Đã đến lúc kết thúc Fed và sự quản lý yếu kém của ngân hàng trung ương này đối với nền kinh tế Hoa Kỳ Con dấu của Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang bên ngoài Tòa nhà William McChesney Martin của Fed ở Hoa Thịnh Đốn hôm 13/03/2023. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images) Mỗi cuộc suy thoái kinh tế lớn trong 110 năm qua đều mang dấu ấn của Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed). Trên thực tế, kể từ khi Fed tồn tại, cơ quan này đã liên tục khiến nền kinh tế Hoa Kỳ dao động giữa trạng thái lạm phát và suy thoái. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là người Mỹ vẫn chấp nhận điều đó.
<!>
Nhưng chúng ta không nên mong đợi mọi chuyện sẽ tiếp diễn mãi mãi như vậy. Chúng ta đã có ba ngân hàng trung ương trước Fed, và đều đã chôn vùi mỗi từng ngân hàng này trong đống tro tàn của lịch sử. Những vấn đề cố hữu của nghiệp vụ ngân hàng trung ương cũng là nguyên nhân để loại bỏ Fed.
Nghiệp vụ ngân hàng trung ương có từ năm 1694, khi Ngân hàng Anh (Bank of England) được thành lập với mục đích tạo ra khoản thuế lạm phát ngầm để cung cấp tiền giá rẻ cho chính phủ — trên hết là cho nhiều cuộc chiến tranh ở ngoại quốc của Anh. Đổi lại, những người quản lý ngân hàng trung ương được trả lãi cao.
Giống như bất kỳ ngân hàng nào được chính phủ ưu ái, ngân hàng trung ương Anh cho vay số tiền mà họ không có, cho vay nhiều hơn số bạc trong kho của mình. Chính phủ Anh cho phép hành vi lừa đảo này vì quốc vương và Nghị viên muốn có tiền.
Nhưng trò gian lận này còn đi xa hơn nữa: Ngân hàng Anh được phép sử dụng lượng công khố phiếu mới nắm giữ để bảo đảm cho các khoản vay tư nhân, điều đó có nghĩa là tạo ra nhiều tiền hơn mà không cần có bạc để cho các ngân hàng tư nhân vay. Điều này cũng mang lại tiền lãi, mặc dù tiền được tạo ra từ con số không.
Sự bùng nổ của nguồn cung tiền đã gây ra một vụ cháy bùng phát trong nền kinh tế Anh — một thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng nhưng ngắn ngủi, tiếp nối bằng lạm phát tràn lan và nền kinh tế sụp đổ. Chu kỳ bùng nổ-phá sản đã ra đời, một khái niệm mà ngày nay chúng ta gọi là “chu kỳ kinh doanh”.
Khi Ngân hàng Anh không có đủ bạc để đổi lấy tất cả số tiền mà ngân hàng này tạo ra, thì chính phủ Anh đã làm ra điều tương đương với một gói cứu trợ ở thế kỷ 18 bằng cách đình chỉ việc đổi chứng chỉ lấy tiền xu (vàng, bạc, v.v.), cho phép Ngân hàng Anh ngừng trả nợ bằng số bạc mà họ đã hứa.
Ngân hàng trung ương đã du nhập vào Tân Thế Giới thậm chí trước cả khi Hiến Pháp được viết ra. Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America), ngân hàng trung ương đầu tiên của chúng ta, đã làm y chang như Ngân hàng Anh và tạo ra siêu lạm phát theo Các điều khoản Hợp bang. Vào thời điểm đó, các Nhà Lập Quốc đã bãi bỏ cả Các điều khoản Hợp bang và ngân hàng này.
Nghĩ rằng ngân hàng này cần một cơ quan thay thế, Quốc hội đã thành lập Ngân hàng Đầu tiên của Hoa Kỳ (First Bank of the United States) vào năm 1791 để củng cố các loại tiền tệ và nợ khác nhau của các tiểu bang cũng như cung cấp các khoản vay ngắn hạn cho chính phủ.
Ngân hàng Đầu tiên của Hoa Kỳ bị cấm mua công khố phiếu để tránh siêu lạm phát của ngân hàng tiền nhiệm. Nhưng khi chính phủ cần thêm doanh thu, Quốc hội đã quyết định bán cổ phần của mình trong ngân hàng này, và điều lệ đã không được gia hạn. Ngân hàng trung ương đó đã lụi tàn và nền kinh tế Mỹ bùng nổ cho đến Chiến tranh Hoa Kỳ-Anh quốc năm 1812.
Để tài trợ cho cuộc chiến đó, chính phủ Hoa Kỳ đã vay rất nhiều từ các ngân hàng khu vực, từ đó tạo ra tiền từ con số không cho chính phủ. Điều đó có nghĩa là nhiều tiền giấy được lưu hành hơn số vàng bạc có trong kho ngân hàng. Khi người dân cố gắng đổi chứng chỉ của họ lấy tiền xu, các ngân hàng không có đủ tiền và nhiều ngân hàng đã phá sản.
Để bảo lãnh cho các ngân hàng, Quốc hội đã thành lập một ngân hàng trung ương khác vào năm 1816, Ngân hàng thứ Hai của Hoa Kỳ (Second Bank of The United States).
Ngân hàng thứ Hai của Hoa Kỳ đã hạn chế sự cho vay quá mức của các ngân hàng khu vực, nhưng chỉ sau khi đã khuyến khích làm điều đó. Kết quả là tình trạng nợ nần bùng nổ, theo sau là sự phá sản vào năm 1819, gây ra cuộc suy thoái đầu tiên của đất nước.
Nhiều người trong Quốc hội đã chấp nhận những đợt co thắt kinh tế dữ dội do ngân hàng trung ương gây ra vì cơ quan này cung cấp tiền cho họ chi tiêu mà không cần tăng thuế một cách công khai. Nhưng người dân không bị lừa và sẽ không chịu đựng điều đó. Họ bầu cho ông Andrew Jackson để chiến đấu với con quái vật này, và ông ấy đã bảo đảm rằng điều lệ của ngân hàng này không được gia hạn vào năm 1836.
Hành động đó đã mở ra một vài thập niên tăng trưởng kinh tế vĩ đại nhất của Hoa Kỳ.
Thời kỳ Hoàng Kim kết thúc vào năm 1907 khi sự quản lý yếu kém của các ngân hàng lớn đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng đòi hỏi nỗ lực giải cứu mạnh mẽ của J.P. Morgan and Co. Đổi lại, ông J. Pierpont Morgan muốn chính phủ chấp thuận một “ngân hàng tư nhân dành cho các chủ ngân hàng” để ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy.
Những người cấp tiến trong Quốc hội đã từ chối vì, như Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich (RR.I.) đã nói, “Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có ông Pierpont Morgan bên mình để giải quyết cuộc khủng hoảng ngân hàng.” Và vì vậy, ngay sau khi ông Morgan từ trần vào năm 1913, các chính trị gia đã thành lập một cơ quan hoàn toàn do chính phủ điều hành để giải cứu chính phủ cũng như các ngân hàng xấu: Hệ thống Dự trữ Liên bang (Fed).
Chu kỳ bùng nổ-phá sản đã mất kiểm soát kể từ thời điểm đó.
Fed có khởi đầu đáng ngại khi mở cửa với một đợt bùng nổ lạm phát để chi trả cho Đệ nhất Thế chiến, vốn kết thúc bằng cuộc suy thoái năm 1920. Ngân hàng trung ương này cũng tạo ra một đợt bùng nổ lạm phát khác để giữ cho nước Anh tồn tại vào cuối những năm 1920, gây ra cuộc Đại Suy Thoái. Cứ năm đến 10 năm một lần trong thế kỷ trước, Fed đã tạo ra, rồi kích nổ hết bong bóng này đến bong bóng khác, mỗi lần như vậy đều khiến nhiều phần trong nền kinh tế Hoa Kỳ tổn thất nặng.
Chỉ trong vòng ba thập niên qua, lãi suất thấp của Fed đã gây ra bong bóng dot-com vào những năm 1990, sau đó là bong bóng nhà đất và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ngày nay, có một “bong bóng cho mọi thứ” tồn tại do Fed đã in tiền một cách hoảng loạn để hối lộ cho cử tri chấp nhận phong tỏa, gây ra nguy cơ tổng hợp cho tình trạng lạm phát đình trệ của năm 1970 và sự sụp đổ ngân hàng kiểu năm 2008.
Kể từ khi thành lập, Fed đã đánh cắp 98% giá trị của đồng USD. Cơ quan này đã sử dụng những khoản lợi nhuận đó để liên tục khởi động các chu kỳ bùng nổ và phá sản và chuyển hàng ngàn tỷ USD cho chính phủ liên bang, các nhóm lợi ích đặc biệt, và những người đi vay giàu có.
Ông Jackson đã không thể chấp nhận những hành vi trộm cắp điên cuồng như vậy từ ngân hàng trung ương của mình. Và chúng ta cũng không cần phải chấp nhận.
Vân Du biên dịch
Zillow: Thị trường nhà ở Hoa Kỳ tăng vọt gần 50% kể từ mức trước đại dịch vào tháng 02/2020
Việc xây dựng nhà mới là động lực thúc đẩy cho sự gia tăng này.
Biển hiệu “Rao bán” được treo trước một ngôi nhà mới trong một khu phát triển nhà ở khi một nhân viên bảo trì đang quét dọn đường phố ở Fairfax, Virginia, hôm 22/08/2023. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP qua Getty Images)
Chủ nhật, 01/10/2023
Cho đến nay trong năm 2023, thị trường nhà ở tại Hoa Kỳ đã cho thấy sự phục hồi đáng chú ý, với ước tính mới của Zillow đưa giá trị tổng thể của thị trường lên mức 51.9 ngàn tỷ USD, cao hơn 1.1 ngàn tỷ USD so với mức đỉnh trước đó đạt được vào tháng 06/2022. Tổng giá trị đó cũng đại diện cho một mức tăng 49% trong giá trị nhà ở so với mức trước đại dịch vào tháng 02/2020.
Mặc dù một phần nhỏ của sự tăng trưởng này có thể là do giá trị trung bình của một ngôi nhà đã tăng 1.3% trong năm qua, nhưng việc xây dựng nhà mới cũng là động lực thúc đẩy sự gia tăng này.
“Một lượng nhà mới ổn định đã ra mắt thị trường trong mùa xuân và mùa hè này, giúp giảm bớt tình trạng thâm hụt hàng tồn kho nghiêm trọng và nâng cao tổng giá trị thị trường,” nhà kinh tế cao cấp Orphe Divounguy của Zillow cho biết. “Các nhà xây dựng đã nhận ra nhu cầu chưa được đáp ứng và đáp ứng bằng cách khởi công nhiều dự án hơn.”
Báo cáo của Zillow cũng cho thấy các nhà phát triển đang bắt đầu thích ứng với nhu cầu của những người mua nhà tiềm năng ngày nay, những người đang lo lắng về lãi suất vay mua nhà cao hơn bằng cách xây những căn nhà hoặc nhà phố (townhome) nhỏ hơn, giá cả phải chăng hơn. Có một xu hướng mới cho những ngôi nhà có mật độ cao hơn để giải quyết vấn đề chi phí gia tăng. Ông Divounguy giải thích: “Doanh số bán nhà ở mới tăng trong năm nay trong khi doanh số bán nhà ở hiện có giảm, và sẽ chiếm một phần lớn hơn trong doanh số bán nhà chừng nào lãi suất vẫn ở mức cao.”
Bà Karen Hatcher, Giám đốc điều hành của Sovereign Realty & Management ở Atlanta, nói với The Epoch Times rằng trong khi khu vực đô thị Atlanta không có nhiều công trình xây dựng mới thì các khu vực ngoại ô lại có nhiều đất hơn. “Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều cộng đồng nhà nhỏ theo phong cách boutique cung cấp những ngôi nhà loại single-family dành cho một gia đình ở với mức giá từ trung bình đến cao cấp,” bà cho biết. “Lối sống của người dân đã thay đổi nên nhu cầu về nhà ở đã tăng lên và nếu lượng nhà tồn kho vẫn giữ nguyên thì có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt rất lớn. Chúng tôi chắc chắn cần có thêm nhiều công trình mới.”
Bà Hatcher cho biết chi phí mua nhà đã tăng quá cao trong vài năm qua sau đại dịch. “Đây vẫn là thị trường của người bán và chúng tôi vẫn thấy có nhiều lời đề nghị [mua]. Bà giải thích, “[Những nơi có] những hệ thống trường học có giá trị cao hơn là những thị trường khó thâm nhập nhất.”
California chiếm vị trí hàng đầu về giá trị nhà ở cao nhất với hơn 10 ngàn tỷ USD, gần 20% tổng giá trị toàn quốc. Florida, New York, Texas và New Jersey lọt vào top 5.
Trong năm năm qua, bốn khu vực đô thị có giá cao nhất vẫn không thay đổi: New York, Los Angeles, San Francisco, và Boston. Miami, một thành phố mới lên hạng, đã vươn lên vị trí thứ năm, đánh bật Hoa Thịnh Đốn ra khỏi top 5.
Tại Florida, bốn thị trường tăng giá trị nhiều nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch là Tampa với mức tăng trưởng 88.9%, Miami ở mức 86.6%, Jacksonville ở mức 82.4%, và Orlando ở mức 72.3%.
Bà Teresa Kinney, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Môi giới Địa ốc Miami nói với The Epoch Times rằng khu vực miền Nam Florida đã chứng kiến một làn sóng di cư lớn của giới giàu có. “Những người mua nhà và các công ty tài chính và công nghệ từ các tiểu bang có mật độ dân cư cao, bị đánh thuế cao đã chuyển đến miền Nam Florida. Dân số gia tăng, cùng với sức mạnh của thị trường hàng cao cấp ở Miami — được xếp hạng là một trong số những thị trường tốt nhất thế giới — là lý do tại sao khu vực Nam Florida hiện đã có 141 tháng giá tăng liên tiếp.”
Bà Kinney nói thêm: “Miami đã ghi nhận gần 12 năm giá nhà tăng liên tiếp, chuỗi dài nhất được ghi nhận. Các địa điểm hàng đầu có cư dân chuyển đến Miami gồm có New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, và Hoa Thịnh Đốn.”
Một báo cáo gần đây của Realtor.com cũng cho thấy, mặc dù lãi suất vay mua nhà cao ngất ngưởng, nhưng giá trị nhà ở vẫn không có dấu hiệu giảm.
Theo báo cáo, California vẫn có một số ngôi nhà có giá cao nhất nước, trong đó khu vực San Jose-Sunnyvale-Santa Clara đứng đầu về giá bán trung vị ở mức 1.474 triệu USD. Khu vực San Diego-Chula Vista-Carlsbad đứng thứ hai với giá bán trung vị là 1.099 triệu USD, tiếp theo là San Francisco-Oakland-Berkeley với giá 1.049 triệu USD. Khu vực thành phố New York-Newark-Jersey có giá thấp hơn đáng kể, với giá bán nhà trung vị là 717,000 USD.
Ông Scott Segall, một nhân viên môi giới tại văn phòng của Douglas Elliman ở Beverly Hills, California, nói với The Epoch Times rằng ông chưa thấy bất kỳ sự giảm giá nào trong những ngôi nhà có giá cao nhất cả nước. “Dường như lãi suất và giá những ngôi nhà này không có sự liên quan,” ông nói. “Ngày nay, 1 triệu USD sẽ chỉ giúp cho quý vị có được một ngôi nhà nhỏ trên một con phố tầm thường.”
Theo Realtor.com, bất chấp sự gia tăng số lượng nhà xây mới, lượng nhà tồn kho vẫn ở mức thấp, gây áp lực lên giá nhà.
Vân Du biên dịch
Chính phủ Hoa Kỳ ước tính nền kinh tế tăng trưởng trong quý 2 với tốc độ 2.1%, không thay đổi so với dự báo trước đó
Một chiếc xe tải chở dầu vận chuyển dầu qua Lưu vực Uinta phía nam Duchesne, Utah, hôm 13/07/2023. (Ảnh: Rick Bowmer/AP Photo)
The Associated Press
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng với tốc độ 2.1% hàng năm từ tháng Tư đến tháng Sáu, tiếp tục xu hướng hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh đối mặt với lãi suất cao hơn, chính phủ Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm (28/09), giữ nguyên ước tính trước đó.
Sự tăng trưởng trong quý 2 của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) — tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ — đánh dấu sự giảm tốc khiêm tốn so với mức tăng trưởng 2.2% hàng năm của nền kinh tế từ tháng Một đến tháng Ba.
Chi tiêu tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và chi tiêu của các chính phủ tiểu bang và địa phương đã thúc đẩy sự mở rộng kinh tế trong quý 2.
Nền kinh tế và thị trường việc làm đã cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên ngay cả khi Hệ thống Dự trữ Liên bang tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát, với lãi suất chạm mức cao nhất trong vòng bốn thập niên vào năm ngoái. Fed đã tăng lãi suất chuẩn 11 lần kể từ tháng Ba năm 2022, làm dấy lên lo ngại rằng lãi suất vay cao hơn bao giờ hết sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, cho đến nay, lạm phát đã giảm bớt mà không gây ra nhiều tổn thất kinh tế, làm dấy lên hy vọng rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể thực hiện một hành động gọi là hạ cánh mềm — làm chậm nền kinh tế đủ để khắc phục lạm phát cao mà không gây ra một cuộc suy thoái đau đớn.
Tuy nhiên, những tỷ lệ lãi suất cao hơn đã gây thiệt hại. Ví dụ, chi tiêu tiêu dùng tăng với tốc độ hàng năm chỉ 0.8% từ tháng Tư đến tháng Sáu, giảm mạnh so với ước tính 1.7% trước đó của chính phủ và là con số yếu nhất kể từ quý 1 năm 2022.
Nhưng đầu tư kinh doanh không bao gồm nhà ở, một phong vũ biểu được theo dõi chặt chẽ, đã tăng với tốc độ 7.4% hàng năm, tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn một năm. Và chi tiêu và đầu tư của các chính phủ tiểu bang và địa phương đã tăng 4.7%, mức tăng hàng quý lớn nhất kể từ năm 2019.
Báo cáo hôm thứ Năm là ước tính thứ ba và là cuối cùng của chính phủ về tăng trưởng kinh tế trong quý từ tháng Tư đến tháng Sáu.
Tăng trưởng được cho là sẽ tăng nhanh trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín của năm nay, một phần là do nhiều người tiêu dùng vẫn chưa chi tiêu thoải mái. Ví dụ, người Mỹ vẫn đổ xô đến rạp để xem những bộ phim mùa hè ăn khách như “Barbie” và “Oppenheimer” cũng như bỏ tiền mua vé xem Taylor Swift và Beyonce. Đầu tư kinh doanh cũng được cho là vẫn vững chắc.
Các nhà kinh tế ước tính nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khoảng 3.2% hàng năm trong quý Ba, đây sẽ là mức tăng trưởng hàng quý nhanh nhất trong một năm. Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, thậm chí còn có những ước tính lạc quan hơn rằng mức tăng trưởng từ tháng Bảy đến tháng Chín đã vượt quá tỷ lệ 4% hàng năm.
Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng không có khả năng kéo dài. Nền kinh tế được dự đoán sẽ suy yếu trong ba tháng cuối năm. Việc tuyển dụng và tăng trưởng thu nhập đang chậm lại. Và các nhà kinh tế cho rằng số tiền tiết kiệm mà nhiều người Mỹ tích lũy được trong thời kỳ đại dịch từ các đợt kiểm tra kích thích liên bang sẽ bốc hơi vào quý tới.
Nền kinh tế cũng phải đối mặt với một loạt trở ngại dự kiến sẽ cản trở tăng trưởng. Chúng bao gồm giá dầu tăng cao, việc nối lại chi trả các khoản thanh toán khoản vay dành cho sinh viên, ảnh hưởng của cuộc đình công của Nghiệp đoàn Nhân viên Xe hơi Hoa Kỳ (United Auto Workers), tình trạng mất viện trợ chăm sóc trẻ em trong thời kỳ đại dịch, và nguy cơ chính phủ đóng cửa mà tính đến hôm 01/10 Hoa Kỳ đã may mắn tránh được.
Tác động tổng hợp của những yếu tố đó sẽ cản trở khả năng chi tiêu của người Mỹ và có thể làm suy yếu nền kinh tế.
Bà Rubeela Farooqi, nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ tại High Frequency Economics, cho biết: “Tăng trưởng vẫn tích cực và sẽ tăng tốc” trong quý hiện tại.
“Nhưng xu hướng sắp tới, đặc biệt là trong chi tiêu gia đình, sẽ rất quan trọng. Chúng tôi tiếp tục dự báo tăng trưởng dương trong thời gian tới nhưng dự đoán tốc độ sẽ chậm lại khá đáng kể” trong ba tháng cuối năm.
Paul Wiseman và Christopher Rugaber thực hiện
Nhật Thăng biên dịch
Tổng thống Biden: Viện trợ cho Ukraine không thể bị gián đoạn
Nhật Tân
01/10/2023
“Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi không thể cho phép viện trợ của Mỹ cho Ukraine bị gián đoạn,” Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố hôm Thứ Bảy, sau khi Quốc hội Mỹ thông qua bản ngân sách tạm 45 ngày mà không có phần cho Ukraine. Theo The Guardian, các nhà lập pháp lưỡng đảng hiện đang tìm cách xoay sở để có thể ra được gói viện trợ mới trong tuần tới, duy trì dòng cung cấp vũ khí và tiền cho chiến tranh Ukraine.
Màn diễn “đóng cửa chính phủ” những ngày qua ở Quốc hội Mỹ tạm lắng khi lưỡng viện lựa chọn dự luật ngân quỹ 45 ngày cho chính phủ. Như tin đã đưa, giải pháp là do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đưa ra, và lưỡng viện đã thông qua. Nó chỉ có 1,6 tỷ đô la, thay vì kỳ vọng 6,4 tỷ. Nó không bao gồm khoản viện trợ mới cho Ukraine.
Theo The Guardian dẫn nguồn AFP, ông Biden đồng ý phương án này. Nhưng ông kiên quyết kêu gọi Quốc hội Mỹ duy trì dòng viện trợ không gián đoạn vào Ukraine.
Trong tuyên bố của ông, có đoạn khẳng định quyết tâm này:
“Mặc dù Chủ tịch Hạ viện và đại đa số Quốc hội vẫn kiên định ủng hộ Ukraine, nhưng không có khoản tài trợ mới nào trong thỏa thuận này để tiếp tục sự hỗ trợ đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi không thể cho phép viện trợ của Mỹ cho Ukraine bị gián đoạn. Tôi hoàn toàn mong đợi điều đó.”
Và ông Biden cũng nhắc nhở ông McCarthy thực hiện “cam kết” của mình, cam kết mà ông Biden miêu tả là cam kết “với người dân Ukraine”:
“Chủ tịch Hạ viện sẽ giữ cam kết của mình với người dân Ukraine và đảm bảo thông qua sự hỗ trợ cần thiết để giúp Ukraine vào thời điểm quan trọng này.”
Những dân biểu “cứng rắn” của Đảng Cộng hòa kiên trì phản đối chi tiêu cho Ukraine, trong khi Mỹ còn nhiều vấn đề khác cần phải chi tiêu hơn.
Đặc biệt là khoản 24 tỷ đô la cho quỹ viện trợ mà ông Biden mong muốn có được từ đầu.
Thượng nghị sỹ Chuck Schumer phát biểu khi tuyên bố Thượng viện thông qua giải pháp 45 ngày của Hạ viện: “McConnell và tôi đã đồng ý tiếp tục đấu tranh để có thêm viện trợ kinh tế và an ninh cho Ukraine”:
Nhật Tân
Thượng viện thông qua dự luật ngân sách tạm thời và Tổng thống Biden đã ký thành luật
Thượng viện Mỹ vào tối thứ Bảy (30/9, giờ địa phương) đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách tạm thời do Hạ viện gửi lên, giúp chính phủ tránh phải đóng cửa. Tổng thống Joe Biden sau đó đã ký dự luật này thành luật.
Theo The Epoch Times, Tổng thống Joe Biden vào cuối ngày thứ Bảy (30/9) đã ký thành luật dự luật ngân sách tạm thời đã được lưỡng viện thông qua.
Trước đó, theo Just the News, Thượng viện đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời với 88 phiếu thuận, 9 phiếu chống. Dự luật này sẽ giữ cho chính phủ Mỹ hoạt động trong 45 ngày. Dự luật có bao gồm 16 tỷ USD chi cho cứu trợ thảm hỏa theo yêu cầu của Tổng thống Joe Biden, nhưng không bao gồm khoản viện trợ mới cho Ukraine.
Vào chiều 30/9, Hạ viện đã thông qua dự luật nêu trên với 335 phiếu thuận, 91 phiếu chống. Trong 335 phiếu thuận, có 209 phiếu của Đảng Dân chủ và 126 phiếu của Đảng Cộng hòa.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện, Thượng nghị sĩ New York Chuck Schumer đã hoan nghênh sự đồng thuận lưỡng đảng ở cả hai viện để thông qua được biện pháp ngân sách tránh đóng cửa chính phủ.
“Người dân Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm: Tối nay chính phủ sẽ không phải đóng cửa”, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer nói sau phiên bỏ phiếu tại Thượng viện.
“Đảng Dân chủ đã nói ngay từ đầu rằng giải pháp duy nhất để tránh đóng của chính phủ là đồng thuận lưỡng đảng, và chúng tôi vui mừng khi Chủ tịch Hạ viện McCarthy cuối cùng đã để ý tới thông điệp của chúng tôi”, ông Schumer nói thêm.
Biện pháp ngân sách tạm thời vừa được thông qua này sẽ hết hạn vào ngày 17/11 và trước thời điểm đó lưỡng viện và Nhà Trắng phải thông qua được dự luật ngân sách dài hạn cho năm tài khóa 2024, nếu không chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa.
Xuân Thành
Hạ viện truy xét Bộ An ninh Nội địa về thực thi các án phạt gian lận thương mại
Một ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện đã yêu cầu Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) giải thích cách họ điều tra và bắt giữ các công ty Trung Quốc trốn thuế thông qua gian lận thương mại.
Trong một lá thư gửi Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ Alejandro Mayorkas hôm thứ Sáu (29/9), Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn về Trung Quốc của Hạ viện Mike Gallagher (Đảng Cộng hòa, Wisconsin) và thành viên ủy ban, Dân biểu Darin LaHood (Đảng Cộng hòa, Illinois) đã cáo buộc công ty Qingdao Sunsong của Trung Quốc, một nhà sản xuất đường dây ống dẫn chất lỏng ô tô của Trung Quốc đã thực hiện hành vi gian lận thương mại
Lá thư của hai dân biểu Đảng Cộng hòa viết “Các đánh giá về thông tin công khai của Qingdao Sunsong cho thấy một trường hợp gian lận thương mại trắng trợn đang gây ra tác động thảm khốc đối với các nhà sản xuất Mỹ. Thật vậy, một công ty Mỹ đã buộc phải tích lũy khoản nợ đáng kể, thoái vốn khỏi hai bộ phận kinh doanh và gần đây nhất là sa thải 1/4 lực lượng lao động của mình do gian lận thương mại của Sunsong.”
Các dân biểu cảnh báo: “Nếu hành động nhanh chóng không được thực hiện, công ty bị ảnh hưởng sẽ buộc phải ngừng hoạt động vĩnh viễn”.
Khi Sunsong tìm cách niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh (BSE) vào cuối năm ngoái, công ty này đã thảo luận để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của mình.
Theo một tài liệu (pdf) nộp cho Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2022, công ty Sunsong cho biết các bộ phận ô tô sản xuất tại Trung Quốc của họ đã phải chịu mức thuế 25% kể từ năm 2018. Công ty này đã mở rộng cơ sở sản xuất tại Thái Lan và đã sử dụng cơ sở này để xuất khẩu sang Hoa Kỳ kể từ năm 2021 “nhằm giảm chi phí thuế quan”.
Ngoài ra, hồ sơ cho thấy bước đệm cơ sở ở Thái Lan liên quan đến hành trình sản phẩm của Sunsong từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ dường như chỉ mang lại giá trị gia tăng dưới 10%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 35% cần thiết để đủ điều kiện “chuyển đổi đáng kể” để các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được coi là “sản xuất tại Thái Lan” vì mục đích thuế quan.
Các mức thuế này thường được gọi là “thuế quan Mục 301” vì chính quyền Trump sử dụng Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, nhằm điều tra và giải quyết các hành vi không công bằng của các đối tác thương mại. Chính quyền Biden đã giữ nguyên mức thuế đó.
Các nhà lập pháp nêu rõ trong thư gửi Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ: “Chúng tôi lo ngại rằng kiểu gian lận thương mại này diễn ra phổ biến trong môi trường kinh tế ngày nay và các công ty đang tham gia vào các hoạt động này để trốn tránh một cách hiệu quả chế độ thuế quan của Hoa Kỳ”.
Tại một phiên điều trần tại Hạ viện vào tháng Tám về mối đe dọa của Trung Quốc đối với ngành sản xuất của Mỹ, ông Gallagher nói: “Trung Quốc đã định giá thấp và bán phá giá, và điều đó đã gây ra những hậu quả tàn khốc đối với ngành sản xuất, công nhân Mỹ và an ninh kinh tế. Khi thuế quan được áp dụng một cách chiến lược đối với Trung Quốc, sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường sản xuất trong nước.”
Ông tiếp tục: “Các biện pháp khuyến khích kinh tế mục tiêu với các lĩnh vực được xác định rõ có thể củng cố nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta, đồng thời thuế chống trợ cấp có thể được sử dụng để tạo sân chơi bình đẳng”.
Cả Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và công ty Qingdao Sunsong Trung Quốc đều chưa phản hồi yêu cầu bình luận của tờ The Epoch Times.
Anh Nguyễn (Theo The Epoch Times)
Dân biểu Gaetz: Vị trí của Chủ tịch Hạ viện McCarthy đang lung lay
Trong khi chỉ trích những nhận định của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về giải pháp tài chính tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ Mỹ đóng cửa, Dân biểu Cộng hòa Matt Gaetz đã ám chỉ rằng vị trí của ông McCarthy đang lung lay và nhấn mạnh “không ai tin tưởng” ông ấy.
(Dân biểu Cộng hòa Matt Gaetz/Ảnh: Getty Images)
Khi được hỏi liệu vị trí lãnh đạo của ông McCarthy có gặp nguy hiểm không, Dân biểu Gaetz đã trả lời CNN: “Tôi có thể nói rằng nó đang ở một vị thế dễ lung lay.”
Nhận định của ông Gaetz được đưa ra sau khi ông McCarthy nói rằng ông đang là “người có trách nhiệm” lúc đưa ra giải pháp tạm thời 45 ngày để tiếp tục ngăn chặn việc chính phủ Mỹ sắp đóng cửa.
Ông Gaetz nhận định: “Chúng ta đang đến mức này vì ông Kevin McCarthy đã đưa ra nhiều lời hứa trái ngược nhau về mức ngân sách cơ bản cho các nhóm người khác nhau.”
Dân biểu Gaetz cáo buộc ông McCarthy đã đưa ra “một lời hứa với phía cánh hữu tại Hạ viện” vào tháng Một để đảm bảo chiếc ghế chủ tịch của mình, nhưng “đồng thời lại đưa ra một lời hứa khác với Tổng thống [Joe] Biden, và ông ấy cũng đưa ra lời hứa thứ ba với những người chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách Hạ viện … Mọi người dường như đều có một điểm chung là không ai tin tưởng ông Kevin McCarthy.”
Ông Gaetz cho biết kế hoạch của phe bảo thủ Cộng hòa là tiếp tục gây dựng sự ủng hộ cho các dự luật chi tiêu chỉ nhắm vào một chủ thể.
Ông Gaetz nói: “Giải pháp tạm thời 45 ngày này không giải phóng chúng ta khỏi những thách thức tài chính của đất nước chúng ta”.
Ông cũng trả lời các phóng viên rằng việc liệu ông McCarthy có phải đối mặt với đề nghị từ bỏ vị trí của mình hay không “hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát” của ông ấy, và ông McCarthy phải giữ lời hứa với phía cánh hữu tại Hạ viện là tập trung vào các dự luật chỉ nhắm vào một chủ thể.
Trước đó, Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã nói với CNN rằng ông không quan tâm đến chuyện có thể giữ được công việc của mình hay không.
“Hãy nhìn xem, nếu ai đó muốn loại bỏ tôi vì tôi đứng về phía công chúng Mỹ, đứng về phía quân đội để đảm bảo rằng họ được chi trả… để đảm bảo rằng những người canh giữ biên giới được trả lương trong khi chúng tôi tiếp tục làm công việc của mình”, trích lời ông McCarthy.
Ông McCarthy tin rằng việc hợp tác với Đảng Dân chủ để giữ cho chính phủ luôn cởi mở là điều có thể chấp nhận được.
“Có gì sai khi người Mỹ làm việc cùng nhau? Có gì sai khi Đảng viên Cộng hòa cùng Đảng viên Dân chủ đặt nước Mỹ lên trước tiên? Tôi nghĩ đó là điều quan trọng.”
Vy An (Theo Newsmax)
California: Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein qua đời ở tuổi 90
Thượng nghị sĩ Feinstein là thành viên cao tuổi nhất của Quốc hội.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ-California) tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart ở Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 14/03/2018. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ-California), nghị sĩ cao tuổi nhất của Quốc hội, đã qua đời ở tuổi 90 vào tối hôm 28/09, chánh văn phòng của bà cho biết hôm thứ Sáu (29/09).
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của bà vẫn chưa được công bố.
Chánh văn phòng James Sauls cho biết trong một tuyên bố: “Việc bà tạ thế là một mất mát lớn lao đối với rất nhiều người, từ những người yêu thương và chăm sóc bà cho đến người dân California mà bà đã dành cả cuộc đời để phục vụ.”
Ông Sauls nói thêm: “Bà đã để lại một di sản không thể phủ nhận và phi thường. Có rất nhiều điều để nói như là bà là ai và bà đã làm được gì, nhưng hiện tại, chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự giã từ của người cấp trên, người cố vấn, và người bạn kính yêu của chúng tôi.”
Bà Feinstein trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào năm 1992, sau đó tái đắc cử năm lần. Trước khi đến Hoa Thịnh Đốn, bà là thị trưởng San Francisco và là thành viên Hội đồng Giám sát của thành phố.
Bà Feinstein phải chịu đựng nhiều vấn đề sức khỏe. Hồi tháng Tám, sau một lần té ngã, bà đã phải nhập viện một thời gian ngắn. Hồi tháng Ba, bà đã nhập viện để được chăm sóc suốt nhiều tháng vì căn bệnh zona, chứng bệnh để lại cho bà các biến chứng bao gồm Hội chứng Ramsay Hunt, có thể gây liệt mặt. Khi quay lại Thượng viện, bà đã được đẩy đi trên xe lăn.
Một người do Thống đốc California Gavin Newsom, một thành viên Đảng Dân Chủ, lựa chọn sẽ tạm thời đảm nhận chức vụ của bà Feinstein, nhưng thống đốc chưa cho biết khi nào ông sẽ công bố lựa chọn của mình.
Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, các tiểu bang có quyền chỉ định các vị trí bỏ trống tại Thượng viện.
Đảng Dân Chủ hiện đang chiếm đa số tại Thượng viện. Với sự ra đi của bà Feinstein, khối đa số đó còn lại 50 ghế, so với 49 ghế của Đảng Cộng Hòa.
Trong sự nghiệp tại Thượng viện của mình, bà Feinstein đã giúp hình thành lệnh cấm liên bang đối với một số loại súng được áp dụng từ năm 1994 đến năm 2004.
Sau vụ sát nhân hàng loạt năm 2012 tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở Connecticut vào năm 2012, bà Feinstein lại vận động để thông qua luật kiểm soát súng mới.
Bà Feinstein từng là chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện trong nhiều năm. Trong nhiệm kỳ của bà, ủy ban đã báo cáo về cách CIA điều hành các cơ sở giam giữ bí mật bên ngoài nước Mỹ và thẩm vấn những kẻ bị tình nghi là khủng bố sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/09/2001 vào Hoa Kỳ. Bản tóm lược của báo cáo này nói rằng các kỹ thuật thẩm vấn của CIA trong một số trường hợp “chẳng khác gì tra tấn.” Còn bản thân báo cáo thì vẫn là tài liệu mật, chưa được giải khai.
Bà Feinstein cũng là người đứng về phía hoạt động do thám của chính phủ nhắm vào người Mỹ, sau khi nhà thầu Edward Snowden của Cơ quan An ninh Quốc gia phơi bày hoạt động gián điệp này.
Bà Feinstein cũng bị một số đồng sự và nhà hoạt động chỉ trích vì cách điều hành các phiên điều trần xác nhận ba người được chọn vào Tối cao Pháp viện của Tổng thống đương thời Donald Trump, đặc biệt là khi bà ôm lấy Chủ tịch Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham (Cộng Hòa-South Carolina) sau phiên điều trần xác nhận cho Thẩm phán Amy Coney Barrett.
Bà Feinstein ngay sau đó đã từ chức thành viên Đảng Dân Chủ hàng đầu của Ủy ban Tư pháp Thượng viện mà không nêu lý do, nhưng bà vẫn là thành viên.
Bà Feinstein, được thống đốc đương thời của California bổ nhiệm vào Ủy ban Tạm tha Phụ nữ California năm 1960, từ đó bà bắt đầu sự nghiệp của mình trong chính phủ. Bà đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Hội đồng Giám sát San Francisco hồi năm 1960. Bà đã trở thành thị trưởng tạm thời của San Francisco sau vụ ám sát ông Moscone sau hai lần tranh cử chức thị trưởng thất bại.
Bà Feinstein trải qua hai lần kết hôn. Người chồng sau của bà Feinstein, ông Richard Blum, đã qua đời năm 2022. Ngoài người con gái, bà còn có một cháu gái và ba người con kế.Thanh Nhã lược dịch
Ông RFK Jr. có thể sẽ đưa ra thông báo trở thành ứng cử viên độc lập vào ngày 09/10
Ông Kennedy cho biết ông sẽ chia sẻ ‘con đường đến Tòa Bạch Ốc’ của chúng tôi” tại một sự kiện ở Philadelphia.
Ứng cử viên tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ Robert F. Kennedy Jr. nói tại Hội chợ Tiểu bang Iowa ở Des Moines, Iowa, hôm 12/08/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Hôm 29/09, những đồn đoán về việc ông Robert F. Kennedy Jr. sẽ sớm tuyên bố tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập lại càng bùng lên thêm khi ông phát hành một video thông báo rằng tại một sự kiện ở Philadelphia vào ngày 09/10, ông sẽ chia sẻ “con đường đến Tòa Bạch Ốc của chúng tôi.”
“Tôi sẽ tới Philadelphia vào ngày 09/10 để đưa ra một thông báo quan trọng tại nơi khai sinh ra đất nước chúng ta. Ngay lúc này, tôi sẽ không nói cho quý vị biết chính xác thông báo đó sẽ có gì. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng nếu quý vị đang chờ đợi để đến tham dự một trong những sự kiện trước công chúng của tôi thì đây sẽ là một sự kiện để quý vị đến,” ông Kennedy nói trong video ra mắt trên trang web tranh cử của mình.
Ông nói thêm: “Tôi sẽ nói về một sự thay đổi lớn lao trong nền chính trị Mỹ cũng như vai trò của quý vị và đảng của tôi trong sự thay đổi đó.”
“Rất nhiều người Mỹ mà trước đây đã từ bỏ mọi hy vọng và sự thay đổi thực sự qua tiến trình bầu cử ở Mỹ đã bắt đầu tìm thấy tia hy vọng mới trong việc tôi ra ứng cử.”
Ở phần sau của video, ông Kennedy lưu ý: “Chính phủ của chúng ta có thể thất bại, nhưng người dân của chúng ta tốt bụng, dũng cảm, và chu đáo nên lòng tử tế sẽ vượt lên trên sự chia rẽ đang khiến tất cả chúng ta xa cách. Tôi nhận thấy điều đó hàng ngày trong quá trình vận động tranh cử, và càng nhìn thấy thì tôi lại càng tin tưởng hơn. Và tôi càng tin tưởng điều đó hơn thì con đường dẫn đến chiến thắng càng trở nên rõ ràng hơn.”
Mediaite đưa tin hôm 29/09, dẫn lời một người trong chiến dịch tranh cử của ông Kennedy, rằng chiến dịch này đang dự trù về các quảng cáo tấn công nhắm vào Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ nhằm “mở đường” cho thông báo hôm 09/10 rằng ông sẽ tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập.
Ông Anthony Lyons là đồng chủ tịch của American Values 2024 PAC, nơi đang nỗ lực hành động để ông Kennedy được bầu làm tổng thống. Ông nói với The Epoch Times hôm 29/09 rằng một cuộc thăm dò mà họ ủy quyền với Zogby International sẽ được công bố vào ngày 02/10 tới và cho thấy rằng nếu ông Kennedy tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập hoặc bên thứ ba trong cuộc chạy đua với Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump, thì ông ấy sẽ bắt đầu ở mức 19% so với “37% đến 38%” của Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump. Ông Lyons nói với The Epoch Times rằng kết quả cho thấy ông Kennedy đang “thu hút sự chú ý [của công chúng] khỏi ông Biden lẫn ông Trump.”
Sau khi tuyên bố ứng cử hồi tháng Tư để thách thức Tổng thống Biden cho đề cử tổng thống của Đảng Dân Chủ năm 2024, trong nhiều tháng, ông Kennedy nói với các hãng truyền thông và những người ủng hộ rằng: “Tôi là thành viên Đảng Dân Chủ” khi được hỏi liệu ông sẽ cân nhắc ra tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập hay ứng cử viên của bên thứ ba.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Tám với The Epoch Times ở Columbia, South Carolina, ông đã nhắc lại lập trường đó khi được hỏi liệu ông sẽ là người liên danh cùng cựu Tổng thống Trump hay tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập hay bên thứ ba.
“Tôi là thành viên Đảng Dân Chủ. Đảng Dân Chủ đã lạc lối và tôi muốn đưa đảng này trở lại với lý tưởng truyền thống”, ông Kennedy nói.
Thanh Nhã lược dịch
Ông Ramaswamy cho rằng chuyển giới là rối loạn tâm thần: ‘Thật vô nhân ái khi khẳng định cho sự nhầm lẫn của một đứa trẻ’
Ông Ramaswamy kêu gọi cấm ‘cắt xén bộ phận sinh dục’ và kê đơn thuốc ngăn chặn dậy thì ở trẻ em.
Doanh nhân kiêm tác giả sách Vivek Ramaswamy chào công chúng khi đến tham gia cuộc tranh luận tổng thống sơ bộ lần thứ nhất của Đảng Cộng Hòa tại Diễn đàn Fiserv ở Milwaukee, Wisconsin, vào ngày 23/08/2023. (Ảnh: Kamil Krzaczynski/AFP qua Getty Images)
Tại cuộc tranh luận tổng thống sơ bộ lần thứ hai của Đảng Cộng Hòa, ứng cử viên Vivek Ramaswamy đã cho rằng chuyển giới là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, và gọi những liệu pháp khẳng định như vậy dành cho trẻ em là “tàn nhẫn.”
Trong cuộc tranh luận hôm 27/09, người điều khiển chương trình Fox News Dana Perino đã chỉ ra rằng hơn 10.7 triệu học sinh tại hơn 18,000 trường học trên toàn quốc có khả năng thay đổi nhận dạng giới tính của mình mà không cần thông báo với cha mẹ. Người điều khiển chương trình đã hỏi ông Ramaswamy rằng liệu ông sẽ thông qua luật liên bang để bảo vệ quyền của cha mẹ hay không.
Ông Ramaswamy cho biết: “Chuyển giới, đặc biệt ở trẻ em, là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Chúng ta phải thừa nhận sự thật đó.” Bà Perino đã ngắt lời ngay lúc đó và yêu cầu ông Ramaswamy bình luận về góc độ quyền của cha mẹ trong vấn đề này.
“Cha mẹ có quyền được biết,” ông nói. “Chính những người nói rằng điều này làm tăng nguy cơ tự sát cũng chính là những người đã nói rằng các bậc cha mẹ không có quyền biết về nguy cơ tự sát đang gia tăng ấy. Và tôi xin lỗi, thật vô nhân ái khi khẳng định cho sự nhầm lẫn của một đứa trẻ. Đó không phải là lòng nhân ái. Đó là sự tàn nhẫn.”
“Vào đầu chiến dịch này, tôi đã gặp hai phụ nữ trẻ, Chloe và Katy. Họ ở độ tuổi hai mươi, hiện đang hối hận vì đã phẫu thuật cắt bỏ hai bên vú và cắt bỏ tử cung. Một trong hai người họ sẽ không bao giờ có con được nữa. Và việc chúng ta cho phép điều đó xảy ra ở đất nước này thật man rợ,” ông nói.
“Vì vậy, tôi sẽ cấm cắt xén bộ phận sinh dục hoặc loại bỏ khả năng có con bằng hóa chất, và cha mẹ hoàn toàn có quyền được biết.”
Trong một bài đăng ngày 28/09 trên nền tảng X sau cuộc tranh luận, ông Ramaswamy cho biết rằng hơn 50% trẻ em mắc chứng phiền muộn giới tính đã tính đến việc tự sát. “Tuy nhiên, các chính trị gia lại bác bỏ luật mà trong đó yêu cầu các trường học phải thông báo cho cha mẹ, nếu con em của họ thay đổi bản dạng giới ở trường.”
“Cha mẹ có quyền tìm hiểu về con mình: điều đó không có gì sai cả. Hãy cấm cắt xén bộ phận sinh dục và dùng thuốc ngăn chặn dậy thì trước 18 tuổi. Hãy xem chứng phiền muộn giới tính như một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Đã đến lúc trao quyền cho các bậc cha mẹ một lần nữa.”
Bình luận của ông Ramaswamy đã thu hút sự chỉ trích từ những người ủng hộ LGBT.
Ông Keith Boykin, cựu trợ tá Tòa Bạch Ốc của ông Bill Clinton, gọi nhận xét của ông Ramaswamy về chuyển giới là “chính sách mị dân đáng xấu hổ”. Dưới thời chính phủ ông Clinton, ông Boykin là người đồng tính nam công khai có chức vụ cao cấp nhất trong Tòa Bạch Ốc.
Ông nói trong một bài đăng ngày 28/09 trên nền tảng X: “Tôi cảm thấy thương cho những đứa trẻ chuyển giới ở Hoa Kỳ vì phải nghe ông Vivek Ramaswamy và các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa nói với chúng rằng chúng mắc chứng ‘rối loạn tâm thần’ và chưa hiểu mình thực sự muốn gì trong cuộc sống.”
Tờ The New York Times đã “kiểm chứng thực tế” tuyên bố của ông Ramaswamy rằng chuyển giới là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, nhấn mạnh rằng tuyên bố đó “là sai sự thật”.
Phóng viên Azeen Ghorayashi của NYT, người đưa tin về “mối tương liên giữa tình dục, giới tính, và khoa học” cho tờ báo này, nói rằng: “Việc là người chuyển giới không phải là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần.”
Ông Charlie Kirk, người sáng lập tổ chức có tư tưởng bảo tồn truyền thống Turning Point USA, đã bác bỏ nhận định về kiểm chứng thực tế này của NYT.
Ông ấy nói trong một bài đăng hôm 28/09 trên nền tảng X rằng: “Rối loạn nhận dạng giới tính được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ liệt vào danh sách rối loạn sức khỏe tâm thần cho đến năm 2013. Sau đó, họ phân loại lại nó thành Chứng Phiền muộn Giới tính để ‘xóa bỏ sự kỳ thị’. Ông Vivek đã đúng 100%.”
Quyền cha mẹ làm tổn thương đến người chuyển giới?
Nhận xét của ông Ramaswamy về việc cha mẹ có quyền được biết nhận dạng chuyển giới của con em mình khi nhiều trường học đã áp dụng chính sách giữ bí mật những thông tin đó, thậm chí một số tổ chức còn ngấm ngầm trợ giúp trẻ em chuyển giới.
Sách khẳng định chuyển giới dành cho trẻ em ở Irvine, California, vào ngày 30/08/2022. (Ảnh: rJohn Fredricks/The Epoch Times)
Hồi tháng Ba, nhóm vận động California Alliance for Education tiết lộ với The Epoch Times rằng 23 học sinh đã bị bí mật chuyển đổi giới tính tại một học khu địa phương mà cha mẹ các em không hề hay biết. Tám đứa trẻ trong số đó còn đang ở độ tuổi tiểu học.
Các tổ chức như GLSEN đang thúc đẩy các trường học áp dụng những chính sách như vậy. Ví dụ, các hướng dẫn của GLSEN dành cho trường học khuyến nghị rằng giáo viên nên giữ bí mật về nhận dạng giới tính của học sinh trước cha mẹ.
Một cuộc thăm dò do nhóm bảo vệ quyền cha mẹ Parents Defending Education (PDE) công bố hồi tháng Ba cho thấy 71% cử tri ghi danh đã ủng hộ việc tạo ra luật nhằm yêu các trường học phải thông báo cho bậc cha mẹ trong trường hợp con em của họ muốn thay đổi nhận dạng giới tính ở trường.
Ngoài ra, 75% cử tri ủng hộ luật yêu cầu các trường học phải có sự đồng ý của phụ huynh trước khi chuyển đổi giới tính cho con em họ.
Các liệu pháp chuyển giới có thể rất có hại cho những người phải trải qua một loạt quy trình như vậy. Theo một nghiên cứu, những người tiếp nhận liệu pháp hormone để “khẳng định giới tính” dễ bị các biến chứng y khoa như xuất hiện cục máu đông, đột quỵ, và đau tim hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Pennsylvania thực hiện nghiên cứu này đã lưu ý rằng những người thực hiện liệu pháp thay thế hormone có nguy cơ bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn gần bảy lần so với những người chưa bao giờ trải qua liệu pháp này. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ ám chỉ đến sự tắc nghẽn trong mạch cung cấp máu cho bộ não.
Tại một trong những hội thảo đào tạo trị liệu cho người chuyển giới do tiểu bang Pennsylvania tài trợ, Tiến sĩ Zachary McClain, trợ lý giáo sư nhi khoa tại trường Perelman School of Medicine, đã chỉ ra rằng thuốc ngăn dậy thì có thể “thực sự làm giảm mật độ khoáng xương ở tuổi dậy thì.” Ông nói: “Thuốc ngăn dậy thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của não.”
Ông McClain cho biết, trẻ em dùng thuốc ngăn dậy thì có thể thấp bé hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, đồng thời nói thêm rằng những người trải qua các liệu pháp giới tính có nguy cơ cao hơn đối với sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm trạng, và nhiều trường hợp mắc chứng tự kỷ hơn so với đại bộ phận dân số.
Ngoài ra họ còn có nguy cơ tự sát trong lúc trải qua các quy trình chuyển giới. Một nghiên cứu của Đan Mạch vào tháng 06/2023 cho thấy những người chuyển giới có nhiều khả năng tử vong do tự sát hơn.
Theo nghiên cứu, so với những người bình thường, người chuyển giới được phát hiện có nguy cơ cố gắng tự sát cao hơn 7.7 lần và dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn 5.5 lần. Thậm chí tỷ lệ tử vong không phải do tự sát của người chuyển giới còn cao hơn, con số này cao gấp 1.9 lần so với người không chuyển giới.
Tuệ Minh biên dịch
Lại có thêm chính trị gia Hoa Kỳ rời khỏi Đảng Dân Chủ
Trong năm nay, 5 nhà lập pháp tiểu bang chuyển sang đảng phái khác khi còn đương chức
Thị trưởng Dallas Eric Johnson trong một bức ảnh tài liệu. (Ảnh: Carolyn Caster/Pool/AFP qua Getty Images)
Trong một bài bình luận trên Wall Street Journal, khi tuyên bố chuyển từ Đảng Dân Chủ sang Đảng Cộng Hòa, ông Eric Johnson, thị trưởng Dallas, đã viết rằng ông “không có ý định thay đổi cách tiếp cận công việc” nhưng các thành phố ở Mỹ quốc cần có chủ nghĩa bảo tồn truyền thống về tài khóa và hoạt động chấp pháp mà Đảng Cộng Hòa thúc đẩy.
Và ông không phải là người duy nhất. Trong năm nay đã có năm nhà lập pháp tiểu bang chuyển từ Đảng Dân Chủ sang Đảng Cộng Hòa. Hồi năm ngoái, Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema (Độc Lập-Arizona) rời Đảng Dân Chủ và trở thành một chính trị gia độc lập. Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) từng nói ông đang cân nhắc nghiêm túc đến việc rời Đảng Dân Chủ, và được cho là đang nhắm đến một bên thứ ba tranh cử vào Oval Office năm 2024. Năm 2022, có báo cáo cho thấy 1 triệu cử tri đã chuyển sang Đảng Cộng Hòa, trong khi đó 630,000 cử tri chuyển sang Đảng Dân Chủ.
Tom Ozimek
Hôm thứ Sáu (09/12), Thượng nghị sĩ Arizona Kyrsten Sinema tuyên bố rằng bà đã rời Đảng Dân Chủ và đã đăng ký vớ...
Mặc dù việc chuyển đổi đảng phái không phải là điều gì đó hiếm thấy, nhưng việc chuyển đổi đảng phái khi đang giữ một chức vụ nào đó là rất hiếm có. Theo Bellotpedia, từ năm 1994 đến nay, có 173 nhà lập pháp đã chuyển đổi đảng phái khi còn đương chức, hầu hết là chuyển sang Đảng Cộng Hòa.
Trong bài bình luận của mình, ông Johnson nhấn mạnh rằng chức vụ của ông là một chức vụ phi đảng phái.
“Tôi chưa bao giờ là người được yêu thích trong nhóm kín của Đảng Dân Chủ, và ngược lại. Vào thời điểm mà tôi được bầu làm thị trưởng — một chức vụ phi đảng phái — vào năm 2019, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi thoát khỏi tình trạng siêu đảng phái và sẵn sàng tập trung vào giải quyết các vấn đề,” ông viết.
Những vấn đề tại địa phương
Theo bà Mesha Mainor, dân biểu tiểu bang Georgia, lý do chuyển đổi đảng phái của những nhà lập pháp tiểu bang không phải là những tuyên bố “trọng đại” về đất nước. Trong hầu hết các trường hợp, lý do thay đổi đảng phái là do vấn đề địa phương, và thậm chí là do cá nhân.
Từng là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bà Mainor dành 20 năm làm việc với những người thuộc mọi giai tầng xã hội để tìm kiếm giải pháp cho họ, và bà cho biết bà đã tham gia Cơ quan lập pháp tiểu bang với mong muốn làm điều tương tự. Tuy nhiên bà đã nhanh chóng nhận ra rằng đảng của bà không sẵn sàng hợp tác với các đảng phái khác, và một vài lần yêu cầu bà bỏ phiếu bác bỏ các dự luật của Đảng Cộng Hòa, không phải do chính sách không tốt, mà là do Đảng Dân Chủ muốn gửi đi một thông điệp.
Ông Roger Simon: Đảng Dân Chủ đối mặt với sự cải tổ toàn diện từ ‘Đảng No Labels’
“Tôi nghĩ nước Mỹ đang nói rằng chúng tôi đã quá chán ngán trước tình trạng siêu đảng phái,” bà Mainor chia sẻ với The Epoch Times, cho biết thêm nhiều cử tri của bà đã nhắn tin và gọi điện để bày tỏ sự ủng hộ sau khi bà loan báo chuyển đổi sang đảng phái chính trị khác hồi tháng Bảy. Họ nói với bà rằng họ không quan tâm bà thuộc về đảng phái nào, miễn là bà tiếp tục đại diện cho họ.
Bà Mesha Mainor, dân biểu tiểu bang Georgia, trình bày tại Phòng họp Hạ viện tại Tòa nhà Lập pháp tiểu bang Georgia, ở Atlanta, hôm 06/03/2023. Hôm 11/07/2023, bà Mainor loan báo chuyển từ Đảng Dân Chủ sang Đảng Cộng Hòa, nói thêm rằng Đảng Dân Chủ đã khai trừ bà vì từ chối tuân theo sự chính thống của Đảng Dân Chủ. (Ảnh: Alex Slitz/AP Photo)
Bà nói: “Tôi tranh đấu cho các vấn đề được đưa đến tôi.” Bà Mainer đã hai lần đắc cử trên cơ sở giải quyết bất cứ vấn đề gì mà cử tri đưa ra cho bà
Thí dụ, khi một người đang bị điều tra mà bị sát hại, tiểu bang sẽ giữ giấy chứng tử, và nhiều gia đình đề nghị bà Mainor giúp lấy giấy chứng tử để họ có thể lấy tiền bảo hiểm cho con cái của người quá cố đó. Một vấn đề lớn khác là việc lựa chọn trường học, bởi vì tại địa hạt của bà, chỉ 3% các trường học đạt được trình độ thông thạo về đọc hiểu và toán học.
Bà Mainor thay đổi đảng phái không phải vì các vấn đề của bà thay đổi; mà bà làm vậy để tiếp tục bảo vệ những vấn đề mà bà đang phải giải quyết.
“Tôi có thể nói rằng Đảng Cộng Hòa là chính đảng bao quát hơn,” bà cho biết, nói thêm rằng với đảng mới, bà sẽ không phải bỏ phiếu theo đường hướng của đảng và sẽ có chỗ cho sự bất đồng ý kiến.
‘Tính độc hại’
Sự bất đồng ý kiến mà bà chứng kiến tại Đảng Dân Chủ đôi khi trở nên thù địch — khi bà bỏ phiếu chống lại dự luật của một đồng sự, các đồng sự là nhà lập pháp Đảng Dân Chủ đã chỉ trích bà trên truyền thông xã hội, một người cầm tấm chi phiếu 1,000 USD kêu gọi người khác tranh cử vào vị trí của bà Mainor.
Những loại chiến thuật trấn áp này là một trong những lý do mà đại diện tiểu bang North Carolina — bà Tricia Cotham chuyển sang Đảng Cộng Hòa.
Hành động của bà bị chỉ trích nặng nề vì đã khiến cho Đảng Cộng Hòa chiếm được khối đa số và quyền bác bỏ phủ quyết tại Hạ viện.
Bà Cotham có mẹ là một thành viên Đảng Cộng Hòa lỗi lạc tại tiểu bang, bản thân bà cũng là một nhà lập pháp kỳ cựu. Bà phục vụ từ năm 2007 đến 2016 sau đó nghỉ việc khi con trai lớn của bà chuẩn bị đi học mẫu giáo. Trong khi đang hồi phục vì bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, bà biết vị trí của bà tại địa hạt này vẫn còn trống. Bà đã suy nghĩ và cầu nguyên rất nhiều.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương sau thông báo của mình, bà Cotham kể lại sự “độc hại” và “tàn ác” trong cách cư xử của đồng sự đối với bà, và cũng như cách mà bà bị tẩy chay trong các cuộc họp kín. Bà chỉ trích Đảng Dân Chủ quá chú trọng đến việc “theo dõi” các chủ tịch ủy ban của Đảng Cộng Hòa để nghiên cứu phe đối lập, thay vì dành thời gian để tạo ra các chính sách tốt, và bà cho biết Đảng Dân Chủ đã có sự thay đổi lớn trong thời gian bà đương chức.
Dân biểu Tricia Cotham, năm 2023 (Ảnh: Được đăng dưới sự cho phép của Cơ quan Lập pháp Tiểu bang North Carolina)
Cựu chủ tịch ủy ban giáo dục kiêm nhà giáo cho biết bà bắt đầu thực sự “cầu nguyện về vấn đề này” trước khi đưa ra quyết định của mình. “Tôi đã không thay đổi nhanh chóng mặc cho những quảng cáo kinh khủng, những lời lẽ hèn hạ, ác độc được sử dụng để chống lại tôi,” bà chia sẻ.
Bà Cotham đã nhiều lần khẳng định rằng cá nhân bà không hề thay đổi, tuy nhiên phiếu bầu của bà về vấn đề phá thai và chính sách “chuyển giới” đã thay đổi sau khi bà chuyển đảng.
Bà đã thường xuyên né tránh giới truyền thông về vấn đề này và không phúc đáp nhiều câu hỏi từ The Epoch Times.
Năm 2015, bà Cotham đã đưa ra lời khai chống lại dự luật yêu cầu phụ nữ phải đợi 72 giờ trước khi phá thai. Bà chia sẻ câu chuyện về lần đầu tiên bà mang thai, biện pháp loại bỏ thai bằng thuốc trong trường hợp có thai ngoài tử cung đã cứu sống bà.
Hồi tháng Năm, bà đã ủng hộ một lệnh cấm phá thai khi thai nhi được 12 tuần tuổi, việc mà bà cho rằng đã tạo ra “sự cân bằng hợp lý” và “trung dung” giữa các thái cực, bác bỏ những khẳng định về đạo đức giả.
Hồi tháng Tư, bà Cotham cũng đã bỏ phiếu cho một dự luật cấm những người có giới tính sinh học nam tham gia các môn thể thao dành cho nữ, việc mà khiến cho bà phải nhận một làn sóng chỉ trích khác từ phía cánh tả.
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn sau khi bà tuyên bố chuyển đảng, bà nói với một đài địa phương rằng bà sẽ luôn ủng hộ quyền của “LGB”, bỏ chữ T đại diện cho từ “trans” (“chuyển giới”).
Năm 2016, bà bỏ phiếu cho dự luật về phòng tắm cho phép những học sinh được xác định là “chuyển giới” sử dụng phòng tắm mà họ muốn thay vì phải dùng phòng tắm đúng với giới tính sinh học của họ. Đó là vào năm mà sau khi ông Bruce Jenner “xuất hiện” với cái tên Caitlyn Jenner, thu hút được nhận thức và hiểu biết rộng rãi về ý nghĩa của việc “chuyển đổi.” Từ “người chuyển giới” (transgender) mới được thay thế cho từ “người chuyển đổi giới tính” (transsexual), và vấn đề này vẫn chưa tập trung vào trẻ em.
Những người chỉ trích bà Cotham đã yêu cầu bãi nhiệm bà, và bà Cotham đã hoàn lại tiền cho những nhà tài trợ đã ủng hộ chiến dịch của bà theo yêu cầu.
‘Chẳng có gì thay đổi’
Tại Louisiana, hai nhà lập pháp đã đổi đảng.
Ông Francis Thompson đã phục vụ 50 năm với tư cách là thành viên của Đảng Dân chủ trước khi ông chuyển đảng hồi tháng Ba, khiến Đảng Cộng Hòa chiếm được khối đa số.
Là một thành viên “Đảng Dân Chủ theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống” lâu năm, ông Thompson được biết đến tại địa hạt của mình với khả năng đưa các dự án chi tiêu lớn vào khu vực này.
Hồ sơ của một tờ báo địa phương về ông mô tả ông là một nhà lập pháp luôn nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ với thống đốc. Tờ báo mô tả một cuộc họp báo do Thống đốc Đảng Dân Chủ John Bel Edwards tổ chức, ăn mừng một sự thất bại của Đảng Cộng Hòa trong nỗ lực nhằm bác bỏ quyền phủ quyết của ông đối với dự luật ngăn cản các vận động viên nam thi đấu trong các môn thể thao nữ.
Theo The Advocate, ông Thompson đã bỏ phiếu chống lại thống đốc, nhưng ông vẫn có mặt tại hội nghị, vỗ tay cùng với các đồng sự của mình — ít nhất một trong số họ đã thách thức ông tham dự.
“Tôi ở đây để tôn vinh thống đốc Đảng Dân Chủ của tôi,” nhà lập pháp Đảng Dân chủ lúc bấy giờ cho biết. Ông đã được cử tri bầu chọn 11 lần liên tiếp, khiến ông trở thành nhà lập pháp Đảng Dân Chủ phục vụ lâu nhất ở tiểu bang trước khi đổi đảng.
Bên cạnh dự luật thể thao, ông cũng đã bỏ phiếu theo đường hướng ngoài đảng khi bỏ phiếu bãi bỏ các yêu cầu về giấy phép mang theo súng ngắn, và một lần nữa bác bỏ quyền phủ quyết của thống đốc đối với dự luật tái phân chia địa hạt bầu cử Quốc hội.
Khi tuyên bố đổi đảng, ông Thompson nói rằng “chẳng có gì thay đổi” và ông sẽ tiếp tục bỏ phiếu theo nguyên tắc của mình.
Ông cho biết Đảng Dân Chủ ngày càng ủng hộ những quan điểm không “phù hợp với những giá trị và nguyên tắc vốn là một phần trong đời sống tín ngưỡng Cơ Đốc Giáo của tôi.”
Tại cuộc họp báo, ông nói: “Có những giá trị và nguyên tắc mà tôi luôn giữ gìn để chỉ dẫn cho những quyết định của mình. Thành tích về việc bỏ phiếu theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống của tôi trong nhiều năm tôi phục vụ trong Cơ quan lập pháp đã nói lên điều đó.”
Theo những lá phiếu?
Vài tuần sau, nhà lập pháp tiểu bang Louisiana, ông Jeremy LaCombe cũng đổi đảng từ Đảng Dân Chủ sang Đảng Cộng Hòa mà không thông báo lý do. Trang web chiến dịch tái tranh cử của ông hiện giới thiệu ông là một “tiếng nói độc lập” sẵn sàng làm việc với cả hai bên để hoàn thành công việc.
Tờ báo địa phương The Advocate lưu ý rằng trong những năm gần đây, Louisiana đã chuyển sang đỏ; ông LaCombe đã thảm bại trước một thành viên Đảng Cộng Hòa khi theo đuổi vị trí Thượng viện tiểu bang vào năm 2022.
Cả ông LaCombe và ông Thompson đều không phúc đáp nhiều yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.
Hồi tháng Tư, sau khi thắng nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2022 với tư cách là thành viên Đảng Dân Chủ, ông Elliott Pritt, nhà lập pháp West Virginia, đã chuyển đảng.
Địa hạt của ông nằm ở các mỏ than phía nam của tiểu bang, nơi chủ yếu chuyển sang đỏ trong những năm gần đây.
Ông nói với tờ Politico, “Ngay cả khi tôi tái tranh cử và giành chiến thắng, tôi sẽ xem xét việc không bao giờ thông qua một dự luật nào khác, không bao giờ để cho bất cứ điều gì được hoàn thành.”
“Trong thời gian tôi ở vị trí đó, tôi sẽ không ngồi đó và trở thành một chính trị gia “vịt què” (lame duck) và không làm gì cả.”
Hạ viện có 89 thành viên Đảng Cộng Hòa và 11 thành viên Đảng Dân Chủ, trong khi Thượng viện có 31 thành viên Đảng Cộng Hòa và 3 thành viên Đảng Dân Chủ, khiến cho việc ủng hộ đảng thiểu số là không thể.
Tuệ Chân biên dịch
Việc đóng cửa chính phủ có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và thị trường tài chính Hoa Kỳ
Các nhà kinh tế đánh giá tác động có thể xảy đến đối với GDP, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính, và các dịch vụ của chính phủ khi chính phủ Hoa Kỳ đóng cửa.
Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 22/03/2023. (Ảnh: Richard Moore/The Epoch Times)
Tại thời điểm chỉ còn hai ngày nữa để tài trợ cho chính phủ liên bang, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện vẫn chưa thông qua được dự luật chi tiêu ngắn hạn, làm tăng nguy cơ đóng cửa. Trừ phi một dự luật chi tiêu được Quốc hội và Tổng thống Joe Biden thông qua, chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ đóng cửa vào lúc 12 giờ 01 phút sáng ngày 01/10 theo giờ miền đông Hoa Kỳ (11 giờ sáng Chủ Nhật, hôm 01/10 theo giờ Việt Nam).
Do đó, các nhà kinh tế đang đánh giá hậu quả của việc Hoa Thịnh Đốn đóng cửa và ý nghĩa của việc này đối với nền kinh tế nói chung, từ sự gián đoạn của thị trường tài chính đến sự gián đoạn của các dịch vụ liên bang thường nhật.
Ông Chris Marangi, đồng Giám đốc Đầu tư Giá trị tại Gabelli Funds, cho biết: “Mặc dù mỗi lần đóng cửa đều là về quy mô và phạm vi của chính phủ, nhưng mỗi lần đóng cửa đều diễn ra trong một bối cảnh riêng.”
Trong trường hợp này, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại cùng một lúc: xung đột lao động, một môi trường lãi suất tăng, tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng trở lại, và việc lại một lần nữa bắt đầu thanh toán các khoản vay cho sinh viên.
Ảnh hưởng của việc chính phủ đóng cửa đối với GDP
Các ước tính về mức độ ảnh hưởng của việc chính phủ đóng cửa đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là rất nhỏ, chủ yếu là do các khoản trợ cấp An sinh Xã hội và khuyết tật sẽ tiếp tục được phân phối trong khi Dịch vụ Bưu chính vẫn hoạt động. Ngoài ra, các nhân viên chính phủ thiết yếu sẽ tiếp tục làm việc và các công chức bị cho nghỉ việc không lương sẽ được trả phí bồi thường khi giai đoạn đóng cửa kết thúc. Tuy nhiên, các nhân viên hợp đồng của liên bang không được bảo đảm rằng họ sẽ được nhận khoản phí bồi thường hồi tố đó sau khi chính phủ mở cửa trở lại.
Ông Alec Phillips, nhà kinh tế chính trị Hoa Kỳ tại Goldman Sachs, dự đoán rằng việc chính phủ đóng cửa sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.15% cho mỗi tuần đóng cửa. Con số này sẽ tăng lên 0.2% mỗi tuần khi các tác động của khu vực tư nhân được tính vào phương trình.
Ông Phillips viết trong một ghi chú: “Tăng trưởng sẽ tăng với mức tích lũy tương tự trong quý sau khi mở cửa trở lại.”
Với một số ước tính cho thấy tăng trưởng chậm lại trong quý 4, các nhà kinh tế của ING cảnh báo rằng việc chính phủ đóng cửa kéo dài có thể khiến nền kinh tế bị thu hẹp trong ba tháng cuối năm 2023, dự báo mức giảm tới 0.2%. Họ lưu ý rằng nếu chính phủ đóng cửa kéo dài vài tháng và không được giải quyết cho đến đầu tháng Mười Hai, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ bị cắt giảm tới 1%.
Các nhà kinh tế của ING đã viết trong một báo cáo nghiên cứu tổng quan: “Với kỳ vọng đồng thuận chỉ là 0.4% cho mức tăng trưởng hàng năm trong quý 4, điều này sẽ gây ra nguy cơ rất thực là GDP sẽ bị âm trong quý này.”
Theo nhà kinh tế trưởng Gregory Daco của EY-Parthenon, mỗi tuần chính phủ đóng cửa sẽ khiến nền kinh tế Hoa Kỳ thiệt hại khoảng 6 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng GDP quý 4 giảm 0.1%.
“Lực cản tăng trưởng phản ánh việc giảm lương đối với các nhân viên liên bang bị cho nghỉ không lương, sự chậm trễ trong chi tiêu của chính phủ đối với hàng hóa và dịch vụ, và dẫn đến kết quả cuối cùng là nhu cầu giảm,” ông Daco viết. “Điều quan trọng là tác động kinh tế của bất kỳ đợt đóng cửa nào trong vòng một quý sẽ được bù đắp một phần bằng việc trả lương hồi tố cho các nhân viên bị cho nghỉ việc và việc nối lại hoạt động kinh tế.”
Tuy nhiên, một nhóm các nhà phân tích tại Danske Research cho rằng bản thân việc chính phủ đóng cửa “không có khả năng làm chệch hướng nền kinh tế.” Các nhà phân tích cho biết trong một ghi chú rằng chi tiêu và tiền lương bị trì hoãn sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến nền kinh tế quốc gia, nhưng hầu hết những ảnh hưởng này sẽ được đảo ngược khi chính phủ mở cửa trở lại.
Các nhà phân tích của công ty này cho rằng việc không tăng mức trần nợ là một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, mà sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến uy tín tín dụng của Hoa Kỳ và bối cảnh kinh tế nói chung so với việc đóng cửa.
Ông Marangi đồng ý và lưu ý rằng việc đóng cửa kéo dài một tháng sẽ chỉ có tác động khiêm tốn đến nền kinh tế vì người tiêu dùng vẫn kiên cường, ngay cả trong môi trường lạm phát cao, lãi suất tăng, căng thẳng địa chính trị, và thị trường lao động gián đoạn.
“Tuy nhiên, với quy mô chi tiêu của chính phủ và thực tế là việc đóng cửa không ảnh hưởng đến an sinh xã hội, ngay cả việc đóng cửa kéo dài một tháng cũng chỉ có tác động khiêm tốn đến nền kinh tế,” ông viết. “Người tiêu dùng Hoa Kỳ — chiếm đến ⅔ nền kinh tế — đã đưa chúng ta vượt qua hàng loạt thách thức gần đây và tôi không mong đợi xu hướng đó sẽ thay đổi.”
Hệ thống Dự trữ Liên bang và dữ liệu
Việc chính phủ đóng cửa sẽ dẫn đến hạn chế về dữ liệu kinh tế có sẵn cho thị trường tài chính và các nhà hoạch định chính sách công vì Cục Phân tích Kinh tế, Cục Thống kê Lao động, và Cục Thống kê Dân số sẽ tạm thời đóng cửa. Điều này có nghĩa là tiêu chuẩn vàng về số liệu thống kê sẽ bị hoãn lại, bao gồm báo cáo việc làm tháng Chín, chỉ số giá tiêu dùng, chi tiêu tiêu dùng, và giá bán buôn. Các báo cáo của khu vực tư nhân như Báo cáo Việc làm Quốc gia của ADP và thành phần giá phải trả trong chỉ số quản lý mua hàng của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cũng có thể bị trì hoãn.
Sau cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang trong tháng Chín, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên rằng các quan chức ngân hàng trung ương “sẽ phải làm việc với” ít dữ liệu kinh tế hơn. Các nhà đầu tư cũng sẽ giao dịch một cách mờ mịt trên thị trường vì họ không có đủ dữ liệu để đánh giá nền kinh tế.
Vì điều này và việc các tín hiệu hiện đang cho thấy tình hình kinh tế suy yếu, các nhà quan sát kinh tế tin rằng Hệ thống Dự trữ Liên bang khó có thể tăng lãi suất và có thể kết thúc chu kỳ tăng lãi suất hiện tại.
“Tình trạng của nền kinh tế không rõ ràng cũng sẽ củng cố thêm khả năng Fed giữ lãi suất ổn định trở lại vào tháng Mười Một,” các nhà kinh tế của ING cho biết. “Điều này sẽ mang lại nhiều thời gian trì hoãn hơn cho sự suy thoái kinh tế mà chúng tôi dự đoán sẽ xuất hiện và với lạm phát cơ bản có thể sẽ tiếp tục ở mức vừa phải, nhiều khả năng là chu kỳ tăng lãi suất của Fed đã kết thúc.”
Theo CME FedWatch Tool, thị trường tương lai đã định giá theo dự đoán rằng Fed sẽ tạm dừng lãi suất trong cả cuộc họp FOMC tháng Mười Một và tháng Mười Hai.
Rủi ro thị trường tài chính
Ngoài những lo ngại về dữ liệu, thị trường tài chính có thể gặp phải những thách thức khác.
Tại thị trường Công khố phiếu Hoa Kỳ, nơi có những lo ngại về thanh khoản trong năm nay, các nhà đầu tư toàn cầu có thể tránh xa công khố phiếu trong bối cảnh niềm tin vào Hoa Thịnh Đốn giảm sút. Hơn nữa, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) Gary Gensler cảnh báo rằng, các doanh nghiệp phát hành nợ mới hoặc IPO sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Gensler nói với các nhà lập pháp trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện: “Tôi sẽ nói rằng nếu một công ty quyết định phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc tăng giá chào bán, họ sẽ muốn làm việc đó trước thứ Sáu (29/09) nếu họ sẵn sàng. Nếu không, họ có thể ở trong một trạng thái tiềm ẩn trong đó họ không thể tiếp cận được thị trường.”
Ông nói thêm rằng SEC sẽ duy trì một “nhóm nhân viên thiết yếu” trong thời gian đóng cửa và chỉ có thể ứng phó với các vấn đề thực chất trên thị trường vốn.
Hồi đầu tháng 09/2023, ông Martin Gruenberg, Chủ tịch Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), đã tiết lộ rằng các cơ quan quản lý ngân hàng không thể phản ứng đủ nhanh trước những rủi ro trong hệ thống tài chính.
Ông Gruenberg nói với Câu lạc bộ Ngân khố Quốc gia về Rủi ro Ổn định Tài chính của Các tổ chức Tài chính Phi ngân hàng (Exchequer Club on the Financial Stability Risks of Nonbank Financial Institutions) hôm 20/09: “Khi các làn sóng tiêu cực trên thị trường kết hợp với những điểm yếu này, thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể truyền rủi ro sang các bộ phận khác của hệ thống tài chính và cản trở nghiêm trọng đến hoạt động trung gian tín dụng và tài chính cần thiết để trợ giúp nền kinh tế.”
Mặc dù thị trường đang phải đối mặt với những rủi ro, nhưng ông Marangi cũng lưu ý rằng thị trường chứng khoán thường phục hồi sau khi đợt đóng cửa chính phủ kết thúc.
Ví dụ, S&P 500 đã tăng khoảng 10% sau 35 ngày đóng cửa năm 2018-2019.Vân Du biên dịch
Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ tại Hạ viện đối lập về bằng chứng và mục đích của cuộc điều tra đàn hặc Tổng thống Biden
Các thành viên của lưỡng đảng bày tỏ quan điểm khác nhau về mục đích của cuộc điều tra đàn hặc và liệu các bằng chứng có ủng hộ cho việc tiến hành đàn hặc hay không.
(Từ trái qua phải) Giáo sư luật của Đại học George Washington Jonathan Turley, cựu phụ tá Tổng Chưởng lý Eileen O'Connor, nhà sáng lập công ty Dubinsky Consulting Bruce Dubinsky, và giáo sư luật North Carolina Michael Gerhardt giơ tay tuyên thệ ở phiên điều trần của Ủy ban Giám sát Hạ viện tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn hôm 28/09/2023. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP thông qua Getty Images)
Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân chủ vẫn chia rẽ sâu sắc vào thứ Năm (26/09), sau phiên điều trần của Ủy ban Giám sát Hạ viện khi thảo luận về cơ sở của cuộc điều tra đàn hặc đang diễn ra đối với Tổng thống Biden. Các thành viên của lưỡng đảng bày tỏ quan điểm khác nhau về mục đích của cuộc điều tra đàn hặc cũng như về việc liệu các bằng chứng có ủng hộ việc tiến hành đàn hặc hay không.
Phiên điều trần hôm thứ Năm đánh dấu lần đầu tiên các nhà lập pháp Hạ viện gặp nhau để thảo luận về cơ sở của cuộc điều tra đàn hặc tổng thống kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy chính thức công bố tiến hành cuộc điều tra đàn hặc hôm 12/09. Cuộc điều tra diễn ra sau cáo buộc của các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện về việc Tổng thống Biden tận dụng sức ảnh hưởng với vai trò công chức trong suốt sự nghiệp của mình để trục lợi cho cá nhân và các thành viên trong gia đình trong các giao dịch kinh doanh của họ.
Ủy ban Giám sát Hạ viện đã nghe ý kiến từ ba nhân chứng do khối đa số Đảng Cộng Hòa lựa chọn và một nhân chứng do khối thiểu số Đảng Dân Chủ đề nghị.
Nhân chứng khối đa số gồm có ông Bruce Dubinsky, một nhà kế toán pháp y kiêm điều tra viên gian lận nổi tiếng; cựu phụ tá Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ kiêm trưởng Bộ phận Thuế vụ thuộc Bộ Tư Pháp Eileen O’Connor; và giáo sư trường luật thuộc Đại học George Washington.
Giáo sư luật Michael Gerhardt của Đại học North Carolina–Chapel Hill là nhân chứng khối thiểu số.
Đảng Dân Chủ cho rằng có rất ít bằng chứng cho việc đàn hặc
Một điểm chính gây chia rẽ trong phiên điều trần hôm thứ Năm là liệu những nỗ lực điều tra Tổng thống Biden trước đó có chứng minh được ông trong sạch hay chưa, hay liệu những phát hiện đó cho thấy cần phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn. Nhiều thành viên Đảng Dân Chủ cho rằng những nỗ lực điều tra cho đến nay dường như chưa đưa ra được bằng chứng nào cho cuộc đàn hặc này.
“Đây gần như là một phiên điều trần giả tạo. Chẳng có gì ở đây. Cũng chẳng có gì ở đó,” bà Eleanor Holmes Norton, một đại diện không có quyền bỏ phiếu của Đảng Dân Chủ tại địa hạt Columbia thuộc Ủy ban Giám sát Hạ viện, nói với NTD.
Phiên điều trần đầu tiên về đàn hặc Tổng thống Biden
Dân biểu Mark DeSaulnier (Dân Chủ-California), người không phải là thành viên của Ủy ban Giám sát, xem các nỗ lực điều tra của Đảng Cộng Hòa cho đến nay là một màn kịch chính trị.
“Tất cả mọi người cần phải tuân thủ luật pháp, điều mà tôi, các đồng sự Đảng Dân Chủ của tôi và tôi, đều tin là đúng. Tuy nhiên đến một thời điểm nào đó cần phải có bằng chứng,” ông DeSaulnier nói với NTD. “Vì vậy theo quan điểm của tôi sân khấu chính trị có thể phục vụ một số mục đích, nhưng không phục vụ Hiến Pháp Hoa Kỳ.”
Các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Ủy ban Giám sát Hạ viện đã bác bỏ những tuyên bố cho rằng họ không có bằng chứng. Các nỗ lực điều tra của Đảng Cộng Hòa đã ghi nhận những dịp mà trong đó Tổng thống Biden đã có mặt trong các cuộc gọi kinh doanh và trong những sự kiện gặp mặt trực tiếp liên quan đến các đối tác kinh doanh của người con trai Hunter Biden của ông. Các điều tra viên cũng xác định được hàng triệu khoản thanh toán từ các giao dịch kinh doanh ngoại quốc đã đến tay gia đình ông Biden cũng như các cộng sự của họ trong suốt thời gian Tổng thống Biden nắm quyền.
“Thật ngạc nhiên khi được biết rằng Đảng Dân Chủ cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy tổng thống dính líu đến việc này,” Dân biểu Virginia Foxx (Cộng Hòa-North Carolina), một thành viên của Ủy ban Giám sát, nói với NTD.
Khi được hỏi về điều gì khiến bà cảm thấy là khía cạnh thuyết phục nhất về cuộc đàn hặc của Đảng Cộng Hòa, bà Foxx không nói rõ về bất cứ bằng chứng cụ thể nào, nhưng cho biết, “Quý vị sẽ thấy những mảnh ghép móc nối với nhau.”
Dân biểu Warren Davidson (Cộng Hòa-Ohio) cũng bảo vệ cơ sở của Đảng Cộng Hòa cho cuộc điều tra.
“Rõ ràng là Hunter Biden từng ở trong hội đồng quản trị của Burisma. Rõ ràng là cậu ta không thực sự đủ tư cách để được tham gia hội đồng quản trị của Burisma. Rõ ràng là khi cậu ấy còn ở trong hội đồng quản trị, họ đã tìm kiếm sự trợ giúp của cậu ta để công tố viên ngưng truy cứu Burisma. Và sau đó quý vị có tất cả những bằng chứng về việc ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, đã tích cực can thiệp để khiến cuộc điều tra chống lại Burisma bị dừng lại và công tố viên bị sa thải, giữ lại các khoản ngân quỹ [cho Ukraine] cho đến khi việc sa thải xảy ra.”
Đảng Cộng Hòa cho rằng phiên điều trần thuộc về quá trình thu thập bằng chứng
Dân biểu Robert Garcia (Dân Chủ-California), cũng như các thành viên khác trong đảng của ông, lập luận rằng không có bằng chứng nào cho việc đàn hặc. Ông Garcia thậm chí còn đi xa đến mức cho rằng một trong những nhân chứng của Đảng Cộng Hòa đã hạ thấp cơ sở cho cuộc điều tra đàn hặc.
“Đây hoàn toàn là một trò hề và thực sự là một màn xiếc đang diễn ra,” ông Garcia nói với NTD. “Nhân chứng chính của Đảng Cộng Hòa, ông Jonathan Turley, về cơ bản nói rằng không có bằng chứng nào để đàn hặc Tổng thống Biden.”
Tuy nhiên, ông Turley không nói rằng “không có bằng chứng nào” cho việc đàn hặc. Đúng hơn thì, học giả pháp lý này cho biết trong bài nói chuyện mở đầu đã chuẩn bị sẵn từ trước của mình (pdf) rằng, “Tôi không tin rằng bằng chứng hiện có đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết về trọng tội và khinh tội cho một điều khoản đàn hặc.” Sau đó ông Turley đã lập tức nói thêm, “Tôi tin rằng, sau nhiều tháng điều tra, Hạ viện sẽ lần lượt vượt qua ngưỡng [bằng chứng cần thiết] cho một cuộc điều tra liệu Tổng thống Joe Biden có trực tiếp liên quan hay hưởng lợi từ những hành vi tham nhũng của con trai ông, ông Hunter, và từ những người khác, hay không.”
Ông Turley tiếp tục trong phần mở đầu: “Tôi tin rằng hồ sơ bằng chứng đã đầy đủ đến mức Hạ viện cần phải trả lời những nghi vấn đáng lo ngại xung quanh Tổng thống.”
Ông lưu ý rằng ông cũng ủng hộ việc bắt đầu cuộc điều tra đàn hặc cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2019 nhưng phản đối “việc ban hành sớm các điều khoản đàn hặc” phát sinh trong vụ đó.
“Các nhân chứng hoàn toàn tin rằng chúng tôi nên tiếp tục đi theo hướng điều tra của mình,” Dân biểu Byron Donalds (Cộng Hòa-Florida), một thành viên của Ủy ban Giám sát cho biết. “Tôi tin rằng chúng tôi đặt tiền đề cho khả năng thu thập thêm hồ sơ tài chính và cuối cùng thì trả lời câu hỏi: Liệu ông Joe Biden có hưởng lợi từ số tiền đến từ nguồn lãi suất ngoại quốc, và liệu con trai ông có phải là bên trung gian làm việc đó không? Tôi tin rằng câu trả lời là có.”
Ông McCarthy và các thành viên Đảng Cộng hòa khác đã nhấn mạnh rằng cuộc điều tra đàn hặc là một phần của quá trình thu thập bằng chứng và là một chuyện khác so với việc thực sự đệ trình các điều khoản đàn hặc.
“Đây không phải là một cuộc đàn hặc, mà là một cuộc điều tra,” Dân biểu Jeff Van Drew (Cộng Hòa-New Jersey) nói với NTD. “Chúng ta chỉ cần lần theo các dữ kiện thực tế rồi sau đó đi đến kết luận.”
Ông Van Drew cho rằng cuộc điều tra đàn hặc là một bước đi hợp lý để tạo điều kiện cho các cuộc điều tra khác được tiến hành.
“Cuộc điều tra này cho chúng tôi thêm nhiều khả năng hơn để làm việc với tòa án, và mang lại cho chúng tôi nhiều sức mạnh hơn. Ngoài ra, nếu tổng thống muốn sử dụng đặc quyền hành pháp để không cung cấp cho chúng tôi thông tin mà chúng tôi cần, thì cuộc điều tra này cũng sẽ cho chúng tôi thêm sức mạnh trước hành động đó,” dân biểu Đảng Cộng Hòa đại diện cho New Jersey này cho biết.
Đảng Dân chủ nhìn vào các vấn đề khác
Ngoài việc đặt câu hỏi về bằng chứng cho việc đàn hặc, Đảng Dân Chủ cho rằng phiên điều trần hôm thứ Năm chỉ nhằm đánh lạc hướng Quốc hội khỏi các vấn đề khác, chẳng hạn như quyết định về ngân sách chi tiêu của chính phủ cho năm tài khóa 2024.
“Thời điểm thực sự không phù hợp,” ông Garcia cho biết. “Chúng ta có hàng triệu người Mỹ phụ thuộc vào tiền lương, họ phụ thuộc vào công việc để sống qua ngày. Và phe Làm cho Nước Mỹ Vĩ đại Trở lại (MAGA) của Đảng Cộng Hòa muốn đóng cửa [chính phủ] và thích thú với việc theo đuổi những điều không tưởng, trong khi không có bằng chứng. Tôi chỉ nghĩ rằng điều này thật đáng xấu hổ.”
Dân biểu Hank Johnson (Dân Chủ-Georgia) cũng lập luận rằng cần chú ý nhiều hơn về cuộc tranh luận về chi tiêu của chính phủ.
“Một lần nữa, không có bằng chứng, không có chút bằng chứng nào cho thấy Tổng thống Biden đã phạm trọng tội hoặc khinh tội hoặc có hành động không phù hợp,” ông Johnson cho biết. “Và vì vậy, quý vị biết đó, họ cảm thấy quyền lực bởi vì họ đang nắm quyền chủ tịch, họ có thể điều tra một thời gian lâu, nhưng trong khi đó, chúng ta cần thông qua một dự luật chi tiêu.”
Dân biểu Lisa McClain (Cộng Hòa-Michigan) cho biết những người đồng cấp thuộc Đảng Dân Chủ của bà chỉ đang cố gắng “làm chệch hướng” chủ đề hiện tại trong phiên điều trần hôm thứ Năm.
“Thành thật mà nói, họ trông có vẻ ngu ngốc vì họ đang nói về mọi thứ ngoại trừ bằng chứng,” bà cho biết. “Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi đang làm và dựa theo bằng chứng. Ý tôi là, chúng tôi có báo cáo của ngân hàng, chúng tôi có bản sao, chúng tôi có tin nhắn văn bản, WhatsApp. Ý tôi là, bằng chứng này quả thật là không thể chối cãi nữa.”Từ Tuệ Chân biên dịch
2 cuộc thăm dò: Rắc rối lớn cho ông Biden
Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 26/04/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Hai cuộc thăm dò toàn quốc gần đây đang gây thiệt hại nặng nề cho Tổng thống Joe Biden. Đáng ngạc nhiên, cả hai đều đến từ giới truyền thông thiên tả — vốn thường làm mọi cách có thể để bảo vệ nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.
Một cuộc thăm dò của Washington Post–ABC News đã có một tiêu đề tai hại cho đội ngũ của ông Biden. Cuộc thăm dò này cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ đánh bại Tổng thống Biden với tỷ lệ 52% so với 42%. Chênh lệch này lớn hơn rất nhiều so với các cuộc thăm dò khác, đến nỗi người ta ngay lập tức đặt câu hỏi liệu đây có phải là một ngoại lệ hay không.
Một cuộc thăm dò khác từ NBC News cũng phù hợp với xu hướng gần đây với việc Tổng thống Biden và Tổng thống Trump có tỷ lệ ngang nhau 46% so với 46%. Thậm chí, kết quả này còn là một minh chứng rõ ràng cho sự phản đối của người dân Mỹ đối với Tổng thống Biden. Cuộc thăm dò của Post-ABC cho thấy 62% người theo Đảng Dân Chủ muốn có một ứng cử viên khác ngoài Tổng thống Biden, so với chỉ 23% muốn vị tổng thống hiện tại. NBC News cũng có kết quả gần tương tự, với 59% ủng hộ việc có một ứng cử viên khác lên thay thế Tổng thống Biden, và chỉ 36% phản đối ứng cử viên khác thay thế.
Trong cả hai cuộc thăm dò trên, Tổng thống Trump rõ ràng chiếm ưu thế trong việc tìm kiếm đề cử của Đảng Cộng Hòa. Cuộc thăm dò của Post-ABC cho thấy cựu Tổng thống Trump đạt 54%. Tất cả các ứng cử viên khác cộng lại chiếm 43%. Trong cuộc thăm dò của NBC, Tổng thống Trump đạt tỷ lệ 59%, so với 38% cho tổng các ứng cử viên còn lại. Trong cả hai cuộc thăm dò, Thống đốc tiểu bang Florida Ron DeSantis đều ở vị trí thứ hai nhưng với mức chênh lệch cao hơn trước.
Điểm yếu của Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò này là do thất bại trong hiệu quả công việc. Trong cuộc thăm dò của Post-ABC, người Mỹ không ủng hộ hiệu quả công việc của Tổng thống Biden với tỷ lệ 56% so với 37% ủng hộ. Họ không công nhận hiệu quả hoạt động kinh tế của ông với tỷ lệ 64% so với 30%. Họ phản đối chính sách biên giới của ông với tỷ lệ 62% so với 23% đồng ý. Đây không phải là vấn đề về truyền thông hay quảng bá tốt hơn. Người dân Mỹ đang theo dõi những gì đang diễn ra — và họ không thích điều đó.
Những thất bại trong hiệu quả công việc tương tự cũng xuất hiện trong cuộc thăm dò của NBC. Đa phần người Mỹ tin rằng đất nước đang đi sai hướng (tỷ lệ 73% so với 23%). Hơn nữa, họ không tán thành hiệu quả công việc chung của Tổng thống Biden với tỷ lệ 56% so với 41% tán thành.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi các lĩnh vực cụ thể được thăm dò. Về kinh tế, tỷ lệ người Mỹ không tán thành Tổng thống Biden là 59%, so với 37% tán thành. Khi được hỏi liệu họ có hài lòng với nền kinh tế hay không, 72% nói “không”. Theo thăm dò của NBC, Phó Tổng thống Kamala Harris không thể giúp Tổng thống Biden, vì bà có tỷ lệ tán thành là 31% và không tán thành là 51%.
Tôi muốn kết hợp hai cuộc thăm dò lại với nhau vì quá nhiều sự chú ý đã được hướng vào cuộc chạy đua chính trị này. Kết quả cuộc thăm dò của Post-ABC với tỷ lệ 52% ủng hộ Tổng thống Trump và 42% ủng hộ Tổng thống Biden đã gây bất ngờ đến mức các thành viên Đảng Dân Chủ và những người ủng hộ ông Biden đã phải nỗ lực rất lớn để bác bỏ điều đó. Nhưng thực tế là cả hai cuộc thăm dò này đều thẳng thừng phủ nhận các chính sách cũng như điểm yếu cá nhân của Tổng thống Biden.
Nếu mọi việc không thay đổi, rất có thể sẽ xảy ra một cuộc nổi loạn lớn của Đảng Dân Chủ đối với Tổng thống Biden.
Chung quy là, người dân mới là người nắm chủ quyền tối cao ở Hoa Kỳ.
Thật hữu ích khi nhớ rằng vào năm 1958, khi cư dân São Paulo, Brazil, nổi giận đến mức họ đã bầu cử con tê giác của vườn thú vào hội đồng thành phố bằng cách viết thêm tên của con tê giác đó vào lá phiếu. Cacareco là một con tê giác 4 tuổi, và nó đã nhận được hơn 100,000 phiếu bầu — gấp 10 lần so với ứng cử viên đứng vị trí dẫn đầu. Tất nhiên, tê giác không được phép nhậm chức, nhưng người dân có phần hài lòng khi bày tỏ sự giận dữ của họ đối với hệ thống chính trị.
Không phải là tôi đang dự đoán rằng một con tê giác sẽ giành chiến thắng trước Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang New Hampshire hay Iowa. Nhưng nếu sự bất mãn mà chúng ta đang thấy trong hai cuộc thăm dò này ngày càng gia tăng, thì sẽ có một phản ứng tương tự từ phía các cử tri.
Từ Gingrich360.com
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.Tuệ Minh biên dịch
Ma túy: Mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 2024
Cờ của Bộ An ninh Nội địa tại tòa nhà Cơ quan Thực thi Di trú và Quan thuế Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 28/06/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Trong bảng Đánh giá Mối đe dọa Nội địa năm 2024 vừa được công bố, Bộ An ninh Nội địa (DHS) xác định ma túy là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất.
Trong năm 2022, hơn 100,000 người Mỹ đã tử vong vì dùng ma túy quá liều, và con số này ngày càng tăng. Bởi vì nhờ chính phủ Tổng thống Biden mà Narcan, một loại thuốc dùng để cứu sống những nạn nhân dùng opioid quá liều, luôn có sẵn để dùng, nên tổng số ca dùng thuốc quá liều cao hơn rất nhiều so với số ca tử vong. Tòa Bạch Ốc ước tính, hồi năm ngoái có 181,000 ca dùng quá liều không gây tử vong chỉ do opioid.
Trái ngược với báo cáo của DHS, bảng Đánh giá Mối đe dọa Thường niên của Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ lại xác định Trung Quốc, Nga, Iran, Bắc Hàn, và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo là những mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Trong vài năm qua, những tác nhân này đã trở thành 5 mối đe dọa hàng đầu và được dự đoán sẽ vẫn là những mối đe dọa hàng đầu trong năm 2024.
Lý do có sự khác biệt giữa hai báo cáo này nằm ở sự khác nhau về nhiệm vụ và thành phần của Cộng đồng Tình báo Quốc gia so với của DHS
Bảy người bị tình nghi buôn bán ma túy đang phải đối mặt với cáo buộc liên bang vì bán ma túy có chứa fentanyl gây ra tình trạng dùng quá liều dẫn đến tử vong, được loan báo tại một cuộc họp báo ở Santa Ana, California, vào ngày 22/04/2022. (Ảnh: Carol Cassis/The Epoch Times)
Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ bao gồm 18 tổ chức. Tất cả các tổ chức này gồm có 2 cơ quan độc lập — Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) — cũng như 9 cơ quan của Bộ Quốc phòng (chẳng hạn như Cơ quan Tình báo Quốc phòng – DIA, và các cơ quan tình báo của nhiều nhánh khác nhau của quân đội), và 7 cơ quan của các bộ và cơ quan khác (như FBI, Cục Tình báo và Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao, và Văn phòng Tình báo và Phân tích của Bộ Ngân khố).
Theo trang web của Cộng đồng Tình báo, “Nhiệm vụ của Cộng đồng Tình báo là thu thập, phân tích, và cung cấp thông tin tình báo và phản gián ngoại quốc cho các nhà lãnh đạo Mỹ để họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm bảo vệ đất nước của chúng ta.”
DHS có 80,000 nhân viên ở 9 cơ quan và văn phòng, tập trung vào quan thuế, biên giới, thực thi di trú, ứng phó khẩn cấp với thiên tai và nhân họa, công tác chống khủng bố, và an ninh mạng. Do đó, DHS tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ biên giới trước tình trạng nhập cư bất hợp pháp và buôn lậu ma túy, cũng như hành động chấp pháp nội trong Hoa Kỳ.
Theo quan điểm của DHS, ma túy là mối đe dọa lớn nhất vì chất này đã khiến nhiều người Mỹ tử vong trong mọi năm hơn bất kỳ quân đội hoặc chính phủ ngoại quốc nào. Trên thực tế, mỗi năm, số người Mỹ tử vong vì ma túy nhiều hơn số người tử trận trong bất kỳ cuộc chiến nào ở Mỹ kể từ Đệ nhị Thế chiến.
Trong các trường hợp tử vong khi dùng ma túy quá liều, khoảng 75% nguyên nhân là do ma túy tổng hợp như fentanyl, mà phần lớn được buôn lậu vào Hoa Kỳ qua Biên giới phía Nam. Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (TCO) ở Mexico, đặc biệt là băng đảng Sinaloa và Jalisco Thế hệ Mới, mua các hóa chất cần thiết từ Trung Quốc để sản xuất fentanyl.
Bằng cách sử dụng hoạt động buôn người và nhiều cách khác, các băng đảng này đã buôn lậu ma túy vào Hoa Kỳ. Tại đây, các băng đảng đường phố, vốn thường có mối liên hệ với các băng đảng đó, sẽ phân phối nguồn ma túy này. Bộ An toàn Công cộng Texas báo cáo rằng nhóm Tango Blast, một băng nhóm Latin có tới 25,000 thành viên, và Mafia Mexico có mối liên hệ trực tiếp với các băng đảng đó. Theo Cơ quan Thực thi Ma túy, các đại băng đảng của Mexico, chẳng hạn như băng đảng Sinaloa và Vùng Vịnh, có các phe phái hoạt động ở Chicago và các thành phố khác của Hoa Kỳ.
Ngoài tình trạng sử dụng ma túy quá liều và tử vong, DHS cảnh báo rằng những loại ma túy bất hợp pháp này còn gây thêm nguy hiểm cho công dân Mỹ bằng cách “trợ giúp các tổ chức tội phạm bạo lực, rửa tiền, và tham nhũng làm suy yếu nền pháp quyền.” Vì lý do này, Lực lượng Đặc nhiệm Chống băng đảng Xuyên quốc gia (TAG) của FBI đã thành lập văn phòng tại El Salvador, Guatemala, và Honduras để chống lại các băng nhóm đường phố được xem là TCO, chẳng hạn như băng nhóm Mara Salvatrucha (MS-13) và 18th Street — cả hai vốn đều được coi là một trong những băng nhóm bạo lực nhất ở Hoa Kỳ.
Ngoài ma túy xâm nhập vào đất nước qua Biên giới phía Nam, DHS cũng ghi nhận “số lượng ngày càng nhiều những cá nhân trong Bộ dữ liệu Sàng lọc Khủng bố (TSDS), còn được gọi là ‘danh sách theo dõi.’” DHS dự đoán những kẻ khủng bố sẽ tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ trong năm tới và chính quyền Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động gián điệp của họ.
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc và Nga lợi dụng tình hình hỗn loạn ở Biên giới phía Nam để lẻn vào Hoa Kỳ. Trong phiên điều trần hồi đầu năm nay, Chủ tịch August Pfluger (Cộng Hòa-Texas) của Tiểu ban An ninh Nội địa về Chống khủng bố, Chấp pháp, và Tình báo đã nhấn mạnh “ngày càng nhiều cuộc chạm trán với những người nhập cư bất hợp pháp có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở biên giới phía Tây Nam.”
Hồi tháng Năm, Tổng thống Joe Biden đã xác định một cách sai lầm rằng quyền tối thượng của người da trắng là mối đe dọa an ninh quốc gia số 1. Tuyên bố của tổng thống mâu thuẫn với các đánh giá mối đe dọa thường niên của DHS và Cộng đồng Tình báo. Sự hớ hênh của tổng thống thật đáng báo động vì việc này đã được lặp đi lặp lại trên khắp các hãng truyền thông thiên tả và mạng xã hội. Những sai lầm như vậy có thể làm đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề hiện thực và các mối đe dọa thực sự, khiến cho quốc gia dễ bị tấn công.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Khánh Ngọc biên dịch
Tướng Milley: Một Nhật Bản ‘hùng mạnh’ có thể trợ giúp Hoa Kỳ ngăn chặn Trung Quốc, Bắc Hàn
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, nói trong một phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Vũ trang Thượng viện Hoa Kỳ về việc kết thúc các hoạt động quân sự ở Afghanistan và kế hoạch cho các hoạt động chống khủng bố trong tương lai, ở Capitol Hill tại Hoa Thịnh Đốn hôm 28/09/2021. (Ẩnh: Patrick Semansky/Pool thông qua AP Photo)
Hôm thứ Sáu (29/09), một quan chức quân sự hàng đầu Hoa Kỳ đã ca ngợi hành động của Nhật Bản trong việc tăng cường an ninh, nói rằng việc có một đồng minh “hùng mạnh” như Nhật Bản có thể giúp Hoa Kỳ ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc và Bắc Hàn.
Nhật Bản đang tìm cách tăng ngân sách quốc phòng năm 2023 lên mức kỷ lục 6.8 ngàn tỷ yên (50 tỷ USD), tăng 20% so với năm trước. Trong đó bao gồm 211.3 tỷ yên (1.55 tỷ USD) dành cho hỏa tiễn hành trình tầm xa Tomahawk do Hoa Kỳ sản xuất.
Trao đổi với các phóng viên tại Tokyo, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, cho biết việc tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẽ giúp chống lại Trung Quốc, nước cũng đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7.2% lên tới 1.55 ngàn tỷ nhân dân tệ (230 tỷ USD).
Ông Milley cảnh báo Trung Quốc có khả năng trở thành “bá chủ khu vực trên toàn châu Á” trong vòng 10 đến 15 năm tiếp theo, điều này có thể dẫn đến tình hình an ninh “rất bất ổn” và “nguy hiểm” cho khu vực.
Ông mô tả việc Bắc Hàn phóng hỏa tiễn liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn là một dấu hiệu rõ ràng về “ý định phát triển khả năng tấn công lục địa Hoa Kỳ” của chính quyền này.
Trước những mối đe dọa này, ông Milley tin rằng “một Nhật Bản có năng lực quân sự” cùng mối liên minh mật thiết với Hoa Kỳ và các quốc gia khác “sẽ là một những tố quan trọng để ngăn chặn chiến tranh” trong khu vực.
Ông nói với các phóng viên: “Tôi không nghi ngờ gì về việc quân đội Nhật Bản có thể nhanh chóng phát triển quy mô, kích cỡ, phạm vi và kỹ năng vô cùng nhanh.”
Mục tiêu chi tiêu mới của Nhật Bản đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO và cuối cùng sẽ đẩy ngân sách quốc phòng hàng năm của quốc gia này lên khoảng 10 ngàn tỷ yên (73 tỷ USD), khiến nước này trở thành quốc gia có chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhật Bản cảnh báo về ‘quân đội đẳng cấp thế giới’ của Trung Quốc
Trong dự thảo báo cáo quốc phòng thường niên, Nhật Bản cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đang đẩy nhanh tiến độ của kế hoạch xây dựng “quân đội đẳng cấp thế giới” vào giữa thế kỷ 21.
Xe quân sự mang hỏa tiễn chống hạm tầm trung DF-21D tham gia một cuộc duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 03/09/2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản và kết thúc Đệ nhị Thế chiến. (Ảnh: Greg Baker/AFP thông qua Getty Images)
Bản dự thảo gọi Trung Quốc là “thách thức chiến lược lớn nhất” của Nhật Bản và cảnh báo ĐCSTQ có thể tích lũy 1,500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035, tờ Kyodo News đưa tin hôm 23/05.
Tài liệu này cũng nêu lên nỗi lo ngại về sự hợp tác quân sự của Trung Quốc với Nga. Hai quốc gia đã thực hiện năm chuyến bay ném bom chung gần Nhật Bản kể từ tháng 07/2019, điều mà Nhật Bản coi là một “màn biểu dương lực lượng”.
Nhật Bản cảnh báo cộng đồng quốc tế đã bước vào “một kỷ nguyên khủng hoảng mới” sau cuộc chiến tranh của Nga đang diễn ra ở Ukraine, điều mà quốc gia này cho rằng đã phá vỡ trật tự quốc tế trải dài khắp châu Âu và châu Á.
Trong Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2022 ở Campuchia, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cáo buộc Bắc Kinh đe dọa chủ quyền của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông — nơi Bắc Kinh đang thúc đẩy yêu sách của mình đối với các nước láng giềng bất chấp phán quyết của Tòa luận tội La Haye phản đối các yêu sách của quốc gia này hồi năm 2016.
“Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Trung Quốc cũng tiếp tục có những hành động làm gia tăng căng thẳng khu vực ở Biển Đông”, ông Kishida cho biết, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết trong việc duy trì sự ổn định tại Eo biển Đài Loan.
Các nhà địa chiến lược tin rằng tình hình sắp xảy ra không thể được giải quyết nếu Hoa Kỳ không dẫn dắt trong vấn đề này.
“Hoa Kỳ cần chiến đấu chống lại Trung Quốc ở tiền tuyến. Nếu Hoa Kỳ ở hậu phương… và yêu cầu Nhật Bản và Đài Loan chiến đấu, thì họ sẽ không chiến đấu,” ông Satoru Nagao, nghiên cứu viên khách mời tại viện Hudson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, nói với The Epoch Times. Ông Nagao cho rằng: Để khả năng lãnh đạo có hiệu quả, “người lãnh đạo phải chiến đấu ở tiền tuyến.”
Bản tin có sự đóng góp của Venus Upadhayaya và The Associated PressTuệ Chân biên dịch
Hoa Kỳ: Hạ viện thông qua dự luật tài trợ tạm thời 45 ngày, gửi tới Thượng viện vài giờ trước thời hạn Chính phủ đóng cửa
Hạ viện gửi dự luật tài trợ ngắn hạn tới Thượng viện nhằm tránh cho chính phủ phải đóng cửa
Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, hôm 18/09/2023. (Ảnh: Madalina Vasiliu/The Epoch Times)
Hạ viện đã thông qua một dự luật tài trợ tạm thời sẽ ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa vào nửa đêm nay (30/09) nếu được Thượng viện thông qua và được Tổng thống Joe Biden ký.
Dự luật này đã gia hạn tài trợ liên bang ở mức hiện tại trong 45 ngày. Dự luật cũng bao gồm khoản cứu trợ thiên tai và tái cấp phép tài trợ của FAA. Mặc dù dự luật vẫn tiếp tục trợ giúp như hiện có cho Ukraine, nhưng không bao gồm nguồn tài trợ bổ sung cho nỗ lực chiến tranh mà Đảng Dân Chủ và một số nghị sĩ Đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries (Dân Chủ-New York) đã yêu cầu thêm thời gian để xem xét nghị quyết chi tiêu tạm thời (CR) dài 70 trang mà ông cho biết đã được trình bày chỉ vài phút trước cuộc bỏ phiếu được đề nghị và chỉ vài giờ trước khi chính phủ có thể đóng cửa.
Các nghị sĩ Đảng Dân Chủ khác đã chỉ trích dự luật này vì không cung cấp thêm tài trợ cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine.
Tuy nhiên, vẫn có đủ nghị sĩ Đảng Dân Chủ tham gia nỗ lực này để đạt được đa số 2/3 cần thiết để thông qua dự luật trong bối cảnh các quy định của Hạ viện bị đình chỉ. Túc số chung cuộc là 335 phiếu thuận – 91 phiếu chống.
Đảng Cộng Hòa lập luận thành công rằng dự luật đã thể hiện một nỗ lực công bằng nhằm giữ cho chính phủ hoạt động hết công suất sau nửa đêm nay khi năm tài khóa kết thúc cùng với thẩm quyền chi tiêu của chính phủ.
Gần 50 nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã phản đối dự luật này, nhiều hơn gấp đôi so với 21 người đã cùng Đảng Dân Chủ đánh bại một CR khắt khe hơn do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) trình bày vào ngày hôm trước (29/09).
Điều đó khiến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa phải chật vật tìm ra một số biện pháp theo các điều kiện của Đảng Cộng Hòa nhằm tránh cho chính phủ phải đóng cửa.
Trong khi đó, Thượng viện chuẩn bị bỏ phiếu về phiên bản CR của riêng mình. Dự luật đó sẽ gia hạn tài trợ ở mức hiện tại cho đến ngày 17/11, đồng thời bổ sung thêm 6.15 tỷ USD tài trợ cho nỗ lực chiến tranh ở Ukraine và 5.99 tỷ USD để cứu trợ thảm họa trong nước.
Nhiều nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện bày tỏ sự thất vọng trước sự thất bại của CR trước đó do Đảng Cộng Hòa đề xướng, bao gồm việc cắt giảm tổng cộng 8% chi tiêu tùy ý phi quốc phòng và một ngân sách cải thiện an ninh biên giới.
Những nghị sĩ Đảng Cộng Hòa phản đối dự luật đó tin rằng bất kỳ CR nào chắc chắn sẽ dẫn đến sự chậm trễ bổ sung trong việc lập kế hoạch chi tiêu cả năm, mà điều này sẽ dẫn đến sự cần thiết phải đưa ra một dự luật tổng hợp vào phút cuối để bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống mà không có thời gian để tranh luận hoặc đề nghị những sửa đổi.
“Không có cái gọi là CR “sạch,” ông Good nói. “Để duy trì các chính sách Biden-Pelosi-Schumer trong 30 ngày hoặc 45 ngày nữa, để giữ mức chi tiêu đang khiến đất nước phá sản, điều đó sẽ chỉ dẫn đến một CR khác hoặc một CR omnibus (tổng hợp nhiều dự luật khác nhau). Tôi dự đoán nếu chúng tôi thông qua một CR, chúng tôi sẽ ngừng thông qua các dự luật chi tiêu của mình.”
Trách nhiệm bây giờ chuyển sang Thượng viện để chấp nhận các điều khoản của Hạ viện hoặc thông qua dự luật của riêng mình và cố gắng hòa giải những bất đồng bằng cách hợp tác với Hạ viện.
Dự luật của Hạ viện được đưa ra sau nhiều tuần tranh cãi nội bộ giữa các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện về mức chi tiêu và tiến trình phân bổ ngân sách.
CR ban đầu của Đảng Cộng Hòa được giới thiệu vào ngày 17/09 bởi một liên minh gồm các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa từ những nhóm Main Street Caucus và Freedom Caucus. Dự luật này sẽ gia hạn tài trợ cho đến ngày 31/10 với mức giảm tổng cộng 8% trong chi tiêu tùy ý phi quốc phòng và một ngân sách dành cho các biện pháp an ninh biên giới bổ sung.
Nhiều nghị sĩ Đảng Cộng Hòa xem CR đó là một chiến thắng dành cho những người có tư tưởng bảo tồn truyền thống, giúp họ có thêm một tháng nữa để hoàn thành 12 dự luật phân bổ ngân sách bắt buộc.
Nhận thấy rằng một số người có khuynh hướng bảo tồn truyền thống về kinh tế phản đối bất kỳ hình thức CR nào, ông McCarthy đã chọn đưa ra bốn dự luật phân bổ ngân sách trong một nỗ lực thiện chí nhằm chứng tỏ rằng lãnh đạo Hạ viện sẽ tuân theo trình tự hợp pháp trong suốt quá trình.
Ba trong số bốn dự luật đã được thông qua hôm 28/09, khiến ông McCarthy phải đưa CR ra Hạ viện vào ngày 29/09. Nghị quyết đó đã thất bại vì 21 người ủng hộ nhấn mạnh rằng Đảng Cộng Hòa nên tập trung vào việc hoàn thành tiến trình phân bổ ngân sách, ngay cả khi điều đó có nghĩa là tạm thời đình chỉ các dịch vụ không thiết yếu của chính phủ.
Tuy nhiên, hầu hết hội nghị của Đảng Cộng Hòa đều mong muốn tránh bị quy trách nhiệm cho việc đóng cửa, bao gồm việc buộc các thành viên quân đội và nhiều nhân viên liên bang khác phải nghỉ việc không lương trong thời gian đó.
CR được thông qua ngày hôm nay, không bao gồm cắt giảm chi tiêu cũng như các biện pháp an ninh biên giới, là một bước lùi đối với ông McCarthy và hội nghị Đảng Cộng Hòa, vốn đã đạt được một loạt chiến thắng về mặt lập pháp vào đầu năm nay, bao gồm cả việc thông qua Đạo luật Giới hạn, Tiết kiệm, Phát triển, buộc Tổng thống Biden phải đàm phán về việc nâng mức trần nợ và Đạo luật Trách nhiệm Tài khóa, vốn là kết quả của những cuộc đàm phán đó.
Thất bại này cũng ảnh hưởng đến vị trí Chủ tịch Hạ viện của ông McCarthy. Một thành viên duy nhất của Hạ viện có thể đưa ra đề nghị bãi nhiệm vị trí này, và ít nhất một thành viên đã từng thẳng thắn đe dọa sẽ làm như vậy nếu chủ tịch Hạ viện thông qua luật với sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ.
Khi được hỏi về triển vọng kêu gọi một cuộc bỏ phiếu như vậy, Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida), một người phản đối mạnh mẽ ông McCarthy, nói với các phóng viên hôm 29/09 rằng, “Chúng ta sẽ phải đối mặt với thực tế là chúng ta đã có sự lãnh đạo thất bại, và sự lãnh đạo thất bại đó đã đặt chúng ta vào tầm ngắm và có thể gây ra một số gián đoạn. Điều đó không thể thoát khỏi một số trách nhiệm giải trình.”
Tuy nhiên, ông McCarthy dường như nhận được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện. Vì vậy, mặc dù chỉ một số ít thành viên Đảng Cộng Hòa, cùng với Đảng Dân Chủ, có thể bãi nhiệm ông McCarthy một cách có thể hình dung được, nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có thể thay thế ông bằng một ứng cử viên mà họ lựa chọn hay không.
Hôm 29/09, Dân biểu Mike Lawler (Cộng Hòa-New York) nói với NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times rằng: “Theo như tôi được biết, khi quý vị làm việc với các thành viên Đảng Dân Chủ để cố gắng bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện, đó chỉ là một trò đùa thôi.”Nguyễn Lê biên dịch
Các nhân viên đình công đứng trước các tòa nhà của công ty Clear Channel, ngày 4/4/2007 tại Nimes miền nam nước Pháp. (Ảnh: PASCAL GUYOT/AFP qua Getty Images)
Công ty truyền thông Mỹ trả hơn 26 triệu USD dàn xếp cáo buộc hối lộ quan chức Trung Quốc
Một công ty con của một doanh nghiệp truyền thông Mỹ bị cáo buộc hối lộ các quan chức Trung Quốc từ năm 2012 đến 2017 để bán dịch vụ quảng cáo. Nó bị cáo buộc đã thực hiện hành vi hối lộ thông qua những món quà và hoạt động giải trí đắt tiền, đồng thời sử dụng các nhà tư vấn nằm ngoài sổ sách để có được hợp đồng từ chính quyền Trung Quốc.
Hôm thứ 5 (28/10), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) cho biết rằng Clear Channel Outdoor Holdings đã đồng ý trả hơn 26 triệu USD để dàn xếp cáo buộc hối lộ các quan chức Trung Quốc để có được hợp đồng quảng cáo.
Công ty có trụ sở tại Mỹ bị cáo buộc vi phạm Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) của Mỹ do những hành vi của Clear Media Limited, vào thời điểm đó là công ty con của công ty ở Trung Quốc.
SEC cho biết Clear Media bị cáo buộc hối lộ các quan chức Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2017 để có được hợp đồng bán dịch vụ quảng cáo cho các công ty, với các quảng cáo được hiển thị trên các bến xe buýt công cộng và các màn hình ngoài trời khác.
Ông Charles Cain, giám đốc đơn vị FCPA của Ban Thực thi SEC, nói rằng Clear Media đã hối lộ các quan chức Trung Quốc bằng những món quà và hoạt động giải trí đắt tiền, đồng thời sử dụng các nhà tư vấn nằm ngoài sổ sách để có được hợp đồng từ chính quyền Trung Quốc.
Cơ quan quản lý cũng phát hiện ra rằng Clear Media đã sử dụng các trung gian giả mạo và hóa đơn giả để trả tiền cho "các nhà tư vấn phát triển khách hàng nằm ngoài sổ sách", những người đã hỗ trợ công ty trong hoạt động kinh doanh quảng cáo.
Theo SEC, các khoản thanh toán này đã bị dán nhãn sai là chi phí hợp lệ cho việc giải trí, dọn dẹp, bảo trì và "phát triển khách hàng" trong hồ sơ tài chính hợp nhất của Clear Channe
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ tại Washington, Mỹ, vào ngày 18/9/2008. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
SEC xác định rằng từ năm 2012 đến năm 2019, Clear Channel đã không đảm bảo áp dụng đầy đủ các biện pháp kiểm soát kế toán nội bộ tại Clear Media.
Ông Cain cho biết trong một tuyên bố: “Bất chấp những dấu hiệu cảnh báo liên tục được các kiểm toán viên nội bộ đưa ra, Clear Channel đã không xử lý các biện pháp kiểm soát kế toán nội bộ còn thiếu sót, thứ đã cho phép Clear Media tiếp tục các khoản thanh toán không đúng đắn này trong nhiều năm”.
Clear Channel không thừa nhận cũng không phủ nhận những phát hiện của SEC. Theo SEC, công ty đã đồng ý trả tiền phạt với tổng trị giá khoảng 20,1 triệu USD và khoản phạt dân sự 6 triệu USD.
Công ty cho biết họ sẽ thanh toán số tiền này theo từng đợt vào năm sau. Bộ Tư pháp Mỹ đã từ chối theo đuổi bất kỳ cáo buộc nào chống lại Clear Channel cóliên quan đến thỏa thuận dàn xếp.
“Nghị quyết của SEC liên quan đến các hoạt động của Clear Media ở Trung Quốc và sự giám sát của công ty đối với thực thể đó trước thời điểm công ty công bố bán toàn bộ quyền lợi của mình trong Clear Media vào tháng 4/2020”, công ty cho biết trong một thông cáo báo chí.
Clear Channel cho biết họ đã hợp tác với SEC và đã bán toàn bộ quyền lợi của mình trong Clear Media. Công ty cũng đã thực hiện các biện pháp để tăng cường các chính sách tuân thủ, lưu giữ hồ sơ và kiểm soát nội bộ.
Nó cho biết thêm: “Kể từ ngày 30/6/2023, công ty đã ghi nhận trách nhiệm pháp lý đối với toàn bộ số tiền có thể thanh toán dự kiến cho sự dàn xếp như vậy”.
Công ty đã thông báo vào tháng 3/2020 rằng họ đã đồng ý bán 50,91% cổ phần của mình trong Clear Media với giá 253 triệu USD tiền mặt cho Ever Harmonic Global Limited, công ty đã đề nghị mua lại cổ phần Clear Media với giá 7,12 HKD (đô la Hong Kong) (0,91 USD) mỗi cổ phiếu.
Clear Channel từng cho biết họ dự định sử dụng số tiền thu được dự kiến khoảng 220 triệu USD từ giao dịch này để cải thiện vị thế thanh khoản và tăng tính linh hoạt về tài chính, tuân theo mọi giới hạn được quy định trong các thỏa thuận nợ.
Theo The Epoch Times
Bảo Nguyên biên dịch
MHP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét