Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

Với "Biển mặn" thì nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xứng đáng được người Phan Thiết vinh danh - Nguyễn Gia Việt

Nếu kể ra ba người Bình Thuận mà bạn nghĩ liền ra trong đầu thì tôi sẽ nhớ tức khắc về nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, nhà thơ Vũ Anh Khanh "Tha La xóm đạo" và ca sĩ Trang Mỹ Dung, Tuấn Vũ- Vũ Anh Khanh viết bài thơ năm 1945. Tha La xóm đạo ở Trảng Bàng Tây Ninh. Tha La là cái tên gốc Khmer "Sãla" và các vùng mang tên Tha La ở Miền Nam có vô số, Tha La ở Châu Đốc, Tịnh Biên, Vĩnh Long, Tiền Giang, Tây Ninh..."Đây Tha La xóm đạo  Có trái ngọt cây lành Tôi về thăm một dạo Giữa mùa nắng vàng hanh
<!>
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay"

Tác giả Vũ Anh Khanh của bài thơ có số phận cũng lênh đênh...
Vũ Anh Khanh viết bài thơ hồi 1945 trong những ngày kháng Pháp. Vì bị phe Quốc Gia truy do dính "kháng chiến" nên 1954 Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc

Năm 1956 Vũ Anh Khanh từ đất Bắc Việt tìm cách về Nam, ông lội từ bờ bắc sông Bến Hải vào Nam và bị lính biên phòng Bắc Việt bắn chết giữa dòng sông

Người phổ nhạc bài thơ Tha La xóm đạo hay nhứt là Nhạc sĩ Dzũng Chinh cũng là một người bạc mệnh. Dzũng Chinh Nguyễn Bá Chinh (1941 - 1969) cũng là tác giả của tuyệt phẩm "Những đồi hoa sim" năm 1968 mang lon Thiếu Uý thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH
Cuối tháng 2/1969 Thiếu Uý trung đội trưởng bộ binh Dzũng Chinh trong khi đóng quân tại núi Chà Bang, Ninh Thuận đã đụng độ với VC bị thương nặng và qua đời vào ngày 1 tháng 3 năm 1969 tại quân y viện Phan Thiết khi đó anh vừa tròn 28 tuổi

"Tha La buồn tiên kiếp
Tha La giận mùa thu
Thôi khi hết giặc xong!
Hãy về thăm Tha La có trái ngọt cây lành"

- Ca sĩ Tuấn Vũ thì khỏi kể nhiều. Ca sĩ Trang Mỹ Dung cũng có nét riêng. Xin hẹn ở một bài khác
Hôm nay chúng ta ca ngợi nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sanh ngày 12 tháng 6 năm 1942 tại làng Phú Trinh, Phan Thiết, Bình Thuận. Cái chất biển của Phan Thiết đã là sự hãnh diện mà Trần Thiện Thanh luôn "khoe" công khai, tự hào trong những bài nhạc của ông
Biển mặn là một tuyệt phẩm tuyệt đỉnh. Với tôi, chỉ ba đoạn nhạc sau đủ để đúc tượng Trần Thiện Thanh đặt giữa Phan Thiết rồi:

"Tôi thức từng đêm
Thơ ấu mà nghe muối pha trong lòng
Mẹ là mẹ trùng dương
Gào than từ bãi trước ghềnh sau
Tuổi trời qua mau
Gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi"

Ba đoạn cuối thì làm người nghe muốn rớt nước mắt:

"Miệt mài đời trai
Vượt truông dài che khuất biển xanh
Đẹp tựa trong tranh
Gót bùn lầy cho lúa thêm xanh"

Mỗi lần nghe lại "Biển mặn" thì lại nghe ca sĩ Phương Dung đọc đoạn phi lộ thích gì đâu:
"Tôi là một người lính bộ binh 24 tuổi, ba tháng quân trường bốn năm chiến đấu chưa lập gia đình nhưng chỉ mới có người yêu. Tôi muốn trả lời chung cho những người hay hỏi: " Tại sao tôi yêu cuộc đời chinh chiến như... yêu chính bản thân tôi?"

Đó là lời giới thiệu của chính tác giả tác giả Trần Thiện Thanh in trên trang bìa của bản nhạc "Biển mặn" xuất bản vào năm 1966 có hình vẽ khuôn mặt của anh lính trẻ

Bài nhạc có những câu vô cùng xúc động về tình yêu quê nhà của người lính trẻ măng ở vùng duyên hải:

"Cao ngất Trường Sơn
Ôm ấp tình thương nước ra sông nguồn"

Kết bài nhạc Trần Thiện Thanh cũng ngoáy quài trở về Phan Thiết bằng câu "Mồ hôi thành biển mặn trên môi". Tuyệt vời làm sao!
Với nhà thơ Tha La xóm đạo" khi năm 1956 Vũ Anh Khanh từ đất Bắc Việt lội từ bờ bắc sông Bến Hải vào Nam và bị bắn chết giữa dòng sông đã làm Trần Thiện Thanh xúc động. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ghi lại trong bài "Từ đó em buồn":

"Vào một đêm sương có người trai hồi hương
Báo một tin thật buồn
Tin anh gục chết giữa chốn nông trường xa"

Và bên dưới ông mở ngoặc thêm câu “Tin anh gục ᴄhết giữa lúc băng dòng sông vô đây xây ân tình”

Trong một bài nhạc khác, lời phi lộ đầu bản nhạc cũng nổi tiếng không kém "Biển mặn" là “Người ở lại Charlie”

“Người ở lại Charlie”có một đoạn văn rất buồn, còn nhớ rõ câu cuối “Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày!”`

Nguyên văn là:

"Nếu không có trận chiến mùa hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum
“Charlie", “Cải Cách,” hay “C,” đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên
Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie.”

Trần Thiện Thanh không viết lời này, đó là những câu của ông Phan Nhật Nam viết về Mùa Hè đỏ lửa Quảng Trị 1972. Lời phi lộ đó tôn vinh “Người ở lại Charlie” anh hùng bất tử

Trần Thiện Thanh trong “Người ở lại Charlie” có nhắc đến hai lần địa danh Krek, Snoul

”Toumorong, Dakto, Krek, Snoul
Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul
Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu”

Các địa danh khác là ở cao nguyên VN, còn Dambe, Krek, Snoul là ở bên Cam Bốt

Snoul một thị trấn chiến lược nằm trên ngã ba trục đường số 7 đi Kompong Cham và đường 13 đi Lộc Ninh

Thung lũng Damber dài gần hai chục cây số bên liên tỉnh lộ 75 và quốc lộ 7 trên đất Miên, nằm lọt trong những cánh rừng trùng điệp cây cao rậm rạp bao quanh. Đồn điền cao su Krek-căn cứ Krek trên Quốc Lộ 7
Đó là những căn cứ của Bắc Việt ở đất Cam Bốt

Giữa năm 1970 quân Việt Nam Cộng Hòa đã đánh vượt biên giới qua Miên chủ động đánh ở những trận lớn ở các địa danh này. Đầu năm 1971 các lưc lượng thiện chiến đã vượt biên đánh sang Hạ Lào

Mùa hè đỏ lửa 1972, An Lộc, Lộc Ninh cũng tiếp dài sau đó
Trung tá Nguyễn Đình Bảo có tham gia trong chiến dịch này, ông nằm lại trên đỉnh Charlie vùng ba biên giới vào ngày 12/4/1972

Bài hát rất hay, thể hiện cái tài của Trần Thiện Thanh

"Ngày anh đi, anh đi
Anh đi từ tổ ấm
Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?
Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ,
tấm khăn sô bơ vơ
Người góa phụ cầu được sống trong mơ"

Có ba nhạc sĩ viết nhiều về người lính Việt Nam Cộng Hòa hay nhứt, viết chân thành, viết từ máu tim mà người nghe thổn thức, bức rức và trào lệ theo từng câu chữ của họ, đó là Lam Phương, Trúc Phương và Trần Thiện Thanh

Trần Thiện Thanh có một bài nhạc vàng thiệt hay, nghe hoài không chán, nhạc lính

"Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây"
Xưa nay lính chiến thì hay thơ từ về nhà, gởi mẹ gởi cha, gởi người yêu, người la nói lá thơ từ chiến trường là nó, có khi lá thơ đuộm mùi thuốc súng, thậm chí mùi máu của anh lính từ tiền đồn

Cầm trong tay lá thơ của lính có khi người thân khóc ngất vì đó là lá thơ cuối cùng của con em mình. Trần Thiện Thanh nhắc chữ "áo trây di" (Treillis). Áo Treillis là áo lính trận, là áo tay cánh, vải dày thô và thường có màu xanh hoặc đen

Áo này rất nóng nếu mùa hè, nhưng giữ ấm cho lính trong đêm biên thùy, đụng mưa thì ướt như chuột lột
Tôi có đọc được một cô vợ lính, cô hồi tưởng về mùi áo lính Treillis của chồng, cô nói cả đời cô không bao giờ quên được mùi áo lính, cái mùi cô yêu quý, trân trọng

Trong nhạc vàng có khái niệm "KBC". KBC là Khu Bưu Chính. "Khu Bưu Chính" là một bộ phận chuyên về nhận và chuyển phát thơ từ, điện tín của quân lực VNCH. Chữ KBC gắn bó với người lính VNCH suốt thời quân ngũ
Trần Thiện Thanh là nhạc sĩ rất thương lính, ông sáng tác những bài nhạc về lính chiến VNCH, nhiều bài nhân vật thực tế luôn, thí dụ anh hùng mũ đỏ Nguyễn Văn Đương, anh hùng Charlie Nguyễn Đình Bảo...

"Chuyện Tình Mộng Thường" hay "Tình thiên thu" là một ca khúc nổi tiếng, mà nghe tên bà Mộng Thường hoài đâm ra quen
Mộng Thường hay "Người chết trở về" là một bộ phim do Trần Thiện Thanh đạo diễn chiếu hồi năm 1974. “Tình Thiên Thu”là một bản ballad trong phim đó do Thanh Lan và Trần Thiện Thanh hát

Tên đầy đủ của bài hát là “Tình thiên thu của Nguyễn Thị Mộng Thường.” nhưng bà con quen miệng kêu là bài “Tình thiên thu" hoặc "Mộng Thường"

Phim nói về chuyện tình của chàng sĩ quan VNCH Phạm Thái và cô tiếp viên hàng không Nguyễn Thị Mộng Thường

Thiếu Úy biệt động quân Phạm Thái vừa tốt nghiệp sĩ quan Đà Lạt đi trên chuyến bay của hãng hàng không Air Vietnam về Sài Gòn trình diện với Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân đã quen biết rồi yêu cô tiếp viên Mộng Thường

“Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” khiến cho đám cưới Phạm Thái và Mộng Thường phải ngừng lại vì chàng phải khoát chinh y lên đường chiến đấu

Ở An Lộc chàng bị thương nặng mất tích và tin báo về là tử trận mất xác làm cho Mộng Thường khóc hết nước mắt
Ai dè Phạm Thái không chết, chàng bị thương và lạc vào tu viện, một soeur cứu sống, che giấu chàng

"Tưởng là chết đi
Nhưng không anh lại về
Anh lại về, anh lại về"

Phạm Thái gởi thơ về Sài Gòn mời người yêu mà cũng là vợ sắp cưới của chàng lên An Lộc tham dự buổi lễ lên lon Trung Uý. Nguyễn Thị Mộng Thường đón xe đò lên An Lộc thì chiếc xe đò chở nàng dọc đường bị trúng mìn gài dọc đường
Mộng Thường bị thương nặng và chết khi đã tới rất gần ngày trùng phùng với người yêu

Hai nhân vật này là hư cấu vì lục lại danh sách Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt không có tên Phạm Thái

"Xin cho yêu trong Mộng Thường
nhưng mộng thường cũng tan
Xin cho đi chung một đường
sao định mệnh chắn ngang"

"Ngày đầu một năm" là bài hát của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh được ký tên Anh Chương viết năm 1967, tức là trước Mậu Thân chỉ một năm

"Ngày đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm
Có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng phiên gác sớm
Lại một lần xuân, trên miền xa cát đá khô cằn
Chúc anh năm này, lập kỳ công trên bước đấu tranh"

Nhạc Xuân, nhạc Tết Miền Nam của chúng ta phần đông có hơi hám người lính chiến VNCH ở trong đó, lý do rất đặc biệt, nó xuất phát từ sự quan tâm của hậu phương ra tiền đồn ngày Tết, cũng như sự da diết yêu nhà, thương mẹ, nhớ vợ con nhưng quyết giữ vững trận địa của chính người lính ngày đó

Thương lắm người lính Việt Nam Cộng Hòa!

Nhạc lính của Trần Thiện Thanh là một di sản lớn,ông say mê viết, trân trọng viết không bút mực nào tả xiết tưởng nhớ và tri ân những người lính đã bỏ cả tuổi xuân, máu xương

"Tội nghiệp đời trai chưa thỏa chí
Sa trường dung ruổi đã phơi thây
Đoàn quân hùng liệt nay về đất
Hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
Chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
Mà khóc quê hương khuất bến bờ
Đêm hát vang lừng nơi chiến địa
Mộng hoàng hôn khép giữa hư vô... "

Năm 1970 Trần Thiện Thanh viết "Một đời yêu em":

"Em biết khi anh giận chuyện gì
Nhân gian xa vời sao băng tăm tối
Sông ân tình sao đi không tới
Anh trách mình anh trách anh thôi
Cay đắng nào dâng cháy trên môi"

Nhật Trường viết "Gặp nhau làm ngơ" năm 1974 và tự ca bài này luôn

"Nhớ khi xưa còn thơ
Tuy thương thầm nhìn nhau cứ lặng câm
Chuyện tình yêu ban đầu
Mấy ai may mắn chung nhịp cầu
Nàng đội hoa theo chồng
Nước mắt tôi rớt bên bờ sông
Đã không như là mơ
Nếu tình cờ gặp xin cứ làm ngơ"

Có cảnh "Nước mắt tôi rớt bên bờ sông" luôn mới lãng mạn!

Người ta đồn đó là những lời nhạc có liên quan đến ca sĩ Hoàng Oanh. Còn mức độ xác tín thế nào thì chẳng rõ. Nhưng Trần Thiện Thanh quả thực có tài

Trần Thiện Thanh còn vô số bài nhạc hay
Có vô số di sản, công nghiệp của những người làm văn nghệ Miền Nam đã khuất để lại. Họ trong sáng và ý nghĩa, da diết và tinh anh.
Nguyễn Gia Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét