Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

VĂN HOÁ ĐI NHÀ HÀNG - Việt Hải LA


Bài trước, tôi có viết đôi dòng về mẹo đi ăn buffet. Có chị góp ý: Tuởng bày mẹo thế nào, chứ cái đấy phải gọi là văn hoá. Thưa, tôi biết điều ấy, nhưng thú thật là không dám viết thẳng tuột ra như thế. Người viết chưa chắc đã có văn hoá đủ, và người đọc có khối người còn có thừa văn hoá. Nhưng viết ra chỉ để chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau. Đơn giản chỉ có thế. Con người VNCH chẳng hạn, thì dĩ nhiên có cái đẳng cấp hơn bên kia dù hai bên cùng có chiến tranh như nhau. Điều ấy thể hiện ở văn hoá. Ví dụ, báo Khăn Quàng Đỏ số năm 1987 có bài; Làm thế nào khi... ngất xỉu vì đói ở trường. 
<!>
Thì cùng thời điểm ấy, thằng nhóc con như tôi được may mắn đọc một cuốn sách giấy láng in lậu hay sao ấy, của các cây viết của MNVN với tựa đề: Văn hoá ngoài xã hội. Trong đấy, họ bày từ chuyện ăn, uống, nghe điện thoại, thậm chí cách cầm nĩa, cầm ly uống rượu như thế nào cho đúng cách. Vì lúc ấy sách báo hiếm, vớ cái gì đọc cái ấy, nhờ thế tôi đọc cuốn sách này hơn ...50 lần đến khi thuộc. Và đến nay vẫn nhớ nội dung.
Cách đây chỉ chừng 50 năm thôi, đi nhà hàng vẫn còn là một khái niệm dành cho nhà giàu hay người có học thức. Đi ra ngoài ăn là phải quần là áo lượt, đầu láng mướt. Ăn nhẹ, nói khẽ, cười duyên. Muỗng không đụng dao, đào không đụng ...vợ. Nĩa không quơ ngang, sàn nhà luôn sạch sẽ. Chủ, khách lịch sự, bật thiệp, văn minh. Ấy là tôi nói xứ mình và nhà hàng thứ thiệt. Chứ không phải hàng ăn, quán rượu với mấy anh cao bồi viễn tây trong các phim, hay phim kiếm hiệp với các hảo hán đâu nốc rượu như hủ chìm nha.
Nên thuật đi nhà hàng nhiều lắm. Mỗi mục lại nhiều chương. Bài này chỉ sơ lượt thôi. Còn vào chi tiết thì dài, dăm bài sau sẽ viết tiếp.

1. QUẦN ÁO SẠCH SẺ
Dù là người ta mời hay mình mời người ta thì phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Người không bay nhiều mùi (hôi lẫn thơm). Cái đánh giá ban đầu của người chủ tiệm hay anh chị waiter sẽ quyết định phần nào cách mà họ đối xử với mình. Không quá sang trọng để họ phải e dè. Mà cũng không được tềnh toàng, xộc xệch kẻo sợ mình không có tiền nhiều để cho ... ít tip.
Đầu tóc gọn gàng để không rớt vào thức ăn mình hay của người khác đi ngang qua họ. Mùi nước hoa đắt tiền, hay ở dơ lâu ngày, thì mùi sẽ át mùi thức ăn và làm giác quan ta trở nên kém đi. Nên ở các trại nuôi chó, người ta không có đem nước hoa vào vì chó sẽ biếng ăn. Mấy đứa buôn lậu sẽ xức nước hoa thật nặng mùi để chó nghiệp vụ không phát hiện ra họ đang vận chuyển ma tuý hay hàng quốc cấm.
Khi còn đi làm, tôi thấy mấy anh chị đồng nghiệp khi gặp ai ăn mặc lố lăng và bay mùi thái quá thì cứ thì thầm: Đi ăn mà nó làm cứ như đang ... đứng đường ấy. Thấy mà ghê.
Miệng luỡi thế gian mình không cấm được. Vậy cứ ăn mặc lịch sự thì tức khắc họ sẽ nhìn mình với con mắt khác.

2. HÃY ĂN NÓI LỊCH THIỆP
Như bài trước tôi nói, hãy biết câu chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi. Ba yếu tố ấy là chìa khoá vàng mở ra các cánh cửa trong giao tiếp. Chỉ lưu ý câu xin lỗi không nên lạm dụng và khiến người khác coi thường mình.
Thay vì nói: Xin lỗi anh chị vì thức ăn con tôi ĐỔ ra sàn.
Thì nói: Cảm ơn vì đã DỌN thức ăn con tôi đổ ra sàn.
Chỉ khác 1 chữ, nhưng ngữ nghĩa đã khác hẳn.
Thay vì xin lỗi vì đã làm ồn nhà hàng quá nhiều.
Thì nói: Cảm ơn anh chị vì đã chịu đựng bọn này hôm nay nhé. Hôm nay vui quá, cũng vô ý. Anh chị bỏ qua.
Người phục vụ cũng thấy được tôn trọng, mà lời nói của mình cũng không vì thế mà kém sang đi.
Lúc làm nhà hàng, nhiều bàn tiệc ăn to nói lớn, làm ảnh hưởng người xung quanh. Mấy anh chị waiters có khi bực nên có khi thức ăn rớt xuống đất, họ bốc lên bỏ vào lại rồi bưng ra cho bỏ ghét. Hay lấy áo chùi ly khi thấy khách quá khó chịu dòi hỏi này nọ. Nhiều lắm. Nhưng gặp khách biết điều, họ sẵn sàng nói nhà bếp bỏ thêm thức ăn, hay bày trí mâm, ly cách cẩn thận.

3. ĂN ĐÚNG CÁCH
Nhà hàng thường phục vụ đũa dùng 1 lần cho nhanh. Muỗng thì không sao. Nhưng dao với nĩa thì nên hạn chế. Lý do là khi làm vội, những vật nhọn hay làm ra các vết thương không đáng có với phục vụ bàn. Và người rửa cũng thế. Nên khi vào nhà hàng, nếu xin thêm các thứ, thì nên hạn chế nĩa và dao. Mà nên dùng đi dùng lại nếu các món ăn không đối nghịch nhau quá về mùi vị. Còn nhà hàng sang, buộc phải thế thì không nói. Nhưng đi ăn phở, mà bàn có 2 người lại xin thêm 4-5 cái nĩa thì không nên.
Cách dùng dao nĩa, cứ nhìn người bênh cạnh mà theo. Nhưng cứ theo nguyên tắc thuận tay nào mà mình thấy thoải mái là được. Không câu nệ nĩa phải tay trái, dao phải tay phải. Dù là qui tắc là thế. Nhưng cũng đừng bận tâm nhiều.
Lưu ý cái nĩa là luôn cầm chĩa xuống, không có cầm chĩa lện. Nếu thấy lóng ngóng, thì cứ đưa lên đưa vào miệng cũng được. Nhưng xong rồi phải chĩa xuống. Lý do là lỡ có ai đi ngang vì chật mà đụng vào người mình, hay ngã đầu xuống thì không phải chịu cảnh; dao nĩa vô tình.

4. ĐỪNG TẠO RA NHIỀU TIẾNG ỒN
Ăn uống là phải nhẹ nhàng, khoan thai. Không có nhai nhóp nhép cái miệng. Ta không phải Hàn xẻng để nuốt cộng bún nghe cái sột. Không phải người Trung Đông nhai to tiếng mới là ngon, rồi ăn xong ợ 1 tiếng mới là sang.
Người Chấu Á luôn xem miếng ăn là miếng tồi tàn nên khi ăn hay che miệng không để người khác nhìn thấy ngồn ngồn các thứ trong miệng mình. Nhưng cũng đừng cứ ngậm miệng cắm mặt mà nhai rồi không nhìn ai xung quanh.
Cứ thông thả. Cuời với người này. Nuốt xong thức ăn thì nghiêng người nhẹ góp chuyện với người bênh cạnh. Cứ điềm tĩnh mà hưởng thụ bữa ăn. Không quá chậm như cụ già, mà cũng việc chi phải vội vàng nhai nuốt như chết đói.
Khi đưa dao nĩa dụng chén bát, không để chúng tạo ra tiếng keng két. Nếu thấy miếng thịt quá dai, hay miếng xương quá lớn mà liệu không cắt được, cứ thông thả vừa nói vừa miết dao xuống. Tránh cái thái độ luống cuống, cúi xuống cắn răng mắm lợi cà con dao trên đĩa cắt cho bằng được.
Nói chuyện nhỏ nhẹ. Nếu ở xa người đối diện thì nên hạn chế nói. Hay nếu muốn nói thì ra hiệu cho họ cúi gần mình hãy nói. Không có cố hét lên để ai cũng nghe chuyện mình đang muốn nói.

5. UỐNG RUỢU BIA
Đi ăn nhà hàng, nếu ăn thịt thì thường uống rươu đỏ. Ăn seafood thì uống rượu trắng. Đàn bà con gái thì thường có rượu màu hồng.
Uống rượu thì cái tay cán dài. Cầm nhẹ phía bên dưới khỏi nhiệt độ cơ thể làm biến chất rượu. Không có cầm cả cái ly lên mà uống. Thế là kém sang.
Khi uống champagne, phải đúng dịp và đúng nơi. Ăn tang gia mà kiếm đâu ra chai champagne rồi mở cái bốp là không được.
Hai họ nhà trai gái đi ăn chung giao lưu, mở champange thì đàng trai phải làm nhiệm vụ ấy. Thể hiện bên đàng trai vui mừng vì con trai đã trưởng thành, lấy vợ được rồi. Chứ nhà gái vác champange rồi mở thì khác nào ăn mừng vì đã tống khứ đi được cục nợ. Mấy cái điểm nhỏ nhặt ấy nhiều lắm. Phải rất là tế nhị.
Uống bia thì thì đừng có ngửa cổ lên mà tu ừng ực. Cứ để nghiêng mà uống thôi. Còn ở nhà thì sao cũng được, có ... nuốt luôn chai bia vào bụng cũng không ai có ý kiến gì.
Thường các nhà hàng sang trọng, thực khách ở xa đến sẽ hỏi ý kiến người phục vụ loại rượu nào thường được order nhiều nhất để thử. Ở Pháp, Ý hay Tây Ban Nha, các nhà hàng hay giới thiệu các loại rượu địa phương. Loại thức ăn ở địa phương đó, dùng loại rượu của vùng ấy mới thấy hợp. Đem rượu của làng khác, nơi khác về bán, thường thực khách không thích bằng.
Khi muốn uống, phục vụ sẽ ra hỏi mình muốn loại nào. Họ đem ra chai rượu và chỉ cho mình thấy vết seal vẫn còn nguyên. Người mở rượu sẽ rót 1 ít cho chủ tiệc. Người ấy sẽ cầm cán ly, xoay nhẹ ly rượu xem mùi có nồng không? Hương vị có hợp với món ăn mà mình định order không? ...
Khi họ đồng ý, người phục vụ sẽ rót đều cho mọi người.
Bên Mỹ, tôi thấy họ uống 1 loại rượu cho cả bữa ăn. Chứ như bên Pháp, một bữa ăn có khi dùng nhiều loại rượu khác nhau cho từng món bưng ra. Mục đích của từng loại rượu là tráng sạch mùi của món ăn trước. Để thưởng thức món ăn sau thì biết ngay chúng khác nhau như thế nào.
Uống rượu, rót rượu và các loại rượu thì phải một cuốn sách mới hết. Ngay như cuốn sách về một số vùng làm rượu ở Pháp thôi cũng phải hơn 1000 trang chi chít chữ. Đọc muốn nổ cái con ngươi. Khi nào có dịp, tôi sẽ nói thêm sau.
Trên đây chỉ là 5 điều căn bản khi đi nhà hàng thôi. Chứ vào chi tiết thì rất nhiều. Chung quy như vậy qua đấy cũng giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về phép lịch sự khi ra ngoài ăn uống.
Nếu thấy mình dở hơi không tự tin, hãy ăn ở nhà quách cho xong. Nhưng này, nếu muốn ra ngoài ăn, thì trước nhất phải biết cách ứng xử bao la tấm lòng trong nhà hàng cũng là một cách thể hiện cá tính của con người lịch lãm bạn nhé. Boa xộp. Cha mẹ nào cũng muốn con mình lịch lãm cà nhé, nhớ nhé.

Ngày nay, ai cũng đi nhà hàng được. Có tiền thì chỗ nào cũng vào được. Không phải như Caravel ngày trước muốn bước chân vào phải mặc vét, áo quần chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng mới bước qua cửa.

Nhà hàng Le Meurice ở Paris, Pháp
Đứng đầu trong bảng xếp hạng các nhà hàng đát giá nhất châu Âu, Le Meurice tọa lạc ở trung tâm của thủ đô Paris hoa lệ, bên trong một trong những khách sạn 5 sao đẳng cấp cao nhất của thành phố. Không gian nhà hàng được thiết kế sang trọng bậc nhất với tường dát vàng bao quanh, đến ngay cả từng chiếc đĩa, dĩa, đồ dùng cũng được dát vàng và thiết kế tinh xảo. Với số tiền khoảng 400 USD, bạn sẽ được thưởng thức món tôm hùm với artichaut de Jerusalem (The Jerusalem artichoke, helianthus tuberosus), thịt gia cầm với nấm tiên truffle, món tráng miệng, hảo hạng và thưởng thức một bữa ăn ở đây tiêu tốn đến vài ngàn USD là chuyện bình thường, chả có gì thắc mắc cho ví tiền già. Đúng chứ lị? Sang Paris nhớ dưa bà nhà đi ăn cho madame vui nhé. Cha nào bảo yêu vợ mà không đưa nàng đi ăn thử thì y chả biết yêu là gì cả nhỉ?

Nhà hàng Sublimotion ở Ibiza, Tây Ban Nha
Là một trong những nhà hàng độc đáo và đắt đỏ nhất trên thế giới, Sublimotion nằm trong khách sạn Hard Rock ở Ibiza, một trong những hòn đảo có tiềm năng phát triển về du lịch nhất của Tây Ban Nha. Với số tiền trung bình khoảng 2500 USD, bạn sẽ là 1 trong 12 người may mắn nhất được thử nghiệm bữa ăn "như ý" tại đây trong không khí hoàng gia với xung quanh là hệ thống âm thanh, đèn ánh sáng laser tối tân, hệ thống tự động thay đổi nhiệt độ, mùi hương thơm, âm nhạc, ... theo từng món ăn. Nên đưa bà xã đến đây khi ngày vui hấp hôn của 2 bạn nhé !

Nhà hàng Aragawa ở Tokyo, Nhật Bản
Nhà hàng Aragawa từng được tạp chí Forbes bình chọn là nhà hàng đắt nhất thế giới. Thực đơn chính của nhà hàng là các món ăn được chế biến từ thịt bò Kobe nổi tiếng như bifteck, thịt bò nấu rượu vang, thịt bò hầm, ... Số tiền cho một phần ăn mỗi người là khoảng 500 USD trở lên, không gian vô cùng lịch sự và yên tĩnh vì nhà hàng chỉ có hơn hai chục chỗ ngồi, bạn thoải mái vừa thưởng thức món ăn vừa có thể ngắm cảnh cả thành phố Tokyo.Sinh nhật bà xã bạn nên madame dến đây, bà sẽ yêu bạn hơn nhé.

Nhà hàng Masa ở New York, Hoa Kỳ:
Nhà hàng này thuộc một trong số ít các nhà hàng sang trọng đắt giá nhất ở New York mang tên một người nước ngoài. Đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức các món ăn Nhật Bản truyền thống, đặc biệt là món sushi với phẩm chất tuyệt hảo và mức giá tất nhiên cũng cao hơn rất nhiều so với sushi thông thường. Giá trung bình cho một thự khách đến ăn ở đây chi nhẹ tay là khoảng hơn 600 USD. Yêu thương người phối ngẫn, nhớ thể hiện chân tâm, móc ví xộp tại đây, bạn nhé!

Nhà hàng Ithaa Undersea ở quần đảo Maldives:
Đúng như tên gọi của nó, quần đảo này nằm sâu dưới lòng Ấn Độ Dương khoảng 5 mét so với mực nước biển. Nơi đây từng được tạp chí uy tín Neww York Daily News bình chọn là nhà hàng đẹp nhất thế giới. Thực khách sẽ thưởng thức món ăn trong một phòng kính giữa lòng đại dương, vừa dùng các món ăn sang trọng được chế biến kỳ công nhất đến từ biển cả, vừa thỏa thích ngắm đàn cá bơi lượn và những rặng san hô xung quanh. Tất nhiên mức giá ở đây cũng thuộc hàng “trên trời, chém dẹp”, với khoảng trên 500 USD/người chưa kể giá thức uống, thuế, phí phục vụ pourboire, ...
Êh mà cuộc sống ngắn ngủi, bạn và bà nhà nên hưởng trọn tinh yêu những ngày tháng bên nhau... Coi chừng kiếp sau ta không có những ngà hàng deluxe như vầy, mà là "gulag messhall" thì bỏ sừ. Cơm gulag là gì nên hỏi quý ông Phạm Quóc Bảo, Đỗ Bình, Phạm Gia Đại, Thanh Huy, Vũ Hối, Lê Thương, Dương Ngọc Sum, Cung Trầm Tưởng, Vương Trùng Dương, Dương Viết Điền,... nếu bạn biết Nga ngữ hay Tàu ngữ xin ho3i cụ Aleksandr Solzhenitsyn, Andrei Sakharov, Liu Xiaobo, Gao Xingjian,... nhé

Trên đây là bài giới thiệu top 5 nhà hàng đắt đỏ nhất trên thế giới, nếu có cơ hội để "chi mạnh tay", bạn đừng quên ghé vào những nhà hàng này để thưởng thức nhé!
Bạn sẽ chọn nhà hàng nào cho buổi cuối tuần này?

VHLA.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét