Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

Câu chuyện văn học - Đỗ Bình

Nhà Văn HỒ TRƯỜNG AN
Kính thưa Qúy Thày Qúy Anh Chị - Xin cảm ơn các giáo sư: Nguyễn Đăng Trúc, Lê Đình Thông, Pạm Bá Nha, Nguyễn Bảo Hưng Nguyễn Văn Sâm, GS Lucien Trọng, GS Hoàng Đức Phương, Nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Xuân Hy. Nhà văn Thái Quốc Mưu, nhà thơ Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn, nhà thơ Mạc Phương Đình, Nhà thơ Lê Thị Kim Oanh. TS Nguyễn Thị Phượng Anh, Nha sĩ Thẩm Thái Hà , BS Nguyễn Bá Linh, BS Nguyễn Văn Dõng, BS Nguyễn Tối Thiện, BS Phạm Đăng Thiện.
Đã chia sẻ những bài viết trước.
<!>
Ở Paris có hai nhà văn viết khỏe nhất là nhà văn Hồ Trường An và nhà văn Trần Đại Sỹ. Nếu tính số trang hai anh đó viết trên năm chục ngàn trang sách. Nếu viết về hai người này phải mất một cuốn sách 500 trang. Cách nay vài năm GS Trần Văn Cảnh muốn viết về nhà văn Hồ Trường An, anh Cảnh và tôi có xuống Troyes và ở lại cả ngày để GS Cảnh phỏng vấn và tìm tài liệu để viết. Sau đó anh Hồ Trường An phôn lên tôi nói rằng viết về chân dung tác giả và tác phẩm không phải là lãnh vực của giáo sư Trần Văn Cảnh, anh bảo tôi nên khuyên giáo sư Cảnh đừng dấn thân vào lãnh vực này mà chuyên về nghiên cứu xã hội và khoa học. GS Cảnh đã ngừng viết vì tuổi cao.

Hồ Trường An và Trần Đại Sỹ là hai người bạn tôi quen buiết trước năm 1975, ra hải ngoại vẫn thường xuyên gặp nhau trong sinh hoạt văn học. Cách nay mấy năm cũng vào dịp tết, anh Hồ Trường An nói chuyện với tôi hơn hai giờ, sau đó gọi phôn đến nhà phê bình văn học TS Liễu Trương nói chuyện tiếp đến gần giao thừa thì ngưng. Sáng hôm sau mồng tết anh bị đột qụy và mất. Nhà văn Trần Đại Sỹ lần cuối cùng tham dự buổi ra mắt cuốn NKMVHVNHN, anh ra đi cùng lúc với nhà thơ Hà Lan Phương.
CLBVHVN Paris mất nhà văn Hồ Trường An, nhà văn Trần Đại Sỹ, nhà thơ Phương Du Nguyễn Bá hậu, GS Lê Mộng Nguyên, GS Trương Thị Quỳnh Hạnh, nhà nghiên cứu Phật học Minh Nhật, dịch giả Liều Phong, KTS Nguyễn Tử Hùng, TS Võ Hùng Anh, nhà thơ Hà Lan Phương, nhà thơ Trịnh Cơ, BS Phan Khắc Tường.
Đó là những người Bạn tích cực trong sinh hoạt văn hóa Paris.
Paris có rất nhiều câu chuyện vui văn chương ; Xin mời qúy Thày và các Anh Chị đọc.

Thân 
Đỗ Bình

NHỮNG BÀI TÂM KHÚC

Cách nay hơn hai mươi năm trước có một thiếu phụ nhan sắc, giàu có, làm chủ một cửa tiệm ở Paris, rất yêu thơ và đã làm thơ. Bà đã gởi một tập bản thảo khoảng 200 bài thơ để nhờ tôi viết bài giới thiệu cho tập thơ sắp in. Tôi đọc xong tập bản thảo, khép lại mà lòng len chút buồn man mác vì trong đó có nhiều giọt lệ của một cuộc tình chia ly, một gia đình đổ vỡ! Những tâm tình được dấu kín từ lâu trong đáy lòng nay trỗi dậy, hiện lên con chữ phơi bày trên trang giấy như một đoạn phim cũ được chiếu lại. Những bài thơ tuy chứa đầy cảm xúc của tiếng lòng, nhưng nghệ thuật của thơ vẫn cần phải có thời gian chăm sóc cho ý thơ sâu lắng, ngôn ngữ thơ màu sắc hơn, rồi mới in sau chắc bà sẽ có một chỗ đứng riêng trong lòng đọc giả.
Bà hẹn tôi ở khu 13 Paris, hôm đó bà đến cùng hai người bạn rất nghệ sĩ tính ở Paris là BS Nguyễn Trọng Kỳ và KS Vũ Quốc Hùng. BS Nguyễn Trọng Kỳ chuyên gia trị liệu về da, đa số bệnh nhân của ông là những minh tinh tài tử nổi tiếng thế giới, do đó tiền khám bệnh rất đắt nên có một thời rất giàu. Ông viết một vài tác phẩm ngoại ngữ, ngoài ra còn có hơn 1000 trang bản thảo viết tay và đánh máy toàn là thơ Pháp và Thơ Anh, ông trao cho tôi cất giữ trước khi mất. KS Vũ Quốc Hùng người viết lời cho ca khúc Mưa Chiều Kỷ Niệm, nhạc của Duy Yên.
Trong câu chuyện thân mật cởi mở bà tâm sự lúc còn là nữ sinh Gia long rất thích đi xem phim cinê, và mê say hào quang sáng chói của điện ảnh. Do duyên nợ, sau đó bà đã trở thành vợ của một tài tử nổi tiếng nhất miền Nam thuở đó. Dù đã có chung nhau mấy người con nhưng hai người không thể bước chung đờng đến cuối đời, tình yêu đã vuột khỏi vòng tay làm lỡ hạnh phúc trăm nă! Nay tóc bà sắp điểm sương lại muốn bước vào con đường của nghệ sĩ, bà muốn khám phá thế giới đầy mộng ảo trong thi ca : hay chỉ muốn nương náu vào thơ để niềm đau có chỗ trú ngụ ?
Bà thấy tôi sinh hoạt với nhiều tạp chí văn học hải ngoại nên nhờ tôi giới thiệu thơ. Tôi chỉ là người làm thơ nên yêu thơ và trân trọng những người làm thơ. Do đó không dám giới thiệu bừa một thi phẩm đầu tay của một tác giả, vì đối với nhà thơ rất quan trọng. Theo tôi thơ đọc rất dễ cảm, và người đọc thích hay không thích, nhưng hiểu được cái hay cái đẹp gi á tr ị của thơ ất khó, nhất là thơ tâm linh, hoặc ngôn ngữ thơ trừu tượng. Vì ý thức được điều đó nên tôi khuyên bà hãy nhờ những thi sĩ lão thành trong hội thì tốt hơn. Bà gạt phăng đi nói:
«Các ông bà đó đời nào thèm đọc thơ của tôi thì làm sao hiểu được tâm hồn tôi mà nhờ viết!»
Lòng tôi thoáng bùi ngùi xúc động, và chân thành nói:
«Thơ của chị có hồn sao không nhờ anh Nguyễn Trọng Kỳ hay anh Vũ Quốc Hùng giúp cho?»
. Nhà thơ Vũ Nguyên Bích từ chối ngay, anh bảo:
«Tôi làm thơ Pháp thì tàm tạm, chứ thơ Việt chỉ làm chơi, đâu có đủ ngôn ngữ mà giúp!».
BS Nguyễn Trọng Kỳ nói:
«Tôi cũng thế, qua Pháp từ đầu tập niên 50 đến nay còn nói và viết được tiếng Việt là may, nên đâu dám viết lời giới thiệu! "
Câu chuyện chấm dứt vì tôi còn có hẹn với người bạn văn ở quán Đào Viên nên từ giã đi. Nghe đến tên Hồ Trường An bà chủ tiệm thẩm mỹ mắt sáng lên liền đề nghị cho đi chung.

Chúng tôi đến quán Đào Viên nhà văn Hồ Trường An đã ngồi chờ ở đó. Tất cả đều quen thân nhau, riêng bà thẩm mỹ khuôn mặt rất vui khi gặp HồTrường An, vì bà quen biết nhà văn từ lâu. Tr ước n ăm 1975 Hồ Trường An làm ký giả kịch trường nên đã từng quen biết chồng cũ của bà. Hai người nói chuyện với nhau rất vui vẻ, bà hẹn sẽ xuống thăm nhà văn Hồ Trường An ở dưới Troyes. Tuần sau bà và nữ văn sĩ Việt Dương Nhân xuống thăm nhà văn Hồ Trường An, anh An vui vẻ đón tiếp. Trong câu chuyện bà nhờ Hồ Trường An viết lời giới thiệu tập thơ và viết một bài báo khen thơ của bà, chi phí bao nhiêu tiền cũng trả. Nhà văn Hồ trường An từ ngày qua Pháp đến khi lìa đời chỉ sống bằng nghề viết sách nên rất nghèo! Bà vốn là nhà buôn, mở thêm tiệm thẩm mỹ nên thích trao đổi sòng phẳng. Tính thương trường đã nhiễm vào câu chuyện văn nghệ khiến anh Hồ Trường An giận tím mặt, anh rất ghét ai nói đến tiền bạc dính vào văn nghệ. Hồ Trường An nổi điên lên chửi như tát nước vào mặt bà, và đuổi ra khỏi nhà. Thế là cuộc khẩu chiến long trời lở đất. Trong lúc hăng máu tranh cãi khiến bà đã quên mất là anh Hồ Trường An cũng có một nửa là đàn bà nên đủ ngôn ngữ trầm bổng sắc bén để đáp trả. Chủ nhân tiệm săn sóc sắc đẹp đành phải chịu thua trong tức tưởi trở về Paris. Về đến Paris bà gọi phôn cho tôi kể lể rằng:

«Hồ Trườgng An nghèo mà còn phách chó! Tôi muốn giúp cho ổng một ít tiền mà hắn nổi điên lên xỉ vả tui! Tôi sống từng trải giữa trời Paris, suốt mấy chục năm, phải vững tay và sừng xỏ lắm mới đứng vững làm chủ được một cơ sở kinh doanh có tầm vóc ở khu ÁChâu. Từ đó đến giờ tôi chưa thua ai, thế mà hôm nay chịu thua mồm cay độc của Hồ Trường An! Tức quá đi!».
Tôi nói :
« Chị mà tức giận mất hết cảm xúc, làm thơ sẽ hết hay đó!. »
Bà nghe thế dịu giọng, nhưng nỗi ấm ức vì tự ái vẫn âm ỉ. Để giằng mặt những ai coi thường thơ của bà. Có người giới thiệu cho bà một tạp chí, bà đã bỏ tiền mướn luôn 4 trang báo đăng hàng loạt thơ của bà, và đăng luôn nhiều kỳ. Sau vài tháng chủ báo sợ dư luận đàm tiếu nên đã kiếm cách từ chối khéo, không đăng thơ bà nữa. Sự yêu thơ và thích làm thi sĩ đã làm mờ mắt bà, điều đó đã thúc đẩy bà trở về Việt Nam nhờ những nhạc sĩ nghèo phổ nhạc. Vì thơ của bà có hồn, lại gặp nhạc sĩ có tài và có lòng nên đã chăm sóc kỹ từng nốt nhạc lời ca, chau chuốt từng câu nhạc, cắt xén, ráp nối lời thơ cho hợp với giai điệu, ý nhạc, do đó trong số trăm bài thơ của bà có mấy bài phổ nhạc thật hay. Bà đã thực hiện được mấy CD phổ nhạc tặng tôi và bằng hữu.

Không dừng ở đó, bà còn nhờ một số tờ báo và tạp chí văn nghệ trong nước viết bài ca ngợi mình. Những bài báo đăng nhiều ảnh màu trẻ đẹp của bà năm xưa với những bài viết đưa bà lên tuốt trời xanh:«Nhà thơ Trữ Tình tuyệt vời, Nữ đại gia tài sắc của vùng trời Paris ».
Nhân dịp ngày đại hội Nhà Văn, nnhóm văn sĩ đó đi họp đại hội Thơ ở Hà Nội, họ đưa cbà đi theo chi tiền, nhưng không cho vào tham dự Hội! Nhà thơ bị bỏ rơi nên lang thang trên các công viên Hà Nội mà nghe lòng chua chát. Khi trở về Paris bà kể cho chúng tôi nghe những hậm hực của nỗi lòng nhà thơ.
Nhiều năm sau khi làm thơ đã điêu luyện, chững chạc trong giới văn nghệ bà mới hiểu được giá trị đích thực của nhà thơ là giữ cho tâm hồn thanh cao, chứ không phải danh hiệu hay lời khen hão phù phiếm, từ đó bà ít đến dự những nơi sinh hoạt văn nghệ, và cũng không còn khoe mình nữa, mà ở nhà làm thơ cho mình. Nhà văn Hồ Trường An đã về thiên cổ, và người đời có lẽ cũng quên bà là một nhà thơ. Riêng tôi vẫn trân trọng tâm hồn thi sĩ của bà, vẫn mong bà sẽ sáng tác những bài thơ hay, độc đáo vì cuộc đời bà là những vần thơ buồn chứa những niềm đau chưa nói hết .

Đỗ Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét