Kính thưa quí bạn
Hôm nay gởi các bạn ba đểu bốn chuyện đời thường1. Có chút manh mối vể thuốc kéo dài tuổi thọ2. Tiến sĩ Vũ Xuân Hoài nói thêm về hiện tượng chậm sôi.3. Nhiều nân viên hải quân Mỹ nhận được đồng hồ đeo tay miễn phí do kẻ vô danh nào đó gởi (tiếp theo tin ở email MTC trước)4. Phần lớn chúng ta lầm, chỉ có Giáo sư Nguyễn Vĩnh Tráng (Pháp) không bị câu hỏi cổ điển của Nob Yoshigahara (người Nhật) gạt. Góc đố vui, câu đố mới.HCD 26-Jun-2023
Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống, hay không thấy hình, thì nên dọc Microsoft Word attached.
Nguồn tin và chi tiết: https://www.thebrighterside.news/post/breakthrough-drug-extends-lifespan-and-slows-down-aging-study-finds/HCD tóm tắt bản tin : Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp có thể kéo dài tuổi thọ và làm chậm lão hóa.Nghiên cứu, được công bố trên Aging Cell, phát hiện ra rằng rilmenidine, một loại thuốc chống tăng huyết áp, có thể làm tăng tuổi thọ và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe ở động vật.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng rilmenidine có thể cung cấp hướng chống lão hóa đầy hứa hẹn Không giống như các loại thuốc khác đã được nghiên cứu trước đây rilmenidine có khả năng dịch trong tương lai cho con người, ít có tác dụng phụ hơn.Nghiên cứu được dẫn dắt bởi Giáo sư João Pedro Magalhães, người đã làm việc trong nghiên cứu khi còn ở Đại học Liverpool và hiện đang làm việc tại Đại học Birmingham.
HCD: Chuyện còn dài, gặp thì trình các bạn xem chơi cho vui.---------
Tiến sĩ Vũ Xuân Hoài nói thêm về hiện tượng chậm sôi. Tôi giữ nguyên layout bên dưới.
From: Hoai Vu <hoai.Sent: Friday, June 23, 2023 11:22 SASubject: Re: [quanvenduong]
FW: Dau dau nanh gay binh, dun nuoc bang lò microwave, noi hay nin (du luat o CA), do vui va giai dapTôi giữ nguyên layout của anh HoàiKính thưa anh Đẳng,
Cám ơn anh nhắc nhở về hiện tượng chậm sôi. Xin đóng góp thêm một chút nữa về các hiện tượng sôi và chậm sôi. Nước mà ta dùng hàng ngày thường có các loại khí như Oxygen, Nitrogen, carbon oxide, Chlor, ... hòa tan trong đó. Độ hòa tan (solubility) của các khí đó trong nước giảm xuống khi nhiệt độ tăng lên. Bình thường khi mình đun nước cho nóng lên, các hơi đó bị thải ra khỏi nước và tạo ra bọt (bubble) trong nước. Khi nhiệt độ tăng lên gần đến nhiệt độ sôi thì bên trong những bọt đó phần lớn là hơi nước. Khi đến một nhiệt độ nào mà áp suất của hơi nước (partial pressure) bằng áp suất của khí quyển thì các bọt nước nở lớn ra và thoát khỏi khối nước. Đến lúc đó thì nước sôi. Do đó, về mặt nhiệt động học thì nhiệt độ sôi của nước là nhiệt độ mà ở đó áp suất của hơi nước bằng áp suất khí quyển.
Một thí nghiệm vật-lý rất thường thấy ở các trường trung học ở Việt Nam trước 1975 là dùng máy hút không khí ra khỏi một ống nghiệm có nước bên trong. Khi áp suất trong ống nghiệm giảm xuống tới một mức nào đó thì nước sôi ở nhiệt độ bình thường (room temperature). Đối với trẻ con hồi đó thì thí nghiệm này là một điều hết sức lý thú. Mặt khác, nếu mình đun nước trong một môi trường có áp suất cao thì nhiệt độ sôi của nước tăng lên. Đó là nguyên tắc vật-lý của các pressure cookers. Các cụ già ngày xưa thường để nước sôi khá lâu rồi mới pha trà để cho khí Chlor ra hết thì nước trà mới ngon. Khi ta đun nước gần sôi thì thấy nước "reo." Tại sao vậy? Lý do là nhiệt độ của lớp nước ở bên trên mặt nguội hơn lớp nước ở dưới. Khi các bọt hơi nước ở dưới đáy nồi nở ra đến lúc tiếp xúc với khối nước nguội hơn ở bên trên thì áp suất của hơi nước bên trong bọt hơi lại giảm xuống (vì áp suất này tăng/giảm theo nhiệt độ), làm cho bọt nước này thu nhỏ lại. Chu kỳ bọt hơi nước nở ra và co lại tạo ra sóng âm thanh (tiếng nước reo trước khi sôi). Hiện tượng chậm sôi xảy ra, như anh Đẳng nói, khi ta đun nước tinh khiết (ít các chất hơi hòa tan trong đó) trong một cái nồi láng (non-porous). Trong trường hợp này thì các bọt hơi ở bên trong khối nước, nếu có, có kích thước rất nhỏ (li ti). Áp lực trên bọt hơi gây ra bởi surface tension của nước rất lớn (tỉ lệ nghịch với đường kính của bọt hơi). Áp suất hơi nước bên trong bọt hơi cần phải cao đến mức thắng được cả áp suất khí quyển lẫn surface tension. Do đó nước sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn bình thường, tức là hiện tượng chậm sôi. Ai trong chúng ta cũng có lúc lẩm cẩm, bỏ ly nước vào microwave, bấm nút rồi lại quên không lấy ra. Đến lúc nhớ ra thì lại bấm nút microwave oven một lần nữa. Làm như vậy thì các khí hòa tan trong nước đã thoát ra khá nhiều, và nếu cái ly ấy rất láng ở mặt trong thì rất dễ gây ra chậm sôi. Do đó, nếu nước đã đun sôi hay hâm thâ/t nóng một lần rồi thì phải đổ đi, lấy nước khác cho vào microwave oven thì sẽ giảm bớt xác suất bị chậm sôi.
Cũng nói thêm là nếu ta dùng những ly nước nào đun nước trong microwave mà không bị chậm sôi thì lần sau cứ những cái ly ấy mà dùng, vì mặt bên trong nó đủ porous (nhám) để có thể tạo ra những bọt hơi có kích thước lớn (surface tension nhỏ), nước dễ sôi hơn. Tốt hơn nữa là không nên đun nước cho sôi bằng microwave oven\.
Kính anh,
Hoài
HCD : Cám ơn anh Hoài
Nguồn tin và chi tiết: https://www.cnn.com/2023/06/23/politics/navy-smartwatches-malware/ HCD tóm tắt bản tin:Cơ quan Điều tra Hình sự Hải quân Hoa Kỳ đang điều tra sau khi thấy có nhiều nhân viên Hải quân báo cáo nhận được đồng hồ thông minh miễn phí qua đường bưu điện. Họ cho là có thể các đồng hồ miễn phí nầy được gài sẳn malware đánh cắp data người mang.Bộ phận Điều tra Hình sự của Quân đội (CID) cho biết: Không rõ ai đang gửi những chiếc đồng hồ đáng ngờ nầy, nhưng các đó là dấu hiệu của một mối đe dọa phản gián. Khi sử dụng, các đồng hồ sẽ tự động kết nối vào WiFi và vào cell phone.
HCD: Trước đây một năm thì có nhiều người Mỹ nhận được qua bưu điện hột giống cây trồng không biết ai gởi. Nay thì nhiều người nhận được đồng hồ điện tử đao tay, cũng không biết ai gởi.Tiếc quá, sao tôi chưa nhận được cái nào hết. Nhận được thì mình tìm cách “hack” nó để xài chơi.
------------Giải đáp câu đố 1
From: nang huynh <nlehuynhSent: Thursday, June 22, 2023 10:31 SASubject: Giải đáp các câu đố
Bài 1: A=1/2. B= -1Bài 2: ? = 15. (36-21=15)Pattern: Số sau bắng hai số trước trừ nhau.Tôi nghĩ chưa ra ý của tác giả khi cho biết số 7 là đúng vì theo pattern , phải là số 8
Chắc là tôi sai nhưng cũng góp vui, vì tác giả là puzzle inventor (giống như trong đám tụi mình có Master VXH,cái này là Kungfu Master, chớ không phải demote Ph.D to MS !!! )
Anh gởi email hai ngày liên tiếp là tôi mừng rồi, cứ tiếp tục nhe.Cảm ơn Anh, chúc Anh mạnh khỏe
Năng
HCD: Cám ơn anh Năng
From: Chuan Tran <tranchuan579Sent:
Friday, June 23, 2023 10:20
SASubject: Re: Đố vui
Kinh anh HCĐ,Sent from my iPad On Jun 21, 2023, at 8:48 PM, huy017@gmail.com wrote: 99-72=27 45-27=18 39-18=21 36-21=15.
Vậy 15 là đáp số…Tiếp tục 28-15=13. Và 21-13=8??sao lại là 7?? tui bị cho này ! Thuật toán đổi chăng?Mong chờ giải đáp.Cảm ơn anh nhiều.Xin chúc tất cả vạn an .Nay kínhChuânPS:tui rất dở dùng iPad nên trình bày luộm thuộm,anh bỏ qua cho.
HCD : Cám ơn anh ChuanThưa các bạn tôi và anh Năng anh Chuan và tôi đều bị câu đố của Nhật nầy lừa.Chỉ có anh Nguyễn Vĩnh-Tráng là không mắc bẩy. Dưới đây là lời giải của anh Tráng.
De : vinh.trang@
Envoyé : vendredi 23 juin 2023 23:50
Objet : RE: [quanvenduong] FW: Muoi thuc pham khong nen dung bang lò microwave, muc ngheo kho o Cali, dong ho thong minh mien phi, do vui
Kính Anh Đẳng,
The number seven (7) in the final circle is not a typographical error.
Bài Toán « Rất Độc » :
Nhờ 3 số đầu : 99; 72; 27 và 3 số cuối : 21; 13; 7.
9 + 9 + 9 = 9 + 9 + 7 + 2 = 27. Và 7 = 3 + 4 = 2 + 1 + 1 + 3.
99 – 72 = 27, nhưng 27 = 9 + 9 + 9 = 9 + 9 (do số 99) + 7 + 2 (do số 72) = 27. Cũng 27.
= 9 + 9 + 2 + 7 = 27.
45 – 27 = 18, nhưng 4 + 5 (do số 45) + 2 + 7 (do số 27) = 18. Cũng 18.
39 – 18 = 21, nhưng 3 + 9 (do số 39) + 1 + 8 (do số 18) = 21. Cũng 21.
36 – 21 = 15, nhưng 3 + 6 (do số 36) + 2 + 1 (do số 21) = 12
28 – 15 = 13, nhưng 2 + 8 (do số 28) + 1 + 2 (do số 12) = 13. Cũng 13.
Cái « Độc » là ở chổ đó !
21 – 13 = 8, Nhưng 2 + 1 (do số 21) + 1 + 3 (do số 13) = 7.
Rất có thể tính bằng những « mánh lới » khác, mà tôi chưa tìm ra, hay không tìm ra.
Kính chúc An Lành.
Kính,
VT.
HCD : Cám ơn anh Nguyễn Vĩnh-Tráng. Quả là quá hay, bài toán “rất độc”, chỉ có anh Tráng là không bị gạt.
Nói thật nhỏ, các bạn chớ có nói lớn mọi người nghe thấy, vì tôi chưa xin phép anh Tráng, anh Tráng là một vị Giáo Sư Đại Học kỳ cựu bên Pháp.--------
Giải đáp
Giải đáp câu đố 2
HCD: Cám ơn anh Năng--------Tiếp theo là câu đố quá dễ:câu đố 1:
Câu đố 2
From: nang huynh <nlehuynh@Sent: Saturday, June 24, 2023 11:48 SASubject: Góp ý các câu đố
Bài 1: X+Y > 2.2Y với bất kỳ Y < 24 Thí dụ : Y=10. X+ Y > 22. (23. 27. 37 ....) Y=0. X+Y >
Chọn 1 trong 4 câu trả lời abcd thi tỷ số là 1/4 hay 25%.25% này không dính dáng gì đến nội dung của abcd ( có tới hai chỗ 25% )
Đây là ý kiến góp ý của tôi ,có thể khác với nhiều bạn khácCảm ơn Anh, chúc Anh mạnh khỏe
Năng
HCD: Cám ơn anh Năng-
---------
HCD : Thưa câu trả lời thế nầy
Câu đố 1 :
Y nhỏ hơn 20% trị số 120
Tính ra Y =120*80/100=120*0.80=96
Biết rằng X lớn hơn Y 20%
Tính ra Y/X=80/100=0.80 à X=Y*100/80 X=96*100/80=120
Vậy X+Y = 120+96 = 216
Câu đố 2: Có bốn câu trả lời sẳn a,b,c, d, (theo kiểu “abc khoanh”) trong đó có một câu trúng, ba câu còn lại trật.Nhưng ở đây câu a và câu b trùng nhau (25%). Như vậy còn 3 câu trả lời, trong đó có một câu đúng. Nếu chọn đại một câu thì tỉ lệ trúng sẽ là 33,3%
----------
Câu hỏi ngày 26-Jun-2023
Câu đố ngày hôm nay là một bài “kiểm tra trí thông minh” cho trẻ em được phát minh cách đây một thế kỷ bởi một nhà tâm lý học người Mỹ, Grace Arthur. Nhưng một số người lớn vẫn không trả lời được. (Easy, right? About 90 per cent of people (including adults) get this first example wrong)
--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tình Thân".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tinh-than+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/tinh-than/019001d9a846%248fdddfc0%24af999f40%24%40gmail.com.
image001.gif
image012.png
image003.jpg
image005.jpg
image007.jpg
image009.jpg
image011.jpg
image014.jpg
image016.jpg
image018.jpg
image020.jpg
image022.jpg
image024.jpg
image026.jpg
image028.jpg
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét