Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2023

Tin Giáng Sinh và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tin Không Vui Trong Mùa Lễ! Hoa Kỳ Lạm Phát: Cây Giáng Sinh Năm Nay, Mắc Hơn 10%, So Với Năm Ngoái! -Giá cây Giáng Sinh đã đạt các mức cao kỷ lục trong năm nay giáng một đòn tài chính khác vào người tiêu dùng đang eo hẹp tiền bạc trong mùa lễ này, theo các chuyên gia trong ngành. Theo Hiệp hội Cây Giáng Sinh Mỹ quốc (ACTA), giá trung bình của một cây Giáng Sinh đã tăng 10% so với năm ngoái, và người mua sắm có thể chi trả trung bình từ 80 đến 100 USD. Cô Joanne Bond, làm việc tại Hiệp hội Cây Giáng Sinh Maine (MCTA), nói với The Epoch Times rằng chi phí gia tăng mọi mặt đã buộc cô phải tăng giá thêm 10% tại Trang trại Cây Giáng Sinh Bond Mountain ở Tây Newfield.
<!>
“Tôi đã và đang gắng hết sức để trả lời những lời phàn nàn về giá cả, nhưng với mọi thứ đều đắt hơn nên chúng tôi thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục tính phí cao hơn một chút,” cô Bond cho biết. “Năm nay, tất cả các chi phí của tôi đều tăng lên, từ vật liệu đến lưới che cây, đến cà phê và rượu táo mà tôi muốn phân phát cho khách hàng.”

Cô Bond cho biết năm 2021, giá 50 USD, người tiêu dùng có thể chặt bất kỳ cây có kích thước nào trong lô cây balsam Canada của cô. Năm nay, cô buộc phải tăng giá lên 65 USD.

“Việc đó thật khó khăn và tôi thực sự ghét phải làm điều đó nhưng mỗi một mặt hàng trong công việc kinh doanh của tôi đều tăng giá, ngoại trừ những que kẹo, mà may mắn thay, vẫn có giá 1 USD một hộp.”

Một người quản lý của Soho Trees New York tại góc đường Varick và Canal ở Manhattan nói với The Epoch Times rằng một yếu tố khác góp phần làm tăng giá là tình trạng thiếu cây đã tàn phá nguồn cung bán lẻ.

Người quản lý này yêu cầu chỉ được gọi anh là Russell cho biết, “Nói một cách đơn giản, chính xác là không có sẵn nhiều cây.”

“Hạn hán ở North Carolina đã bóp nghẹt nguồn cung cấp cây vân sam Fraser và sau đó hỏa hoạn ở Oregon đã phá hủy một lượng lớn cây vân sam Douglas. Nói một cách nhẹ nhàng thì đây là một năm rất khó khăn đối với cây Giáng Sinh,” anh nói thêm.

Người dân New York cũng có thể gặp khó khăn không kém về tài chính. Một người dân Manhattan muốn mang về nhà một cây vân sam Fraser cao từ 7 đến 8 foot từ Soho Trees sẽ phải bỏ ra 279.95 USD. Một cây balsam Canada dài từ 6 đến 7 foot có thể được mua với giá vừa phải hơn là 229.95 USD.

Giá trên đã bao gồm đế nhựa để cây, giao hàng tận nhà, và lắp đặt.

Anh Russell cho biết anh tin rằng chi phí gia tăng sẽ không làm cản trở tinh thần lễ hội của người dân New York.

“Ở New York này, việc mua cây Giáng Sinh đã là một truyền thống từ những năm 1800,” anh nói. “Chúng tôi luôn hy vọng vào một mùa lễ tốt đẹp.”

“Đó là New York. New York yêu thích Giáng Sinh,” anh nói thêm.

Lựa chọn cây nhân tạo?

Những người tổ chức ngày lễ không nên mong đợi được giải tỏa bằng cách lựa chọn cây nhân tạo, những loại cây có chi phí tương đương, nếu không muốn nói là nhiều hơn đến mức không thể mua được. Theo ACTA, người tiêu dùng có thể chi từ 85 đến 1,000 USD cho cây giả, với chi phí thay đổi tùy theo nhà sản xuất, nhà bán lẻ, kích thước, hình dạng của cây, và vị trí.

Tin tức về giá cây cao kỷ lục xuất hiện khi ngày càng có nhiều người mua sắm trong dịp lễ với ngân sách hạn chế buộc phải đối mặt với lạm phát ở mọi thứ, từ đồ trang trí đến đồ chơi trẻ em, vé phi cơ đi thăm gia đình, và thực phẩm cho các bữa ăn ngày lễ.

Ngoài ra, xu hướng giá cả cao hơn này có thể sẽ kéo dài qua sau dịp lễ khi lạm phát tăng cao tiếp tục vượt quá mức tăng lương, buộc nhiều người Mỹ phải tìm cách cắt giảm ngân quỹ của mình.

Theo ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody’s Analytics, thì lạm phát, chủ yếu do chi phí năng lượng tăng và nguồn cung tiền tăng mạnh, đã buộc người Mỹ phải chi thêm 709 USD mỗi tháng cho hàng hóa và dịch vụ hàng ngày so với mức họ chi ra cách đây hai năm.

Hôm 10/08, ông Zandi đã tweet rằng “Lạm phát cao trong hơn 2 năm qua đã gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.”

“Do lạm phát cao, một gia đình điển hình trong tháng Bảy đã chi nhiều hơn 202 USD so với cách đây một năm để mua cùng loại hàng hóa và dịch vụ. Và họ đã chi thêm 709 USD so với hai năm trước.”

Theo một cuộc khảo sát do ACTA thực hiện, lạm phát là mối lo ngại đáng kể trong mùa lễ này đối với 78% người tiêu dùng.

Tuy nhiên, 94% những người được khảo sát cho biết họ vẫn sẽ mua ít nhất một cây Giáng Sinh trong năm nay.

Theo cô Bond tại MCTA, những người vui chơi trong dịp lễ vẫn hiểu được về sự gia tăng chi phí và áp lực mà các chủ doanh nghiệp nhỏ phải chịu để giữ giá ở mức thấp.

“Với cách mà mọi thứ đều đang tăng giá ngày nay, mọi người vẫn nghĩ rằng họ đang nhận được một món hời.”

“Đó hẳn là tinh thần Giáng Sinh. Chúng ta sẽ phải xem liệu tinh thần này có kéo dài được không.”


San Jose: Giới Thiệu Sinh Hoạt Mùa Giáng Sinh 2023


Một Mùa Giáng Sinh An Bình! Giáo Hoàng Francis Hy Vọng Có Lệnh Ngừng Bắn Mới ở Gaza!


(Hình: Giáo hoàng Francis trong một buổi cầu nguyện.)

-Hôm 3/12/2023, Giáo hoàng Francis nói rằng thật "đau đớn" khi thấy Thỏa thuận Ngừng bắn giữa Do Thái và Hamas đã tan vỡ, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng tất cả các bên liên quan có thể đạt được một lệnh ngừng bắn mới "càng sớm càng tốt".

Lệnh tạm dừng giao tranh kéo dài bảy ngày trong cuộc chiến giữa lực lượng Do Thái và phiến quân Hamas, vốn cho phép trao đổi con tin Do Thái và tù nhân Palestine, đã sụp đổ hôm 1/12. Hôm 3/12, Do Thái tăng cường chiến dịch ném bom.

Theo các viên chức Palestine, hơn 15.400 người Palestine đã thiệt mạng tính ngày 3/12, trong cuộc xung đột nổ ra sau cuộc tấn công của Hamas vào miền Nam Do Thái vào ngày 7 tháng 10, trong đó 1.200 người Do Thái thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt làm con tin.

"Thật đau đớn khi Thỏa thuận Ngừng bắn đã bị tan vỡ. Điều này có nghĩa là chết chóc, sự hủy diệt và đau khổ", Giáo hoàng Francis nói trong buổi cầu nguyện hôm 3/12. Lời của ông được đọc bởi 1 Phụ tá vì sức khỏe yếu.

"Nhiều con tin đã được giải thoát nhưng nhiều người vẫn còn ở Gaza. Chúng tôi nghĩ đến họ, đến gia đình họ, những người đã nhìn thấy ánh sáng, hy vọng được ôm lấy những người thân yêu của họ một lần nữa", Giáo hoàng nói.

"Ở Gaza có rất nhiều đau khổ, thiếu những nhu yếu phẩm cơ bản. Tôi hy vọng rằng tất cả những bên liên quan có thể đạt được Thỏa thuận Ngừng bắn mới càng sớm càng tốt", Giáo hoàng nói và bày tỏ hy vọng các bên tìm ra "các giải pháp khác ngoài vũ khí".

Giáo hoàng hạn chế phát biểu trước công chúng và những lần xuất hiện của mình vì ông đang hồi phục sau căn bệnh viêm phổi khiến ông, cùng với những lý do khác, phải hủy chuyến đi tới Dubai vào cuối tuần này để tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là COP28.


Động đất 7,6 độ richter ngoài khơi Philippines, cảnh báo sóng thần được đưa ra

(Trí Đạt)


(Ảnh: Vào ngày 2/12/2023, một trận động đất đã xảy ra ở Mindanao, Philippines.)

-Theo thông tin do Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) công bố hôm thứ Bảy (2/12), một trận động đất mạnh có cường độ 7,6 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển Mindanao, Philippines. Philippines và Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo sóng thần.

USGS cho biết trận động đất xảy ra lúc 22h37 giờ địa phương ngày thứ Bảy và đo được ở độ sâu 32 km (20 dặm).

Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho biết, tùy thuộc vào cường độ và địa điểm, sóng thần dự kiến sẽ tấn công miền nam Philippines và một phần của Indonesia, Palau và Malaysia. Nhưng sau đó trung tâm đã rút lại cảnh báo sóng thần.

Hệ thống Cảnh báo sóng thần Mỹ ban đầu cảnh báo rằng sóng có thể cao tới 3 mét so với mức thủy triều cao thông thường, nhưng sau đó cập nhật thông tin cho biết không còn mối đe dọa sóng thần nữa.

Theo ước tính ban đầu của USGS, trận động đất có cường độ 7,6 độ richter; trong khi cơ quan địa chấn Philippines cho biết trận động đất có cường độ 6,9 độ richter. Trung tâm Địa chấn Địa Trung Hải châu Âu (EMSC) cho biết, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter đã xảy ra ở Philippines hôm thứ Bảy với tâm chấn 63 km (39 dặm), dự kiến sẽ sớm xảy ra sóng thần ập vào Philippines và Nhật Bản.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản hôm thứ Bảy cho biết, cảnh báo sóng thần đã được ban bố tại bờ biển phía Tây Thái Bình Dương của Nhật Bản sau khi một trận động đất lớn xảy ra ở Philippines.

Các nỗ lực sơ tán ở Philippines vẫn tiếp tục và mặc dù các dư chấn vẫn tiếp tục xảy ra, nhưng chưa có báo cáo ban đầu nào về thiệt hại hoặc thương vong do sóng lớn.

Viện Núi lửa và địa chấn học Philippines (Phivolcs) cho biết nguy cơ sóng thần vẫn còn.“Cảnh báo vẫn chưa được dỡ bỏ”, Phivolcs nói trong một tuyên bố với giới truyền thông.

Trong cảnh báo ban đầu, Phivolcs cho biết cư dân gần bờ biển các tỉnh Surigao del Sur và Davao Oriental nên “sơ tán ngay lập tức” hoặc “di chuyển xa hơn vào đất liền”.

Không giống các khu vực khác của Philippines, hai tỉnh này chủ yếu là nông thôn và không có mật độ dân cư đông đúc. Phivolcs cho biết họ dự đoán sẽ có một số thiệt hại do trận động đất gây ra. Cơ quan này ban đầu cảnh báo về các dư chấn có thể xảy ra.

Theo “Trung tâm địa chấn Địa Trung Hải châu Âu”, hơn 20 dư chấn đã sớm xảy ra trong khu vực. Cơn dư chấn lớn nhất có cường độ 6,5 độ richter.

Ông Raymark Gentallan, cảnh sát trưởng thị trấn ven biển Hinatuan, cách tâm chấn 30km, nói với Reuters rằng thị trấn này đã mất điện kể từ khi trận động đất xảy ra.

“Chúng tôi đang sơ tán người dân khỏi các khu vực ven biển”, ông nói và cho biết thêm rằng các đội cứu trợ thiên tai vẫn chưa thấy bất kỳ thiệt hại hoặc thương vong nào.

James Soria sở hữu một khách sạn nhỏ ở Hinatuan. Ông cho biết nơi ở của ông bị thiệt hại nặng nề.

“Bây giờ ở đây lại rung chuyển,” ông nói với Reuters qua điện thoại, sau đó do một cơn dư chấn khác ập đến khu vực, nên điện thoại đã bị gián đoạn.

Theo AFP đưa tin, không có báo cáo về thương vong hoặc thiệt hại tài sản, nhưng Cảnh sát trưởng thị trấn Hinatuan, ông Joseph Lambo cho biết trận động đất “rất mạnh”. Ông nói với AFP: “Các thiết bị điện trong văn phòng cảnh sát rơi khỏi kệ và 2 chiếc tivi bị đập vỡ. Một chiếc xe máy đậu bên ngoài cũng bị đổ”.

Ông Lambo nói: “Hiện tại chúng tôi chưa có báo cáo về thiệt hại hay thương vong, nhưng mọi người đang sơ tán vì cảnh báo sóng thần”. Ông nói rằng 45.000 cư dân của thị trấn đã được lệnh rời khỏi nhà và nhiều người đang đi bộ hoặc đi ô tô lên vùng đất cao hơn.

Philippines thường xuyên xảy ra động đất và hoạt động núi lửa do nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương. Hầu hết các trận động đất đều quá yếu để con người có thể cảm nhận được, nhưng những trận động đất mạnh và có sức tàn phá lớn xảy ra ngẫu nhiên và không có công nghệ nào có thể dự đoán chính xác thời gian và địa điểm xảy ra trận động đất.


Con tin Thái Lan từ Gaza trở về nước, tưởng nhớ đồng nghiệp bị giết


(Ảnh: Nhóm công dân Thái Lan đầu tiên được Hamas thả về nước sau khi bị giam giữ gần hai tháng ở Gaza, về đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan, vào ngày 30 tháng 11 năm 2023.)

-Khi nhóm công dân Thái Lan đầu tiên bị Hamas bắt làm con tin ở Gaza về đến sân bay Bangkok, họ đã yêu cầu một phút im lặng để tưởng nhớ những người lao động Thái Lan bị giết.

“Tôi rất đau buồn khi 39 đồng nghiệp của tôi đã thiệt mạng và mong mọi người dành chút thời gian để tưởng niệm họ”, đại diện của nhóm Uthai Saengnuan nói với các phóng viên hôm thứ Năm.

Theo chính phủ Thái Lan, các tay súng Hamas từ Gaza đã giết chết 39 người Thái và bắt cóc 32 lao động Thái Lan trong cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10.

Nhóm 17 người đầu tiên trở về hôm thứ Năm trong tổng số 23 người đã được thả ở Gaza, còn 9 người vẫn bị giam cầm.

Những người trở về bình tĩnh xếp hàng, một số mặc áo sơ mi có in cờ Thái Lan và Israel.

“Tôi muốn cảm ơn chính quyền Israel và Thái Lan đã giúp đỡ chúng tôi... và hy vọng rằng những người khác sẽ quay trở lại”, ông nói.

Trước chiến tranh, khoảng 30.000 lao động Thái Lan làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, khiến nhóm này trở thành một trong những nhóm lao động nhập cư lớn nhất Israel.

Cho đến nay, 9.000 người Thái đã được hồi hương.

Thủ tướng Srettha Thavisin nói với những người trở về qua cuộc gọi video khi họ tập trung dự cuộc họp báo tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok: “Tất cả người dân Thái Lan đều lo lắng cho các bạn”.

Lao động nhập cư Thái Lan ở Israel chủ yếu đến từ vùng nông thôn phía đông bắc của quốc gia Đông Nam Á này, với mong muốn được trả lương cao hơn để gửi về quê hương cho gia đình.

Các thành viên trong gia đình đã chờ đợi để chào đón người thân của họ tại sân bay hôm thứ Năm.

Ngoại trưởng Thái Lan Pranpree Bahiddha-Nukara nói với các phóng viên: “Sự hỗ trợ của bạn bè và đồng minh đã giúp đảm bảo việc thả con tin Thái Lan”.

Ông Pranpree cho biết ông đã tổ chức các cuộc đàm phán với những người đồng cấp của mình ở một số quốc gia Trung Đông có liên hệ với Hamas. Trước đây, ông đã đến Cairo và Doha để đàm phán.

Một nhóm Hồi giáo Thái Lan đã đàm phán trực tiếp với Hamas cho biết nỗ lực của họ rất quan trọng trong việc đảm bảo sớm thả con tin Thái Lan. Vào ngày ngừng bắn đầu tiên, 10 con tin Thái Lan đã được thả vô điều kiện.


SOS! Dịch viêm phổi ở trẻ gia tăng toàn cầu, chuyên gia cảnh báo hệ lụy hậu COVID-19
(Lộ Khắc)


(Ảnh: Tiêm phòng miễn phí vào ngày 14/10/2020 tổ chức tại thư viện ở Lakewood bang California.)

-Có lo ngại rằng dịch bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ đang khiến các bệnh viện Trung Quốc quá tải cũng có thể tấn công nước Mỹ vào mùa đông này. Một số nước châu Âu cũng đã và đang đối phó vấn đề tương tự. Có quan điểm cho rằng nguyên nhân là phong tỏa công cộng, đồng thời COVID-19 đã khiến miễn dịch cộng đồng giảm, do phong tỏa cũng đồng thời gây hạn chế đối với vi khuẩn có lợi.

Kể từ tháng 8 đến nay ở Quận Warren nơi chỉ cách Cincinnati của Ohio 30 dặm, đã có 142 trường hợp trẻ nhỏ mắc căn bệnh được gọi là “Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) phổi trắng”. Cơ quan y tế quận cho biết gần đây: “Con số này không chỉ cao hơn mức trung bình của quận mà còn đáp ứng định nghĩa về một đợt bùng phát dịch bệnh của Bộ Y tế Ohio”.

Trong khi đó, ở miền Tây bang Massachusetts, các bác sĩ đang chứng kiến “số lượng đáng kể” bệnh viêm phổi không điển hình (còn được gọi dưới cái tên “walking pneumonia”) – một dạng bệnh phổi nhẹ hơn.

Giới chức phụ trách phổ biến quan điểm cho rằng cả hai đợt bùng phát đều không phải do mầm bệnh mới gây ra, cũng không phải tất cả các trường hợp viêm phổi đều là kết quả của nhiễm riêng lẻ. Các chuyên gia cho biết về sự xuất hiện đồng thời của vi khuẩn và virus theo mùa.

Một nguồn tin tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói với Daily Mail rằng “không có gì bất thường”.

Cơ quan chức năng đang điều tra về nguyên nhân gây ra làn sóng bệnh tật ở Ohio, giới chức không nghĩ rằng đây là một bệnh hô hấp mới mà chẳng qua là hòa trộn một loạt vài dạng bệnh cảm nhiễm thông thường xảy ra đồng thời.

Các bệnh nhân trong quận có khoảng 200.000 dân này đã có kết quả xét nghiệm dương tính với mycoplasma pneumoniae (một loại bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn mà một số loại kháng sinh không có tác dụng chống lại), adenovirus (một loại nhiễm trùng đường hô hấp thường lành tính), và chi liên cầu khuẩn (streptococcus).

Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 8 tuổi, nhưng nhiều trường hợp chỉ mới 3 tuổi.

Có một số giả thuyết, một trong số đó cho rằng việc phong tỏa xã hội, đeo khẩu trang và đóng cửa trường học trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã làm suy yếu khả năng miễn dịch của trẻ em, khiến chúng dễ mắc các bệnh theo mùa hơn.

Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn thường xảy ra 5 năm một lần, thường là khi mọi người đang hồi phục sau bệnh cúm hoặc các bệnh do virus khác.

Các bác sĩ cho biết hầu hết các trường hợp cảm nhiễm đều ở mức độ nhẹ, nhưng với những người vừa khỏi nhiễm trùng đường hô hấp thì nguy cơ bị nặng cao hơn. Hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng như sốt, ho và mệt mỏi.

Hiện chưa rõ liệu căn bệnh này có gây ra trường hợp tử vong nào hay không, giới chức cũng không trả lời các yêu cầu cung cấp thêm thông tin.

Tại Massachusetts, các bác sĩ cho biết vấn đề chính là RSV, một loại virus đường hô hấp giết chết hơn 10.000 người Mỹ mỗi năm, chủ yếu là trẻ nhỏ và người già.

Bác sĩ nhi khoa John Kelly chia sẻ: “Đây là mùa RSV, chúng ta đang chứng kiến rất nhiều loại virus này… Rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus này đã bị ho, sổ mũi, một số bị nhiễm virus hợp bào hô hấp”.

Một nguồn tin tại CDC Mỹ cho biết, dữ liệu của họ cho thấy mức độ viêm phổi đối với trẻ em ở các bang khác cho thấy xu hướng theo mùa. Nguồn tin cho hay: “Không có gì bất thường nhưng chúng tôi đang tiếp tục theo dõi”.

Tiến sĩ Amesh Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins ở Maryland, cho biết: “Tôi cảnh báo không nên mang trường hợp tại một quận ở Ohio để suy luận cho cả một quốc gia có 330 triệu dân”.

Ông cho hay ông sẽ không hoàn toàn ngạc nhiên nếu trong năm nay “có một số vùng của nước Mỹ [viêm phổi ở trẻ] cao hơn bình thường”, tuy nhiên không nghĩ điều đó sẽ xảy ra ở khắp mọi nơi trên đất nước.

Tiến sĩ Adalja cho rằng sự bùng phát đột ngột của bệnh viêm phổi trên toàn thế giới có thể do tính chất “theo chu kỳ” của mycoplasma. Ông lưu ý “Mycoplasma trải qua các chu kỳ dịch bệnh vài năm một lần, đó có lẽ là những gì đang xảy ra trên toàn cầu hiện nay”. Ông cũng cho biết Trung Quốc có thể đang phải gánh chịu tác động kép từ cả virus và vi khuẩn.

Trung Quốc đang bước vào mùa đông đầu tiên khi dịch bệnh thường bùng phát, đồng thời lại đang báo cáo sự gia tăng về virus corona, cúm, virus hợp bào hô hấp và mycoplasma.

Những nơi đi trước trong dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát xã hội như tại Mỹ, Canada và châu Âu… vào năm ngoái đã bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng mạnh các trường hợp tương tự này. Tiến sĩ Adalja nói: “Vì vậy, những gì đang xảy ra ở Trung Quốc là có thể hiểu… Vào năm ngoái khi chúng ta [nước Mỹ] bỏ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, sau đó chúng ta đã phải hứng chịu rất nhiều tác động của COVID-19, cúm và virus hợp bào hô hấp”.

Ông cho biết ông không nghĩ đợt bùng phát mùa đông năm nay sẽ “nghiêm trọng” như năm ngoái, khi đó hàng ngàn trẻ em phải nhập viện vì virus hợp bào hô hấp và cúm.

Nhưng Tiến sĩ Adalja thừa nhận rằng việc phong tỏa xã hội đã thúc đẩy hiện tượng toàn cầu mới nổi này. Đại dịch đã khiến số lượng những nhóm dễ mắc bệnh này tăng lên trong những năm qua.

Tương tự, Tiến sĩ Scott Roberts, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y thuộc Đại học Yale ở Connecticut, cho biết số ca nhiễm gia tăng vẫn có thể là do khả năng miễn dịch ở trẻ em bị suy giảm. Ông nói với Daily Mail: “Đây có thể là sự hồi sinh của các mầm bệnh đã biết, khiến chúng ta gặp khó khăn hơn một chút vì khả năng miễn dịch với chúng thấp hơn”.

Ông cảnh báo miễn dịch cộng đồng ở trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế từng áp dụng đối với đại dịch COVID-19, các biện pháp đó đã ngăn chặn mọi người có thể tiếp xúc với “vi khuẩn tốt” để tăng cường khả năng miễn dịch. Ông cũng lưu ý rằng khả năng miễn dịch sẽ suy yếu theo thời gian.

Trước đó, Hà Lan và Đan Mạch cũng cho biết họ đang ghi nhận sự gia tăng bí ẩn số ca viêm phổi, nhiều ca trong số đó một phần là do mycoplasma.

Giám đốc CDC Mỹ là Tiến sĩ Mandy Cohen mới đây (30/12) đã làm chứng tại Capitol Hill, rằng sự gia tăng các bệnh về đường hô hấp ở Trung Quốc không phải do một mầm bệnh mới nào gây ra. Ông nói với Tiểu ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện: “Chúng tôi không cho là do một mầm bệnh mới lạ nào”.

CDC Mỹ đã chịu áp lực phải tiết lộ mọi thứ họ biết về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Hôm 30/11, các nghị sĩ đã gửi thư cho cơ quan này, họ nói với Tiến sĩ Cohen: “Nếu CDC muốn lấy lại niềm tin của người dân Mỹ, CDC phải cung cấp thông tin minh bạch và kịp thời về các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng mà đất nước chúng ta phải đối mặt”.

Các trường hợp viêm phổi ở trẻ em đã gia tăng ở Trung Quốc kể từ tháng 5, tuy nhiên chỉ được đưa ra ánh sáng khi Đài Loan báo cáo các trường hợp này vào tháng trước. Giới chức y tế đã báo cáo tình hình dịch bệnh viêm phổi bùng phát này cho ProMED – nơi đầu tiên công bố đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc.

Được biết ở miền bắc và miền đông Trung Quốc, bao gồm cả Bắc Kinh, Thượng Hải và tỉnh Liêu Ninh, hiện có hàng ngàn trẻ em bị bệnh phổi đã được đưa vào các bệnh viện. Giới chức Trung Quốc khẳng định làn sóng lây nhiễm này không phải do dịch bệnh mới gây ra.


Kỹ sư gốc Việt phát triển công cụ giúp xe tự lái thông minh, an toàn hơn!


(Ảnh: Ông Dũng Hoàng Trần)

-Việc phát minh ra xe tự lái được chứng minh là một tiến bộ thú vị trong lãnh vực kỹ nghệ, nhưng nhiều người vẫn e ngại về việc ứng dụng chúng trong xã hội do lo ngại về an toàn.

Giáo Sư Tiến Sĩ Dũng Hoàng Trần thuộc đại học University of Nebraska–Lincoln đang nghiên cứu giải pháp mới để thay đổi điều đó.

Với khoản tài trợ mới trị giá $529,041 từ Quỹ Khoa Học Quốc Gia NSF, ông Dũng Trần sẽ tiếp tục nghiên cứu một công cụ xác minh giúp các loại xe tự lái và các loại máy móc robot khác an toàn và thông minh hơn.

Xe tự lái có thể hoạt động trong môi trường không quen thuộc nhờ các thành phần tự học được mô hình hóa theo các tình huống thực tế và được tích hợp vào hệ thống của chúng. Khi có quá nhiều thành phần được kết hợp với các yếu tố không thể lường trước và chưa từng có trong môi trường sống, việc đánh giá an toàn và quản lý rủi ro có thể trở nên tương đối khó khăn đối với các kỹ sư.

“Chúng tôi phải thiết lập một khuôn khổ toán học và tính toán rất phức tạp để có thể phân tích một hệ thống phức tạp như thế này,” Dũng Trần, giáo sư hàm “assistant professor” tại Khoa Kỹ Thuật Điện Toán cho biết. “Khi chúng tôi thiết kế hệ thống đó, các mô hình máy tự học sâu có thể hoạt động theo cách có thể làm cho hệ thống của chúng tôi rơi vào hoàn cảnh không mong muốn.”

Khi còn là nghiên cứu sinh tại đại học Vanderbilt University, ông Dũng Trần từng tạo ra công cụ Xác Minh Mạng Thần Kinh (Neural Network Verification – NNV), một nhu liệu xác minh an toàn hiện vẫn được các công ty lớn trong nhiều ngành công nghiệp, gồm có Apple, Boeing và Toyota, ứng dụng rộng rãi. Công cụ mới của ông Dũng Trần sẽ dựa trên công việc trước đây của anh nhằm đưa ra cho các kỹ sư những đánh giá và kết quả an toàn toàn diện hơn nhiều.

Công cụ mới của ông Dũng Trần sẽ đo lường mức độ an toàn bằng cả phương pháp định tính và định lượng. Ngoài việc xác nhận rằng hệ thống vượt qua hoặc thất bại trong các bài kiểm tra an toàn, công cụ mới cũng sẽ phân tích xác suất rủi ro liên quan nhằm đưa ra đánh giá kịp thời, chi tiết và chính xác ở cấp độ hệ thống.

“Trong khuôn khổ mới của chúng tôi, chúng tôi cũng có thể đưa ra câu hỏi, ‘Nếu nó không an toàn, thì không an toàn như thế nào mới được?’” ông Dũng Trần nói. “Công cụ này mô hình hóa sự không chắc chắn của môi trường và điều đó sẽ cho chúng ta thấy một thông số kỹ thuật hoặc một yêu cầu có thể bị vi phạm, điều này rất quan trọng cho việc ra quyết định hoặc kiểm soát.”

Đề án của ông Dũng Trần sẽ áp dụng cùng một ngôn ngữ mới mà anh từng phát triển cho NNV, ngôn ngữ đặc tả logic thời gian của ngôi sao xác suất. Ngôn ngữ này cho phép các kỹ sư xác định các yêu cầu cần thiết để hệ thống hoạt động chuẩn xác và an toàn. Sau đó, ông Dũng Trần và các đồng sự của anh sẽ bắt tay thiết kế các kỹ thuật và thuật toán xác minh hiệu quả nhằm đo lường mức độ an toàn của hệ thống so với yêu cầu.

Sau khi gia nhập đại học University of Nebraska–Lincoln và trở thành đồng giám đốc của Phòng Thí Nghiệm Hệ Thống Không Người Lái Thông Minh MoBile tại Nebraska vào năm 2018, ông Dũng Trần bắt đầu kiến tạo một môi trường thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm tra máy móc và nhu liệu chế tạo robot.

Nền tảng thử nghiệm F1TENTH hỗ trợ máy tính tự học là một hệ thống quy mô nhỏ dùng để tạo ra các kịch bản trong thế giới thực cho các loại xe tự lái nhằm đánh giá khả năng ứng dụng, khả năng mở rộng và độ tin cậy


Tin Quốc Tế Đó Đây

***
COP28: Hơn 110 Quốc Gia Ủng Hộ Mục Tiêu Tăng Gấp 3 Lần Năng Lượng Tái Tạo


(Hình: Tấm áp-phích của Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc tại Dubai, Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, 29/11/2023.)

-Trong ngày thứ ba của thượng đỉnh khí hậu COP28, hôm 2/12/2023, 116 nước ký tên vào cam kết nhằm tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo trước 2030. Cam kết này không mang tính ràng buộc.

Chủ tịch COP28 thông báo các quốc gia nói trên cam kết phối hợp để nâng tổng công suất năng lượng tái tạo (bao gồm điện mặt trời, điện gió, thủy điện…) lên 11.000 GW so với 3.400 GW hiện nay. Theo thông tấn xã AFP, tăng gấp 3 năng lượng tái tạo là đề xuất của Liên Hiệp Âu Châu (EU) từ đầu năm nay, được nước chủ nhà Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ủng hộ. Mục tiêu này sau đó được nhóm G7 và G20 ủng hộ. Theo Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, mục tiêu nói trên "gửi đi một thông điệp rất mạnh đến giới đầu tư và các thị trường tài chánh, cho thấy rõ hướng đi sắp tới" của cộng đồng quốc tế.

Một điểm đáng chú ý là Pháp cùng với Mỹ và nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam và Nam Dương, đã khởi động một sáng kiến nhằm hỗ trợ đẩy nhanh việc thoát khỏi than đá, nguồn năng lượng hóa thạch chiếm 1/3 sản lượng điện trên thế giới.

Cũng ngày 2/12, khoảng 20 quốc gia – bao gồm Mỹ, Pháp, Trung Quốc kêu gọi đưa mục tiêu tăng gấp ba năng lượng nguyên tử so với năm 2020, từ đây đến năm 2050, vào Tuyên bố chung. Trung Quốc và Nga – các nhà chế tạo lò phản ứng nguyên tử hàng đầu thế giới - không nằm trong danh sách các nước ký tên.

Lần đầu tiên đông đảo các nước chấp nhận đưa lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, chiếm một phần ba khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào kế hoạch khí hậu quốc gia. Kêu gọi được sự tham gia của khoảng 130 quốc gia.


Ukraine Cáo Buộc Nga Hành Quyết Những Binh Sĩ Đã Đầu Hàng


(Ảnh: Các chiến sĩ biên phòng Ukraine trong lúc giải lao tại vị trí ở vùng Sumy, ngày 24/11/2023.)

-Ngày 2/12/2023, Kyiv tố cáo Nga phạm "tội ác chiến tranh" khi cho hành quyết những binh sĩ Ukraine đã ra dấu ý định quy hàng.

Theo thông tấn xã AFP, một đoạn vidéo ngắn xuất hiện trên mạng Telegram cho thấy có hai người dường như đã bị bắn hạ ngay tại chỗ sau khi rời chỗ ẩn núp và báo hiệu quy hàng. Những hình ảnh này không ghi rõ ngày, được ghi lại gần Avdiivka, một thành phố ở phía Đông Ukraine, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt.

Tuy nhiên, thông tấn xã AFP khẳng định chưa thể khẳng định địa điểm cũng như tính xác thực của đoạn video trên.

Trung tâm truyền thông chiến lược Ukraine lên án Nga một lần nữa "vi phạm luật lệ chiến tranh cũng như là các quy định luật quốc tế". Quân đội Ukraine nêu rõ là đã dựa vào những nguồn "thông tin xác thực" để khẳng định rằng quân đội Nga đã "nhắm bắn vào các binh sĩ "tay không vũ khí" một cách hiểm độc".

Nhiều viên chức Ukraine gọi đấy là một "tội ác chiến tranh", một "tội ác mới" mà quân đội Nga vi phạm. Quân đội Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế "lên án những hành động này của Nga".

Cũng trong ngày hôm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) đã bày tỏ lo sợ xảy ra "tai nạn nguyên tử và phát xạ lớn" sau việc hai đường dây điện cung cấp cho trung tâm khai thác nguyên tử Zaporijjia, hiện trong tay quân Nga, đã bị ngắt trong đêm sau một cuộc không kích.

Về tình hình chiến sự, Không quân Ukraine Chủ Nhật ngày 3/12/2023, loan báo đã dùng phi đạn điều hướng bắn rơi 10 trong số 12 drone Shahed do Nga phóng đi.


Nga Ra Lệnh Tăng 15% Quân Số, Viện Lẽ Các Mối Đe Dọa Từ NATO


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại một cơ sở quân sự ở Rostov-on-Don, Nga, 9/11/2023.)

-Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký Sắc lệnh tăng 15% số lượng binh sĩ trong quân đội Nga vào hôm 1/12/2023, và giải thích rằng đây là điều cần thiết do "các mối đe dọa gia tăng" liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Theo Sắc lệnh được chính phủ Nga công bố và có hiệu lực ngay lập tức, lực lượng vũ trang nước này sẽ phải có 2,2 triệu quân nhân, trong đó có 1,32 triệu lính tác chiến. Sắc lệnh tăng quân trước đây, có hiệu lực từ tháng 8/2022 chỉ dự kiến tổng số quân nhân là 2 triệu người, trong đó có 1,15 triệu lính tác chiến.

Ngoài lý do cuộc chiến tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga còn biện minh cho sự gia tăng quân số là do việc "NATO tiếp tục mở rộng". Trong một thông cáo, bộ này khẳng định rằng Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn đang "tăng cường lực lượng vũ trang chung gần biên giới Nga và khai triển bổ sung các hệ thống vũ khí tấn công và phòng không".

Bộ Quốc phòng Nga đồng thời cho rằng việc tăng quân sẽ được thực hiện "theo từng giai đoạn", trên cơ sở tự nguyện và không có "kế hoạch động viên".

Song song với quyết định của Tổng thống Nga về việc tăng quân, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm qua còn cho rằng: "Trong sáu tháng diễn ra cái gọi là cuộc phản công, kẻ thù đã mất hơn 125.000 quân và 16.000 đơn vị vũ khí khác nhau". Theo ông Shoigu, nhiều đơn vị Nga đã "chiến đấu rất giỏi" và vào năm 2024, Quân Đội Nga sẽ "tập trung nỗ lực chính vào việc chuẩn bị thực hiện các hoạt động đặc biệt trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt".

Về phần mình, cũng hôm qua, Quân Đội Nga cho biết họ đang tiến công "theo mọi hướng" trên chiến trường Ukraine, đặc biệt trên mặt trận phía Đông.

Tuy nhiên, phía Ukraine đã khẳng định rằng lực lượng vũ trang của họ đã đẩy lùi được các cuộc tấn công đồng thời duy trì được một số vị trí đã giành được trong cuộc phản công những tháng gần đây.


Cảnh Sát Nga Bố Ráp Các Nơi Có Người Đồng Tính Tụ Tập Tại Mạc Tư Khoa


(Hình: Sinh hoạt văn nghệ của người đồng tính tại một quán rượu ở Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 13/11/2022.)

-Chưa đầy 48 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Tối cao Nga tuyên bố phong trào LGBT Quốc Tế là một tổ chức cực đoan, trong đêm 1/12 rạng sáng 2/12/2023, cảnh sát Nga đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào những địa điểm người đồng tính thường xuyên lui tới ở thủ đô Mạc Tư Khoa.

Từ thủ đô của Nga, thông tín viên Jean-Didier Revoin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

Các câu lạc bộ, quán bar và phòng tắm hơi ở Mạc Tư Khoa, những nơi cộng đồng LGBT thường xuyên lui tới, đã bị cảnh sát đột kích. Trên danh nghĩa, lực lượng an ninh chỉ truy tìm ma túy, nhưng trên thực tế, cảnh sát đã không ngần ngại bắt khách hàng của một phòng tắm hơi nằm úp mặt xuống đất để tiến hành kiểm tra, chụp ảnh giấy tờ tùy thân của những người có mặt ở đó.

Có lẽ đây là cách 'ăn mừng' việc Tòa án Tối cao ra phán quyết hôm 30/11 về tính chất cực đoan của phong trào LGBT Quốc Tế, mặc dù phong trào này không tồn tại ở Nga. Theo những nhân vật chỉ trích chính phủ, phán quyết đó cho phép chính quyền truy đuổi và trừng phạt bằng những án tù dài hạn những ai đấu tranh bảo vệ giới đồng tính LGBT cũng như những người tìm nơi ẩn náu để tránh các hành vi bạo lực kỳ thị người đồng tính.

Tại Saint-Petersburg, một trong những câu lạc bộ đồng tính lâu đời nhất đã tuyên bố ngừng hoạt động. Chiếu theo luật mới, bên cho thuê đã thông báo với những người quản lý câu lạc bộ rằng sẽ ngừng cho thuê mặt bằng.

Các sự kiện vừa kể cho thấy bộ mặt của cuộc đấu tranh bảo vệ các giá trị gia đình và truyền thống tại Nga trước những gì mà chính quyền cho là giá trị suy đồi của phương Tây.


Do Thái Tăng Cường Không Kích Vào Gaza


(Hình: Gaza trong một đợt không kích hôm 3/12/2023.)

-Lực lượng Do Thái đã ném bom nhiều khu vực ở Dải Gaza hôm 3/12/2023, giết chết và làm bị thương hàng chục người Palestine, trong khi dân thường trong vùng lãnh thổ bị bao vây tìm nơi lưu trú tại một khu vực ngày càng thu hẹp ở phía Nam.

Trong số các địa điểm bị tấn công có trại tị nạn Jabalia ở phía Bắc khu vực do Hamas cai trị. Phát ngôn viên Bộ Y tế Gaza cho biết rằng một số người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương do cuộc không kích của Do Thái.

Đài truyền hình Al Jazeera phát sóng đoạn phim cho thấy hậu quả của cuộc không kích. Nhiều người, trong đó có 1 trẻ nhỏ, bị bao phủ trong lớp bụi xám khi khói bốc lên từ những đống đổ nát gôm các khối xi măng lớn từ những tòa nhà bị sập.

Người dân cho biết, các cuộc ném bom từ máy bay chiến đấu và pháo binh cũng tập trung vào các thành phố Khan Younis và Rafah ở phía Nam Gaza, và các bệnh viện đang phải vật lộn để đối phó với dòng người bị thương.

Không có bình luận ngay lập tức từ Do Thái về các cuộc không kích này.

Cuộc chiến lại tiếp tục sau khi kết thúc cuộc đình chiến kéo dài 7 ngày hôm 1/12 giữa lực lượng Do Thái và phiến quân Hamas để cho phép trao đổi con tin Do Thái và tù nhân Palestine.

Xung đột tiếp diễn bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ Hoa Kỳ - đồng minh thân cận nhất của Do Thái – đối với Do Thái nhằm tránh gây tổn hại thêm cho thường dân Palestine.

Theo Bộ Y tế Gaza, hơn 15.200 người đã thiệt mạng tính đến hôm 2/12, trong gần hai tháng chiến tranh nổ ra sau cuộc đột kích xuyên biên giới của Hamas vào miền Nam Do Thái vào ngày 7 tháng 10, trong đó 1.200 người Do Thái thiệt mạng và hơn 200 người bị bắt. con tin.

Do Thái cho biết đang hành động để tiêu diệt Hamas, cho rằng nhóm này gây ra mối đe dọa chết chóc đối với sự tồn tại của nhà nước Do Thái. Cuộc tấn công ban đầu của Hamas và cuộc chiến tiếp theo của Do Thái trở thành giai đoạn đẫm máu nhất trong cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa Do Thái và Palestine kéo dài hàng thập kỷ.


Do Thái và Hezbollah tiếp tục giao tranh qua biên giới


(Hình: Một đợt pháo kích của Do Thái vào miền Nam Lebanon hôm 17/11/2023.)

-Hôm 3/12/2023, Do Thái và phiến quân Hezbollah đã giao tranh qua biên giới Do Thái-Lebanon ngày thứ ba liên tiếp, và Do Thái cho biết một số binh sĩ của họ bị thương, sau khi Thỏa thuận Ngừng bắn giữa nước này và phiến quân Hamas ở Gaza sụp đổ.

Quân đội Do Thái cho biết các binh sĩ của họ "bị thương nhẹ" khi một phi đạn chống tăng từ Lebanon bắn trúng một phương tiện vũ trang ở khu vực Beit Hillel, miền Bắc Do Thái.

Tuyên bố của quân đội cho biết lực lượng Do Thái đã nã pháo đáp trả.

Hezbollah được Iran hậu thuẫn cho biết họ đã nhắm mục tiêu vào một số vị trí của Do Thái bằng cái mà họ gọi là "vũ khí thích hợp".

Sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Hamas-Do Thái vào ngày 7 tháng 10, Hezbollah đã tiến hành các cuộc tấn công bằng phi đạn gần như hàng ngày vào các vị trí của Do Thái ở biên giới trong khi Do Thái tiến hành các cuộc không kích và pháo binh ở miền Nam Lebanon.

Nhưng biên giới phần lớn yên tĩnh trong thời gian ngừng bắn kéo dài 1 tuần ở Gaza, vốn đã sụp đổ hôm 1/12.

Đây là cuộc giao tranh tồi tệ nhất kể từ cuộc chiến năm 2006 giữa Do Thái và Hezbollah, một đồng minh của Hamas.

Theo báo cáo, chỉ hơn 100 người ở Lebanon đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột, 83 người trong số họ là chiến binh Hezbollah. Hàng chục ngàn người đã phải chạy khỏi hai bên biên giới.


Pháp: Paris Lại Bị Một Vụ Tấn Công Bằng Dao Khiến 1 Du Khách Đức Thiệt Mạng


(Hình: Cảnh sát tập trung ở cầu Bir-Hakeim sau vụ tấn công khủng bố ở Paris, Pháp, ngày 3/12/2023.)

-Tối 2/12/2023, một vụ tấn công bằng dao và búa đã xẩy ra tại quận 15 Paris, gần tháp Eiffel, khiến cho 1 người chết và 2 người khác bị thương. Nghi phạm tấn công đã bị bắt. Bộ phận Công tố phụ trách chống khủng bố đã được giao trách nhiệm điều tra.

Theo thông tấn xã AFP, vụ tấn công bắt đầu vào khoảng 9 giờ tối tại quận 15 Paris, gần cầu Bir-Hakeim và Tháp Eiffel, khi 1 người đàn ông dùng dao tấn công một vài khách du lịch giết chết 1 người là 1 du khách Đức trước khi bỏ chạy. Sau đó, người này tiếp tục dùng búa tấn công hai người khác ở quận 16 trước khi bị cảnh sát bắt giữ.

Người đàn ông bị bắt tên là Armand R, 1 người Pháp gốc Iran sinh năm 1997 tại Neuilly-sur-Seine vùng ngoại ô Paris. Nghi phạm đã bị các cơ quan an ninh biết đến như một phần tử theo xu hướng Hồi giáo cực đoan, từng bị kết án 5 năm tù, trong đó có 1 năm tù treo, vào năm 2018, vì âm mưu hành động bạo lực tại khu phố thương mại La Défense, gần Paris.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gérald Darmanin, nghi phạm đang được điều trị về bệnh tâm thần, nhưng đã bị tạm giam về tội giết người và mưu sát. Cơ quan Công tố Chống Khủng bố đã được giao trách nhiệm thụ lý hồ sơ này.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp còn cho biết thêm là khi hành sự, nghi phạm đã hai lần hô khẩu hiệu "Allah Akbar" (Chúa thật tuyệt vời) và sau đó đã giải thích với cảnh sát rằng anh ta "đã chán phải chứng kiến cảnh người Hồi giáo bị chết", đặc biệt là ở Gaza, đồng thời tố cáo Pháp là "đồng phạm" của Do Thái.

Phản ứng trước vụ tấn công, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne khẳng định nước Pháp "sẽ không bao giờ nhượng bộ chủ nghĩa khủng bố". Tổng thống Pháp Macron cho biết đã "gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và những người thân của công dân Đức đã qua đời".

Sự việc xảy ra ở trung tâm Paris chưa đầy 8 tháng trước khi thủ đô Pháp tổ chức Thế Vận hội Olympic đã đặt ra câu hỏi về cách bảo đảm an ninh cho sự kiện thể thao toàn cầu này. Thành phố Paris đã lên kế hoạch tổ chức lễ khai mạc chưa từng có trên sông Seine, có thể thu hút tới 600.000 khán giả.


Pháp và Phi Luật Tân Đồng Ý Hướng Tới Một Thỏa Thuận Cho Phép Khai triển Quân Đội Trên Lãnh Thổ của Nhau


(Hình: Bộ trưởng Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu (T) và Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro tại Manila, Phi Luật Tân, ngày 2/12/2023.)

-Hai nước Pháp và Phi Luật Tân sẽ tăng cường đáng kể hợp tác trong lãnh vực quốc phòng. Phát biểu vào hôm 2/12/2023 sau cuộc hội đàm tại Manila, hai Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Phi Luật Tân đã cho biết như trên, đồng thời cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới 1 thỏa thuận, trong đó có cơ chế cho phép khai triển quân đội trên lãnh thổ cua nhau.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong cuộc họp báo chung tại Manila sau cuộc họp, Bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp Sébastien Lecornu và Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro đều xác nhận là hai bên đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng, nhưng không cho biết lịch trình đàm phán cụ thể về thỏa thuận cho phép hai nước gửi quân đến lãnh thổ của nhau để huấn luyện cũng như tham gia các chiến dịch khác. Trước mắt, Pháp và Phi Luật Tân đã ký 1 ý định thư nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Phi Luật Tân hiện đã có những thỏa thuận tương tự với Hoa Kỳ và Úc Ðại Lợi và đã bắt đầu đàm phán với Nhật Bản. Manila đang tìm cách tăng cường năng lực quốc phòng nhằm đối phó với những yêu sách ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Phi Luật Tân nhấn mạnh rằng hai nước đã "nhất trí làm việc dựa trên những giá trị chung, cùng nhau hợp tác, không chỉ ở Biển Đông mà còn cả ở cả khu vực Thái Bình Dương, nơi Pháp cũng có mặt". Hai bên đã đồng ý tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng và quân sự, trong đó có việc trao đổi thông tin tình báo.

Về phần mình, ông Lecornu nhấn mạnh việc Pháp đang tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, và Hải quân Pháp đã thực hiện nhiều hoạt động trong khu vực. Cùng với Mỹ, Pháp là nước đã nhiều lần cho chiến hạm tiến hành tuần tra tại vùng Biển Đông.

Phi Luật Tân là chặng dừng chân đầu tiên của Bộ trưởng Quân Lực Pháp nhân chuyến công du khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Sau Phi Luật Tân, ông sẽ ghé Mã Lai Á và Quần Đảo Nouvelle-Calédonie, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp.


AUKUS Siết Chặt Hợp Tác Về Radar Giám Sát Tầm Xa 36.000 cây số, Kỹ thuật Theo Dõi Tàu Ngầm


(Hình: Thủ tướng Anh Rishi Sunak gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau cuộc họp báo với Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese, tại căn cứ Hải quân Point Loma, ở San Diego, Hoa Kỳ, ngày 13/03/2023.)

-Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Anh, Úc - ba thành viên của đối tác quân sự AUKUS, họp tại California hôm 1/12/2023. Bộ ba AUKUS thỏa thuận gia tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật cao, với trọng tâm là hệ thống radar giám sát tầm xa DARC (Deep Space Advanced Radar Capability) hay sử dụng "trí thông minh nhân tạo" (AI) để giám sát hiệu quả hơn hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Theo thông tấn xã AFP, sau cuộc họp tại Sillicon Valley, ba Bộ trưởng Quốc phòng AUKUS nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các thỏa thuận hợp tác vừa được thông qua. Trả lời báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh đến các hợp tác cho phép mỗi bên "phát triển và cung cấp các kỹ thuật tân tiến giúp cho các lực lượng vũ trang có thể nghe được, quan sát được và hành động với lợi thế quyết định".

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps, chưa bao giờ việc gia tăng hợp tác kỹ thuật quốc phòng lại cấp thiết đến như vậy trong bối cảnh thế giới "đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn", với các đe dọa từ Nga, Trung Quốc hay tổ chức Hamas ở Cận Đông. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi Richard Marles ca ngợi một "thời điểm hệ trọng" trong lịch sử hợp tác của AUKUS, đặc biệt với hệ thống radar giám sát DARC, có khả năng theo dõi các vật thể trong không gian ở tầm xa đến 36.000 cây số.

Theo mạng ABC News, hệ thống radar giám sát không gian DARC bắt đầu được Quân đội Mỹ phát triển từ năm 2017. Úc Ðại Lợi dự kiến là 1 trong 3 quốc gia tiếp nhận 1 trạm radar thuộc hệ thống này, cùng với Anh và Mỹ. Ba trạm radar sẽ đi vào hoạt động từ đây đến 2030.

Theo SCMP, trong cuộc họp hôm qua, Mỹ cùng hai đối tác AUKUS thỏa thuận thử nghiệm phương pháp mới, dựa trên "thuật toán trí thông minh nhân tạo AI để giải quyết nhanh chóng dữ liệu định vị âm thanh, được các thiết bị dưới nước thu thập", cho phép theo dõi tàu ngầm Trung Quốc nhanh hơn, với độ chính xác cao hơn. Kỹ thuật này sẽ được áp dụng trước hết với các phương tiện như máy bay tuần tiễu trên biển P-8A Poseidon, chuyên chống hạm, chống tàu ngầm. Phi cơ P-8A Poseidon của ba nước Mỹ, Anh, Úc thường xuyên tuần tiễu ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông.

Nhiều thỏa thuận đạt được hôm qua giữa Bộ trưởng Quốc phòng ba nước nằm trong khuôn khổ trụ cột hợp tác thứ hai của AUKUS, có tên gọi chính thức là Aukus Pillar II. Trụ cột I của AUKUS tập trung vào việc xây dựng lực lượng tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử của Úc Ðại Lợi, dự kiến đưa vào sử dụng từ 2040. Trụ cột hợp tác thứ hai là 8 lĩnh vực kỹ thuật cao, bao gồm kỹ thuật lượng tử, trí thông minh nhân tạo và các hệ thống tự trị (AS), vũ khí siêu thanh và phản siêu thanh, chiến tranh điện tử, an ninh mạng và chiến tranh trong lòng biển.


Bắc Hàn Nói Can Thiệp Vào Hoạt Động của Vệ Tinh Là Tuyên Chiến


(Hình: Bức ảnh được chụp vào ngày 21/11/2023 và được Thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA) chính thức công bố vào ngày 22/11/2023 cho thấy 1 hỏa tiễn mang theo vệ tinh trinh sát 'Malligyong-1' được phóng to từ Vệ tinh Sohae.)

-Hôm thứ Bảy (2/12/2023), Bắc Hàn cho biết họ sẽ coi bất cứ sự can thiệp nào vào các hoạt động vệ tinh của mình là một lời tuyên chiến và sẽ huy động năng lực răn đe chiến tranh nếu có bất cứ cuộc tấn công nào sắp sửa nhắm vào khí tài chiến lược của họ.

Bình Nhưỡng sẽ đáp trả bất cứ sự can thiệp nào của Mỹ trong không gian bằng cách triệt tiêu các vệ tinh do thám của Mỹ, truyền thông nhà nước KCNA đưa tin, dẫn tuyên bố từ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Bắc Hàn.

"Trong trường hợp Mỹ tìm cách xâm phạm lãnh thổ chính danh của một quốc gia có chủ quyền bằng cách vũ khí hóa các kỹ thuật mới nhất một cách bất hợp pháp và bất công, CHDCND Triều Tiên sẽ xem xét thực hiện các biện pháp hành động đáp trả để tự vệ nhằm làm suy yếu hoặc phá hủy khả năng tồn tại của các vệ tinh do thám của Mỹ", tuyên bố nói.

Bắc Hàn nói họ đã phóng thành công vệ tinh do thám quân sự đầu tiên vào ngày 21 tháng 11, truyền đi những bức ảnh về các cơ sở quân sự ở lục địa Mỹ, Nhật Bản và lãnh thổ Guam của Mỹ.

Một phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ, khi được hỏi liệu Hoa Thịnh Ðốn có khả năng làm gián đoạn các hoạt động trinh sát của vệ tinh Bắc Hàn hay không, nói Mỹ có thể vô hiệu hóa năng lực trong không gian của đối thủ bằng nhiều phương tiện khác nhau, theo đài RFA.

Trong một phát biểu được đưa ra sau đó vào ngày thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cho biết họ sẽ có biện pháp phản kích đối với các cá nhân và tổ chức của Mỹ cũng như "các lực lượng chư hầu" áp đặt và thực thi các chế tài nhắm vào Bắc Hàn, đồng thời nói thêm rằng các chế tài của Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế.

Mỹ hôm thứ Năm (30/11) ban hành các chế tài mới nhắm vào Bắc Hàn sau vụ phóng, chỉ định các điệp viên ở ngoại quốc mà nước này cáo buộc giúp Bắc Hàn tránh các chế tài để thu thập doanh thu và kỹ thuật cho chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này.

Nam Hàn ngày thứ Sáu (1/12) đã đưa vào danh sách đen 11 người Bắc Hàn vì liên quan đến việc phát triển vệ tinh và phi đạn-đạn đạo của nước này, cấm họ tham gia các giao dịch tài chánh.


Bắc Hàn: Cơ Quan Khai Thác Vệ Tinh Dọ Thám Quân Sự Bắt Đầu Đi Vào Hoạt Động


(Ảnh: Chính phủ Cộng sản Bắc Hàn cung cấp hình ảnh về vụ phóng hỏa tiễn Chollima-1 mới được phát triển, mang theo vệ tinh Malligyong-1 tại Bãi phóng Vệ tinh Sohae, ngày 31/5/2023.)

-Hôm 3/12/2023, hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn (KCNA) cho biết Cơ quan chuyên trách vận hành vệ tinh dọ thám quân sự của Bắc Hàn đã bắt đầu sứ mệnh.

Theo KCNA, được Yonhap dẫn lại, Trung tâm Kiểm soát Tổng hợp của Bình Nhưỡng, cơ quan chuyên trách khai thác vệ tinh dọ thám, trực thuộc Cơ quan Kỹ thuật Hàng không-Không gian Quốc gia (NATA) "bắt đầu hoàn thành nhiệm vụ ngày 2/12/2023", và sẽ bắt đầu công việc của mình với tư cách là một tổ chức tình báo quân sự độc lập.

Từ khi đưa thành công vệ tinh dọ thám Malligyong-1 lên quỹ đạo hôm 21/11/2023, Bắc Hàn cho biết đang trong quá trình "điều chỉnh" vệ tinh và dự trù Malligyong-1 có thể sẽ bắt đầu vận hành chính thức vào ngày 1/12.

Cũng theo hãng KCNA, thông tin thu thập được sẽ được truyền đạt đến "cơ quan điều hành thường trực thuộc thẩm quyền của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và các đơn vị răn đe chiến tranh chủ chốt cũng như là Tổng cục Tình báo Quân đội Nhân dân Triều Tiên".

KCNA còn trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng việc phóng thành công vệ tinh dọ thám sẽ giúp củng cố năng lực răn đe chiến tranh của đất nước.

Bộ Ngoại giao Bắc Hàn hôm 2/12, trong thông cáo, tuyên bố nước này sẽ có những biện pháp đáp trả nhắm vào các cá nhân và những tổ chức nào áp đặt các lệnh trừng phạt chống chế độ. Bình Nhưỡng khẳng định đây là một "quyền chủ quyền" của đất nước, nhằm "bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và các lợi ích của Nhà nước trước sự xâm lấn từ các thế lực thù địch".

Thứ Năm (30/11), Hoa Kỳ cùng với sự phối hợp của Nam Hàn, Nhật Bản và Úc Ðại Lợi đã ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào nhóm tin tặc Kimsuky của Bắc Hàn cùng tám đặc vụ của chế độ Bình Nhưỡng hoạt động ở ngoại quốc được cho là có liên quan đến vụ phóng vệ tinh dọ thám cách nay hơn 10 ngày.


Nhà Chức Trách Trung Quốc Nói Số Ca Bệnh Hô Hấp Tăng Là Do Mầm Bệnh Đã Biết


-Sự tăng vọt số ca bệnh hô hấp ở Trung Quốc là do các mầm bệnh đã biết và không có dấu hiệu nào cho thấy có các bệnh truyền nhiễm mới, một viên chức y tế nói ngày thứ Bảy khi nước này đối mặt với mùa Đông đầu tiên kể từ khi dỡ bỏ những hạn chế nghiêm ngặt vì COVID-19.

Sự tăng vọt ca bệnh ở quốc gia nơi COVID xuất hiện vào cuối năm 2019 đã thu hút sự chú ý khi Tổ chức Y tế Thế giới tìm kiếm thông tin vào tuần trước, dẫn ra 1 báo cáo về các cụm ca bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em.

Nhà chức trách Trung Quốc sẽ mở thêm phòng khám ngoại trú nhi khoa, tìm cách bảo đảm nhiều người già và trẻ em được chích vắc-xin cúm hơn, và khuyến khích mọi người đeo khẩu trang và rửa tay, Mi Feng, một viên chức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, phát biểu trong một cuộc họp báo.

Các Bác sĩ ở Trung Quốc và các chuyên gia ở ngoại quốc chưa lên tiếng bày tỏ lo ngại về những vụ bùng phát của Trung Quốc, vì nhiều quốc gia khác cũng chứng kiến sự gia tăng tương tự về các bệnh về đường hô hấp sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch, điều mà Trung Quốc đã làm vào cuối năm ngoái.


Đài Loan: Một Cuộc Khủng Hoảng Cuba Đảo Ngược?

-Tại Á Châu, The Economist nhận định cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan sẽ là cuộc đua tay ba, giữa đương kim Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) và hai ứng cử viên đối lập Hầu Hữu Nghi (Hou Yu Ih), Kha Văn Triết. Tuy ông Lại Thanh Đức vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng cuộc chạy đua tỏ ra gay go. Ngay cả khi ứng cử viên Dân Tiến đắc cử, đảng này vẫn có thể bị mất đa số trong Quốc hội, khiến việc thông qua luật chống ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trên L'Express, nhà Sử học Niall Ferguson của Đại học Stanford cho rằng nếu Lại Thanh Đức thua cuộc trước 1 ứng cử viên thân Bắc Kinh, Tập Cận Bình có thể kết luận là không cần phải nhận lấy rủi ro khi sử dụng vũ lực. Nhưng có một khả năng khác từ phía Bắc Kinh. Có tin đồn là cựu Ngoại trưởng Tần Cương (Qin Gang), người bị mất chức vì ngoại tình với 1 biên tập viên truyền hình, đã chết. Theo một tin đồn khác, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), bị cách chức tháng trước, bị cáo buộc tội "phản quốc" vì rò rỉ tin tức về phi đạn. Ngoài ra còn có những lời đồn đãi khác về cái chết của Lý Khắc Cường và sức khỏe của bản thân ông Tập.

Ông Ferguson đặt nghi vấn, phải chăng Tần Cương và Lý Thượng Phúc đã phạm sai lầm là phản đối việc tấn công Đài Loan? Có thể Tập Cận Bình nôn nóng giải quyết vấn đề Đài Loan hơn người ta nghĩ, và không chừng đã bàn bạc với Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Bắc Kinh tháng trước, định tranh thủ cơ hội Hoa Kỳ đang bận rộn với hai cuộc chiến tranh ở Âu Châu và Trung Đông. Trong trường hợp này, trái với cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962, lần này bên tiến hành phong tỏa sẽ là Trung Quốc, còn Mỹ bị đặt vào vị trí của Liên Xô thời trước.


Biển Đông: Phi Luật Tân Lập Trạm Gác Mới Trên Đảo Thị Tứ Để Đề Phòng Trung Quốc


(Hình: Lực lượng Phi Luật Tân trong buổi lễ khánh thành một cơ sở giám sát mới trên đảo Thị Tứ, khu vực tranh chấp ở biển Đông, ngày 1/12/2023.)

-Phi Luật Tân khánh thành 1 trạm gác mới trên đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa, ngày 1/12/2023. Mục tiêu là để giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp.

Theo thông tấn xã Reuters, tuần duyên Phi Luật Tân ra một thông cáo cho biết: Trạm gác mới trên đảo Thị Tứ gồm ba tầng, được trang bị các kỹ thuật giám sát và viễn thông tân tiến, như các radar, thông tin liên lạc qua vệ tinh hay hệ thống nhận dạng tự động hàng hải AIS. Cố vấn An ninh Quốc gia Phi Luật Tân, Eduardo Ano, trong chuyến viếng thăm đảo hôm 1/12, nhấn mạnh việc trạm gác mới "thu thập thông tin theo thời gian thực" là một "bước ngoặt quan trọng", "cho phép cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc và một số nước khác" tại khu vực Manila đòi hỏi chủ quyền.

"Các hành xử của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và của Dân quân Biển Trung Quốc đôi khi không thể lường đoán được", theo Cố vấn An ninh Quốc gia Phi Luật Tân. Ông Eduardo Ano cũng trực tiếp lên án "các chiến thuật vùng xám", "trên thực tế là các hành động hành hung nhằm gây sợ hãi, hoàn toàn bất hợp pháp. Không thể chấp nhận được theo luật pháp quốc tế". Ông khẳng định Phi Luật Tân "sẽ không nhân nhượng"

Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Manila không trả lời yêu cầu bình luận của thông tấn xã Reuters về diễn biến mới nói trên tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

Đảo Thị Tứ, người Phi Luật Tân gọi là Pag-asa, nằm cách vùng Tây Ngạn của đảo Palawan, Phi Luật Tân khoảng 480 cây số. Lực lượng đồn trú trên đảo gồm khoảng 200 người. Trong những tháng gần đây, căng thẳng Manila – Bắc Kinh gia tăng, với hàng loạt sự việc giữa tàu thuyền hai bên.


Phi Luật Tân Tố Cáo "Một Hạm Đội" 135 Tàu Trung Quốc Đổ Về Bãi Đá Ba Đầu


(Ảnh: Một tàu Hải cảnh Trung Quốc (trái) cùng với 1 tàu Dân quân Biển (phải) ngăn chặn tàu Tuần duyên Phi Luật Tân tiến gần đến bãi Cỏ Mây, đang có tranh chấp ở Biển Đông, ngày 4/10/2023.)

-Ngày 3/12/2023, chính quyền Manila khẳng định "một hạm đội" khoảng 135 chiếc tàu Trung Quốc đã được khai triển xung quanh bãi đá ngầm mà Phi Luật Tân đòi hỏi chủ quyền, đồng thời đánh giá sự hiện diện đông đảo các tàu Trung Quốc là "đáng báo động".

Theo tuần duyên Phi Luật Tân được thông tấn xã AFP trích dẫn, số tàu Trung Quốc này "nằm rải rác" xung quanh bãi Đá Ba Đầu, mà Phi Luật Tân gọi là bãi đá ngầm Julian Felipe, cách đảo Palawan của Phi Luật Tân 320 cây số về phía Tây, nhưng cách đảo Hải Nam của Trung Quốc đến hơn 1.000 cây số.

Tuần duyên Phi Luật Tân cho biết, vào ngày 13/11, trong vùng này đã có 111 tàu "Dân quân Biển" Trung Quốc, nhưng đến hôm nay, con số này đã tăng lên hơn 135 chiếc khi Phi Luật Tân cho khai triển tuần tra hôm thứ Bảy (2/12), và không một chiếc tàu nào của Trung Quốc trả lời tín hiệu radio từ phía Phi Luật Tân.

Các hình ảnh do tuần duyên Phi Luật Tân phát đi cho thấy nhiều chiếc tàu này của Trung Quốc neo đậu xếp thành hàng, và số khác nằm rải rác trong khu vực bãi Đá Ba Đầu.

Tòa Ðại sứ Trung Quốc tại Manila chưa có bình luận gì theo yêu cầu của thông tấn xã AFP.

Hãng tin Pháp nhắc lại, năm 2021, khoảng 210 chiếc tàu Trung Quốc đã neo đậu gần bãi Đá Ba Đầu trong nhiều tuần liên tiếp. Bắc Kinh cho biết đó là tàu đánh cá đến tránh bão, nhưng Manila đã không chấp nhận lời giải thích này khi khẳng định vào thời điểm đó chẳng có một cơn bão nào.


Phi Luật Tân: 'Khủng Bố Ngoại quốc' Đứng Sau Vụ Đánh Bom Chết Chóc


(Hình: Điều tra viên cảnh sát tại hiện trường.)

-Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr đã lên án vụ đánh bom gây chết người hôm 3/12, đổ lỗi cho "những kẻ khủng bố ngoại quốc", trong khi cảnh sát và quân đội tăng cường an ninh ở miền Nam đất nước và xung quanh thủ đô Manila.

Ít nhất 4 người thiệt mạng và ít nhất 50 người bị thương sau khi 1 quả bom phát nổ trong Thánh lễ Công giáo buổi sáng tại một phòng tập thể dục của trường Đại học ở Marawi, một thành phố ở phía Nam đất nước bị phiến quân Hồi giáo bao vây trong 5 tháng vào năm 2017.

Ông Marcos nói trong một tuyên bố: "Tôi mạnh mẽ lên án những hành động vô nghĩa và tàn ác nhất do những kẻ khủng bố ngoại quốc gây ra. Những kẻ cực đoan sử dụng bạo lực đối với người vô tội sẽ luôn bị coi là kẻ thù của xã hội chúng ta".

Tại Rome, Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện cho các nạn nhân trong buổi lễ cầu nguyện hôm 3/12.

Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro phát biểu trong một cuộc họp báo rằng các hành động thực thi pháp luật nhằm đưa thủ phạm của "hoạt động khủng bố" ra trước công lý sẽ "tiếp tục không suy giảm".

Ông Teodoro cho biết rằng có "những dấu hiệu rõ ràng về yếu tố ngoại quốc" trong vụ đánh bom và từ chối cung cấp thông tin chi tiết để không ảnh hưởng đến cuộc điều tra đang diễn ra.

Viên chức cảnh sát cấp cao Emmanuel Peralta cho biết các mảnh vỡ của súng cối 16 mm đã được thu hồi tại hiện trường.


Miến Điện: Phiến Quân Sắc Tộc Thiểu Số Mở Thêm Mặt Trận ở Vùng Giáp Giới Thái Lan


(Hình: Các thành viên của lực lượng phiến quân Miến Điện trên 1 chiếc xe bọc thép tịch thu được từ quân đội Miến Điện tại tỉnh bang Shan, ngày 24/11/2023.)

-Đang phải vất vả đối phó với các nhóm vũ trang thuộc ba sắc tộc thiểu số ở miền Đông-Bắc, giáp giới với Trung Quốc, tập đoàn quân sự Miến Điện từ nhiều ngày qua đã phải chống lại các cuộc tấn công của chiến binh thuộc sắc tộc Karen ở miền Đông-Nam, gần biên giới Thái Lan. Theo lời chứng của cư dân tại chỗ và hình ảnh lưu truyền trên mạng, vào hôm 1/12/2023, giao tranh đã diễn ra dữ dội trên 1 trục lộ giao thương chính nối liền Miến Điện với Thái Lan.

Theo hãng tin Pháp AFP, ngay từ sáng sớm, các tay súng của Liên Minh Dân Tộc Karen (KNU) đã đụng độ với quân đội tại thị trấn Kawkareik, nằm ở phía Đông tỉnh bang Karen ngay bên cạnh Thái Lan.

Đây là một thị trấn nằm trên Xa Lộ Á Châu nối trung tâm thương mại Myawaddy ở biên giới Thái Lan với thành phố lớn nhất Miến Điện là Rangoon. Chiến sự đã khiến giao thông bị tắc nghẽn và khiến nhiều người dân phải bỏ chạy để tìm nơi trú ẩn. Từ Vọng Các, thông tín viên Carole Isoux của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

"Thị trấn Kawkareik, cách biên giới Thái Lan khoảng 20 cây số, là nơi đang diễn ra những cuộc giao tranh dữ dội: Hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khoảng 15 chiếc xe vận tải nằm bất động trên một trục giao thông được mệnh danh là Xa lộ Á Châu, nối liền Rangoon, thành phố chính của Miến Điện, với Vọng Các, thủ đô Thái Lan. Trên ảnh, người ta thấy những cột khói bốc lên và người dân đang cố tìm cách lánh nạn trong những nơi trú ẩn.

Đụng độ bùng lên giữa tập đoàn quân sự Miến Điện với các tay súng thuộc lực lượng Quân Đội Karen, một nhóm sắc tộc thiểu số đã chiến đấu chống lại tập đoàn quân sự Miến Điện từ nhiều thập kỷ. Giao tranh đã nổ ra ở khu vực miền Đông-Nam này từ vài tuần trước đây, nhưng đã bị tình hình chiến sự dữ dội tại vùng giáp giới với Trung Quốc ở phía Đông-Bắc đất nước làm cho lu mờ.

Chính quyền quân sự Miến Điện, với quân số ngày càng ít đi và trẻ hơn như được thấy trên hình ảnh được đăng tải trên mạng, giờ đây đang phải đối mặt với ít nhất ba mặt trận phối hợp ở miền Đông-Bắc, Tây-Bắc và miền Đông.

Bất chấp đà xích lại gần hơn với chính phủ dân chủ Miến Điện lưu vong NUG, các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số khác nhau đó hiện đang chủ yếu đấu tranh dưới danh nghĩa của riêng họ, với những yêu cầu đáng kể về quyền tự chủ và kiểm soát cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của các khu vực nơi họ sinh sống".

Không chỉ có các nhóm vũ trang của người Karen là đã tham gia phong trào nổi dậy các cuộc tấn công tập đoàn quân sự Miến Điện. Theo hãng tin Pháp AFP, tại tỉnh bang Kayah, từ nhiều tuần lễ nay, các chiến binh của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) thuộc phong trào dân chủ Miến Điện, cũng đã tung ra những cuộc tấn công nhằm chiếm lấy thành phố Loikaw, thủ phủ của tỉnh bang, nơi có khoảng 50.000 cư dân sinh sống.

Chiến sự gay gắt đến mức mà chính lãnh đạo tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện tướng Min Aung Hlaing phải thừa nhận rằng các cuộc tấn công rất dữ dội, trong lúc phía Lực Lượng Phòng Vệ Nhân Dân cho biết là đã có đến 70% cư dân Loikaw phải chạy đi nơi khác để lánh nạn.


Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Cần Có Phản Ứng Cứng Rắn Hơn Trước 'Mối Đe Dọa' Trung Quốc


(Hình: Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo phát biểu tại San Francisco, California, Hoa Kỳ, ngày 15/11/2023.)

-Ngày 2/12/2023, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo đã kêu gọi các Nghị sĩ trong Quốc hội, Thung lũng Silicon và các đồng minh của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các linh kiện bán dẫn và các kỹ thuật tiên tiến quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Phát biểu tại một diễn đàn quốc phòng thường niên ở Thung lũng Simi, tiểu bang California, Bộ trưởng Thương mại Mỹ gọi Trung Quốc là "mối đe dọa lớn nhất mà chúng ta từng gặp phải" và nhấn mạnh rằng "Trung Quốc không phải là bạn của chúng ta".

Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện đang bị vướng trong một cuộc cạnh tranh thương mại và địa chính trị khốc liệt, trong đó Bộ Thương mại đóng vai trò quan trọng.

Lời kêu gọi của bà Gina Raimondo được đưa ra trong bối cảnh Ngũ Giác Đài đang lo ngại trước việc ngành công nghiệp vũ khí Mỹ phải chật vật theo kịp Trung Quốc.

Mối lo ngại kể trên được ghi nhận trong một Dự thảo của bản Chiến Lược Công Nghiệp Quốc Phòng chưa được công bố, nhưng một số nội dung chính đã được tạp chí Mỹ Politico tiết lộ vào hôm 2/12.

Theo tài liệu ghi ngày 27/11, ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ đang phải chật vật mới đạt được tốc độ và khả năng phản ứng nhanh để luôn dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang kỹ thuật cao với các đối thủ như Trung Quốc.

Tài liệu này nhận định rằng trong tình hình hiện nay, các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ không có khả năng đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng các nhu cầu sản xuất quân sự ở quy mô lớn và khẩn cấp.

Tài liệu cũng lưu ý rằng Mỹ chế tạo được những loại vũ khí tốt nhất trên thế giới, nhưng lại không thể sản xuất đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

Bản Chiến lược Công nghiệp Quốc phòng đầu tiên, sẽ công bố trong vài tuần tới, nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn toàn diện về những gì Ngũ Giác Đài cần để khai thác chuyên môn của các công ty kỹ thuật nhỏ, đồng thời tài trợ và hỗ trợ các công ty truyền thống tiến nhanh hơn để phát triển kỹ thuật mới.


Phó Tổng Thống Mỹ Rời Dubai Sau Khi Dự Hội Nghị Về Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc


(Hình: Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu hôm 2/12/2023.)

-Phó Tổng thống Kamala Harris đã rời Dubai hôm 3/12/2023, một ngày sau khi cam kết 3 tỉ Mỹ kim từ Hoa Kỳ cho Quỹ Khí hậu Xanh tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc.

Quỹ này, với số tiền cam kết trị giá hơn 20 tỉ Mỹ kim, là quỹ quốc tế lớn nhất chuyên hỗ trợ hành động về khí hậu ở các nước đang phát triển.

Cam kết mới nhất, mà thông tấn xã Reuters đưa tin đầu tiên, sẽ bổ sung thêm vào khoản 2 tỉ Mỹ kim khác mà Hoa Kỳ đã chuyển giao trước đó.

Chính quyền Biden hôm 2/12 cũng đã công bố các quy định cuối cùng nhằm ngăn chặn việc ngành dầu khí Hoa Kỳ thải khí mêtan.

Đây là một phần trong kế hoạch toàn cầu nhằm hạn chế lượng khí thải góp phần gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Các quy định, được được cân nhắc trong hai năm, đã được các viên chức Hoa Kỳ công bố tại hội nghị về biến đổi khí hậu COP28 của Liên Hiệp Quốc ở Dubai.

Hoa Kỳ và các quốc gia khác tham dự hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ nêu chi tiết cách họ sẽ đạt được cam kết của 150 quốc gia được đưa ra hai năm trước nhằm cắt giảm 30% lượng khí thải mêtan so với mức năm 2020 vào năm 2030.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét