Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

Có Thể Bạn Chưa Bao Giờ Nghe: Hôm Nay, Ngày Mừng Toilet (Nhà Cầu) Toàn Thế giới! (19/11) & Bước Vào Tuần Có Lễ “Happy Thanksgiving Day!” và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải

Chuyện Khó Tin! Một Ngày, Ít Ai Ngờ, Ít Ai Biết: Hôm Nay Ngày Mừng Toilet (Nhà Cầu) Toàn Thế Giới! (19/11) -Tháng 11 có ngày lễ gì ngộ nghĩnh nhất, hầu như không ai biết? Vào tháng 11 này, một sự kiện tuy rất lạ lẫm, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng: Ngày Toilet Thế giới! (World Toilet Day!). Đây là dịp quốc tế được tổ chức mừng thường niên vào ngày 19/11. Chắc Bạn có thắc mắc ngày này ra đời để làm gì không? Lễ kỷ niệm này được sáng lập, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc vệ sinh “Thăm Lăng B.”, một trong những nhu cầu cần thiết nhất của con người! cũng như nhắc nhở, trao đổi và đưa ra giải pháp về vấn đề giữ vệ sinh ở toilet trên toàn cầu. Nhà cầu là nơi sinh ra nhiều bệnh tật nhất! Chú ý giữ gìn thật sạch sẽ.
<!>


Kỳ lạ hôm nay: Mừng Ngày Toilet Thế giới! (19/11)
Ngày Toilet Thế giới trong tuần Lễ Tạ Ơn, cũng là dịp để tôn vinh giá trị của những công nhân làm công tác vệ sinh và các tổ chức cải thiện chất lượng vệ sinh trên toàn thế giới. Để chúng ta có cơ hội gởi lời Tạ Ơn họ! Không có họ, bệnh tật còn tăng cao trên trái đất này hơn nữa!


Thời Gian Vui Vẻ, Hạnh Phúc Nhất Trong Năm, Bước Vào Tuần Có Lễ “Happy Thanksgiving Day!”




Số người Mỹ du lịch Lễ Tạ Ơn năm nay, 2023, dự trù cao nhất mọi thời đại! Khoảng 30 triệu người dùng đường hàng không!

-Cơ Quan An Ninh Giao Thông (TSA) và các hãng hàng không đang chuẩn bị cho mùa du lịch nghỉ lễ bận rộn nhất bắt đầu từ Thứ Sáu, ngày 17 Tháng Mười Một, cho đến cuối tháng, theo trang tin The Hill.

“Chúng tôi dự đoán kỳ nghỉ lễ này sẽ là mùa bận rộn nhất từ trước đến nay. Vào năm 2023, chúng tôi chứng kiến bảy trong số 10 ngày du lịch bận rộn nhất trong lịch sử của TSA,” ông David Pekoske, giám đốc TSA, cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Hai, 13 Tháng Mười Một.




(Hình: Hàng triệu người Mỹ sẽ di chuyển bằng đường hàng không trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.)

Ông Pekoske cho biết trên chương trình “Today” của đài NBC rằng dự trù có hơn 30 triệu người sẽ sử dụng đường hàng không trong khoảng thời gian 12 ngày bắt đầu từ Thứ Sáu tuần này, với ngày bận rộn nhất là Chủ Nhật sau Lễ Tạ Ơn.

TSA dự trù sẽ kiểm tra 2.6 triệu hành khách vào Thứ Ba tới, ngày 21 Tháng Mười Một và 2.7 triệu hành khách vào Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một, trước Lễ Tạ Ơn.

Và vào Chủ nhật, ngày 26 Tháng 11, dự trù sẽ có 2.9 triệu hành khách qua các chốt kiểm soát của TSA.

Airlines for America, đại diện cho American, United và Delta, cùng nhiều hãng hàng không khác, cho biết sẽ đón khoảng 30 triệu hành khách trong khoảng thời gian từ 17 đến 27 Tháng Mười Một là mức cao nhất mọi thời đại.


(Hình: Các phi trường Mỹ sẽ vô cùng bận rộn trong mùa nghỉ lễ cuối năm.)


Hy vọng là không! Vì hàng loạt trận bão, có thể gây trở ngại đi lại, dịp lễ Tạ Ơn 2023!

-Hàng loạt trận bão có thể gây trở ngại đi lại dịp lễ Tạ Ơn, theo CNN hôm Thứ Bảy, 18 Tháng Mười Một.

Hai trận bão khác nhau sẽ ảnh hưởng tới hành khách vào Thứ Bảy, một ở New England và một ở miền Tây Hoa Kỳ, cả hai đều gây mưa, tuyết, và có thể làm chậm trễ lịch trình của hành khách.



(Hình: Xe truck chạy trên Highway 395 ở Inyo County, California)

Trận bão ở miền Đông sẽ đem mưa và gió mạnh tới vùng duyên hải New England và làm tuyết rơi khắp hai vùng núi White và Green.

Đối với phần lớn New England, ai không bắt buộc phải đi ngày Thứ Bảy, và nếu lái xe chứ không đi phi cơ, có lẽ nên chờ tới Chủ Nhật.

Trận bão ở miền Tây sẽ bắt đầu hôm Thứ Bảy ở vùng Portland, Oregon, và kéo dài tới San Diego, California.

Mưa cũng sẽ lan tới thành phố sa mạc, như Phoenix, Arizona; Las Vegas, Nevada; và Albuquerque, New Mexico; rồi sẽ tiếp tục vào Chủ Nhật từ Seattle, Washington tới Eureka, California.

Hơn 6 triệu người từ Nam California tới miền Nam Idaho có lệnh đề phòng gió mạnh tới hết Chủ Nhật. Gió dự trù mạnh 40 tới 50 mph, ở vùng núi có thể mạnh tới 60 mph.

“Gió mạnh như vậy có thể khiến lái xe khó khăn, nhất là xe cỡ lớn,” Cơ Quan Khí Tượng Quốc Gia (NWS) ở Las Vegas cho hay. “Gió mạnh sẽ thổi quanh đồ vật không cột chắc chắn. Cành cây có thể bị thổi gãy và vài nơi có thể bị cúp điện.”

Vào Chủ Nhật, trận bão này cũng sẽ di chuyển sang hướng Đông tới vùng Mountain West và Central Plains.

Từ Washington tới Colorado sẽ có mưa, còn vùng núi sẽ có tuyết. Salt Lake City, Utah ban đầu sẽ mưa rào, nhưng khi nhiệt độ hạ xuống vào tối Chủ Nhật, thời tiết sẽ dần dần chuyển sang vừa mưa vừa tuyết.

Khắp vùng Central Plains sẽ có mưa và bão kèm sấm chớp từ Nebraska xuống tận Texas.

Tới Thứ Hai, mối đe dọa khác bắt đầu xuất hiện khắp vùng Gulf Coast, có thể xảy ra lốc xoáy, mưa đá và gió mạnh.

Khi hệ thống áp thấp này mạnh lên và tiến về phía Đông, nó cũng sẽ gây mưa từ Minnesota tới Louisiana.

Ngày gây trở ngại đi lại nặng nề nhất có lẽ là Thứ Ba vì hệ thống áp thấp này sẽ đem mưa và bão kèm sấm chớp tới phần lớn miền Đông nước Mỹ.

Khu vực được dự báo mưa bao gồm nhiều thành phố có phi trường lớn, như New York; Washington; Chicago, Illinois; và Atlanta, Georgia. Chuyến bay ở tất cả nơi đó đều có thể bị hoãn hoặc hủy.

Riêng ở Nam California, vài nơi có thể mưa lớn cuối tuần này, trước khi cả vùng sẽ có nắng và nhiệt độ cao hơn bình thường vào Thứ Hai, theo NWS. Tới Thứ Năm, ngày lễ Tạ Ơn, thời tiết California sẽ dịu mát, nhiệt độ cao nhất dự trù giảm 5 độ F còn 72 độ F.


San Jose: Giới Thiệu 2 Sinh Hoạt Mừng Lễ Tạ Ơn Ngày Hôm Nay! Chúa Nhật Ngày 19 Tháng 11 Năm 2023


*Liên Đoàn Hướng Đạo Bách Việt:



*Văn Thơ Lạc Việt:




Tin Quốc Tế Đó Đây:

***
Quân Đội Do Thái Tiếp Tục Tấn Công Vào Bệnh Viện Chính ở Gaza


(Hình: Một quân nhân Do Thái đứng bên ngoài bệnh viện Al-Shifa, dải Gaza.)

-Từ 3 ngày qua, Do Thái liên tục tấn công vào bệnh viện Al-Shifa ở Gaza vì cho rằng đây là trung tâm quân sự chiến lược của Hamas. Hôm 15/11/2023, quân đội Do Thái khẳng định tìm thấy vũ khí được cất giấu tại nơi ẩn náu và chữa trị của hàng ngàn thường dân tại Gaza. Hamas đã nhanh chóng bác bỏ cáo buộc trên.

Theo thông tấn xã AFP, trên Telegram, Yaron Finkelman, phụ trách các hoạt động ở Gaza của quân đội Do Thái, cho biết trong đêm 15/11, "đã thực hiện các chiến dịch có mục tiêu" và xác nhận binh lính Do Thái vẫn được khai triển tại bệnh viện Al-Shifa vào hôm 16/11. Bộ Y tế của Hamas xác nhận đêm qua, "các xe ủi bọc thép của Do Thái đã phá hủy một phần lối vào từ phía Nam của bệnh viện, gần khu hộ sinh". Trước đó, khu vực này cũng đã bị hư hại bởi các cuộc tấn công của Do Thái. Quân đội Do Thái khẳng định đã tìm thấy vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự của Hamas tại bệnh viện, nơi mà theo Liên Hiệp Quốc, 2.300 y Bác sĩ, bệnh nhân và thường dân ẩn náu, nhưng Hamas đã nhanh chóng bác bỏ điều đó.

Cũng trong đêm 15/11, quân đội Do Thái thông báo đã tấn công vào nhà riêng của d'Ismaïl Haniyeh, lãnh đạo văn phòng chính trị Hamas và cho biết nơi này được sử dụng "làm căn cứ của khủng bố và thường là nơi gặp gỡ của các lãnh đạo cấp cao Hamas". Quân đội Do Thái cũng cho biết đã kiểm soát được cảng Gaza, được cho là cơ sở hạ tầng chủ chốt của Gaza, vào sáng nay.

Chính phủ của Hamas cho biết khoảng chục người đã thiệt mạng trong vụ không kích của Do Thái đêm 15/11. Họ khẳng định 11.500 người Palestine đã bị sát hại từ ngày 7/10. Phía Do Thái cũng thông báo thêm 2 binh sĩ bỏ mạng trong chiến dịch tại miền Bắc Gaza, nâng tổng số binh lính thiệt mạng lên 50 người kể từ đầu cuộc xung đột tại vùng lãnh thổ mà Hamas kiểm soát từ năm 2007.

Về tình hình tại Do Thái, sáng 16/11, cảnh sát Do Thái cho biết "3 kẻ khủng bố" đã nổ súng tại một trạm kiểm soát giữa Jerusalem và Cisjordanie và đã bị bắn hạ. Bảy người đã bị thương, trong đó 6 người của lực lượng an ninh.



Xung Đột Gaza: Quân Đội Do Thái Tìm Thấy Thi Thể Các Con Tin Trong Bệnh Viện Al Shifa


(Hình: Binh sĩ Do Thái kiểm tra các khu nhà trong bệnh viện Al Shifa, tại dải Gaza, ngày 15/11/2023.)

-Hôm 17/11/2023, Quân đội Do Thái thông báo đã tìm thấy tại một tòa nhà trong bệnh viện al Shifa thi thể của nữ quân nhân Noa Marciano, bị Hamas bắt làm con tin ở dải Gaza.

Hôm thứ Hai (13/11), tổ chức Hamas công bố bức ảnh Noa Marciano đã chết, mà theo họ là do bị phía Do Thái oanh kích. Hôm sau, Do Thái đã xác nhận cái chết của nữ quân nhân 19 tuổi này. Thi thể của cô đã được chuyển về Do Thái.

Trước đó, quân đội Do Thái cũng thông báo đã tìm thấy xác của một con tin khác, bà Yehudit Weiss, bị sát hại sau khi bị Hamas bắt cóc ngày 7/10.

Theo lời Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu, có những chỉ dấu rất rõ cho thấy các con tin đã bị cầm giữ tại bệnh viện al Shifa, bệnh viện lớn nhất ở dải Gaza. Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul tường trình: Quảng cáo

"Yehudit Weiss, 65 tuổi, mẹ của 5 người con, đã bị bắt vào ngày 7/10 tại khu công xã Do Thái Beeri (Kibbutz Beeri). Chồng bà đã bị giết ngay tại chỗ. Thi thể của con tin này đã được tìm thấy trong dãy nhà liền kề tòa nhà bệnh viện al Shifa ở Gaza. Theo phát ngôn viên quân đội Do Thái, hoàn cảnh xảy ra cái chết của bà chưa được rõ. Vẫn theo nguồn tin này, bên cạnh của bà có những vũ khí dường như do nhóm bắt cóc để lại.

Lực lượng đặc nhiệm Do Thái tiếp tục chiến dịch trong bệnh viện al Shifa. Giám đốc bệnh viện thì cho biết binh lính Do Thái đã chuyển các thi thể trong bệnh viện đi nơi khác. Khi được hỏi về điều này, phát ngôn viên quân đội Do Thái đã từ chối trả lời. Phía Do Thái cũng không đưa ra thông tin về tình hình của các bệnh viện khác tại Gaza.

Bộ Y tế Palestine khẳng định là bệnh viện al-Ahli đang bị xe thiết giáp Do Thái bao vây. Còn Giám đốc bệnh viện Nam Dương, một bệnh viện lớn khác, thì cho biết bệnh viện của ông "đã ngừng hoạt động hoàn toàn". Phía Palestine còn thông báo là bệnh viện al-Quds đã hoàn toàn được di tản và kể từ nay không thể hoạt động. Hiện giờ, Do Thái cũng không có thông tin gì về các bệnh viện đó".

Theo hãng tin AFP, hôm 17/11 quân đội Do Thái tiếp tục truy lùng các chiến binh Hamas mà họ cho là đang lẩn trốn trong bệnh viện al Shifa, nơi mà theo Liên Hiệp Quốc đang có đến 2.300 người, bao gồm bệnh nhân, nhân viên y tế và thường dân tản cư.

Hôm qua, Hoa Kỳ cho biết "rất quan ngại" về vụ oanh kích vào bệnh viện quân sự Jordanie ở Gaza, khiến 7 người bị thương, đồng thời tuyên bố chống lại mọi vụ không kích vào các bệnh viện ở lãnh thổ Palestine này.


Tổng Thống Zelensky Khẳng Định Nga "Tập Trung Phi Đạn" Chuẩn Bị Tấn Công Ukraine Trong Mùa Đông


(Hình)

-Trả lời báo chí hôm 16/11/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky xác nhận tin Nga đang "tập trung phi đạn" để chuẩn bị cho một chiến dịch oanh kích các cơ sở hạ tầng thiết yếu, như nhà máy điện của Ukraine đúng vào mùa Đông giá rét. AFP nhắc lại tuần trước Kyiv đã báo động, Mạc Tư Khoa sẽ lại tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự.

Tương tự như năm 2022, Nga sẽ phá hoại các nhà máy điện của Ukraine, để cho thường dân chết rét. Tuy nhiên, ông Zelensky lạc quan hơn một chút khi nhận định: Có thể Mạc Tư Khoa không còn nhiều phi đạn như cùng thời kỳ năm 2022, đồng thời khả năng phòng thủ của Ukraine cũng đã có phần tốt hơn. Phát biểu của Tổng thống Ukraine nhằm hối thúc các đồng minh tăng cường viện trợ quân sự, tăng cường khả năng bắn chận phi đạn của Nga.

Kyiv lo ngại thiếu đạn dược do các nhà cung cấp cho Ukraine dành ưu tiên hỗ trợ Do Thái trong cuộc xung đột với phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas. Tổng thống Zelensky ghi nhận: Một trong những hậu quả rõ rệt của cuộc xung đột ở Cận Đông là việc "cung ứng đạn dược cho Ukraine đang bị chậm lại", các lô đầu đạn 155 ly cung cấp cho Ukraine đang bị "giảm đi trông thấy".

Xét về khả năng phòng thủ, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng Ukraine đã "tiến bộ hơn năm 2022" với nhiều lá chắn hơn, ngăn chặn được từ "75 đến 80% drone" của đối phương. Chính quyền cũng đã thiết lập được nhiều hầm trú ẩn và những nơi an toàn cho thường dân. Thế nhưng nhu cầu đẩy mạnh hệ thống phòng không vẫn còn "cấp bách với các khu vực ở miền Đông như thành phố Kharkiv, hay vùng Donetsk và Zaporijjia…".

Tại miền đồng Ukraine, thị trưởng Avdiivka hôm qua khẳng định lực lượng của Nga "năng động hơn trong những ngày gần đây", huy động cả xe thiết giáp trong các đợt phản công. Thành phố với hơn 30..000 cư dân này trước chiến tranh, nay chỉ còn lại chưa đầy 1.500 người và đang trở thành một biểu tượng kháng chiến của Ukraine.


Chiến Tranh Ukraine: Nhiều Người Dân Nga Bắt Đầu Muốn Đàm Phán Hòa Bình


(Ảnh: Tổng thống Nga Vladimir Putin tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Mạc Tư Khoa, Nga, ngày 16/11/2023.)

-Hôm 16/11/2023, lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt", một thăm dò cho Viện "Russian Field" thực hiện cho thấy một bộ phận lớn người dân Nga dường như ủng hộ cho đàm phán hòa bình. Cụ thể, khoảng 48% số người được hỏi ủng hộ đàm phán hòa bình so với 39% phản đối.

Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Anissa El Jabri của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích thêm về cuộc thăm dò:

"Đó là những người chưa tới 45 tuổi, vì chính họ là những người phải cầm súng. Về phía phụ nữ, người ta bắt đầu cảm thấy có một sự "rục rịch" ở trong nước: Các bà vợ, mẹ và chị hay em gái của những bị động viên, tìm cách tổ chức các cuộc họp để đưa những người lính từ tiền tuyến trở về, ít nhất là tạm thời. Những nỗ lực đang bị cơ quan an ninh giám sát chặt chẽ.

Thêm một chỉ dấu khác và đặc biệt có ý nghĩa tại một đất nước mà mọi chỉ trích đều bị trấn áp càng ngày càng nghiêm khác: Tỷ lệ những người sẽ không ủng hộ Vladimir Putin nếu như Tổng thống Nga mở đàm phán là 18%. Theo như đánh giá từ tất cả các chuyên gia từ hơn 18 tháng qua, đây là một tỷ lệ ổn định từ phía những người, về mặt ý thức hệ, ủng hộ việc gởi quân đến Ukraine.

Trong những điều kiện nào thì các cuộc đàm phán này nên được tiến hành? Ở đây, sự mơ hồ trong câu trả lời phản ảnh sự mập mờ các mục tiêu của chế độ. Ở đây người ta không thấy có một đề xuất nào chiếm đa số mà là một mớ lộn xộn đơn giản chấm dứt giao tranh, Ukraine đầu hàng hay như sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ mới.

Dù vậy, có hai xu hướng chính vẫn tồn tại: Phần lớn người dân Nga vẫn nói rằng họ không từ bỏ các vùng lãnh thổ bị sáp nhập và cuối cùng con số này tuy bị giảm nhẹ một chút nhưng vẫn có đến 65% người dân ở Nga cho biết họ tin rằng đất nước đang đi đúng hướng".


Phần Lan Đóng Một Số Cửa Biên Giới Với Nga



(Hình: Trạm biên giới Nuijamaa ở Lappeenranta, Phần Lan, ngày 15/11/2023.)

-Phần Lan đóng cửa một phần biên giới với Nga. Bốn cửa khẩu ở khu vực phía Đông-Nam đường biên giới dài hơn 1.300 cây số với nước Nga sẽ bị đóng cửa từ 12 giờ đêm 17/11/2023 cho đến giữa tháng 2/2024. Helsinki chỉ trích Mạc Tư Khoa cố ý để cho người nhập cư trái phép tràn vào lãnh thổ Phần Lan nhằm "gây bất ổn" cho quốc gia Bắc Âu này.

Chính quyền của Thủ tướng Petteri Orpo lên án Nga có "ác ý" dùng người nhập cư trái phép gây bất ổn cho Phần Lan nhằm trả đũa việc Helsinki gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhưng đây không phải là lý do duy nhất, bởi theo Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Helsinki vừa ký một thỏa thuận song phương với Mỹ, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ khai triển quân và mở các chương trình tập huấn trên lãnh thổ Phần Lan.

Bốn cửa biên giới giữa Phần Lan và Nga bị đóng cửa gồm Vaalimaa, Nuijamaa, Imatra và Niirala. Thông tín viên trong khu vực Carlotta Morteo của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) giải thích thêm về những lý do dẫn đến quyết định của Helsinki:

"Thông thường, hàng tháng chỉ có khoảng một chục người trình diện xin tị nạn ở đường biên giới giữa Nga và Phần Lan. Thế nhưng chỉ trong vài ngày qua, đã có khoảng 280 người không giấy tờ hợp lệ, có xuất xứ từ Cận Đông hay Phi Châu, đã đi qua các cửa khẩu bằng xe đạp hoặc là đi bộ đến.

Con số vừa nêu vẫn còn thấp và thực ra thì chưa đáng quan ngại lắm, nhưng hiện tượng này làm dấy lên kịch bản từng xảy ra hồi mùa Đông 2015-2016, khi 1.700 người xin tị nạn tràn qua đường biên giới để vào Phần Lan. Trong khi đó, Helsinki và Mạc Tư Khoa đã ngầm thỏa thuận là mỗi bên đều phải kiểm soát, tránh để người không có giấy tờ hợp lệ tràn qua biên giới sang nước kia và chỉ để cho những người có giấy tờ hợp lệ đi quan. Đối với Thủ tướng Phần Lan, Petteri Orpo, "rõ ràng là những người này đã được lực lượng biên phòng Nga giúp đỡ, hộ tống hay được đưa thẳng đến khu biên giới".

Theo liên minh cánh hữu và cực hữu, đóng cửa biên giới cũng là một thông điệp gửi tới những người muốn tị nạn tại Phần Lan có thể đã bị tuyên truyền hay đã nhận được những thông tin sai lệch. Thông điệp đó là Phần Lan đã đóng cửa, đã dựng lên một bức tường ở đường biên giới vào lúc mà mùa Đông đã đến.

Phần Lan không loại trừ khả năng một kịch bản tương tự như ở biên giới giữa Nga và Ba Lan, làm hàng trăm di dân đã chết lạnh trong rừng".


COP 28: Pháp, Mỹ, Anh Kêu Gọi Gia Tăng Sản Xuất Điện Nguyên Tử Để Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu



(Ảnh: Nhà máy điện nguyên tử Cattenom, tỉnh Moselle, Pháp, ngày 8/9/2022.)

-Trước thềm Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 28, Pháp, Mỹ, Anh cùng ba quốc gia khác kêu gọi các nước tăng gấp ba sản lượng điện nguyên tử để kềm chế mức tăng nhiệt độ Trái đất dưới 1,5°C.

Theo thông tấn xã AFP, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Pháp, bà Agnes Pannier-Runacher, cho biết Paris đã đưa ra đề xuất này và đã nhận được sự ủng hộ của Anh, Mỹ, Thụy Điển, Nam Hàn và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nước chủ trì hội nghị COP 28, sẽ diễn ra tại Dubai vào đầu tháng 12 tới. Bà Agnes Pannier-Runacher khẳng định "quyết định này là một phần của chiến lược hồi sinh năng lượng nguyên tử tại Âu Châu và trên toàn thế giới".

Lời kêu gọi sẽ đề cập đến 3 vấn đề chính: Tăng gấp 3 sản lượng điện nguyên tử từ nay đến năm 2050, vai trò của nguyên tử trong chuyển đổi năng lượng và kêu gọi Ngân hàng Thế giới (WB) cùng các ngân hàng phát triển nỗ lực hơn nữa trong việc tài trợ cho việc phát triển điện nguyên tử. Tại COP 28, các Bộ trưởng muốn nhấn mạnh "nếu không sử dụng năng lượng nguyên tử, chúng ta sẽ không thể kềm chế mức tăng nhiệt độ dưới 1,5°C". Đây là mục tiêu đầy tham vọng được đưa ra tại Hội nghị Khí hậu Paris 2015.

Các cơ quan năng lượng lớn đều dự kiến nâng đáng kể khả năng sản xuất nguyên tử nhằm đạt đến trung hòa carbon vào năm 2050: Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến tăng gấp đôi, còn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử (AEN) dự kiến tăng gấp ba.

Pháp hiện là quốc gia đứng đầu về sản lượng điện nguyên tử theo đầu người (56 lò phản ứng trên tổng số 68 triệu dân), đồng thời cũng là mũi nhọn của Âu Châu trong kế hoạch hồi sinh năng lượng nguyên tử và đứng đầu Liên minh nguyên tử Âu Châu (Alliance du nucléaire), gồm 16 nước thành viên.


Ba Tây Hứng Chịu Nắng Nóng Kỷ Lục Khi Mùa Hè Chưa Tới


(Hình: Bãi biển Recreio dos Bandeirantes, Rio de Janeiro, Ba Tây. Ảnh chụp ngày 15/11/2023.)

-Chưa tới mùa Hè nhưng nắng và nóng gay gắt đã đổ xuống Ba Tây.

Những ngày gần đây, nhiệt độ cảm nhận đã lên đến 59°C tại một khu phố nằm ở phía Tây Rio de Janeiro. Chính quyền Ba Tây phải đặt 15 tiểu bang trong tình trạng báo động tối đa. Tiêu thụ điện tăng mức kỷ lục, đạt đỉnh hơn 100 ngàn megawatt trong tuần này. Từ Rio de Janeiro, thông tín viên Sarah Cozzolino của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) có bài phóng sự:

"Luis mất 2 tiếng đồng hồ đi phương tiện công cộng để đến tắm mát ở biển. Cậu học sinh này có thể thoát khỏi hơi nóng ngột ngạt của phòng học.

Em nói: "Ở trường học không có máy lạnh, và chỉ có hai quạt máy trong số năm chiếc là còn hoạt động. Lẽ dĩ nhiên, áo tôi ướt đẫm mồ hôi".

Vào buổi trưa, bãi biển Ipanema chật kín người. Những chiếc dù chống nắng cắm sát nhau và âm lượng các loa được bật hết cỡ. Leticia và Laura đang thoa đầy kem chống nắng.

Leticia giải thích: "Chúng tôi chỉ thích mùa Hè nhưng đó là để đi tắm biển. Bởi vì, để làm việc, để sinh sống, thì thật là khủng khiếp, và rất đáng lo ngại nữa, bởi vì, lượng nước và điện tiêu thụ tăng vọt, hóa đơn cũng tăng theo, và môi trường cũng bị ảnh hưởng".

Paulo khó khăn len lỏi giữa những người tắm biển. 23 tuổi, anh bán maté, một loại nước mát khi phải vác bình nước hơn 20 kg trên vai. Mỗi ngày, anh đi dưới trời nắng chói chang, đôi chân trần trên cát, trên một đoạn đường gần 20 cây số.

Paulo thổ lộ: "Phải làm việc dưới nắng nóng thế này thật là khổ. Đôi mắt tôi rát bỏng. Người tôi mệt mỏi. Buổi tối, tôi đau khắp mình. Một ngày nọ tôi suýt bị xỉu, đổ mồ hôi lạnh toát. Nhưng tôi uống nước có gaz thì đỡ ngay".

Cách đấy khoảng 100 mét, những người lính cứu hỏa đang tiến hành cấp cứu trên biển, bởi vì có nhiều người đi tắm muốn làm mát người nhưng lại không biết bơi, và bất ngờ bị nhiều dòng chảy vinh Rio cuốn trôi".


Tin Nói Trung Quốc Bác Đề Nghị của Mỹ Về Các Chính Sách Thương Mại-Đầu Tư APEC


(Hình: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.)

-Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ dành cho các thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) nhằm kết hợp tính bền vững và tính toàn diện vào các chính sách thương mại và đầu tư của họ, một nguồn tin được thuyết trình về các cuộc đàm phán cho biết ngày 15/11.

Nguồn tin nói các cuộc thảo luận về vấn đề này đang tiếp tục diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco nhằm cố gắng tìm ra ngôn ngữ mà 21 quốc gia thành viên của nhóm có thể nhất trí.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai phát biểu tại một cuộc họp toàn thể tập trung vào thương mại rằng bà hy vọng đề nghị mà chính quyền Biden gọi là "Các nguyên tắc San Francisco về tích hợp tính toàn diện và bền vững vào chính sách thương mại và đầu tư" vẫn có thể được hoàn thiện.

Bà Tai nói nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu đã "được hỗ trợ bởi tất cả các nền kinh tế ngoại trừ một nền kinh tế và do đó, không rõ liệu APEC có thực hiện được nhiệm vụ đó hay không. Tuy nhiên, tôi vẫn lạc quan rằng các nền kinh tế sẽ sớm hoàn tất Các nguyên tắc San Francisco".

Không có nhiều thông tin chi tiết về đề nghị của Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Biden đang thúc đẩy ý tưởng rằng các nền kinh tế APEC tăng cơ hội cho nhiều người hơn, đặc biệt là những nhóm dân cư có hoàn cảnh bất lợi và đưa các mục tiêu năng lượng sạch và giảm thiểu phát thải carbon vào các chính sách phát triển, tăng trưởng và thương mại của họ.

Bà Tai đang tìm cách đàm phán một thỏa thuận thép sạch với Liên Hiệp Âu Châu nhằm gây bất lợi cho các nhà sản xuất thép Trung Quốc do lượng khí thải carbon cao hơn của họ.

Tin tức về sự phản đối của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh APEC được đưa ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở phía Nam San Francisco để đàm phán cấp cao nhằm giảm bớt va chạm giữa các siêu cường về xung đột quân sự, buôn bán ma túy và trí tuệ nhân tạo.


Phi Luật Tân Bác Bỏ Yêu Cầu của Trung Quốc Phải Báo Trước Các Chuyến Tiếp Liệu tại Biển Đông


(Hình: Tàu Hải cảnh Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây, Biển Đông, hôm 10/11/2023.)

-Phi Luật Tân không có trách nhiệm gì phải thông báo cho Trung Quốc về các chuyến tiếp liệu tại khu vực Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân vào ngày 16/11/2023 tuyên bố như vừa nêu, nói rõ những hoạt động tiếp liệu, bao gồm hoạt động 'duy trì' chiếc chiến hạm cũ neo tại Bãi Cỏ Mây là hoàn toàn hợp pháp.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân còn kêu gọi Trung Quốc hãy tháo bỏ tất cả "mọi cấu trúc phi pháp" được thiết lập tại Vùng đặc quyền Kinh tế của Phi Luật Tân, hãy ngưng cải tạo tại những nơi đó và phải chịu trách nhiệm đối với mọi hư hại do hoạt động cải tạo gây nên.

Reuters loan tin dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân, trong đó Phát ngôn nhân Teresita Daza nói rõ: "Chúng tôi bị yêu cầu phải có thông báo trước cho mỗi chuyến tiếp liệu đến Bãi Cỏ Mây. Chúng tôi sẽ không làm điều đó".

Trung Quốc thường xuyên cáo buộc Phi Luật Tân xâm phạm vùng biển của Hoa Lục tại Biển Đông khi chưa được phép tiến hành công tác tiếp liệu lương thực và nước uống đến cho binh sĩ Phi đồn trú tại Bãi Cỏ Mây.

Tuần duyên Trung Quốc từng có những hành động mà phía Hải quân Phi Luật Tân cho là gây nguy hiểm cho tàu của họ khi tiến hành công tác tiếp liệu đến Bãi Cỏ Mây trong thời gian gần đây.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường đứt khúc mà họ tự vạch ra; đường này bị Manila kiện ra Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) và vào tháng 7/2016, PCA tuyên đường này không có giá trị cả về mặt pháp lý lẫn lịch sử.

Tuy nhiên Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của Tòa và ngày càng có hành động gây hấn mạnh hơn ở Biển Đông.


Hoa Kỳ và Phi Luật Tân Ký Hiệp Định Nguyên Tử Mang Tính Bước Ngoặt


(Hình: Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu tại lễ ký Hiệp định 123 về Nguyên tử với Phi Luật Tân bên lề hội nghị APEC ở in San Francisco, 16/11/2023.)

-Vào ngày thứ Sáu (17/11/2023), Hoa Kỳ và Phi Luật Tân ký một Hiệp định mang tính bước ngoặt cho phép Hoa Thịnh Ðốn xuất khẩu kỹ thuật và vật liệu nguyên tử sang Manila, quốc gia đang thăm dò việc sử dụng năng lượng nguyên tử để giảm phát thải carbon và tăng cường khả năng độc lập về năng lượng.

Tại lễ ký kết bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu: "Mỹ sẽ có thể chia sẻ thiết bị và vật liệu với Phi Luật Tân khi họ nỗ lực phát triển các lò phản ứng module nhỏ và cơ sở hạ tầng năng lượng nguyên tử dân sự khác".

Các cuộc đàm phán về Hiệp định 123 đã bắt đầu hồi tháng 11/2022.

Tổng thống Ferdinand Marcos (con) đọc bài diễn văn có đoạn: "Chúng tôi thấy rằng năng lượng nguyên tử sẽ trở thành một phần trong cơ cấu năng lượng của Phi Luật Tân vào năm 2032 và chúng tôi rất vui mừng được theo đuổi con đường này cùng với Hoa Kỳ. Năng lượng nguyên tử là một lĩnh vực mà chúng ta có thể cho thấy mối quan hệ đồng minh và đối tác Phi Luật Tân-Mỹ thực sự hiệu quả".

Thỏa thuận này cần được Quốc hội Hoa Kỳ chuẩn thuận, theo đó sẽ cho phép chuyển giao vật liệu, thiết bị và thông tin nguyên tử một cách hòa bình và tuân thủ các yêu cầu về không phổ biến vũ khí nguyên tử.

Tính đến cuối năm 2022, Hoa Kỳ đã có 23 thỏa thuận với 47 quốc gia, Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế và Đài Loan có chính quyền dân chủ.

Phi Luật Tân muốn khai thác năng lượng nguyên tử như một nguồn năng lượng thay thế khả thi phục vụ cho phụ tải cơ bản cùng lúc nước này tìm cách ngừng các nhà máy chạy bằng than để góp phần đáp ứng các mục tiêu về khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng. Quốc gia Đông Nam Á này dễ bị ảnh hưởng bởi giá dầu toàn cầu đầy biến động, cũng như tình trạng mất điện theo mùa và giá điện cao.

Trước đây, Phi Luật Tân từng nỗ lực theo đuổi năng lượng nguyên tử nhưng đã phải dừng lại do lo ngại về tình an toàn. Mặc dù vậy, gần đây, ông Marcos đã bàn về khả năng hồi sinh một nhà máy điện nguyên tử đã bị niêm phong, được xây dựng để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng dưới thời người cha quá cố cùng tên ông nắm quyền cai trị đất nước theo kiểu độc tài.

Hoàn thành vào năm 1984, nhà máy điện nguyên tử Bataan bị niêm phong 2 năm sau đó, sau khi ông Marcos (cha) bị lật đổ, thảm họa nguyên tử Chernobyl chết chóc xảy ra và có các cáo buộc về tham nhũng.


Vì Ủng Hộ Do Thái, Tổng Thống Mỹ Biden Bị Phản Đối Ngay Trong Đảng Dân chủ



(Hình: Hàng ngàn người biểu tình tập trung ở Hoa Thịnh Ðốn, Hoa Kỳ, để lên án các vụ oanh kích của Do Thái vào dải Gaza và chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ Nhà nước Do Thái, ngày 4/11/2023.)
-Báo New York Times hôm 14/11/2023 cho biết một bức thư với chữ ký của 500 nhân viên liên bang đã được gửi đến Tổng thống Joe Biden để phản đối sự ủng hộ vô điều kiện của Tòa Bạch Ốc đối với Do Thái trong cuộc chiến với Hamas ở Gaza. Bức thư này thể hiện sự bất mãn ngày càng gia tăng ngay trong đảng Dân chủ.

Từ Miami, thông tín viên David Thomson của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:

"500 thành viên của chính quyền Biden, những người đã ủng hộ ông trong cuộc bầu cử, đồng thời đang làm việc cho khoảng 40 cơ quan, như Bộ Ngoại giao, FBI, Bộ Tư pháp và thậm chí cả Hội đồng An ninh Quốc gia, đã cùng ký tên trong bức thư này.

Họ đề nghị Tổng thống "khẩn cấp yêu cầu ngừng bắn", "kêu gọi trả tự do cho các con tin Do Thái và cả những người Palestine bị "giam giữ tùy tiện". Họ cũng yêu cầu cung cấp lại điện, nước, nhiên liệu tại dải Gaza và gửi đủ viện trợ nhân đạo đến khu vực này.

Đây không phải là lần đầu tiên mà là lần thứ ba từ vài tuần nay, nhân viên của chính phủ liên bang gửi đơn kiến nghị lên văn phòng của Tổng thống Biden để phản đối việc ông ủng hộ các cuộc tấn công của Do Thái.

Lá thư cũng trích dẫn số liệu của một cuộc khảo sát trong đó 66% người dân Mỹ ủng hộ ngừng bắn ở Gaza. Hiện con số này đã lên tới 80% ở phe Dân chủ. Tại Quốc hội, phe cấp tiến của đảng Dân chủ cũng ngày càng thể hiện rõ sự phản đối của họ.

Một năm trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ (2024), nhiều chuyên gia đã tự hỏi liệu Joe Biden có phải đã mất đi sự ủng hộ quan trọng từ cánh tả và từ những người trẻ tuổi, cũng như từ những cộng đồng thiểu số, do những quyết sách của ông về vấn đề ở Cận Đông, vốn đã gây nhiều tranh cãi trong chính phe của ông".

Tại Hoa Thịnh Ðốn, vào tối 15/11, theo hãng thông tấn AP, một vụ đụng độ đã nổ ra giữa cảnh sát của điện Capitol và những người biểu tình bên ngoài trụ sở Ủy ban Dân chủ Quốc gia (Democratic National Committee) đòi ngừng bắn tại dải Gaza. Nhiều người biểu tình cho biết họ chỉ muốn chặn các lối ra vào nhằm yêu cầu các chính khách thắp nến tưởng niệm và kêu gọi ngừng chiến. Tuy nhiên, cảnh sát điện Capitol lại cho biết khoảng 150 người đang biểu tình "một cách bạo lực và bất hợp pháp". Cảnh sát đã dùng hơi cay và bắn đạn có chứa hóa chất vào người biểu tình.


Thượng viện Mỹ Thông Qua Ngân Sách Tạm Thời, Tránh Việc Chính Phủ Bị Đóng Cửa


(Hình: Các Dân biểu rời Điện Capitol ở thủ đô của Mỹ tối 14/11/2023.)

-Thượng viện Hoa Kỳ loại bỏ nguy cơ chính phủ bị đóng cửa một phần khi thông qua Dự luật về ngân sách tạm thời hôm thứ Tư (15/11/2023) và chuyển đến Tổng thống Joe Biden để ông ký thành luật trước thời hạn chót vào cuối tuần này.

Cuộc bỏ phiếu với kết quả 87 phiếu thuận-11 phiếu chống đã chấm dứt cuộc đối đầu lần thứ ba trong năm nay về vấn đề tài chánh ở Quốc hội Mỹ. Trong những lần đối đầu này, các nhà Lập pháp đẩy Hoa Thịnh Ðốn đến bờ vực vỡ nợ với khoản nợ hơn 31 ngàn tỉ Mỹ kim hồi mùa Xuân và 2 lần chỉ chậm vài ngày là chính phủ có nguy cơ bị đóng cửa 1 phần, có thể làm gián đoạn việc trả lương cho khoảng 4 triệu nhân viên liên bang.

Lần gần đây nhất suýt xảy ra việc đóng cửa đã dẫn đến sự kiện Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc đảng Cộng hòa bị phế truất hôm 3/10, khiến Hạ viện không có người lãnh đạo trong 3 tuần.

Nhưng với Dự luật mới nhất, các nhà Lập pháp đã thu xếp được khoảng thời gian dài hơn 2 tháng để thương lượng với nhau. Thời hạn chót tiếp theo dành cho Thượng viện có đảng Dân chủ chiếm đa số và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát là ngày 19/1, chỉ vài ngày sau khi các hội nghị của các đảng ở tiểu bang Iowa loan báo bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024.

Người kế nhiệm ông McCarthy, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, đã đưa ra một Dự luật ngân sách tạm thời thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, một điều hiếm thấy trong nền chính trị hiện đại của Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ cho hay họ rất vui vì nó vẫn giữ nguyên mức chi tiêu đã được đặt ra trong thỏa thuận hồi tháng 5 với ông Biden và không bao gồm các điều khoản "khó nhằn" nói về phá thai cũng như các vấn đề xã hội nóng bỏng khác.

Phía đảng Cộng hòa nói họ mong muốn tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ, một tình trạng có thể khiến các công viên quốc gia phải đóng cửa và làm gián đoạn nhiều công việc, từ nghiên cứu khoa học cho đến các quy định tài chánh. Nhưng các Nghị sĩ theo đường lối cứng rắn trong đảng Cộng hòa của ông Johnson có thế đa số 221-213 đã bày tỏ tức giận trước sự thỏa hiệp hiện nay, nói rằng họ sẽ tiếp tục cố gắng kiềm chế chi tiêu liên bang khi ngân sách hiện nay hết hiệu lực.

Luật ngân sách vừa đạt được này sẽ gia hạn mức chi tiêu cho xây dựng quân đội, phúc lợi cho cựu chiến binh, giao thông, nhà ở, phát triển đô thị, nông nghiệp, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cũng như các chương trình năng lượng và nước cho đến ngày 19/1. Ngân sách dành cho tất cả các hoạt động liên bang khác - bao gồm cả quốc phòng - sẽ hết hạn vào ngày 2/2.

Các cuộc tranh cãi, đối đầu lặp đi lặp lại về việc cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động - chức năng thiết yếu nhất của Quốc hội - đã làm cho các nhà Lập pháp không giải quyết được các đề xuất khác, bao gồm cả yêu cầu của ông Biden về cấp viện trợ 106 tỉ Mỹ kim cho Do Thái, Ukraine và an ninh biên giới Hoa Kỳ.


Tổng Thống Biden Ký Ban Hành Luật Ngân Sách Tạm Thời, Tránh Việc Chính Phủ Bị Đóng Cửa


(Hình: Tổng thống Mỹ Biden ký luật ngân sách tạm thời bên lề tiệc tối của APEC tại bảo tàng Legion of Honor, San Francisco, 16/11/2023.)

-Tòa Bạch Ốc cho biết vào ngày thứ Năm (16/11/2023), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Luật Ngân sách Tạm thời, theo đó tránh được việc chính phủ bị đóng cửa, một ngày sau khi Thượng viện thông qua.

Ông Biden đã ký văn bản luật này bên lề bữa tiệc tối tại bảo tàng Legion of Honor ở San Francisco, nơi các nhà lãnh đạo đang tham dự hội nghị thượng đỉnh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC).

Cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 87 thuận-11 chống của Thượng viện hôm 15/11 đã chấm dứt tình trạng đối đầu về vấn đề ngân sách lần thứ ba trong năm nay tại Quốc hội Mỹ. Trong 3 lần đối đầu, các nhà Lập pháp đẩy Hoa Thịnh Ðốn đến bờ vực vỡ nợ với khoản nợ hơn 31 nghìn tỉ Mỹ kim hồi mùa Xuân và hai lần chỉ chậm vài ngày là chính phủ bị đóng cửa một phần, có thể làm gián đoạn việc trả lương cho khoảng 4 triệu nhân viên liên bang.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã đưa ra Dự luật Ngân sách Tạm thời thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng, một điều hiếm thấy trong nền chính trị hiện đại của Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ cho hay họ rất vui vì nó vẫn giữ nguyên mức chi tiêu đã được đặt ra trong thỏa thuận hồi tháng 5 với ông Biden và không bao gồm các điều khoản "khó nhằn" nói về phá thai cũng như các vấn đề xã hội nóng bỏng khác.


Cam Bốt Khai Trương Phi Trường Trị Giá Hơn 1 Tỉ Mỹ kim, Nhắm Đến Thu Hút Thêm Du Khách


(Hình: Một góc phi trường quốc tế Siem Reap-Angkor mới khai trương của Cam Bốt, 16/11/2023.)

-Hôm thứ Năm (16/11/2023), Cam Bốt khai trương một phi trường mới trị giá 1,1 tỉ Mỹ kim ở tỉnh Siem Reap, gần địa điểm du lịch nổi tiếng là quần thể đền Angkor, nhằm thúc đẩy kế hoạch thu hút thêm khách du lịch Trung Quốc.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet phát biểu tại lễ khai trương: "Phi trường này có trình độ quản lý và thiết bị ở mức rất cao cấp và sẵn sàng tiếp nhận nhiều chuyến bay hơn".

Trước đại dịch Covid-19, Cam Bốt đã đón 6,6 triệu du khách ngoại quốc, trong đó hơn 1/3 đến từ Trung Quốc.

Ông Hun Manet mô tả Phi trường Quốc tế Siem Reap-Angkor là "thành quả" của hòa bình và thành tựu của tình hữu nghị giữa Cam Bốt và Trung Quốc.

Tổ hợp phi trường nằm trên diện tích đất rộng 700 hectare và phần xây dựng có chi phí 1,1 tỉ Mỹ kim, trong đó một phần được cấp vốn bằng các khoản vay từ Trung Quốc.

Ông Hun Manet nói rằng phi trường được thiết kế để đóng vai trò là cửa ngõ chính đi vào các ngôi đền Angkor, hàm ý về khu đền cổ, nơi đã quay các đoạn trong bộ phim "Lara Croft: Tomb Raider".

Phi trường sẽ có công suất ban đầu là 7 triệu hành khách mỗi năm, có thể tăng lên 12 triệu vào năm 2040.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét