Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023

Nước mía Sài Gòn xưa - Lý Lê


Nước mía là thứ nước giải khát ngon, bổ rẻ và được ép nguyên chất từ mía tươi. Ngày xưa mấy xe nước mía thường dùng tay để ép mía, bánh xe như vô lăng lái tàu, tay người ép mía phải khỏe mới ép được hết nước ra khỏi những cây mía dài. Bây giờ hiện đại, các loại máy ép nước mía giờ toàn dùng điện. Khi ép mía người ta thường thêm tắc vào cho thơm và át bớt vị ngọt gắt cổ của thứ nước đường nguyên chất đó.
<!>
Miếng tắc chua chua vào để hãm vị ngọt khó chịu đó lại và để … thơm hơn. Bản thân người biết uống nước mía thường có thói quen vắt nhiều tắc.
Càng chua càng ngon. Nhưng nước mía cũng phải ngọt ngon thì vắt nhiều tắc mới ngon.

Gần đây nhiều nơi có món mía dâu, mía cam, vị chua của dâu hay cam xay chung với nước mía lạ miệng và phần nào làm dịu bớt cái gắt của mía đường. Nhưng gì cũng vậy, vị ngon nguyên thủy vẫn là thứ không thể thay thế được.
Nước mía ngon phải có màu vàng đậm, tung bọt. Vài nơi thường dằn thêm vài hạt muối cho đậm đà.
Có nơi thêm nước chanh muối hay tắc muối.

Mía ngọt nên uống phải có đá để làm mát dịu cái vị gắt của đường…
Có lẽ ở miền Nam vì nóng quanh năm nên phổ biến hơn miền Bắc.
Tuổi học trò đứa nào cũng phải biết nước mía. Thứ giải khát không đắt tiền và kén chọn khách hàng.

Hồi xưa khi còn học cấp 1 chiều nào mẹ cũng mua cho một bịch nước mía chỉ 500 đồng, hút rột rột khi ra khỏi cổng.
Ngon hơn nước ngọt nhiều.
Ngon hơn cả mấy bịch xirô đá màu xanh đỏ bán nhan nhản ở trước trường.

Ly Lê ( Tác giả )
Thân mến
TQĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét