Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023

Bắc Cali: Lễ Chào Cờ Đầu Tháng 11, Tháng Của Lễ Tạ Ơn! Happy Thanksgiving! và Kính Chuyển Vài Tin Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Lễ Chào Quốc Kỳ VNCH và HOA KỲ Đầu Tháng 11 Tại Vườn Truyền Thống Việt Có Gì Lạ? -Tháng 11, Tháng Của Lễ Tạ Ơn! Happy Thanksgiving! Chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ Tháng Này, Còn Gói Thêm Ý Nghĩa, Như Gởi Một Lời Cảm Tạ Đến Nước Mỹ, Quê Hương Thứ Hai Của Chúng Ta! Nhân Dịp Này, Đã Được Sự Đồng Ý Của BTC, Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023! Trong Buổi Chào Cờ Đặc Biệt Tháng Này.
<!>


THƯ MỜI THAM DỰ LỄ CHÀO QUỐC KỲ VNCH VÀ HOA KỲ ĐẦU THÁNG 11

Kính Mời: Quý Đại Diện Tinh Thần các Tôn Giáo
Quý bậc Trưởng Thượng, Quý Nhân Sĩ`
Quý Hội Đoàn Quân Đội , Hội Đồng Hương và Thân Hữu
Quý Giới Truyền Thông Báo Chí, Đoàn Thể ,Chính Đảng,
Quý Đồng Hương, các em Sinh Viên Học Sinh và các cháu Hậu Duệ VNCH

Trong tinh thần tôn vinh, gìn giữ lá CỜ VÀNG THIÊNG LIÊNG và thân yêu của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản. Quyết tâm bảo vệ thành trì chống cộng, chống sự xâm nhập của cs dưới bất cứ hình thức nào. Duy trì và phát huy những truyền thống Lễ Nghi Cổ Truyền tốt đẹp để lại di sản cho các thế hệ mai sau.

Ủy Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California, Liên Đoàn Hướng Đạo Sinh Diên Hồng, và nhóm Phụng Sự Cộng Đồng cùng phối hợp thực hiện Nghi Lễ Chào Kính Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ mổi thứ bảy đầu tháng tại:

VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT (Việt Heritage Garden)

1499 Roberts Ave San Jose CA 95122.
Lúc 9:00 Sáng Ngày Thứ Bảy 4 Tháng 11 Năm 2023
(Lễ Thượng Kỳ và Chào Quốc Kỳ sẽ do Liên đoàn Hướng đạo Diên Hồng phụ trách)

Trân trọng Kính mời quý Đồng hương, quý Đại diện các Hội đoàn, Đoàn thể, Chính đảng, Quý cơ quan Truyền thông, Báo chí và quý Chiến hữu QLVNCH tham dự đông đảo.

• Cô Brenda Huỳnh Insurance Solution Group sẻ giải thích những thắc mắc về Medicare Benefits giúp quý đồng hương và yểm trợ cà phê và điểm tâm nhẹ buổi sáng như thường lệ.

Sinh Hoạt Cộng Đồng.

• Ông Mai Khuyên - Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California phát biểu về Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được tổ chức tại Trụ Sở KHCTN Chính Trị Bắc California.
• Cô Mary Ning Polett Hiệu Trưởng Trường Trung Học Y.B. phát biểu về chương trình văn nghệ gây quỹ
“Vì Tương Lai Tuổi Thơ” được tổ chức tại Trường Trung Học Y.B.
*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023!

GHI CHÚ: Quý Hội đoàn , Đoàn thể Bắc California nếu có những sinh hoạt cần phổ biến đến quý đồng hương
Xin vui lòng liên lạc với Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ Đầu Tháng. Chân Thành Cảm Tạ.

Ban Tổ Chức Trân Trọng Kính Mời.

Ủy Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt Mỹ Bắc California.
Chủ Tịch Triệu Hà (408) 646 – 8752
Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng. Thiếu Trưởng John Dũng (408) 605 – 5235
Nhóm Phụng Sự Cộng Đồng. Ông Đặng Long (408) 886 – 0178



Tháng 11, Happy Thanksgiving! Tạ Ơn Quê Hương Thứ Hai, Cám Ơn Nước Mỹ!

-Kể từ tháng Tư Đen 75, Quê Hương không còn là “chùm khế ngọt” mà trở thành
chùm khế chát!” đắng tê đầu lưỡi! Nhiều người thương nhớ, trở về thăm cố quốc, lòng chợt bàng hoàng thảnh thốt, thất vọng não nề, đất nước không còn giống như trong tâm tưởng nữa rồi, mọi chuyện đời đều đã thay đổi… xấu đi thê thảm! Khi kẻ ác lên ngôi! tàn phá Đất Nước đau thương như thế! và một ý nghĩa buồn rầu nẩy ra, là mong sao…sớm trở về nước Mỹ!

Giờ chỉ biết:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về Quê Mẹ ruột đau chín chiều!”

Đau quá! Quê hương Việt Nam nơi sinh ra và lớn lên, dù thương nhớ, nhưng đã không ở được. Thôi thì xin nhận nước Mỹ này, là…Quê Hương!

Cảm tạ Trời, cảm tạ Người, cảm tạ Đời, đã giang tay, đón đứa những con lưu lạc, tuy có Tổ Quốc, mà cũng…như không! đến đây.

Trong đời sống chúng ta đã nhiều lần thầm lên tiếng cảm ơn. May mắn, tại Hoa Kỳ truyền thống tốt đẹp đã có cả mùa cảm ơn! Đó dịp Tạ ơn vào tháng 11 hàng năm, Lễ Thankgiving.

Như ai đó đã nói một câu gần như là chân lý: “Nước Mỹ tuy không phải là Thiên đường, nhưng là một nơi đáng sống nhất trên quả đất này!”.

Nhân Mùa Tạ Ơn, xin gởi tấm lòng biết ơn Hoa Kỳ- quê hương hiện tại và cuối cuộc đời mình! Thank You America!

Trong thời chiến, Việt Nam đâu phải là Quê Hương của họ, nhưng gần 60 ngàn Chiến Sĩ đồng minh Hoa Kỳ, vẫn anh dũng hy sinh nằm xuống, chỉ vì hai chữ Tự Do! Rồi ngày đau thương tan tác, Nước Mỹ vẫn mở vòng tay đón chào người dân ty nạn Việt Nam.

Chúng ta đã đến đây, đã sống, đã đoàn tụ và đã xây dựng để có cuộc sống ổn định, thế hệ thứ hai, đã bén rễ, thành công trên đủ mọi phương diện, ngành nghề.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Giữ truyền thống nhớ ơn tốt đẹp, vào tháng 11, Happy Thanksgiving! Bây giờ đúng là lúc phải nói lời cảm ơn chân thành với nước Mỹ. Ít ra là mỗi năm một lần! Không thì đúng chúng ta, là kẻ vô tâm, vô ơn!

*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023! Trong Buổi Chào Cờ Đặc Biệt Tháng 11 Này.


Nhân Mùa Tạ Ơn, Happy Thanksgiving! Nêu 6 Giá Trị Tuyệt Vời Của Nước Mỹ, Cho Dù Các Quốc Gia Khác, Có Tiền Tỷ Cũng Không Mua Được!

1. Ca sĩ nổi tiếng Madonna, từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết, cô phải bồi thường 5 triệu đô-la! Mỹ cho bà lão.

Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy, không phải bởi miếng nước bọt đó, đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như ca sĩ Madonna, nếu chỉ phạt bồi thường từ 5 đến 50 ngàn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho biết bao người khác nữa.

2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng, để dát vàng, đánh bóng cho lãnh tụ, mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.

Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ, là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ! Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn, chống đối lẫn nhau. Đó mới là Tự Do Ngôn Luận!

3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận. Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.

Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa, quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn. Tuyệt vời không?

Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi, thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án!

Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ, nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.

Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống, vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ sự sống của nó!

4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu, thì các tổ chức từ thiện, hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó, chỉ vì không có tiền chi trả viện phí, mà bệnh viện phải, ngưng điều trị, thì những người có liên quan, sẽ bị chất vấn và nhận sự chế tài, trừng phạt của pháp luật.

5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ, mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.

Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sít sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo, tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng. Quân đội Mỹ là thế đấy, họ sẳn sàng hy sinh cả một tiểu đội, để cứu một đồng đội!

6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, cộng đồng, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn cho cá nhân: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.

Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng.

Như ai đó đã nói một câu gần như là chân lý: “Nước Mỹ tuy không phải là Thiên đường, nhưng là một nơi đáng sống nhất trên quả đất này!”.

Thank You America!


*Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali, Sẽ Có Một Món Quà Nhỏ, Gởi Đến Tất Cả Quý Vị Tham Dự, Để Mừng Lễ Tạ Ơn 2023! Trong Buổi Chào Cờ Đặc Biệt Tháng 11 Này.


Vài Tin Đáng Chú Ý
Thù hận nhắm vào người Do Thái dâng cao bởi cuộc chiến ở Gaza


(Hình: Người Pháp biểu tình chống Chủ nghĩa Bài Do Thái tại Quảng trường Cộng hòa ở Paris)

-Tại Los Angeles, một người đàn ông hét to “giết người Do Thái” rồi tìm cách đột nhập vào nhà của một gia đình. Ở London, các bé gái trong sân chơi bị cho là “người Do Thái hôi hám” và không nên chơi cầu trượt. Ở Trung Quốc, những bài đăng so sánh người Do Thái với những loài ký sinh, ma cà rồng hay rắn tràn lan trên mạng xã hội, thu hút hàng nghìn lượt “thích”.

Đây là những ví dụ về các vụ việc bài Do Thái, đã gia tăng trên toàn cầu kể từ cuộc tấn công của các tay súng Hamas vào miền nam Israel hôm 7/10 dẫn tới cuộc chiến của Israel nhắm vào nhóm Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.

Ông Anthony Adler, 62 tuổi, phát biểu bên ngoài giáo đường Do Thái nơi ông đến cầu nguyện ở Golders Green, một khu phố ở London có cộng đồng Do Thái lớn, nói: “Đây là thời điểm đáng sợ nhất đối với người Do Thái kể từ Thế chiến Thứ hai. Trước đây, chúng tôi từng gặp nhiều vấn đề, nhưng mọi thứ chưa bao giờ tồi tệ đến thế này trong đời tôi”.

Ông Adler, người điều hành ba trường học Do Thái, đã tạm thời đóng cửa hai trong số đó sau ngày 7/10 vì lo ngại các cuộc tấn công vào học sinh, đồng thời đã tăng cường an ninh ở cả ba trường.

Ông nói: “Nỗi sợ hãi lớn nhất là sẽ có một cuộc tấn công ngẫu nhiên vào cộng đồng, vào gia đình và con cái chúng tôi”.

Ở những quốc gia có số liệu từ cảnh sát hoặc các nhóm xã hội dân sự, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức và Nam Phi, rõ ràng là số vụ việc chống Do Thái đã tăng lên vài trăm phần trăm kể từ ngày 7/10 so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Anh, các vụ việc kỳ thị người Hồi giáo cũng gia tăng kể từ ngày 7/10.

Trong trường hợp các vụ việc chống Do Thái, hầu hết đều bao gồm xúc phạm bằng lời nói, nói xấu hoặc đe dọa trực tuyến, vẽ bậy và bôi bẩn tài sản, cơ sở kinh doanh hoặc địa điểm có ý nghĩa tôn giáo của người Do Thái. Tấn công thể chất chiếm một tỷ lệ đáng kể.

Một chủ đề chung là sự tức giận trước cái chết của hàng nghìn người Palestine do Israel bắn phá Gaza. Sự tức giận này được viện dẫn để biện minh cho hành vi gây hấn bằng lời nói hoặc thể chất đối với người Do Thái nói chung, thường đi kèm với việc sử dụng những lời lẽ miệt thị và những câu nói bóng gió bắt nguồn từ lịch sử lâu đời của chủ nghĩa bài Do Thái.

Nhà khoa học chính trị Nonna Mayer, thành viên Ủy ban Tư vấn Quốc gia về Nhân quyền (CNCDH) của Pháp, một ủy ban nhân quyền độc lập, nói: “Dù quan điểm của họ về cuộc xung đột là gì, ngay cả khi họ cực kỳ chỉ trích chính sách của chính phủ Israel, người Do Thái đối với họ tương đương với Israel, tương đương với việc giết trẻ em Palestine”. Bà mô tả những gì đang nghĩ trong đầu của những kẻ đứng sau các vụ việc chống Do Thái.

‘Bất kỳ lý do nào’

Bầu không khí sợ hãi đối với nhiều người Do Thái còn tồi tệ hơn so với những đợt gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái trước đây liên quan đến bùng phát bạo lực ở Trung Đông, một phần vì cường độ xung đột ở Gaza và một phần vì tổn thương ngày 7/10.

Bà Mayer nói: “Ý tưởng rằng Israel là nơi trú ẩn tối hậu, ý tưởng đó hoàn toàn tan vỡ bởi những gì xảy ra vào ngày 7/10”.

Vụ việc chống Do Thái rùng rợn nhất trên toàn cầu là vụ tấn công vào một sân bay ở vùng Dagestan của Nga vào Chủ nhật 29/10 bởi một đám đông giận dữ đang tìm kiếm người Do Thái để làm hại sau khi một chuyến bay đáp xuống từ Tel Aviv.

Giáo sĩ Alexander Boroda, chủ tịch Liên đoàn Cộng đồng Do Thái của Nga, nói tình cảm chống Israel đã chuyển thành hành vi gây hấn công khai đối với người Do Thái ở Nga.

Ông Shneor Segal, giáo sĩ trưởng Ashkenazi của Azerbaijan, cho biết vụ việc cho thấy “những kẻ chống Do Thái sẽ sử dụng bất kỳ lý do nào - cuộc khủng hoảng Trung Đông hiện tại chỉ là cuộc khủng hoảng mới nhất - để khủng bố số lượng còn lại của chúng tôi đang ngày càng suy giảm” ở Caucasus.

Một loạt vụ việc trên khắp thế giới cho thấy nỗi sợ hãi và căng thẳng đang ảnh hưởng đến cộng đồng Do Thái.

Tại Buenos Aires, học sinh tại một trường học Do Thái nổi tiếng được yêu cầu không mặc đồng phục thông thường để khó bị nhận dạng hơn, các bậc phụ huynh cho biết. Các trường khác đã hủy bỏ các chuyến đi cắm trại và hoạt động bên ngoài cơ sở của họ theo kế hoạch.

Tại Đại học Cornell ở vùng thượng New York, an ninh đã được tăng cường xung quanh Trung tâm Cuộc sống Do Thái sau các mối đe dọa trực tuyến, bao gồm cả lời kêu gọi đánh bom.

Tại Johannesburg, những người biểu tình ủng hộ Palestine đã tuần hành đến một khu vực có cộng đồng Do Thái lớn vào ngày 28/10, xé bỏ những bức ảnh của các con tin Israel ở Gaza khỏi các bức tường của một trung tâm cộng đồng trong khi buổi lễ Shabbat đang được tổ chức tại một giáo đường Do Thái gần đó.

Ông Akiva Carr, người có mặt trong giáo đường Do Thái khi vụ việc xảy ra, nói: “Tôi cảm thấy phẫn nộ đối với những người đang cố gắng hạn chế quyền tự do tôn giáo và quyền tự do đi lại của tôi, phần lớn là do chủ nghĩa bài Do Thái của họ”.

Các phản ứng chính thức đối với sự gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái ở mỗi quốc gia đều khác nhau.

Tại Hoa Kỳ và Tây Âu, các nhà chức trách hầu hết đều nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với cộng đồng Do Thái, tố cáo chủ nghĩa bài Do Thái và trong một số trường hợp tăng cường an ninh tại các địa điểm liên quan.

Tại Israel, sau vụ việc ở Dagestan, chính phủ khuyến cáo công dân nên “xem xét sự cần thiết phải đi ra nước ngoài vào thời điểm này” và kêu gọi người Israel cư trú ở nước ngoài cảnh giác và tránh xa các cuộc biểu tình.

Ở Trung Quốc, nơi chính phủ thường xuyên kiểm duyệt các từ hoặc cụm từ được coi là nhạy cảm trên mạng xã hội, không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã thực hiện bất kỳ bước nào để hạn chế làn sóng bài Do Thái trên mạng xã hội.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói luật pháp Trung Quốc cấm sử dụng Internet để tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan, hận thù sắc tộc hoặc phân biệt đối xử.


Thủ tướng Israel Netanyahu dứt khoát, cương quyết bác bỏ khả năng ngừng bắn tại Gaza!
(Hải Đăng)


(Hình: Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai (30/10), đã thẳng thắn bác bỏ ý tưởng ngừng bắn tại Gaza. Ông so sánh bất kỳ việc đình chiến nào ở Gaza đều là tương đương với đem đến chiến thắng cho Hamas.)

-“Kêu gọi ngừng bắn là kêu gọi Israel đầu hàng Hamas, đầu hàng chủ nghĩa khủng bố, đầu hàng hành vi man rợ”, ông Netanyahu nói với báo giới và cam kết rằng: “Điều đó sẽ không xảy ra”.

“Cũng giống hệt như Mỹ sẽ không đồng ý ngừng bắn sau khi Trân châu Cảng bị tấn công hoặc sau vụ khủng bố 11/9, Israel sẽ không đồng ý đình chiến với Hamas sau vụ khủng bố khủng khiếp hôm 7/10”, ông Netanyahu nói tiếp.

“Hôm nay, chúng tôi vạch ra ranh giới giữa các lực lượng văn minh và các lực lượng man rợ”, ông Netanyahu tuyên bố. Ông lập luận rằng các quốc gia nào không ủng hộ Israel trong “cuộc chiến tranh vì tương lai chung của chúng ta”, thì những nước đó là đang tự đặt họ vào con đường tổn hại.

“Nếu Hamas và trục ma quỷ của Iran chiến thắng, quý vị sẽ là mục tiêu tiếp theo của họ”, ông Netanyahu cảnh báo. Ông cũng cam kết sẽ chiến đấu đến khi nào Hamas bị tận diệt hoàn toàn.

Ông Netanyahu khẳng định rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) không giống như Hamas cố ý làm những chuyện như nhắm vào thường dân, chặt đầu, hẫm hiếp và các hành động tàn ác khác, IDF sẽ cố gắng hết sức để tránh giết hại thường dân Palestine. Tuy nhiên, ông Netanyahu cũng thừa nhận rằng: “Dù vậy hầu hết các cuộc chiến tranh đều có dân thường thương vong không cố ý”.

Các nhà quan sát nhân quyền quốc tế hiện đã đang liên tục lên án Israel vì nước này trừng phạt tập thể toàn bộ người dân ở Gaza. Họ chỉ ra rằng việc Israel cố tình nhắm mục tiêu vào các bệnh viện, trường học, cùng các cơ sở hạ tầng dân sự khác, cũng như cắt nguồn cung thực phẩm, nước, dược phẩm và điện tới Gaza là vi phạm luật nhân đạo quốc tế. Israel biện minh rằng Hamas sử dụng các cơ sở dân sự làm lá chắn người và trưng dụng các hàng hóa viện trợ nhân đạo cho quân đội.

Hôm thứ Bảy (29/10), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza. 120 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này, 45 nước bỏ phiếu trắng, và chỉ có 14 nước phản đối, trong đó có Mỹ và Israel.


Một số dân biểu Đảng Dân chủ tại Hạ viện liên bang Mỹ cũng đã đang tìm cách thông qua một nghị quyết nhằm thúc giục Tổng thống Joe Biden tham gia cùng với họ trong việc kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Từ khi tuyên chiến với Hamas sau khi nhóm này tấn công qua biên giới hôm 7/10, Israel được cho là đã giết hơn 8.300 người Palestine tại Gaza. Cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc cáo buộc Israel phạm tội ác chiến tranh, trong đó có tội diệt chủng.

Tuần trước, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đưa ra nhận xét trong một bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng cuộc tấn công của Hamas đã không xảy ra theo kiểu “từ trên trời rơi xuống”. Ông lên án Israel đã bóp nghẹt người dân Palestine “trong 56 năm chiếm đóng hà khắc”.

Israel sau đó đáp trả bằng việc tuyên bố sẽ không cấp thị thực cho các quan chức Liên Hiệp Quốc nhập cảnh nhà nước Do Thái. Họ cũng yêu cầu Tổng thư ký Guterres phải từ chức ngay lập tức và cáo buộc ông này nỗ lực biện minh cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào Israel hôm 7/10.


FBI cảnh báo nghiêm trọng: Cuộc tấn công của Hamas sẽ “truyền cảm hứng, tiếp lửa” cho mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ!


(Hình: Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas, trái, Giám đốc FBI Christopher Wray, giữa, và Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia Christine Abizaid tuyên thệ trước khi điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 31/10/2023.)

-Cuộc tấn công của Hamas vào Israel sẽ khơi dậy mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với Hoa Kỳ kể từ khi ISIS nổi lên gần một thập kỷ trước, Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo tại phiên điều trần quốc hội ngày 31/10.

Ông Wray nói rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Israel với người Palestine ở Gaza hồi đầu tháng này, nhiều tổ chức khủng bố nước ngoài đã kêu gọi tấn công người Mỹ và phương Tây, làm gia tăng mối đe dọa do những kẻ cực đoan bạo lực ở Mỹ gây ra.

Ông Wray nói:

“Hành động của Hamas và các đồng minh sẽ là nguồn cảm hứng mà chúng ta chưa từng thấy kể từ khi ISIS thành lập cái gọi là vương quốc của họ vài năm trước”.

Nhận xét này được đưa ra trong phiên điều trần trước Ủy ban An ninh Nội địa và Các Vấn đề Chính phủ của Thượng viện Hoa Kỳ, tập trung vào các mối đe dọa đối với nước Mỹ. Các quan chức cho biết chính phủ Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng các mối đe dọa chống lại người Do Thái, người Hồi giáo và người Mỹ gốc Ả Rập kể từ khi giao tranh nổ ra ở Gaza.

Ông Wray cho biết số vụ tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước ngoài bởi các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn đã tăng lên trong tháng này. Ông nói, các cuộc tấn công mạng của Iran và của các chủ thể phi nhà nước chống lại Hoa Kỳ có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu xung đột mở rộng.

Phái đoàn Iran tại Liên hiệp quốc đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Trong phiên điều trần, Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas nói rằng sự căm ghét nhắm vào các sinh viên Do Thái ở Hoa Kỳ sau khi bắt đầu cuộc xung đột Israel và người Palestine ở Gaza đã góp phần làm gia tăng chủ nghĩa bài Do Thái.

Tuần này, Tòa Bạch Ốc đã tỏ ra cảnh giác trước các báo cáo về các vụ việc chống người Do Thái tại các trường đại học Hoa Kỳ vào lúc căng thẳng khiến các quan chức trường đại học phải thắt chặt an ninh.

Thượng nghị sĩ Josh Hawley, đảng viên Đảng Cộng hòa, chất vấn ông Mayorkas về lý do tại sao một nhân viên phụ trách tị nạn Hoa Kỳ, người được cho là đã đăng bài chống Israel trên mạng xã hội, lại chỉ bị đình chỉ công tác chứ không bị sa thải, đồng thời lưu ý rằng nhân viên này đang “ăn mừng nạn diệt chủng”.

Ông Mayorkas kêu gọi chớ coi các bài đăng đó phản ánh quan điểm của các nhân viên Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, đồng thời lưu ý rằng mẹ của ông là một người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết ông đã chỉ đạo Bộ hỗ trợ các nhà điều tra Israel thăm dò các dòng tài chính đến Hamas, bao gồm cả những dòng liên quan đến tiền điện tử.


Người Mỹ theo Hồi giáo nói với TT Biden: Không ngừng bắn ở Gaza, không có phiếu bầu!


(Hình: Các cử tri Hồi giáo đi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở New York vào ngày 8/11/2016. Một số người Mỹ theo đạo Hồi tuyên bố không bỏ phiếu tái tranh cử cho Tổng thống Biden nếu ông không lập tức dùng ảnh hưởng của mình để bảo đảm một lệnh ngừng bắn ở Gaza.)

-Người Mỹ theo đạo Hồi và một số nhà hoạt động của đảng Dân chủ nói họ sẽ nỗ lực vận động hàng triệu cử tri Hồi giáo không chi tiền quyên góp và không bỏ phiếu cho việc tái tranh cử của Tổng thống Joe Biden vào năm 2024 trừ phi ông thực hiện các bước ngay lập tức để có lệnh ngừng bắn ở Gaza.

Hội đồng Dân chủ Hồi giáo Quốc gia, bao gồm các lãnh đạo đảng Dân chủ từ các bang đang cạnh tranh gay gắt có khả năng quyết định cuộc bầu cử, chẳng hạn như Michigan, Ohio và Pennsylvania, kêu gọi ông Biden sử dụng ảnh hưởng của mình với Israel để làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn trước 5 giờ chiều ngày Ba 31/10, theo giờ miền Đông nước Mỹ.

Trong một bức thư ngỏ có tựa đề “Tối hậu thư ngừng bắn 2023”, các nhà lãnh đạo Hồi giáo cam kết vận động cử tri Hồi giáo “từ chối tán thành, ủng hộ hoặc bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào tán thành cuộc tấn công của Israel chống lại người dân Palestine”.

Hội đồng này viết: “Sự hỗ trợ vô điều kiện của chính quyền ông, bao gồm tài trợ và vũ khí, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì bạo lực gây thương vong cho thường dân và làm xói mòn niềm tin của những cử tri trước đây đã đặt niềm tin vào ông”.

Cựu Dân biểu Hoa Kỳ Keith Ellison, tổng chưởng lý bang Minnesota và là người Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Quốc hội, và Dân biểu Andre Carson của bang Indiana là đồng chủ tịch sáng lập của tổ chức trên.

Bức thư là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự tức giận và thất vọng ngày càng tăng trong cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập và người Mỹ theo đạo Hồi về việc ông Biden không lên án các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza sau cuộc tấn công ngày 7/10 của phiến quân Hamas ở Gaza, mà các quan chức Israel nói đã giết chết 1.400 người và bắt 239 con tin.

Cơ quan y tế ở Gaza hôm 30/10 cho biết 8.306 người, trong đó có 3.457 trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công dữ dội trên không và trên bộ kéo dài ba tuần qua của Israel.


Bệnh viện ở Gaza nổ tung

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 30/10 tuyên bố ông sẽ không đồng ý với bất kỳ việc ngừng tấn công nào vào Gaza. Người phát ngôn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Kirby nói “Hamas là bên duy nhất được hưởng lợi từ điều đó vào lúc này”.

Dân biểu Rashida Tlaib, một nhà lập pháp người Mỹ gốc Palestine đến từ Minnesota, hôm 30/10 công bố một đoạn video dài 90 giây trên X, trang mạng xã hội trước đây gọi là Twitter, chỉ trích sự ủng hộ của ông Biden đối với điều mà bà gọi là “chiến dịch diệt chủng của Israel ở Palestine”, và nói thêm rằng “Đừng có mong nhận được phiếu bầu của chúng tôi vào năm 2024”.

Basim Elkarra, giám đốc điều hành của Hội đồng Thung lũng Sacramento về Quan hệ Mỹ-Hồi giáo (CAIR), cho rằng phiếu bầu của người Hồi giáo có thể rất quan trọng đối với ông Biden trong nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2024, đồng thời lưu ý thêm về 16 phiếu đại cử tri của Michigan đã giúp ông giành thắng lợi với mức chênh sít sao 2,6% vào năm 2020.

Những người Mỹ theo đạo Hồi ở Minnesota, nơi ông Biden dự định đến thăm vào ngày 1/11, tuần trước đã đưa ra tối hậu thư ngừng bắn tương tự, với thời hạn là trưa 31/10. Họ cho biết đã lên kế hoạch biểu tình vào ngày 1/11 khi tổng thống đến thăm bang của họ.

Ban vận động tái tranh cử của ông Biden không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Một quan chức Nhà Trắng cho hay ông Biden đã tổ chức một cuộc họp hôm 26/10 với một số nhà lãnh đạo Hồi giáo, đồng thời cho biết thêm rằng các quan chức chính quyền tiếp tục gặp gỡ các thành viên cộng đồng Ả rập và Hồi giáo đang lo ngại về cách ông Biden xử lý cuộc khủng hoảng.

Mặc dù tự cho mình là một tổng thống theo chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, nhưng ông Biden đã bổ nhiệm nhiều người Mỹ gốc Ả rập và người Hồi giáo vào các vị trí chính trị hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào, trong đó có hai thẩm phán liên bang người Hồi giáo đầu tiên.

Jaylani Hussein, giám đốc điều hành của CAIR ở Minnesota, nói rằng các nhà lãnh đạo người Mỹ theo đạo Hồi ở các bang cạnh tranh khác có vai trò quan trọng đối với việc ông Biden tái tranh cử vào năm 2024 sẽ đưa ra yêu cầu tương tự.

“Chúng tôi dự kiến Wisconsin, Ohio và các bang khác cũng sẽ làm như vậy trong tuần này”, ông Hussein nói.

Ông Hussein cho hay ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ phiếu chống lại ông Biden vào năm 2024 trừ khi ông kêu gọi chấm dứt giao tranh. Ông nói ông phát biểu với tư cách cá nhân chứ không phải thay mặt CAIR.

Ông Hussein cho biết khoảng 70% người Mỹ theo đạo Hồi ủng hộ ông Biden vào năm 2020.

Các nhà lãnh đạo cộng đồng người Mỹ theo đạo Hồi ở Michigan, Ohio và Wisconsin đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Reuters.

Ahmet Tekelioglu, giám đốc điều hành của CAIR ở Philadelphia, cho hay người Mỹ theo đạo Hồi ở bang này đang kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức nhưng ông không biết về kế hoạch đưa ra thời hạn.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét