Cây ăn trái miền Châu Thổ Cửu Long
(mãng cầu, xoài, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm, măng cụt)
1.Dẫn nhập.
Trong 4 vùng thiên nhiên nưóc Việt: miền Bắc, miền Trung, miền Cao Nguyên và miền Nam , thì miền sau cùng này, còn gọi là Miền Châu Thổ Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho cac loài cây ăn trái nhiệt đới vì khí hậu nóng quanh năm, nước kinh rạch ngổn ngang. Nhà nào cũng có vườn trồng nhiều loại cây ăn trái . Sau đây ta thử điểm qua vài loài cây phổ thông, tạo ra văn minh miệt vườn .
2. Vài loại cây ăn trái phổ thông
2.1.cây mãng cầu.
Trong Nam gọi là mãng cầu, còn ngoài Bắc nước ta gọi là na. Cây na ( Annona squamosa), có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Trước 1975, có trồng na ở ngoài Vũng Tàu còn hiện nay, na trồng nhiều ở miền châu thổ Cửu Long, tại đây có loại mãng cầu du nhập từ Thái Lan và cái lạ của giống mãng cầu nữ hoàng này là khi chín thơm, vỏ ngoài của trái có màu vàng, da căng. Hình dáng trái cũng như những loại mãng cầu khác, nhưng trọng lượng thì lớn gấp 3-5 lần so với mãng cầu thông thường, khoảng 1kg/trái, cá biệt có trái nặng đến 1,5kg. Thịt của loại mãng cầu nữ hoàng dày, có vị ngọt thanh, khi ăn thấy mùi thơm mát.
Trái mãng cầu dai (quả na) khổng lồ
2.2. cây xoài . (Mangifera indica).
Nói về xoài miền châu thổ Cửu Long thì phải nghĩ ngay đến giống xoài cát Hoà Lộc ở tỉnh Mỹ Tho . Trái xoài cát Hòa Lộc hình dáng thuôn thả, phần cuống trái bầu tròn, phía đuôi trái nhọn, thân trái uốn thon mềm mại, vỏ rất mỏng, màu vàng tươi. Hương vị thì ngọt ngào thanh dịu. Mỗi trái khoảng 450g; khi cắt ra thì trái xoài cát Hòa Lộc dày thịt, mịn dẻo, ráo nước và rất ít xơ.
2.3. cây sầu riêng ( Durio zibethinus).
Sầu Riêng là cây trồng có giá trình kinh tế cao. Ở Việt Nam, sầu riêng chủ yếu được trồng ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia. Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25-30 m, cây có tán lá thưa. Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước.
Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa . Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 - 30m, cây có tán lá thưa. Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu. Hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác. Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bật gốc khi gặp gió lớn, nên cần trồng các loại cây chận gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo. Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 năm, cây sẽ cho thu hoạch.
Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngập úng vào mùa mưa.
Lá sầu riêng mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác.
Rễ sầu riêng có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên cần trồng các loại cây chận gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão. Sau khi trồng khoảng 3 - 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm. Tùy thuộc vào từng loài mà quả có hình dáng từ thuôn đến tròn, màu vỏ từ xanh lục đến nâu, màu thịt quả từ vàng nhạt đến đỏ. Quả sầu riêng có đặc điểm là kích thước lớn, mùi mạnh, và nhiều gai nhọn bao quanh vỏ. Quả thường nặng một đến ba kilogram (2 đến 7 lb). Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia…
Giống sầu riêng Cái Mơn rất nổi tiếng .Thịt quả có thể ăn được, và tỏa ra một mùi đặc trưng, nặng và nồng, ngay cả khi vỏ quả còn nguyên. Một số người thấy sầu riêng có một mùi thơm ngọt ngào dễ chịu, nhưng một số khác lại không chịu nổi và khó chịu với cái mùi này. Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và trên máy bay.
Cây Sầu riêng
2.4.cây vú sữa.
Cây vú sữa tên Latin là Chrysophyllum cainito, thuộc họ Sapotaceae . Cây vú sữa có nguồn gốc ở Trung Mỹ. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, cao lên tới từ 10 - 15 mét. Trái vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Tại Việt Nam, cây vú sữa có 2 loại chính là vú sữa da xanh và vú sữa da tím than, tuy khác nhau về màu sắc nhưng vị ngọt, mùi thơm gần giống nhau. Miền châu thổ Cửu Long có giống vú sữa Lò Rèn trước kia trồng rất nhiều vùng Vĩnh Kim gần Mỹ Tho trở thành một trong những loại trái cây thượng hạng được ưa thích rộng rãi. Cây vú sữa cho trái da bóng láng, khi chín ngả từ xanh sang màu hột gà, vỏ mỏng, ít hạt, thịt trắng dẻo, mềm mại, khi nắn nhẹ xung quanh trái sẽ cho ra sữa trắng thơm ngọt ngào nơi cuống trái. Cây vú sữa cho trái sung nhất từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 âm lịch năm sau, xuyên qua mùa tết. Dân quanh vùng gọi giống vú sữa Lò Rèn vì cây đầu dòng được trồng bên cạnh một cái lò rèn nên dân Mỹ Tho quen gọi như vậy . Nhưng giai đoạn khoảng cuối những năm 1970 đến những năm 1980, việc khủng hoảng lương thực chung của đất nước khiến diện tích vú sữa Lò Rèn lần đầu bị thu hẹp, thay bằng những cây trồng ngắn ngày khác. Phải đến đầu những năm 2000, vú sữa Lò Rèn mới bắt đầu được "hồi sinh".Tuy nhiên, Vú sữa Lò Rèn rơi vào thoái trào vì cỡ 10 năm trở lại đây, cây trong vùng bị nhiều đợt thối rễ, khô cành chết hàng loạt. Nhiều người cố trồng lại cũng không thành, nên đổi luôn sang các loại trái cây khác như sapoche, dừa, bưởi...
2.5. cây chôm chôm.
Cây chôm chôm có tên khoa học Nephelium lappacium L. và tiếng Pháp là rambutan là giống cây ăn quả nhiệt đới, họ Sapindaceae . Cây này trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng nhiều vùng nhiệt đới khác như Trung Mỹ, Hawaì, Úc châu . Chữ rambutan phát xuất từ tiếng Mã Lai rambut có nghĩa là ‘lông’, gợi hình loài quả chôm chôm có nhiều ‘lông’.Cây chôm chôm có tên khoa học Nephelium lappacium L Cây này trồng khởi nguyên ở Đông Nam Á. Ngày nay được trồng nhiều vùng nhiệt đới khác như Trung Mỹ, Hawaì, Úc châu . Cây chôm chôm thích ứng cho những vùng đất không ngập nước. Ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam phần, sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long…Bài ca Tình đẹp mùa chôm chôm ghi nhận trái cây này:
Nhớ mùa chôm chôm trước
Mùa chôm chôm kỷ niệm
Biết bao nhiêu nồng thắm
Có một chàng thiếu niên
Nơi đô thành tìm xuống Vĩnh Long thăm bạn hiền
Định mệnh xui khiến em
Sắp đặt chuyện tình cờ, chẳng hẹn mà nên thơ
Khi xe vừa đổ bến, cô em cười tươi thắm mời anh mua chôm chôm
Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước). Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm. Ở Đông Nam Á, cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Nhưng Thái Lan mới chính là nước sản xuất nhiều chôm chôm nhất với 588 ngàn tấn (55.5%), sau đó là Indonesia với 320 ngàn tấn (30.2%) và Mà lai Á với 126 ngàn tấn (12%). Cả 3 xứ này hợp lại đã cung cấp 97% của toàn trái chôm chôm trên toàn thế giới . Ở Thái Lan, tỉnh Surat Thani là tỉnh trồng chôm chôm nhiều nhất
Người Hà Lan đem trồng chôm chôm vào Indonesia và cũng đưa giống chôm chôm trồng ở Suriname Nam Mỹ .
Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...) và trái chôm chôm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực được tạo từ những cây đực (chiếm khoảng 40-60% ở những cây trồng bằng hạt). Hoa đực không có nhụy cái, mang 5-8 nhị đực với bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn; không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa (hình dưới). Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa.
- ở hoa lưỡng tính đực có nhụy cái và nhị đực cùng phát triển. Nhị đực mang bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Tuy nhiên, nhụy cái không có chức năng bình thường vì không mở hoàn toàn khi hoa nở nên việc thụ phấn bị trở ngại.
- ở hoa lưỡng tính cái , vòi nhụy cái phát triển tốt hơn và nhị đực thường bất thụ. Lúc hoa nở, nướm nhụy cái chẻ đôi vươn dài ra khỏi các lá đài bao ngoài và có khả năng nhận hạt phấn trong vòng 48 giờ. Hoa lưỡng tính cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.
Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái
Hạt chôm chôm chứa 35 - 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vì hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt.. Hạt chôm chôm, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt.
Chôm chôm ngoài công dụng chữa bệnh và ăn tươi thì trái chôm chôm được cung cấp cho thị trường. Năng suất chôm chôm bình quân đạt khoảng 15 - 20 tấn/ha. Với giá chôm chôm hiện tại thì sau khi trừ chi phí phân, thuốc, công chăm sóc… lợi nhuận từ thu được từ chôm chôm là rất lớn.
2.6. Cây măng cụt.
Cây măng cụt không hạp với đất vôi hoặc đất cát nghèo chất mùn, Ngoài ra, mảng cụt cần mưa đều trong năm. Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. Phải che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu như lưới che sáng hoặc tre đan có khoảng trống để cho ánh sáng di qua ( khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).
Thái Công Tụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét