Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

TÓM TẮT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NHẠC SỸ TIỀN CHIẾN MẠNH PHÁT

(Bài viết cuối n/s tiền chiến Mạnh Phát)
TÓM TẮT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT VỀ NHẠC SỸ TIỀN CHIẾN MẠNH PHÁT (sáng tác đầu tay năm 1950) Mạnh Phát (1929 - 1973) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Giai đoạn thập niên 40 ông là ca sĩ hát cho hãng đĩa PK và Asia ở Sài Gòn, nổi tiếng và giành hạng nhất khi hát bài “Ai Về Sông Tương”của n/s Văn Giảng cho đài phát thanh Pháp Á Huế vào năm 1949. Ông cùng với vợ là nữ ca sỹ Minh Diệu và cặp đôi song ca Châu Kỳ - Mộc Lan nổi tiếng cùng thời với nhau. Giai đoạn 1949 - 1950 ông chuyển sang viết nhạc, khởi nghiệp với bút danh Tiến Đạt 
<!>
một số bài đầu tay về dòng nhạc quê hương đậm nét trữ tình, dân giã, mộc mạc như Ai Về Quê Tôi, Trăng Sáng Trong Làng, Mong Người Trở Lại, Gửi Cánh Mây Trôi .. nhất là ca khúc nổi tiếng “Qua Xóm Nhỏ”..

Bước sang thập niên 1960, thời kỳ phát triển của dòng nhạc thời trang, Mạnh Phát chuyển hướng và bắt đầu sáng tác mạnh hơn với bút danh Mạnh Phát. Ca khúc nổi tiếng đầu tiên của ông là “Bến nước tình quê”, tiếp theo là các bản: Rồi một ngày, Nhớ mùa hoa tím và Hoa nở về đêm. Ba bản này đều được Lệ Thanh, nữ ca sĩ nổi tiếng bậc nhất thời đó trình bày. Sau này Mạnh Phát còn bút danh khác khi viết nhạc trữ tình là Thúc Đăng. Ngoài các sáng tác tự viết, ông còn hợp soạn với các nhạc sĩ nổi tiếng khác như Lan Đài, Hoài Linh, Y Vân, Nguyễn Văn Đông, Trần Thiện Thanh, Tuấn Khanh, Lê Mộng Bảo,...

Năm 1956 – 1959, khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông làm trưởng đoàn văn nghệ Vì Dân (cảnh sát) sau đó là trưởng ban ca nhạc Tiếng Thời Gian trên đài phát thanh Sài Gòn thì ông và Mạnh Phát hợp tác với nhau trong việc xây dựng CT đi diễn khắp nơi và phát hiện ca sĩ trẻ tài năng mới (năm 1963 với Thanh Tuyền) về sau hướng dẫn dìu dắt thêm ca sĩ trẻ Phương Dung,...

Căn cứ những tấm ảnh chụp thời mới đi hát, cũng như lời kể của một số người quen biết, Mạnh Phát có những nét đẹp tự nhiên, từ khuôn mặt khôi ngô đến mái tóc dợn sóng nhưng chững chạc, điềm đạm chứ không chải chuốt, bay bướm như đồng nghiệp Châu Kỳ. Có thể vì vậy mà khi hãng Mỹ Vân thực hiện cuốn phim Tình quê ý nhà, họ đã mời Mạnh Phát thủ vai chính bên cạnh Mộc Lan – vợ Châu Kỳ vì cho rằng ông thích hợp với vai trò này hơn. Về tính tình của Mạnh Phát, cũng theo cuộc trao đổi với nhạc sĩ Văn Giảng thì Mạnh Phát rất hiền lành, vui vẻ với bạn bè, nhất là những ai có thể đối ẩm với ông. Tuy nổi tiếng nhưng ông lại là người rất kín kiếng về đời tư và í tai biết về con người thật của ông vì ông sống rất âm thầm, ít xuất hiện trước đám đông,...

Trước năm ông mất (1973), trong số các n/s chuyên nghiệp miền nam sống nhờ âm nhạc thì Mạnh Phát là người khá thành đạt về thu nhập nhờ tác quyền các ca khúc do mình sáng tác. Trong thập niên 60, người yêu nhạc thường ra quán Minh Phát trên đường Lê Lợi để chờ đợi tác phẩm mới của Mạnh Phát. Sức sáng tác của ông thời điểm đó rất hăng, khoảng 1 tuần, 2 tuần hay lâu lắm là 3 tuần thì ông lại giới thiệu 1 ca khúc mới. Lý do rất đặc biệt: Mạnh Phát có thói quen uống rượu, người bình thường rượu vào lời ra, riêng Mạnh Phát rượu vào nhạc mới ra được, ông cùng người bạn thân n/s Huỳnh Anh là hai bậc thầy trong đối ẩm rượu mạnh, đô cao (góp mặt có thêm n/s Phạm Đình Chương)
Ngày 2 tháng 1 năm 1973, nhạc sĩ Mạnh Phát qua đời hưởng thọ mới 44 tuổi (1929 – 1973) để lại niềm tiếc thương vô vàn đối với gia đình cùng những người mến mộ người n/s tài hoa hơi vắn số. Rất tiếc, Mạnh Phát đã ra đi rất sớm nên chẳng biết tang lễ của ông có được chu đáo không, nhưng điều đáng buồn là sau năm 1975, người ta ít nhắc tới thân thế và sự nghiệp của ông, mà chỉ tận tình khai thác tích cực những sáng tác mà ông đã để lại cho đời.

Về tình cảm cá nhân, vợ con:
Chỉ chỉ có một đời vợ duy nhất cũng là bạn tình hát chung nữ ca sỹ Minh Diệu, sau khi có con hai vợ chồng nghỉ hát, vợ ông lui về hậu phương chăm sóc chồng con.

Về sự nghiệp sáng tác:
Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng nhạc sĩ tiền chiến tài hoa Mạnh Phát đã để lại cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nhiều bản nhạc hay lưu truyền cho đến tận ngày nay. Hiện người ta chỉ còn tìm thấy hơn 50 ca khúc của ông gồm:

Tự mình sáng tác gồm 36 bài: Anh đi phố vắng (Thúc Đăиg). Anh đã về. Ai về quê tôi (Tiến Đạt). Anh về vui khúc tình ca. Buồn ơi giã biệt. Bước chân kỷ niệm (Thúc Đăиg). Chiều nhớ bạn (Thúc Đăиg). Chuyến xe kỷ niệm (Thúc Đăиg). Cô gái sông Hương. Cô hàng dừa xiêm. Đêm không trăиg sao. Đợi sáng. Gặp anh. Gió biển (Thúc Đăиg). Gió chuyển mùa thương. Gửi cánh mây trời. Hoa nở một lần. Hoa nở về đêm. Hồn trai Việt (Tiến Đạt). Khi mình còn thương. Khúc nhạc đồng quê. Mong người lính (Thúc Đăиg). Mong người trở lại (Tiến Đạt). Mộng phiêu lưu. Ngày nào em với tôi. Qua xóm nhỏ. Rồi một ngày. Sao khuya. Sương lạnh chiều đông (Thúc Đăиg). Thành đô ơi giã biệt (Thúc Đăиg). Thư về thăm mẹ. Trăиg sáng trong làng (Tiến Đạt). Tiến lên Việt Nam. Tôi gặp em. Viết cho anh. Vọng gác đêm sương. Xa nhau mới biết đêm dài. Xuân về gác nhỏ (Thúc Đăиg)
Hợp tác viết chung, mua bản quyền 19 bài: Áo tím ngày xưa (đồng sáng tác với Lan Đài). Bến nước tình quê (đồng sáng tác Lê Mộng Bảo) Chuyến đi về sáng (đã mua từ Trần Thiện Thanh) Chỉ có một mình anh (Thúc Đăиg – Thanh Phương). Cung thương ngày cũ (đồng sáng tác Nguyễn Văи Đông). Dấu chân kỷ niệm (Thúc Đăиg – Thanh Phương). Đêm trắng hậu phương (Thúc Đăиg – Dzũng Đạt). Đường tơ chưa dứt (Mạnh Phát – Hoài Linh. Lỗi hẹn (đồng sáng tác Huy Lai). Ngày xưa anh nói (Thúc Đăиg – Thanh Tuyền). Nhớ một người (Mạnh Phát – Hoài Linh). Nhớ mùa hoa tím (Mạnh Phát – Lan Đài. Nhớ viết thư cho em (Mạnh Phát – Trần Thiện Thanh). Nỗi buồn gác trọ (Mạnh Phát – Hoài Linh). Phố vắng em rồi (Mạnh Phát – Nguyễn Đan Thanh). Tôi vẫn đi tìm (Mạnh Phát – Trọng Khương). Vầng trăиg ai xẻ làm đôi (Thúc Đăиg – Tuấn Khanh). Sao anh lỗi hẹn (Mạnh Phát – Y Vân). Tàu nhổ neo rồi (Mạnh Phát – Trần Thiện Thanh).

Tri ân, tôn vinh n/s tiền chiến tài hoa Mạnh Phát trong bài viết cuối sơ lượt về cuộc đời hoạt động trong hai lĩnh vực ca hát, sáng tác và tình cảm cá nhân, các bài nhạc để lại .. của n/s do Kyphan tổng hợp. Xin mời các bạn vào đọc bài viết và cùng nghe bài nhạc Slow phổ thơ thi sỹ Hoàng Ngọc Liên vào năm 1965 có tên PHỒ VẮNG EM RỒI.


Đôi nét về văn thi sỹ Hoàng Ngọc Liên. Ông sinh năm 1930 tại Ninh Bình, lớn lên theo gia đình di cư vào nam. Năm 1953 là sinh viên Sĩ Quan Trừ Bị Khoá 3 Phụ Thủ Ðức sau đó được thụ huấn tại trường VBQG Ðàlạt.
Sau 1975 bị đi tù cải tạo 13 năm (75 – 88), sau đó sang Mỹ định cư theo diện HO. Các tác phẩm đã xuất bản trước năm 1975,...
Những Mùa Trăng (tập truyện Nam Sơn 1959). Nhớ Thương (thơ, Lê Thanh Thư Xã 1962). Vẫn Còn Thương (thơ, Giao Ðiểm 1964). Khung Trời Tưởng Nhớ (thơ, Trí Dũng 1966). Ðoàn Quân Mũ Ðỏ (truyện dài, Chấn Mỹ 1969). Theo Bước Anh Ði (truyện dài, Khai Trí 1972). Tuyến Lửa Ðầu (phóng sự tiểu thuyết, Khai Trí 1974).

“Phố Vắng Em Rồi” được n/s Mạnh Phát lấy trong tuyển tập thơ “Vẫn Còn Thương” 1964 của văn thi sỹ họ Hoàng để phổ nhạc. Trong sheet tờ nhạc phát hành có ghi bốn câu thơ bài nhạc phổ, ...

“Em đi pháo đỏ lên mầu mắt
Tình cũ, thề xưa lỡ hẹn rồi
Phố vắng như hồn anh giá lạnh
Gió vàng tâm sự nhớ thương thôi ..”

Khi tình yêu đã ngăn cách rồi, lòng buồn lại càng buồn hơn khi nghe tiếng mưa hắt hiu lúc nửa đêm, gợi nhớ về kỷ niệm càng làm cho lòng người chua xót thêm. Mưa xuyên qua mành, xuyên qua nỗi nhớ, mưa nhạt nhòa như miền ký ức đã ướt đẫm lời yêu thương ngày nào.
Hình bóng cũ đã xa xôi rồi mà người vẫn còn thương tiếc nhớ nhung suốt cả canh khuya, trắng đêm mơ thương về hình bóng của người xưa nay đã xa rồi. Những câu hát da diết làm cho người nghe nhạc cảm nhận được tình yêu còn thật sâu đậm trong tâm tình của chàng trai đang một mình nhìn mưa khuya về trên phố vắng.

“Em ơi bước đi xa nhau rồi ngày vui đâu còn” – Tiếng gọi “Em ơi” theo lời nhạc vút cao nghe tha thiết nao lòng, như tiếng lòng của tận đáy buồn đau của một kẻ ở lại gọi thương gọi nhớ về một kẻ đã ra đi. Tiếng đau thương của một người chỉ còn biết lặng nhìn mưa khuya về trên ngọn “đèn vàng nhòa sương chưa tắt” và nghe nhớ thương ray rứt về những ngày vui đã qua. Ngày vui đã ra đi theo bước chân người, để lại một “phố xưa lạnh buồn tênh”, như lòng của chàng trai đã thành cả một trời đông giá lạnh.

“Hôm em bước lên xe hoa, thềm nhà tươi pháo hồng
Em ơi pháo vui như vô tình xé nát tim anh
Bao nhiêu ước mơ nay phai tàn tình ôi phũ phàng
Một ngày dù duyên chưa thắm, chuyến đò xưa sao nỡ quên ...”

Niềm vui tươi thắm trong ngày cưới của người con gái là nỗi buồn tan tác của chàng trai. Tiếng pháo vui rộn rã đón mừng em bước theo chồng là tiếng vô tình xé nát trái tim hiu hắt đứng nhìn theo xe hoa đưa người về phương trời khác. Ước mơ cho nhiều rồi bây giờ cũng tàn phai tất cả, xây đắp mộng tình cao vời để đến bây giờ cũng trở thành giấc chiêm bao. Khi tình yêu vỗ cánh bay xa mới ngỡ ngàng cay đắng về cuộc tình sao thật phũ phàng, nhưng chỉ biết trách thầm tình duyên bẽ bàng thôi chứ không oán trách người yêu phụ bạc mình, có chăng cũng chỉ là lời trách cứ nhẹ nhàng sao con đò nỡ lòng nào quên bến cũ: “Một ngày duyên chưa thắm, chuyến đò xưa sao nỡ quên”…

“Thương, còn thương những chiều đời chưa biết nhiều
Nghẹn ngào nhìn nhau không nói
Yêu còn yêu tiếng cười, ngày mới quen nhau
Ngỡ ngàng tình trong mắt sâu…

Lòng thì đau nhưng tình vẫn còn thương nhiều, thương những chiều ngày xưa khi mối tình còn ngây thơ chưa nhuốm bụi đời, còn yêu tiếng cười ngày mới quen nhau chưa nếm trải nỗi sầu. Người nghe nhạc cảm nhận tình yêu cao thượng qua những lời tâm sự nỗi lòng của chàng trai, dù nhận nhiều đắng cay khi chuyện tình mình tan vỡ, lòng vẫn còn tha thiết với những ngày xưa. Tình yêu mãi dành cho nhau bất cứ hoàn cảnh nào, dù mình bây giờ không còn thuộc về nhau, dù đã cách xa muôn trùng, mới là tình yêu đích thực tâm thành…

(Lượt trích bài viết Trương Đình Tuấn)
Mưa khuya hắt [C] hiu xuyên qua mảnh tình ngăn cách [Am] rồi
Đêm qua trắng [F] đêm mơ thương [G] hình bóng cũ xa [C] xôi
Em ơi bước [F] đi xa nhau [C] rồi ngày vui đâu [G] còn
Đèn [C7] vàng nhòa sương chưa [F] tắt khu [Am] phố xưa lạnh buồn [G7] tênh.

2. Hôm em bước [C] lên xe hoa thềm nhà tươi pháo [Am] hồng
Em ơi, pháo [F] vui nhưng vô [G] tình xé nát tim [C] anh
Bao nhiêu ước [F] mơ nay phai [C] tàn tinh ôi phũ [G] phàng
Một [C7] ngày dù duyên chưa [F] thắm chuyến [G7] đò xưa sao nỡ [C] quên.
ĐK:
[C] Thương còn thương những [F] chiều,
Đời chưa biết [C] nhiều nghẹn ngào nhìn nhau không [F] nói
[Em] Yêu còn yêu tiếng [C] cười
[F] Ngày mới quen [C] nhau ngỡ [G] ngàng tình trong mắt [Dm] sâu. [G7]
3. Mưa khuya hắt [C] hiu xuyên qua mảnh hồn đơn giá [Am] lạnh
Em ơi phố [F] khuya bâng khuâng [G] sầu buốt gía tim [C] anh
Hương xưa ái [F] ân theo êm [C] đềm vầng trăng dãi [G] thềm
Từng [C7] giờ buồn trong phố [F] vắng thắm [G] hình em qua bóng [C] đêm ..
Trước năm 1975 “Phố vắng em rồi” ra mắt lần đầu với tiếng hát của chim họa mi xứ Huế Hà Thanh, tiếp ca sĩ trẻ con nuôi Thanh Tuyền, cuối là tiếng hát của Mỹ Thể .. và đây là một bài hát thành công của n/s MP về dòng nhạc trữ tình.
Trước khi tạm chia tay với n/s tiền chiến tài hoa, hơi sớm yểu mệnh Mạnh Phát. Kyphan gởi lời chúc nếu vong hồn người đã siêu sinh kiếp kế tiếp vẫn là bậc tài hoa trong nghệ thuật có cuộc sống no ấm, sung túc đi cùng tuổi thọ rất cao. Xin giã biệt cùng lời tri ân trân trọng !

Hà Thanh (pre75): 




Hoàng Châu: 

Huy Cường: 


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét