp dưới. Trước đó, hai phó thủ tướng dưới thời ông, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, cũng phải xin thôi chức khi các vụ đại án tham nhũng bị phanh phui.
Bộ Công an cho biết họ vẫn đang “tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản,” theo báo Chính phủ.


WHO ra thông báo về ca nhiễm cúm gia cầm trên người ở Việt Nam


-Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 19/4 thông báo rằng họ đã được báo cáo về một trường hợp nhiễm virus cúm A (H9N2) trên người tại Việt Nam vào đầu tháng này, nhưng đánh giá rằng nguy cơ lây nhiễm thấp trong cộng đồng.
Bệnh nhân có bệnh lý nền và trong tình trạng nghiêm trọng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt vào ngày 21/3/2024. Người ta lấy mẫu hô hấp trong cùng ngày và xét nghiệm bằng phản ứng chuỗi polymerase thời gian thực (PCR) đưa ra kết quả dương tính với cúm. Đến ngày 8/4, bệnh nhân được xác định đã nhiễm cúm gia cầm A (H9N2).
Còn theo thông tin của Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh, bệnh nhân là nam, 37 tuổi, làm thợ hồ ở tỉnh Tiền Giang, được chuyển lên TP.HCM điều trị với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, kèm xơ gan, theo dõi nhiễm trùng huyết.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này có tình trạng viêm phổi nên được chỉ định lấy mẫu làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần 1 cho kết quả dương tính cúm A. Ngày 1/4, xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp giải mã trình tự gen do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện có kết quả là bộ gene của virus cúm A (H9N2).
WHO nói trong thông báo của họ rằng “Qua xác minh, bệnh nhân này sống gần chợ gia cầm, nơi việc buôn bán gia cầm diễn ra hàng ngày trước cửa nhà ông”. Tính đến ngày 15/4, vẫn chưa có báo cáo về trường hợp nhiễm mới trong số những người tiếp xúc với ca bệnh này hoặc bùng phát dịch trong cộng đồng nơi ca bệnh cư trú.
Đây là ca nhiễm virus cúm gia cầm A (H9N2) đầu tiên ở người được báo cáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, dựa trên thông tin có sẵn, WHO đánh giá nguy cơ đối với cộng đồng nói chung do loại virus này gây ra là thấp.

Cúm A (H9N2) là virus độc lực thấp, lưu hành trong đàn gia cầm ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và châu Âu. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm gia cầm A (H9N2) trên người thông qua tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm, theo WHO.
Trường hợp một người Việt bị nhiễm kể trên không làm thay đổi các khuyến nghị hiện tại của WHO về các biện pháp y tế cộng đồng và giám sát bệnh cúm. Tuy vậy, một cuộc điều tra kỹ lưỡng về mọi ca nhiễm trên người là điều cần thiết, WHO đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra, WHO cảnh báo rằng công chúng nên tránh tiếp xúc với môi trường có nguy cơ cao như chợ/trang trại động vật sống và gia cầm sống hoặc các bề mặt có thể bị ô nhiễm bởi phân gia cầm.
Trường hợp người đầu tiên nhiễm virus cúm gia cầm A (H9N2) chủng độc lực thấp mà Việt Nam ghi nhận đã được Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) nói đến trước cả WHO trong một thông cáo của cơ quan này hôm 12/4.
“Đây là một loại cúm gia cầm khác với loại virus cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1) được báo cáo phổ biến nhất trên toàn cầu và hiện đang gây ra dịch bệnh ở gia cầm và gia súc ở Hoa Kỳ”, CDC cho biết.

Tại thời điểm này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc nhiễm virus A (H9N2) trên người ở Việt Nam đang gây lây lan từ người sang người hoặc gây ra mối đe dọa cho công chúng Hoa Kỳ, CDC nói thêm.
Theo CDC, cúm A (H5N1) ở chim hoang dã đã dẫn đến bùng phát dịch ở gia cầm thương phẩm, đàn gia cầm thả vườn và lây lan sang các loài động vật có vú hoang dã, với một số trường hợp trên người đã được báo cáo ở 23 quốc gia kể từ năm 1997 với tỷ lệ tử vong trên 50%, nhưng chỉ một số ít trường hợp H5N1 trên người được báo cáo kể từ năm 2022.


Tin Việt Nam Hôm Nay

CSVN Nói Báo Cáo Nhân Quyền của Hoa Kỳ Không Chính Xác!


(Hình: Một công nhân đang trồng hoa trước một tấm biển kỷ niệm ngày 30/4 trên đường phố Hà Nội hôm 25/4/2024.)
-Tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội vào chiều ngày 25/4/2024 đối với câu hỏi liên quan của báo giới, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời: "Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người; nhưng rất tích vẫn tiếp tục đưa ra những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam".
Bà Phạm Thu Hằng lặp lại điều được cho là "chính sách nhất quán" của Chính phủ Hà Nội "bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước".
Vào ngày 22 tháng Tư (theo giờ miền Đông nước Mỹ), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về thực hành nhân quyền năm 2023 trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kết luận trong năm 2023 Việt Nam không có những thay đổi đáng kể về tình hình nhân quyền.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhiều vấn đề nhân quyền quan trọng tại Việt Nam được báo cáo đáng tin cậy như tình trạng chính phủ cho giết hại người dân một cách phi pháp, tùy tiện; tình trạng giới chức chính phủ tra tấn, đối xử vô nhân đạo, độc ác; hoạt động cưỡng bức điều trị tâm lý, y tế; bắt giữ, giam cầm tùy tiện; hệ thống Tư pháp không độc lập; đàn áp xuyên biên giới đối với những cá nhân tại nước khác; hạn chế nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, quyền tự do Internet; quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng, quyền tự do đi lại; người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, quyền tự do tham gia các đảng phái chính trị; hạn chế các tổ chức cổ xúy cho nhân quyền; hạn chế một cách có hệ thống quyền tự do lập nghiệp đoàn công nhân; tệ nạn tham nhũng; nạn buôn người.
Báo cáo thực hành nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu lại thống kê của các cơ quan truyền thông, các tổ chức Phi Chính phủ (NGOs), các nhà quan sát cho thấy tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2023, Việt Nam giam giữ ít nhất 187 người do các hoạt động cổ xúy cho nhân quyền; trong số này có 162 người bị kết án và 25 người đang bị giam chờ ngày ra tòa.
Trong báo cáo về thực hành nhân quyền năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ Chính phủ Việt Nam thường khẳng định công tác vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước cộng sản.


Tòa Lâm Đồng Tuyên Phạt Youtuber Dương Tuấn Ngọc 7 Năm Tù


(Hình: Ông Dương Tuấn Ngọc tại phiên tòa ngày 24/4/2024 ở Lâm Đồng.)
-Hôm 24/4/2024, một tòa án ở Lâm Đồng tuyên phạt ông Dương Tuấn Ngọc 7 năm tù và 3 năm quản chế về tội "tuyên truyền chống nhà nước", do ông bị nhà chức trách quy là đã "nói xấu" chế độ và "xúc phạm" lãnh tụ.
Các trang báo mạng nhà nước dẫn cáo trạng tường thuật rằng từ năm 2012 đến tháng 7/2023, ông Dương Tuấn Ngọc đã tạo ra 106 bài viết, 37 video clip "có nội dung sai sự thật, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn cho rằng ông Ngọc "đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; xuyên tạc lịch sử; nói xấu, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh hoặc bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của đảng"
Nhà chức trách cho rằng những việc làm này của ông "có tính chất, mức độ rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội".
Trang Công an Nhân dân của Bộ Công an cho hay ông Ngọc, người bị bắt vào tháng 7/2023, đã "thừa nhận" trước tòa về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời "bày tỏ sự ăn năn, hối cải".
"Đây lại là một trường hợp nữa về việc chính phủ Việt Nam trừng phạt một người chỉ trích chính phủ mà ông ấy không hề làm gì hơn ngoài việc thực thi quyền tự do ngôn luận cơ bản của mình", bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc và Biên tập viên cao cấp, Ban Á Châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nhận định với VOA về bản án của ông Ngọc.
"Chính phủ Việt Nam nên trả tự do cho ông Dương Tuấn Ngọc và ngừng sử dụng Điều 117 Bộ luật Hình sự để bắt bớ những người kêu gọi cải cách", bà Gossman kêu gọi. VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ bình luận về phát biểu trên của HRW, nhưng chưa được trả lời.
Chính quyền Việt Nam vào các dịp khác nhau thường lên tiếng bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, khăng khăng rằng các quyền của công dân luôn được bảo đảm, và chỉ bắt giam, xét xử những ai "vi phạm pháp luật".


Ân Xá Quốc Tế: CSVN Dùng Nhu Liệu Gián Điệp Nhắm Vào Những Người Chỉ Trích Chính Phủ


(Hình: Người làm việc với máy điện toán và ổ khóa trước giòng chữ "an ninh mạng" trên nền mã nhị phân.)
-Theo nhận định trong Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) công bố ngày 23/4/2024, Việt Nam sử dụng kỹ thuật nhu liệu điện toán gián điệp để nhắm vào những người chỉ trích Chính phủ, hoặc bất cứ ai có hoạt động liên quan các vấn đề mà Hà Nội cho là "nhạy cảm".
Ân xá Quốc tế cho biết một nghiên cứu của tổ chức này phát giác: Từ tháng Hai đến tháng Sáu năm 2023, một chiến dịch có liên quan đến cơ sở hạ tầng của nhu liệu điện toán gián điệp tấn công có tên Predator do nhà cung cấp Intellexa phát triển đưa ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội vào tầm ngắm. Những tài khoản mạng xã hội này thuộc 27 cá nhân và 23 tổ chức; một vài trong số đó là người Việt Nam.
Bên cạnh đó, các công cụ của Intellexa còn được bán cho những công ty Việt Nam có liên quan đến Bộ Công an.
Theo nghiên cứu của Ân xá Quốc tế, đặc vụ của Chính phủ Hà nội có thể đứng đằng sau chiến dịch sử dụng nhu liệu điện toán gián điệp vừa nêu.

Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những trường hợp cụ thể về việc Việt Nam tiếp tục truy tố, bắt giữ các nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động môi trường, các nhà hoạt động khác chỉ vị họ bày tỏ quan điểm của họ. Đó là những người như blogger/nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Đường Văn Thái, Hoàng Thị Minh Hồng, Lê Hữu Minh Tuấn…
Báo cáo của Ấn xá Quốc tế còn kết luận Việt Nam vẫn giữ số liệu về các vụ tử hình án tử hình là bí mật quốc gia.
Báo cáo Tình trạng Nhân quyền Thế giới 2023 của Ân xá Quốc tế thu thập nêu quan ngại về thực tế liên quan tại 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Việt Nam Gửi Công Hàm Ngoại Giao Cho Mã Lai Á Sau Vụ Va Chạm Mới Nhất Tại Biển Đông


(Hình: Tàu đánh cá của ngư dân ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hôm 1/7/2014.)
-Mạng báo chuyên về an ninh quốc tế Janes ngày 25/4/2024 loan tin dẫn nhiều nguồn thông thạo cho biết Việt Nam vừa gửi một công hàm ngoại giao cho cơ quan chức năng thành phố Putrajaya, Mã Lai Á, sau vụ tàu của Cơ quan Chấp pháp Hàng hải Mã Lai Á (MMEA) va chạm với một tàu đánh cá Việt Nam tại khu vực Biển Đông.
Vụ va chạm xảy ra hôm 22/4 tại địa điểm cách Bãi Thám hiểm (Investigator Shoal) chừng 15 hải lý về phía Đông-Nam. Tàu của MMEA là tàu Tuần duyên biển khơi KM Arau va chạm với một tàu đánh cá số hiệu 90729.

Vụ va chạm khiến 22 người trên tàu đánh cá 90729 rơi xuống biển. Sau đó cả hai phía Mã Lai Á và Việt Nam tiến hành công tác cứu nạn.
Tin cho biết trong số 22 người rơi xuống biển, có 17 người được những tàu đánh cá Việt Nam khác trong khu vực đó cứu; 5 người được tàu KM Arau cứu.
Tham gia cuộc cứu nạn, phía Mã Lai Á còn cử máy bay CL-415MP và tàu tấn công nhanh hiện đại nhất thuộc nhóm Jerong, KD Jerong.
Janes cho biết khi sự việc xảy ra có những tàu của Việt Nam, trong số này có ít nhất một tàu Hải quân.
Bãi Thám hiểm thuộc quần đảo Trường Sa và do Mã Lai Á chiếm giữ. Tuy nhiên thực thể này còn bị Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền thuộc họ.


Việt Nam Lặp Lại Phản Ứng Đối Với Lệnh Cấm Đánh Bắt Tại Biển Đông của Trung Quốc


(Hình: Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hôm 20/8/2022.)
-"Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc tại Biển Đông không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa; mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc tế Luật Biển (UNCLOS) năm 1982".
Đó là lời của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, đưa ra ngày 25 tháng tư khi được báo giới hỏi về phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông mới nhất.
Nguyên văn lời của phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam được truyền thông nhà nước nêu lại như trên và thêm: "Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam; không làm phức tạp thêm tình hình, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông".
Từ năm 1999, Trung Quốc bắt đầu có lệnh đánh bắt tại khu vực Biển Đông. Đây là vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền gần đến 90% nằm trong đường đứt khúc do họ tự vạch ra. Đường này vào năm 2016 bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở The Hague tuyên không có cả cơ sở pháp lý và lịch sử.
Lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông và Biển Hoa Đông do Trung Quốc đưa ra được áp dụng từ ngày 1 tháng Năm đến ngày 16 tháng Tám; bao trùm khu vực từ vĩ tuyến 12 đến phía Bắc Đài Loan, trong đó có quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc hoàn tất cưỡng chiếm từ Việt Nam vào năm 1974.
Mỗi khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt hải sản tại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn thực thi lệnh và nhiều lần bắt giữ tàu, ngư dân, xua đuổi, tịch thu hải sản, ngư cụ, phun vòi rồng vào tàu đánh cá Việt Nam….
Từ đầu tháng Hai năm 2023, Luật Hải Cảnh của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Luật này cho phép lực lượng chấp pháp Trung Quốc dùng vũ khí bắn vào tàu ngoại quốc trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.


Standard Chartered Hạ Dự Đoán Mức Tăng Trưởng Kinh Tế của Việt Nam Trong Năm 2024 Xuống 6%


(Hình: Cảng Quy Nhơn ở Bình Định hôm 29/3/2024.)
-Ngân hàng Standard Chartered vừa hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 từ 6,7% xuống 6% và cho biết mức tăng trưởng trong quý I năm nay của Việt Nam đã thấp hơn mức dự đoán do những khó khăn về thương mại toàn cầu.
Thông tấn xã Reuters trích dẫn thông báo của Standard Chartered viết: "Thương mại, yếu tố chính của tăng trưởng và đầu tư cho Việt Nam, cũng đối mặt với những thách thức ngắn và dài hạn".
Dự báo của Standard Chartered cũng hạ mức lạm phát năm từ 5,5% xuống 4,3% sau khi lạm phát trong quý một thấp hơn mức dự đoán.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP quý I năm nay của Việt Nam tăng trưởng 5,66%. Mức này được nói cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy đà phục hồi kinh tế chưa bên vững. Nguyên nhân được nói là do những bấp bênh từ tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.
Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng cả năm là từ 6% đến 6,5%. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia kinh tế trong nước cho biết tăng trưởng kinh tế các quý cuối năm cần đạt từ 5,85% đến 6,28% ở kịch bản tăng trưởng 6% và từ 6,32% đến 7,08% ở kịch bản tăng trưởng 6,5%.


Bank Of America Dự Báo 1 Mỹ Kim Đổi Được 25.700 Đồng Vào Cuối Năm 2024


(Hình: Đồng Mỹ kim mạnh lên đáng kể so với tiền đồng Việt Nam và nhiều đơn vị tiền tệ châu Á.)
-Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai ở Hoa Kỳ về giá trị tài sản, mới đây đưa ra báo cáo u ám về tất cả các đồng tiền ở châu Á, CNBC và Investing.com đưa tin hôm 23/4/2024. Tin cho hay Bank of America nhận định rằng tiền đồng của Việt Nam sẽ tiếp tục đà mất giá từ nay đến cuối năm.
Báo cáo của ngân hàng Hoa Kỳ được 2 trang tin dẫn lại nói rằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam hiện được giao dịch chính thức ở mức 25.450 đồng đổi 1 Mỹ kim tại các ngân hàng, sau khi mất giá xấp xỉ 5% từ đầu năm đến nay.

Phân tích của Bank of America nêu ra các yếu tố tác động chồng lên nhau gồm Cục Dự trữ Liên bang - tức ngân hàng trung ương - của Hoa Kỳ chưa hạ lãi suất, bất ổn chính trị của Việt Nam với 2 vị Chủ tịch nước từ chức trong vòng 2 năm và khó khăn của ngành bất động sản đã làm tăng nhu cầu về Mỹ kim và vàng ở Việt Nam, hai trang tin về kinh doanh CNBC và Investing.com thuật lại.
"Chúng tôi điều chỉnh lại dự báo, tiên liệu rằng VND (đồng Việt Nam) sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá nhẹ nên đến cuối quý 2 sẽ là 25.600 đồng và tỷ giá Mỹ kim/VND sẽ là 25.700 vào cuối năm", báo cáo viết, được CNBC và Investing.com trích dẫn.
Các con số nêu trên là Bank of America nói về tỷ giá chính thức chịu sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong khi đó, theo quan sát của VOA, trên thị trường tự do, tỷ giá Mỹ kim/VND ở ngưỡng 25.700 hôm 25/4 rồi, sau khi đã có những ngày tăng lên xấp xỉ 26.000.

Để kéo tỷ giá xuống, theo báo chí trong nước bao gồm các bản tin của VnExpress và VOV, Ngân hàng Nhà nước đã bán Mỹ kim cả 1 tuần nay mà riêng trong 2 ngày 22 và 23/4 họ đã bán tới 350 triệu Mỹ kim để tăng cung ngoại tệ cho thị trường.
Sau các đợt bán, ước tính Ngân hàng Nhà nước vẫn còn nắm lượng dự trữ khoảng 92-93 tỉ Mỹ kim. Hồi đầu tháng Tư, một Phó Thống đốc của ngân hàng này nói trong một cuộc họp báo rằng đến cuối năm 2023, dự trữ ngoại hối của Việt Nam là khoảng 100 tỉ Mỹ kim.
Một phóng sự của báo Tiền Phong cho hay tỷ giá tăng mạnh trong thời gian qua làm cho một loạt các doanh nghiệp trong những ngành nghề khác nhau như chế tạo, hàng không, dầu khí… bị thiệt hại, lao đao.
Báo này trích dẫn ý kiến chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định trùng với dự báo của Bank of America rằng tỷ giá sẽ còn tăng tiếp từ nay đến cuối năm do đồng Mỹ kim mạnh lên, căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông khiến nhà đầu tư và thị trường tìm đến Mỹ kim như "kênh trú ẩn", trong khi ở Việt Nam, các kênh đầu tư chưa khởi sắc, đó là chứng khoán biến động mạnh, thị trường vàng vẫn "nóng", lãi suất tiền gửi duy trì ở vùng đáy… khiến nền kinh tế chưa được vực dậy mạnh mẽ để giúp tiền đồng Việt Nam mạnh lên.


Làm Khống Gần 2.000 Giấy Khám Sức Khỏe, Nhóm Bác sĩ và Bảo Vệ Lĩnh 68 Năm Tù


(Hình: Tòa án Nhân dân Kiên Giang tuyên phạt 8 bị cáo 68 năm tù về tội giả mạo trong công tác.)
-Bốn Bác sĩ và bảo vệ Trung tâm Y tế huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang cùng bốn cộng tác viên Trung tâm Dạy nghề Thanh niên Kiên Giang và Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú Kiên Giang lĩnh tổng cộng 68 năm tù về tội giả mạo trong công tác.
Được truyền thông loan trong ngày 24/4/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt mức án trên với các bị cáo, do đã cấu kết làm khống 1.700 giấy khám sức khỏe cho người thi sát hạch lái xe, để thu lợi bất chính số tiền trên 48 triệu đồng.

Qua đó, Hội đồng Xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Thanh Phong (nhân viên bảo vệ của Trung tâm Y tế) 13 năm tù; các bị cáo Lâm Thị Minh Phụng, Huỳnh Long (đều là Bác sĩ của Trung Tâm) và Nguyễn Thị Huyền Nga (cộng tác viên Trung tâm Dạy nghề) mỗi bị cáo lãnh 12 năm tù; bị cáo Danh Chánh Tuy (bác sĩ) 8 năm tù, Nguyễn Chí Lợi, Lê Thị Hồng Gấm (cộng tác viên trường Trung cấp Dạy nghề) lần lượt 7 năm tù và 3 năm tù về tội "giả mạo trong công tác". Buộc các bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính vào ngân sách.

...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét