Tiến trình sinh sống của nhân loại phải trải qua hằng nhiều triệu năm tự thời hồng hoang, lúc bấy giờ giống hầu nhân sống theo bầy đàn, trú ẩn trong hang động tránh thời tiết nóng bức, mưa gió bão bùng, giá rét lạnh lẽo… kinh qua cảnh ngộ và thời gian dài đăng đẳng … đến khi biết tạo dựng gia đình, tư hữu của cải, thành lập xã hội, quốc gia… biết tôn thờ Thần Linh hình tượng Người, rồi bỏ dần bái vật, thực nghiệm hiện tượng, hiểu lý luật tắc thiên nhiên là đã tiến rất xa… tới thời có Tôn Giáo tất yếu nhân loại đã Văn Minh rất nhiều. Trên tiến trình văn minh đó thì Văn Hoá đồng hành với dòng sinh mệnh con người, Văn Hoá có khác biệt, cần đãi lọc và học hỏi, cầu tiến để giúp cho con người sống hướng thượng trên tiến trình là người và làm Người.
Nhưng Văn Hoá chưa phải là đích điểm để loài người hướng tới. Chúng ta sẽ còn bước tới tương lai xa hơn nữa. Trên lộ trình đó, mỗi dân tộc có nền tảng Văn Hóa khác nhau, song Văn Hóa vẫn là một dòng sinh mệnh của Dân Tộc bắt nguồn từ quá khứ, đang diễn tiến trong hiện tại và hướng tới tương lai. Để sống còn, tiếp nối và tiến hóa, Văn Hóa cần phải được rao giảng, truyền bá, phát huy. Mức độ lớn mạnh của Văn Hóa tỷ lệ thuận với số người thông hiểu và thực hành qua cách sống, suy nghĩ, ảnh hưởng và làm theo những mô thức mà Văn Hóa đã và đang thể hiện trên tiến trình văn minh của nhân loại cũng gần như là đã qui định. Âm Nhạc – Nghệ Thuật là tố chất trong nền Văn Hóa . Do vậy Âm Nhạc – Nghệ Thuật cũng phải bị chịu chung số phận thăng trầm của Văn Hóa theo vận nước . Lịch Sử Nhân Loại đã hoài niệm biết bao nền Văn Hóa suy tàn và tất nhiên Âm Nhạc – Nghệ Thuật của nền Văn Hóa đó cũng bị mai một, biến mất.
Đặc tính dân Việt là nòi tình, tuy phải chiến đấu với tất cả kẻ thù muốn chiếm hữu, đồng hóa và hủy diệt chúng ta, phải phòng bị, tranh đấu, hài hòa với thiên nhiên để tồn tại cho mãi tới thời văn minh như hiện nay; song đời sống tình cảm thì luôn luôn sinh tình thi vị với lời ca, tiếng hát, âm điệu, văn chương, thi phú từ thôn làng tới thành thị và non nước trữ tình… Thời nào và ở đâu, cho dù trong gian nan, loạn lạc, hưng phế nổi trôi theo vận nước, thì người Việt vẫn cảm chiêu thân phận với cảnh ngộ mà sinh tình, lãng mạn dệt nên thi ca, âm nhạc để lại cho đời sau thành Văn, thành Vết son như điểm trang cho cuộc đời thêm hương sắc, phong phú mà chúng ta thường nói câu “góp mật cho đời”.
Chúng ta đã có nền Cổ Nhạc – Thi Ca Dân Tộc đặc thù Việt Nam từ dân gian, và dòng Cổ Nhạc có dấu ấn đặc biệt biết tri ơn những bậc tiền nhân có công dựng nước, mở nước và giữ nước, khi thác đi, được dân chúng tôn lên hàng thánh vị, thần nhân và phụng thờ ở đền miếu, giỗ kỵ, đàn tế với Âm Nhạc tán thán vô lượng công đức khác gì Nhã Nhạc ở cõi trời cao siêu như : Văn Hát Tứ Mẫu, Cô Đôi Thượng Ngàn, Văn Hiển Thánh, Bà Chúa Liễu Hạnh,… Nền Cổ Nhạc cũng đã được chọn lựa, đãi lọc kinh qua thời gian hằng nhiều thế kỷ, đã tự có giá trị và người đời sau soạn thảo, ghi chép thành tác phẩm, học thuật và phổ biến trên mặt tầng giáo dục, văn hóa, tư tưởng và là gia tài Âm Nhạc - Văn Học - Nghệ Thuật là nét kết tinh Văn Hóa trên dòng sinh mệnh dân tộc Việt.Dân Việt chúng ta là một Dân Tộc vốn bản chất đã có
- Chân nên dễ đón nhận điều Thật,- Thiện nên dễ đón nhận điều Lành,
- Mỹ nên dễ đón nhận điều tốt Đẹp
Do vậy từ nhiều thế kỷ qua, dân Việt chúng ta đã có giao tiếp với những quốc gia phương xa, và đón nhận học thuật Âm Nhạc Tây Phương là một trong nét Văn Minh mới lạ có sức hấp dẫn, lôi cuốn trở thành một trong phong trào Cách Tân, và dân ta mau chóng học tập môn nghệ thuật âm nhạc với những qui luật nhạc lý, nhịp điệu, cung bậc Tone trưởng – thứ, ký tự: Do Ré Mi Fa Sol La Si và nhạc cụ: kèn Trumpet, Saxophone, Mandolin, Guitar, Violin, Piano, Drum… mới lạ gọi là Tân Nhạc. Nền tảng Tân Nhạc này lớn mạnh như Phù Đổng, bay cao như Phượng Hoàng và phát triển rộng rải khắp mọi nơi, mọi chốn, từ thành thị tới thôn làng hẻo lánh, ai ai cũng nghe ca sĩ hát những bài hát và tiếng hát hòa điệu với cung đàn tuyệt diệu hài hòa, người người hâm mộ cũng hay hát một vài câu hát quen thuộc Tân Nhạc. Phong trào Tân Nhạc này dần theo thời gian đã Hóa Việt hay là Việt Hóa và trở thành nền Âm Nhạc Việt Nam, Tân Nhạc đã lấn lướt Cổ Nhạc và Cổ Nhạc vô hình chung đã trở thành Âm Nhạc Dân Gian. Các điệu Hò, điệu Lý , Ca Trù, Chầu Văn, Nam Ai, Nam Xuân, Bình Bán, Bài Chòi, Vọng Cổ (Cải Lương), Hát Bội … dần dần bị trào lưu tân tiến làm cho như dần vào hối tàn… Cũng may thay, một số người trí thức biết mộ chuộng nền tảng Âm Nhạc – Nghệ Thuật Cổ Nhạc mà góp nhặt gìn vàng, giữ ngọc và giảng dạy từ những lớp Cổ Nhạc bình dân cho tới học viện Quốc Gia Âm Nhạc, để bảo tồn nền Cổ Nhạc nước nhà.
Việt Nam ở trong thời Quân Chủ - Phong Kiến xa xưa … Nhưng Vua, Quan nước ta lấy đạo lý trị nước Bảo Quốc – An Dân làm Chính nên không có hà chính, đời sống người dân có tự do mưu cầu hạnh phúc, Âm Nhạc cũng được xem trọng và tự do sáng tác, tự do trình diễn, học tập, phổ biến tới quảng đại quần chúng, không bị triều đình cấm đoán.
Thời Pháp độ hộ Việt Nam ngót 1 thế kỷ và cho tới thập niên 1920 – 1930 thì tại miền Bắc Việt Nam đã có nhiều nhạc sĩ tiêu biểu sáng tác Âm Nhạc thành danh như:
-Văn Cao sáng tác nhạc phẩm: Buồn Tàn Thu, Bến Xuân, Thiên Thai, Suối Mơ, Thu Cô Liêu,…-Đoàn Chuẩn sáng tác nhạc phẩm: Thu Quyến Rũ, Ánh trăng mùa thu, Tình Nghệ Sĩ , Lá Thư, Chuyển Bến, Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Dạ Lai Hương, Lá Đổ Muôn Chiều, Tà Áo Xanh,…
-Nguyễn Văn Tí sáng tác nhạc phẩm: Dư Âm.
-Vũ Thành sáng tác nhạc phẩm: Giấc mơ hồi hương, Nhặt Cánh Sao Rơi, Say Nhạc Canh Tàn, Nhớ Bạn, Tình Xuân,…
Nhưng, như trường hợp của nhạc sĩ Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Tô Vũ, Hoàng Giác, … bị kẹt lại ở miền Bắc sau 1954 thì tài âm nhạc bị mai một, hai nhạc sĩ tài hoa này không có sáng tác một nhạc phẩm nào cho ra hồn ! Ngay như người thường dân là ông “Lộc Vàng” (Lộc hát nhạc Vàng), chỉ vì hâm mộ và hát “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn mà bị nhà cầm quyền bắt xử tội và giam tù nhiều năm ! Điều này minh chứng dưới chế độ Xã Hội Cộng Sản do Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Bắc Việt độc tài cai trị thì Âm Nhạc – Học Thuật – Văn Hóa không thể tồn tại, phát triển mà chỉ có tàn lụi đi mà thôi !
Chúng ta lấy mốc điểm từ năm 1954 chia đôi đất nước và chỉ đề cập tới nền Âm Nhạc Miền Nam trong bài viết này như một chủ đề “20 Năm Âm Nhạc Việt Nam Cộng Hòa”. Tại miền Nam, tuy chỉ mới vừa thoát khỏi chế độ thực dân Pháp và lại phải cưu mang gần 1,000 000 (một triệu) đồng bào miền Bắc di cư vào miền Nam sinh sống, làm lại cuộc đời trên phần đất phì nhiêu đầy hứa hẹn đời sống ấm no, sung túc và tự do lập nghiệp dưới sự chở che, bảo vệ của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa và dân chúng miền Nam hiền hòa, mộc mạc, hiếu khách đãi ngộ, cho dù trong kiến thức thô thiển, khiếm khuyết về địa lý chính trị, đồng bào miền Nam cũng ngờ ngợ, là lạ khi nhìn thấy và giao tiếp với “Người Bắc”: “ Ơ hay người Bắc Kỳ cũng là Việt từ miền “Bắc di cư” vào “Nước Nam” mình…” !
-Nhạc sĩ Lam Phương đã tiên phong hân hoan, đón tiếp đồng bào “ Bắc Kỳ di cư” với tiếng hát, cung đàn qua các nhạc phẩm đậm nét tâm tư, tình cảm chan hòa như : Hương Thanh Bình, Khúc Ca Ngày Mùa, Lá Thư Xuân, Mùa Hoa Phượng, Nắng Đẹp Miền Nam, Nhạc Rừng Khuya, Tình Cố Đô, Trăng Thanh Bình, Bức Tâm Thư, Buồn Chi Em Ơi, Chiều Hành Quân, Chiều Thu Ấy, Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Chuyến Tàu Thống Nhất, Duyên Kiếp, Đèn khuya,…
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nhạc phẩm: Đường Xưa Lối Cũ, Chiều Cố Đô, Duyên Quê, Đẹp Chiều Thôn Dã, Gạo Trắng Trăng Thanh, Múc Ánh Trăng Vàng, Trăng Rụng Xuống cầu, …
Ở trong “đám” người “Bắc di cư” vào Nam trên những chuyến “tàu há mồm” vừa mới chân ướt, chân ráo tạm cư ở những vùng đồn điền cao su ngút ngàn Quản Lợi , Quản Hớn, đất đỏ Hố Nai, Gia Kiệm, ruộng đồng phì nhiêu Bùi Môn, Cái Sắn, Rạch Giá, ven biển Phước Tỉnh, Phan Thiết, vùng cao nguyên Ban Mê Thuột, Gia Lai, Kon Tum, Bảo Lộc, Đà Lạt, vùng ven đô ngoại thành Saigon như Phú Thọ, Bà Quẹo, Thủ Đức, Biên Hòa, Phú Nhuận, Tân Bình, Vườn Xoài… Họ thành lập các họ đạo và giáo xứ: Tân Sa Châu, Tân Chí Linh, Bùi Phát, An Lạc, Hòa Bình… Trong tập thể “Người Bắc Di Cư” này có những Văn Thi Sĩ , Nhạc Sĩ tài hoa gần như là tinh hoa của nền Văn Chương – Âm Nhạc – Nghệ Thuật của Hà Nội hay miền Bắc thu nhỏ từ trước 1954, và nay tại miền Nam Tự Do từ mốc thời gian chia đôi đất nước này… Những con người tài hoa đất Bắc này đã như tìm được một sinh lộ mới, một quê hương tự do tươi sáng tại miền Nam nắng ấm, chan chứa tình người và họ đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn chương, thi ca, âm nhạc, nghệ thuật như trăm hoa đua nở dưới ánh sáng bình minh miền Nam. Họ hoài niệm và tiếc nhớ ngày tháng Hà Nội với 36 phố phường, có đường Cổ Ngư, Chùa Trấn Quốc, Hồ Gươm đầy sương mù giăng giăng của Thăng Long Hoài Cổ và có em đến thăm anh chiều mưa gió, đường xa lạnh lùng…!
-Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn và Phạm Đình Chương đã đem đến cho đời nhạc phẩm bất hủ Mưa Saigon Mưa Hà Nội, Hội Trùng Dương, Xóm Đêm, Ly Rượu Mừng,…-Phạm Duy với Con Đường Cái Quan, Tình Ca, Thuyền Viễn Xứ, Nghìn Trùng Xa Cách, Bên Cầu Biên Giới, Nhớ Người Thương Binh,…
-Cung Tiến với âm điệu cổ điển buồn xa vắng như Thu Vàng, Nguyệt Cầm, Hoài Cảm,…
-Văn Phụng vui tươi yêu đời với Tình, Tiếng Hát Với Cung Đàn, Các Anh Đi, Bức Họa Đồng Quê,…
-Ngô Thụy Miên với tình ca buồn vương nhẹ nhẹ mà ray rức tâm hồn với Mắt Biếc, Bây Giờ Tháng Mấy (bài này của Từ Công Phụng), Mùa Thu Cho Em ,…
-Y Vân đã bước trên thang bậc tài hoa hàn lâm âm nhạc và lịch lãm như “tay chơi” sành điệu với những sáng tác bất hủ: Lòng Mẹ, Ảo Ảnh, Đêm Huyền Diệu, Ngăn Cách, Thôi, Hai Mươi Bốn Mươi, Năm Cửa Ô Xưa, Anh Về Thủ Đô, Biển Sầu, Cánh Hoa Thời Loạn, Bóng Người Cùng Thôn, Đêm Giã Từ, Đêm Tái Ngộ, Thúy Đã Đi Rồi, Đêm Đô Thị, Về Dưới Mài Nhà, Kim, Sáu Mươi Năm Cuộc Đời,… Như một định mệnh, Ông giã từ thế gian cõi mộng trần và chia tay thế giới Âm Nhạc đã gắn liền với sinh hoạt nhộn nhịp của riêng thành phố Saigon về đêm, nơi chốn có nhiều phòng trà ca nhạc, vũ trường và nơi đó nhạc sĩ Y Vân hằng đêm với điếu thuốc trên môi, ôm cây Contrebasse buông thả những note nhạc như một cõi riêng mình…
-Nhật Ngân với Tôi Đưa Em Sang Sông,…
-Huỳnh Anh với điệu Blue Jazz Đời Tôi Chỉ Yêu Một Người, Thuở Ấy Có Em, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Kiếp Cầm Ca, Biết Nói Gì Đây, Sa Mạc Tuổi Trẻ, Mưa Rừng,…
-Nguyễn Ánh 9 với nhạc phẩm Không, Tình Khúc Chiều Mưa, Đêm Nay Ai Đưa Em Về,…
-Anh Bằng với Sầu Lẽ Bóng, Chuyện Một Đêm, Thương Vùng Hỏa Tuyến,…
-Khánh Băng – Phùng Trọng với Tiếng Mưa Rơi, Có Nhớ Đêm Nào,…
-Đỗ Lễ với Sang Ngang, Tình Phụ, …
-Nguyễn Trung Cang – Lê Hựu Hà với Tôi Muốn, Thương Nhau Ngày Mưa, Yêu Người Yêu Đời,…
-Nguyễn Hiền với Anh Cho Em Mùa Xuân, Chuyện Đêm Mưa, Hoa Bướm Ngày Xưa, Về Đây Anh,…
-Trường Sa với Một Mai Em Đi, Xin Còn Gọi Tên Nhau, Mùa Thu Trong Mưa,…
-Anh Việt Thu với Tám Điệp Khúc, Đa Tạ, Hai Vì Sao Lạc, Cuốn Theo Chiều Gió,…
-Lê Trọng Nguyễn với Nắng Chiều, Bến Giang Đầu, Chiều Bên Giáo Đường,…
-Thông Đạt với Ai Về Sông Tương, Đôi Mắt Huyền,…
-Hoàng Trọng với Dừng Bước Giang Hồ, Ngàn Thu Áo Tím, Một Thuở Yêu Đàn, Nhạc Sầu Tương Tư,…
-Hoài Linh với Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, Về Đâu Mái Tóc Người Thương,…
-Minh Kỳ với Nha Trang, Cánh Buồm Chuyển Bến, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Biệt Kinh Kỳ, Ai Nói Với Em, Mưa Trên Phố Huế,…
-Lê Dinh với Nếu Anh Đừng Hẹn, Đôi Bóng, Thương Đời Hoa, Hà Tiên,…
-Tuấn Khanh với Quán Nửa Khuya, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiếc Lá Cuối Cùng,…
-Trường Hải với Nhịp Đàn Vui, Chuyện Tình Mimosa, Những Cánh Hoa Dù, Nếu Nhớ Đến Em, Hai Cánh Phượng Buồn,…
-Xuân Tiên với Hận Đồ Bàn,Lửa Rừng, Khúc Nhạc Đồng Xanh, Mong Chờ, Ngát Hương Thanh Bình, Ngày Đầu Năm, Bóng Người Xưa,…
-La Hối bất hủ với nhạc phẩm Xuân Và Tuổi Trẻ,…
-Châu Kỳ với Con Đường Xưa Em Đi, Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa, Em Không Buồn Nữa Chị Ơi, Đừng Nói Xa Nhau,…
-Thăng Long với Quen Nhau Trên Đường Về, Giọt Mưa khuya, Giã Biệt Tình Yêu, Lá Thư Đầu Năm,…
-Duy Khánh với Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê, Ai Ra Xứ Huế, Biết Trả Lời Sao,Người Anh Giới Tuyến, Lối Về Đất Mẹ,…
-Song Ngọc với Chúng Mình Ba Đứa, Chiều Thương Đô Thị, Chuyện Buồn Năm Cũ, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Một Chuyến Bay Đêm,…
-Y Vũ với Thủy Thủ Và Biển Cả, Ngày Cưới Em, Lính Dù, Chuyện Loài Hoa Dang Dỡ, Ngày Mai Không Có Anh,…
-Trần Trịnh với Lệ Đá, Tiếng Hát Nữa Vời, Hai Sắc Hoa Tigôn,…
-Ngọc Bích với Mộng Chiều Xuân, Bản Đàn Xưa, Khúc Nhạc Tương Tư, Tiếng Hát Chiều Thu, Trở Về Bến Mơ,…
-Hoàng Nguyên với Ai Lên Xứ Hoa Đào, Anh Đi Về Đâu, Cho Người Tình Lỡ, Đừng Trách Gì Nhau, Tình Người Miền Nam,Tà Áo Tím, Lá Rụng Ven Sông,…
-Dzũng Chinh với Những Đồi Hoa Sim, Tha La Xóm Đạo, Hai Màu Hoa, Đêm Dài Chưa Muốn Sáng, Lời Tạ từ, Hoa Trắng Tình Yêu,…
-Anh Thy với Đừng Gọi Anh Bằng Chú, Hoa Biển, Lính Mà Em, Tâm Tình Người Lính Thủy, Biển Tuyết, Anh Về Một Chiều Mưa,…
-Trịnh Hưng với Lối Về Xóm Nhỏ, Biên Kia Bến Hải, Lúa Mùa Duyên Thắm, Đất Đẹp Miền Nam, Miền Nam Mưa Nắng Hai Mùa,…
-Hùng Lân với Sầu Lữ Thứ, Tiếng Gọi Lên Đường, Mùa Hợp Tấu, Vườn Xuân, Khỏe Vì Nước, Rạng Đông, Hận Trương Chi, Việt Nam Minh Châu Trời Đông,…
-Vũ Thành An với những tuyển tập nhạc Tình Khúc Không Tên (Bài Không Tên Số 2,3,4,…).
-Bảo Thu với Giọng Ca Dĩ Vãng, Cho Tôi Được Một Lần, Đừng Hỏi Vì Sao Tôi Buồn, Lời Chinh Nhân,…
-Hàn Châu với Những Đóm Mắt Hỏa Châu, Thư Người Lính Trận, Ngõ Hồn Qua Đêm, Nỗi Lòng Chinh Nhân, Chuyến Xe Cuối Cùng, Lời Trần Tình,…
-Tú Nhi với Đêm Buồn Tỉnh Lẻ, Đếm Bước Cô Đơn, Đoạn Buồn Đêm Mưa, Bài Ca Kỷ Niệm, Đoạn Cuối Tình Yêu,…
-Vinh Sử với Bạc Màu Áo Trận, Chuyến Xe Lam Chiều, Đêm Lang Thang, Đếm Giọt Sầu Rơi, Đêm Hỏa Châu, ...
-Mạnh Phát với Bước Chân Kỷ Niệm. Áo Tím Ngày Xưa, Bến Nước Tình Quê, Chuyến Đi Về Sáng, Đợi Sáng, Đường Tơ Chưa Dứt, Ngày Xưa Anh Nói, Nỗi Buổn Gát Trọ, …
Và còn nhiều nữa những nhạc sĩ tài hoa đã sáng tác nhiều nhạc phẩm để đời như: Vũ Đức Sao Biển, Vũ Huyến, -Ban AVT với Lữ Liên, Vân Sơn, Tuấn Đăng, Lê Uyên Phương, … Trong số sáng tác có nhiều loại nhạc Hùng Ca như: Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang,… và nhiều bài hát của Cục Chính Huấn VNCH như: Trên Đầu Súng, Thề Không Bội Quê Hương, Bình Long Anh Dũng, Trị Thiên Kiêu Hùng, Thề Chiến Thắng Quân Thù,…
Đặc biệt trong suốt 20 năm Cuộc Chiến Quốc – Cộng đã hình thành một nền Âm Nhạc Bolero rất đặc thù với tình cảnh của giới quân nhân đang cầm súng ngày đêm chiến đấu với giặc thù Cộng Sản Bắc Việt để bảo vệ dân chúng và xã hội miền Nam được yên bình. Dân miền Nam gọi là Nhạc Lính. Trong “thế giới” Nhạc Lính này, có nhạc sĩ -Trúc Phương với những ca khúc để đời và xứng danh “Ông Hoàng Nhạc Bolero” như: Nửa Đêm Ngoài Phố, Tàu Đêm Năm Cũ, Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, 24 Giờ Phép, Bông Cỏ May, Bóng Nhỏ Đường Chiều Cuối Tuần, Chiều Làng Em, Chuyện Chúng Mình, Để Trả Lời Một Câu Hỏi, Đêm Tâm Sự, Đò Chiều, Hai Chuyến Tàu Đêm, Kẻ Ở Miền Xa,…
-Phạm Thế Mỹ với Những Ngày Xưa Thân Ái, Trăng Tàn Trên Hè Phố, … Trầm Tử Thiên với Đưa Em Vào Hạ, Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy,…-Đặc biệt nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác rất nhiều nhạc phẩm viết theo thể điệu Bolero, và ông cũng được xem như là tiêu biểu cho dòng Nhạc Lính Bolero bất hủ với thời gian từ 1954 mãi cho tới nay như: Biển Mặn, Chuyến Đi Về Sáng, Rừng Lá Thấp, Tạ Từ Trong Đêm, Chuyện Tình Mộng Thường, Anh Không Chết Đâu Em, Tâm Sự Người Lính Trẻ, Người Ở Lại Charlie, Hoa Trinh Nữ, Từ Đó Em Buồn, Anh Về Với Em, Đám Cưới Đầu Xuân, Mùa Đông Của Anh, Tình Thư Của Lính,…
-Riêng trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ôm cây đàn đỏ, hắn là người nhạc sĩ tài hoa đã có đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị trong kho tàng nhạc Việt. Nhưng công đấy mà tội cũng đấy ! Hắn được dân chúng miền Nam yêu mến, mộ chuộng tài hoa Âm Nhạc và nhận lại sự phản bội. Hiện nay số đông người Việt tại hải ngoại có ý thức không muốn nghe, hát những bài nhạc của hắn nữa ! Ngay trong nước hiện tại, phần lớn nhạc của hắn vẫn còn bị nhà cầm quyền cấm đoán quyết liệt!
Trong kho tàng Âm Nhạc Miền Nam với hằng chục ngàn bản nhạc của nhiều nhạc sĩ thời danh từ 1954 – 1975 mà hầu hết dân chúng miền Nam đã nghe qua, và quen thuộc như in hằn trong tâm tưởng khó phai mờ dù đã trải qua thời gian dài với tình huống biển dâu thay đổi …! Trong đó tiếng hát thiên phú, tài tình của người Ca Sĩ thành danh đã đem nhạc phẩm tới khán thính giả mộ điệu, ắt hẳn chúng ta khó quên những giọng hát quen thuộc và tính chất đặc biệt cách riêng với những bản nhạc thể hiện tài hoa của họ như: Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Thúy, Mai Hương, Châu Hà, Quỳnh Giao, Khánh Ly, Dạ Hương, Thanh Mai, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Kim Loan, Khánh Hà, Hương Lan, Giao Linh, Thiên Hương, Carol Kim, Mai Lệ Huyền, Lê Uyên Phương, Bạch Yến, Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Elvis Phương, Anh Ngọc, Phượng Bằng, Duy Trác, Thanh Hùng, Jo Marcel, Chế Linh, Giang Tử, Nhật Trường, Thái Châu, Tuấn Ngọc, Anh Khoa, Duy Quang, Julie Quang,…
Trong tham vọng nhuộm đỏ thế giới, Đế quốc Nga – Tàu đã xử dụng Việt Cộng để xâm chiếm miền Nam và trong chủ trương của những nhà lãnh đạo khối Cộng Sản, chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt khi toàn thể thế giới bị đặt dưới sự cai trị, nô lệ hóa trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa với thuộc tính chuyên chính vô sản.
Tại miền Nam Việt Nam sau ngày 30 – 4 – 1975, bọn Việt Cộng ban nghị quyết ghép, buột tội toàn thể Văn Hóa Miền Nam là đồi trụy và thi hành quốc sách “Tiêu Diệt Văn Hóa Phẩm Miền Nam”. Chúng cho cán bộ truy lùng, tịch thu tất cả: sách, báo, băng nhạc, nhạc phẩm luôn cả những máy thu phát thanh và ngay những máy móc in ấn, photo copy cũng cùng chung số phận, chúng cấm đoán và qui định tội ca hát, phổ biến “Văn Hóa Ngụy” ngay trong dân chúng với nhiều tội danh qui chụp mơ hồ và phi lý ! Nhưng đó là lý lẽ của kẻ mạnh, mang thuộc tính loài thú hoang dã còn ở hang ổ, và leo trèo cây rừng hái trái với lớp lông rậm che thân trần truồng… loài Cộng Sản Bắc Việt. Để thay thế loại Nhạc Vàng mà chúng gọi xách mé đểu cáng là “nhạc Sến”, chúng chỉ thị và khuyến khích các nhạc sĩ, văn thi sĩ có thành tích bưng bô, liếm giường chiếu vốn là thuộc hạ của tên thi nô Tố Hữu, cố gắng rặn ra và tru sủa những “sản phẩm” có âm điệu, thổ ngữ buôn làng hoặc lơ lớ cao xuân sơn: Tiếng Chày Trên Sóc Bambo, Qua Miền Tây Bắc, Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân, Việt Nam Trung Hoa Núi Liền Núi Sông Liền Sông , Nắng Nông Trường, Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới, Cô Gái Vót Chông, Cô Gái Mở Đường, Rừng Xanh Vang Tiếng Ta Lư, Gặp Nhau Trên Đỉnh Trường Sơn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Chào Em Cô Gái Lam Hồng, Tiếng “Gào” Giữa Rừng Pắc Pó, … Loại nhạc nghe như tra tấn nhục hình tội nhân, có hàng hàng cờ đỏ và biểu ngữ với những khẩu hiệu kêu gọi phá núi, phá rừng, đốt phá xóm làng, giết người, cướp của gọi là cách mạng với lời hát sắt máu “thề phanh thây, uống máu quân thù…” đậm tính chất loài thú dã man nào có tính người… Đấy là loại nhạc “đỏ” của bọn chiến thắng ! Phần lớn loại nhạc phải có chỉ tiêu bần nông với bản làng và tình đồng chí chung chạ xã hội chủ chuồng là như thế …!
Với hệ thống cán bộ tư tưởng, tuyên giáo và 800 cơ quan quản trị thông tin nhà nước chỉ đạo hơn 800 tờ báo, 300 đài truyền hình chính qui, hơn 200 kênh Video Clip bán chính quí và hệ thống “bò đỏ” Dư Luận Viên năng nỗ hoạt động hết “công xuất” để tuyên truyền triệt hạ Nhạc Vàng là Nhạc Tiền Chiến, Nhạc Bolero của Miền Nam, và chúng bị thất bại chua cay … !
Từ cả thế kỷ qua Người Việt Nam đã tiếp xúc với nền Văn Minh Tây Phương và cũng bởi dân Việt rất ham học và biết mộ chuộng học thuật Chân – Thiện – Mỹ cho dù là xuất phát từ bất cứ nền văn minh nào, miễn đấy là Tố Chất là nét Đẹp làm phong phú cho con người trên tiến trình làm Người hướng thượng. Trong số có Âm Nhạc theo thể điệu Tây Phương đã được dân Việt ta học tập và phát triển rất phổ thông trong xã hội Việt Nam hài hòa. Bây giờ nếu chúng ta nghe một vài bản nhạc Việt viết theo thể điệu Âm Nhạc Tây Phương thì chúng ta quen thuộc là “nhạc Việt” nước mình, chẳng ai còn cảm thấy xa lạ vì âm nhạc của Tây Phương nữa cả .
Muốn biết chân giá trị của học thuật Âm Nhạc qua nhạc phẩm của những nhạc sĩ tài hoa, thì có lẽ chỉ có kinh qua thời gian dài lâu và từ hằng thập niên qua thập niên sau, từ thế kỷ này qua thế kỷ sau với gian nan chìm nổi trôi theo vận nước, mà nhạc phẩm đã thẩm thấu trong tâm hồn người mộ điệu vẫn còn được tồn tại … Đó chính là Nhạc Phẩm và Nền Nhạc Vàng Miền Nam của chúng ta với thực chất xứng danh Nhạc Hàn Lâm mà thế giới đã qui định thang bậc. Hiện tại, không chỉ có Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại các quốc gia Tự Do nhân bản, đã rời khỏi quê hương Mẹ trong cơn biến loạn, và trong tình thế thập tử nhất sinh, mà vẫn cưu mang theo nền Âm Nhạc Miền Nam như gia tài quí báu đồng nghĩa với “Chúng ta ra đi mang theo quê hương” tinh thần 20 Năm Âm Nhạc Miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa. Đã 45 năm qua, nền Âm Nhạc Miền Nam vẫn luôn được đồng bào miền Nam trân quí, yêu thương và lan truyền thẩm thấu tới đồng bào miền Bắc, đồng nghĩa với tính cách công nhận giá trị Âm Nhạc cũng là tố chất nhân tính là nhân phẩm của người Lính Việt Nam Cộng Hòa với trọng trách, lý tưởng Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm bảo quốc – an dân và mãi tới ngày nay tình cảm trân quí ấy vẫn còn đậm sâu trong tâm khảm. Vinh Dự thay ! Trong khi đó thứ loại “nhạc Đỏ” được cả thế quyền ra hết sức quảng bá khắp nước như cơn mưa rào, chưa được thấm vào mặt đất thì “nó” đã bị khô chết mau vì sao Đơn giản, vì tồi. Vậy hỏi Ai giải phóng Ai ?
Trịnh Khải Hoàng
California Tháng 8 - 2020.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét