Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

Báo Động! Tội Phạm Gia Tăng Trong Cộng Đồng Người Việt Tại San Jose! Người Việt Khắp Mơi và Kính Chuyển Tin Nóng Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


SOS! Gần đây, tội phạm trong cộng đồng người Việt San Jose gia tăng đáng lo ngại: Bắt giữ thêm 3 người Việt, mở sòng bài lậu, chứa súng và ma tuý! -Cảnh sát San Jose hôm qua, Thứ Hai, 4 Tháng Mười Hai, thông báo vụ bắt giữ ba nghi can gốc Việt liên can đến hoạt động sòng bạc bất hợp pháp, theo đài CBS Bay Area.Theo nhà chức trách, ba nghi can được xác định danh tánh là Thủy Phạm, 51 tuổi, Xuân Nguyễn, 46 tuổi và Vũ Nguyên, 37 tuổi, tất cả đều là cư dân San Jose.
<!>


(Hình từ Sở cảnh Sát San Jose: Các nghi can (từ trái), Xuân Nguyễn, Thuỷ Phạm, và Vũ Nguyễn.)

Các nghi can hiện đang phải đối mặt với nhiều tội danh tàng trữ và mua bán ma túy, vũ khí và nhiều cáo buộc khác.
Theo thông cáo của Sở Cảnh sát San Jose, vụ bắt giữ là kết quả của cuộc điều tra kéo dài một tháng Giới chức công lực theo dõi hoạt động tội phạm tại một ngôi nhà ở dãy số 2800 đường Garden Avenue và thu thập các bằng chứng cho thấy ngôi nhà này là bình phong cho một sòng bạc bất hợp pháp. Địa điểm này cũng được cho là nơi bán ma túy.
Cảnh sát xác định được những người điều hành chính và nhận được lệnh khám xét vào sáng sớm Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một.
Đến khoảng 6 giờ 30 phút sáng, cảnh sát thi hành lệnh bắt giữ khoảng 34 người tại hiện trường.
Cảnh sát cho biết hai nghi can Thuỷ và Xuân bị bắt khi đang lẩn trốn trong tầng hầm của căn nhà. Ngoài ra còn bắt giữ bảy cá nhân khác, có nhiều lệnh truy nã trọng tội lẫn khinh tội, có mặt tại chỗ.Cảnh sát tịch thu chín máy đánh bạc, $2,075 tiền mặt, nhiều ống hút ma túy và khoảng 44.1 gr thuốc methamphetamine.

Ngoài ra, cảnh sát còn tìm thấy một khẩu súng ngắn, bị đánh cắp, đã được chuyển thành súng máy tự động. Một khẩu súng thứ hai, đạn dược và một băng đạn cỡ lớn đã được nạp đạn cũng được tìm thấy.
Ba nghi can chủ chốt bị bắt vì nhiều tội danh liên quan đến súng, buôn bán ma túy, âm mưu, cũng như duy trì và điều hành một cơ sở ma túy, cơ sở đánh bạc bất hợp pháp.

Hiện nay ba nghi can đều bị giam tại nhà tù Santa Clara County Main Jail.


Ngày 13 tháng 10 vừa qua, 7 người gốc Việt ở San Jose bị cảnh sát bắt giữ, vì dính đến tội ‘cờ bạc và ma túy!’

-Cảnh sát San Jose hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười, đã bố ráp một ngôi nhà được mô tả là “nơi tập trung những hoạt động bất hợp pháp bao gồm cờ bạc, buôn bán ma tuý và đồ ăn cắp” nằm ở khu vực đường North Capitol Avenue và Avenue B,” theo đài truyền hình KRON 4.


(Hình từ Sở Cảnh Sát San Jose: Bảy nghi can gốc Việt bị bắt hôm Thứ Năm, 13 Tháng Mười)

Tại địa điểm sòng bạc bất hợp pháp này, cảnh sát San Jose bắt giữ bảy nghi can gốc Việt, gồm: Nhu Huỳnh, 48 tuổi; Anita Nguyễn, 53 tuổi; Trương Trang, 51 tuổi; Đạt Nguyễn, 46 tuổi; Thắng Nguyễn, 54 tuổi; Phước Nguyễn, 52 tuổi và Quỳnh Phạm, 35 tuổi. Cả bảy người đều là cư dân San Jose.
Một trong những nghi can có mang theo một khẩu súng đã nạp đạn và cocain trong người khi bị bắt. Năm nghi can bị bắt giữ đang bị lệnh truy nã.

Ngoài ra, tại nơi đây, cảnh sát còn thu giữ bảy ounce bạch phiến (cocaine), ma tuý đá, vài ngàn tiền mặt, nhiều máy đánh bài, và nhiều món đồ ăn cắp.
Nhiều người bị câu lưu khi cảnh sát bố ráp “sòng bạc chui” này, nhưng sau đó được thả chỉ bắt giữ bảy nghi can có tên được liệt kê ở trên.

Cảnh sát San Jose kêu gọi cư dân cung cấp thông tin về những hoạt động bất hợp pháp qua số điện thoại 408-537-1200.
Các cá nhân cung cấp thông tin dẫn đến bắt giữ và truy tố những nghi can có thể được lãnh thưởng tiền mặt từ tổ chức Silicon Valley Crime Stoppers.


Ngày 2 tháng 12, San Jose: Bắt giữ thêm hai người gốc Việt, vì tội tàng trữ súng ống bất hợp pháp và hàng ngàn viên đạn!


-Hai người gốc Việt ở San Jose đối mặt với hàng loạt tội danh súng ống, sau khi nhà chức trách thu giữ nhiều súng ống, đạn dược, và ma tuý.

Lực lượng đặc nhiệm mới đây thu giữ được 4 khẩu súng trường tấn công, 4 khẩu súng ngắn, hầu hết số súng này đều tự chế, và áo chống đạn, hàng ngàn viên đạn bắn xuyên áo giáp, thuốc lắc, ma tuý, thuốc gây nghiện fentanyl, tại một căn nhà mobile home trên đường Ford Road, khu vực Nam thành phố San Jose.

John Phan 33 tuổi, và Calvin Lê 25 tuổi bị bắt giữ, và bị truy tố tổng cộng 18 tội danh chế và tàng trữ súng bất hợp pháp. Chưa rõ nếu bị kết tội tất cả những tội danh đó, 2 nghi can sẽ đối mặt với bản án tối đa như thế nào. Nhà chức trách cũng không tiết lộ họ đã lần đến nhà nghi can như thế nào, cũng như những tình tiết khác của vụ án.

“Số lượng loại đạn xuyên áo giáp mà những nghi can này tàng trữ, lên đến hàng ngàn viên, khiến vũ khí, cộng với loại đạn dược này rất nguy hiểm đối với bất cứ ai tiếp xúc với những chúng,” Biện lý Quận Santa Clara Jeff Rosen nói.

Hàng xóm chung quanh không hay biết chuyện gì xảy ra ở căn nhà, và các nghi can hàng ngày rất thân thiện.

Nhưng bắt giữ những nghi can này giúp cảnh sát nhẹ nhõm hơn. “Việc tước những khẩu súng đó khỏi đường phố, đưa những tên tội phạm đó ra khỏi đường phố tương đương với việc bớt đi một vụ nổ súng, bớt đi một vụ giết người, bớt một vụ cướp có vũ trang,” cảnh sát Steve Aponte chia sẻ.

Năm ngoái, cảnh sát San Jose đã thu giữ hơn 1.200 khẩu súng, tương đương cứ bảy giờ lại có một khẩu súng.

Lực lượng đặc nhiệm chống bạo lực súng đạn mới thành lập ở quận hạt Santa Clara dự tính sẽ tăng con số đó. Lực lượng đặc nhiệm được thành lập để tước súng không chỉ ra khỏi tay tội phạm mà còn cả những người mắc bệnh tâm thần và trẻ em.
“Tôi nghĩ lực lượng đặc nhiệm sẽ thay đổi cuộc chơi,” Rosen nói.
Hương Giang (Theo NBC Bay Area)


Tin Việt Nam Hôm Nay

Blogger 'Chống Tham Nhũng' Nổi Tiếng Trần Minh Lợi Bị Bắt Lần Hai


(Ảnh: Ông Trần Minh Lợi, chủ Facebook "Diệt giặc nội xâm".)

-Chủ trang Facebook "Diệt giặc nội xâm" nổi tiếng một thời, ông Trần Minh Lợi, lại bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt tạm giam hôm 1/12/2023, với cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", không lâu sau khi ông được trả tự do vào năm 2020.
Truyền thông Việt Nam cho hay Công an tỉnh Đắc Lắc đã thực hiện khám xét nơi ở và thi hành lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, 55 tuổi, trú ở xã Ea B'Hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, hôm 1/12 và cáo buộc ông thường xuyên phát trực tiếp trên mạng xã hội nhiều nội dung sai sự thật, xuyên tạc.

Ông Lợi trước đây được biết tiếng khi lập trang Facebook "Diệt giặc nội xâm" vào năm 2016. Trang mạng xã hội này đã thu hút nhiều người theo dõi vì đăng các tài liệu, chứng cứ tố cáo các hành vi sai phạm, nhận hối lộ của nhiều cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, sau đó vào tháng 3/2016, ông Lợi bị Công an tỉnh Đắc Nông bắt để điều tra với cáo buộc "đưa hối hộ". Tháng 3/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắc Nông tuyên phạt ông Lợi 4 năm 6 tháng tù về tội danh này, mặc dù ông liên tục kêu oan và nói chỉ đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng.

VnEpress dẫn lời cơ quan điều tra của Việt Nam nói sau khi ra tù vào năm 2020, ông Lợi đã lập Facebook Trần Minh Lợi và công ty tư vấn nhận hỗ trợ pháp lý cho nhiều người dân. Ông thường xuyên livestream nói về những vụ mà ông nhận hỗ trợ, hoặc khi làm việc với cơ quan chức năng. Nhà chức trách Việt Nam cáo buộc những nội dung ông Lợi phát trên mạng xã hội là "không đúng, xuyên tạc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước".
Việt Nam bị xếp gần cuối bảng, đứng thứ 178/180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2023 của tổ chức Phóng viên Không biên giới vì tình trạng trấn áp, giam cầm các nhà báo, bloggers, những cây viết tự do. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cáo buộc Việt Nam trong những năm qua đã gia tăng sử dụng Điều luật 331 với những quy định mơ hồ về tội "Lợi dụng quyền tự do, dân chủ" để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và bắt giam những người lên tiếng bênh vực cho tự do, dân chủ.


Công An Thái Bình Rà Soát Các Kiến Nghị và Phiếu Chuyển của Ông Lưu Bình Nhưỡng


(Ảnh: Ông Lưu Bình Nhưỡng.)

-Công an tỉnh Thái Bình mới đây có yêu cầu đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc phối hợp điều tra cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (60 tuổi), người vừa bị bắt giam hôm 14/11/2023 với cáo buộc tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Truyền thông nhà nước hôm 1/12 cho biết nội dung đề nghị của Công an Thái Bình là phối hợp rà soát toàn bộ các văn bản kiến nghị, phiếu chuyển đơn hoặc văn bản khác do ông Lưu Bình Nhưỡng ký với cương vị đại biểu Quốc hội hoặc phó trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội để gửi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố hoặc các sở ban ngành, đơn vị trực thuộc.

Giai đoạn rà soát kể từ tháng 7/2016 đến nay kèm theo kết quả giải quyết, trả lời đối với các văn bản, phiếu chuyển đơn nêu trên của ông Lưu Bình Nhưỡng.
Trong thời gian ông Nhưỡng là đại biểu Quốc hội và gần đây nhất là Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, ông đã gặp, nói chuyện và tiếp nhận đơn từ những trường hợp dân oan kêu cứu bao gồm án tử hình oan, dân khiếu kiện đất đai. Ông cũng nổi tiếng là người có tiếng nói chất vấn khá quyết liệt ở nghị trường Quốc hội.

Công an Thái Bình khi bắt giữ ông Nhưỡng cáo buộc ông có liên quan đến vụ án của Phạm Minh Cường (37 tuổi ở Thái Bình) còn gọi là Cường "quắt". Người này cũng bị cáo buộc hành vi "Cưỡng đoạt tài sản". Người này cũng là đối tượng từng có ba tiền án.
Vụ bắt giữ ông Nhưỡng đột ngột với cáo buộc "Cưỡng đoạt tài sản" nhưng không rõ là cưỡng đoạt tài sản gì, của ai và như thế nào đã gây chú ý trong dư luận xã hội ở Việt Nam. Một số dân oan đã từng gặp hoặc gửi đơn cho ông Nhưỡng nói với RFA rằng họ lo lắng từ nay họ mất đi một kênh quan trọng ở Quốc hội là ông Nhưỡng để họ kêu oan.


CSVN lũng loạn tôn giáo! Sư quốc doanh ôm chùa giữ tháp, thu tiền bá tánh
(Nguyễn Nhơn)

(Hình: Hai "gương mặt tiêu biểu" của sư quốc doanh)

-Chẳng mấy Phật tử tỉnh táo để nhìn, nghe xem các vị trụ trì đáng kính đã và đang làm gì để có những cảnh chùa xa hoa cho thiên hạ đến check-in.

Trong thư gửi các tăng sinh Thừa Thiên-Huế, Quảng Hương Già Lam ngày 28/10/2003, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viết: “Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại, đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn nấp cho ma vương, làm nơi tụ hội cho cặn bã xã hội…”
Những dòng trích trong bức thư của ông, xin được gói tròn, cuộn chặt và ném thẳng vào cái đầu trọc thín của không ít kẻ đang ngất nghểu ngồi trên ghế cao nắm giữ chức trọng trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cũng ném thẳng vào những cái đầu đục ngầu toan tính của nhiều kẻ có chức quyền trong đời tục. Oái oăm một điều, bọn họ luôn tin chắc bản thân mình là người thành tâm hướng Phật.
Bọn họ bỏ tiền cúng dường để xây chùa to, đúc tượng lớn, ba ngày tết đi đủ 10 cảnh chùa. Nhưng “tâm hướng Phật” của họ thực chất luôn chia làm hai nửa trái ngược. Một nửa tin tưởng vô tri đến nỗi biến đạo thành mê tín dị đoan, nửa kia lại khinh bạc xem chùa, xem tăng, xem pháp như kẻ dưới, nhân viên của mình, luôn dùng tiền và quyền để vừa sai phái, vừa hối lộ, vừa mua chuộc.

Tôi từng nghe kể bà phó chủ kia mỗi năm chuyển ít nhất vài trăm triệu đồng cho ngôi chùa nọ, đều đều và thành kính. Lâu lâu, bà báo về chùa: ngày ấy muốn hầu đồng một buổi. Trụ trì ruột lập tức đóng cửa chùa, chỉ để những người thân tín và các con nhang đệ tử đã được xác nhận của bà vào chùa hôm ấy để phiêu du cùng bà phó chủ trong khói hương và nhịp đàn mê mệt.
Trên khắp Việt Nam, ngày càng nhiều những ngôi chùa cực kỳ to lớn xa hoa, luôn tự giới thiệu về mình bằng những kỷ lục thuần thế tục.

Trùm cuối là quần thể chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính chiếm diện tích đất khủng khiếp đến 1.700 ha, xây rất nhiều công trình to lớn. Chùa này khoe mình lớn nhất Việt Nam và là một trong những quần thể chùa lớn nhất ở cả khu vực châu Á, có hành lang La Hán dài nhất châu Á, có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, có tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, có đại hồng chung nặng 36 tấn giữ kỷ lục đại hồng chung lớn nhất Việt Nam, có bảo tháp cao 100 cao nhất châu Á, có tượng Quán Thế âm bồ tát đúc bằng đồng nặng 80 tấn, tượng Phật Di Lặc nặng 80 tấn, cả hai đều lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng nặng 100 tấn lớn nhất châu Á vân vân… Đọc cái danh sách nhất châu Á nhất Việt Nam dài thườn thượt, cứ phải nghĩ không biết đây là chùa hay là sàn đấu của các nhà đầu tư!


(Hình: Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Ấy là nói chùa Bái Đính mới, được xây dựng 20 năm nay, còn chùa cổ Bái Đính nhỏ và rất độc đáo, nằm cách điện Tam Thế của quần thể chùa mới khoảng 800 m thì gần như không còn được nhắc tới.
Ở Đồng Nai, Chùa Quốc Ân Khải Tường khoe có tượng Phật bằng ngọc bích lớn nhất thế giới, nặng đến hơn 32 tấn, cao hơn 3,6 m.

Cũng tượng Phật bằng ngọc nhưng không nặng bằng tượng Phật ở Đồng Nai, chùa Quỳnh Lâm ở tỉnh Quảng Ninh khoe tượng mình bằng ngọc nguyên khối, cao gần 4,5 m, nặng 3,8 tấn.
Bỏ qua chất liệu làm tượng, chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội thẳng cánh khoe tượng Phật A Đi Đà cao đến 72 m, đường kính bệ tượng đến 1.200 m2, lớn nhất Đông Nam Á. À thì không có ngọc thì ta đúc tượng xi măng. Biện pháp này được cái rẻ hơn ngọc rất nhiều nên tha hồ làm to mấy cũng được, muốn nhất Đông Nam Á hay nhất toàn vũ trụ đều được cả.

Tất cả các ngôi chùa to nhất, đắt nhất như thế đều cực kỳ thu hút khách du lịch. Thời buổi giờ sướng lắm, chỉ cần vài triệu đồng có cái điện thoại thông minh. Mua bộ đồ lam mặc vào, trang điểm kỹ càng theo trường phái trong veo thật tự nhiên, xõa tóc tha thướt rồi chắp tay thật thành kính bên chân tượng Phật. Up ảnh lên mạng, nghe thiên hạ bu vô khen ngợi cũng đủ hỉ hả râm ran trong dạ.
Chẳng mấy Phật tử tỉnh táo để nhìn, nghe xem các vị trụ trì đáng kính đã và đang làm gì để có những cảnh chùa xa hoa cho thiên hạ đến check-in.

Chùa Ba Vàng ngang nhiên tuyên truyền đủ mọi loại tin tức mê tín dị đoan, từ cái mụn ghẻ hình mặt người biết nói tiếng người, tố cáo các tội ác mà chủ nhân đã phạm trong… muôn lượng kiếp. Rồi la làng oan gia trái chủ báo oán, muốn giải thì phải cúng tiền cho chùa, càng cúng nhiều thì càng chứng tỏ thành kính, nhanh chóng đạt được kết quả.

Hay ngay giữa Hà Nội, chùa Phúc Khánh đằng đẵng thu tiền người muốn cúng sao giải hạn, đã nổi tiếng với việc một Phật tử vét mãi trong túi vẫn còn thiếu 50.000 đ đã không được chùa nhận cúng sao giải hạn giúp. Thậm chí chùa Một cột gần như trở thành biểu tượng của kiến trúc chùa Việt Nam, cũng không thua chị kém em, thu tiền cúng sao giải hạn nốt.
Trụ trì chùa Phúc Khánh là thượng tọa Thích Thanh Quyết. Sư Quyết đồng thời là trụ trì cả chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Non Nước (Hà Nội), Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban giáo dục tăng ni Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Kạn, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông; Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.


Phó trạm trưởng trạm kiểm lâm tử vong, thân thể găm nhiều đạn
(Minh Long)


(Ảnh: Lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô tuần tra, bảo vệ rừng.)

-Phó trạm trưởng Trạm 2, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tử vong do trúng hàng chục vết đạn hoa cải.
Tối ngày 2/12, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk, xác nhận tại Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar xảy ra vụ một cán bộ kiểm lâm tử vong trong lúc đi tuần tra rừng, trên người có vết đạn.

Nạn nhân là ông N.K.A, SN 1974, quyền Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 2, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Theo báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, lúc 5h ngày 2/12, cán bộ của Trạm kiểm lâm số 2 thức dậy thì không thấy ông A. ở trạm và cũng không thấy đồ bảo hộ, giày đi rừng hằng ngày của ông A.

Do đó, lực lượng của trạm cho rằng khả năng ông A. đi kiểm tra khu vực hay bị người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy vào buổi sáng sớm (thuộc thôn Giang Đông, xã Ea Dắh, huyện Krông Năng).
Tại tuyến đường này, lực lượng của Trạm kiểm lâm số 2 cũng thường xuyên chốt chặn để ngăn chặn các đối tượng xâm nhập vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và vận chuyển lâm sản ra bên ngoài.

Đến 8h cùng ngày, không thấy ông A. về, lực lượng của trạm nhiều lần gọi điện thoại cho ông A. thì nghe chuông điện thoại reo nhưng không có người bắt máy.
Đến 11h vẫn không thấy ông A. trở về nên lực lượng kiểm lâm trong trạm tổ chức đi tìm.
Trong lúc tìm kiếm, lực lượng kiểm lâm phát hiện xe máy của ông A. để tại khu vực trạm thường hay giấu xe để đi tuần tra rừng, chìa khóa vẫn còn cắm trên xe.

Mở rộng tìm kiếm khu vực xung quanh và các lối đường xâm nhập vào khu bảo tồn nhưng đơn vị vẫn không thấy ông A.
Khoảng 15h cùng ngày, sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã huy động lực lượng kiểm lâm của các trạm cùng tham gia tìm kiếm, phát hiện ông A. tử vong trong một rẫy bắp.
Cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Nguyên nhân sơ bộ ban đầu được xác định ông A. bị bắn vào vùng bụng bằng súng hoa cải, với hàng chục vết đạn trên người.

Nhiều năm qua, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô luôn là điểm nóng về vi phạm lâm luật.
Khu bảo tồn thiên có diện tích gần 27.000, tiếp giáp hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Đây là Khu bảo tồn còn nhiều loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam và nhiều loại gỗ quý như trắc, cẩm lai, giáng hương…


Việt Nam: Nước Mặn Giết Chết Cây Lúa

-L'Express tuần này có chuyên đề "Địa ốc: Cơn ác mộng của người Pháp". Cũng tại Pháp, hồ sơ của L'Obs dành cho những tiết lộ về những "lính mới" trong đội ngũ buôn ma túy, với tựa đề gây sốc "Tôi, 16 tuổi, kẻ giết mướn". Le Point đưa tít lớn "Trí thông minh nhân tạo: Trận chiến để kiểm soát đầu óc của chúng ta". Về kinh tế, Courrier International nói về "Gạo, cuộc khủng hoảng sắp tới": Biến đổi khí hậu và các biện pháp bảo hộ của các nước sản xuất làm lúa gạo tăng giá, khiến báo chí lo ngại một cuộc khủng hoảng lương thực còn tệ hại hơn năm 2008.

Liên quan đến Việt Nam, trong hồ sơ về lúa gạo, Courrier International trích dịch phóng sự của tờ De Volkskrant (Hòa Lan), "Tại đồng bằng sông Cửu Long, nước mặn giết chết cây lúa" khiến ngày càng nhiều nông dân chuyển sang canh tác những loài khác. Mảnh ruộng của ông Đinh Công Chiến nay trở thành đất trồng cây ăn trái. Cả làng đều phải chuyển nghề khi năm 2016 nước trở nên nhiễm mặn. Nông dân Dương Trường Giang nói nay ông chỉ trồng lúa nửa năm, thời gian còn lại nuôi tôm, thu nhập gấp bốn lần.
Tác giả cho rằng nông dân toàn cầu phải thích nghi với biến đổi khí hậu, nhưng không đâu tác động nhanh chóng và sâu sắc như ở Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam là nước xuất cảng gạo thứ ba thế giới, nhưng vựa lúa miền Tây mỗi năm đất lún xuống 4 centimet. Đặng Kiều Nhân, Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long cho biết nông dân xoay sở bằng cách xen kẽ việc trồng lúa với nuôi cá, sản lượng lúa chắc chắn sẽ giảm đi.


Nhật Bản Tiêu Huỷ Hơn 5 Tấn Sầu Riêng, ớt Việt Nam Vì Tồn Dư Hóa Chất


(Hình: Tại một cơ sở đóng gói ớt xuất cảng.)

-Hai lô sầu riêng, ớt đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam bị Cơ quan Kiểm dịch Nhật Bản phát giác tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, buộc phải tiêu hủy.

Truyền thông loan tin trên trong ngày 3/12/2023, dẫn xác nhận của bà Lê Thị Kiều Oanh, Giám đốc Công ty Japan Apple LLC (có văn phòng tại Tokyo, Nhật Bản), rằng hai lô hàng trên thuộc Công ty bà Oanh và với sự việc trên, doanh nghiệp bà đã bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Cụ thể, phía Nhật Bản phát giác lô hàng sầu riêng khoảng 1,4 tấn được nhập cảng vào nước này từ ngày 5/10, với giá 132.000 đồng/kg. Khi hàng đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát giác tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật Bản là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc.

Phía cơ quan kiểm dịch Nhật Bản cũng lấy mẫu xét nghiệm với lô hàng hơn bốn tấn ớt. Kết quả phát giác có hai hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm.
Theo bà Oanh, cả hai lô hàng đều bị cơ quan kiểm dịch Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy. Riêng lô sầu riêng, doanh nghiệp thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Còn với lô hàng ớt nếu không nhập cảng bù thì khả năng cao sẽ còn bị phạt theo hợp đồng.

Ông Tạ Đức Minh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, cho rằng Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn rất cao đối với các loại hàng hóa nhập cảng, đặc biệt là trái cây. Khi đã thâm nhập được vào thị trường này thì xuất cảng sẽ ổn định và lâu dài, nhưng các doanh nghiệp phải bảo đảm được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng qua, Nhật Bản là thị trường xuất cảng lớn thứ ba của nông, lâm, thủy sản Việt Nam, chiếm 7,4% tổng giá trị xuất cảng. Trong đó, nhiều ngành hàng đạt giá trị cao như: gỗ (1,39 tỉ Mỹ kim), thủy sản (1,25 tỉ Mỹ kim); cà phê (252,5 triệu Mỹ kim); hạt điều (49,02 triệu Mỹ kim), tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đối với rau quả, giá trị xuất cảng sang Nhật Bản 10 tháng đạt 150,56 triệu Mỹ kim, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sầu riêng là trái cây hút khách ở Nhật Bản trong 2 tháng cuối năm. Các doanh nghiệp đang nhập cảng sầu riêng tươi từ Việt Nam với giá tại cảng lên tới 160.000 đồng/kg.


Một Cán Bộ Kiểm Lâm ở Đắc Lắc Bị Bắn Chết


(Hình: Trạm kiểm lâm số 2.)

-Ông Nguyễn Kim Anh -quyền trạm trưởng trạm kiểm lâm 2, thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, Đắc Lắc, bị bắn chết.
Một lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Ea Kar xác nhận tin trên với truyền thông trong ngày 3/12/2023. Người này còn nói thêm qua khám nghiệm sơ bộ, Công an cho biết trên cơ thể của ông Anh có 14 vết đạn, được bắn bằng súng hoa cải.

Cũng trong ngày 3/12, lãnh đạo Công an huyện Ea Kar xác nhận, đơn vị đang phối hợp với Công an huyện Krông Năng, Công an tỉnh Đắc Lắc khẩn trương truy bắt người nổ súng dẫn đến cái chết của ông Anh.
Trước đó, truyền thông loan, vào sáng 2/12, ông Nguyễn Kim Anh đi tuần tra nhưng đến chiều cùng ngày, đồng nghiệp không thấy ông về nên đã đi tìm.

Sau đó, mọi người phát giác ông đã chết ở bìa rừng, trên người có vết thương.
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắc Lắc cho biết hiện thi thể ông Anh đã được bàn giao về cho gia đình lo mai táng.

Năm 2021, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc đã khởi tố 37 bị can vì khai thác gỗ trái phép ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, với cáo buộc "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản".
Nhóm bị khởi tố được Công an xác định đã khai thác gỗ Căm xe trái phép ở tiểu khu 618 và 622 Khu Ea Sô với tổng khối lượng quy tròn là 43 mét khối.

Nhiều năm gần đây, song song với tình trạng phá rừng tự nhiên làm thủy điện hay chuyển sang trồng cây cao su, nhiều sự việc phá rừng riêng lẻ đã bị phát giác ở khắp các địa phương ở Việt Nam được truyền thông lên tiếng báo động.


Việt Nam Bỏ Hai Quân Đoàn Chủ Lực Trong Chiến Tranh Việt Nam, Lập Quân Đoàn Mới


(Hình: Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại lễ công bố quyết định.)

-Bộ Quốc phòng Việt Nam mới đây đã bỏ hai quân đoàn chủ lực từng tham gia chiến dịch kết thúc cuộc chiến Việt Nam, và sáp nhập hai quân đoàn này vào một quân đoàn mới là Quân đoàn 12 được nói là gọn nhẹ và hiện đại hơn.
Truyền thông nhà nước hôm 2/12/2023 cho biết vào sáng cùng ngày, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Quân đoàn.

Quân đoàn 12 được thành lập trên cơ sở từ các đơn vị tiền thân của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2. Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Phân viện 5 (Bệnh viện 7, Quân khu 3) đã rà soát, kiểm, đếm quân số, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất, thao trường huấn luyện… bàn giao "đúng, đủ, chính xác, an toàn".
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi lễ rằng, việc thành lập Quân đoàn 12 là một chủ trương lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành, phát triển của Quân đội.

Đây là bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về xây dựng Quân đội "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; đến năm 2025 cơ bản xây dựng Quân đội "tinh, gọn, mạnh", tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại".
Ông Giang cũng nhấn mạnh, quy mô, tổ chức, lực lượng của Quân đoàn 12 sẽ lớn hơn, chức năng, nhiệm vụ nặng nề hơn, được trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện mới, hiện đại hơn với thế bố trí mới.

Quân đoàn 1 còn được biết đến với cái tên Binh đoàn Hương Giang được thành lập ngày 24/10/1973; Quân đoàn 2 còn được gọi là Binh đoàn Quyết Thắng được thành lập vào ngày 17/5/1974. Đây là hai trong số bốn quân đoàn chủ lực mà quân đội Bắc Việt sử dụng trong chiến dịch quân sự lớn nhất kết thúc cuộc chiến Việt Nam vào năm 1975.
Hai quân đoàn này sau đó cũng tham gia cuộc chiến biên giới Tây-Nam và làm nghĩa vụ ở Cam Bốt, theo truyền thông nhà nước.
Nhận định của một số chuyên gia quân sự trong nước được báo Nhà nước trích dẫn cho rằng quân đoàn mới, Quân đoàn 12, là quân đoàn đầu tiên của Việt Nam được tổ chức theo hướng "tinh, gọn, mạnh", tiến lên hiện đại. Các quân đoàn được tổ chức lại, tiếp tục được xác định là lực lượng cơ động chiến lược, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.


Chính Phủ Việt Nam Chấp Thuận Đầu Tư Vào Hai Đường Dây 500kv Để "Cứu Điện" Cho Miền Bắc


(Hình: Đường phố Hà Nội hôm 30/5/2023 khi đèn đường bị tắt do thiếu điện.)

-Chính phủ Việt Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án đường dây điện 500kV để bảo đảm cung cấp điện cho miền Bắc vào khi các nhà máy diện thuỷ điện ở miền Bắc phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, không thể chạy đủ công suất như hồi hè vừa qua.
Truyền thông nhà nước hôm 2/12/2023 cho biết, Phó Thủ tướng Trần Hông Hà vừa ký quyết định về việc chấp thuận đầu tư dự án truyền tải điện đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu và Quỳnh Lưu - Thanh Hóa.

Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có chiều dài khoảng 225,5 cây số với điểm đầu là sân phân phối 500kV Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) và điểm cuối là vị trí D1 nằm cách TBA 500kV Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng 300m. Dự án đi qua các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An; có tổng vốn đầu tư khoảng 10.110 tỉ đồng.
Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa có chiều dài khoảng 91,8 cây số với điểm đầu là điểm D2 cách TBA 500kV Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng 300m và điểm cuối là TBA 500kV Thanh Hóa. Dự án đi qua 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa; có tổng vốn đầu tư khoảng 4.116,027 tỉ đồng.

Hai dự án được thực hiện trong giai đoạn từ 2023 đến 2025 và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2024.
Hồi hè vừa qua, các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã phải chịu cảnh thiếu điện nhiều tuần lễ do các nhà máy thuỷ điện giảm phát vì thiếu nước. Hậu quả là một loạt các khu công nghiệp lớn phải chịu cảnh cắt điện luân phiên, ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhiều nhà máy thuộc các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, như Samsung, Foxconn….

Ngân hàng Thế giới hồi tháng 8 công bố báo cáo ước tính, đợt thiếu điện nghiêm trọng suốt hai tháng năm và sáu vừa qua tại Việt Nam do nắng nóng và hạn hán chưa từng có gây thiệt hại 1,4 tỉ Mỹ kim, tương đương 0,3% GDP.


Việt Nam Công Bố Kế Hoạch Thực Hiện Huy Động Nguồn Hỗ Trợ Hơn 15 Tỉ Mỹ kim Để Giảm Sử Dụng Than


(Hình: Tổng thống Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan (phải) và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (trái) chụp hình chung với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trước lễ khai mạc COP28 ở Dubai hôm 1/12/2023.)
-Thủ tướng Phạm Minh Chính vào chiều ngày 1/12/2023 giờ địa phương ở Dubai chính thức công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cùng với Nhóm các đối tác quốc tế. Đây là kế hoạch được cho là bước quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đạt được để thực hiện việc huy động nguồn tài trợ 15,5 tỉ Mỹ kim mà các nước công nghiệp phát triển cam kết cho Việt Nam hồi cuối năm ngoái.

Thông tấn xã Reuters dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng Chính phủ Việt Nam đã đạt được một kế hoạch với các nước G7 và các bên cho vay về việc sẽ sử dụng nguồn tiền tài trợ này như thế nào để giảm sử dụng than.
Theo cam kết đạt được vào cuối năm ngoái, Việt Nam sẽ nhận khoản tài trợ là 15,5 tỉ Mỹ kim, chủ yếu là các khoản vốn vay thương mại theo giá thị trường, trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo và cắt giảm sử dụng than.

Các nước đối tác cam kết cho Việt Nam bao gồm: Liên Hiệp Âu Châu (EU), Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý Ðại Lợi, Gia Nã Ðại, Đan Mạch và Na Uy (gọi là Nhóm IPG).
Theo truyền thông nhà nước, Kế hoạch huy động nguồn lực được công bố tại COP28 (Dubai) là dấu mốc mới trong nỗ lực của Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0 và phát triển bền vững. Sự hợp tác quốc tế và cam kết của các đối tác sẽ là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Trong năm 2020, than chiếm khoảng 31% công suất phát điện của Việt Nam. Hà Nội có kế hoạch giảm tỷ lệ này xuống còn 20% đến năm 2030.


Tin Cộng Ðồng
***
CSVN Vẫn Không Công Nhận "Người Bản Địa" Tại Liên Hiệp Quốc

(Hình: Đoàn CSVN báo cáo trước Uỷ ban CERD của Liên Hiệp Quốc.)

-Cộng sản Việt Nam tiếp tục bác bỏ sự tồn tại của "người bản địa" trong phiên báo cáo về Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Đây là kỳ báo cáo lần thứ 17 của Việt Nam kể từ khi tham gia CERD vào năm 1982, thế nhưng, quốc gia độc đảng này chỉ mới có năm lần thực hiện báo cáo trực tiếp với Ủy ban Công ước CERD.
Buổi báo cáo được phát trực tuyến trên trang web của Liên Hiệp Quốc.

Tiếp Tục Bác Bỏ "Người Bản Địa"

Tại phiên báo cáo, ông Y Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - trưởng đoàn Việt Nam, khi trả lời câu hỏi chất vấn của Uỷ ban CERD về vấn đề Việt Nam không công nhận "người bản địa" đối với cộng đồng người Chăm, Khmer và người Thượng ở Tây Nguyên, cho rằng, Chính phủ Việt Nam không dùng từ "bản địa" mà thay vào đó là từ "dân tộc thiểu số".
Theo ông Y Thông, Việt Nam trước năm 1954 là thuộc địa của Pháp. Những người dân sống ở Tây Nguyên lúc bấy giờ là người "bản địa" đối với người Pháp (RFA dẫn nguyên câu phát biểu của ông tại cuộc họp như sau):

"Người đồng bào dân tộc thiểu số cùng với đồng bào dân tộc đa số tại Tây Nguyên là những người làm công nhân cho các đồn điền cao su, cà phê của ông chủ người Pháp. Do đó, người dân tộc ở vùng này cũng trở thành người "dân tộc bản địa" của các ông chủ người Pháp, tại thời điểm là thuộc địa của Pháp.

Cho nên chúng tôi không dùng cái từ đấy nữa mà chúng tôi dùng cái từ "dân tộc thiểu số" hoặc là "dân tộc rất ít người".
Tuy nhiên, cùng có mặt tại cuộc họp, bà Biap Krong, thuộc BPSOS - một tổ chức chuyên vận động cho Quyền Tự do tôn giáo và Quyền của người bản địa ở Việt Nam, cho rằng, cách giải thích của ông Y Thông chỉ là một chiến thuật "chơi chữ" của chính quyền Hà Nội. Bà nói với RFA:

"Bởi vì trong Công ước về quyền của người bản địa thì họ có rất nhiều quyền tự quyết. Họ có thể áp dụng những quyền ở trong đó để nói chuyện lại với nhà nước Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ (Chính phủ Việt Nam - PV) sợ người bản địa có được ưu thế dựa vào bản tuyên ngôn về người bản địa. Họ cũng có chiến thuật hết trơn rồi".
Mục sư Vàng A Mình, một người sắc tộc H'Mong, cũng tham gia đầy đủ hai ngày trả lời chất vấn của phái đoàn Việt Nam, cho biết Uỷ ban CERD có đặt câu hỏi về những cáo buộc rằng chính quyền Hà Nội đàn áp nhiều người H'Mong theo đạo tin lành, thế nhưng phía Việt Nam không đưa ra câu trả lời cho vấn đề này:

"Họ đặt câu hỏi về người H'Mông theo đạo Tin Lành bị bắt và họ cũng đặt câu hỏi về những người H'Mông chạy sang Thái Lan lánh nạn nhưng phái đoàn Việt Nam không trả lời. Họ chỉ nói sơ sơ chứ họ không nhắc gì đến người dân tộc H'Mông".
Báo Cáo Chung Chung, Không Thực Tế


(Ảnh BPSOS: Đoàn Việt Nam ở hải ngoại chụp ảnh cùng báo cáo viên đặc biệt Surya Deva.)

Các thành viên của Uỷ ban tại cuộc họp cũng yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giải trình về một số vấn đề khác, bao gồm việc thực hiện chính sách dành cho người sắc tộc thiểu số, lời nói phân biệt chủng tộc và kích động hận thù, quyền được tham gia chính trị của nhóm người này…

Trả lời các câu hỏi nêu trên, đoàn Việt Nam, bao gồm đại diện các Bộ Tư pháp, Thông tin và truyền thông, Giáo dục… (theo ghi nhận của RFA từ buổi ghi hình trực tuyến) thì hầu như phía Việt Nam chỉ đọc các bản báo cáo được soạn sẵn. Nội dung chủ yếu liên quan đến pháp luật, chính sách, các cơ chế, điều khoản trong hệ thống pháp luật mà họ cho là có thể "bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Một thành viên trong uỷ ban yêu cầu phái đoàn Việt Nam ngưng đọc các điều khoản luật một cách dông dài, thay vào đó, Việt Nam cần trả lời thẳng vào các trường hợp vi phạm cụ thể mà uỷ ban CERD đã nêu ra. Người này đề nghị:
"Thật không thú vị khi nghe bạn nói về nội dung của các điều khoản Hiến pháp, pháp lý hay chỉ thị hành chính. Điều này bạn đã nói với chúng tôi rất nhiều lần.

Sự bình đẳng trong luật pháp không bảo đảm được sẽ không xảy ra phân biệt đối xử. Chính việc áp dụng sẽ cho chúng tôi biết điều gì đang diễn ra.
Chúng tôi nhìn vào những nạn nhân, những người nói rằng họ là nạn nhân bị phân biệt đối xử, để đặt câu hỏi và mong đợi câu trả lời dựa trên những câu hỏi đó. Chuyện gì đang xảy ra với nạn nhân?

Vui lòng cho chúng tôi biết về những điều như vậy để chúng ta có thể có đối thoại mang tính xây dựng hơn, hợp tác và hiệu quả hơn".
Nói về các báo cáo của đoàn Việt Nam, Bà Biap Krong khẳng định Chính phủ Hà Nội vẫn nhất quyết từ chối và phủ nhận quyền của người bản địa một cách thẳng thừng.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS nhận xét thêm rằng:
"Cái quan trọng nhất là chính người dân, những nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc có tiếng nói ở tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Và khi mà người dân ở trong nước Việt Nam theo dõi thì sẽ biết rằng tiếng nói của họ trực tiếp với chính quyền thì chưa có ảnh hưởng, nhưng đi vòng qua Liên Hiệp Quốc thì họ lại có quyền gián tiếp đòi hỏi nhà nước phải giải trình".


Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, Nghĩ Về Truyền Thống và Quyền của Người Sắc Tộc ở Việt Nam
(Võ Ngọc Ánh)


(Hình: Chương trình văn nghệ Chăm do Dorohiêm tổ chức ở Mỹ trong buổi ra mắt sách Bangsa Champa với các vũ điệu Chàm trước hình một Tháp Chàm cổ kính và uy nghi.)
-Và Lễ Tạ ơn là một ngày như thế. Một ngày lễ chưa bị tính thương mại hóa chi phối.

Cúng Cơm Mới của Gia Đình Tôi và Lễ Tạ Ơn của Người Mỹ
Vào những năm 1980 thế kỷ trước, đội 10, Khánh Lộc, xã Tam Thành, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng quê tôi vẫn phải phụ thuộc vào nước mưa để trồng lúa. Sau những cơn mưa giông đầu mùa Hè cho đất đủ ẩm, người dân cày lên, làm cho đất tơi ra, sau đó vãi hạt lúa xuống. Hạt giống nằm trong đất, chờ cơn mưa giông tiếp theo để nảy mầm, cây lúa èo uột chống chọi với cái nắng suốt mùa Hè.

Rồi những cơn báo hiệu mùa mưa bắt đầu cho cây lúa gieo lớn nhanh như bước vào tuổi dậy thì, làm đòng, trổ bông…

"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" là vậy.

Sau gặt, lúa nằm trong bồ, rơm ngay ngắn trên cọc, là lúc cúng cơm mới. Đó là bữa cơm đầu tiên của lúa mới của vụ mùa vừa được gặt xong, với cá kho, rau xào, xị rượu được bày ngay ngắn trên cái bàn trang trọng nhất của gia đình trước bàn thờ.
Gia đình tôi theo đạo Công giáo, tinh thần của công đồng Vaticano 2 chưa thực sự thấm vào người Công giáo Việt Nam thì việc gọi "cúng" như thế dễ bị xem lạc giáo. Có lẽ vì thế ba má tôi gọi tránh đi bữa cúng cơm mới là cúng giỗ ông vườn Quạ. Vườn Quạ cái rẫy đất tốt nhất của nhà tôi, nơi có vạt tranh được cắt vào mùa Xuân để làm tấm lợp cho mái nhà phải thay hằng năm.

Câu chuyện cúng cơm mới của gia đình tôi là một phần của văn hóa Việt, cũng như nhiều sắc tộc ở Việt Nam có cách tạ ơn như thế sau một vụ mùa.
Rồi khi nước thủy lợi từ hồ Phú Ninh phủ đến đồng ở quê, trồng lúa không còn phụ thuộc vào nước trời, thì bữa cúng cơm mới cũng dần mất đi sau mỗi mùa gặt.

Nhưng người Mỹ thì không thế, ngày Lễ Tạ ơn được ghi nhận đầu tiên vào tháng 11 năm 1621. Đó là ngày những người di dân từ Âu Châu có được vụ mùa đầu tiên.
Trước cái lạnh, cái đói của những di dân người Mỹ bản địa đã cho họ thực phẩm để sinh tồn trong mùa Đông, cung cấp hạt giống và dạy cho những vị khách xa lạ cách trồng trên vùng đất mới.

Sau vụ mùa đầu tiên, những người di dân đã làm buổi lễ để tạ ơn thượng đế, cũng như người Mỹ bản địa đã dạy cách sống trên vùng đất mới.
Ngày Lễ Tạ ơn được bắt đầu và giữ gìn, làm đầy trong sự nhân văn như thế.
Quyền của Người Bản Địa Được Công Nhận
Ngày lễ Độc lập ở Mỹ hồi tháng 7 vừa rồi, trên đường lái xe đưa gia đình đi nghỉ qua vùng đất có tên Muckleshoot, tôi như lạc vào lễ hội của thổ dân.

Từ bãi đất trống, garage để xe, lều dựng ở sân trước trên con đường tôi đi qua đâu đâu cũng quảng cáo bán pháo bông với họa tiết, biểu tượng của người bản địa. Pháo bông, mặt hàng những người kinh doanh các sắc dân không được phép bán.
Lãnh địa Muckleshoot, cách Tacoma chừng 30 phút lái xe. Đây là vùng đất này rộng gần 16 ngàn cây số vuông, với hơn 3000 người thuộc bộ lạc nói tiếng Lushootseed, một phần của các dân tộc Coast Salish ở Tây-Bắc Thái Bình Dương. Họ là hậu duệ của các dân tộc Duwamish.

Tại nhiều tiểu bang, chỉ có người bản địa mới được phép mở sòng bài, bán thuốc lá không phải đóng thuế. Họ cũng được phép săn bắt nhiều loại thú, hải sản không có hạn mức cố định. Họ được quyền làm những điều này tự nhiên như tổ tiên họ từ hàng ngàn năm trước.

Trong khi đó, với việc săn, bắt không phải người da đỏ phải mua giấy phép và săn bắt trong mức cho phép. Mức cho phép này không thể tạo ra hàng hóa để buôn bán.
Quyền cho người Mỹ bản địa được tiếp tục làm đầy thêm. Mới nhất, hồi đầu tháng 8 năm nay, ông Joe Biden, Tổng thống Mỹ đã ký lệnh thành lập khu bảo tồn thiên nhiên ở Grand Canyon, thuộc tiểu bang Arizona. Với khu bảo tồn, việc khai thác tài nguyên trong khu vực bị hạn chế. Đây là điều mà người Mỹ bản địa đang sinh sống ở khu vực này yêu cầu từ nhiều năm qua.

Trước đó hồi tháng 3, ông Joe Biden cũng đã công nhận sa mạc Avi Kwa Ame, ở Nevada, một địa điểm linh thiêng của người Mỹ bản địa là di tích quốc gia.
Một nước Mỹ hiện đại quyền của người Mỹ bản địa được công nhận và bảo tồn như hàng ngàn năm trước cha ông họ sống.

Cũng tại Mỹ Châu, hồi tháng 9, Tối cao Pháp viện của Ba Tây đã công nhận thổ dân ở quốc gia này có quyền sinh sống, gìn giữ vùng đất của cha ông họ sinh sống. Và chỉ có họ mới được quyền sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Việt Nam Thì Sao?

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có nhiều sắc dân bản địa đang sinh từ bao đời trên vùng đất cha ông họ từ núi rừng ở phía Bắc, dọc theo dãy Trường Sơn, trên Tây Nguyên, dưới Ninh Thuận, Bình Thuận, đến đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng đất các dân tộc bản địa sinh sống đều đậm dấu ấn từ tập tục, tôn giáo, kiến trúc, cách sản xuất… nhưng các sắc dân này không thực sự có được đặc quyền trên chính mảnh đất của cha ông họ đã khai phá, sinh sống từ xa xưa. Bởi mọi sự do đảng định đoạt.

Dự án hồ nước Ka Pét tại tỉnh Bình Thuận ồn ào trên các phương tiện truyền thông hồi tháng 9/2023 vừa rồi là minh chứng mới nhất về sự không thực sự tôn trọng sắc dân thiểu số trong con mắt của chính quyền.
Trên các phương tiện báo chí do nhà nước kiểm duyệt, có nhiều thông tin việc xây dựng hồ nước khiến hơn 600 hecta như rừng bị phá, tính hiệu quả, khả thi của dự án… Nhưng, tuyệt nhiên thông tin về hai di tích được xem như thánh tích của người Chăm tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, và Tánh Linh lại vắng bóng trên các phương tiện báo chí trong nước.

Đó là khu lăng một của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per. Đây là nơi linh thiêng để cộng đồng Chăm tại ba huyện kể trên hành hương nhớ về cội nguồn, tổ tiên của họ.
Khu rừng trong dự án hồ Ka Pét còn giữ được nhờ người Chăm và Raglai xem như rừng thiêng, nên bảo vệ, không được phép xâm phạm.

Chính quyền không ngại phá đi di tích ít ỏi còn sót lại của người Chăm trên mảnh đất cha ông họ, nhưng cũng thể chế ấy lại gia tăng xây dựng tượng đài ở bất cứ nơi đâu họ từng đánh nhau để dành được chính quyền.
Cũng phải nhìn nhận chính quyền có cố gắng tổ chức các lễ hội văn hóa cho các dân tộc. Tuy nhiên, trong ý đồ chính trị luôn chi phối khiến các lễ hội này thường không mang lại giá trị cho văn hóa, truyền thống thực sự như mong đợi.

Ngay cả việc buôn bán trong những vùng các sắc dân bản địa thường do người Kinh chi phối, kiểm soát, quyết định giá cả. Người bản địa ở Việt Nam bị lạc lõng trước các nhu cầu thiết yếu ngay trong vùng đất của tổ tiên.
Thể chế chính trị của Việt Nam càng không cho phép những người vận động, đấu tranh cho quyền của người bản địa được phép tồn tại, do đó quyền của người bản địa vẫn không thể vượt qua quyền lực của đảng.


Kissinger, Cái Quan Định Luận
(Ngô Nhân Dụng)


(Hình: Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc.)

-Năm1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như "superman", siêu nhân, với chữ "Super K" trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy!
Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã "bán đứng" Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.

Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông Tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông Tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không. Theo nhật báo South China Morning Post Kissinger chống ý kiến thả bom Cam Bốt từ lúc đầu, nhưng sau khi được lệnh, ông thi hành quyết liệt. Theo tài liệu Bộ Quốc phòng Mỹ, sau khi nghe Nixon, Kissinger đã điện thoại ngay cho Phụ tá, Tướng Alexander Haig, nói rằng: "Tổng thống muốn ném bom dữ dội ở Cam Bốt…. Đây là một mệnh lệnh, phải thi hành. Bất cứ cái gì biết bay, cái gì chuyển động. Hiểu chưa?"

Theo báo Washington Post dẫn các tài liệu đã được giải mật, Kissinger là người chấp nhận từng chuyến bay dội bom 3,875 lần trên nước Cam Bốt trong những năm 1969 đến 1973. Tổng cộng 500.000 tấn bom, chết 150.000 thường dân – theo sử gia Ben Kiernan, Đại học Yale, được Washington Post trích dẫn. Nhưng những cuộc ném bom trải thảm đã tạo cơ hội cho lực lượng Khmer Đỏ tuyên truyền chống Mỹ và chống chính phủ Cam Bốt được ông hoàng Sihanouk bảo trợ. Trong phiên tòa của Liên Hiệp Quốc năm 2009 xử một lãnh tụ Khmer Đỏ, ông Kaing Khek Iev khai: "Các ông Nixon và Kissinger đã cho chúng tôi một cơ hội bằng vàng".
Kissinger bước vào chính trị Mỹ khi làm cố vấn cho Nelson Rockefeller trong các cuộc vận động tranh cử năm 1960, 1964 và 1968. Lần chót, Nixon thắng thế, được Kissinger theo phò tá. Một sự kiện nổi tiếng nhất đời của Kissinger là chuyến bay bí mật sang Trung Quốc năm 1971. Chính Nixon là người chủ trương đánh "lá bài Trung Quốc;" sau khi binh sĩ Liên Xô và Trung Cộng kình nhau suốt bảy tháng trời, chết hàng chục người, năm 1969, tại đảo Damansky trên sông Ussuri, biên giới Mãn Châu. Kissinger chỉ đi mở đường, gõ cửa, cho Nixon gặp Mao Trạch Đông.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), khi nhậm chức Cố vấn An ninh Quốc gia năm 1969, Kissinger không quan tâm gì đến Trung Quốc. Hai năm sau, theo lệnh của Nixon, ông qua Pakistan, cáo bệnh mấy ngày không gặp ai, nhưng bí mật bay sang Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai. Năm sau Nixon ngồi uống trà với Mao Trạch Đông. Lần đầu tiên các lãnh tụ Mỹ và Trung Cộng bắt tay nhau. Đến năm 1979, thời Tổng thống Jimmy Carter mới bang giao chính thức.
Tuy chỉ thừa hành theo chỉ thị của Nixon, Kissinger đã chứng tỏ tài "ngoại giao" trong các cuộc thương thuyết với Trung Cộng. Tài nói, tài viết, giỏi chọn lựa các chữ cho văn bản, ít người sánh kịp Kissinger.

Báo SCMP kể lúc đầu Kissinger đề nghị chính phủ Mỹ sẽ công nhận cả hai nước Trung Hoa, đồng ý để Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc và Trung Hoa Dân Quốc (ở Đài Loan) cùng vào Liên Hiệp Quốc. Nhưng sau cùng, Kissinger nhượng bộ Chu Ân Lai, chấp nhận chỉ có "một nước Trung Hoa" và Đài Loan là một "phần". Trung Cộng vào ngồi trong Liên Hiệp Quốc trên ghế của Trung Hoa Dân Quốc.
Khi bàn bản thông cáo chung, Bắc Kinh muốn dùng chữ "tỉnh Đài Loan", phía Mỹ không chịu gọi Đài Loan là một "tỉnh". Kissinger đã đề nghị dùng chữ một "phần" (part), cả hai đều thỏa mãn. Hai bên cũng cãi cọ rất lâu khi tìm một chữ cho "chủ trương", hay "quyết định" hoặc "lập trường", "chính sách" về Đài Loan của Trung Quốc. Chính Kissinger đã đề nghị chữ "quan điểm Trung Quốc" (Chinese position) để thỏa hiệp. Chu Ân Lai khen Kissinger giỏi chữ nghĩa, đáng gọi là "Tiến sĩ". Kissinger có văn tài, viết giỏi, viết nhiều và rất dài. Đọc sách nào của ông cũng thấy sáng sủa, lôi cuốn dù bàn về chính trị, ngoại giao, kể chuyện đời hay lịch sử. Luận án Tiến sĩ của ông tại Đại học Harvard dài hơn 400 trang; sau đó nhà trường phải ấn định giới hạn không ai được viết dài quá 35.000 chữ!

Báo, đài Trung Quốc đều lên tiếng chia buồn khi Henry Kissinger qua đời, 100 tuổi. Tập Cận Bình gọi ông là "Một người bạn cũ lâu đời của nhân dân Trung Quốc". Theo báo SCMP, Kissinger đồng ý với Đặng Tiểu Bình khi tàn sát sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989. Trên mạng Weibo, bài viết về chuyến ông đến thăm Bắc Kinh tháng Bảy năm nay được 56 triệu người coi sau một tiếng đồng hồ. Lúc đó Tập Cận Bình đã từ chối không gặp John F. Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ hiện làm việc trong chính phủ Joe Biden, nhưng tiếp Kissinger vì "bạn cố tri không bao giờ quên được". Cuốn sách "Về Trung Quốc" (On China) của Kissinger in năm 2001, được Tân Hoa Xã ca ngợi, hầu hết các học giả và sinh viên môn bang giao quốc tế đều phải đọc.

Tập Cận Bình và Nixon cũng như Kissinger, suy nghĩ giống nhau. Trong bang giao quốc tế, họ coi sức mạnh là yếu tố quyết định. Những vấn đề như đạo nghĩa, nhân quyền, danh dự, kiểu Joe Biden nói về "hai chiến tuyến dân chủ và độc tài" là những chuyện nói cho vui, không thực tế. Tập Cận Bình có thể đã học kinh nghiệm từ Chiến Quốc Sách, Kissinger nghiên cứu lịch sử Âu Châu sau khi Napoleon bại trận. Tại Wien, thủ đô Đế quốc Áo Hung, tể tướng Klemens von Metternich chủ trì một hội nghị năm 1814, cùng với Ngoại trưởng Anh Robert Stewart, Pháp de Talleyrand, và Nga hoàng Alexander I, vẽ lại địa giới các nước Âu Châu theo thế lực các cường quốc Pháp, Nga, Phổ, Prussia. Thế giới là một bàn cờ cho các nước lớn giao đấu với nhau.
Kissinger quan niệm ngoại giao là tạo thế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của báo The Wall Street Journal năm 2022, Kissinger khuyến cáo chính phủ Mỹ không nên đối đầu với Trung Quốc, chỉ gây thêm khó khăn, mà nên đối thoại. Ông nói, "Chúng ta làm như là chuẩn bị chiến tranh với Nga và Trung Quốc, trên những vấn đề do chúng ta tạo ra, không nghĩ trước là cuối cùng sẽ đi tới đâu, với mục đích gì". Ông phản đối quân Nga xâm lăng Ukraine nhưng cũng công nhận Nga phải lo lắng khi Ukraine tỏ ý muốn gia nhập khối Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Nhưng với quan niệm hoàn toàn thực tế đó, Kissinger đã bỏ qua, không quan tâm tới các giá trị, kể cả tinh thần dân chủ. Năm 1971 Kissinger tán thành chính phủ quân phiệt ở miền "Tây Pakistan" tấn công miền "Đông Pakistan", sau khi dân chúng bầu một chính quyền muốn độc lập, vì chủng tộc và ngôn ngữ khác biệt. Nước Bangladesh ra đời sau cuộc chiến dẫm máu bị coi là "diệt chủng" chấm dứt.
Chính phủ Nixon ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Salvador Allende, vị Tổng thống chính đáng được dân Chí Lợi bầu lên, năm 1973. Năm 1975, Mỹ hoan nghênh cuộc xâm lăng East Timor của chính phủ quân phiệt Nam Dương, sau đó đàn áp dân chúng suốt 24 năm, kể cả những vụ tàn sát, đến năm 1999 mới trao quyền cho Liên Hiệp Quốc, rồi trở thành một quốc gia độc lập.

Thái độ và hành động của chính phủ Mỹ trong những biến cố trên đây hoàn toàn trái ngược với các giá trị như tự do dân chủ, thượng tôn luật pháp và bảo vệ quyền làm người; là những vết nhơ trong lịch sử. Đối với người Việt Nam thì vết nhơ lớn nhất trong sự nghiệp của Henry Kissinger là Hiệp định Paris năm 1973.
Bây giờ ai cũng biết, tất cả những cuộc họp "đàm phán" ở Paris thời đó chỉ là một trò hề, với hai diễn viên Kissinger và Lê Đức Thọ. Richard Nixon đã chủ trương sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trước khi ứng cử Tổng thống năm 1968. Ông đã sai Kissinger tới báo trước cho Ðại sứ Liên Xô ở Hoa Thịnh Ðốn ý định này, hai lần. Ký một Hiệp định chỉ cốt "hưu chiến" để rút quân về, có vẻ giống một vụ đầu hàng.

Vì mối quan tâm lớn của các chính phủ Mỹ từ thời 1950 là Trung Cộng chứ không phải Cộng sản Bắc Việt. Báo South China Morning Post thuật lại lời Kissinger nói với những người cộng sự, gọi Bắc Việt là "một thứ cường quốc bé hạng tư" (a little fourth-rate power like North Vietnam). Sau khi mở bang giao với Trung Cộng, và thấy chủ nghĩa Cộng sản không còn hy vọng lan tràn trong vùng Đông Nam Á vì kinh tế các nước ở đó đã phát triển vững vàng, dân Mỹ chán nản vì cuộc chiến tranh tốn kém, chỉ muốn rút về. Họ bằng lòng để mặc cho "cường quốc bé hạng tư" này chiếm miền Nam rồi để lộ bộ mặt thực của một chế độ thối nát, hà khắc, bất lực, chỉ làm kinh tế tồi bại.

Vì Hiệp định Paris hai người được trao Giải Nobel Hòa Bình. Lê Đức Thọ theo chỉ thị của đảng Cộng sản đã từ chối một giải thưởng của thế giới tư bản. Kissinger đứng ra lãnh giải, và được báo chí ở Mỹ hoan hô. Năm1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như "superman", siêu nhân, với chữ "Super K" trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy! Năm 1975, khi Cộng sản chiếm miền Nam, Kissinger tuyên bố sẽ trả lại Giải Nobel nhục nhã đó. Không biết ông đã trả lại chưa.


‘Kissinger có phải người Việt đâu?’
(Yên Khê)


-Kissinger là một người Mỹ, hành động với quyền lực của một siêu cường. Và hơn hết, ông ta có phải là người Việt đâu? Người Việt chúng ta phải chịu trách nhiệm về thân phận của đất nước Việt Nam.
Hơn hai năm sau khi hiệp định Paris ký kết, Sài Gòn sụp đổ. Gần một triệu người Việt bỏ chạy khỏi Việt Nam, hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức Việt Nam Cộng hòa bị cầm tù không án trong cái gọi là “trại cải tạo”. Người Việt Nam, nhất là người Việt hải ngoại căm ghét Kissinger vì những điều kể trên.

Đó là đối với Việt Nam. Đối với thế giới ông ta được biết như là một gương mặt tiêu biểu cho một chính sách ngoại giao gọi là Realpolitik, Chính trị Thực dụng, tức là hành xử để có lợi, không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, và cả… đạo đức.
Kissinger đại diện cho hệ thống tư bản Mỹ, hệ thống tư bản toàn cầu, trong đó ranh giới quốc gia mờ nhạt. Thế nên, chúng ta cũng không ngạc nhiên lắm khi Kissinger nói rằng, ông ta không quan tâm đến những người Do Thái ở Liên Xô có được đi định cư ở Israel hay không, hay là bị chế độ Soviet bỏ vào phòng hơi ngạt, mặc dù ông ta là người Do Thái.
Stephen B. Young, một giáo sư Mỹ rành tiếng Việt, nhận định rằng Kissinger chẳng yêu gì nước Mỹ, ông ta chỉ hành động cho thỏa cái tự cao tự đại của ông ta thôi.

Cùng một mục tiêu chống hệ thống cộng sản, ở Đông Á ông ta bắt tay với Mao, nhưng tại Chile ông ta ra tay âm mưu lật đổ Allende. Nếu người Việt chống Cộng sản căm thù Kissinger vì cho rằng ông ta “phản bội” VNCH, gây đau khổ cho hàng triệu người Việt, thì họ có đồng ý với Kissinger qua chuyện lật đổ Allende, một người theo chủ nghĩa Marxist, dẫn tới việc hàng triệu người Chile phải đau khổ dưới chế độ độc tài Pinochet không?
Xem các nước nhỏ chỉ là con cờ, Kissinger không thèm đếm xỉa đến các viên chức Việt Nam Cộng Hòa về thái độ đối với Bắc Việt, cũng như chính sách chiến tranh Việt Nam, mà lại đi vấn kế Jean Sainteny, một người Pháp thân thiết với Hồ Chí Minh. Vì dưới mắt ông ta, người Mỹ, người Pháp chơi cờ, còn người Việt chỉ là những con tốt.

Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Kissinger đặt bút ký hòa đàm Paris với Hà Nội, nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Allende tử nạn vì cuộc đảo chánh phản dân chủ của Pinochet, hơn nửa thế kỷ từ khi Kissinger cho ném bom Cambodia, không chỉ làm hàng ngàn người chết, mà còn dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào Khmer Đỏ và chế độ diệt chủng sau đó.
Có thể Kissinger đã góp phần vào sự sụp đổ của VNCH. Đó là một thời kỳ thực nghiệm dân chủ phôi thai duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Nền dân chủ phôi thai ấy bị hy sinh cho một ý tưởng to lớn hơn, là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. Những nền dân chủ phôi thai cùng thời kỳ ở Đông Á như Nam Hàn, Đài Loan, đâu phải là không khó khăn, đâu phải là không có Kissinger, nhưng họ đã thoát và củng cố nền dân chủ hùng mạnh cho tới nay.

Một Lạt Ma Tây Tạng từng nói: “Ta đã sống qua quá khứ, đâu có cần thiết phải sống lại với nó, nếu ta muốn sống với những vết thương quá khứ thì ta hy sinh hiện tại và tương lai, không thông minh chút nào cả.”
Xét cho cùng, Kissinger chỉ là một người Mỹ, hành động với quyền lực của một siêu cường.
Và hơn hết, ông ta có phải là người Việt đâu! Người Việt chúng ta phải chịu trách nhiệm về thân phận của đất nước Việt Nam.


Vài cảm nghĩ sau đám tang một hòa thượng
(Thọ Nguyễn)


(Hình: Đám tang của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ được tổ chức rất trang nghiêm nhưng đơn giản, theo đúng di chúc của người)

-Cái chết của hòa thượng Thích Tuệ Sỹ tuy không được báo chí nhà nước nói đến nhiều, nhưng nó đã tạo ra niềm xúc động lớn trong lòng người Việt, dù ở đâu.
Đối với nhiều người, Thích Tuệ Sỹ không chỉ là một vị chân tu đầy lòng vị tha, một người đấu tranh bất khuất vì lý tưởng của mình, mà còn là mà còn là một trí thức uyên bác. Không thể kể hết những lời ca ngợi, lòng thương nhớ dành cho ông.

Đối với số đông khác thì cái chết của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một phát hiện mới. Từ đó, họ mới biết là ở Việt Nam còn có một Phật giáo khác. Đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của các hòa thượng Tuệ Sỹ, Huyền Quang, Quảng Độ… Tất cả các ông đều trải qua tù đày, quản thúc và bạc đãi, nhưng không chịu phản bội.
Đám tang của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ được tổ chức rất trang nghiêm nhưng đơn giản, theo đúng di chúc của Người. Điều này chứng tỏ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn hoạt động hiệu quả, qui củ mặc dù bị khống chế, cô lập từ suốt mấy chục năm qua. Thật không ngờ.

Số người đến viếng rất đông mặc dù đám tang bị theo dõi, giám sát chặt chẽ. Điều này chứng tỏ uy tín của của các vị chân tu và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong dân chúng rất lớn. Quốc tế cũng quan tâm đến cái chết của hòa thượng. Bộ ngoại giao Mỹ đã tuyên bố chia buồn.
Mặc dù ông Tuệ Sỹ bị bắt hai lần, chịu 17 năm tù và từng bị tuyên án tử hình, được trả tự do bới sức ép quốc tế, nhưng truyền thông nhà nước vẫn đưa tin về cái chết của ông (Giác Ngộ, Tuổi Trẻ, Lao Động).

Tuy các báo đều đưa tin theo một kiểu khiến người đọc không rõ ông Tuệ Sỹ là người của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhưng điều này chứng tỏ truyền thông nhà nước đã thấy rõ ảnh hưởng của hòa thượng trong giới Phật giáo và trong toàn xã hội.
Tôn giáo là niềm tin. Niềm tin không thể bị xóa bỏ bởi sức ép bên ngoài, nó chỉ mất đi khi bị phản bội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét