Tôi chỉ là một người sinh sau Đức Phật Gotama Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) tới 26 thế kỷ. Do vậy khi tìm hiểu về Đạo Phật thì phải kham khó và nhẫn nại học và hành rất nhiều từ Tam Tạng: Kinh – Luật – Luận (Digha Nikaya – Sila – Abhidhammatthasangaha) và phải có phước duyên gặp được những vị Thiện Tri Thức tu chứng giảng dạy, tỏ bày phương tiện thiện xảo để khai ngộ mà loại bỏ ít nhiều chấp ngã ngay cả học thuật trong phạm trù tục đế cho dù tất cả những thứ, loại đó vốn là qui ước của ngôn ngữ để chúng ta giao tiếp và thông hiểu với nhau.
<!>
Sở dĩ tôi phải đề cập tới Tục Đế (Sammuttisacca) là qui ước và cũng chính là phương tiện để chúng ta căn cứ và dựa vào để diễn đạt hầu hết sự việc xảy ra trong thế gian này gọi là Vạn Pháp Chế Định do loài người chúng ta định danh, định hình, định sự lý ... Vì ngoài bản chất của Tục Đế còn có bản chất thật hiển hiện ngoài ngôn từ ước lệ, chế định là Chân Đế (Paramatthasacca), là nền tảng của bản chất thật không cần có qui ước chế định, thí dụ như khi chúng ta nói về “nước” thì qui ước chung của loài người và người Việt thì gọi là nước, người Mỹ thì gọi là water và người Hoa thì gọi là xủy… Nhưng trong Chân Đế thì bản chất của nước là có 2 thành phần hydrogen và 1 thành phần oxygen kết hợp lại thì thành nước, Đó là sự thật ngoài ngôn từ qui ước và chế định. Giáo pháp của Đức Phật giảng dạy cho chúng sinh trong đó có chúng sinh loài người chúng ta là chỉ bày hiển lộ sự thật chân lý của vạn pháp vận hành vốn tự nhiên, như nhiên trong vũ trụ này.
Vậy muốn hiểu về Đạo Phật thì chúng ta phải căn cứ vào Lịch Sử vì chúng ta là người hậu sinh đã qua 27 thế kỷ xa xưa rồi… Đức Phật là ai ? Ngài tu hành ra sao để thành vị giác ngộ và là Phật được người đời kính trọng, tôn thờ là Phật Bảo ngôi thứ nhất trong Tam Bảo? Ngài truyền dạy giáo pháp như thế nào mà là Pháp Bảo ngôi thứ nhì trong Tam Bảo và kho tàng Pháp Bảo này được chúng đệ tử và Phật tử đọc, tụng và ghi chép cẩn trọng là Tam Tạng Kinh lưu lại mãi cho tới ngày nay… ? Không một chúng đệ tử, hay Phật tử nào là người ngay lành mà vô ý thức viết thêm hay cắt bỏ bớt một câu văn kinh nào trong Tạng Kinh nguyên thủy là Kinh Theravada với hệ ngữ văn Pali (Nam Ấn ngữ) để phổ biến thứ ngụy kinh thư sai lạc nguyên gốc và trở thành tệ trạng như ngày nay ! Ngay cả tôn giả Ananda là vị đại đệ tử chấp Kinh cũng luôn cẩn trọng khi lập lại lời giảng dạy của Đức Phật: “Avam me sutam… (Tôi nghe như vậy…)” là câu nói mở đầu tất cả bài giảng nguyên bản của Đức Phật Sakyamuni để lưu lại hậu thế. Đức Phật giảng dạy và truyền pháp trực tiếp cho những đệ tử của ngài thời bấy giờ đang tu hành hướng đến giác ngộ là Tăng Bảo ngôi thứ ba trong Tam Bảo? Theo trong Kinh Điển thì Đức Phật Gotama Sakyamuni phải tu hành tới 4 Đại Tăng Kỳ kiếp, và 100 kiếp trái đất mới thành bậc toàn giác và nét đặc biệt là do ngài tự ngộ, không có vị thầy nào chỉ dạy nên là được tôn quí là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Samma Sambuddha). Trong kiếp cuối cùng ngài là vị Thái tử tên là Siddhartha Gautama dòng Sakya (Shakyamuni). Ngài từ bỏ cung điện, dấn thân vào đời sống du sĩ khổ hạnh, để tầm đạo giải thoát… và cho tới khi thân thể tiều tụy gần chết vẫn chưa thấy thành quả giác ngộ để thoát khỏi sinh tử luân hồi vốn là qui luật vận hành tự nhiên trong vũ trụ.
Sau cùng, ngài ý thức lối tu lợi dưỡng và khổ hạnh bản thân không đem tới giác ngộ! Ngài từ bỏ và tới sông Ni Liên Thiền tắm gội thân thể sạch sẽ, thọ thực bát sữa từ bà tín nữ Sujata kính dâng, xin người cắt cỏ mớ cỏ lót làm đệm, rồi Ngài ngồi xếp bằng dưới bóng mát tàng cây Bồ Đề (Bodhi) mà hành Thiền với tuệ giác quán chiếu nội tâm và ngoại giới, truy tìm căn nguyên của sinh tử của chúng sinh và ngay trong đêm đầu tiên, Ngài đã chứng ngộ giải thoát. Nhưng cũng bởi Đức Phật tu hành với hạnh trí tuệ khác với những 6 vị cổ Phật trước Ngài, có vị tu với các phẩm hạnh Ba La Mật (Panna Paramita - Pannhá - Paramita) như hạnh: tinh tấn, từ bi, kham nhẫn,… Nhưng không có vị nào tu với hạnh trí tuệ mà thành Đạo. Do vậy, Đức Phật Sakyamuni thành đạo viên mãn là bậc toàn giác, nên Ngài để lại giáo pháp cho chúng đệ tử hậu học nương tựa, và y cứ vào giáo pháp làm căn bản học nghiệm sẽ được giác ngộ như Ngài. Vì thế, nên Phật tánh có đồng vị mặn như nước đại dương là tính chất đồng đẳng Phật tánh. Nhưng bậc hữu học tu hành từ giáo pháp đức Phật không thể là bậc chánh đẳng chánh giác.
Chúng ta có thể học tu hành đạt được sự giác ngộ ngay trong đời sống này như Phật và không phải tu tới 4 Đại Tăng Kỳ và 100 kiếp trái đất mới giác ngộ như Đức Phật đã tu hành như xưa kia, vì bởi Đức Phật đã để lại cho chúng ta Giáo Pháp như bản đồ hành trình tâm linh đi tới giác ngộ - giải thoát. Đức Phật và những vị đệ tử đã giác ngộ, giải thoát xa xưa xứng đáng là bậc đáng để cho chúng ta đãnh lễ và cúng dường, nhưng tất cả đều đã quá vãng… Họ để lại cho chúng ta tấm gương sáng và phẩm hạnh tốt đẹp, cao thượng và giáo pháp cho chúng ta noi theo mà tu học hành điều thiện lành, gạn lọc thân tâm sống có ích cho bản thân, xã hội trên tiến trình hoàn thiện và vượt qua cõi vật chất bằng Tâm lực vốn có tính năng không bị giới hạn của bộ não vật chất và trực ngộ nguyên lý Vô Ngã – Vô Thường – Khổ Não (Anata – Sankhara – Dukha) … Tuyệt nhiên Đức Phật không hề truyền dạy phải xây dựng chùa to, tượng Phật lớn vốn là thói tánh cao ngạo của phàm phu còn nhiều ngã mạn dù trong vi tế. Nhưng với tâm từ bi, trong sạch, hướng thượng muốn cho Phật tử có nơi khang trang để hội tụ thính pháp tu học thì cũng không phải là điều xấu.
Ngoài Tam Tạng Kinh chính thống do chính Đức Phật Lịch Sử có thật và còn nhiều thánh tích để lại cho tới ngày nay. Giới Phật tử đang gặp phải vấn nạn và là tệ trạng vì đã có quá nhiều Kinh thư, Điển tích là man thư, giả hiệu cũng gọi là “Tam Tạng Kinh Phật Đạo” do nhiều vị tiền nhân cư sĩ, tăng sĩ vốn cũng có thiện tâm trước tác với ý nghĩa giảng luận cho riêng từng dân tộc, dân vực khác nhau với nền tảng phong tục, tập quán khác nhau, ngữ pháp khác nhau… Song cốt hướng tới đạo giác ngộ và giải thoát làm mục đích tối hậu. Nhưng dần dà lớp hậu sinh bất y liễu ý nghĩa kinh thư và nhân gian làm sai lạc mà xa rời chân lý, rồi chỉ còn tính nặng lễ lộc, phương tiện thói tục đồng với tham sân si, vô học tánh cao thượng mà trở thành tệ trạng xã hội có nhan nhãn trước mắt chúng ta như ở Việt Nam ngày nay. Đây cũng là thể hiện câu nói của những vị cổ đức đã cảnh giác cho hậu thế chúng ta: “Lìa Kinh thuyết là ma thuyết – Y Kinh thuyết là oan cho ba đời chư Phật”! Tại các nước còn giữ được nhiều tinh hoa Pháp Bảo như : Tích Lan, Miến Điện, Nepal, Thailand … thì vị Tăng sĩ nào tu hành thông bác Tam Tạng : Kinh – Luật – Luận mới được xem là hạng Pháp Sư, tức tinh thông Tam Tạng và bậc Tăng này xứng đáng là đệ tử thinh văn của Phật Giáo xứng đáng được thọ nhận sự cúng dường của Phật tử.
Nhưng ở Việt Nam ngày nay thì đám lưu manh, gian tà cạo đầu, mặc y Casa chỉ cần học thuộc một vài bài Kinh thật hay ngụy Kinh thư đi tụng các đám tang cũng gọi là “pháp sư” thật là đại vô học, bọn lưu manh đểu giả, phường gian nhân nương thân chùa am nhiễu hại thế gian. Bọn ma tăng này bày nhiều trò dị đoan, mê tín cho giới Phật tử có thiện tâm, ít hiểu biết Phật pháp nguyên thủy, biến những điều khuyến thiện trở thành tệ trạng xã hội như: bẫy bắt chim muông, thú vật rồi mua nhốt, thả ra phóng sinh rất là tệ hại làm hao tốn tiền bạc, của cải cho Phật tử và gây đau khổ chết chóc cho muông thú … Thật là vô trí và xa rời Phật pháp vốn trí tuệ, thiện lành đem an lạc tới chúng sinh hữu tình.
Bọn ma Tăng lưu manh, ngông cuồng bày ra trò “an vị Phật” và “điểm nhãn Phật”: Chúng bày biện lễ lộc, hoa quả, nhang đèn, đàn phướng đầy màu sắc sặc sở như phường hát, đội mão “pháp sư”, tăng bào kim tuyến, dát vàng, đi giày, mang hia, viết sớ thị cáo chư Phật, khua chiêng trống bát nhã phường chèo, hô hoán thị chúng, rên ư ử thần chú Dharani: “namô hát ra ta bà rị dô rị ra bà lô thước đế thước bát ra ma … nhất bái, nhị bái, tam bái…”,… Xong tay cầm miếng giấy vàng, vẽ họa phù kiểu Lỗ Bang Tàu biến dạng và chu mõm thối thổi phù hơi văng cả nước bọt vào đạo linh phù, rồi dán vào tượng phật để “an vị Phật”… Như thế, là tên ma tăng đã làm phép hô thần nhập tượng để đặt cho “ông” Phật được phép ngồi ở chổ này canh chùa cho chúng thu tóm tiền của cúng dường của hạng Phật tử ít học, mê tín … thiện tai, thiện tai và ngu thay !
Bọn ma Tăng còn bày thêm trò “điểm nhãn Phật”, sau khi làm lễ dán phù chú vào đít tượng Phật để an vị cho “ông phật” ngồi yên trên bệ thờ xong. Tên ma tăng có số má phẩm trật trong chùa am và hệ thống “phật giáo đồ nhà nước” tay cầm bát nước lã, tay cầm cành hoa hay nhánh cây dương liễu, mồm tru rống thần chú “án lam… án ma ni bát di hồng xóa ha… (Om ram, om mani padme hum s’vaha) “rồi hà hơi thổi văng nước bọt ke thối vào bát nước lã xong, tay cầm cành hoa liễu nhúng vào nước vung vẩy vào bản mặt tượng phật để điểm nhãn, từ đây “ông phật” đã được bọn ma tăng ta khai mắt, mở nhãn và “ông” được mở con mắt ra mà nhìn thấy bọn ma tăng lưu manh, đểu cáng diễn trò mê tín thật là khôi hài đen khắp đất nước Việt Nam ngày nay.
Tình trạng tăng ni Tàu đã mê muội như thế, “tăng ni” Việt Nam cũng y cứ như vậy…! Tất cả là tai họa mà tiểu quốc Việt Nam lỡ phải nhai lại thứ ngụy Phật Giáo theo Hán Tạng, đã ăn sâu vào đời sống dân dã Việt ta từ hơn ngàn năm qua khó gột rửa. Cốt tủy chân thật của Đạo Phật từ vị Phật Gautama Sakyamuni lịch sử đã bị Hán hóa, cộng hưởng nền văn hóa Đạo Giáo và lề thói phong tục, tập quán của người Hán nhiều đời, đã gom thành mớ hỗn độn tả pín lù, có thứ hay, có loại dở trộn lẫn, rồi truyền thừa vào nước ta… Dân Việt chúng ta ăn nuốt vào mớ bả chưa tiêu hóa của người Hán Hoa Hạ mà thành nền “đạo Phật” quái đản nhất hành tinh này. Thật ra trong nền tảng Đạo Học của Trung Hoa có rất nhiều điều hay để chúng ta kham học làm lợi ích như các bậc cổ đức, thánh nhân xưa đã vốn biết “cái biết” trí tri rất giới hạn mà Đạo thì vô cùng … Nên chỉ mượn nửa lời ngôn từ chỉ bày cho kẻ hậu học như ẩn dụ chứ không ngu cuồng mà định nghĩa “cái” uyên nguyên nhốt vào hạn hẹp bày chuyện dối gạt người …! Nhưng nửa lời tạm chỉ “cái” sở Dụng (用) của Đạo, lấy biểu tượng Âm - Dương, nhị nguyên là nguyên lý đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của Âm Dương mà phát sinh biến thiên vạn pháp, ứng vạn thù thế giới thiên hình vạn trạng…
Đạo là thể vô hình, vô tướng, không sinh không diệt, nhưng hằng hữu và vạn vật tuần tự được hóa sinh ra, tác động với nhau, sinh trưởng, rồi tiêu tan để trở về trạng thái uyên nguyên bản thể vốn là gốc của Đạo. Đạo Giáo học chủ trương tu tánh thiên về Giác Ngộ, quay về với nội Tâm tìm sự thanh tĩnh để đạt Đạo và trên con đường tiệm tu, đi từ thấp đến cao, từ thô tới tinh vi tế, từ hữu vi đến vô vi có mục tiêu tu hành cải lão hoàn đồng, khang kiện, trường sinh tuổi thọ tức là chủ trương tu tạo nên một thân thể tráng kiện, dần dần tiến đến Thân - Tâm an lạc và cuối cùng khai mở Tuệ Giác và chung cuộc vẫn đi đến chỗ Thiên - Nhân hiệp nhất, huyền đồng cùng trời đất. Đạo danh từ triết học khởi nguồn từ Văn Hoá Phương Đông đã được biết trước khi bộ Đạo Đức Kinh - Lão Tử xuất hiện, Đạo ban đầu có nghĩa là “Con Đường Chân Chính". Với Lão Tử, Đạo như là nguyên lý vận hành trật tự, tuần hoàn xuyên suốt vạn vật… Theo kinh văn: Đạo là hiện thật uyên nguyên chi phối toàn thể cõi sắc giới và vô sắc giới … Do vậy không có chi là không ở trong Đạo? Nhưng trong “cái “ đạo Phật tào lao do bọn ma tăng, quỉ chùa ngự trị trong các ngôi chùa khang trang lớn nhỏ trong nước Việt Nam ngày nay chỉ là cơ sở đặc tình tôn giáo của đảng, hầu hết bọn “tăng” chúng vốn là công an với nghiệp vụ an ninh tôn giáo, đặt dưới sự kiểm soát và quản lý của đảng và với trình độ tu học Phật Pháp yếu kém hay khá hơn vẫn là hành sự gian trá, khó mà anh minh đường chính, mặc dù đảng Cộng Sản Bắc Việt đã cho hơn 58 000 cán bộ du học giáo pháp Đạo Phật tại các nước Miến Điện, Thailand, Tích Lan… rồi trở về nước quản trị các chùa chiền từ hơn 3 thập niên qua. Tuyệt nhiên không khá hơn vì thực chất là công cụ an ninh cho guồng máy cai trị của đảng Cộng Sản Bắc Việt.
Tuy vậy, trong mớ phường bát nháo hổn độn “Phật giáo quốc doanh” của đảng đang tha hồ bày chuyện tệ đoan mê tín nhiễu loạn dân tình thế thái …! Vẫn còn có số ít những vị tu chứng giáo pháp Chánh Đạo Phật Giáo Nguyên Thủy – Tăng Già Theravada trụ vững và giới Phật tử thiện lành tầm cầu học Phật… Những thiện tri thức này đã và đang nỗ lực không ngừng tu học và “trùng tu” lại ngôi cổ tự Phật Giáo chân chính vốn đã bị hư hoại từ bấy lâu.
Trịnh Khải Hoàng
- California - HOATỰDO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét