Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

Phụ Nữ Việt Nam Nổi Ghen Với Đệ Nhất Phu Nhân Hàn Quốc! Tình Hình Nga Sau Vụ Nổi Loạn và Kính Chuyển Tin Quốc Tế & Việt Nam Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Phụ nữ Việt Nam cả nước, bỗng nổi cơn ghen! khi thấy Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, Kim Keon Hee, quá duyên dáng trong tà áo dài truyền thống Việt Nam! (Hình: Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, Kim Keon Hee đang tháp tùng chồng, Tổng thống Yoon Suk Yeol, trong chuyến thăm Việt Nam.) -Sáng 23/6, Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng chủ trì lễ đón Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Phu nhân Kim Keon Hee cùng đoàn quan chức cấp cao tới thăm chính thức Việt Nam. Tại đây này, Phu nhân Kim Keon Hee gây chú ý nhất, khi xuất hiện trong tà áo dài truyền thống Việt Nam!
<!>



(Ảnh: Phu nhân Hàn Quốc, Kim Keon Hee duyên dáng trong tà áo dài truyền thống Việt)

(Ảnh: Tháp tùng chồng trong nhiều chuyến đi quan trọng, Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc luôn thu hút nhờ vẻ ngoài xinh đẹp)



(Ảnh: Phu nhân Hàn Quốc, Kim Keon Hee rất thân thiện với mọi người)


(Hình: Học sinh vẫy cờ chào Phu nhân Tổng thống Hàn Quốc, tại sân Phủ Chủ tịch nước CSVN)

Kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức vào giữa năm 2022, Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, Kim Keon Hee liên tục trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông.

Tháp tùng chồng trong nhiều chuyến công du quan trọng, Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc thu hút nhờ vẻ ngoài xinh đẹp, phong cách thời trang sành điệu, thanh lịch.

Bà Kim Keon Hee, từng theo học chuyên ngành hội họa tại Đại học Kyonggi (Hàn Quốc). Sau đó, bà học thạc sĩ về giáo dục nghệ thuật và lấy bằng tiến sĩ về thiết kế nội dung kỹ thuật số.

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc vừa giảng dạy tại các trường đại học, vừa theo đuổi sự nghiệp trong ngành nghệ thuật, thiết kế. Năm 2007, bà thành lập công ty chuyên về lập kế hoạch triển lãm mang tên Covana Contents, chuyên tổ chức các triển lãm nghệ thuật quy mô lớn.

Nói về định hướng sự nghiệp của mình, bà từng tâm sự trên báo chí Hàn: "Từ khi còn nhỏ, tôi đã quan tâm đến nghệ thuật. Từ nền tảng học vấn của mình, tôi mong muốn bắt đầu một công việc kinh doanh có thể truyền bá giá trị của nghệ thuật. Tôi muốn vượt ra khỏi các triển lãm nghệ thuật để tạo ra ảnh hưởng tích cực trong lĩnh vực văn hóa nói chung".

Có sẵn kiến thức về nghệ thuật, bà Kim Keon Hee không khó khăn để tạo dựng cho mình một phong cách thời trang đẳng cấp cao nhất! Các trang phục của bà thể hiện sự tinh tế, trang nhã và phù hợp với từng tổ chức và từng nơi bà xuất hiện.

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc cũng ít khi mặc lập lại, bà thường cập nhật những xu hướng mới, hoặc sáng tạo trong cách phối hợp trang phục. Truyền thông Hàn Quốc đánh giá, sức ảnh hưởng của bà Kim Keon Hee không kém các biểu tượng thời trang trong làng giải trí Hàn Quốc.


(Ảnh: Bà Kim Keon Hee trong một lần xuất hiện cùng chồng)

Bà Kim là một phụ nữ hiện đại và năng động. Bà thổ lộ không bao giờ muốn từ bỏ sự nghiệp của mình, chấp nhận là một người đàn bà nội trợ. Năm 2018, bà chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: "Tôi không muốn từ bỏ sự nghiệp của mình và trở thành bà nội trợ chỉ vì chồng là quan chức cấp cao".

Bà là Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc hiếm hoi, có câu lạc bộ người hâm mộ riêng. Một cộng đồng trực tuyến dành riêng cho bà trên cổng thông tin lớn nhất Hàn Quốc! Naver đã được thành lập tháng 12/2021 và có gần 100 nghìn thành viên! Fanpage mang tên Keon, hee sarang (Tình yêu dành cho Keon Hee!) tập hợp và chia sẻ hình ảnh đời thường của bà.



(Ảnh: Bà Kim Keon Hee là một phụ nữ có phong cách thời trang tinh tế, hiện đại)

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động cá nhân, với tư cách là nhà quảng bá văn hóa, nhân đạo và có nhiều lịch trình riêng, không chỉ là “bình hoa” tháp tùng chồng.

Tại Hàn Quốc, Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee được xem là hình tượng người phụ nữ kiểu mới (New Woman). Đây là thuật ngữ ca ngợi sự độc lập của nữ giới thời hiện đại, luôn thích nghi với sự mới mẻ và hướng tới tương lai. Nhiều cơ quan truyền thông nhận định, bà còn sáng hơn những ngôi sao màn bạc!


Nổi sóng dư luận! nhất là phụ nữ Việt, khi thấy Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc, diện áo dài truyền thống Việt Nam!

-Trong thời gian tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, bà Kim Keon Hee, đệ nhất phu nhân Hàn Quốc trong tà áo dài duyên dáng, đi thăm một số cơ sở văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam. Hình ảnh bà, làm lu mờ chuyến viếng thăm của Tổng Thống Hàn Quốc!

Đây dường như là lần đầu tiên Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc diện trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam. Trong lễ đón chính thức, bà mặc váy màu xanh đậm.


(Ảnh: Phu nhân Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng, bà Phan Thị Thanh Tâm (phải) và Phu nhân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, bà Kim Keon Hee, đi thăm một số cơ sở văn hóa, lịch sử đất nước, con người Việt Nam.)

Bà kết hôn với ông Yoon Suk-yeol hồi tháng 3/2012. Trong cuộc phỏng vấn năm 2018, bà tiết lộ đã quen biết ông Yoon từ rất lâu và hai người được bạn bè khen "xứng đôi".


(Ảnh: Bà Kim bước xuống thảm đỏ trong trang phục áo dài xanh, vẫy chào các em nhỏ rồi lên xe rời đi.)

Bà Kim ít xuất hiện trước công chúng trong giai đoạn ông Yoon tranh cử, nhưng lại liên tục có mặt cạnh chồng, sau khi ông nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc.


(Ảnh: Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee (thứ 5 từ trái) mặc áo dài truyền thống của Việt Nam, khi cùng Phu nhân Phan Thị Thanh Tâm (giữa) thưởng trà, xem biểu diễn áo dài và nghe nhạc).


(Ảnh: Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee ấn tượng với hình ảnh hoa sen và trà sen của Việt Nam.


(Ảnh: Chủ tịch nước CSVN Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Phu nhân tại Phủ Chủ tịch.)

Theo Korea Times, bà Kim thường xuyên nổi bật và thu hút nhiều sự chú ý mỗi lần xuất hiện cạnh Tổng thống Yoon. Trong chuyến tháp tùng chồng dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha, hồi giữa năm 2022, Đệ nhất phu nhân Kim Keon hee được nhiều tờ báo Hàn Quốc gọi là fashionista vì phong cách ăn mặc đẹp, độc đáo của mình.


(Hình: Tổng thống Yoon Suk Yeol và Phu nhân trong cuộc gặp gỡ đại diện cộng đồng người Hàn Quốc đã và đang sống, làm việc tại Việt Nam ngày 22.6.)

Cho Jin man, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Nữ sinh Duksung ở Seoul, ví bà Kim Keon-hee như làn gió mới, đại diện cho sự thay đổi và phát triển của phụ nữ.


(Ảnh: Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee đến thăm Làng trẻ em SOS ở Hà Nội trong ngày 22/6 để tham dự sự kiện Bike Run nhằm quyên góp xe đạp cho trẻ em khó khăn ở Việt Nam.)

Trước đó sáng 22/6, chuyên cơ chở Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước CSVN 3 ngày theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên Tổng thống Hàn Quốc đến thăm kể từ khi nhậm chức.


Nam Hàn và Việt Nam Ký Ghi Nhớ Về Cung Cấp Đất Hiếm


(Hình: Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol và Chủ tịch CSVN Võ Văn Thưởng bắt tay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 23/6/2023.)

-Nam Hàn và Việt Nam vừa ký một bản ghi nhớ thiết lập một trung tâm dây chuyền cung cấp đất hiếm các các khoáng sản quan trọng khác như tungsten nhằm giúp bảo đảm nguồn cung ổn định cho các công ty Nam Hàn, khuyến khích họ đầu tư vào Việt Nam.

Việc ký kết diễn ra nhân chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đến Việt Nam.

Tuyên bố của Tổng thống Nam Hàn từ Hà Nội sau cuộc gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: “Hai nước đã đồng ý tăng cường hợp tác trong đường dây cung ứng các khoáng sản then chốt. Đặc biệt, chúng tôi đã đạt được thoả thuận rằng có nhiều tiềm năng hơn nữa trong việc phát triển đất hiếm cùng nhau, vì khoáng sản này có rất nhiều tại Việt Nam”.

Tuyên bố này được đưa ra vào khi các công ty trên toàn cầu đang chạy đua để có được nguồn cung các khoáng sản quan trọng như đất hiếm được sử dụng cho xe hơi điện, chất bán dẫn, điện thoại di động và các sản phẩm khác. Nam Hàn là quốc gia có nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực này như Hyundai Motor và Samsung, nhưng lại thiếu các loại khoáng sản này.

Cũng nhân chuyến thăm này, Tổng thống Nam Hàn đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 4 tỉ Mỹ kim vốn vay cho đến năm 2030 như một phần trong trợ giúp phát triển chính thức.

Theo truyền thông Nam Hàn, Tổng thống Yoon cho biết, hai nước đã đồng ý sẽ có các thảo luận thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao nhằm mở rộng hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng.

Tuần duyên Nam Hàn và Bộ Công an CSVN đã ký bản ghi nhớ, theo đó Nam Hàn sẽ giúp Việt Nam gia tăng khả năng an ninh biển.

Tổng thống Nam Hàn cam kết sẽ tiếp tục mở rộng chương trình trợ giúp phát triển cho Việt Nam bằng cách tăng hạn mức trợ giúp qua Quỹ Hợp tác Phát triển Kinh tế từ mức 1,5 tỉ Mỹ kim giai đoạn 2016 đến 2023 lên mức 2 tỉ Mỹ kim giai đoạn 2024-2030.

Nhân chuyến thăm này, hai nước đã ký tổng cộng 17 thoả thuận và văn bản bao gồm kế hoạch hành động cho việc thực hiện quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập giữa hai nước hồi năm 2022.


Tin Quốc Tế Đó Đây

***
Khủng Hoảng! Wagner “Nổi Loạn”: Quân Đội Nga Bị Chia Rẽ Trầm Trọng? Yếu Thấy Rõ!

-Trang mạng Nhật báo Pháp Le Monde, hôm 25/6/2023, dẫn các nguồn tin từ các báo Mỹ cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã biết từ trung tuần tháng Sáu rằng lãnh đạo tập đoàn quân sự Wagner đã chuẩn bị một cuộc nổi loạn chống bộ chỉ huy quân sự Nga. Sự việc cũng được giới quan sát đánh giá là có sự chia rẽ trong giới tướng lĩnh Nga.

Tờ New York Times viết: “Tình báo Mỹ hôm thứ Tư 21/6 đã thông tin cho giới chức quân đội Mỹ và chính quyền biết rằng ông Yevgeni Prigozhin dường như đang chuẩn bị tiến hành một hoạt động quân sự chống lại giới chức cao cấp quốc phòng Nga”. Những cơ quan tình báo này từng công khai thông báo hồi cuối năm 2021 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch xâm lược Ukraine và đã cung cấp những thông tin này.

Còn tờ Washington Post thì khẳng định các cơ quan tình báo Mỹ không biết chính xác khi nào cuộc nổi loạn sẽ diễn ra, nhưng những cơ quan này được đặt trong tình trạng báo động tối đa trong hai tuần qua. Một lãnh đạo tình báo giải thích rằng xung đột trong giới lãnh đạo Nga ngày một hiện rõ sau lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, ngày 10/6, buộc các binh sĩ của nhóm Wagner phải ký hợp đồng với chính phủ. Washington Post dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ, cho rằng Tổng thống Nga đã biết ý định của Prigozhin.

Về điểm này, trả lời phỏng vấn đài RFI, ông Ulrich Bounat, chuyên gia địa chính trị, khu vực Đông-Trung Âu, Viện Open Diplomacy, có cùng nhận định rằng cuộc nổi loạn của Wagner làm lộ rõ những chia rẽ trong nội bộ quân đội Nga.

“Chiến dịch này, dù rằng ông Prigozhin biện minh như là một hành động phản ứng chống việc Bộ Quốc phòng Nga dội bom một trong số các trại lính của ông, nhưng nếu nhìn vào những trang thiết bị được cung cấp, điều kiện tiến hành dễ dàng, rõ ràng chiến dịch này đã được lập kế hoạch từ trước và Prigozhin không thể phiêu lưu một mình.

Ông ấy chắc chắn có được những bảo đảm và sự bảo đảm này, rất có thể ông ấy có được từ một bộ phận bộ tham mưu trong quân đội Nga. Điều thấy rõ là ông ấy có thể đi vào thành phố Rostov, chiếm lấy trụ sở phân khu nam của quân đội Nga mà không cần một phát súng nào. Điều này thực sự chứng tỏ có sự đồng lõa trong quân đội.

Ngoài điều đó ra, chúng ta biết là có những căng thẳng rất lớn bên trong bộ tham mưu quân đội Nga, tình hình ngày càng trở nên tồi tệ từ nhiều tháng qua và ông Vladimir Putin chưa bao giờ giải quyết dứt điểm. Cuối cùng chính việc ông ấy để cho tình hình xấu đi và cuộc xung đột tiềm tàng, một kiểu chiến tranh giữa các băng đảng trong nội bộ quân đội, đã khiến cho tình hình thực sự bùng nổ hiện nay.

Những gì vừa diễn ra một mặt có thể làm xói mòn quyền lực và mặt khác, tàn phá hình ảnh về hệ thống quyền lực mà Vladimir Putin phô bày và tự hào là đã thiết lập được từ khoảng hai thập niên qua”.


RIA: Thành Phố Rostov-On-Don của Nga Yên Bình Sau Khi Prigozhin Rời Đi


(Hình: Người dân thành phố Rostov-on-Don đổ ra đường xem các xe quân sự hôm 24/6/2023.)

-Tình hình xung quanh trụ sở Quân khu miền Nam của Nga ở Rostov-on-Don đã yên bình và giao thông đường phố đã hoạt động trở lại, hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin hôm 25/6/2023, sau khi Yevgeny Prigozhin và những người lính đánh thuê của ông này rời thành phố.

Một video trên ứng dụng nhắn tin Telegram của hãng thông tấn này, được quay ở thành phố Rostov-on-Don, cho thấy một người đàn ông quét đường và những chiếc xe hơi di chuyển dọc theo một con phố khác.

Thông tấn xã Reuters không thể xác minh độc lập bản tin này.

Cuối ngày thứ Bảy, Prigozhin, thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga, được nhìn thấy rời trụ sở quân khu ở Rostov-on-Don, sau khi ngưng một cuộc nổi dậy chống lại lực lượng quân sự của Nga.


Lực Lượng Wagner Chấm Dứt Cuộc Nổi Loạn và Rút Khỏi Các Vị Trí Trên Đất Nga

-Vào hôm 25/6/2023, các tay súng trong lực lượng lính đánh thuê Wagner đang dần dần rút ra khỏi các vị trị họ chiếm đóng tại Nga từ hôm 24/6 sau cuộc “nổi loạn” bất thành do thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin của họ khởi động. Sau vài tiếng đồng hồ căng thẳng ông Prigozhin đã đạt được một thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc nổi dậy và qua lưu vong ở Belarus.

Theo chính quyền địa phương hai vùng Lipetsk, ở phía Nam Mạc Tư Khoa và Voronezh, nằm giữa Mạc Tư Khoa và Rostov trên sông Đông, nơi xuất phát cuộc nổi loạn, các lực lượng lính đánh thuê Wagner đều đã rời khỏi các vùng này vào hôm nay. Đây là hai địa điểm trên chặng trên đường tiến quân của Wagner về phía thủ đô Nga.

Ngay từ tối hôm qua, phủ Tổng thống Nga đã loan báo việc ông Prigozhin đã đồng ý qua Belarus, nhưng không nói rõ là vào lúc nào và không cho biết nhân vật này đang ở đâu.

Theo phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov, với sự nỗ lực trung gian hòa giải của Tổng thống Belarus, chính quyền Nga đã đạt được thỏa thuận với Wagner, theo đó, ông Prigozhin sẽ được phép rời Nga tới Belarus, chính phủ Nga đã đồng ý hủy bỏ vụ điều tra hình sự nhắm vào ông, những tay súng tham gia cuộc nổi loạn sẽ không bị truy tố. Theo ông Peskov, mục tiêu cuộc đàm phán với nhóm Wagner là tránh một cuộc “tắm máu”.

Về phần mình, ông Prigozhin đã ra lệnh cho lực lượng Wagner trên đường tiến đến Mạc Tư Khoa quay đầu trở lại, cho biết là lực lượng này đã rời thành phố Rostov trên sông Đông và trở lại căn cứ của mình.

Đối với ông Nicolas Gosset, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quốc Phòng Hoàng Gia ở Brussels, cuộc nổi loạn bất thành đã khiến của thủ lĩnh lực lượng Wagner mất uy tín. Trả lời Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), ông nhận xét:

“Quả là một cái tát nhục nhã đối với ông ta vì đã bị mất mặt mà không giành được cơ sở tối thiểu cho những gì ông ta từng tuyên bố sẽ đòi được, sau khi Bộ Quốc phòng Nga ngày 10 tháng 6 vừa qua đã áp đặt lệnh buộc các lực lượng dân quân Nga phải ký hợp đồng với bộ. Giờ đây, trong thực tế, những người lính của Wagner không tham gia cuộc nổi loạn sẽ phải ký hợp đồng còn số phận những người tham gia thì không rõ ràng lắm, cho dù có tin là họ được bảo đảm về an ninh.

Tham vọng cá nhân của ông Prigozhin vẫn là một dấu hỏi. Do việc ông ta không bị luật pháp chi phối, cái gì cũng có thể xẩy ra trong tương lai, thậm chí cả việc mạng sống của ông bị đe dọa, điều mà ta không thể biết được.

Nhưng có thể nói rằng cả Prigozhin lẫn Putin đều mất mặt trong vụ nổi loạn, trừ phi đây chỉ là một cuộc “đảo chính giả”, và trong một chừng mực nào đó, mọi sự đều được dàn dựng để cho thấy một thành công, hay ít ra là một bước đột phá lớn của những tham vọng cực đoan nhất bên trong Nhà Nước Nga”.


Thủ Lĩnh Wagner Nói Lính Đánh Thuê Nga Rút Lui Là Để Tránh Đổ Máu!


(Hình: Người dân tập trung trên một con phố khi các chiến binh của đoàn quân lính đánh thuê tư nhân Wagner được khai triển gần trụ sở của Quân khu Nam bộ ở thành phố Rostov trên sông Don, Nga, ngày 24 tháng 6 năm 2023.)

-Các chiến binh đánh thuê Nga nổi loạn tiến quân tới Mạc Tư Khoa giờ đã đồng ý quay trở lại để tránh đổ máu, lãnh đạo của họ cho biết ngày thứ Bảy, trong một bước đi giảm leo thang cuộc khủng hoảng mà đã trở thành một thách thức lớn đối với quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin.

Các chiến binh của đạo quân tư nhân Wagner do cựu đồng minh của ông Putin là Yevgeny Prigozhin điều hành đã tiến hơn nửa chặng đường đến thủ đô, sau khi chiếm được thành phố Rostov trên sông Don và bắt đầu hành trình 1.100 cây số tới Mạc Tư Khoa.

Trong một thông điệp bằng âm thanh, ông Prigozhin cho biết các chiến binh sẽ quay trở lại căn cứ vì nguy cơ đổ máu.

Một thỏa thuận ngăn chặn các chiến binh Wagner tiến xa hơn nữa khắp nước Nga để đổi lấy sự bảo đảm an toàn cho quân nổi loạn đã được Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian điều giải.

Trước đó, ông Prigozhin cho biết lính của ông đang “hành quân vì công lý” để loại bỏ các chỉ huy Nga nhũng lạm và bất tài mà ông cho là đã làm hỏng cuộc chiến ở Ukraine.

Trong bài diễn văn trên truyền hình từ Ðiện Cẩm Linh, ông Putin nói rằng sự tồn tại của nước Nga đang bị đe dọa.

“Chúng ta đang chiến đấu vì sinh mạng và an ninh của người dân, vì chủ quyền và độc lập, vì quyền được tồn tại, một quốc gia có lịch sử hàng ngàn năm”, ông nói.

“Tất cả những kẻ cố tình bước vào con đường phản bội, những kẻ chuẩn bị nổi dậy vũ trang, những kẻ đi theo con đường tống tiền và các phương thức khủng bố, sẽ chịu hình phạt không thể tránh khỏi, sẽ phải trả lời trước pháp luật và nhân dân chúng ta”.

Ông Putin sau đó đã ký một đạo luật siết chặt các quy định đối việc vi phạm thiết quân luật ở những nơi mà luật này đã được áp đặt, hãng thông tấn RIA cho biết.


Ukraine: Tình Hình Rối Loạn ở Nga, Rất Có Lợi Cho Chúng Tôi!


(Hình: Đội quân Wagner đưa xe tăng lên xe kéo và rời khỏi Rostov-trên-sông-Đông, Nga, 24/6/2023.)

-Hôm thứ Bảy (24/6/2023), các viên chức Ukraine nói rằng tình trạng rối loạn ở Nga có lợi cho Kyiv, nhưng vẫn cần chờ xem liệu Tổng thống Volodymyr Zelenskyy và quân đội của ông có thể tận dụng được hay không sự hỗn loạn xảy ra vào cuối tuần này khi đội quân đánh thuê Wagner hành quân về phía Mạc Tư Khoa.

Vào tối ngày 24/6, Yevgeny Prigozhin, người sáng lập đội quân Wagner, cho biết ông ta dừng “cuộc hành quân đòi công lý” nhắm đến Mạc Tư Khoa sau khi có một thỏa thuận tránh cho ông ta và những tay lính đánh thuê của ông không phải đối mặt với cáo buộc hình sự. Thỏa thuận này đưa Prigozhin tới sống lưu vong ở Belarus.

“Hôm nay, thế giới thấy rằng giới cai trị nước Nga không kiểm soát được gì cả. Không gì hết. Chỉ toàn là hỗn loạn mà thôi”, Tổng thống Ukraine Zelenskyy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm, ông kêu gọi các đồng minh của Ukraine tận dụng thời điểm này và gửi thêm vũ khí cho Kyiv.

Cuộc nổi loạn của Prigozhin là thách thức nội bộ lớn nhất đối với Tổng thống Vladimir Putin trên cương vị là nhà lãnh đạo tối cao của Nga trong 23 năm, và nó làm dấy lên những lo ngại về an ninh toàn cầu và hàng loạt lời kêu gọi phối hợp hành động giữa Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh.

“Bất kỳ sự hỗn loạn nào ở hậu tuyến của kẻ thù đều có lợi cho chúng tôi”, hãng thông tấn nhà nước Ukrinform dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói hôm 24/6.

Putin gọi hành động của Prigozhin là “đòn giáng vào nước Nga”, nhưng không có dấu hiệu tức thời cho thấy quyền lực của Putin bị đe dọa. Bộ Quốc phòng, dưới sự lãnh đạo của Sergei Shoigu, đồng minh trung thành của Putin, đã im hơi lặng tiếng trong khi các biến động xảy ra vào ngày cuối tuần.

Kuleba cho rằng còn quá sớm để nói về những hệ lụy liên quan đến Ukraine, nhưng sau đó trong cùng ngày, ông đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken để thảo luận về các diễn biến và nỗ lực phản công của Kyiv.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố sau đó rằng Hoa Thịnh Ðốn sẽ tiếp tục “hợp tác chặt chẽ” với Kyiv cùng lúc có các diễn biến.

Quân đội Ukraine hôm 24/6 thông báo về một cuộc tấn công gần các ngôi làng bao quanh Bakhmut, nơi đã bị lực lượng Wagner chiếm giữ hồi tháng 5 sau nhiều tháng giao tranh. Kyiv cũng tuyên bố giải phóng làng Krasnohorivka ở Donetsk, nhưng các bước tiến chưa có gì đáng kể.

Zelenskyy mới đây nói rằng cuộc phản công nhìn chung đạt tốc độ “chậm hơn mong muốn”.

Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, cho biết hôm 24/6 rằng không thấy quân Nga rút ngay khỏi tiền tuyến về Mạc Tư Khoa.

“Toàn bộ phía họ vẫn ở nguyên các vị trí của họ. Họ tiếp tục kháng cự”, truyền thông nhà nước Ukraine dẫn lời Danilov.


Ngoại Trưởng Blinken: Tình Trạng Hỗn Loạn ở Nga Còn Âm Ỷ, Chưa Kết Thúc!


(Hình: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.)

-Hôm 25/6/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng tình trạng hỗn loạn vì thách thức chưa từng có của các chiến binh Wagner đối với sự nắm quyền của Tổng thống Vladimir Putin có thể chưa kết thúc và có thể còn kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.

Trong một loạt các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Blinken nói rằng những căng thẳng dẫn đến cuộc binh biến của lực lượng do ông Yevgeny Prigozhin dẫn đầu đã gia tăng trong nhiều tháng và tình trạng hỗn loạn có thể ảnh hưởng đến khả năng của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

“Trọng tâm của chúng tôi là hoàn toàn tập trung vào Ukraine, bảo đảm rằng nước này có những thứ cần thiết để tự vệ và lấy lại lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ”, ông Blinken nói trên chương trình “Meet the Press” của NBC.

Ông nói với chương trình “This Week” của ABC: “Nếu người Nga bị phân tâm và chia rẽ, điều đó có thể khiến hành động xâm lược Ukraine của họ trở nên khó khăn hơn”.

Ông Blinken nói rằng tư thế nguyên tử của cả Mỹ và Nga đều không thay đổi do hậu quả của cuộc khủng hoảng.


Anh Nói Nhà Nước Nga Hiện Đối Mặt Thách Thức Lớn Nhất! Chưa Từng Có, Trong Thời Gian Gần Đây.


(Hình: Một viên cảnh sát giao thông kiểm tra một chiếc xe hơi bên cạnh xe bọc thép chở quân (APC) ở thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga ngày 24/6/2023.)

-Ngày thứ Bảy (24/6/2023), Bộ Quốc phòng Anh nói rằng nhà nước Nga đang đối mặt với thách thức an ninh lớn nhất trong thời gian gần đây, sau điều mà họ nói dường như là một cuộc tiến quân của lực lượng lính đánh thuê Wagner tiến về Mạc Tư Khoa.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong một bài diễn văn khẩn cấp trên truyền hình ngày thứ Bảy rằng một “cuộc binh biến vũ trang” của Wagner là phản quốc, và bất cứ ai cầm vũ khí chống lại quân đội Nga sẽ bị trừng phạt.

“Trong những giờ tới, sự trung thành của các lực lượng an ninh Nga, đặc biệt là Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, sẽ đóng vai trò then chốt quyết định cuộc khủng hoảng này diễn tiến như thế nào”, Bộ Quốc phòng Anh nói trong một bản cập nhật tình báo thường kỳ.

“Đây là thách thức đáng kể nhất đối với nhà nước Nga trong thời gian gần đây”, bộ nói thêm.

Anh cho biết binh lính của Wagner đã băng qua các khu vực do Nga chiếm đóng ở Ukraine qua trở về Nga ở ít nhất hai địa điểm và “gần như chắc chắn” đã chiếm giữ các địa điểm an ninh quan trọng ở Rostov trên sông Don, bao gồm bộ chỉ huy các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.

“Thêm các đơn vị khác của Wagner đang di chuyển về phía Bắc qua tỉnh Voronezh, gần như chắc chắn hướng về Mạc Tư Khoa”, Anh nói.

“Với bằng chứng rất hạn chế về giao tranh giữa Wagner và lực lượng an ninh Nga, một số có thể vẫn đang thụ động, nhường bước cho Wagner”, Bộ Quốc phòng nói thêm.


KCNA: Thứ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ủng Hộ Lãnh Đạo Nga Về Vụ Binh Biến


(Hình: Lính đánh thuê Wagner rời Rostov-on-Don.)

-Trong cuộc gặp với Ðại sứ Nga hôm 25/6/2023, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn nói rằng ông ủng hộ bất kỳ quyết định nào của giới lãnh đạo Nga nhằm đối phó với một cuộc binh biến gần đây, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin.

Thứ trưởng Ngoại giao Im Chon Il “bày tỏ niềm tin chắc chắn rằng cuộc nổi dậy vũ trang gần đây ở Nga sẽ bị dập tắt thành công theo nguyện vọng và ý chí của người dân Nga”, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin.

Những người lính đánh thuê Nga được vũ trang hùng hậu đã tiến gần đến Mạc Tư Khoa vào cuối tuần nhưng sau đó ngừng lại. Điều đó được coi là giảm bớt sự thách thức lớn đối với việc nắm quyền của Tổng thống Vladimir Putin, trong một động thái mà thủ lĩnh của các chiến binh này nói là nhằm tránh đổ máu.

Bắc Hàn đã tìm cách củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ðiện Cẩm Linh và ủng hộ Mạc Tư Khoa sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, đổ lỗi cho “chính sách bá quyền” của Hoa Kỳ và phương Tây.

Ông Im cũng nói ông tin rằng quân đội Nga sẽ “vượt qua thử thách và thách thức, và anh dũng chiến thắng trong chiến dịch quân sự đặc biệt chống lại Ukraine”, theo KCNA.


Bộ Ngoại Giao Nga: Trung Quốc Bày Tỏ Ủng Hộ Sau Vụ Binh Biến


(Hình: Ông Andrei Rudenko và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.)

-Hôm 25/6/2023, Bộ Ngoại giao Nga cho biết rằng Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lãnh đạo của Nga trong nỗ lực ổn định tình hình nội địa sau cuộc binh biến hôm 24/6 bởi nhóm lính đánh thuê được vũ trang hùng hậu của Wagner.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko đã bay tới Bắc Kinh để hội đàm với viên chức Trung Quốc về các vấn đề “quốc tế”, trong bối lượng lính đánh thuê Nga gây thách thức lớn đối với quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin.

Ông Rudenko hôm 25/6 đã trao đổi quan điểm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trong một cuộc họp ở thủ đô Trung Quốc về quan hệ Trung - Nga cũng như “các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngắn trên trang web của Bộ.

Hiện chưa rõ ông Rudenko đến Bắc Kinh khi nào, hay liệu chuyến thăm của ông tới Trung Quốc, một đồng minh chủ chốt của Nga, có phải là vì cuộc nổi dậy của nhóm lính đánh thuê được vũ trang hùng hậu hay không.

Những người lính đánh thuê này đã tiến gần đến Mạc Tư Khoa vào cuối tuần nhưng sau đó ngừng lại. Điều đó được coi là giảm bớt sự thách thức lớn đối với việc nắm quyền của Tổng thống Vladimir Putin, trong một động thái mà thủ lĩnh của các chiến binh này nói là nhằm tránh đổ máu.


Trung Quốc Ủng Hộ Nga Duy Trì Ổn Định Tình Hình Quốc Gia


(Hình AP: Lực lượng an ninh chặn đường cao tốc vào thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga hôm 24/6/2023.)

-Trung Quốc ủng hộ Nga duy trì sự ổn định quốc gia, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 25/6/2023, một ngày sau cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner được vũ trang hùng hậu.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh về các vấn đề “quốc tế” hôm 25/6 sau thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

“Phía Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của giới lãnh đạo Liên bang Nga nhằm ổn định tình hình trong nước liên quan đến các sự kiện ngày 24 tháng 6 và khẳng định mối quan tâm trong việc tăng cường sự gắn kết và thịnh vượng hơn nữa của Nga”, Bộ Ngoại giao Nga nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu chỉ nói rằng ông Rudenko đã trao đổi quan điểm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương về quan hệ Trung -Nga cũng như “các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”.

Sau đó, Bộ này nói rằng Trung Quốc ủng hộ Nga trong việc duy trì sự ổn định quốc gia và sự leo thang căng thẳng gần đây ở Nga là “công việc nội bộ” của Nga.

Hiện chưa rõ ông Rudenko đến Bắc Kinh khi nào, hay liệu chuyến thăm của ông tới Trung Quốc, một đồng minh chủ chốt của Nga, có phải là vì cuộc nổi dậy của nhóm lính đánh thuê của thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin.

Cuộc nổi loạn đã bị hủy bỏ hôm 24/6 trong một thỏa thuận giúp ông Prigozhin và những người lính đánh thuê của ông không phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, và đổi lại ông Prigozhin đưa các chiến binh của ông trở lại căn cứ và chuyển đến Belarus.


Thị Trường Chứng Khoán, Các Ngân Hàng Nga Hoạt Động Trở Lại Vào Ngày 26/6

(Hình: Một ngân hàng ở Mạc Tư Khoa.)

-Hôm 25/6/2023, Ngân hàng trung ương Nga cho biết rằng thị trường chứng khoán, các ngân hàng và tổ chức tài chánh ở Mạc Tư Khoa dự kiến sẽ hoạt động bình thường vào ngày 26/6, mặc dù thị trưởng Mạc Tư Khoa đã tuyên bố rằng đây là ngày không làm việc khi thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin dẫn đầu lực lượng Wagner của ông ta tiến về Mạc Tư Khoa.

Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin hôm 24/6 đã yêu cầu người dân hạn chế đi lại vì chiến dịch chống khủng bố.

Cuộc binh biến sau đó đã bị hủy bỏ trong một thỏa thuận giúp ông Prigozhin và những người lính đánh thuê của ông không phải đối mặt với cáo buộc hình sự. Thỏa thuận này cũng dẫn tới việc ông Prigozhin đến Belarus lưu vong.

Lệnh không làm việc tại Mạc Tư Khoa vẫn được giữ nguyên mặc dù cuộc binh biến đã bị hủy bỏ.

Sàn Giao dịch Mạc Tư Khoa cho biết trong một tuyên bố rằng “vào ngày 26 tháng 6, giao dịch và thanh toán trên tất cả các thị trường của Sàn Giao dịch Mạc Tư Khoa sẽ được tiến hành như bình thường”.

SPB Exchange, thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Nga, cho biết cũng sẽ hoạt động bình thường.

Ngân hàng trung ương nói rằng các ngân hàng nên bảo đảm rằng các thị trường tài chánh Nga hoạt động liên tục và trơn tru.


Ả Rập Saudi: Hàng Trăm Ngàn Khách Hành Hương Tràn Ngập Thánh Địa Hồi Giáo Mecca

-Ngày đầu tiên của lễ hành hương Hajj của người Hồi Giáo, đã khởi sự vào hôm 25/6/2023 tại thánh địa Mecca, ở Ả Rập Saudi với sự tham gia của hàng trăm ngàn tín đồ từ khắp nơi đổ về. Đây là lần đầu tiên mà mà thánh địa Mecca lại tràn ngập tin đồ sau ba năm số lượng khách hành hương bị chính quyền giới hạn vì lý do đại dịch Covid.

Theo dự kiến của chính quyền Riyad, sẽ có hơn hai triệu người từ 160 quốc gia đến hành hương tại thánh địa Mecca trong năm nay.

Hajj là lễ hành hương lớn nhất của người theo đạo Hồi, bao gồm một loạt nghi thức tôn giáo được thực hiện trong vài ngày ở thánh địa Mecca và các vùng phụ cận. Đây là một trong những điểm được gọi là 5 “trụ cột” của Hồi Giáo mà các tín đồ phải hoàn thành ít nhất một lần trong đời nếu có đủ khả năng: Đức tin, cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương đến Mecca.

Ngay từ hôm 24/6, các tín đồ bắt đầu thực hiện nghi thức “tawaf”, tức là đi bộ vòng quanh Kaaba, một cấu trúc hình khối lớn bằng đá được bọc trong vải đen thêu vàng ở trung tâm Đền Thờ Lớn Mecca, nơi mà người theo đạo Hồi trên toàn thế giới hướng về để cầu nguyện.

Những người hành hương sau đó sẽ đến Mina, cách Đền Thờ Lớn khoảng 5 cây số, vào tối hôm nay, trước nghi thức chính tại Núi Arafat, nơi nhà tiên tri Muhammad được cho là đã thuyết pháp lần cuối.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, Said Abdel Azim, một khách hành hương người Ai Cập 65 tuổi đã về hưu, cho biết: “Đây là những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”. Tín đồ này xác nhận đã tiết kiệm trong 20 năm để có tiền thực hiện chuyến hành hương và biến “ước mơ thành sự thật”.


Serbia: Biểu Tình Phản Đối Bạo Lực Lan Rộng Đến 10 Thành Phố ở Các Tỉnh

-Serbia đang trải qua tuần lễ biểu tình thứ tám sau 2 vụ xả súng hàng loạt vào thượng tuần tháng 5 đã khiến 18 người chết và 20 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em. Lần đầu tiên vào hôm 24/6/2023, các cuộc biểu tình được mệnh danh là “Serbia chống lại bạo lực” đã diễn ra ở mười thành phố.

Những người xuống đường phản đối chính phủ đã không kiểm soát chặt chẽ thông tin và để cho các phương tiện truyền thông cổ vũ bạo lực. Thông tín viên Laurent Rouy của Đài RFI tại Serbia đã đến thành phố Novi Sad ở miền Bắc tìm hiểu thêm về phong trào biểu tình và gởi về phóng sự sau đây:

“Lần đầu tiên, các cuộc biểu tình chống bạo lực được tổ chức tại 10 thành phố ở các tỉnh. Những người biểu tình đã cản trở giao thông trong vài tiếng đồng hồ. Ở Novi Sad, họ đã chặn một cây cầu. Đối với Igor, 38 tuổi, bạo lực trong xã hội khiến mọi người tức giận. Ông nói: “Khi bị cướp, người ta còn có thể chịu đựng được, nhưng khi trẻ em bị giết, khi có quá nhiều bạo lực trên các kênh truyền hình quốc gia, thì đó là điều chưa từng thấy, một điều vô nhân đạo”.

Cô Angelina, 35 tuổi, thì thú nhận là cô từng ngần ngại trong việc tham gia biểu tình, nhắc lại những cuộc biểu tình năm 2020 kéo dài nhiều tháng trời nhưng không được kết quả gì, và cuối cùng đã bị chính quyền đàn áp dã man.

Thế nhưng, đối với Alexandra, cần phải quảng bá phong trào biểu tình vì các cuộc xuống đường bị các phương tiện truyền thông thân chính phủ ém nhẹm, mà đó lại là những phương tiện duy nhất có tầm hoạt động toàn quốc. Nhân vật này cho rằng: “Cần phải phá vỡ chế độ kiểm duyệt. Mọi người cần phải được biết về phong trào. Hãy quay phim những cuộc biểu tình bằng điện thoại và giúp phong trào lan rộng trên mạng xã hội”.

Cho đến nay, những người biểu tình đã không đòi được Bộ trưởng bộ Nội vụ từ chức, chấm dứt kiểm duyệt hay chấm dứt các chương trình bạo lực. Vấn đề là phải xem liệu chính phủ có chấp nhận việc các cuộc biểu lan rộng hay không”.


Họp Vì Hòa Bình Cho Ukraine ở Đan Mạch: G7 và Nhiều Nước BRICS Tham Dự

-Đan Mạch tổ chức một cuộc họp “vì nền hòa bình công bằng và bền vững” cho Ukraine, theo đề nghị của chính quyền Kyiv. Cuộc họp diễn ra trong 2 ngày, 24 và 25/6/2023, với sự tham dự của nhiều cường quốc phương Tây. Điểm được giới quan sát đặc biệt chú ý là sự có mặt của nhiều quốc gia “phương Nam”, vốn được coi có lập trường gần gũi với Nga.

Theo thông tấn xã AFP, cuộc họp được “bí mật tổ chức”. Rất ít thông tin lọt ra ngoài trước phiên họp. Một giới chức cao cấp Mỹ cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, Jake Sullivan tham gia. Một nhà ngoại giao cao cấp của Âu Châu thông báo với hãng tin Pháp là “nội bộ G7 đã làm việc rất căng thẳng để tìm ra một công thức cho hòa bình”, với chủ trương là có thể “mở rộng sự tham gia cho các tác nhân chủ chốt như Ba Tây và Ấn Độ”, các cường quốc của khối các nước “Nam Bán Cầu”. Vẫn giới chức này khẳng định: “thực sự hy vọng là cả Trung Quốc cũng sẽ có mặt”.

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Ba Tây xác nhận với thông tấn xã AFP là ông Celso Amorin, Cố vấn về đối ngoại của Tổng thống Lula da Silva, sẽ tham dự. Thứ trưởng Ngoại giao Nam Phi Zane Dangor sẽ có mặt, theo Bộ Ngoại giao nước này. Ba Tây, Nam Phi và Ấn Độ là 3 thành viên của nhóm BRICS, giữ lập trường “trung lập”, và cho đến nay không tham gia vào các trừng phạt của phương Tây chống Nga. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đang dần dần thay đổi quan điểm. Trong chuyến công du Mỹ tuần này, Thủ tướng Narendra Modi chính thức kêu gọi tôn trọng “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Báo Anh Financial Times, dẫn một số nguồn thạo tin, cho hay một số giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) vốn có quan hệ hữu hảo với Nga, cũng dự cuộc họp ở Đan Mạch.

Theo thông tấn xã AFP, các thảo luận tại Copenhagen, Đan Mạch, sẽ không dẫn đến một tuyên bố chính thức, nhưng được xem là một bước đệm nhằm tổ chức một hội nghị về kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky. Hội nghị có thể được tổ chức tại Copenhagen hoặc Paris ngay trong mùa Hè này. Liên Hiệp Âu Châu đặt nhiều hy vọng là hội nghị sẽ thu hút được “sự hậu thuẫn đông đảo nhất của cộng đồng quốc tế”, theo một giới chức ngoại giao cao cấp Âu Châu.


Làm Sao Tìm Kiếm Những Người Mất Tích Về Chiến Tranh Ukraine?

-Về chiến tranh Ukraine, hàng chục ngàn người hiện đã mất tích. Có người bị bỏ tù, có người thì đã bị giết hại, khiến nhiều người không rõ số phận của những thân nhân của họ giờ ra sao. Tại The Hague ở Hòa Lan, Ủy ban quốc tế về những người mất tích (ICMP), một tổ chức liên chính phủ, đã hỗ trợ tìm kiếm, xác định những người mất tích trong các cuộc xung đột từ chiến tranh ở Nam Tư cũ. Tổ chức này đã đề xuất hợp tác với Ukraine. Bảy phụ nữ, một số là thành viên của các tổ chức phi chính phủ, đã có mặt tại trụ sở của ICMP, để yêu cầu chính phủ có biện pháp giúp họ tìm lại thân nhân mất tích trong cuộc chiến ở Ukraine.

Từ The Hague, thông tín viên Stéphanie Maupas của Đài RFI tường trình:

“Bảy phụ nữ đã kể về cuộc đấu tranh của chính họ và cũng là của hàng triệu người khác, đang chờ, hy vọng rằng những người thân bị mất tích có thể trở về, thường là nam giới. Họ là những người con, người cha, người chồng đi chiến đấu, nhưng gia đình hiện nay không có tin tức gì. Bảy phụ nữ này đã đề nghị một cách tiếp cận nhân văn hơn, hiệu quả hơn đối với những người bị mất tích. Đại diện của tổ chức phi chính phủ Media Initiative for Human Rights (MIHR), bà Olena Bieliachkova, yêu cầu các chính phủ thông qua một thỏa thuận hợp tác với Ủy ban quốc tế về những người mất tích.

“Một số người sẽ được chôn cất vô danh bởi vì ADN của gia đình họ không có trong hệ thống. Đây là một quá trình khá phức tạp và kéo dài. Đó là lý do vì sao chúng tôi thấy rất quan trọng cần hợp tác với ICMP, để ủy ban có thể làm việc tại các hố chôn tập thể, với những thi thể bị chôn ở đó, lấy ADN để có thể xác định danh tính của người đó”.

Trong cuộc hội đàm trực tuyến từ Kyiv, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ukraine đã hứa hẹn sẽ thúc đẩy việc ký thỏa thuận với Ủy ban để đẩy nhanh việc tìm kiếm những người mất tích”.


Hoa Thịnh Ðốn: Không Có Bằng Chứng Covid-19 Được Tạo Ra Từ Phòng Thí Nghiệm của Trung Quốc

-Trong một báo cáo công bố hôm 23/6/2023, tình báo Mỹ khẳng định không có một bằng chứng nào cho thấy Covid-19 đã được chế tạo từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Báo cáo này xem như giải quyết dứt điểm về nguồn gốc đại dịch.

Bản báo cáo của Cơ quan điều phối các cơ quan tình báo Mỹ (ODNI) được giải mật, xác nhận các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán có thực hiện các thao tác về gien trên loài virus corona gần với chủng Covid-19. Tuy nhiên, Hoa Kỳ “không có một thông tin nào” cho phép khẳng định các nhà khoa học đó đã tạo ra chủng virus Covid-19 (SARS-CoV-2) hay một chủng nào khác gần với chúng.

Báo cáo này ghi rõ những loài virus corona được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán, cùng với quân đội Trung Quốc còn “quá xa để tham gia vào việc chế tạo chủng SARS-CoV-2” và bác bỏ hoàn toàn giả thuyết đây là một loại vũ khí sinh học.

Tuy nhiên, ODNI thừa nhận các cơ quan tình báo khác nhau bị chia rẽ giữa hai giả thuyết và vẫn chưa dứt khoát: Sự xuất hiện tự nhiên của đại dịch, chẳng hạn thông qua lây nhiễm từ động vật và Tai nạn rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Cuối cùng, bản báo cáo tổng hợp này cho biết không có thông tin nào để bảo vệ khẳng định được đưa ra gần đây, theo đó, ba trong số các nhà khoa học làm việc ở Vũ Hán nằm trong số những người đầu tiên nhiễm Covid-19. Một vài người đã bị bệnh vào mùa Thu năm 2019, số khác thì không. Vì vậy, giới tình báo “tiếp tục cho rằng thông tin này không xác nhận, cũng không hủy một giả thuyết nào về nguồn gốc đại dịch, do các triệu chứng bệnh của những nhà khoa học đó có thể là do nhiều bệnh lý khác gây ra”.

Thông tấn xã AFP cho biết, việc công bố báo cáo dành cho Quốc hội, diễn ra ba tháng sau khi nhiều Nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn về những gì mà tình báo Mỹ thu thập được về nguồn gốc dịch Covid-19, xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019.


8 Chiến Đấu Cơ Trung Quốc Áp Sát Vùng “Gần Kề” Không Phận của Đài Loan

-Căng thẳng tại eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc. Vào sáng 24/6/2023, tám chiến đấu cơ Trung Quốc sau khi vượt qua “đường trung tuyến”, đã tiếp tục bay đến sát vùng “gần kề” không phận Đài Loan, tức đường ranh giới cách bờ biển Đài Loan 24 hải lý. Hồi tháng 3/2023, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cảnh báo: Quân đội Trung Quốc trong năm nay có thể sẽ “bất ngờ xâm nhập” vùng gần kề này.

Theo thông tấn xã Reuters, Bộ Quốc phòng Đài Loan, trong một tuyên bố vào lúc 8 giờ sáng, cho biết đã phát giác 19 máy bay chiến đấu của Trung Quốc, bao gồm các chiến đấu cơ J-10 và J-16hoạt động tại eo biển.Tám trong số đó đã vượt qua đường trung tuyến và đến gần lằn ranh 24 hải lý (tương đương 44 cây số). Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết nhiều máy bay đã được huy động để sẵn sàng đối phó, các hệ thống phi đạn trên đất liền cũng được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trong những năm gần đây, máy bay và chiến hạm Trung Quốc đã thường xuyên vượt “đường trung tuyến” (tức đường phân đôi eo biển, được hai bên ngầm coi là ranh giới không chính thức trong nhiều thập niên), nhưng rất hiếm khi áp sát khu vực “gần kề” không phận và hải phận Đài Loan. Đài Bắc coi khu vực nằm trong phạm vi 24 hải lý (44 cây số) là vùng “gần kề” lãnh thổ quốc gia. Trong cuộc tập trận quân sự quy mô lớn Trung Quốc tiến hành xung quanh Đài Loan vào tháng 8/2022, sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, nhiều chiến đấu cơ và chiến hạm Trung Quốc đã xâm nhập vào “vùng gần kề” nhạy cảm này.

Bộ trưởng Quốc phòng Khâu Quốc Chính (Chiu Kuo-cheng), trong một phát biểu tại Quốc hội Đài Loan hôm 06/03/2023, cảnh báo quân đội sẵn sàng nổ súng chống lại các phương tiện xâm nhập không phận và hải phận, tức khu vực nằm bên trong phạm vi 12 hải lý.


Fukushima Xả Nước Nhiễm Phóng Xạ, Khiến Láng Giềng Trung Quốc Lo Ngại

-Nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản dự trù xả ra biển hàng triệu tấn nước đã qua phân hủy, khử lọc, vốn được dùng để làm nguội các lò phản ứng nguyên tử.

Chính quyền Nhật Bản khẳng định rằng loại nước thải này, có chứa đồng vị phóng xạ tritium và có thể là các dấu vết phóng xạ khác, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thế nhưng, dự định của Nhật khiến các nước láng giềng lo ngại. Tại Trung Quốc, một số người đã bắt đầu đi mua muối để phòng vệ. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết tình hình ở Bắc Kinh.

“Hiện mọi người vẫn chưa đổ xô đi mua muối như ở Nam Hàn, nhưng một số người đã quyết định có hành động trước khi nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi xả nước ra biển. Từ vài ngày qua, cô thu ngân tại một siêu thị nhỏ, gần công viên Nhật Đàn ở Bắc Kinh chứng kiến nhiều người đến mua muối. Cô cho biết: “Sáng nay, các kệ hàng chất đầy muối, nhưng giờ thì không còn gì cả, nhưng chúng tôi sẽ bổ sung hàng trong vài ngày tới. Đó là muối từ hồ nên bán rất nhanh. Vì chuyện xảy ra ở Nhật Bản nên chúng tôi đã bán sạch muối. Tôi cũng đã mua 20 gói muối.

Cho đến hiện nay, những trường hợp mua muối tích trữ vẫn hiếm gặp ở Trung Quốc và hiện chưa có tình trạng hoảng loạn về muối như vào năm 2011, khi tai nạn nguyên tử ở Fukushima xảy ra. Lúc đó, toàn bộ người dân các vùng bờ biển phía Đông Trung Quốc cho rằng, do thiếu muối i ốt, có thể dùng muối nấu ăn để tự bảo vệ khỏi nhiễm phóng xạ.

Ngày nay, khi mua muối, người ta quan tâm đến chất lượng của muối hơn là nguồn gốc. Một nhà buôn muối ở Bắc Kinh cho biết xu hướng hiện nay là muối có nguồn gốc từ núi. Ông nói: “Muối của chúng tôi đến từ vùng Tây Tạng, không có chứa chất gây ô nhiễm. Đó là lý do vì sao mà gần đây doanh số bán hàng đã tăng lên. Chúng tôi bán hơn 2.000 bao muối mỗi tuần.Tuy nhiên, về muối biển thì tôi không rõ, nhưng mọi người có biết họ nói gì về muối biển hiện nay không?”

“Liệu tôi có phải tích trữ muối do tình hình ở Nhật Bản hay không?” Đây là câu hỏi mà nhiều người đưa ra trong các bình luận trên mạng xã hội Vi Bác (Weibo).

Giới ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích chính quyền Nhật Bản về điều mà họ cho là một “rủi ro không thể đảo ngược được đối với việc hủy hoại đáy đại dương”. Hiện nay, thông điệp này có vẻ như là để gửi ra bên ngoài Hoa Lục hơn là hướng đến công luận Trung Quốc”.


Cuộc Phô Diễn Vũ Khí Siêu Thanh Tại Triển Lãm Le Bourget 2023

-Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh tại Triển lãm hàng không và không gian Le Bourget, Paris. Các gia đình Ukraine hy vọng tìm lại thân nhân mất tích vì chiến tranh thông qua Ủy ban quốc tế về những người mất tích. Nhà máy điện nguyên tử Fukushima thải nước nhiễm phóng xạ ra biển, khẳng định “không nguy hiểm cho sức khỏe”, nhưng láng giềng Trung Quốc lo ngại. Estonia hợp pháp hôn nhân đồng giới. Trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí thế giới đó đây tuần này.

Về thời sự nước Pháp, Triển lãm hàng không và không gian Le Bourget ở ngoại ô Paris, từ ngày 19/6 đến ngày 25/6/2023, đã thu hút nhiều sự quan tâm của công luận quốc tế với các loại vũ khí tối tân được ra mắt, trong bối cảnh chiến tranh Ukraine.

Tại triển lãm, MBDA, một công ty Âu Châu chuyên thiết kế, sản xuất phi đạn và các hệ thống phi đạn đã giới thiệu dự án chế tạo phi đạn phòng thủ mang tên Aquila. Phi đạn siêu thanh được cho là loại vũ khí khó có thể bắn chặn vì có tốc độ nhanh và có thể lẩn tránh được radar phòng thủ, nhưng phi đạn Aquila được thiết kế để có thể bắn chặn loại vũ khí này trong không trung. Đặc phái viên Alexandre Franck thuộc ban Pháp ngữ RFI, có mặt tại Le Bourget cho biết thêm thông tin:

“Nga là nước đầu tiên sử dụng vũ khí siêu thanh với loại tiên lửa có độ chính xác cao Kinja ở Ukraine. Tuy nhiên, theo Matcơva, loại phi đạn đất đối không Patriot của Hoa Kỳ được khai triển ở Ukraine đã cho thấy khả năng ngăn chặn những loại vũ khí tối tân này. Theo Lionel Mazenq, đặc trách các hệ thống tương lai của công ty MBDA, những phi đạn siêu thanh vẫn là một thách thức thực sự vì chúng có thể bay nhanh và có thể tấn công.

Ông cho biết: “Khi quan sát các phi đạn siêu thanh từ xa, rất khó biết được chúng bay đến phía chúng ta hay đến một mục tiêu khác…Sau đó, cần phải có khả năng bắn chặn chúng khi muốn phòng thủ ở những khu vực rộng lớn. Dĩ nhiên, chúng tôi hiểu là cần phải đạt được tiến bộ để có thể tiến lên trước, tìm kiếm phi đạn của đối thủ. Phi đạn của đối thủ lại bay cao, bay nhanh và có khả năng tấn công”.

Tại triển lãm, công ty Do Thái Raphael bảo đảm rằng Sky Sonic, loại phi đạn siêu thanh bắn chặn tương lai sẽ là loại vũ khí tiên tiến nhất, nhưng Hoa Kỳ cũng khai triển chương trình vũ khí của mình. Công ty MBDA cũng phát triển một phi đạn bắn chặn mang tên Aquila, nhưng phi đạn này không ngăn chận được mọi mối đe dọa. Ông Lionel Mazenq nói: “Chúng tôi sản xuất các công cụ cho các lực lượng vũ trang, chứ không thể làm ra loại vũ khí có uy lực tuyệt đối có thể giải quyết mọi vấn đề. Chiến thuật vẫn có chỗ đứng trên chiến trường. Với hệ thống phòng thủ chống phi đạn siêu thanh, quỹ đạo phi đạn của đối thủ sẽ bị hạn chế. Nếu không có nhiều phi đạn để sử dụng, đối thủ sẽ buộc phải tránh các vùng đã được phòng thủ.

Họ sẽ phải tiến gần hơn đến các điểm bắn và như vậy đặt mình vào thế dễ bị tổn thương hoặc bị phản pháp. Trên thực tế, phi đạn của chúng tôi tham gia hỗ trợ người đưa ra quyết định, bởi khi có các mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh, chúng tôi có các biện pháp phòng thủ siêu thanh. Khi không có nhiều thời gian để phản ứng, chúng tôi đương nhiên phải hỗ trợ những người đưa ra quyết định (trên chiến trường).

Với vũ khí siêu thanh, cuộc chạy đua vũ trang đã trở lại, hệ thống phòng thủ siêu thanh Aquila của MBDA có thể được đưa vào sử dụng trong 10 năm tới và đòi hỏi một nguồn lực tài chánh lớn, cho nên cần phải được các nước Âu Châu chia sẻ”.

Aquila là một dự án chế tạo vũ khí nằm trong chương trình Hypersonic Defense Interceptor, quy tụ 19 doanh nghiệp Pháp, Đức, Ý Ðại Lợi và Hòa Lan cùng hàng chục doanh nghiệp chế tạo khác. Ủy Ban Âu Châu sẽ phải thông qua chương trình, với trị giá có thể lên đến 80 triệu Euro.


Tin Giả và Thù Hận Chống Người LGBTQ Gia Tăng Trong Dịp Gay Pride Âu Châu

-Tháng 6/2023 là dịp cộng đồng người đồng tính, chuyển giới, lưỡng tính LGBTQ tổ chức các cuộc tuần hành Gray Pride. Nhiều tổ chức bảo vệ quyền của người LGBTQ tại Âu Châu ghi nhận tình trạng gia tăng các thông tin bóp méo, thái độ thù hận trên các mạng xã hội. Đây cũng là một xu thế chung trên thế giới, được giới quan sát ghi nhận.

Theo thông tấn xã AFP, nhiều thông tin bóp méo sự thật, khẳng định đã có một biểu tượng cầu vòng bẩy sắc (hình ảnh ảnh đại diện cho cộng đồng LGBTQ) ngự trị trên công trình kiến trúc Khải Hoàn Môn nổi tiếng ở Paris. Hình ảnh nói trên phổ biến khắp các mạng xã hội. Trên các mạng xã hội được người Serbia truy cập nhiều, phổ biến thông tin về việc quân đội Ba Lan thành lập “các đơn vị chỉ bao gồm các binh sĩ LGBTQ”. Nhiều người kêu gọi “thiêu sống” các tân binh này, và ca ngợi việc thủ lĩnh quốc xã Đức, Adolphe Hitler, truy bức cộng đồng người đồng tính.

Liên hiệp hội ILGA-Europe, tổ chức của những người đồng tính, chuyển giới quốc tế, bao gồm 700 hiệp hội Âu Châu và Trung Á, có trụ sở tại Brussels, mới đây đã ra một báo cáo ghi nhận thực trạng, các phát biểu tại nơi công cộng liên quan đến giới LGBTQ đang trở nên “phân cực rõ rệt hơn và bạo lực hơn, đặc biệt với người chuyển giới”.

Báo cáo của Đài quan sát Âu Châu về các phương tiện truyền thông kỹ thuật số (EDMO) vừa ra hồi tháng 5/2023, ghi nhận tình trạng thông tin bóp méo chống giới LGBTQ phổ biến mạnh, thường xuyên dẫn đến việc “kích động thù hận chống lại các cộng đồng thiểu số, chống lại luật pháp, và các định chế”.

Thông tấn xã AFP đặc biệt chú ý đến việc Nga và giới cực hữu ở Mỹ là nơi bắt nguồn của nhiều tin giả chống giới LGBTQ, theo ghi nhận của chuyên gia Jakob Svensson, Giáo sư ngành báo chí và các khoa học về truyền thông ở Đại học Malmo, Thụy Điển. Các nhà báo của thông tấn xã AFP đã xác định được việc một video giả về “các đơn vị LGBT” trong quân đội Ba Lan, đã xuất hiện lần đầu tiên trên một số mạng xã hội Nga hồi tháng 1/2023.

Giáo sư Jakob Svensson là đồng tác giả một báo cáo về các kênh loan truyền tin giả chống giới LGBTQ. Theo báo cáo này, đã có một phối hợp giữa nhiều tác nhân khác nhau trên quy mô toàn cầu, trong nỗ lực biến mọi quy định pháp luật khẳng định quyền của người LGBTQ, hoặc đơn giản ngay chỉ là việc giới này có được một sự hiện diện công khai trong xã hội, như những hành động chống lại “các giá trị truyền thống”. Đối với vị chuyên gia này, tình trạng những người phổ biến thái độ thù hận và tung tin giả như vậy không bị trừng phạt càng khiến họ trở nên “hung hãn hơn” trong các hành động chống giới LGBTQ.

Trong một báo cáo tập hợp dữ liệu từ 54 quốc gia, Liên hiệp hội ILGA-Europe ghi nhận năm 2022 vừa qua, với Âu Châu và Trung Á, là năm mà giới LGBTQ gánh chịu bạo lực gây tổn thất sinh mạng nhiều nhất trong vòng một thập niên. Hồi năm 2022, cuộc tuần hành Gay Pride tại Oslo, Na Uy, đã phải hủy bỏ sau một cuộc xả súng nhắm vào các địa điểm của người LGBTQ, khiến nhiều người chết.

Bản thân ông Rémy Bonny, Giám đốc điều hành của nhóm bảo vệ quyền của người đồng tính tại Âu Châu LGBTQ Forbidden Colours, mới đây cho thông tấn xã AFP biết đã bị một số nhóm truyền bá tin giả (troll factory) tấn công, do cuộc vận động của ông để thuyết phục các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu tham gia vào một nỗ lực pháp lý chống lại các luật kỳ thị người LGBTQ ở Hung Gia Lợi. Ông Rémy Bonny bị Giám đốc của một tổ chức được chính quyền Hung Gia Lợi ủng hộ, vu cáo là một “kẻ ấu dâm”, lời vu cáo có thể gây nguy hiểm cho nhà hoạt động này.


Estonia, Nước Baltic Đầu Tiên Cho Phép Hôn Nhân Đồng Giới

-Hôm thứ Ba (20/6/2023), Quốc hội Estonia đã thông qua một luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới kể từ 1/1/2024.

Sau khi luật được thông qua với 55 phiếu thuận và 34 phiếu phản đối, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã tuyên bố rất tự hào về nước của bà. Từ nay, Estonia trở thành quốc gia vùng Baltic đầu tiên, cho phép các cặp đôi đồng giới được kết hôn và hưởng tất cả các quyền lợi như các cặp khác giới.

Từ thủ đô Vilnius của Estonia, thông tín viên RFI Marielle Vitureau tường trình:

“Đây là một sự kiện lịch sử, những người ủng hộ hôn nhân đồng giới không có từ nào để diễn tả lá phiếu của Quốc hội Estonia. Chín năm sau khi hợp pháp hóa kết hợp dân sự cho tất cả các cặp. Estonia đã tiến thêm một bước nữa. Đây là một chiến thắng đối với Aili Kala, thuộc hiệp hội những người đồng giới. Bà nói: “Điều này có nghĩa là những người đồng giới có thể có cuộc sống hôn nhân được nhà nước bảo vệ. Điều này cho xã hội thấy rằng tất cả gia đình đều bình đẳng”.

Hôn nhân cùng giới đã được ghi vào thỏa thuận liên minh giữa 3 đảng tự do của chính phủ Estonia từ tháng Tư. Ngoài luật này, nghị viện cũng đã thông qua các Nghị định được áp dụng đối với luật kết hợp dân sự, mà phe đối lập bảo thủ vẫn luôn phản đối. Điều này có nghĩa là các cặp đôi đồng tính sẽ có lựa chọn. Lá phiếu này cũng mang tầm vóc địa chính trị. Bà Aili Kala cho rằng: “Có nhiều biện pháp để chỉ ra rằng xã hội của chúng tôi là xã hội phương Tây, dĩ nhiên hôn nhân cùng giới là một trong những biện pháp đó”.

Đây là một thông điệp mạnh được gửi đi trong vùng Đông Âu, vốn vẫn còn rất bảo thủ. Kết hợp dân sự đối với các cặp đôi đồng giới vẫn chưa được hợp pháp ở Lithuania hay Latvia”.


Tin Việt Nam Hôm Nay

Bộ Ngoại Giao Việt Nam Khuyến Cáo Người Việt ở Nga “Nên ở Trong Nhà” Đừng Ra Đường!


(Hình: Các thành viên của nhóm Wagner kiểm tra một chiếc xe hơi trên đường phố Rostov-on-Don, vào ngày 24 tháng 6 năm 2023.)

-Giữa lúc tình hình chiến sự tại Nga đang căng thẳng, nhất là sau khi lãnh đạo tập đoàn lính đánh thuê của Nga - Wagner Yevgeny Prigozhin nổi loạn, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt ở Nga nên ở trong nhà.

Bộ Ngoại giao Việt Nam được truyền thông loan trong ngày 24/6 đã phát thông tin về công tác bảo hộ công dân.

Trong đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết những ngày gần đây, tình hình an ninh, trật tự ở thành phố Rostov on Don và một số khu vực phía Nam của Liên bang Nga có những diễn biến phức tạp. Do đó, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Tòa Ðại sứ và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga theo dõi sát tình hình, sẵn sàng các phương án bảo hộ, hỗ trợ công dân, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại các khu vực nói trên.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến nghị công dân đang ở các thành phố phía Nam Liên bang Nga và thủ đô Mạc Tư Khoa nên ở trong nhà, hạn chế tham gia các hoạt động tụ tập đông người hoặc thực hiện các chuyến đi xa trong lãnh thổ nước Nga.

Trong trường hợp căng thẳng gia tăng, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Nga cần chuẩn bị sẵn các phương án di tản công dân trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cần giữ liên lạc thường xuyên với các hội đoàn người Việt ở địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Liên bang Nga để nhanh chóng được hỗ trợ.

Cũng trong thông cáo, Việt Nam đề nghị những người có kế hoạch đến các thành phố Belgorod, Bryansk, Voronezh, Kursk và Rostov trong thời gian tới cần cân nhắc các yếu tố an toàn cho chuyến đi. Không tiến hành các chuyến đi nếu không thật sự cần thiết và tình hình có diễn biến mới phức tạp.

Rostov on Don là thủ phủ của tỉnh Rostov tiếp giáp với một phần miền Đông Ukraine. Khu vực này đang thu hút sự chú ý vì các diễn biến liên quan nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga.

Trong ngày 24/6, truyền thông Việt Nam loan tin từ nguồn Đài Russia Today, cho biết Tổng thống Putin nói, hành động nổi dậy của người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, Evgeny Prigozhin, là một sự phản bội đối với nước Nga và người dân nước này.

Thống đốc vùng Rostov Vasily Golubev tuyên bố huỷ bỏ các sự kiện lớn được lên kế hoạch ở Rostov-On-Don vào cuối tuần và kêu gọi người dân hạn chế đến trung tâm thành phố này. Rostov-on-Don có hơn một triệu dân, nằm gần biên giới với Ukraine.


Mười Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế Lên Án Vụ Bắt Giữ Nhà Hoạt Động Hoàng Thị Minh Hồng


(Hình: Nhà hoạt động môi trường Minh Hồng trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải gây ô nhiễm 4 tỉnh miền Trung năm 2016.)

-Hôm 23/6/2023, mười tổ chức nhân quyền quốc tế ra thông cáo lên án các vụ bắt giữ các nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam thời gian gần đây, bao gồm vụ bắt giữ mới nhất đối với bà Hoàng Thị Minh Hồng - người sáng lập tổ chức CHANGE chuyên về hoạt động môi trường ở Việt Nam.

Thông cáo báo chí viết: “Vụ bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng cùng chồng và hai nhân viên vào ngày 31/5/2023 với cáo buộc bịa đặt tội trốn thuế là một trường hợp mới nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền môi trường ở Việt Nam”.

Thông cáo báo chí cũng nhắc đến bốn trường hợp các nhà hoạt động môi trường khác đã bị kết án gần đây về tội trốn thuế bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh, ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương.

Các vụ bắt giữ và kết án những nhà hoạt động này xảy ra vào khi Việt Nam đang chuẩn bị nhận được cam kết đầu tư hơn 15 tỉ Mỹ kim từ các quốc gia công nghiệp phát triển để chuyển đổi việc sử dụng than sang các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường. Thông cáo viết:

“Những vụ tấn công nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền môi trường ở Việt Nam gần đây đang tái khẳng định tình trạng đóng của không gian dân sự tại đất nước này. Những quấy nhiễu vẫn tiếp tục diễn ra đối với các nhà hoạt động, các nhà báo độc lập, các nhà bảo vệ nhân quyền, Luật sư, bloggers. Họ bị giam giữ tuỳ tiện với các cáo buộc gian dối theo Bộ luật Hình sự năm 2015 với các Điều 331 (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ), Điều 117 (Tuyên truyền chống nhà nước), Điều 318 (Gây rối trật tự công cộng). Việc không gian dân sự và dân chủ tiếp tục bị đóng ở Việt Nam đi ngược lại cam kết và nghĩa vụ với quốc tế của Việt Nam - thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025”

Các tổ chức dân sự tham gia ký bản lên tiếng, kêu gọi Chính phủ Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho những nhà hoạt động, bỏ mọi cáo buộc và chấm dứt việc bắt giữ tuỳ tiện đối với họ.

Tham gia ký bản thông cáo có các tổ chức bao gồm: Diễn đàn Á Châu về Nhan quyền và Phát triển (FORUM-ASIA), Community Resrouce Center (CRC), World Alliance for Citizen Participation (CIVICUS)…


Đắc Lắc: 75 Người Bị Khởi Tố Về Tội “Khủng Bố Nhằm Chống Chính Quyền Nhân Dân”


(Hình: Những người tình nghi tham gia vụ tấn công ở Đắc Lắc hôm 11/6/2023 bị bắt giữ.)

-Vào ngày 23/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra-Công an tỉnh Đắc Lắc đã ra quyết định khởi tố 75 người về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” trong vụ tấn công hai trụ sở Ủy ban Nhân dân xã ở huyện Cư Kuin vào ngày 11/6 vừa qua khiến 9 người thiệt mạng.

Trang thông tin điện tử của Bộ Công an vào ngày 23/6 đăng thông báo cho biết cụ thể, Công an tỉnh Đắc Lắc ra quyết định khởi tố vụ án “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; che giấu tội phạm; không tố giác tội phạm và tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh.

Tổng cộng có 84 người bị khởi tố. Ngoài 75 người bị cáo buộc tội khủng bố, có bảy người khác bị cáo buộc tội “Không tố giác tội phạm”, một người bị khởi tố về tội che giấu tội phạm, một người bị cáo buộc tội “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép”.

Thông báo của Bộ Công an cho biết, các quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam bị can nêu trên đã được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn. Đến nay thu giữ 23 khẩu súng các loại (súng quân dụng, súng hơi, súng tự chế); hai lựu đạn, 1.199 viên đạn các loại, 15 kíp nổ, 1,2kg vật liệu nổ, một nòng giảm thanh, hai ống ngắm, một bộ mô hình mìn tập, 30 dao, 10 cờ FULRO và nhiều phương tiện, thiết bị gây án của các đối tượng.

Trong thông báo mới, Bộ Công an CSVN tiếp tục khẳng định vụ tấn công có liên quan đến cá nhân và tổ chức ở ngoại quốc. Thông báo viết:

“Bộ Công an đánh giá, đây là vụ khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các đối tượng rất man rợ, mất nhân tính, thể hiện quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng. Lực lượng Công an đã có tài liệu, chứng cứ chứng minh vụ án xảy ra còn do có sự hậu thuẫn, chỉ đạo từ một số tổ chức, cá nhân ở ngoại quốc, thậm chí cử đối tượng từ ngoại quốc xâm nhập trái phép về Việt Nam để dàn dựng, chỉ đạo tấn công khủng bố”.

Trước đó, vào ngày 20/6, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York (Mỹ), Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa (Bộ Công an) nói trong số những người bị bắt có “đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công”.

Tuy nhiên ông Phạm Ngọc Việt không nêu cụ thể tổ chức ở Mỹ này là tổ chức nào.

Một số tổ chức của người Thượng ở ngoại quốc cho RFA biết họ không có liên quan đến các vụ tấn công này và lên án hành vi bạo lực.


Nghị Quyết Quốc Hội: Người Có Phiếu Tín Nhiệm Thấp, Nên Xin Từ Chức Hoặc Sẽ Bị Miễn Nhiệm


(Hình: Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết.)

-Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) trong ngày 23/6/2023.

Theo Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023, người được lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả tín nhiệm đạt thấp có thể phải xin từ chức hoặc Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện sẽ tổ chức bỏ phiếu miễn nhiệm. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày.

Trong trường hợp phiếu tín nhiệm thấp nhưng người được bỏ phiếu không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Cũng theo Nghị quyết, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Trưởng ban Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện.

Cũng trong ngày 23/6, nhiều đại biểu tán thành Quốc hội không lấy phiếu tín nhiệm cán bộ cấp xã, đồng thời bỏ đề xuất không lấy phiếu tín nhiệm đối với người chữa bệnh hiểm nghèo và nghỉ công tác từ sáu tháng trở lên. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, việc chỉnh lý này là theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, nhằm thống nhất với phạm vi đối tượng lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.


Thái Bình: Dân Tố Giác, Một Quản Lý Thị Trường Bị Bắt Do Nhận Hối Lộ


(Hình: Cục Quản lý Thị trường tỉnh Thái Bình tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính.)

-Ông Nguyễn Mạnh Cường, 36 tuổi, cán bộ Đội Quản lý Thị trường số 3 (Cục Quản lý Thị trường Thái Bình) vừa bị bắt về hành vi “Nhận hối lộ” của một cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ.

Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế, Công an huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cho biết tin trên và được truyền thông loan trong ngày 24/6/2023.

Tờ Công Lý nêu rõ, trong đêm 23/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã bắt giữ, khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Cường. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Phụ phê chuẩn.

Hành vi “nhận hối lộ” của ông Cường bị người dân là các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ phát giác và thông báo với Công an huyện Quỳnh Phụ.

Đội Quản lý Thị trường số 3 (Cục Quản lý Thị trường Thái Bình) thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hóa, giá cả thị trường hai huyện Hưng Hà và Quỳnh Phụ.

Hiện sự việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thông tin ông Cường bị bắt hiện nhiều tờ báo đã rút xuống, tít dẫn vào bài còn hiển thị nhưng khi click vào để xem nội dung thì bị chuyển về trang chủ. Hiện chỉ có tờ Công Lý điện tử (Cơ quan của Tòa án Nhân dân tối cao) vẫn còn hiển thị tin này.


Thủ Tướng Ra Quyết Định Kỷ Luật 4 Nguyên Lãnh Đạo Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lào Cai


(Hình: Ông Nguyễn Văn Vịnh.)

-Bốn nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, bị kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên lãnh đạo.

Quyết định kỷ luật của Thủ tướng Chính phủ được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký trong ngày 22/6/2023 và được truyền thông loan trong cùng ngày.

Cụ thể, Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2013 đối với ông Nguyễn Văn Vịnh. Lý do vì ông này đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Ngoài ông Vịnh, Thủ tướng cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 - 2015, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2013 đối với ông Doãn Văn Hưởng; xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2019 đối với ông Nguyễn Thanh Dương và ông Lê Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2020.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đối bốn ông trên.

Ban Bí thư cho rằng các ông Vịnh, Hưởng, Dương và Hưng đã vi phạm các nguyên tắc, quy chế, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhà nước trong hoạt động liên quan đến khoáng sản. Một số cán bộ, đảng viên kê khai tài sản thiếu trung thực, không đầy đủ, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Theo đó, Bộ Chính trị đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đảng với ông Nguyễn Văn Vịnh. Ban Bí thư cũng đã ra quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng các ông Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương và Lê Ngọc Hưng.


Hòa Bình: Tuyên Án 4 Năm 6 Tháng Tù Với Cựu Trưởng Ban Tuyên Giáo Tỉnh



(Hình: Ông Nguyễn Đồng tại phiên Tòa Sơ thẩm.)

-Ông Nguyễn Đồng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Hòa Bình, nguyên Chánh văn phòng tỉnh, cùng 8 lãnh đạo cấp phòng, ban, lãnh đạo các công ty bị tuyên từ ít nhất 3 năm đến 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên xử Sơ thẩm hôm 23/6/2023 để xét xử vụ án vi phạm trong thực hiện gói thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị, đào tạo chuyển giao kỹ thuật thuộc dự án xây dựng hệ thống hội nghị trực tuyến của tỉnh.

Tất cả đều bị cáo buộc vi phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo truyền thông nhà nước, tại phiên tòa xét xử cũng như tại cơ quan điều tra, 8 người trên đều đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Các bị cáo, ngoài ra, còn phải có trách nhiệm bồi thường số tiền gây thiệt hại ngân sách nhà nước là trên 6 tỉ đồng, do thông đồng nâng giá thiết bị thuộc dự án đã nêu trên.


Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan Thăm Cảng Đà Nẵng Đánh Dấu 10 Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Mỹ-Việt

-Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN-76) và và Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm 5 (CSG 5) cập cảng Đà Nẵng ngày 25/6/2023. Chuyến thăm mang tính biểu tượng kéo dài đến ngày 30/6 đánh dấu kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối Tác Toàn Diện Việt-Mỹ. Đây là lần thứ ba một hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ ghé thăm Việt Nam, trước đó là tàu USS Theodore Roosevelt (CVN-71) năm 2020 và tàu USS Carl Vinson (CVN-70) năm 2018.

Trong một thông cáo công bố hôm 25/6, Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết thêm là hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ghé Đà Nẵng cùng hai tàu hộ tống là hai tuần dương hạm mang phi đạn điều hướng USS Antietam (CG 54) và USS Robert Smalls (CG 62), đều thuộc lớp Ticonderoga. Riêng thủy thủ đoàn trên hàng không mẫu hạm Ronald Reagan gồm hơn 5.000 người. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper nhấn mạnh chuyến thăm này “thể hiện cam kết chung của hai nước hướng tới một tương lai thịnh vượng và an ninh”.

Truyền thông Việt Nam nhấn mạnh chuyến thăm của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan là hoạt động giao lữu hữu nghị thông thường nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Theo thông tín viên RFI Loubna Anaki tại New York, hai nước Mỹ và Việt Nam đều đặt trọng tâm vào mối quan hệ hợp tác đối tác song phương để đối phó với sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở trong vùng.

“Chuyến ghé thăm là sự kiện hiếm hoi. USS Ronald Reagan mới chỉ là hàng không mẫu hạm thứ ba của Mỹ cập cảng Việt Nam. Trong vòng 5 ngày, Việt Nam và Mỹ có thể trao đổi trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước. Thỏa thuận Đối Toàn Diện Mỹ-Việt mới chỉ có từ 10 năm qua. Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, đúng 20 năm sau ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hiện giờ, mối quan hệ hợp tác này dường như mang tính chiến lược hơn bao giờ hết trong bối cảnh quan ngại gia tăng trước trọng lượng ngày càng lớn của Bắc Kinh, với Trung Quốc không che giấu những tham vọng của họ ở Biển Đông.

Cách đây hai tháng, trong chuyến thăm Hà Nội, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thông báo là Hoa Thịnh Ðốn sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam, kể cả về mặt quân sự, để tăng cường các cuộc tuần tra dọc bờ biển nước này. Do đó, một tàu Mỹ có thể sẽ được bổ sung vào con số 24 tàu đã được giao từ năm 2016.

Đối với chính phủ Việt Nam, do đảng Cộng sản lãnh đạo, quan hệ đối tác với Mỹ nhằm “bảo đảm ổn định và phát triển trong vùng”“.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét