2. Bún chả
Phở có thể là món ăn Việt Nam nổi tiếng nhất, nhưng bún chả là lựa chọn hàng đầu khi đến ăn trưa ở thủ đô. Du khách chỉ cần tìm kiếm những đám khói sau 11 giờ trưa khi các nhà hàng ven đường ở Hà Nội bắt đầu nướng những miếng thịt lợn tẩm gia vị và những lát thịt lợn tẩm ướp trên bếp than hồng.
Khi chúng đã cháy cạnh và giòn, những suất bún chả được phục vụ với một bát nước dùng đậm đặc đủ vị mặn ngọt chua cay, một rổ rau thơm và một ít bún tươi.
3. Xôi
Xôi xéo Hà Nội là một trong những món ăn đặc sản mà bất cứ ai cũng muốn thử một lần
Món xôi thường ít khi xuất hiện trong các bữa ăn ở Việt Nam và thường chỉ có trong các mâm cỗ. Xôi cũng là món ăn đường phố quen thuộc, được bán như một món ăn sáng tiện lợi. Món ăn được nấu từ gạo nếp được dùng kèm với rất nhiều loại “topping” (từ thịt gà, thịt lợn đến trứng chiên hay giò chả).
4. Bánh xèo
Bánh xèo cũng là món khoái khẩu của thực khách Tây
Một chiếc bánh xèo ngon là phần vỏ bánh phải giòn, nhân thịt heo, tôm, giá đỗ, trang trí thêm rau thơm (đây cũng là đặc trưng của hầu hết các món ăn Việt Nam). Để thưởng thức món ăn như người địa phương, hãy cắt nó thành từng lát vừa ăn, cuộn lại trong bánh tráng cùng các loại rau sống và chấm với nước sốt đặc biệt mà đầu bếp đã pha chế.
5. Gỏi cuốn
Những gói cuốn thanh mát và tươi ngon này là một lựa chọn bổ dưỡng khi bạn đã thưởng thức qua nhiều những món chiên rán ở Việt Nam. Một ít bún, vài miếng thịt ba chỉ, một con tôm lột vỏ, kết hợp với cọng hành trong tấm bánh tráng cuộn lại tạo thành một hương vị rất riêng cho món gỏi cuốn.
6. Bún bò Nam bộ
Bún bò Nam bộ nhưng lại có xuất xứ và phổ biến rộng rãi ở Hà Nội. Tô bún vô cùng thanh mát khi giữ cho các nguyên liệu không bị ngấy và các thành phần khác nhau vẫn nguyên vẹn. Những lát thịt bò mềm hòa quyện với đậu phộng giòn và giá đỗ, hòa lẫn với hương vị của rau thơm, hành khô giòn và một chút nước mắm cùng ớt cay.
7. Cao lầu
Một trong những món ăn phổ biến ở Việt Nam, cao lầu kết hợp các yếu tố từ các nền văn hóa khác nhau. Món bún thịt heo đến từ Hội An này có chút gì đó giống với các nền văn hóa khác nhau đã từng ghé thăm thương cảng vào thời kỳ sơ khai của nó. Sợi mì dày hơn tương tự như mì udon của Nhật Bản, bánh đa chiên và thịt lợn mang phong cách Trung Quốc, trong khi nước dùng và rau thơm rõ ràng là đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Cao lầu chuẩn vị phải được làm bằng nước lấy từ giếng Bà Lệ ở Hội An.
8. Bánh mì
Bánh mì hiện được coi là một trong những món ăn đặc trưng của Việt Nam phủ sóng ra toàn thế giới
Người Pháp có thể mang theo bánh mì baguette, nhưng Việt Nam đưa nó lên một tầm cao khác. Ở miền bắc, bánh mì thường đơn giản hơn với bơ thực vật, pate, trứng, dưa chuột… Nhưng ở miền nam, một chiếc bánh mì có thể chứa sự kết hợp nhiều màu sắc hơn của pho mát, thịt nguội, rau ngâm, xúc xích, xíu mại…
9. Bột chiên
Món ăn vặt đường phố được yêu thích ở TP.HCM, bột chiên là điểm hẹn của đám học sinh khi tan học và những người thích ăn khuya.
Những sợi bột gạo được chiên trong chảo lớn cho đến khi giòn, sau đó cho một quả trứng vào trộn đều. Sau khi nấu chín, nó được phục vụ với những lát đu đủ, hẹ tây và hành lá, trước khi thêm hương vị với tương ớt và giấm gạo.
10. Cà phê trứng
“Cà phê trứng” của Việt Nam về mặt kỹ thuật là một thức uống, nhưng CNN lại thích xếp nó vào danh mục món tráng miệng hơn. Lớp bọt lòng trắng trứng mềm, giống như kem meringue trên nền cà phê đậm đặc của Việt Nam sẽ khiến ngay cả những người bình thường không thích cà phê cũng phải liếm thìa một cách thích thú.
Hạnh Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét