Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

‘Thần đồng’ gốc Việt Ryan Nguyễn vào trường y khoa ở tuổi 15


‘Thần đồng’ gốc Việt Ryan Nguyễn vào trường y khoa ở tuổi 15
 Người di dân lậu không được hỗ trợ tài chính từ liên bang (Robert Mullins International) Có một số tuyên bố trực tuyến cho rằng chính phủ Hoa Kỳ đang hỗ trợ những người di dân bất hợp pháp, bằng cách cấp cho họ 2.200 Mỹ kim mỗi tháng. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật. Những người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền mặt của liên bang. Người tị nạn refugee và những người được cấp quy chế tị nạn asylum, cũng như một số người di dân nhân đạo khác thì được hưởng một số phúc lợi công cộng nhất định, bao gồm hỗ trợ tiền mặt liên quan đến việc tái định cư ban đầu của họ, mặc dù số tiền này không cao tới 2.200 Mỹ kim mỗi tháng.
<!>
Tin đồn này đến từ đâu? Từ một vị khách mời của cựu người dẫn chương trình tin tức Fox - Tucker Carlson. Vị khách mời này là một đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu đã tuyên bố rằng “mọi người mà được cho là người xin tị nạn, người di cư bất hợp pháp tràn qua biên giới ở Texas hoặc bất cứ nơi nào khác” đều được cấp một khoản hàng tháng là 2.200 Mỹ kim.

Đại tá Douglas Macgregor cho biết ông đã lấy thông tin từ đài phát thanh Houston trên trang mạng của đài này. Nhưng những người ở Hoa Kỳ bất hợp pháp không có đủ điều kiện để được nhận khoản phúc lợi tiền mặt như vậy.

Những người di dân bất hợp pháp có rất ít khả năng được tiếp cận các phúc lợi công cộng do liên bang tài trợ. Họ chỉ có thể tiếp cận các phúc lợi khẩn cấp, như nơi trú ẩn và thực phẩm trong cơn bão, hoặc chăm sóc y tế khẩn cấp.

Sự thật là những người di dân bất hợp pháp không có nhận được bất kỳ hỗ trợ tài chính nào và cũng không có đủ điều kiện để nhận bất kỳ khoản hỗ trợ nào.

 Sài Gòn: Chỉ mưa 30 phút, bắt được cá bơi ngoài đường

 Lê Thiệt


10 tháng 10, 2023
Mưa lớn, nhân viên thoát nước bắt được cá bơi trên đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp) – Ảnh: Tuổi Trẻ

Trưa ngày 10 Tháng Mười, một cơn mưa trút nước xối xả xuống nhiều quận huyện Sài Gòn, nên chỉ khoảng 30 phút nhiều tuyến đường ngập nước mênh mông như Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp), Dương VănCam, Kha Vạn Cân (TP Thủ Đức). Có nơi nhân viên thoát nước, trong lúc thông cống còn bắt được cả… cá!

Thao báo Tuổi Trẻ, cứ mỗi lần mưa, tại xuất hiện những hình ảnh “thân thương” trên đường phố như người dân bì bõm đẩy xe qua đoạn đường ngập ngang đầu gối, hoặc một cô gái té sõng soài vì một xe tải chạy nhanh tạo con sóng quá lớn,… Nhưng để bắt được cá bơi trên đường thì quả thật chắc là chuyện hy hữu.

Xe chết máy, người dân bì bõm đẩy xe qua quãng ngập trên đường Nguyễn Văn Khối, quận Gò Vấp – Ảnh: Tuổi Trẻ Tại đường Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp),khi nước dâng cao chảy xiết, nhân viên thoát nước bắt được con cá chẳng biết thoát ra từ đâu, đang tung tăng bơi trên đường ngập nước.

Anh Minh Khôi (35 tuổi, nhân viên ngân hàng) cho hay: “Mình vừa đi về được 5 phút thì trời trút cơn mưa lớn, qua tới đường Nguyễn Văn Khối nước ngập không còn thấy mặt đường nữa”. Lúc đó thì chẳng biết đâu là đường, đâu là lề đường, vì chỗ nào cũng ngập.

Học sinh tan trường vất vả đẩy xe qua đoạn đường ngập – Ảnh: Tuổi Trẻ
 Trong khi đó, tại đường Dương Văn Cam (TP Thủ Đức), người dân chật vật tát nước ra khỏi nhà, kê cao bàn ghế để tránh hỏng hóc. Các tuyến đường xung quanh chợ Thủ Đức cũng ngập trong biển nước, tiểu thương ngao ngán vì chẳng ai buồn đi chợ mua hàng. Chắc họ cũng đang bận rộn tát nước, hay bắt cá nấu nồi canh chua.

Bà Hai (TP Thủ Đức) cho biết nếu mưa to thêm 30 phút, nước ngập lút ghế đá trước nhà – Theo dự báo thời tiết thì Sài Gòn và nhiều tỉnh thành khác sẽ còn tiếp tục bị mưa, nên khả năng những con cá không cần phải “vượt vũ môn”, vẫn tìm đường ra bơi ra đường dạo phố được. Chỉ tội những người nuôi cá, thời tiết cứ thế này thì chỉ có nước… phá sản !

Lão Phan sưu tầm


‘Thần đồng’ gốc Việt Ryan Nguyễn vào trường y khoa ở tuổi 15

April 12, 2023
HONOLULU, Hawaii (NV) – Ryan Nguyễn, một sinh viên gốc Việt, cư dân Honolulu, tiểu bang Hawaii, được nhận vào trường đại học y khoa khi mới 15 tuổi, và nay ở tuổi 18, Ryan đang là sinh viên năm thứ hai tại John A. Burns School of Medicine (JABSOM) thuộc Đại Học University of Hawaii.

Theo bản tin của University of Hawaii, chàng sinh viên có thành tích hiếm có này, chính thức nhận tấm áo blouse trắng trở thành sinh viên năm thứ nhất trường y khoa ở tuổi 16, niên khóa 2021-2025.

Ryan Nguyễn, sinh viên năm thứ nhất y khoa khi mới 16 tuổi. “Thần đồng” gốc Việt khiêm tốn “Tôi không phải là học sinh giỏi nhất ở trường trung học, nhưng tôi rất hứng thú với khoa học và nghiên cứu vào thời điểm đó,” anh Ryan Nguyễn, người theo học bác sĩ chỉnh hình đầy triển vọng trong tương lai cho biết.

Trưởng thành ở Honolulu, tuổi thơ của Ryan cũng giống như những bạn bè đồng trang lứa. “Tôi đọc rất nhiều sách và cũng chơi rất nhiều trò chơi điện tử,” Ryan kể. “Tuổi thơ của tôi không quá bất thường, nhưng tôi đã đọc rất nhiều. Tôi đọc Redwall, Artemis Fowl. Rất nhiều tiểu thuyết dành cho thiếu niên, như cuốn Harry Potter.” Học chương trình đại học từ năm 11 tuổi

Ryan bắt đầu lấy lớp bậc đại học tại trường đại học cộng đồng Kapi’olani Community College (KCC) khi mới 11 tuổi. Bước vào thế giới của những sinh viên lớn tuổi hơn mình rất nhiều khiến Ryan không thể không lo lắng.

Ryan nói: “Khi bắt đầu bước vào trường đại học KCC, các sinh viên cùng lớp có một chút tò mò. Tôi rất lo rằng họ sẽ nhìn tôi bằng một ánh mắt kỳ lạ và sẽ không thèm nói chuyện. Nhưng sự thật không phải thế, các bạn đều rất dễ mến và tử tế. Đến học kỳ thứ hai và ba, tôi thực sự cảm thấy ấm áp với mọi người.”

Sau đó, Ryan lấy thêm các lớp để lấy bằng cử nhân tại trường đại học bốn năm University of Hawaii at Manoa. “Tôi cảm thấy mình là khuôn mẫu của một sinh viên chuyên ngành sinh học, tức là mẫu người hướng vào việc nghiên cứu. Tôi rất thích việc này, nhưng cũng cảm thấy mình thực sự thích việc áp dụng các hiểu biết này vào thực tế,” Ryan kể.

Vào thời điểm hoàn thành bằng cử nhân khoa học tại University of Hawaii at Manoa, Ryan mới có 15 tuổi. Và Ryan vẫn phải thi tấm bằng trung học bằng cách làm một bài kiểm tra tương đương trong chương trình kiến thức căn bản GED.

Theo con đường y khoa Năm 15 tuổi, Ryan nộp đơn vào trường y khoa John A. Burns School of Medicin (JABSOM) và năm 16 tuổi trở thành sinh viên y năm thứ nhất. Thực tế không dễ dàng trong việc theo học ở trường y khoa đầy áp lực với các sinh viên lớn tuổi hơn đối với Ryan, một thiếu niên 16 tuổi.

Ryan Nguyễn, trong buổi lễ “white coat ceremony,” chính thức trở thành sinh viên năm nhất trường y khoa. (Hình: University of Hawaii)

Chàng sinh viên gốc Việt này vẫn tìm ở những người cùng trang lứa ở trường trung học tình bạn và sự hậu thuẫn tinh thần cần thiết cho tuổi thiếu niên.

Bắt đầu chương trình đại học từ lúc 11 tuổi, rồi vào trường y lúc 15 tuổi, chắc chắn cậu bé Ryan sẽ không tránh khỏi sự thiếu hụt những năm tháng hồn nhiên thời thiếu niên thơ ấu. Nhưng Ryan bày tỏ: “Có mất đi khoảng thời gian trải qua giai đoạn đó. Nhưng tôi không hối tiếc. Đổi lại những gì tôi nhận được những gì tôi mong muốn, một cách tương xứng.”

Theo xếp hạng của trang “U.S. News” năm 2023, trường y khoa John A. Burns School of Medicine, nơi đào tạo các bác sĩ y khoa (M.D), đứng hạng 74 trong hơn 190 trường y khoa của Hoa Kỳ, với tổng số 312 sinh viên.

Lão Phan sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét