Tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội ‘thách thức’ Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông Tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ ở Thái Bình Dương hôm Chủ Nhật, 27 Tháng Tám, tuyên bố phải “thách thức” hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, trước việc lực lượng tuần duyên nước này dùng vòi rồng phun nước vào tàu Philippines hồi đầu tháng.Tại Manila, Phó Đô Đốc Karl Thomas, tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội, bảo đảm với Philippines về sự ủng hộ của Mỹ khi đối mặt với “những thách thức chung” trong khu vực, tuyên bố: “Lực lượng Hải Quân Mỹ hiện diện ở đây là có lý do,” theo Reuters.
Đệ Thất Hạm Đội, đặt bản doanh tại Yokosuka, Nhật, vận hành tới 70 chiến hạm, có khoảng 150 máy bay và hơn 27,000 thủy thủ cùng binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến. Hoạt động trên diện tích 48 triệu dặm vuông (124 triệu km2) từ các căn cứ ở Nhật, Nam Hàn và Singapore.
Phó Đô Đốc Thomas nói với Reuters: “Phải thách thức những kẻ lợi dụng cảnh tranh tối tranh sáng. Khi họ ngày càng lấn xa hơn một chút và gây sức ép, quý vị phải đẩy lùi, tiếp tục ra khơi và hoạt động như bình thường.”
“Thực sự không có ví dụ nào tốt hơn về hành vi hung hăng hơn là những gì xảy ra vào ngày 5 Tháng Tám trên bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).”
Vào ngày 5 Tháng Tám, một tàu tuần duyên Trung Quốc dùng vòi rồng phun nước vào một tàu Philippines chở hàng tiếp tế cho quân đội đóng trên tàu chiến Manila mắc cạn ở bãi Cỏ Mây.
Năm 1999, hải quân Philippines cho ủi tàu chiến cũ BRP Sierra Madre lên bãi Cỏ Mây, biến thành một tiền đồn khẳng định chủ quyền.
Tư Lệnh Thomas cho biết ông có thảo luận với ông Alberto Carlos, phó đô đốc Hải Quân Philippines, lãnh đạo Bộ Tư Lệnh Tây Philippines, giám sát khu vực Biển Đông, “để hiểu những thách thức của ông Carlos là gì để tìm cơ hội giúp đỡ.”
Phó Đô Đốc Thomas dùng máy bay xuất phát từ Manila “để đi khám phá Biển Đông.”
Toà đại sứ của Trung Quốc tại Manila chưa trả lời các yêu cầu bình luận của truyền thông về những tuyên bố của vị tư lệnh hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương.
Đối tượng nào sẽ là mục tiêu tiếp theo của chiến dịch phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc?
Ai cũng biết, sau khi Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã phát động một chiến dịch thanh trừng dưới danh nghĩa chống tham nhũng. Các mục tiêu tấn công trước đây của ông Tập là nhằm vào quân đội, chính trị và các quan chức Tư pháp
Các chuyên gia phân tích và nhà quan sát thời sự cho biết, rất có thể ông Tập sẽ khởi xướng một làn sóng thanh trừng tiếp theo, và câu hỏi đặt ra là mục tiêu tiếp theo bị thanh trừng sẽ là ai?
Bài phân tích từ “Financial Times” của Anh cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình trước tiên đã nhắm vào quân đội, lần thứ hai là nhắm vào hệ thống chính trị và luật pháp, lần thứ ba là nhắm vào tài chính, lần thứ tư nhắm vào hệ thống kiểm tra kỷ luật, và Chiến dịch chống tham nhũng lần thứ năm thực hiện trong năm nay là đang nhắm vào lĩnh vực y tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Chinanews -một cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ ngày 1/1 đến ngày 17/8 năm nay, ít nhất 184 giám đốc và thư ký bệnh viện đã bị điều tra trên cả nước, số lượng này tăng gấp hơn hai lần con số cùng kỳ năm 2022.
Việc “tăng tốc đột ngột” các nỗ lực chống tham nhũng trong lĩnh vực chăm sóc y tế là gây ra mối lo ngại thực sự, giữa bối cảnh dịch bệnh đang tạm lắng, nhưng nền kinh tế Trung Quốc rơi vào suy thoái nghiêm trọng và tài chính địa phương không thể trang trải các nhu cầu an sinh.
Nhiều phân tích khác nhau cho rằng, chống vấn nạn tham nhũng trong y tế của ĐCSTQ tập trung ở nhóm cán bộ có đặc quyền trong đội ngũ cán bộ y tế cấp cao. Và nhóm đối tượng này vẫn chưa bị động tới.
Theo ý kiến các chuyên gia, việc chống tham nhũng trong lĩnh vực chăm sóc y tế không thể giải quyết được vấn đề khó khăn căn cơ mà chỉ có ý nghĩa che giấu nguyên nhân tham nhũng thực sự đến từ tính tất yếu của bộ máy ĐCSTQ.
Theo đề xuất của các chuyên gia, nếu Trung Quốc có chiến dịch phòng chống tham nhũng lần tiếp theo, thì họ không nên bỏ qua Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia.
Nga dùng ngựa để vận chuyển vũ khí
Truyền thông Nga đưa tin, quân đội của họ sử dụng ngựa để vận chuyển vũ khí và thiết bị đến những nơi khó tiếp cận và đảm bảo bí mật.
Những con ngựa được đưa đến Ukraina từ nước cộng hòa tự trị Bashkiria của Nga, theo yêu cầu của một vị chỉ huy trung đoàn tên Bashkir.
Vị chỉ huy này nói: “Chúng tôi có thể sử dụng xe tải thậm chí là xe đạp bốn bánh. Nhưng chúng vẫn có nguy cơ bị phát hiện. Nhưng vào buổi sáng bình minh trên ngựa, chúng ta có thể âm thầm và kín đáo chuyển mọi thứ cần thiết đến vị trí chiến đấu…”
Không chỉ ở quân đội Nga, ngựa và lạc đà vẫn được sử dụng trong một số đội hiện đại trên thế giới.
Gần nhất có thể kể đến việc Ba Lan vẫn dùng ngựa để tuần tra khu vực biên giới với Belarus, nơi có nhiều đầm lầy. Hay như Đức, Hoa Kỳ và Chile cũng có các đơn vị cưỡi ngựa được sử dụng cho các hoạt động đặc biệt bí mật.
Lực sĩ điền kinh Yaroslava Mahuchikh từ Ukraine đoạt huy chương vàng môn nhảy cao
Vẽ viền mắt với màu cờ tổ quốc, lực sĩ điền kinh mang về vinh quang cho Ukraine trước cuộc chiến dai dẳng
– Cuộc chiến với Nga đang bao trùm cả đấu trường thể thao quốc tế cũng như bất kỳ nơi nào khác. Vì thế nên có lẽ cũng hợp tình khi người cuối cùng hiện diện tại sinh hoạt cuối cùng của ngày thi đấu cuối cùng ở giải vô địch điền kinh thế giới, đến từ Ukraine.
Và có lẽ, thật hoàn hảo khi Yaroslava Mahuchikh kết thúc sinh hoạt đó bằng tấm huy chương vàng treo trên cổ.
Lực sĩ nhảy cao giỏi nhất Ukraine, một biểu tượng hy vọng của đất nước bị chiến tranh vùi dập và là sự thách thức cho những kẻ muốn nhìn thấy Ukraine bị hủy hoại, đã giành chức vô địch hôm Chủ Nhật, 27 Tháng Tám. Cô đã bật nhảy 2.01 meter (6 foot, 7 inch) để chốt hạ một buổi tối đầy mê hoặc trên đường đua.
“Cuối cùng, tôi cũng giành được huy chương vàng,” Mahuchikh thay mặt quốc gia nói về chức vô địch đầu tiên dành cho Ukraine kể từ năm 2013, khi đó giải đấu được Moscow đăng cai. “Và nó thực sự rất quan trọng với đất nước tôi vào thời điểm này.”
Lực sĩ 21 tuổi, kẻ viền mắt bằng màu xanh và màu vàng như cô đang mang theo lá cờ tổ quốc trên mắt, buộc phải nhanh chóng rời bỏ quê nhà Dnipro khi cuộc chiến nổ ra. Cô kể lại mình đã tận mắt chứng kiến cơn mưa đạn pháo trút xuống không ngớt trên đường tháo chạy bằng xe hơi như thế nào.
Cô đã được huấn luyện ở Đức, và gần đây nhất, là ở Bỉ, mẹ, em gái và cháu gái cô cũng đang sinh sống tại đó. Cha cô ở lại Dnipro. Bà của Mahuchikh đã qua đời ở Ukraine hồi Tháng Hai.
Cô chỉ mới trở về quê hương một lần – hồi đầu năm nay – và hy vọng rằng cô sẽ trở về một lần nữa khi mùa giải điền kinh kết thúc. Dnipro từng tương đối là một nơi an toàn ở buổi đầu của cuộc chiến, nhưng giờ đây lại là một mục tiêu trọng yếu.
Mahuchikh là một trong 29 lực sĩ người Ukraine đủ điều kiện tham dự giải vô địch thế giới tại Hungary vào tuần này, đêm trước đó, vận động trường ngập tràn ánh sáng vàng-xanh. Thành tựu của Mahuchikh đánh dấu tấm mề đay vàng đầu tiên cho Ukraine và là huy chương thứ hai nói chung, lực sĩ Maryna Bekh-Romanchuk cũng đã giành huy chương bạc hai đêm trước đó ở môn nhảy ba bước.
Taliban cấm phụ nữ Afghanistan lai vãng đến công viên quốc gia
Nguồn tin BBC hôm Chủ Nhật, 27 Tháng Tám, cho hay chính quyền Taliban tại Afghanistan đã cấm phụ nữ trong nước không được đến chơi tại công viên quốc gia Bande-e-Amir của tỉnh Bamiyan. Vị quyền bộ trưởng đạo đức và thói xấu, là Muhammad Khaled Hanafi, than phiền rằng nhiều phụ nữ đã không chịu đội khăn hijab để trùm đầu và che mặt lại lúc đang ở trong công viên.
Ông kêu gọi các giáo sĩ và nhân viên an ninh không để cho phụ nữ ra vào công viên này cho tới khi nhà cầm quyền tìm ra biện pháp chế tài.
Band-e-Amir là một công viên hấp dẫn nhiều du khách và được cải biến thành công viên quốc gia đầu tiên của Afghanistan hồi năm 2009.
Đây là một điểm đến được nhiều gia đình ưa thích, và lệnh cấm phụ nữ đến đó sẽ khiến họ không được vui hưởng nét đẹp và các tiện nghi trong công viên. Tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) mô tả công viên này có “những chuỗi hồ nước thiên nhiên với địa hình và cấu trúc đặc biệt cùng với vẻ đẹp tự nhiên và độc đáo.”
Các giáo sĩ tại Bamiyan nói rằng những phụ nữ vào thăm công viên và không theo đúng giáo luật là những du khách.
Foreshta Abbasi, thuộc tổ chức Canh Giữ Nhân Quyền, nhận thấy phụ nữ Afghanistan bị cấm không được vào thăm công viên ngay trong Ngày Phụ Nữ Bình Đẳng, và cho rằng đó là một chủ trương “hoàn toàn không tôn trọng phụ nữ Afghanistan.”
Vụ cấm phụ nữ vào thăm công viên Band-E-Amir là vụ mới nhất trong một danh sách dài những sinh hoạt mà phụ nữ bị ngăn cấm không cho tham gia kể từ khi phe Taliban quay lại nắm quyền tại Afghanistan vào hồi Tháng Tám năm 2011 đến nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét