Nhà Phật và Thiền tông có hai chữ “vô minh", phiên âm từ tiếng Phạn, avidyā, có nghĩa là nhận thức sai lầm về bản thân mình và thế giới chung quanh. Tương tự như hình ảnh của một người ngồi trong gian phòng u tối. Không thể nhận ra được điều gì khác.
<!>
Thực ra thì con người không hẳn là bị giam cầm, hay chìm đắm trong sự u tối, mà là bị ràng buộc vào những ý tưởng đã học được (hay còn gọi là tiêm nhiễm) ở ngoài xã hội.
Những lề thói, những luật lệ, hay quan niệm của xã hội đã khiến con người ta không thể vượt qua để suy tưởng về những gì khác hoặc mới lạ. Điều này được gọi là “chấp chước” hay “vướng mắc" hoặc “ràng buộc." Cho đến khi có duyên may, và với một sự kiện nào đó, khiến con người ta bừng tỉnh để hiểu ra chân lý thì gọi là “Giác Ngộ".
Đặc San Lâm Viên mời quý vị nghe câu chuyện bên tách trà #17 - Không nước, không trăng, cho chúng ta thấy ánh trăng dưới nước chỉ là ảo ảnh, như những ảo ảnh về Giác Ngộ mà nhiều người trong chúng ta vẫn cố theo đuổi. Hãy tỉnh thức để biết đâu là thực đâu là ảo, tương tự như chuyện đức Phật chỉ vào mặt trăng thì nhìn vào mặt trăng, chứ không phải là nhìn vào ngón tay của Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét