Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2023

Ngày Mai! Bắc Cali Sẽ Biểu Tình Ngày 02 Tháng 09 Năm 2023, Phản Đối Cờ Máu, Treo Trước Tiền Đình Thành Phố San Francisco và Kính Chuyển Tin Thế Giới & Bình Luận Thời Cuộc, Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


KHU-HỘI CỰU TÙ-NHÂN CHÍNH-TRỊ BẮC CALIFORNIA 5435 MC.KEE ROAD - SAN JOSE, CA.95127̣ ĐIỆN THOẠI: 408-334-6101 THÔNG-BÁO BIỂU TÌNH NGÀY 02 THÁNG 09 NĂM 202 TẠI SAN FRANCISCO
Khu-Hội Cựu Tù-Nhân Chính-Trị Băc California Trân Trọng Thông Báo:
- THỨ NHẤT: Ngày 02-09-2023 Chào Cờ VNCH đầu tháng hàng Năm vào lúc 09 giờ 00 sáng tại Vườn Truyền Thống Việt Số 1499 Robert Ave San Jose, CA.95122
- THỨ HAI: Sau khi Chào Cờ VNCH đầu tháng ngày 02-09-2023 xong, Phái đoàn sẽ lên xe Bus tiến thẳng đến Toà Thị Chính San Francisco Vinh Danh Cờ Vàng phản đối... hạ cờ máu việt cộng trước Toà Thị Chính San Francico ...
<!>


- THỨ BA: Phái Đoàn Chống Cờ Máu sẽ tiến tiếp đến Toà Lãnh Sự việt cộng hiện ngụ tại: 1700 Đường California San Francisco để Biểu Tình chống cộng sản Việt Nam cướp nước và bán nước.

Trân Trọng kính mời Quý Niên Trưởng, Quý Cộng Đồng, Quý Chiến Hữu
Quý Đồng Hương TNCS cùng các Anh Chị Thanh Sinh Viên và Hậu-Duệ VNCH cố gắng dành thời gian đến biểu dương tinh thần yêu Tợ Do chống cộng sản độc tài ,bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Tàu Cộng.

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO

San Jose, Ngày 30 tháng 08 Năm 2023
TM. BAN CHẤP HÀNH KHU-HỘI
CHỦ-TỊCH
MAI - KHUYÊN

Điện Thoại liên lạc:
- CH. Trần Song Nguyên 1-669-234-6580
- CH. Đặng Long 408-886-0178
- CH. Triệu Hà 408-646-8752 - CH Mai Khuyên 408-515-6329
- BS. Phạm ̣Đức Vượng 408-226-8844


Thứ Bảy Tuần Này, Là Ngày 2 Tháng 9! Ngày Bi Thương, Đen Tối Nhất Trong Lịch Sử Cận Đại và Bắc Cali Biểu Tình Chống Cờ Máu!

*Ngày 2 Tháng 9! Ngày Bi Thương, Đen Tối! (Ngày CS Cướp Chính Quyền VN, Rồi Gọi Là Ngày Mừng “Quốc Khánh!”)


Tại sao có ngày đau khổ cho đất nước này?

-Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký “Đạo Dụ” với mục đích “ Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập”, tuyên bố hủy hòa ước Patenôtre ký với Pháp vào năm 1884, cũng như xóa bỏ các hiệp ước, chịu nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền các quốc gia khác. Đồng thời khôi phục nền Độc Lập của đất nước và thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lại thành một quốc gia với một chính phủ.

-Nhưng ngày 2/9/1945, ngày Việt Minh dưới sự bảo trợ của Tàu cộng, đã cướp công kháng chiến chống Pháp của toàn dân và cướp chính quyền hợp pháp của Việt Nam, do thủ tướng Trần trọng Kim lãnh đạo. Ngày này được gọi là ngày “quốc khánh” của Việt cộng!


-Những thành tích đẫm máu sau ngày Hồ chí Minh cướp được chính quyền của Việt Nam.

Trước hết là cuộc thảm sát đồng bào Việt Nam trong mùa đấu tố cải cách ruộng đất, với hơn 170 ngàn người bị chặt đầu, bị chôn sống, và bị xử tử và toàn bộ tài sản của họ bị CS cưỡng đoạt.

Theo lịnh lãnh tụ Hồ chí Minh, đã chặt đầu, chôn sống, xử tử hơn 170 ngàn đồng bào vô tội Việt Nam, trong khoảng 1953-56. Ấy là chưa kể đến những cuộc chém giết, lén lút trước đó và trong chiến tranh. (Nhiều thống kê cho biết, thời gian này, Việt Minh giết, phải trên 250 ngàn người!)

-Ngày 2-9-1945, quả thật là là ngày HCM và tập đoàn Việt Minh đã cướp đoạt lấy chính quyền của Việt Nam. Đó là ngày Việt Minh đã cướp đi nền Độc Lập của đất nước. Cướp đi nhiều mạng sống và cuộc sống tươi đẹp của người dân Việt Nam. Cướp đi Tự Do, Nhân Quyền của người dân. Chúng đã cướp đi nền Công Lý, Đạo Đức của xã hội. Rồi thay vào đó là một xã hội đổ đốn, vô gia đình, vô tổ quốc, chủ quyền là nô lệ cho cộng sản Tàu, Nga.


-Từ đó, Tổ Quốc Việt Nam mất Độc Lập, phần bản thân lãnh đạo đảng và nhà nưóc CSVN, thì hoàn toàn sống lệ thuộc vào những ân huệ “Xin Cho” từ Tàu cộng. Hèn với giặc! Bắt quỳ gối bái lạy, phải quỳ gối bái lạy. Bảo đứng cúi mình, không dám ngửa mặt lên! Trong nước thì người dân mất Tự Do, mất Nhân Quyền. Xã hội không còn Công Lý.

-Với những thành tích tán ác vấy máu như vậy, ngày 2-9-1945, lại trở thành ngày “quốc khánh, ngày vui mừng!” ngày đổi mới của một dân tộc thê thảm như vậy hay sao? Chỉ có CS là vui mừng, còn cả dân tộc VN ngậm ngùi thương dau.

*Câu hỏi về ngày 2-9-1945: Quốc khánh của ai, quốc nạn với ai?

Câu trả lời tổng quát cho tiêu đề ngày 2-9-1945 trên:

-Là ngày quốc khánh của đảng và chế độ cộng sản Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

-Nhưng là ngày quốc nạn, đau thương đối với quốc dân Việt Nam (công dân của Tổ quốc Việt Nam) và dân tộc Việt Nam.


*Vì sao ngày 2-9-1945 là quốc khánh của đảng và chế độ cộng sản CHXHCNVN?

1 – Là vì ngày 2-9-1945 đánh dấu ngày đảng CSVN, núp dưới mặt nạ tổ chức Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội), cướp chính quyền thành công, khai sinh ra chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiền thân của chế độ CHXHCNVN hiện nay.

Chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa là tiền thân, vì đảng CSVN đã giữ bảng hiệu này trong suốt 8 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và 21 năm chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) Cho đến khi cướp được chính quyền chính thống quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, cộng sản hóa cả nước. Sau đó, đảng CSVN mới đổi bảng hiệu cho đúng với thực chất và thực tế là chế độ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay (1976-2023).

2 – Là vì trong cả hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp (1946-1954) và chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975), mục tiêu tối hậu của đảng CSVN, không phải là dành độc lập cho dân tộc, mà chỉ âm mưu cướp chính quyền trên cả nước, thực hiện chế độ cộng sản (xã hội chủ nghĩa), làm nghĩa vụ công cụ cho cộng sản quốc tế, thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, bá chủ thế giới, trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hình thành sau Thế chiến II, giữa phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, với phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ.

3 – Nhưng để thành đạt mục tiêu tối hậu là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cả hai cuộc chiến tranh trước và sau Hiệp định Genève 1954, chia đôi đất nước ấy, đảng CSVN, dưới sự lãnh đạo tối cao của lãnh tụ CS Hồ Chí Minh, đã luôn dấu mặt, bằng chiêu trò ma mị “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa và ngụy dân tộc”.

4 – Vì “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa”, nên ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh trong cương vị Chủ Tịch Chính Phủ liên hiệp Quốc-Cộng, đã đọc bản “Tuyên Ngôn Ðộc Lập” tại vườn hoa Ba Ðình Hà Nội.

Nội dung bản tuyên ngôn này, được ông Hồ ngụy trang bằng những tư tưởng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Bình Ðẳng, lấy ý tưởng từ Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ (1776). Rằng ‘‘Tạo Hoá sinh ra con người có quyền tự do và bình đẳng, không ai có quyền cướp đi quyền tự do và bình đẳng ấy…”, để lừa bịp, mị nhân dân và che mắt thế giới. Ðể rồi sau đó, một Quốc Hội Lập Hiến kiêm lập pháp liên hiệp Quốc-Cộng được hình thành, soạn ra bản Hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946, khai sinh ra chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa).

Vì sao đảng CSVN phải ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa, che dấu bộ mặt cộng sản? Là vì, trong thời điểm này, quốc tế coi cộng sản là một hiểm họa toàn cầu, cần ngăn chặn, tiêu diệt. Trong nước, đảng CSVN do ông Hồ Chí Minh cầm đầu, còn yếu kém hơn so với các chính đảng quốc gia. Chủ thuyết Cộng Sản còn xa lạ với dân chúng Việt Nam, thậm chí còn là nỗi sợ hãi, tìm cách xa lánh trong nhân dân Việt nam. Khi nghe nói đó là một chủ thuyết ngoại lai “Tam vô” (Vô gia đình, vô tổ quốc và vô tôn giáo). Do đó, đảng CSVN phải tuyên bố giải tán, lập Mặt trận Việt Minh để dấu mặt. Ông Hồ đã phải bất đắc dĩ, chia sẻ quyền lực chính trị với các chính đảng quốc gia và các thân hào, nhân sĩ ái quốc, trong một chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng được thành lập. Ðể rồi sau đó, một Quốc Hội Lập Hiến kiêm lập pháp liên hiệp Quốc-Cộng được hình thành, soạn ra bản Hiến pháp Việt Nam ngày 9 tháng 11 năm 1946, khai sinh ra chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa).

5- Ngụy dân tộc, vì trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chiến tranh Quốc-Cộng do Việt Minh phát động, tiến hành, đảng CSVN đã ngụy dân tộc dưới ngọn cờ chống ngoại xâm (Pháp trước, Mỹ sau) để dành độc lập dân tộc. Trong khi thực chất cũng như thực tế, đảng CSVN chỉ dùng “ngọn cờ chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc” để huy động lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm của quốc dân Việt Nam, cướp chính quyền, thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

Vì sao đảng CSVN phải “chơi trò đánh lận con đen” theo kiểu cờ gian bạc lận này? Không giám dùng “ngọn cờ cách mạng vô sản” để tiến hành chiến tranh cướp chính quyền? Chẳng cần nói ra thì ai cũng biết, là vì chủ nghĩa xã hội không có hấp lực, mà còn là nỗi sợ hãi chủ nghĩa cộng sản “tam vô” của quốc dân Việt Nam. Vì thế phải lợi dụng lòng yêu nước của quốc dân Việt Nam, dùng “chủ nghĩa yêu nước” để thực hiện “chủ nghĩa xã hội” (giai đoạn đầu của CNCS).

Trên thực tế đảng CSVN đã đạt thành mục tiêu tối hậu là cướp được chính quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội, bằng con đường ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa, ngụy dân tộc.

Vì vậy ngày 2-9-1945 đã là ngày quốc khánh của đảng và của chế độ CHXHCNVN.

Vì sao ngày 2-9-1945 lại là ngày quốc nạn đối với quốc dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam?

Câu trả lời tổng quát là vì, ngày này đã làm mất cơ hội giành và giữ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc rất sớm cho Việt Nam. Đồng thời khởi đầu một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam.Thật vậy:

– Mất cơ hội dành chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc rất sớm cho Việt Nam

Là vì chính sử Việt Nam ghi nhận rằng, ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp, trao trả độc lập cho Nam Triều. Sau khi tiếp nhận chủ quyền độc lập Vua Bảo Đại công bố Bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày 11-3-1945, nguyên văn như sau:

“Chiếu tình hình thế giới nói chung và tình hình Á Châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay hiệp ước bảo hộ ký với Pháp (năm 1884) được bãi bỏ và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.

Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên, cho nền thịnh vượng chung.

Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.

Bắt tay vào làm việc, trước hết vào ngày 4-5-1945, chính phủ Trần Trọng Kim quyết định quốc hiệu mới là “Đế Quốc Việt Nam”, chứ không dùng các danh xưng An Nam, Đại Nam hay Đại Việt. Kinh đô Huế được đổi thành Thuận Hóa. Ngày 2-6-1945, chính phủ chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ, theo hình quẻ ly. Quốc ca là bài “Đăng đàn cung”.

Ngày 2-9-1945, khởi đầu thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử cận đại và hiện đại của Việt Nam

Vì sau khi Việt Minh cộng sản cướp được chính quyền, tháng 8 năm 1945, với ngày 2-9-45 như là khởi đầu những thảm họa cho quốc dân, dân tộc và đất nước Việt Nam.

– Thảm họa 8 năm Việt Minh cộng sản ngụy dân tộc, phát động chiến tranh chống Pháp để cướp chính quyền, thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam. Một cuộc chiến tranh hao tổn quá nhiều xương máu và tài nguyên đất nước, với chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của Việt Minh cộng sản. Nhiều sử gia và các nhà nghiên cứu nhận xét, đánh giá Việt Nam vẫn giành được độc lập, bằng phương cách khác hơn, không cần phải thực hiện một cuộc kháng chiến hao người tốn của như vậy. Vì như trên đã nói, chủ nghĩa thực dân cũ bước vào thời kỳ suy tàn, Việt Nam có thể giữ vững được chủ quyền quốc gia sau khi Nhật trao trả độc lập, vào Tháng 3-1945 cho Nam Triều với Vua Bảo Đại tiếp nhận. Vì thực tế nhiều nước thuộc địa vừa nêu trên, cũng nhờ xu thế thời đại, đấu tranh chính trị ôn hòa, đã được trao trả độc lập mà không cần kháng chiến hao tổn quá nhiều xương máu như đảng CSVN đã làm trong 8 năm (1946-1954). Trong khi thực chất kháng chiến chống Pháp, của đảng CSVN lại không phải để giành độc lập dân tộc, mà chỉ để cướp chính quyền, thực hiện chủ nghĩa CS tại Việt Nam như đã nói ở trên.

– Thảm họa 21 năm (1954-1975), do đảng CSVN, sau khi cướp được chính quyền nửa nước Miền Bắc, đã phát động, tiến hành chiến tranh ngụy dân tộc, dưới ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc” thống nhất đất nước, dưới chế độ CS, mang bảng hiệu “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” như ngày nay. Một cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt”, đã sát hại hàng triệu sinh linh người Việt Nam. ở cả đôi bên trong cuộc chiến. Đất nước bị bom đạn cầy nát, dân tộc bị phân hóa, nhiều nạn nhân chiến tranh mang phế tật, phải kéo lê kiếp sống khổ đau theo năm tháng đến mãn đời.

-Thảm họa trong hòa bình, do 48 năm đảng CSVN đã cưỡng ép nhân dân cả nước, xây dựng triệt để mô hình xã hội chủ nghĩa (1975-2023). Chẳng cần nói ra, qua kinh nghiệm bản thân, hay qua tài liệu khách quan về thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa này, thì ai cũng biết đời sống nhân dân khổ đau ra sao. Với các chính sách cải tạo con người và xã hội duy ý chí, tàn bạo, đầy ải con người, phá nát mọi quan hệ xã hội tốt đẹp và đạo đức nhân bản truyền thống dân tộc ra sao. Tất cả đã để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện và di hại lâu dài cho đất nước thế nào, kéo dài đã hơn ¾ thế kỷ, ai cũng biết. Điều làm cho người dân phẫn uất là, với cái giá quá đắt mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong suốt thời gian xây dựng thử nghiệm mô hình XHCN như vậy, kết quả là sự thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn.

*Kết luận

Ngày nào Việt Nam còn tồn tại chế độ độc tài toàn trị cộng sản, thì ngày đó ngày 2-9-1945 vẫn chỉ là:

– Ngày quốc khánh của đảng CSVN và chế độ CHXHCNVN.

– Quốc dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước vẫn coi ngày 2-9-1945 là ngày quốc nạn. Ngày CS ăn cắp chủ quyền độc lập

-Như thế, chúng ta, người Việt Nam yêu nước, thương nòi, chỉ còn duy nhất một con đường để đi là: Hãy đứng dậy, nắm lấy tay nhau, đi theo bước chân của tiền nhân ta. Trảm kẻ nội thù diệt xâm lăng. Mở lại một trang sử mới cho đất nước, tạo nên một ngày mới cho Dân Tộc. Ở đó Việt Nam là một Quốc gia trường tồn trong Độc Lập. Ở đó người dân có Tự Do, có sinh hoạt Dân Chủ. Dân chủ không phải là một hạnh phúc vật chất, nhưng là một phương tiện để đưa đất nước và con người thăng tiến trong những sinh hoạt chính trị, xã hội với mục đích đem lại phúc lợi cho người dân. Ở đó mọi giá trị về đạo đức, luân lý của xã hội, nhân phẩm của con người và tôn giáo phải được tôn trọng. Quyền bình đẳng của con người, Quyền tư hữu của tư nhân, của tập thể, của tư cách pháp nhân được luật pháp bảo trợ. Ở đó có Công Lý ngự trị. Đó mới thật là một ngày vui mừng, một ngày mới, một ngày Quốc Khánh thật sự của chúng ta.


-Người dân Việt Nam đang sống trong một Việt Nam thống nhất, chiến tranh chấm dứt đã 48 năm rồi, nhưng vẫn không được hưởng một cuộc sống có phẩm giá, “chính quyền” thì hèn với ngoại bang (Tàu cộng), không bảo vệ được lãnh thổ, người dân, Trong khi thẳng tay đàn áp, cướp nhà, cướp đất của dân, bịt miệng dân bằng “pháp luật” và bạo lực, bắt họ sống “nhục, sống hèn” như những nô lệ. Biết bao anh hùng dân tộc Việt đã không khiếp nhược trước kẻ thù truyền kiếp phương bắc, và đã chết để bảo vệ giang sơn. Chúng ta không thể sống kiếp lưu vong ngay trên quê hương mình, không thể “hèn” và “nhục” để Đảng cộng sản VN đem đất nước dâng cho Tàu cộng. Đây là lúc mọi thành phần dân Việt phải đoàn kết, hy sinh, để cứu nước Việt sắp diệt vong, dân tộc Việt sắp diệt chủng.


Truyền thống bền bỉ hơn một thập miên, của đồng bào Người Việt Quốc Gia Bắc Cali: Biểu tình tại SF, chống treo cờ đỏ nhân dịp Quốc khánh của CSVN hàng năm.


-Khởi từ năm 2008, nhân ngày quốc khánh của nước CHXHCNVN, thành phố San Francisco cho phép lá cờ đỏ của CSVN được kéo lên trên cột cờ ban công Tòa thị Chính San Francisco, vào buổi sáng và hạ xuống vào buổi chiều cùng ngày.

Duy nhất có 2 năm đầu, tức năm 2008 và 2009, người Việt tị nạn CS tại miền Bắc California không hề biết, nên các quan chức Việt cộng túa ra ban công, thong thả kéo cờ đỏ và hát quốc ca Việt cộng.

Nhưng vào các năm sau đó, biết được chuyện này, nên người Việt Tị Nạn khắp nơi kéo về đây, biểu tình phản đối dữ dội. Nên Việt cộng chỉ ló ra ngoài ban công kéo cờ máu, chụp hình vội vã, để gởi về trong nước tuyên truyền. Rồi nhanh chóng rút vào bên trong, bỏ luôn cả việc hát quốc ca Việt cộng. Thật sự chúng muốn hát, cũng không được, lòng dạ nào mà hát, trong tiếng la đả đảo CSVN của người Việt vang dội cả góc trời.

Trong nhiều năm, một số tổ chức đoàn thể cộng đồng người Việt tại địa phương đã nhiều lần gởi kháng thư lên thành phố San Francisco, cũng như lên tiếng phản đối về lá cờ đỏ, đã gây ảnh hưởng suy sụp đến tinh thần của họ. Bởi lá cờ đỏ đã gây tang thương cho gia đình, cho đất nước, mà họ đã phải rời bỏ, nhưng đến nay, lá cờ đỏ vẫn được treo khoảng 8 tiếng hàng năm.

Được biết, theo nghi thức ngoại giao, chính quyền thành phố SF cho phép treo cờ (trong giờ hành chánh) trên ban công của Toà Thị Chính, trong ngày lễ Quốc Khánh của nước nào, có Tổng Lãnh Sự đặt tại SF. Từ khi CSVN tổ chức treo cờ nói trên, đều gặp phải sự chống đối bằng Kháng Thư của người Việt trong vùng, hoặc những cuộc biểu tình phản đối treo cờ đỏ, khiến Thị Trưởng SF và các Giám Sát Viên, giới chức chính quyền thành phố, không còn xuất hiện tham dự lễ kéo cờ, cũng như hủy bỏ chào quốc ca CSVN và chúc mừng ở ban công như mọi năm.


Thứ Bảy Tuần Này (Ngày Mai):

- Sau khi Chào Cờ VNCH đầu tháng ngày 02-09-2023 xong, Phái đoàn sẽ lên xe Bus tiến thẳng đến Toà Thị Chính San Francisco Vinh Danh Cờ Vàng phản đối... hạ cờ máu việt cộng trước Toà Thị Chính San Francico ...

- Sau đó, Phái Đoàn Chống Cờ Máu sẽ tiến tiếp đến Toà Lãnh Sự việt cộng hiện ngụ tại: 1700 Đường California San Francisco để Biểu Tình chống cộng sản Việt Nam cướp nước và bán nước.


Tin Quốc Tế Đó Dây

Không Thể Chối Cãi Được Nữa! Ðiện Cẩm Linh: Vụ Rơi Máy Bay Chở Prigozhin Có Thể Là “Cố Tình!”


(Hình: Tang lễ của ông Yevgeny Prigozhin ở St Petersburg được nhiều người dân Nga đến viếng.)

-Hôm 30/8/2023, Ðiện Cẩm Linh nói rằng các nhà điều tra đang xem xét khả năng chiếc máy bay chở thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin đã rơi do một hành động cố tình, đây là lời công nhận rõ ràng đầu tiên rằng ông này có thể đã bị ám sát.

“Rõ ràng là có các kịch bản khác nhau đang được xem xét, bao gồm cả kịch bản – quý vị biết chúng tôi nói về điều gì – chẳng hạn như hành động tàn ác cố tình”, phát ngôn nhân Ðiện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói trước báo giới khi được hỏi về cuộc điều tra.

Khi được hỏi liệu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế có điều tra vụ tai nạn hay không, ông Peskov nói rằng hoàn cảnh thực tế khiến cho sự việc khác đi, mặc dù ông thận trọng nhắc rằng các nhà điều tra chưa đưa ra kết luận chính thức về điều gì thật sự đã xảy ra.

“Hãy chờ kết quả điều tra của phía Nga”, ông Peskov nói.

Chiếc máy bay tư nhân Embraer chở ông Prigozhin đang trên đường từ Mạc Tư Khoa đến St Petersburg đã bị rơi ở bắc Mạc Tư Khoa hôm 23/8, khiến toàn bộ 10 người trên máy bay thiệt mạng, bao gồm hai lãnh đạo hàng đầu khác của nhóm Wagner, 4 vệ sĩ của Prigozhin và phi hành đoàn 3 người.

Nguyên nhân vụ rơi máy bay vẫn chưa rõ, nhưng dân làng gần hiện trường nói với thông tấn xã Reuters rằng họ nghe thấy 1 tiếng nổ và sau đó nhìn thấy chiếc máy bay lao xuống đất.

Máy bay bị rơi đúng 2 tháng kể từ khi Prigozhin nắm quyền kiểm soát thành phố Rostov ở miền Nam hồi cuối tháng 6, trong cuộc binh biến đã làm rung chuyển nền tảng nước Nga dưới quyền của Tổng thống Vladimir Putin.

Nga đã thông báo cho cơ quan điều tra tai nạn máy bay của Ba Tây rằng họ sẽ không điều tra vụ tai nạn của máy bay Embraer do Ba Tây sản xuất theo các quy tắc quốc tế ‘vào lúc này’, cơ quan này của Ba Tây nói với thông tấn xã Reuters.

Khi được hỏi về thông tin này, ông Peskov nói: “Trước hết, cuộc điều tra đang được tiến hành, Ủy ban Điều tra đang tham gia vào công việc này”“.Trong trường hợp này, không thể nói về khía cạnh quốc tế nào”, ông Peskov nói.


Chiến Tranh Ukraine: Một Phi Trường của Nga Bị Tấn Công Bằng Drone


(Hình: Do trang tin Ostorozhno Novosti phổ biến, cho thấy một góc thành phố Pskov của Nga bị tập kích đêm 29/8/2023.)

-Theo thông báo của chính quyền địa phương, vào đêm 29/8/2023, một phi trường của Nga đã bị tấn công bằng drone.

Trong 1 video đăng trên mạng Telegram, Thống đốc vùng Pskov, ông Mikhaïl Vedernikov, được thông tấn xã AFP trích dẫn, thông báo đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng drone vào phi trường Pskov, miền Tây-Bắc nước Nga.

Trích dẫn nguồn tin từ các đội cấp cứu, hãng tin chính thức của Nga TASS cho biết trong cuộc tấn công này, 4 máy bay vận tải hạng nặng Il-76 đã bị hư hại. Theo Thống đốc Vedernikov, toàn bộ các chuyến bay từ phi trường Pskov hôm nay đều bị hủy trong khi chờ đánh giá phi đạo bị hư hại đến mức độ nào.

Vùng Pskov, nằm gần Estonia, đã từng bị tấn công bằng drone vào cuối tháng 5 vừa qua.

Sáng sớm 30/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã phá hủy ở vùng Hắc Hải 4 tàu tuần tra chở tổng cộng đến 50 lính đặc nhiệm Ukraine.

Trong khi đó, Không quân Ukraine khẳng định vào sáng sớm hôm nay đã bắn chặn được 28 phi đạn và 15 drones gài chất nổ trong đợt tấn công ồ ạt của quân Nga vào thủ đô Kyiv và các vùng khác. Cuộc tấn công vào Kyiv được phía Ukraine mô tả là lớn nhất từ mùa Xuân năm nay và đã khiến 2 người thiệt mạng.

Vào lúc quân đội Ukraine gặp nhiều khó khăn trong chiến dịch phản công, Hoa Kỳ hôm qua thông báo một khoản viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trị giá 250 triệu Mỹ kim. Viện trợ này bao gồm các thiết bị tháo dỡ mìn và các khối chất nổ sẽ được dùng để phá hủy các chướng ngại vật do quân Nga dựng lên. Ngoài ra còn có các hệ thống phòng không, đạn pháo và phi đạn diệt tăng.

Theo tổng kết mới nhất của Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, gần 10.000 thường dân đã thiệt mạng ở Ukraine.


Pháp và Mỹ Phá Vỡ Nền Tảng Mạng Qakbot Tội Phạm


(Hình: Phó Giám đốc FBI, Don Alway thông báo phá vỡ Qakbot, nền tảng tội phạm mạng, tại Los Angeles, California, ngày 29/8/2023.)

-Giới chức Pháp và Mỹ, ngày 29/8/2023 cho biết một chiến dịch dỡ bỏ nền tảng mạng Qakbot tội phạm đã được tiến hành với sự phối hợp của nhiều nước phương Tây khác. Đây là một nền tảng tin học được nhiều tin tặc sử dụng để thực hiện các hành vi phạm tội tài chánh.

Thông tấn xã Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ, “nhu liệu điện toán độc hại Qakbot đã lây nhiễm hơn 700 ngàn máy điện toán, tạo thuận lợi cho việc khai triển các ứng dụng tống tiền và gây thiệt hại hàng trăm triệu Mỹ kim cho các doanh nghiệp, các cơ sở y tế và cơ quan hành chính công trên toàn thế giới”.

Chưởng lý Viện Công tố Paris, bà Laure Beccuau, trong một thông cáo khác cho biết thêm ở Pháp có khoảng 26 ngàn máy điện toán bị lây nhiễm nhu liệu điện toán này. Sáu trong số 170 máy chủ bị ảnh hưởng nằm trên lãnh thổ Pháp.

Cũng theo chưởng lý Paris, chiến dịch cảnh sát được tiến hành trong ngày thứ Bảy, với sự phối hợp của 4 nước Pháp, Mỹ, Đức và Hòa Lan. Tổng cộng khoảng 8,6 triệu Mỹ kim tiền ảo đã bị thu giữ.

Cũng liên quan đến tội phạm mạng, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong một báo cáo công bố hôm thứ Ba (29/8), tố cáo hiện tượng hàng trăm ngàn người bị các băng đảng cưỡng bách thực hiện các hành vi lừa đảo trên mạng nếu không muốn bị tra tấn.

Theo ông Volker Turk, những người này không phải là tội phạm mà là những nạn nhân. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận quy mô của tệ nạn này là khó đo lường do tính chất hoạt động lén lút và thiếu phản ứng từ chính quyền địa phương.

Đáng chú ý là báo cáo của Liên Hiệp Quốc nêu rõ phần lớn các nạn nhân xuất phát từ các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), theo sau là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, các nước Nam Á, Phi Châu và Nam Mỹ.


Hy Lạp Đối Mặt Với “Vụ Cháy Rừng Lớn Nhất Từng Được Ghi Nhận Trong Liên Hiệp Âu Châu”


(Hình: Khu vực Vườn Quốc gia Dadia, trong vùng Evros, Hy Lạp, bị hỏa hoạn, ngày 29/8/2023.)

-Khu vực Alexandroupoli, phía Bắc Hy Lạp, phải đối mặt với một trận hỏa hoạn tàn phá hơn 80.000 hecta thảm thực vật từ hơn 10 ngày qua. Hơn 400 lính cứu hỏa được huy động, còn Ủy Ban Âu Châu, hôm 29/8/2023, gọi đây là “vụ cháy rừng lớn nhất từng được ghi nhận ở Liên Hiệp Âu Châu (EU)”.

Từ thủ đô Athens của Hy Lạp, thông tín viên Joël Bronner của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:

Vẫn chưa khống chế được đám cháy hoành hành ở miền Bắc Hy Lạp, thuộc vùng Evros, gần biên giới trên đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ, bùng phát cách đây 11 ngày. Theo Cơ quan Theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus và Hệ thống Thông tin về Cháy rừng Âu Châu (EFFIS), đợt hỏa hoạn khác thường này đã phá hủy thảm thực vật trên một diện tích lớn hơn thành phố New York.

Được khuếch đại bởi sức nóng và gió, hỏa hoạn bắt nguồn không xa thành phố Alexandroupoli, được lính cứu hỏa cho là do sét đánh – sau đó đã nhanh chóng lan rộng khắp vùng Evros, đặc biệt tại cánh rừng Dadia, thuộc mạng lưới Natura 2000 Âu Châu, một công viên quốc gia được biết đến như nơi sinh sống của nhiều loài chim săn mồi, đặc biệt là kền kền.

Sau cuộc họp của chính phủ Hy Lạp vào hôm 29/8, Bộ trưởng Môi trường, Theodoros Skylakakis, khẳng định rằng rừng tại các khu vực bị cháy lớn gần Athens và Alexandroupoli sẽ được trồng lại: “Như các vụ hỏa hoạn trước đây, tại những khu vực bị cháy, chúng tôi tiến hành các biện pháp kiểm soát liên quan đến xói mòn và nguy cơ lũ lụt. Ưu tiên của chúng tôi là sẽ xây dựng các con đập và thực hiện nhiều biện pháp mang tính kỹ thuật khác”.

Đối với hơn 400 lính cứu hỏa vẫn đang có mặt ở vùng Evros, ưu tiên vẫn là dập lửa.

Nhìn sang Hoa Kỳ, bão Idalia, hôm 30/8, đã trở thành bão cấp 4 và dự kiến đổ bộ vào tiểu bang Florida trong ngày. Chính quyền lo ngại bão Idalia, một khi đổ bộ, sẽ gây ra “hậu quả thảm khốc”.


Quân Đội Gabon Bắt Tổng Thống, Hủy Bỏ Kết Quả Bầu Cử


(Ảnh: Phe quân đội xuất hiện trên truyền hình, ngày 30/8/2023, thông báo lật đổ Tổng thống vừa tái đắc cử Ali Bongo Ondimba.)

-Hôm 30/8/2023, Quân đội Gabon, tuyên bố “chấm dứt chế độ hiện tại” ở trong nước, đóng cửa biên giới, hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử, bắt giữ Tổng thống Ali Bongo Ondimba.

Bầu cử Tổng thống ở Gabon được tổ chức ngày 26/8 vừa qua.

Theo thông tấn xã AFP, đêm 29, rạng sáng 30/8, ngay sau khi có thông báo chính thức về chiến thắng của ông Bongo với 64,27% phiếu, khoảng một chục binh sĩ đã xuất hiện trên kênh truyền hình Gabon 24.

Một đại tá quân đội tuyên bố: “Chúng tôi, lực lượng quốc phòng và an ninh, thuộc Ủy ban Chuyển đổi và Phục hồi các định chế (CTRI), thay mặt cho người dân Gabon và là những người đứng ra bảo vệ các thể chế, đã quyết định bảo vệ hòa bình bằng cách chấm dứt chế độ hiện tại”. Vì vậy, cuộc bầu cử cũng như kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 26/8/2023, bị hủy bỏ vì “không đáp ứng điều kiện về một cuộc bỏ phiếu minh bạch, đáng tin cậy và toàn diện mà người dân Gabon mong đợi”.

Phe quân đội quyết định giải tán tất cả các định chế của Nhà nước Gabon, chính phủ, Thượng viện, Quốc hội, Tòa Bảo Hiến…. Đồng thời, biên giới Gabon sẽ đóng cho đến khi có thông báo mới.

Theo tin mới nhất, phe quân đội thông báo, Tổng thống Ali Bongo bị quản thúc tại gia, một trong những người con trai của ông bị bắt với tội danh “phản bội tổ quốc”.

Ông Bongo (64 tuổi) lên làm Tổng thống từ 2009 sau cái chết của cha ông là Omar Bongo Ondimba, người đã lãnh đạo quốc gia Trung Phi nhỏ bé có nhiều dầu mỏ này trong hơn 41 năm. Phe đối lập thường xuyên tố cáo sự tồn tại của một “triều đại Bongo” đã kéo dài hơn 55 năm.

Sáng nay, chính phủ Pháp lên án cuộc đảo chính và cho biết rất chú ý theo dõi diễn biến tình hình tại Gabon.


Ấn Độ Phản Đối Mạnh Mẽ Trung Quốc Công Bố Bản Đồ Gộp Phần Lãnh Thổ Có Tranh Chấp


(Hình: Một tấm biển ghi “Không bao giờ từ bỏ nơi đây” do quân đội Ấn Độ dựng lên gần hồ Pangong Tso, sát biên giới Ấn-Trung trong vùng Ladakh. Ảnh chụp ngày 14/9/2017.)

-Hôm 29/8/2023, Tân Ðề Ly gởi công hàm “kịch liệt phản đối” Bắc Kinh công bố bản đồ cho năm 2023 gộp cả những vùng lãnh thổ mà Ấn Độ cho là thuộc chủ quyền của mình, kể cả vùng lãnh thổ gần với khu vực mà hai bên đã có “ẩu đả” nhau năm 2020.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Arindam Bagchi, trong một thông cáo khẳng định Tân Ðề Ly mạnh mẽ phản đối qua đường ngoại giao, liên quan đến điều gọi là “bản đồ chuẩn” 2023 của Trung Quốc. Ông cho rằng những xác quyết này của Trung Quốc là “không có cơ sở”. “Những biện pháp như thế do chính quyền Trung Quốc đưa ra chỉ gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp biên giới”.

Theo tuyên bố của Tân Ðề Ly, hai vùng nằm trong bản đồ mới là tiểu bang Arunachal Pradesh (Đông-Bắc) và Aksai Chin, hành lang chiến lược nối Tây Tạng với phía Tây Trung Quốc, đăng trên Global Times, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc, là thuộc về Ấn Độ.

Phản đối mạnh mẽ này của Ấn Độ được đưa ra vài ngày sau cuộc gặp trực diện hiếm hoi giữa Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nam Phi, nhân kỳ thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS. Và nhất là trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa, Tân Ðề Ly tổ chức thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10/9/2023 với sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thông tấn xã AFP nhắc lại, cuộc đối đầu giữa lực lượng biên phòng hai nước hồi tháng 6/2020 tại thung lũng sông Galwan, sát cạnh tiểu bang Aksai Chin, đã làm thiệt mạng khoảng 20 binh sĩ Ấn và ít nhất 4 lính Trung Quốc. Bất chấp 19 vòng đàm phán giữa các viên chức quân sự cấp cao, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn dồn đóng hàng chục ngàn binh sĩ ở hai bên Lằn ranh Kiểm soát Thực tế (LAC).

Ấn Độ cũng tỏ ra lo lắng trước đà bành trướng quân sự của Trung Quốc và đường biên giới chung dài hơn 3.500 cây số luôn là nguồn cội những căng thẳng giữa hai nước.


Trung Quốc: Đa Dạng Các Cách ‘Treo Thưởng’ Để Khuyến Khích Sinh Sản


(Hình: Kiểm tra sức khỏe trẻ em hàng ngày tại một bệnh viên sản khoa ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, ngày 3/12/2012.)

-Một quận ở miền Đông Trung Quốc treo thưởng 1.000 Nhân dân tệ (137 Mỹ kim) cho các cô dâu dưới 25 tuổi, biện pháp mới nhất nhằm khuyến khích người trẻ kết hôn trong bối cảnh lo ngại gia tăng vì tỷ lệ sinh giảm sút.

Thông báo được công bố trên tài khoản Wechat chính thức của quận Trường Sơn vào tuần trước, cho biết phần thưởng nhằm thúc đẩy “kết hôn và sinh con phù hợp với lứa tuổi”. Thông báo cũng bao gồm một loạt các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, sinh sản và giáo dục cho các cặp vợ chồng sinh con.

Lo ngại về sự sụt giảm dân số đầu tiên của Trung Quốc sau 60 năm và tình trạng dân số già đi nhanh chóng, chính quyền Trung Quốc đang khẩn trương thử nghiệm một loạt biện pháp nhằm nâng tỷ lệ sinh, bao gồm khuyến khích tài chánh và cải thiện cơ sở chăm sóc trẻ em.

Giới hạn độ tuổi kết hôn hợp pháp của Trung Quốc là 22 đối với nam và 20 đối với nữ, nhưng số lượng các cặp vợ chồng kết hôn đang giảm. Điều đó đã làm giảm tỷ lệ sinh do các chính sách chính thức khiến phụ nữ độc thân khó sinh con hơn.

Tỷ lệ kết hôn đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2022 ở mức 6,8 triệu, thấp nhất kể từ năm 1986, theo dữ liệu chính phủ công bố vào tháng 6 năm nay. Số cuộc kết hôn năm 2022 ít hơn năm trước đó là 800.000.

Chi phí chăm sóc con cái cao và việc phải dừng sự nghiệp đã khiến nhiều phụ nữ không muốn sinh thêm con hoặc không muốn có con. Phân biệt giới tính và định kiến truyền thống về việc phụ nữ chăm sóc con cái vẫn còn phổ biến khắp cả nước.

Niềm tin của người tiêu dùng thấp và mối lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc cũng là những yếu tố chính được giới trẻ Trung Quốc viện dẫn cho việc không muốn kết hôn và sinh con.


Mỹ Hy Vọng Trung Quốc Tạo Dựng Môi Trường Kinh Doanh “Dễ Dự Đoán” Hơn


(Hình: Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (He Lifeng) tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (trái), tại Bắc Kinh, ngày 29/8/2023.)

-Tiếp tục chuyến công du Trung Quốc, hôm 30/8/2023, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho rằng Trung Quốc cần xây dựng một môi trường kinh doanh “có thể dự đoán” được, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc.

Theo thông tấn xã AFP, sau cuộc gặp với các viên chức cấp cao Trung Quốc tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã tới Thượng Hải. Trong cuộc gặp Bí thư thành ủy Trần Cát Ninh, Bộ trưởng Raimondo nhấn mạnh, “quan hệ kinh tế ổn định giữa hai nước sẽ có lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc và có lợi cho toàn thế giới”. Phía Mỹ hy vọng các cuộc đàm phán song phương sẽ giúp có được “một môi trường pháp lý và kinh doanh dễ dự đoán hơn, cũng như một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ”, tại Trung Quốc.

Hôm 29/8, khi tiếp Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cảnh báo, việc “chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, cũng như thổi phồng quá mức khái niệm về an ninh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương và sự tin cậy lẫn nhau” và gây ra “thảm họa” đối với nền kinh tế toàn cầu.

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại đối với Trung Quốc và khẳng định là cần thiết cho an ninh quốc gia. Nhưng Bắc Kinh tố cáo các biện pháp này nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trong tháng 8/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành một đạo luật hạn chế đầu tư vào kỹ thuật nhạy cảm ở Trung Quốc, một động thái mà Bắc Kinh cho là “chống toàn cầu hóa”.


Tuần Duyên Mỹ Sẽ Thực Thi Các Quy Định Hàng Hải Tại Vùng Biển Palau


(Hình: Tư liệu, minh họa, do lực lượng tuần duyên duyên Hoa Kỳ công bố ngày 27/8/2021, cho thấy các chiến hạm Mỹ tuần tra trong eo biển Đài Loan.)

-Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Mỹ hôm 29/8/2023, Hoa Kỳ vừa ký một thỏa thuận mới với Palau, cho phép các tàu Mỹ đơn phương thực thi các quy định hàng hải trong Vùng đặc quyền Kinh tế của đảo quốc nhỏ bé Thái Bình Dương này.

Theo hãng tin AFP, thỏa thuận được ký trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Palau muốn được Hoa Thịnh Ðốn giúp đỡ nhằm ngăn chặn “các hoạt động không mong muốn” của Bắc Kinh ở vùng biển của Palau.

Trong thỏa thuận được ký kết cách đây một tuần, các tàu tuần duyên Hoa Kỳ có thể thay mặt Palau thực thi các quy định bên trong Vùng đặc quyền Kinh tế của đảo quốc này mà không cần có sự hiện diện của sĩ quan Palau.

Trong một thông cáo, Tổng thống Palau, Surangel S. Whipps Jr. tuyên bố: “Thỏa thuận này giúp Palau giám sát Vùng đặc quyền Kinh tế của chúng tôi, bảo vệ chống lại hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không theo quy định, đồng thời ngăn chặn các tàu không được mời thực hiện những hoạt động đáng ngờ trong vùng biển của chúng tôi”.

Bản thông cáo không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng vào tháng 6, Tổng thống Palau tiết lộ với các phóng viên ở Tokyo rằng 3 tàu Trung Quốc đã xâm nhập “mà không được mời” vào vùng biển của Palau kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021.

Palau là một trong số ít quốc gia vẫn công nhận Đài Loan và duy trì quan hệ ngoại giao với hòn đảo này.

Căng thẳng đang gia tăng ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương do Trung Quốc muốn áp đặt các yêu sách chủ quyền trong khu vực, buộc Mỹ và các đồng minh phải có các hành động đáp trả.

Vào tuần trước, hai tàu Phi Luật Tân, với sự điều khiển của máy bay giám sát của Hải quân Hoa Kỳ, đã vượt qua vòng phong tỏa của lực lượng hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông để tiếp tế cho lực lượng Phi Luật Tân bảo vệ một bãi đá đang có tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.


Bài Vở Bình Luận Thời Cuộc:
Thủ Lĩnh Tập Đoàn Lính Đánh Thuê Wagner Được An Táng Lặng Lẽ ở Quê Nhà


(Hình: Một nơi tưởng niệm tạm thời dành cho ông Yevgeny Prigozhin tại Mạc Tư Khoa, ngày 25/8/2023.)

-Sống ồn ào-chết lặng lẽ, chỉ huy nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga Yevgeny Prigozhin đã được chôn cất âm thầm tại một nghĩa trang rợp bóng cây ở ngoại ô St Petersburg ngày 29/8/2023, 6 ngày sau khi thiệt mạng trong một vụ rớt máy bay chưa rõ nguyên nhân.

Đám tang diễn ra tránh xa sự soi mói của giới truyền thông và hoàn toàn trái ngược với phong cách kiêu ngạo mà ông Prigozhin đã sử dụng để tôn vinh danh tiếng của mình lúc sống, không chỉ ở Nga mà còn ở những nơi khác, vì sự tàn nhẫn và tham vọng.

“Lễ tiễn biệt ông Yevgeny Viktorovich diễn ra theo hình thức kín đáo. Những ai muốn nói lời tạm biệt có thể đến thăm nghĩa trang Porokhovskoye”, cơ quan báo chí của ông cho biết trên Telegram.

Ông Prigozhin, hai cấp phó trong tập đoàn Wagner và 4 vệ sĩ nằm trong số 10 người thiệt mạng khi chiếc máy bay riêng Embraer Legacy 600 của ông bị rơi ở phía Bắc Mạc Tư Khoa ngày 23/8.

Ông qua đời hai tháng sau khi tổ chức một cuộc nổi dậy ngắn chống lại cơ quan quốc phòng Nga và đề ra thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 1999.

Các bức ảnh và video của thông tấn xã Reuters cuối ngày 29/8 cho thấy ngôi mộ của ông Prigozhin đầy hoa trong nghĩa trang cây cối rậm rạp, với sự hiện diện đông đảo của cảnh sát và lực lượng vệ binh quốc gia Rosgvardiya gần đó.

Hãng tin độc lập Agentstvo dẫn lời một nhân viên nghĩa trang cho biết chỉ có 20-30 người thân, bạn bè đến tham dự buổi lễ và chỉ kéo dài 40 phút.

Sự bí mật xung quanh sự kiện này có nghĩa là nó không thể biến thành một buổi trình diễn công khai quy mô lớn để ủng hộ ông Prigozhin, một nhân vật tàn bạo nhưng vẫn được một số người ở Nga ngưỡng mộ vì đã đưa các chiến binh của mình vào những trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc chiến ở Ukraine và công khai chỉ trích thiếu sót của quân đội Nga và giới lãnh đạo quân sự Nga.

Trong những ngày gần đây, những người ngưỡng mộ đã đặt hoa tại những nơi tưởng niệm tạm thời dành cho ông Prigozhin ở Mạc Tư Khoa, St Petersburg và những nơi khác.

Ðiện Cẩm Linh bác cáo buộc cho rằng ông Putin ra lệnh giết ông Prigozhin để trả thù cho cuộc binh biến hồi tháng Sáu.

Sáng 29/8, Mạc Tư Khoa đã thông báo rằng Tổng thống sẽ không tham dự lễ tang.

Lính Đánh Thuê Nổi Loạn

Sau nhiều tháng xúc phạm những người đứng đầu quân đội cấp cao của ông Putin bằng nhiều lời lẽ tục tĩu thô thiển vì cho là họ đã thất bại trong việc chiến đấu đúng đắn trong cuộc chiến Ukraine, ông Prigozhin chiếm quyền kiểm soát thành phố Rostov phía Nam vào cuối tháng 6 vừa qua.

Các chiến binh của ông đã bắn hạ một số máy bay Nga, giết chết phi công và tiến về Mạc Tư Khoa trước khi quay đầu lại khi chỉ còn cách thủ đô 200 cây số. Ông Putin ban đầu coi ông Prigozhin là kẻ phản bội mà cuộc binh biến có thể đẩy nước Nga vào nội chiến, rồi sau đó Putin đã thỏa thuận với Prigozhin để tháo ngòi cuộc khủng hoảng.

Một ngày sau vụ tai nạn, ông Putin đã gửi lời chia buồn tới gia đình những người thiệt mạng và nói ông đã biết ông Prigozhin từ rất lâu, kể từ những năm hỗn loạn đầu thập niên 90.

“Ông ấy là một người có số phận khó khăn và đã phạm những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc đời”, ông Putin nói, đồng thời miêu tả ông Prigozhin là một doanh nhân tài năng.

Trước cuộc binh biến, ông Prigozhin đã châm biếm rằng biệt danh của ông lẽ ra phải là “đồ tể của ông Putin” chứ không phải là “đầu bếp của ông Putin” - biệt danh có được sau khi công ty cung cấp thực phẩm của ông giành được hợp đồng với Ðiện Cẩm Linh. Ông luôn tuyên bố trung thành với ông Putin, mặc dù ông nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng của Putin là Sergei Shoigu kém đến mức nên bị xử tử vì tội phản bội.

Sau cái chết của ông Prigozhin, ông Putin đã ra lệnh cho các chiến binh Wagner ký lời thề trung thành với nhà nước Nga - một bước đi mà ông Prigozhin từng phản đối do tức giận với Bộ Quốc phòng mà ông cho rằng có nguy cơ gây thất bại trong cuộc chiến Ukraine.

Các nhà điều tra ngày 27/8 nói xét nghiệm di truyền đã xác nhận danh tính của tất cả 10 người thiệt mạng trên máy bay, trong đó có hai phi công và một tiếp viên.

Sáng ngày 19/8, ông Valery Chekalov, người đứng đầu bộ phận hậu cần của Wagner, đã được chôn cất tại một nghĩa trang khác ở St Petersburg. Gia đình ông với sự tham gia của hàng chục người, một số được thông tấn xã Reuters xác định là lính đánh thuê Wagner và nhân viên từ đế chế kinh doanh của ông Prigozhin.

Một tu sĩ Chính Thống giáo Nga đọc lời cầu nguyện và vung lư hương trước quan tài của ông Chekalov, và những người đưa tang bước tới hôn quan tài.

Cánh tay phải của ông Prigozhin, ông Dmitry Utkin, người đồng sáng lập Wagner và chỉ huy quân sự hàng đầu của tập đoàn Wagner, cũng thiệt mạng trong tai nạn máy bay vừa kể.

Sự bất ổn hiện đang bao quanh số phận đế chế kinh doanh lớn của ông Prigozhin, bao gồm cả các hoạt động đánh thuê ở một số quốc gia Phi Châu, nơi ông đạt được các hợp đồng khai thác lớn mỏ vàng và kim cương và có ích cho Ðiện Cẩm Linh trong việc thúc đẩy lợi ích an ninh của Nga trong cuộc cạnh tranh với các cường quốc đối thủ như Pháp và Hoa Kỳ.


Lãnh Đạo Wagner Được Chôn Cất “Bí Mật” Tại Một Nghĩa Trang ở Saint-Petersburg
(Minh Anh)


(Hình: Nhân viên an ninh canh gác khu vùng gần ngôi mộ được cho là của Yevgeny Prigozhin, tại nghĩa trang Porokhovskoye, Saint Petersburg, Nga, ngày 29/8/2023.)

-Lễ an táng lãnh đạo tập đoàn bán quân sự Wagner Yevgeny Prigozhin, được cho là bị thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay, đã được tiến hành một cách “kín đáo” hôm 29/8/2023, tại một nghĩa trang ở Saint-Petersburg. Tập đoàn Wagner khẳng định, lễ tiễn biệt đã được tổ chức riêng trong vòng thân thuộc.

Một phóng viên ảnh của thông tấn xã AFP cho biết đã nhìn thấy từ xa ngôi mộ được cho là của ông Prigozhin tại khu nghĩa trang Porokhovskoié, cực Đông-Bắc của thủ đô hoàng gia cũ. Tuy nhiên, phóng viên này đã không thể tiếp cận khu mộ trước một hàng rào lực lượng an ninh vây quanh khu vực.

Trên trang mạng Telegram, cơ quan truyền thông Concord của hãng Wagner khẳng định, “một lễ tiễn biệt Yevgeny Prigozhin đã được tổ chức trong vòng những người thân. Những ai mong muốn nói lời vĩnh biệt có thể đến nghĩa trang Porokhoskoié”.

Tuy nhiên theo phóng viên thường trú của báo Le Monde tại Nga, chính quyền đã tìm mọi cách để đánh lừa các nhà báo và người tò mò, đến mức, cư dân mạng gọi đây là một “chiến dịch tang lễ đặc biệt”, nhái lại “chiến dịch quân sự đặc biệt”, cách gọi của Ðiện Cẩm Linh khi xâm lược Ukraine.

Công tác chuẩn bị được thực hiện tại 3 nghĩa trang khác nhau, trong số này có nghĩa trang Serafimovski, nơi yên nghỉ của song thân Tổng thống Putin. Ngày giờ và địa điểm chôn cất 8 người còn lại thiệt mạng trong vụ rơi máy bay cũng được giữ bí mật.

Trong số các thủ thuật đánh lừa, chính quyền còn cho bố trí một số xe tang, dường như trống rỗng, chạy khắp Saint-Petersburg, đi từ nghĩa trang này sang nghĩa trang khác. Một buổi lễ chia tay giả cũng được tổ chức tại tòa nhà chính thức ở thành phố nhưng bị cảnh sát phong tỏa.

Tại Saint-Petersburg, thông tín viên của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận một số phản ứng từ vài người ngưỡng mộ ông Prigozhin trước một đài tưởng niệm tạm bợ (improvisé) dành cho cố lãnh đạo Wagner:

“Từng bó hoa đỏ, những ngọn nến, những tấm chân dung, những lời tri ân, mỗi lần như thế chỉ có một nhóm ít người hiện diện nhưng kéo dài cho đến tận khi trời tối. Có những người tò mò về một nhân vật “nổi tiếng” mà họ nghe được và có cả những người thường xuyên xem các vidéo của ông.

Một người nói: “Ông ấy luôn là người có suy nghĩ. Lời lẽ tuy cứng rắn nhưng có cân nhắc”. Người đàn ông này, nụ cười trên môi, hồi tưởng lại những phát biểu cộc lốc bất nhã của Prigozhin đối với Bộ trưởng Quốc phòng từ chiến trường Ukraine. Ông hỏi tiếp: “Shoigu, đạn đâu?”

Một người đàn ông to lớn khác đến, quần kaki xanh, mũ kết có chữ Z, biểu tượng chiến dịch đặc biệt của Tổng thống, cho biết: “Tôi đến nghĩa trang Porokhovskoié. Nhưng người ta lại không cho tôi vào, vì vậy, tôi mới đến đây. Tôi phải lái xe rất lâu, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tri ân người này. Nhưng các vị viên chức của chúng tôi ở địa phương, kể cả những người khác, liệu họ có đồng ý hay không? Tôi không chắc lắm”.

Rồi còn có một thanh niên ngồi sau tay lái một chiếc xe hơi có dãn nhãn Wagner rất rõ. Người này cũng trầm ngâm tỏ ra cay đắng cho tang lễ “bí mật” của Prigozhin.

Anh nói: “Thành thật mà nói, tôi không biết chuyện gì đang xảy ra trên thượng tầng lãnh đạo và tại sao chuyện này xảy ra như thế. Nhưng đây thật sự là bất công cho một anh hùng của nước Nga bị chôn cất theo cách như thế, vì điều quan trọng là người dân có thể trực tiếp đến nói lời vĩnh biệt với ông. Nhưng thôi, tôi không thể bình luận gì thêm về điều đó”.

Một sự tức giận đang lộ ra trong một cộng đồng tự nhận là những người yêu nước và họ cũng biết là đang bị giám sát. Tối hôm qua, tại nghĩa trang, người ta thấy nhiều cảnh sát mặc thường phục bám sát một người ngưỡng mộ Prigozhin đi quanh lối vào với hàm răng nghiến chặt, cho đến khi buộc người đó nhanh chóng đi vào xe hơi của mình và rời nghĩa trang”.


Drone của Ukraine Tấn Công 6 Nơi Sâu Trong Lãnh Thổ Nga


(Hình: Một khu chung cư bị phá hủy sau một cuộc tấn công bằng drone được cho là của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga.)

-Hôm 30/8/2023, máy bay không người lái (drone) của Ukraine đánh vào các mục tiêu ở ít nhất 6 khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bao gồm cả một phi trường mà ở đó các phi cơ vận tải quân sự bị phá hủy – đây là một trong những đòn ở quy mô rộng nhất từ trước đến nay trong chiến dịch đảo ngược tình thế của Kyiv.

Các viên chức Nga cho biết đã có các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở các vùng Pskov, Bryansk, Kaluga, Orlov, Ryazan và thủ đô Mạc Tư Khoa. Bộ Ngoại giao Nga nói rằng sẽ không có chuyện các cuộc tấn công này sẽ ‘không bị trừng phạt’ và cho rằng Ukraine không thể đánh sâu vào lãnh thổ Nga mà không được phương Tây giúp đỡ.

Tại Pskov, miền Bắc nước Nga cách Ukraine hơn 600 cây số, một đám cháy lớn đã bùng lên tại một phi trường quân sự. Hãng thông tấn Tass của Nga đưa tin ít nhất 4 máy bay vận tải khổng lồ Il-76 đã bị hư hại, hai trong số đó đã ‘bốc cháy’.

Các cuộc tấn công này xảy ra khi giới chức Kyiv cho hay có ít nhất hai người thiệt mạng vụ không kích nặng nề nhất của Nga vào thủ đô Ukraine trong nhiều tháng, theo cách dùng từ của các viên chức Kyiv.

Thông tấn xã Reuters đã ghi lại hình ảnh một quả cầu lửa rơi giữa màn đêm gần một siêu thị, phát nổ gây ra tiếng nổ lớn làm sáng bừng các tòa nhà dân cư gần đó.

Tại Nga, Thống đốc Pskov đăng video trên Telegram cho thấy một đám cháy lớn với tiếng còi báo động và một vụ nổ. Các video khác được đăng trực tuyến cho thấy các hệ thống phòng không đang hoạt động quanh thành phố, chỉ cách biên giới với Estonia, nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), 32 cây số về phía Đông.

Mạc Tư Khoa cho biết họ đã làm thất bại tất cả các cuộc tấn công vào Nga. Nga thường mô tả tất cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine là ‘bất thành’ cho dù có thiệt hại trên thực địa như thế nào đi nữa.

Phát ngôn nhân Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho hay Nga đang tìm hiểu các máy bay không người lái được phóng từ đâu để ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp theo và Tổng thống Vladimir Putin đã được thông báo ngay lập tức, vốn là điều phải làm trong bất kỳ ‘cuộc tấn công lớn nào như vậy’.

Kyiv xác nhận các máy bay Nga đã bị phá hủy ở Pskov, nhưng không bình luận về bản chất sự việc. Họ thường từ chối bình luận về các cuộc tấn công vào bên trong lãnh thổ nước Nga, mặc dù họ nói rằng họ có quyền tấn công các mục tiêu quân sự.

“Vâng, 4 máy bay vận tải IL-76 đã bị phá hủy tại một phi trường ở Pskov, chúng bị hư hại đến mức thể sửa được. Ngoài ra, một số máy bay khác bị hư hại, nhưng thông tin đang được kiểm tra”, ông Andriy Yusov, phát ngôn nhân của cơ quan quân sự Ukraine GUR, nói với thông tấn xã Reuters.

Các đồng minh phương Tây của Ukraine nhìn chung cấm Kyiv sử dụng vũ khí mà họ cấp để tấn công Nga nhưng nói rằng Kyiv có quyền thực hiện các cuộc tấn công như vậy bằng vũ khí mà bản thân họ có.

Nga cho biết máy bay không người lái của Ukraine đã tìm cách tấn công một tháp truyền hình ở khu vực Bryansk. Không có thương vong nào được ghi nhận. Mạc Tư Khoa cũng cho biết máy bay của họ đã phá hủy 4 xuồng tấn công nhanh của Ukraine chở tới 50 lính dù trên Biển Đen. Thông tấn xã Reuters không thể xác nhận độc lập thông tin này.

Ukraine cho biết hệ thống phòng không của họ đã bắn hạ 28 phi đạn và 15 trong số 16 máy bay không người lái Nga trong đêm. Các vụ nổ vang lên ở Kyiv, nơi giới chức trách cho hay các mảnh vỡ rơi xuống 4 khu vực, làm ít nhất 2 người thiệt mạng.

“Kyiv chưa từng trải qua cuộc tấn công nào dữ dội như vậy kể từ mùa Xuân. Quân địch đã phát động một cuộc tấn công lớn, kết hợp bằng máy bay không người lái và phi đạn”, ông Serhiy Popko, người đứng đầu bộ máy quân sự thành phố, cho biết trên Telegram.


Quân Đội Gabon Đảo Chính, Bắt Giam Tổng Thống


(Hình: Xe quân sự chạy ngang qua những người dân ăn mừng đảo chính ở Port Gentil.)

-Các sĩ quan quân đội ở Gabon, quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Phi, cho biết họ giành quyền lực hôm 30/8/2023 và quản thúc Tổng thống Ali Bongo tại gia, chỉ vài phút sau khi cơ quan bầu cử tuyên bố ông đã đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.

Các sĩ quan này, tự nhận rằng họ đại diện cho lực lượng vũ trang đất nước, tuyên bố trên truyền hình rằng kết quả bầu cử đã bị hủy bỏ, biên giới đóng cửa và các cơ quan nhà nước bị giải tán, sau một cuộc bầu cử căng thẳng mà không có các quan sát viên quốc tế với kết quả sẽ kéo dài thêm hơn nửa thế kỷ nắm quyền của gia tộc Bongo.

Hàng trăm người đã ăn mừng sự can thiệp của quân đội, trong khi Pháp, nước cai trị thực dân cũ ở Gabon và hiện đang đóng quân tại nước này, đã lên án cuộc đảo chính.

“Tôi tuần hành hôm nay vì tôi vui mừng. Sau gần 60 năm, gia tộc Bongos đã không còn quyền lực”, Jules Lebigui, một thanh niên 27 tuổi thất nghiệp hòa vào đám đông trên đường phố ở Libreville, nói.

Trong một tuyên bố khác, các sĩ quan cho hay họ đã bắt giữ ông Bongo, người hồi năm 2009 đã tiếp quản quyền lực từ thân phụ của mình là ông Omar, vốn đã cầm quyền từ năm 1967. Họ nói đã bắt giữ con trai của Tổng thống, Noureddin Bongo Valentin, và những người khác vì tội tham nhũng và phản quốc.

Các đối thủ nói rằng gia tộc của Tổng thống đã không làm được gì trong việc chia sẻ lợi tức từ tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản của đất nước với 2,3 triệu người dân. Bạo loạn đã nổ ra sau khi ông Bongo thắng cử một cách gây tranh cãi hồi năm 2016 và đã có một nỗ lực đảo chính vào năm 2019 nhưng bất thành.

Nếu thành công, cuộc đảo chính Gabon sẽ là cuộc đảo chính thứ 8 ở Tây và Trung Phi kể từ năm 2020. Cuộc đảo chính mới nhất là ở Niger hồi tháng 7. Quân đội cũng đã lên nắm quyền ở các nước Mali, Guinea, Burkina Faso và Chad, xóa bỏ những thành tựu dân chủ kể từ những năm 1990.

Các sĩ quan quân đội Gabon, tự đặt tên là Ủy ban Quá độ và Khôi phục các định chế, nói rằng đất nước đối mặt với ‘cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về thể chế, chính trị, kinh tế và xã hội’. Họ cho rằng cuộc bỏ phiếu vào ngày 26/8 là không đáng tin cậy.

Không rõ ai là lãnh đạo đảo chính, nhưng hình ảnh trên truyền hình cho thấy một người đàn ông trong quân phục và đội mũ nồi xanh được binh lính nâng lên và hô ‘Oligui là Tổng thống’ – có lẽ nhắc đến Brice Oligui Nguema, người đứng đầu Vệ binh Cộng hòa Gabon.

Mặc dù có tiếng súng nổ trong một lúc ngắn ngủi ở thủ đô ngay sau khi các sĩ quan có thông báo đầu tiên, đường phố Libreville vẫn tĩnh lặng cho đến khi người dân đổ ra ăn mừng. Cảnh sát tỏa ra các nơi để bảo vệ các giao lộ lớn.

Tổng thống Bongo, 64 tuổi, được nhìn thấy lần cuối là khi ông đang bỏ phiếu hôm 26/8. Trước cuộc bỏ phiếu, người ta thấy ông có vẻ khỏe mạnh hơn so với những lần xuất hiện trông xanh xao trên truyền hình sau khi ông bị đột quỵ hồi năm 2019.

“Chúng tôi lên án cuộc đảo chính quân sự và nhắc lại cam kết của chúng tôi về bầu cử tự do và minh bạch”, phát ngôn nhân chính phủ Pháp, ông Olivier Veran, ông nói.

Cuộc đảo chính này tạo thêm bất định cho sự hiện diện của quân Pháp trong khu vực. Pháp hiện có khoảng 350 quân đóng ở Gabon. Binh sĩ của họ đã bị đẩy ra khỏi Mali và Burkina Faso sau các cuộc đảo chính ở các nước này trong 2 năm qua.

Không như Niger và các nước vùng Sahel, tức hạ Sahara, Gabon, nằm sâu hơn về phía Nam bên bờ biển Đại Tây Dương, đã không phải chiến đấu với các cuộc nổi dậy của phiến quân Hồi giáo. Nhưng cuộc đảo chính là một dấu hiệu nữa cho thấy sự thụt lùi của dân chủ ở một khu vực đầy biến động.

Trung Quốc kêu gọi giải pháp hòa bình và Nga nói họ hy vọng nước này sẽ nhanh chóng trở lại ổn định.

“Với việc các lãnh đạo đảo chính tuyên bố họ đại diện cho tất cả các phe phái trong bộ máy an ninh của Gabon, ông Bongo sẽ không thể dẹp được cuộc binh biến”, ông Rukmini Sanyal, phân tích gia tại Economist Intelligence Unit, viết và chỉ ra ‘sự bất mãn lan rộng của người dân đối với Bongo, gia đình và đảng cầm quyền của ông’.

Gabon sản xuất khoảng 200.000 thùng dầu mỗi ngày, chủ yếu từ các mỏ gần cạn. Các tập đoàn quốc tế hoạt động ở Gabon bao gồm TotalEnergies của Pháp và hãng Perenco của Anh-Pháp.

Công ty khai mỏ Eramet của Pháp, vốn khai thác mangan quy mô lớn ở Gabon, cho biết họ đã tạm dừng hoạt động.


Trung Quốc Chiếm Lĩnh Thị Trường Vũ Khí ở Phi Châu Như Thế Nào?
(Anh Vũ)


(Ảnh: Dàn phóng phi đạn di động của tập đoàn vũ khí Trung Quốc Norinco, trưng bày trong triển lãm quốc phòng quốc tế tại Abu Dhabi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngày 17/2/2019.)

-Trung Quốc dường như đang lợi dụng cuộc chiến ở Ukraine để phát triển hoạt động bán vũ khí cho Phi Châu. Một xu hướng thể hiện chủ nghĩa cơ hội kinh tế của tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc nhưng cũng cho phép Bắc Kinh sử dụng các phương tiện mới để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

Nhà chế tạo vũ khí lớn nhất Trung Quốc, tập đoàn Norinco từ giờ đã có riêng “cửa hiệu” ở Senegal. Nhật báo South China Mornig Post hôm 21/8/2023 vừa qua xác nhận Norinco đã mở một văn phòng bán hàng tại Dakar. Tập đoàn này đồng thời cũng là nhà sản xuất thiết bị quân sự lớn thứ 7 thế giới.

Trang web Military Africa, một trong những phương tiện truyền thông đầu tiên đưa ra thông tin về kế hoạch mở rộng của Norinco tại Tây Phi hồi đầu tháng 8, khẳng định đây chỉ là bước đi đầu tiên của người khổng lồ Trung Quốc, đang dự tính cắm chân hiện diện lâu dài ở Mali và Bờ Biển Ngà.

Nhà Xuất Cảng Vũ Khí Thứ 2 ở Cận Sahara

Sự xuất hiện của nhà cung cấp vũ khí lớn của Trung Quốc tại Senegal cũng đã được một số cơ quan truyền thông phổ cập ở Trung Quốc đưa tin. Cũng như South China Morning Post, các hãng truyền thông này đều nhấn mạnh rằng sự việc này minh họa cho sự thèm muốn ngày càng lớn của tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc đối với lục địa Phi Châu và là một ví dụ mới cho thấy Bắc Kinh đang có tham vọng hợp tác an ninh lớn hơn với các nước trong vùng.

Theo Luke Patey, chuyên gia về quan hệ kinh tế của Trung Quốc tại Viện Quan hệ Quốc tế Đan Mạch (Danish Institute for International Studies) thì Trung Quốc “mới chỉ khoảng một chục năm gầnđây khẳng định mình là nhà cung cấp cấp vũ khi lớn cho các nước Phi Châu”. Thật đúng là một bước nhảy vọt. Trong một thập kỷ, Bắc Kinh đã trở thành nhà xuất cảng vũ khí lớn thứ 3 ở lục địa đen, chỉ đứng sau Nga và Hoa Kỳ. Riêng trong Phi Châu cận Sahara, Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ 2 sau khi vượt Nga năm 2022.

Chuyên gia Luke Patey nhấn mạnh việc thành lập văn phòng tại chỗ ở Senegal “chứng tỏ việc mua bán có tính chất thường xuyên”. Qua đó, Norinco muốn nói với các đối tác của mình rằng “ ý định cắm chân sâu hơn ở Tây Phi của họ là rất nghiêm túc”, Earl Conteh-Morgan, chuyên gia về quan hệ Trung-Phi tại Đại học Nam California, cho biết thêm.

François Vreÿ, chuyên gia về các vấn đề an ninh ở Phi Châu tại Đại học Stellenbosch (Nam Phi) được South China Moning Post phỏng vấn nhận định, việc tập đoàn Trung Quốc có một bộ phận thường trực tại chỗ giúp họ có thể cung cấp dịch vụ hậu mãi và làm cho quan hệ làm ăn thêm vững chắc. Đồng thời như vậy, Norinco cũng hy vọng nắm bắt thông tin nhanh hơn về những biến động tình hình – dù ở Senegal hay các nước láng giềng. Điều này có thế mang lại cho họ những cơ hội thương mại mới.

Việc lựa chọn Senegal cũng cho thấy sự tự tin lớn hơn của những nhà cung cấp vũ khí Trung Quốc - và nói rộng ra là Bắc Kinh - đối với Phi Châu. Quả thực, cho đến nay, Norinco và các tập đoàn Trung Quốc khác chỉ mở văn phòng tại các quốc gia có mối quan hệ truyền thống hoặc thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, chẳng hạn như Angola hay Nigeria.

Dẫm Chân Lên Thảm Hoa của Người Nga?

Lần này các nước rơi vào tầm ngắm của Trung Quốc là Senegal, Côte d’Ivoire và Mali, những nước trong lịch sử vẫn thuộc vùng ảnh hưởng của Pháp. Nói một cách khác, Bắc Kinh đang phiêu lưu vào “phần Phi Châu mà từ trước đến giờ họ vẫn tránh chỉ vì rào cản ngôn ngữ”, Danilo delle Fave chuyên gia về vấn đề an ninh tại Trung Quốc, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu an ninh quốc tế, l’International Team for the Study of Security (ITSS) Verona nhận định. Tại Senegal và Côte d’Ivoire, Pháp từ trước đến giờ là nhà xuất cảng vũ khí lớn nhất.

Ngoài ra, khu vực Phi Châu nói tiếng Pháp đang là mục tiêu ưu tiên của Nga. Tại những nơi đó, nhóm lính đánh thuê Wagner, theo lệnh của Mạc Tư Khoa, đã và đang nỗ lực phát triển hoạt động bán vũ khí, đồng thời đẩy Pháp ra khỏi các nước này. Với việc cắm chân vào khu vực này, dường như Trung Quốc đang dẫm chân lên trên thảm hoa của người “đồng minh” tình thế.

Có gì ngạc nhiên? Không đến nỗi như thế, chuyên gia Danilo delle Fave nhận xét: “Thí dụ này nhắc chúng ta không nên nhầm lẫn về bản chất của việc quan hệ Nga-Trung xích lại gần nhau nhờ cuộc chiến tranh tại Ukraine. Trung Quốc giúp Nga là nhằm tránh không để phương Tây mạnh lên khi Nga bị suy yếu, tuy nhiên Bắc Kinh không phục tùng Nga và sẽ không ngần ngại chiếm thị phần của Nga”.

Sự xuất hiện của Norinco tại Senegal minh họa cho “chủ nghĩa cơ hội của các tập đoàn Trung Quốc và họ có khả năng lấp bất kỳ khoảng trống thương mại nào”, ông Luke Patey khẳng định. Quả thực ảnh hương của Pháp tại Tây Phi đang suy yếu và khả năng xuất cảng vũ khí của Nga gặp khó khăn “vì bị quốc tế trừng phạt sau khi khởi sự cuộc chiến ở Ukraine”, ông Danilo delle Fave lưu ý.

Theo các nhà phân tích được báo South China Morning Post trích dẫn thì đây mới chỉ là sự khởi đầu. Nhật báo xuất bản tại Hồng Kông khẳng định, do các trừng phạt nói trên, “cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ giúp Trung Quốc giành các thị phần vũ khí ở những nơi Nga đang xuất cảng vũ khí trên toàn Phi Châu”.

Luke Paty thừa nhận rằng “ Trung Quốc hoàn toàn có khả năng thay chân Nga ở Phi Châu”,nhưng theo ông, vẫn còn hơi sớm để biết điều này có thực sự sẽ diễn ra hay không. Bởi vì Nga trong lúc bị trừng phạt ngặt nghèo trong năm 2022 vẫn tăng được khối lượng xuất cảng vũ khí sang Phi Châu.

Từ Súng Trường Đến Drone và Chiến Đấu Cơ

Bắc Kinh cũng trở nên năng động hơn bởi các tập đoàn Trung Quốc có khả năng xuất cảng các loại vũ khí đa dạng hơn. Theo chuyên gia Luke Patey, “trong quá khứ, các công ty đó chủ yếu bán các loại vũ khí hạng nhẹ hay đạn dược. Dù chủ yếu xuất cảng các loại vũ khí như vậy, các nhà chế tạo vũ khí Trung Quốc bắt đầu giới thiệu các loại khí tài hiện đại hơn”.

Cộng hòa Dân chủ Congo hồi tháng 2 năm 2023 đã mua drone của Bắc Kinh. “Trung Quốc đã bán nhiều chiến đấu cơ hơn cho Phi Châu”, Thomas Newdick, chuyên gia về Không quân, khẳng định khi trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Hệ quả trực tiếp từ cuộc chiến tranh tại Ukraine đã bị lộ rõ. Là nước cung cấp chiến đấu cơ chủ yếu cho các nước Phi Châu, Nga giờ đang gặp khó khăn để đáp nhu cầu của chính họ.

Các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc tỏ ra năng nổ hơn ở Phi Châu bởi các mục đích của Bắc Kinh đã có tiến triển. Theo truyền thống, Trung Quốc vẫn bán vũ khí cho một nước mà họ đang thèm muốn nguồn tài nguyên của nước đó. Việc xuất cảng thiết bị quân sự sang Sudan, Nigeria đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc để tiếp cận nguồn dầu lửa của 2 nước này. Đây cũng là là 2 đối tác Phi Châu chính của tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc.

Từ giờ trở đi, Trung Quốc tính đến chuyện đổi vũ khí lấy ảnh hưởng. “Bắc Kinh đã thành công trong việc mở rộng trường ảnh hưởng ở Phi Châu nhờ vào các đầu tư kinh tế. Giờ đây người Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế chủ yếu của lục địa này, họ muốn tiếp tục phát triển các hợp tác quân sự”, chuyên gia Earl Conteh-Morgan được trích dẫn ở trên phân tích.

Việc Norinco đến Senegal trước tiên có thể là vấn đề cơ hội làm ăn cho tập đoàn, nhưng “nếu như song song đó việc này giúp làm giảm ảnh hưởng của Pháp, đồng thời của phe phương Tây ở Phi Châu, thì càng tốt”, ông Earl Conteh-Morgan nhận định tiếp.

Tầm mức của cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng trở nên càng quan trọng hơn dưới cái nhìn của Bắc Kinh khi Hoa Kỳ ngày càng nhấn mạnh tính cấp bách phải kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai coi Trung Quốc là kẻ thù số 1, nhưng ông ta lại có chính sách đối ngoại rất biệt lập. Joe Biden thì không như vậy. Ông “theo đuổi chiến lược liên minh các nền Dân chủ để chống lại các nước như Nga và Trung Quốc”, chuyên gia Danilo delle Fave nhấn mạnh. Với Bắc Kinh, Phi Châu đã trở thành lục địa được lựa chọn để cố gắng ngăn chặn chiến lược đó của Hoa Kỳ bằng cách kết thân với những người bạn mới nhờ vào việc xuất cảng vũ khí.



Lực Lượng Không Gian Mỹ Sẽ Chia Sẻ Dữ Liệu Với Nam Hàn Về Phi Đạn Bắc Hàn


(Hình: Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đang giám sát một cuộc phóng phi đạn chiến lược từ trên chiến hạm.)

-Quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn muốn tích hợp chặt chẽ hơn nữa các hệ thống của họ trong việc bám theo đường bay của các vụ phóng phi đạn của Cộng sản Bắc Hàn, và việc này có thể sớm có thêm sự hợp tác hơn của Nhật Bản, các viên chức Lực lượng Không gian Mỹ cho biết hôm 30/3/2023.

Với một nhóm nhỏ thuộc biên chế của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ chỉ đạo công việc, nhóm này là đơn vị chính thức đầu tiên của quân chủng này ở ngoại quốc, 2 nước đồng minh coi việc tích hợp các hoạt động không gian chặt chẽ hơn là yếu tố then chốt để theo dõi các mối đe dọa của Bắc Hàn và phản ứng trước xung đột hiệu quả hơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí với Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc họp thượng đỉnh 3 bên hôm 18/8 rằng trước cuối năm nay, 3 nước sẽ chia sẻ dữ liệu cảnh báo phi đạn Bắc Hàn theo thời gian thực.

Các chi tiết cụ thể về mô hình hợp tác 3 bên này đang được quyết định ở cấp cao hơn, các viên chức Lực lượng Không gian nói với báo giới trong một cuộc họp báo tại Căn cứ Không quân Osan, phía Nam thủ đô Hán Thành của Nam Hàn.

“Tôi được biết là có những thỏa thuận song phương trong tương lai và có thể là thỏa thuận 3 bên đang được soạn thảo, nhất là về cảnh báo phi đạn... với việc chia sẻ dữ liệu”, Thiếu tá Matt Taylor, phó Tư lệnh Lực lượng Không gia Mỹ ở Nam Hàn, cho biết.

Cơ quan này đang có kế hoạch tổ chức những buổi gặp gỡ cho các nhân viên hợp tác và chia sẻ các quy trình và thủ tục, ông nói.

“Các chi tiết còn chưa được xác định rõ hoặc chưa được quyết định vào lúc này nhưng những cuộc thảo luận đang diễn ra”, ông nói thêm.

Cho đến nay, phân nhánh của Lực lượng Không gian Mỹ ở Nam Hàn, vốn đã đi vào hoạt động hồi tháng 12 năm 2022, tập trung vào việc tích hợp chặt chẽ hơn với các đơn vị Nam Hàn và bảo đảm rằng quân đội Mỹ đóng ở đó có được tiếp cận nhiều hơn với các phương tiện, thiết bị của lực lượng không gian, các viên chức cho biết.

Dữ liệu theo dõi phi đạn, bao gồm thông tin từ Hệ thống Hồng ngoại trên Không gian của Mỹ (SBIRS), có thể phát giác các vụ phóng phi đạn, đã được tự động chia sẻ với các đồng minh của Mỹ thông qua các hệ thống cảnh báo sớm, Trung sĩ Shawn Stafford cho biết.

Nam Hàn và Nhật Bản chủ yếu dựa vào radar trên đất liền và trên biển để theo dõi các vụ phóng phi đạn, nhưng chỉ huy Đội Hoạt động Không gian của Không quân Nam Hàn, Trung tá Kim Jong Ha nói rằng bổ sung thêm các năng lực trên không gian sẽ đem đến cái nhìn ‘3D’ về các mối đe dọa.

Với việc Nam Hàn thúc đẩy phát triển thêm các hệ thống chống phi đạn-đạn đạo, việc thu thập dữ liệu từ các hệ thống của Mỹ và có thể từ cả Nhật Bản sẽ giúp nước này phát giác mục tiêu, Tal Inbar, chuyên gia về hỏa tiễn và không gian tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Không gian và Không gian Fisher của Do Thái, nhận xét.


Bắc Hàn Lên Án Mỹ-Nhật-Hàn Là ‘Trùm Băng Đảng’


(Hình: Tập trận Hải quân chung Mỹ-Nhật-Hàn tại bờ biển phía Đông-Nam Hàn ngày 30/9/2022.)

-Ngày 29/8/2023, Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản tổ chức các cuộc tập trận phòng thủ phi đạn Hải quân chung ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong lúc Bắc Hàn tố cáo “trùm băng đảng” Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh làm tăng nguy cơ chiến tranh nguyên tử.

Quân đội Nam Hàn cho biết, 3 nước Mỹ-Nhật-Hàn đã tổ chức các cuộc tập trận ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Jeju phía Nam Nam Hàn để cải thiện khả năng phát giác và theo dõi mục tiêu cũng như chia sẻ thông tin trong trường hợp Bình Nhưỡng khiêu khích.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un kêu gọi hiện đại hóa “triệt để” vũ khí và trang bị của lực lượng Hải quân, đồng thời chỉ trích sự hiện diện ngày càng tăng của các tài sản chiến lược Mỹ trong khu vực.

Trong bài phát biểu kỷ niệm Ngày Hải quân, ông Kim nói các “trùm băng đảng” Mỹ-Nhật-Hàn đã loan báo các cuộc tập trận chung thường xuyên, hãng thông tấn KCNA đưa tin, dường như đề cập đến hội nghị thượng đỉnh hôm 18/8 của Mỹ-Nhật-Hàn tại Trại David, Hoa Kỳ.

“Do những động thái đối đầu liều lĩnh của Mỹ và các thế lực thù địch khác, vùng biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên đã bị biến thành điểm tập trung vũ khí chiến tranh lớn nhất thế giới, vùng biển bất ổn nhất với nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử”, ông Kim được KCNA dẫn lời.

Trong cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn, 3 bên đã đồng ý tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự khi họ tìm cách thể hiện sự thống nhất trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và các mối đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn.

Nhật Bản cho biết việc chia sẻ thông tin về phi đạn-đạn đạo là một phần của cuộc tập trận ngày 29/8.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói trong một tuyên bố: “Cuộc tập trận sẽ tạo điều kiện thuận lợi mạnh mẽ cho sự hợp tác 3 bên và thể hiện cam kết của Nhật Bản, Mỹ và Nam Hàn trong việc bảo vệ trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên luật pháp”.

Tuần trước, Nam Hàn và Mỹ đã bắt đầu cuộc tập trận mùa Hè Lá chắn Tự do Ulchi, được thiết kế để tăng cường phản ứng chung trước các mối đe dọa nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn. Bình Nhưỡng từ lâu đã lên án cuộc tập trận này là diễn tập cho chiến tranh.

Là một phần của cuộc tập trận, binh lính hoạt động đặc biệt của quân đồng minh đã thực hành xâm nhập vào bờ biển của kẻ thù từ biển, đi thuyền cao su và nổi lên trên sóng với các thiết bị lặn và súng ống.


Bộ Trưởng Thương Mại Mỹ Đổi Thông Điệp, Sau Khi Nói Trung Quốc ‘Không Đầu Tư Được’


(Hình: Bí thư Thượng Hải Trần Cát Ninh bắt tay với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina hôm 30/8/2023.)

-Hôm 30/8/2023, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hào hứng nói về mong muốn của các công ty Mỹ được làm ăn ở Trung Quốc và bà hy vọng sẽ tương tác nhiều hơn nữa với các viên chức Trung Quốc về việc tiếp cận thị trường, sau khi bà đã phát biểu trước đó rằng Trung Quốc đang trở thành nơi ‘không thể đầu tư được nữa’.

Trong một cuộc họp báo ở Thượng Hải, Raimondo cho hay bà không mong đợi có đột phá về các vấn đề ảnh hưởng đến các công ty Mỹ như Intel, Micron, Boeing, Visa và Mastercard trong các cuộc họp đầu tiên với các viên chức Trung Quốc, nhưng hy vọng sẽ ‘có một số kết quả’ trong vài tháng tới nhờ vào chuyến công du kéo dài 4 ngày của bà tới Bắc Kinh và Thượng Hải.

Raimondo nói rằng các doanh nghiệp Mỹ có mong muốn mạnh mẽ là làm cho mối quan hệ giữa 2 nước vận động hiệu quả, và rằng mặc dù một số hành động của chính phủ Trung Quốc là tích cực, tình hình trên thực địa cần phải đi đôi với lời nói.

“Có việc chúng ta có thể làm và việc cần phải làm”, bà nói. “Các doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở đây nhưng họ cần một môi trường quản lý có thể đoán định”.

Bà Raimondo quả quyết rằng Mỹ không muốn cắt đứt với Trung Quốc.

Nhưng hôm 29/8, bà nói với các phóng viên trên chuyến tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Thượng Hải rằng các công ty Mỹ đã phàn nàn với bà rằng Trung Quốc đã trở nên ‘không thể đầu tư được nữa’ và dẫn ra các vấn đề như tiền phạt, các vụ đột kích và các hành động khác khiến việc kinh doanh của họ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên rủi ro.

“Cốt lõi của mối quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Mỹ là cùng có lợi”, ông Uông Văn Bân, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dẫn lời của Thủ tướng Lý Cường nói trong cuộc gặp với bà Raimondo hôm hôm 29/8.

“Chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ và sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai nước, mà còn gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước”, ông Uông nói thêm.

Các công ty đã ở trong tâm điểm của cuộc tranh giành uy quyền giữa hai nước trong nhiều năm. Trung Quốc lâu nay chỉ trích những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến bằng các biện pháp kiểm soát xuất cảng.

Raimondo nói rằng đối thoại về kiểm soát xuất cảng là để giảm hiểu lầm.

“Chúng tôi đã có thể nói rõ tại buổi họp đầu tiên rằng chúng tôi không nhằm vào Trung Quốc”, bà nói. “Chúng tôi đang nhắm vào các hành động và hành vi làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ”.

Bà Raimondo cho biết các công ty Mỹ đang đối mặt với những thách thức mới, trong đó có ‘tiền phạt cao ngất mà không có lời giải thích, những điều khoản sửa đổi trong luật chống gián điệp, vốn không rõ ràng và gây chấn động trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ; các cuộc đột kích vào các doanh nghiệp – cấp độ thách thức hoàn toàn mới và chúng tôi cần những vấn đề này phải được giải quyết’.

Bà Raimondo, trong phát biểu khi bắt đầu cuộc gặp Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh vào sáng ngày 30/8, đã thể hiện giọng điệu tích cực, nói rằng bà muốn thảo luận về ‘những cách cụ thể mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu cho môi trường kinh doanh và đem lại một môi trường kinh doanh dễ đoán định hơn, môi trường pháp lý có thể dự đoán và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ’.


Trung Quốc Có Còn Là Một Nước Đang Phát Triển?


(Hình: Xe hơi Trung Quốc chờ xuất cảng tại cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, ngày 7/12/2021.)

-Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển hay đã phát triển, từ lâu đã là đề tài tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và giới chuyên gia về Trung Quốc - đặc biệt khi Trung Quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và trở thành một cường quốc sản xuất toàn cầu.

Tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của các nước BRICS (Ba Tây, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ở Johannesburg (thủ đô của Nam Phi), lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “Trung Quốc đã và sẽ luôn là thành viên của [các] nước đang phát triển”.

Tuy nhiên, tại Hoa Thịnh Ðốn, các nhà Lập pháp tại Quốc hội đã đưa ra luật yêu cầu chính quyền Mỹ sử dụng ảnh hưởng của mình trong các tổ chức quốc tế để tước bỏ tư cách là một quốc gia đang phát triển của Trung Quốc.

Cuộc tranh luận nghe có vẻ hàn lâm nhưng nó có ý nghĩa thực tế. Những lợi ích đi kèm với nhãn hiệu quốc gia đang phát triển bao gồm ưu đãi thuế quan từ các nước phát triển, giúp hàng xuất cảng của họ cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Trung Quốc cũng sử dụng vị thế đang phát triển của mình để biện minh cho việc trợ cấp cho các ngành công nghiệp như đánh cá và kỹ thuật, cho dù nhiều ngành do nhà nước sở hữu và có tác động toàn cầu.

Tình trạng phát triển của một quốc gia được xác định theo nhiều cách khác nhau bởi các tổ chức quốc tế khác nhau. Ví dụ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các quốc gia tự xác định là “đang phát triển” hoặc “đã phát triển”.

Các tổ chức quốc tế khác như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sử dụng nhiều số liệu khác nhau để đo lường mức sống của một quốc gia, sử dụng các chỉ số như thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người, tuổi thọ và các chỉ số về giáo dục.

Weifeng Zhong, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Mercatus của Đại học George Mason, nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng đây là những cách khác nhau để cố gắng đo lường cùng một thứ.

“Tôi nghĩ vấn đề nằm ở mức độ bình quân đầu người - nghĩa là mỗi người - thu nhập cao như thế nào, vì vậy khi thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở một quốc gia đủ cao, chúng tôi nghĩ họ là quốc gia đã phát triển chứ không phải quốc gia đang phát triển”, ông Zhong nói.

Trung Quốc Được Phân Loại Như Thế Nào?

Bắc Kinh tự xếp mình là quốc gia “đang phát triển” trong WTO. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc xếp Trung Quốc là quốc gia có “thu nhập trung bình cao”, trong khi Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) gọi nước này là “nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”.

“Chúng ta có một đất nước có nhiều đặc điểm của một quốc gia đang phát triển và có đủ tiêu chuẩn về mặt lịch sử là một quốc gia đã phát triển và về mặt kỹ thuật vẫn đủ tiêu chuẩn là một quốc gia đang phát triển, nhưng cũng có nhiều đặc điểm của một nền kinh tế tiên tiến giàu có và theo cách nào đó là một nền kinh tế giàu có tiên tiến lớn”, ông Philippe Benoit, Giám đốc Nghiên cứu Phân tích Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu và Tính bền vững 2050, nói với VOA.

Trung Quốc cũng thách thức việc phân loại dựa theo một chỉ số thường được sử dụng khác – mức tiêu thụ năng lượng. Ông Benoit nói: “Vì lý do cơ cấu, nhu cầu năng lượng, việc sử dụng năng lượng ở Trung Quốc sẽ tăng trong một số năm cho đến khi họ đạt được mức độ phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người cho phép họ đạt được mức đó”.

Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc đã thúc đẩy nhà nước tìm kiếm nguồn lực ở các nước đang phát triển nghèo hơn.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc thường hành xử như một quốc gia đã phát triển trên bình diện quốc tế. Nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là Mỹ Latin, Phi Châu và Trung Á, dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ phát triển và tài trợ cơ sở hạ tầng.

Ông Benoit gọi Trung Quốc là “siêu cường hai thì”. Ông nói triển vọng sức mạnh toàn cầu của nước này xấp xỉ sức mạnh của một siêu cường truyền thống và nó thể hiện những đặc điểm của một quốc gia đã phát triển như các khoản đầu tư lớn vào kỹ thuật và đường sắt cao tốc. Trung Quốc cũng có các thành phố phát triển cao như Bắc Kinh và Thượng Hải.

Nhưng ông nói thêm, Trung Quốc cũng có những đặc điểm của một quốc gia đang phát triển, chẳng hạn như tình trạng nghèo đói dai dẳng ở nhiều khu vực trong nước. Năm 2019, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy hơn 35% dân số Trung Quốc vẫn thiếu kỹ thuật nấu ăn sạch và phụ thuộc vào các loại nhiên liệu gây ô nhiễm cao như than đá.

“Điều chúng tôi muốn nói khi gọi là đang phát triển nghĩa là một quốc gia phải đối mặt với những vấn đề nghèo đói nghiêm trọng - nơi không có đủ khả năng tiếp cận với nước, vệ sinh, giao thông, giáo dục - những quốc gia có mức sống cơ bản nhìn chung là thấp một cách không thể chấp nhận”, ông Benoit nói.

Ông Robert Ross, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Boston kiêm Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc John King Fairbank thuộc Đại học Harvard, nói với VOA rằng việc phân loại các quốc gia đang phát triển không còn phù hợp với thực tế kinh tế do việc giảm nghèo cùng cực và vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai của Trung Quốc và là nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Ông Ross nói: “Nhiều người Trung Quốc thừa nhận ‘việc coi chúng tôi là một quốc gia đang phát triển là vô nghĩa’ và họ sẽ thừa nhận rằng điều đó phá hoại cả lợi ích của các nước đang phát triển và mang lại cho họ những lợi thế không công bằng trong nền kinh tế nội địa Mỹ”.

Quan Hệ Mỹ-Trung

Nghi vấn về tình trạng phát triển của Trung Quốc đã làm tăng thêm mối quan hệ căng thẳng giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh. Vào tháng 3 năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua một Dự luật mang tên “Đạo luật về việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Không phải là Quốc gia Đang phát triển”.

Vào ngày 8/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã chấp thuận Dự luật, hiện được đổi tên thành “Đạo luật Chấm dứt Tình trạng Quốc gia Đang phát triển của Trung Quốc”. Ủy ban kêu gọi Bộ Ngoại giao “thực hiện các hành động để ngăn chặn việc Trung Quốc được các tổ chức quốc tế xếp vào danh sách quốc gia đang phát triển”. Chưa có ngày nào được ấn định để toàn bộ Thượng viện bỏ phiếu về Dự luật này.

Đáp lại việc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận Dự luật vừa kể, ông Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc Mỹ đang cố gắng phá hoại sự phát triển của Trung Quốc.

Ông Uông nói trong cuộc họp báo ngày 9/6: “Vị thế của Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới bắt nguồn từ thực tế và luật pháp quốc tế. Đó không phải là điều có thể dễ dàng bị xóa bỏ bởi một Dự luật của Quốc hội Hoa Kỳ”. Ông nói thêm: “Mỹ không có quyền quyết định liệu Trung Quốc có phải là một quốc gia đang phát triển hay không”.

Ông Ross cho biết tình trạng phát triển của Trung Quốc “không phải là một câu hỏi quan trọng”, mà là vấn đề chính trị giữa 2 siêu cường cạnh tranh.

“Trung Quốc đang chống lại những nỗ lực của Mỹ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc, và cùng với đó, Hoa Kỳ có một cuộc chiến thương mại và một cuộc chiến kỹ thuật nhằm làm suy yếu sự phát triển kinh tế và phát triển kỹ thuật của Trung Quốc. Về phần Trung Quốc – đó là phần đang cạnh tranh với Hoa Kỳ – họ sẽ sử dụng mọi công cụ có sẵn để cải thiện vị thế của mình”.

Với việc nhiều quốc gia đang phát triển được hưởng lợi từ đầu tư và thương mại của Trung Quốc, ông Ross cho biết những quốc gia này khó có thể tán thành những nỗ lực của Mỹ nhằm thay đổi tình trạng phát triển của Trung Quốc, đặc biệt vì họ coi vấn đề này là một cuộc khẩu chiến chính trị giữa 2 siêu cường.


Các Nước ASEAN Trên Đường Thử Nghiệm Phi Mỹ Kim Hóa

(Thanh Phương)


(Hình: Đồng Mỹ kim và Nhân dân tệ Trung Quốc.)

-Sau nhóm BRICS+, đến lượt Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đang nhắm đến việc phi Mỹ kim hóa thương mại và hiện đang trắc nghiệm một hệ thống thanh toán khu vực. Nhưng trước mắt, hệ thống thanh toán mới này chưa thể đe dọa đến vị trí độc tôn của đồng Mỹ kim.

Biên bản ghi nhớ về hợp tác kết nối thanh toán khu vực đã được các Thống đốc ngân hàng trung ương 5 nước ASEAN (Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Thái Lan) ký vào ngày 14/11/2022 tại Bali, Nam Dương, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Vào tháng 4 vừa qua, Thống đốc các Ngân hàng Trung ương và các Bộ trưởng Tài chánh Đông Nam Á đã thông báo đang thiết lập hệ thống mới. Các nước thành viên ASEAN như Nam Dương, Thái Lan, Mã Lai Á và Tân Gia Ba đã bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật mới dựa trên mã QR để sử dụng nhiều hơn các đơn vị tiền tệ của khu vực. Trong tuần này, đến lượt các nước Việt Nam, Phi Luật Tân và Brunei tham gia thử nghiệm.

Riêng đối với Việt Nam, vào ngày 25/8, tại Jakarta, Nam Dương, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kết nối thanh toán khu vực với các Ngân hàng Trung ương của 5 nước ASEAN Nam Dương, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Thái Lan.

Các thỏa thuận về hợp tác kết nối thanh toán khu vực cho tới nay chỉ là các thỏa thuận song phương, tức là giữa 2 quốc gia thành viên. Nhưng khối ASEAN dự kiến là từ đây đến cuối năm, toàn bộ các nước có liên quan đều sẽ kết nối với nhau. Đối với các cá nhân, hệ thống thanh toán mới rõ ràng là rất tiện lợi. Kể từ nay, khi đến các nước đã kết nối thanh toán, họ không cần đổi tiền mà chỉ cần cho quét mã QR trên điện thoại di động là có thể mua bất cứ hàng hóa và dịch vụ nào.

Tuy không nói ra, nhưng rõ ràng hệ thống thanh toán mà các nước ASEAN đang thử nghiệm chính là nhằm dần dần phi Mỹ kim hóa nền thương mại khu vực, trong bối cảnh mà đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ đã bị suy yếu do nhiều khủng hoảng liên tiếp.

Trước ASEAN, các nước trong nhóm BRICS+ từ nhiều tháng qua đã thúc đẩy sự hình thành một hệ thống thanh toán quốc tế không cần đến Mỹ kim. Cũng như nhóm BRICS+, ASEAN muốn có riêng một hệ thống thanh toán khu vực để không còn bị tác động của các nền kinh tế khác, vốn phụ thuộc nhiều vào Mỹ kim.

Đang bị phương Tây trừng phạt vì cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine khiến trao đổi thương mại với khối các nước Đông Nam Á bị sụt giảm, Nga cũng đang khuyến khích ASEAN đi theo con đường phi Mỹ kim hóa, tức là giao thương với nhau bằng tiền tệ quốc gia thay vì bằng Mỹ kim.

Nhưng những sáng kiến như của ASEAN hay của BRICS+ liệu có đủ để phá bỏ vị trí độc tôn của Mỹ kim? Theo các chuyên gia tài chánh, trước mắt không dễ gì thoát khỏi vòng ảnh hưởng của đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ. Thứ nhất, đa số nợ công của các quốc gia được tính bằng Mỹ kim, và như vậy khi trả nợ thì cũng phải trả bằng Mỹ kim. Thứ hai, Hoa Kỳ hiện vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới và quốc gia nào có quan hệ quân sự càng chặt chẽ với Hoa Kỳ thì quốc gia đó càng phụ thuộc vào Mỹ kim. Thứ ba, Hoa Kỳ vẫn là cường quốc kinh tế số một thế giới và là quốc gia sản xuất dầu hỏa, nên nguồn dự trữ ngoại tệ của các nước buộc phải dựa nhiều vào Mỹ kim.

Trong tương lai xa hơn, có thể là thế giới sẽ đi đến một hệ thống tiền tệ quốc tế mà trong đó Mỹ kim sẽ vẫn là đơn vị tiền tệ chủ chốt, nhưng bên cạnh đó sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.


Quân Đội Mỹ Đàm Phán Với Phi Luật Tân Để Xây Cảng ở Đảo Trọng Yếu


(Hình: Quân đội Phi Luật Tân trên quần đảo Batanes.)

-Quân đội Mỹ đang đàm phán để xây dựng một cảng dân sự ở các hòn đảo cực Bắc xa xôi của Phi Luật Tân, Tỉnh trưởng địa phương và 2 viên chức khác nói với thông tấn xã Reuters, động thái này sẽ củng cố khả năng tiếp cận của Mỹ với các hòn đảo có vị trí chiến lược đối diện Đài Loan.

Sự tham gia của quân đội Hoa Kỳ vào cảng được đề xuất ở quần đảo Batanes, cách Đài Loan chưa đầy 200 cây số có thể gây căng thẳng vào thời điểm Mỹ va chạm ngày càng nhiều với Trung Quốc và Hoa Thịnh Ðốn nỗ lực tăng cường sự hợp tác lâu đời theo Hiệp ước Quốc phòng với Phi Luật Tân.

Kênh Ba Sĩ giữa các đảo này và Đài Loan được coi là nút cổ chai đối với tàu bè di chuyển giữa Tây Thái Bình Dương và Biển Đông và là tuyến đường biển quan trọng trong trường hợp Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Quân đội Trung Quốc thường xuyên đưa tàu và máy bay đi qua kênh này, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết.

Marilou Cayco, Tỉnh trưởng quần đảo Batanes, nói với thông tấn xã Reuters qua tin nhắn rằng bà đã tìm kiếm ngân sách từ Mỹ để xây dựng một ‘cảng thay thế’ ở đó, nhằm hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa chuyển đến từ thủ đô Manila, trong thời gian biển động trong mùa mưa.

Bà cho biết kế hoạch là xây một cảng trên đảo Basco, nơi chính quyền địa phương cho biết sóng cao thường khiến tàu bè không vào cảng hiện tại được và quyết định có thể được đưa ra vào tháng 10.

Phi Luật Tân trong năm qua đã tăng gần gấp đôi số lượng căn cứ quân sự mà các lực lượng Mỹ có thể tiếp cận, trên danh nghĩa là để hỗ trợ nhân đạo, và cũng có hàng ngàn binh lính Mỹ ở nước này tại bất kỳ thời điểm nào, họ luân phiên trú đóng cho các cuộc tập trận chung. Trung Quốc nói rằng những động thái này của Mỹ đang ‘châm ngòi’ căng thẳng trong khu vực.

Hai viên chức Phi Luật Tân khác yêu cầu giấu tên vì họ không được phép nói chuyện với truyền thông, cho biết quân đội Mỹ gần đây đã đến thăm Batanes để thảo luận việc xây cảng.

Một viên chức quân sự cấp cao cho biết các lực lượng vũ trang Phi Luật Tân quan tâm đến radar và cải thiện khả năng giám sát trong khu vực.

Ông Cayco xác nhận có chuyến thăm này và nói rằng họ đến ‘để đánh giá’ đề án xây cảng thay thế.

Kanishka Gangopadhyay, phát ngôn nhân của Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Manila (thủ đô của Phi Luật Tân), cho biết Tòa Ðại sứ và các chuyên gia của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ (USARPAC) đã tiếp xúc với Tỉnh trưởng và chính quyền địa phương, ‘theo yêu cầu của họ, để thảo luận về cách USARPAC có thể hỗ trợ các dự án kỹ thuật, y tế và phát triển nông nghiệp trong tỉnh’.

Ông không nhắc cụ thể đến cảng này.

Tổng thống Phi Luật Tân tiền nhiệm, ông Rodrigo Duterte, đã đe dọa bãi bỏ liên minh Mỹ-Phi Luật Tân và xích lại gần hơn với Bắc Kinh nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân đã trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống đương nhiệm, ông Ferdinand Marcos Jr.

Tổng thống Marcos muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Thịnh Ðốn. Ông đã cho phép Hoa Thịnh Ðốn tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự, bao gồm một số căn cứ gần Đài Loan, mặc dù không ở quần đảo Batanes, và tuyên bố các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.

Ông Marcos cho biết các căn cứ theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) có thể hữu ích nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét