Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

NÚI SỢ TRỜI NGHIÊNG ĐỠ LẤY MÂY - TRẦN GIA PHỤNG


Năm 1848 (Mậu Thân), nhằm năm Tự Đức thứ nhất, nhân dịp mới lên ngôi, vua Tự Đức (1948-1883) (1) ra lệnh tổ chức kỳ thi Hương đặc biệt đặc biệt goi là ân khoa (2).Thông thường, kỳ thi Hương có bốn cấp gọi là bốn trường thi. Riêng kỳ thi Hương năm 1848, Tại Trung Tâm Thừa Thiên, đến trường thứ ba tức Tam Trường, có hai anh em nhà kia đồng thi đỗ. Bài vở hai anh em này có nhiều điểm giống nhau về ý tưởng cũng như về văn phong khiến cho ban chủ khảo gồm có Tham Tri Bộ Binh Hoàng Thế Mỹ (chủ khảo) và Biện Lý Bộ Lễ Phan Huy Thực (phó chủ khảo) nghi ngờ, lấy giấy mỏng dán đậy tên họ hai anh em đồng thời tấu trình sự việc lên trên vua Tự Đức định liệu.
<!>
Vua Tự Đức hạ chiếu ban giám khảo tổ chức thi lại, đặc biệt cho hai anh em này trong ba ngày liền, mỗi người ngồi riêng một mình trong phòng bên Tả Vu và bên Hữu Vu (Tả Vu và Hữu Vu là hai ngôi nhà nằm đối diện nhau hai bên sân trước điện Cần Chánh trong Đại Nội). Nội dung bài thi giống như văn thức của ba trường. Chính tự tay Vua Tự Đức duyệt bài thi và Ngài ngự phê rằng: “Văn chương là lẽ công bằng, hai anh em văn chương đều kiệt tác. Quí đặng chân tài, anh em đồng khoa, thật tốt” (3)

Cuối khoa thi này, hai anh em đã đồng đậu cử nhân. Vậy họ là ai mà cả triều đình Huế phải tổ chức một kỳ thi khảo hạch đặc biệt lạ đời đến thế ? Theo Quốc Triều Hương Khoa Lục của Cao Xuân Dục, hai anh em đó chính là các ông Hoàng Kim Giám và Hoàng Kim Tích (sau đổi thành Hoàng Diệu), người làng Xuân Đài, huyện Duyên Phước, phủ Điện Bàn,Tỉnh Quảng Nam nay là huyên Điện Bàn , tỉnh Quãng Nam. Hai ông là con của Hoàng Văn Cự (1799-1854). Ông Cự chuyên làm ruộng, gia tư khá giả, cố gắng nuôi các con ăn học,.Ông Cự có tất cả 11 người con, tám trai , ba gái, trong đó chỉ có người con thứ nhì là Hoàng Kim Giám, người con thứ ba là Hoàng Diệu và người con thứ năm là Hoàng Văn Bảng học hành đỗ đạt (4). Về sau, nhờ ông Hoàng Diệu làm quan lớn, ông Hoàng Văn Cự đã được triều đình Huế sắc phong Gia Nghị Đại Phu, Thái Thường Tự Khanh.

Hoàng Kim Giám sinh năm 1826, đỗ cử nhân năm 1848, không ra làm quan, và mất năm 1859. Hoàng Kim Tích sau đổi tên là Hoàng Diệu khi triều đình nhà Nguyễn ra lệnh cấm sử dụng từ ngữ có bộ Kim, sinh năm 1829, đỗ cử nhân năm 1848 (19 tuổi), đỗ Phó Bảng (5) trong kỳ thi Hội tại Kinh Đô Huế năm 1853 (42 tuổi).

Hoàng Diệu khởi đầu sự nghiệp quan lại của mình từ chức vụ Tri huyện huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, rồi thăng Án Sát Nam Định, Bố Chánh Bắc Ninh, Tham Trị Bộ Hình, Tổng Đốc Tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh.

Hoàng Diệu nổi tiếng thẳn thắng, danh liêm hết lòng vì dân và rất được nhân dân quí trọng, đến nổi khi Hoàng Diệu làm việc ở Bắc Ninh, triều đình muốn thuyên chuyển đi nơi khác, tỉnh phần Bắc Ninh đã tâu về Triều xin lưu Hoàng Diệu ở lại. Cũng chính vì lòng cương trực mà có lần Hoàng Diệu đã bị Vua Tự Đức giáng chức vào năm 1865 khi Ông đang làm tri huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên vì Ông đã dám đề nghị tẩy oan cho Hồng Tập (6).

Hoàng Diệu xuất thân là một văn quan, nhưng vừa có tài về cai trị, vừa có tài về quân sự nên nơi nào có loạn lạc khó khăn, Triều đình liền đưa Hoàng Diệu tới trấn nhậm.

Năm 1873,Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi trả lại cho Việt Nam để đổi lấy việc Triều đình Huế ký hòa ước năm 1874 nhường toàn bộ sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Nhưng lòng tham không đáy, Pháp liên tục dòm ngó Bắc Kỳ. Trước tình hình căng thẳng như thế, năm 1880 (có sách viết năm 1879

), Vua Tự Đức cử Hoàng Diệu ra làm Tổng Đốc Hà Ninh (Hà Nội –Bắc Ninh). Khi ra đảm nhận vùng trọng yếu này, chính Hoàng Diệu cũng thấy tình thế thật khó khăn nhưng không lẽ lại làm ngơ trốn tránh trách nhiệm trong lúc vận nước ngã nghiêng. Ông đã thổ lộ tâm sự qua bài Quá Giang Tức Cảnh Ông đã cảm tác khi đến Hà Nội :
Quá bước tìm phương bỗng tới đây,
Khen cho tạo hóa khéo trưng bày.
Sông e biển cạn bù thêm nước.
Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây,
Rạt rạt sóng cồn che mặt nước.
Ào ào gió thổi cuốn rừng cây,
Nửa về nửa ở lòng không nỡ,
Ngàn nỗi trời chiều bóng xế tây. (7)

Khi vừa đến Hà Nội, Hoàng Diệu liền tổ chức phòng thủ chặt chẻ, xây dựng công thự chiến đấu, xin Triều đình Huế tăng viện nhưng triều đình làm ngơ, thao dượt quân sĩ, buộc người ngoại quốc muốn vào Hà Nội phải xin phép chính quyền Việt Nam. Hoàng Diệu rất ghét những kẻ liên lạc với Pháp và ỷ thế người Pháp. Có lần Ông ra lệnh bắt viên thông ngôn xấc xược đánh cho một trận nặng. Trong khi đó, có một số quan lại nhút nhát theo chủ trương hòa hoãn của vị Tổng Đốc tiền nhiệm là Trần Đình Túc, muốn mở cửa thành cho người Pháp vào và triệt binh để người Pháp khỏi nghi ngờ. Vua Tự Đức cũng ra chiếu khiển trách Hoàng Diệu quá cứng rắn với người Pháp, nhưng về phần mình, Hoàng Diệu vẫn giữ vững lập trường cương quyết bảo vệ Hà Nội.

Ngày 24 tháng Tư, năm 1884, Pháp tấn công Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân dân ra sức chống cự mãnh liệt nhưng trươc sức mạnh và vũ khí tối tân của quân đội Pháp, Hà Nội đành phải thất thủ. Sức cùng, lực kiệt Hoàng Diệu vào võ miếu viết tờ di biểu gởi về triều đình Huế tường trình mọi việc, nhấn mạnh đến việc Ông quyết tâm bảo vệ Hà Nội vì : “……... Thần thiết nghĩ: Hà thành là yết hầu nơi Bắc Địa, mà cũng là khu yếu hại của nước nhà. Nếu một mai núi lỡ đất chuồi, thì các tỉnh cũng thành tan ngói vỡ...” (theo bản dịch lối phú của bác sĩ Thái Can). Hoàng Diệu tự nhận hoàn toàn trách nhiệm về việc để mất Hà Nội. Viết xong bài di biểu, Hoàng Diệu dùng chiếc khăn xanh chít đầu, treo cổ tuẫn tiết, lấy cái chết để đền nợ non sông, dầu Ông vẫn mãi ngậm ngùi hoài vọng :

Sông e biển cạn bù thêm nước,
Núi sợ trời nghiêng đỡ lấy mây.

Trước cái chết của vị anh hùng dân tộc Việt Nam, người Pháp tỏ ra rất khâm phục. Đối thủ trực tiếp của Hoàng Diệu là Đại Tá Henri Riviere, trong bản tường trình lên thượng cấp ở Pháp ngày 24 tháng 4 năm 1882 đã viết: “ Buổi sáng 26 tháng 4, chúng tôi được tin viên Tổng Đốc đã tự tử. Viên ấy là một người điềm đạm và cương quyết…...” Trong một bức thư khác, Riviere nói thêm : “Quan Tổng Đốc là người quân tử. Sự tự tử của Ông đã chứng minh điều đó...” (8). Trong nhật ký của mình, Henri Riviere còn cho rằng thế lực của Hoàng Diệu làm cho người Pháp bối rối, nhất là Hoàng Diệu biết hiệp lực với Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây, gần Hà Nội (9).

Về phía triều đình Huế, vua Tự Đức đã ra chỉ dụ ngày 10 tháng Năm năm Tự Đức thứ 35 (25 tháng Sáu, 1882) khen ngợi Hoàng Diệu: “……... Tổng Đốc Hoàng Diệu đã thề cố thủ, có chết cũng không đổi chí ...” Vua Tự Đức còn ban cho thân mẫu Hoàng Diệu một ngàn quan tiền và sai tỉnh phần Quảng Nam tổ chức một lễ tế trọng thể khi gia đình đưa Hoàng Diệu về an táng tại thôn Xuân Minh trong ngày 5 tháng Mười, 1882.

Rất nhiều quan chức và thân hào nhân sĩ trong cả nước đã viết những bài điếu văn, những câu liễng đối bi ai hùng tráng để tưởng nhớ Hoàng Diệu như những bài của Phan Đình Phùng, Trần Đình Túc, Nguyễn Hữu Độ, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Giai ………...

Quan trọng hơn cả và trên tất cả, đó là lòng thương mến kính trọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đối với Hoàng Diệu. “...Khi thành đã phá xong, trong hàng phố được tin quan Tổng Đốc tuẫn tiết, rất lấy làm thương xót. Ông thượng Kim, một thân hào, cùng dân hàng bang góp tiền mua áo quan đem chôn ở gần miếu trung Liệt...”

Trong điếu văn khóc Hoàng Diệu, một người họ Ngô viết:

“...Nếu ai cũng như Ông,
Hà thành đâu đến thế.
Vì ai cũng khác Ông,
Hà thành nên thế ấy...”

Còn sĩ tử Hà Nội đã hết sức ca tụng Hoàng Diệu:

“...Nghìn thuở Nùng Sơn nên chí khí,
Anh hùng đến thế lệ cùng rơi...” (10)

Nổi bật nhất là hai bản trường ca của các tác giả vô danh là Hà Thành Thất Thủ Ca theo thể song thất lục bát và Hà Thành Thất Thủ Chí Công Quá Ca thường được gọi là Hà Thành Chính Khí Ca hay còn gọi tắt là Chính Khí Ca theo thể lục bát. Hai bản trường ca này đã hết lời xưng tụng tiết tháo và lòng tận trung của Hoàng Diệu. ( Nghe nói hai bản này đã được dịch ra Pháp văn, nhưng chúng tôi chưa tìm được).

Ca dao chúng ta có câu:

Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

TGP 

 

Không có nhận xét nào: