Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Tin Vui Hay Lạ: Đức Giáo Hoàng Choàng Khăn Có Hình Cờ VNCH! Và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Nhiều Điềm Cho Thấy, Cộng Sản VN Tới Thời Mạt Vận! Hết Úc Phát Hành Đồng Tiền Có Cờ VNCH, Giờ Đến Đức Giáo Hoàng, Trân Trọng Nhận Chiếc Khăn Choàng Có Hình Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ! *Cờ VNCH mới được Nước Úc trân trọng in trên đồng tiền 2 Dollars. Bọn tà quyền độc tài, khát máu, rừng rú CSVN đang tức tối, điên cuồng, lồng lộn phản đối! Chưa nguôi cơn giận dữ, giờ đây, lại được Đức Giáo Hoàng cúi nhận, Chiếc Khăn có hình Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, một cách Trân Trọng và Qúy Mến. Hình ảnh quý hiếm, lịch sử chưa bao giờ có, chưa bao giờ thấy! Đây là niềm hãnh diện và tự hào cho Người Việt Quốc Gia chúng ta, trong công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ, tự do!
<!>


* Cờ Vàng, Lá Cờ Thiêng Liêng của Dân Tộc, đã nhuộm biết bao xương máu của Các Quý Anh Hùng, Tiền Nhân Anh Dũng và Anh Linh của biết bao Tử Sĩ. Cho dù có trải qua bao nhiêu biến cố thời cuộc, đã bị vùi dập, chối bỏ, cuối cùng thì “chính nghĩa cũng thắng bạo tàn!” Cờ vàng Ba Sọc Đỏ sẽ trường tồn và được Vinh Danh mãi mãi. Lá cờ của Tự Do, Độc Lập, Dân Chủ cho nước Việt Nam!

* Trong khi bọn CSVN khoe khoang là phe thắng cuộc chiến, mà chính lá cờ máu của bọn chúng, đi tới đâu cũng bị Phỉ Nhổ, Sỉ Nhục, Chà Đạp và cả thế giới Khinh Bỉ!

* Riêng Cộng Đồng Công Giáo Người Việt Hải Ngoại, Xin Kính Lời Cảm Tạ Đức Gáo Hoàng, với hành động cao đẹp của Ngài vừa thực hiện, chính Ngài là hình ảnh của “Một Chúa Chiên Lành!” của Sự Thật, Công Lý, Lẽ Phải! Xin Chúa Chúc Lành Cho Ngài!


Hình Ảnh Lịch Sử! Đức Giáo hoàng cúi nhận chiếc khăn Choàng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ!


(Trầm Hương Thơ)

-Mấy bữa nay truyền thông khắp thế giới, nhanh chóng đưa tin chóng mặt, hình ảnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô choàng chiếc khăn Hoàng Kỳ, trong buổi tiếp kiến hôm thứ tư tuần qua tại Đại thính đường Phaolô VI. Như thường lệ, những người hành hương từ khắp năm châu, tiến về Giáo Đô Roma, trong đó có gia đình ông Vicent Nguyễn Văn Rị cùng vợ, con, dâu, rể và cháu, tổng cộng là 18 người, đang sinh sống tại giáo xứ Thánh Linh thuộc thành phố Mönchengladbach Đức Quốc. May mắn thay, gia đình ông được Linh mục Johannes Van der Vorst, chánh xứ Thánh Linh cùng đồng hành và hướng dẫn đi chung trong chuyến hành hương này.

Theo như lời ông kể trong vui mừng, hân hoan rằng: Thật may mắn, nhờ có Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải quen biết, đang tu học tại Roma dẫn đi, từ lúc 07h30 sáng thứ tư 01.08.2018. Đoàn hành hương đến xếp hàng thứ tự, như các hội đoàn các quốc gia tham dự khác, lần lượt tiến vào Đại thính đường Phaolô VI, để chào đón Đức Giáo Hoàng. Hội trường này chứa được khoảng 8.000 người! Nhờ đến khá sớm nên tìm được chỗ đứng bên hành lang lối giữa.


Trước 09h00, nghe phát ngôn điều hợp buổi tiếp kiến trên lễ đài, lần lượt giới thiệu từng đoàn hành hương các quốc gia qua nhiều thứ tiếng, đến phần giới thiệu bằng Đức ngữ, có nhắc đến đoàn hành hương giáo xứ Thánh Linh thuộc thành phố Mönchengladbach Đức Quốc và đoàn gia đình cùng hô vang lên báo hiệu nhóm chúng tôi có đang mặt.

Đúng 09h30, Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất hiện trên Cung thánh, Ngài tiến bước đi vào lối giữa hai bên, mọi tín hữu vui mừng hô vang Papa Phanxicô, Papa Phanxicô và háo hức chờ đón Ngài đi qua, để được Ngài ban phép lành, và may mắn được bắt tay Ngài. Ngài tiến bước nhanh cùng phái đoàn Tòa Thánh và an ninh theo tháp tùng khá đông. Ngài hướng về bên phải, chào mừng và ban phép lành, rồi lại sang bên trái, nhất là Ngài chú ý đến các cháu nhỏ vì nước trời là của chúng. Ngài đi đến ban phép lành cho chúng, hôn lên trán các trẻ thơ.

Ngài tiến bước sang bên trái, chúng tôi vừa đúng điểm đối diện với Ngài, Ngài nhìn thấy chúng tôi tươi cười. Cháu nội Levis Khiêm 11 tuổi, tôi đưa khăn quàng cho cháu sẵn đứng bên cạnh cháu, phụ cháu, để trao cho Đức Giáo Hoàng chiếc khăn quàng mầu vàng ba sọc đỏ, biểu tượng cho lá Hoàng Kỳ của dân tộc Việt Nam mà vua Thành Thái đã ban hành từ năm 1890. Bỗng nhiên Ngài đi đến chỗ chúng tôi và rất ngạc nhiên, vì Ngài cúi xuống, hân hoan đón nhận chiếc khăn quàng vui vẻ tươi cười, rồi Ngài ban phép lành cho mọi người chúng tôi, thật là vui mừng và hoan hỷ biết chừng nào, khi được Ngài đón nhận và tôi thầm tạ ơn Chúa!


Nhìn lên màn ảnh lớn, thấy hình ảnh Ngài với chiếc khăn Hoàng Kỳ quá đẹp! chúng tôi mừng vui, hô vang cả ngôi Đại Thính Đường Phaolô VI. Ngài đi tiếp để ban phép lành và chào thăm tất cả mọi người hành hương hôm nay và tiến bước đi tiếp lên lễ đài.

Ngài chủ tọa ban những thông điệp huấn đức, cho đoàn hành hương ngày hôm nay, tại Đại Thánh Đường Phaolô VI và kết thúc vào lúc gần 12h00 trưa, sau khi Ngài ban phép lành cho đoàn hành hương và cho thế giới. Buổi triều kiến Đức Giáo Hoàng đã được nhiều đài truyền thông truyền hình phát sóng đi khắp thế giới.



*Thư của Thượng Tọa Thích Không Tánh:

Kính cảm ơn đã chuyển cho Tin Vui nầy !
Kính Hoan Nghênh Đức Giáo Hoàng Phanxico đã Cúi Nhận Chiếc Khăn Hoàng Kỳ là Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa.

Kính mong Đức Giáo Hoàng - với uy tín của Ngài - Ủng hộ và Vận động cho Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa đã bị Việt cộng và Trung cộng Cưỡng chiếm và Xâm lược, được chóng Quang Phục! thì Không Gì Ơn Ích và Công Đức bằng !

Sài Gòn - Việt Nam ngày 9-5-2023

Trân Trọng,
Thiện Thệ tử Thích Không Tánh.


CSVN ‘Can Thiệp Nội Bộ’ Úc Ðại Lợi Khi Phản Đối Đồng Xu Có Hình Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ?

-Một số người am hiểu luật pháp quốc tế cho rằng Hà Nội đã can thiệp vào công việc nội bộ của Úc Ðại Lợi khi lên tiếng phản đối nước này lưu hành đồng xu kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam có mang hình cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Như Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đã đưa tin, vào ngày 4/5/2023, một đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Úc Ðại Lợi phát hành đồng xu có hình cờ vàng nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền Nam Việt Nam năm 1973.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc Ðại Lợi đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.

Việt Nam đã đề nghị phía Úc Ðại Lợi “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, bà Hằng cho biết và nói thêm: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Úc Ðại Lợi”.

Bình luận với VOA về động thái kể trên, Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền từng bị Cộng sản Việt Nam bỏ tù và trục xuất sang Đức, khẳng định rằng Cộng sản Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc Ðại Lợi”. Ông phân tích thêm:

“Lá cờ đó thuộc về Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Chế độ đó không còn nữa nhưng nó vẫn là di sản của cộng đồng người Việt ở Úc Ðại Lợi, Mỹ và một số nơi trên thế giới, và đã được một số tiểu bang ở Mỹ và Úc Ðại Lợi công nhận là di sản văn hóa. Việc Bưu chính và một công ty Úc Ðại Lợi đưa vào đồng xu để kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Úc Ðại Lợi, không liên quan gì đến Việt Nam”.

Theo quan sát của VOA, đây cũng là quan điểm được không ít người bày tỏ trên mạng xã hội.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh, một phó Giáo sư-Tiến sĩ có hơn 63.000 người theo dõi trên Facebook, viết trên trang cá nhân rằng bản thân bà “không có cảm tình đặc biệt gì với cờ vàng” song bà “khá ngạc nhiên” về lời phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà bà xem là “sự gay gắt … không cần thiết” này.

Lưu ý đến thực tế là chính quyền Việt Nam hiện nay, nằm dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, không sở hữu cờ Việt Nam Cộng Hòa cũng như không liên quan gì đến tiền tệ của Úc Ðại Lợi, bà Ánh cho rằng quốc gia đó in gì lên tiền lưu niệm là quyền của họ.

Nữ phó Giáo sư-Tiến sĩ nhấn mạnh rằng “lịch sử là không thể bác bỏ” trước khi chỉ ra sự thật là Úc Ðại Lợi có tham chiến với Việt Nam Cộng Hòa trong quá khứ và bà đặt câu hỏi “họ kỷ niệm cựu chiến binh của họ có gì sai đâu?”

Vẫn bà Ánh đề cập thêm rằng hiện nay có hàng trăm ngàn người gốc Việt sống ở Úc Ðại Lợi, chủ yếu là những người ra đi từ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nên theo bà, việc chính quyền Úc Ðại Lợi công nhận gốc gác của họ cũng là điều dễ hiểu.

“Ta có quyền gì mà cấm đoán một quốc gia có chủ quyền sử dụng một hình ảnh không thuộc sở hữu của mình?” bà Ánh chất vấn.

Từ góc độ quan sát của mình, bà Ánh thấy rằng việc Hà Nội “cao giọng” như vậy “có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tốt đẹp” của quan hệ hai nước. Nhiều Facebooker khác cũng có chung quan điểm, theo quan sát của VOA.

Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài đưa ra nhận định: “Việc phát hành đồng xu đó trùng với thời điểm 30/4, cho nên có lẽ phía Việt Nam hơi vội vàng, hấp tấp, không chín chắn trong việc đưa ra phản ứng của mình, cho nên hoàn toàn không phù hợp, không đúng”.

Một số Facebooker, trong đó có ông JB Nguyễn Hữu Vinh, có 66.000 người theo dõi, liên hệ việc Việt Nam vừa phản đối Úc Ðại Lợi về vật phẩm kỷ niệm chiến tranh với việc Trung Quốc có nhiều hoạt động, vật phẩm kỷ niệm cuộc chiến tranh đẫm máu với Việt Nam từ năm 1979 đến giữa những năm 1980, song Việt Nam lại không phản đối, lên án Trung Quốc.

Luật sư Đài chỉ ra sự khác biệt là ở chỗ Việt Nam và Trung Quốc “có quan hệ ý thức hệ” và Đảng Cộng sản Việt Nam “chịu nhiều ơn huệ của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ”.

Khi Trung Quốc kỷ niệm cuộc chiến tranh 1979, thậm chí đưa ra thông tin sai lệch về cuộc chiến, Việt Nam “chỉ nhẫn nhịn chứ không dám phản đối”, ông Đài nhận xét và nói thêm: “Khả năng phản đối của Việt Nam với Trung Quốc là không được, nếu phản đối Trung Quốc sẽ lĩnh hậu quả nhiều hơn”.

Như tin của VOA đã đưa, cộng đồng người Việt tại Úc Ðại Lợi bày tỏ sự bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Một đại diện của Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu nói với VOA rằng lời phản đối của Việt Nam thật “vô lý” và “có tính cách độc đoán”.


Chính phủ Australia phản hồi, trả lời tuyên bố của phía Việt Nam về Cờ Vàng


(Hình: Đồng xu chính phủ Úc vinh danh binh sĩ nước này hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.)

-Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia vừa phản hồi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc phản đối Canberra phát hành đồng xu lưu niệm có in hình mà Hà Nội nói là ‘cờ vàng’ của Việt Nam Cộng Hòa.

“Chúng tôi ghi nhận tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao”, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho VOA biết trong một tuyên bố gửi qua email vào cuối tuần, nhưng không đề cập đến việc chỉnh sửa hay thu hồi đồng xu này theo yêu cầu của Việt Nam.

“Đồng xu và tem kỷ niệm mà người phát ngôn đề cập là nhằm tôn vinh những người Australia từng phục vụ tại Việt Nam”, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết thêm.

“Thiết kế của đồng xu và tem phản ánh màu sắc của các dải huy chương phục vụ được trao cho những quân nhân này, bao gồm Huân chương Việt Nam, được phong tặng vào năm 1968”, tuyên bố viết.

Theo trang thông tin chính thức của Thủ tướng Australia và Nội các, Huân chương Việt Nam (Vietnam Medal) được Nữ hoàng Anh, đại diện cho Hoàng gia Anh phong tặng, vinh danh các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Australia và các thành viên của các tổ chức từ thiện phục vụ tại miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, giai đoạn 29/5/1964 -27/1/1973.

Mặt trước của tấm huân chương khắc chân dung của Nữ hoàng Anh Elizabeth II kèm theo dòng chữ Latin “ELIZABETH II DEI GRATIA REGINA F.D” có thể được hiểu là “Elizabeth II, mang ơn Chúa, Nữ hoàng và đấu tranh cho sự trung thực”. Mặt sau đề chữ “Việt Nam” và khắc họa một người đàn ông có hành động đẩy hai quả cầu sang hai bên.

Trang này nói rõ rằng màu vàng và ba sọc đỏ trên tấm băng huy chương tượng trưng cho Việt Nam Cộng Hòa: “Dải huy chương có sọc vàng của miền Nam Việt Nam ở trung tâm. Dải băng cũng có một sọc màu xanh đại diện cho Hải quân, hai sọc đỏ tượng trưng cho Lục quân và một sọc xanh nhạt cho Lực lượng Không quân”.

Huân chương Việt Nam được Hoàng gia Anh thành lập vào ngày 8/6/1968 và được Thủ tướng Australia lúc bấy giờ là ông John Gorton ký phong tặng.

Như VOA đã loan tin, hôm 4/5, một đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ trích hai cơ quan thuộc Kho bạc và Bưu chính Australia phát hành đồng xu có hình cờ vàng nhân dịp Canberra kỷ niệm 50 năm kết thúc tham chiến ở miền nam Việt Nam năm 1973.

Bà Phạm Thu Hằng, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Australia đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh ‘cờ vàng’, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại”.

Việt Nam đã đề nghị phía Australia “dừng lưu hành các vật phẩm này, đồng thời không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, bà Hằng cho biết và nói thêm: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia”.

Bình luận với VOA sau tuyên bố của Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền hiện sống lưu vong ở Đức, khẳng định rằng Việt Nam chắc chắn đã “can thiệp vào công việc nội bộ của Úc”.

Trong khi đó đại diện cho cộng đồng người Việt tại Australia nói với VOA rằng họ bất bình trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ông Lê Công, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở Úc Châu nói với VOA rằng lời phản đối của Việt Nam thật “vô lý” và “có tính cách độc đoán”.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Úc phát hành đồng xu lưu niệm về Chiến tranh Việt Nam.

Vào tháng 9/2021, Royal Australia Mint phát hành đồng xu kỷ niệm đánh dấu 50 năm Trận Núi Lé ở tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay). Thứ trưởng Bộ Ngân khố Úc Michael Sukkar nói rằng đồng xu này là một sự tri ân quan trọng đối với những binh sĩ Australia đã tham gia trận chiến và nói rộng hơn là sự hy sinh của tất cả những người lính trong Chiến tranh Việt Nam.

Ông Sukkar cho biết: “Việc phát hành đồng xu kỷ niệm này trước lễ kỷ niệm 50 năm Trận Núi Lé là cơ hội để người Úc tưởng nhớ những người lính dũng cảm đã chiến đấu trong cuộc xung đột này trong Chiến tranh Việt Nam”.

Hơn 60.000 binh sĩ Australia đã phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam bên cạnh các lực lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và 523 binh sĩ Australia đã hy sinh trong cuộc chiến này.

Hơn 48 năm kể từ Chiến tranh Việt Nam kết thúc, cuộc chiến mà Hà Nội gọi là “chiến tranh chống Mỹ, cứu nước”, tiếp tục là một chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam ngày nay. Chính quyền Việt Nam dường như tỏ ra rất ác cảm với lá cờ này và đã bỏ tù một số người cố tình lưu hành chúng.

Năm nay Hà Nội và Canberra kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hiện hai nước đang duy trì quan hệ Đối tác Chiến lược. “Chính phủ Australia không công nhận ‘cờ vàng’”, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết trong email gửi cho VOA. Thông điệp này dường như giúp Hà Nội bớt nóng giận.


Vụ Đòi Úc Ðại Lợi Rút Đồng Tiền Có Cờ Vàng: “Việt Nam Rừng Rú Nên Học Cách Ngoại Giao Văn Minh!”


-Bộ Ngoại giao Việt Nam đòi Chính phủ Úc Ðại Lợi phải dừng lưu hành đồng tiền lưu niệm 2 Úc kim có cờ Việt Nam Cộng Hòa, người Úc Ðại Lợi gốc Việt nói cách hành xử này không văn minh.

Công ty Royal Australian Mint hồi đầu tháng 4 phát hành 2 đồng tiền có mệnh giá 2 Úc kim có màu bạc và vàng để kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Úc Ðại Lợi rút khỏi chiến tranh Việt Nam, điều đặc biệt là hai đồng tiền này đều có in biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 4/5/2023, trong cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đề nghị Úc Ðại Lợi dừng lưu hành các ấn phẩm có in hình “cờ vàng” và không để tái diễn các sự việc tương tự.

Bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do tại tiểu bang Tây Úc, ngày 5/5 nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA):

“Theo tôi nghĩ nhà cầm quyền Việt Nam phải nên học cách đối xử ngoại giao văn minh, thứ nhất người Úc Ðại Lợi ra đồng tiền đó để kỷ niệm một mốc thời gian của lịch sử.

Thời gian đó người Úc Ðại Lợi đến Việt Nam để giúp miền Nam chiến đấu với Cộng sản, Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là quốc gia được các nước trên thế giới công nhận, nên bây giờ người Úc Ðại Lợi kỷ niệm thời điểm lịch sử đó không lẽ người ta lại trưng cờ đỏ sao vàng trong đó?”

Theo ông Dũng, cơ quan ngoại giao của chính quyền Hà Nội cần bỏ tâm trạng tiểu nhân và thù hận, không phải cứ thấy cờ vàng ở đâu là sửng cồ lên. Ông nói:

“Theo suy nghĩ của tôi, họ chiếm miền Nam một cách bất hợp pháp, ngược với công pháp quốc tế cho nên họ mặc cảm tội lỗi và không muốn ai nhìn thấy thời điểm lịch sử đó nữa”.

Theo Chính phủ Úc Ðại Lợi, có khoảng 60.000 binh lính nước này tham chiến ở miền Nam sát cánh với Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh. Hơn 500 binh sĩ Úc Ðại Lợi tử trận, 2.400 lính bị thương trong cuộc chiến này.

Sự tham gia của Úc Ðại Lợi vào cuộc chiến chính thức kết thúc khi Toàn quyền ra tuyên bố vào ngày 11/1/1973. Lực lượng chiến đấu duy nhất còn lại ở Việt Nam là một trung đội bảo vệ Tòa Đại sứ Úc Ðại Lợi ở Sài Gòn, đã được rút vào tháng 6 năm 1973.

Cùng năm đó, Úc Ðại Lợi và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là CHXHCN Việt Nam) thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện năm 2009 và Đối tác Chiến lược năm 2018.

Ông Hoàng Ngọc Diêu, chuyên gia kỹ thuật thông tin hiện đang sống tại Sydney cho rằng, đề nghị của Việt Nam là không hợp lý:

“Nói là nước Úc đừng có tái diễn những chuyện trong quá khứ thì mình thấy là thái quá. Việt Nam là cái gì mà đòi hỏi một quốc gia khác phải làm như vậy?!”

Theo ông, việc Việt Nam nêu chuyện Đối tác Chiến lược với Úc Ðại Lợi giống như một sự hăm dọa, một hành động không khôn ngoan và không lấy làm gì tốt đẹp với quốc gia khác.

Ông cho biết mặc dù Công ty Royal Australian Mint thuộc Chính phủ Úc Ðại Lợi nhưng hoạt động độc lập và chịu rất ít sự kiểm soát của nhà nước.

Ông nói truyền thông Úc Ðại Lợi không đả động gì đến phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong khi Công ty Royal Australia Mint đã bán hết số đồng xu có in cờ Việt Nam Cộng Hòa mà họ phát hành.

Ông có liên lạc với họ và được biết doanh nghiệp này không có kế hoạch cụ thể về việc phát hành thêm nhưng sẽ xem xét vì nhu cầu mua khá lớn.

Nhiều nhà đầu cơ đã mua đồng xu này và rao bán trên mạng với giá từ 1.000 đến 2.000 Úc kim, ông nói.

Vị chuyên gia kỹ thuật thông tin nói hoàn toàn không biết việc Úc Ðại Lợi phát hành đồng xu có in cờ Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi nhận được thông tin phản đối của Chính phủ Việt Nam.

“Chính Phủ Úc Ðại Lợi Không Công Nhận Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa Cũ”

Phát ngôn nhân của Sở Đúc tiền Hoàng gia Úc Ðại Lợi (Royal Australian Mint) ngày 5/5 phản hồi email của Ðài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết:

“Thiết kế của đồng xu phản ánh màu sắc của các dải huy chương nghĩa vụ được trao cho những người Úc từng phục vụ tại Việt Nam, bao gồm huy chương Phục vụ Việt Nam, được giới thiệu vào năm 1968. Chính phủ Úc Ðại Lợi không công nhận quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa cũ”.

Phản ứng của Nhà nước Việt Nam có tác dụng ngược. Nhiều thế hệ trẻ ở Việt Nam không biết về lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên, bằng sự phản ứng dữ dội của Hà Nội giới trẻ sẽ tìm hiểu vì tò mò, ông Diêu nói.

“Trong 48 năm qua, khi mà đụng đến Việt Nam Cộng Hòa hay đụng đến lá cờ vàng ba sọc đỏ, nhà cầm quyền Việt Nam luôn có phản ứng gay gắt, thậm chí thái quá.

Đối xử với một chế độ không còn tồn tại một cách đầy hiềm khích và nặng nề”.

Theo ông, Hà Nội có tiêu chuẩn kép. Khi cộng đồng quốc tế lên án vi phạm nhân quyền, Việt Nam lại nói rằng đó là “chuyện nội bộ” nhưng lại phản ứng với việc Úc Ðại Lợi phát hành tiền xu - một việc hoàn toàn là chuyện nội bộ của một quốc gia xa xôi.

Những phản ứng vặt vãnh như vậy không mang lại gì ngoài biểu hiện yếu ớt và ti tiện của một chế độ độc tài và kém cỏi, ông Diêu kết luận.

Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao và Thương mại của Úc Ðại Lợi và Tòa Ðại sứ Úc Ðại Lợi tại Hà Nội để đề nghị bình luận về phản ứng của Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.

Theo đài SBS Tiếng Việt, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, hay còn được gọi ngắn gọn là cờ vàng, được nhiều đơn vị hành chính trong cả nước Úc công nhận là lá cờ chính thức đại diện cho Cộng đồng Người Việt Tự do, cộng đồng người Việt tị nạn và con cháu của họ ở Úc Ðại Lợi.

Ngoài hai đồng tiền 2 Úc kim do Sở đúc tiền phát hành, Bưu chính Úc Ðại Lợi cũng phát hành các con tem có hình ảnh Huân chương Việt Nam với dải cờ vàng 3 sọc đỏ, khi xưa dùng để trao cho các quân nhân Úc Ðại Lợi và các thành viên của các tổ chức từ thiện được công nhận phục vụ tại miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Tàu Dân Quân Biển Trung Quốc Vào Vùng Diễn Tập Giữa Ấn Độ và ASEAN Tại Biển Đông


(Hình: Đợt diễn tập quân sự của ASEAN tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông ngày 23/10/2018.)

-Tàu thuộc lực lượng Dân quân Biển Trung Quốc đã vào khu vực mà Hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN diễn tập tại Biển Đông.

Thông tấn xã Reuters loan tin ngày 8/5/2023 dẫn 2 nguồn của Ấn Độ; trong khi đó một chuyên gia độc lập Việt Nam nhận định rằng dường như Bắc Kinh đang sử dụng lực lượng Dân quân Biển để dọa dẫm và gây gián đoạn đợt diễn tập.

Đợt diễn tập hai ngày bắt đầu từ hôm 7/5 có sự tham gia của tàu và chiến đấu cơ của các nước Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Brunei và Ấn Độ.

Vào khi chiến hạm và máy bay của các bên tham gia tại có mặt tại khu vực thuộc Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, tàu Dân quân Biển Trung Quốc tiến về phía họ; cả hai phía qua mặt nhau nhưng không xảy ra đối đầu. Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc cũng tham gia theo đoàn tàu Dân quân Biển tiến về khu vực diễn tập.

Thông tấn xã Reuters có gửi yêu cầu bình luận về tin vừa nêu đến ba chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam; nhưng chưa được nước nào trả lời.

Đây là đợt diễn tập đầu tiên giữa Ấn Độ và ASEAN (AIME-2023) do Hải quân hai nước Ấn Độ và Tân Gia Ba đồng chủ trì.

Lâu nay, một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc quanh Biển Đông cáo giác Trung Quốc sử dụng tàu Dân quân Biển cũng như tàu chính thức mang cờ Hoa Lục sách nhiễu, hăm dọa tàu đánh cá cũng như tàu quân sự của họ tại Biển Đông.


Nắng Nóng 43 Độ C Tại Nhiều Vùng ở Bắc và Trung Việt Nam


(Hình: Nơi chịu nắng nóng nhất là tỉnh Nghệ An ở mức 43 độ C.)

-Đợt nắng nóng tại một số khu vực ở miền Bắc và Trung Việt Nam trong những ngày cuối tuần qua được cho biết có nơi lên đến mức cao nhất 43 độ C.

Trung tâm Dự báo Khí tượng-Thủy văn của Việt Nam tổng kết như vừa nêu. Cụ thể, chừng 15 nơi tại những khu vực vừa nêu có nhiệt độ do nhiệt kế đo được từ 39-43 độ C.

Nơi chịu nắng nóng nhất là tỉnh Nghệ An ở mức 43 độ C; Sơn La 42 độ C. Thủ đô Hà Nội được báo ở mức 35-37 độ C; tuy nhiên thực tế được nói cao hơn từ 2- 3 độ C.

Nhiệt độ trên toàn cõi Việt Nam được dự báo có thể cao hơn từ 0,5 đến 1,5 độ C trong tháng này so với những năm trước.

Hiện tượng El Niño được cho là nguyên nhân khiến miền Bắc và Trung Việt Nam chịu nắng nhiều hơn và ít mưa, bão hơn.

Không chỉ Việt Nam mà Lào và Thái Lan cũng có đợt nắng nóng kỷ lục trong thời gian qua.

Hãng truyền hình CNN vào ngày 8/5/2023 loan tin dẫn cảnh báo của các nhà khoa học về tình trạng nắng nóng trầm trọng hơn do tác động của hiện tượng nhà kính mà con người gây nên dẫn đến biến đổi khí hậu.


Mực Nước Hồ Thuỷ Điện Trị An Xuống Thấp Nhất Trong Hơn 10 Năm Qua


(Hình: Mực nước tại hồ Trị An đang xuống thấp.)

-Trong ngày 7/5/2023, Giám đốc Công ty Thuỷ điện Trị An, ông Võ Tấn Nhẫn cho truyền thông hay nước ở hồ thuỷ điện Trị An tại tỉnh Đồng Nai đang tiệm cận mực nước chết, được nói giảm thấp nhất trong hơn 10 năm qua.

Theo ông Nhẫn, mực nước hồ Trị An đo được trong sáng 7/5 tiệm cận mực nước chết (50m) tức được 50,5m, trong khi mực nước dâng bình thường của hồ là 62m.

“Đây là mực nước thấp nhất đo được tại hồ Trị An trong hơn 10 năm qua”, ông Nhẫn cho biết.

Vào năm 2010, mực nước hồ Trị An chỉ ở mức 49,99m, thấp hơn mực nước chết, buộc nhà máy phải phát điện luân phiên các tổ máy.

Vẫn theo ông Nhẫn, nguyên nhân khiến lượng nước hiện đang ở mức thấp là do vào thời điểm cuối mùa khô, nhưng nhờ cơ chế vận hành liên hồ thủy điện nên nhà máy vẫn đang vận hành cả bốn tổ máy.

Giám đốc thủy điện Trị An cho biết, mực nước hồ thấp nhưng nằm trong dãy điều tiết, cuối mùa khô nước hồ cạn để tích nước trong mùa mưa. Nếu để nước hồ quá cao, khi mùa mưa về buộc phải xả xuống hạ lưu.

Trong năm 2022, thủy điện Trị An không xả nước qua đập tràn điều tiết như mọi năm. Với ảnh hưởng của El Nino, nhiều khả năng thủy điện cũng sẽ không xả lũ trong năm nay, ông Nhẫn nói.

Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cách Sài Gòn 65 cây số về phía Đông-Bắc. Nhà máy được xây dựng từ năm 1984, phát điện tổ máy số 1 ngày 30/4/1988 và khánh thành năm 1991.

Hiện nhà máy đang vận hành 4 tổ máy với tổng công suất thiết kế 400MW, sản lượng điện trung bình hằng năm 1,7 tỉ kWh.

Đây là thủy điện lớn nhất ở miền Nam, không chỉ đóng góp cho điện lưới quốc gia mà còn giúp điều tiết lũ cho vùng hạ du, cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho hơn 10 triệu người các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Sài Gòn.


Dàn Cựu Lãnh Đạo Tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh Tra Lâm Đồng Bị Kỷ Luật

 

(Hình: Vào ngày 8/5/2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng CSVN tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét biện pháp kỷ luật đối với một loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.)

-Dàn nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị đảng kỷ luật do vi phạm.

Vào ngày 8/5/2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để xem xét biện pháp kỷ luật đối với một loạt nguyên lãnh đạo tỉnh Lào Cai và Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng dựa trên đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Những người bị xem xét kỷ luật gồm các ông Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Nguyễn Thanh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai; Lê Ngọc Hưng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai; Mai Đình Định, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy Lào Cai, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai; Nguyễn Ngọc Ánh, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng.

Đối với những người này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rằng họ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của đảng Cộng sản và pháp luật Nhà nước. Vi phạm của họ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của đảng.

Ban Bí thư quyết định khai trừ đảng đối với các ông Doãn Văn Hưởng, Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng, Mai Đình Định, Nguyễn Ngọc Ánh.

Còn ông Nguyễn Văn Vịnh, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật.


Sơn La: Bắt Tạm Giam Nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Bắc Yên và 2 Đồng Phạm


(Hình: Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Sơn La thi hành lệnh bắt bị can Lê Văn Kỳ.)

-Ông Lê Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Yên), vừa bị khởi tố bắt tạm giam cùng 2 cán bộ khác.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 8/5/2023, nêu rõ, ông Kỳ cùng hai cán bộ huyện Bắc Yên gồm ông Phạm Bình Minh - Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Mai Sơn, nguyên Giám đốc chi nhánh Văn phòng đất đai huyện Bắc Yên và Lò Duy Thành - nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên, bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Công an tỉnh Sơn La cho biết, từ năm 2017 ông Kỳ, Minh và Thành đã chỉ đạo, thực hiện lập hồ sơ chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu đất xây dựng khách sạn Đồng Tâm và khu đất xây dựng Cửa hàng xăng dầu Tuấn Trung, ở thị trấn Bắc Yên, từ đất dịch vụ thương mại trúng đấu giá thuê 70 năm của Nhà nước sang đất ở lâu dài cho người thân, quen trái quy định; gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.

Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng hành vi của ông Lê Văn Kỳ và hai người trên đủ yếu tố cấu thành tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.


Đắc Lắc: Nguyên Chi Cục Trưởng Thi Hành Án Treo Cổ Chết Tại Cơ Quan


(Hình: Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Krong)

-Ông T.Đ.H, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Krông Bông, được phát giác chết trong tư thế treo cổ tại nhà xe của cơ quan.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 8/5/2023, ngay sau khi Viện kiểm sát nhân dân huyện cử kiểm sát viên xuống hiện trường phối hợp cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ tử vong trên.

Theo tin, ông H. sinh năm 1965, đã xin nghỉ hưu trước thời hạn và được cấp trên đồng ý cho nghỉ việc từ ngày 28/4. Lúc chết, ông H. được nói đang trong quá trình bàn giao công việc nên vẫn thường tới cơ quan.

Khoảng 8 giờ 30 tối 7/5, gia đình không thấy ông H. về nhà nên đã đến trụ sở Chi cục để tìm. Tại đây, người nhà phát giác ông H. đã chết trong tư thế treo cổ.

Ngay trong đêm, thi thể ông H. đã được đưa về thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc để lo hậu sự. Nguồn tin Người lao động cho biết, ông H. có liên quan đến một sự việc mà cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra, tuy nhiên chưa tiết lộ cụ thể sự việc gì.

Thời gian gần đây, nhiều cán bộ, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành tại Việt Nam được phát giác chết tại cơ quan chưa rõ nguyên nhân. Những người này được truyền thông loan tin đều có liên quan đến những sự việc vi phạm đang trong quá trình điều tra. Trong tháng 4 vừa qua, một Giám đốc phòng giao dịch của một ngân hàng tại tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng được phát giác chết trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc của mình. Sự việc hiện vẫn đang được tiến hành điều tra.


Giám Đốc Doanh Nghiệp Khai Lý Do “Chạy Điều Chuyển Giám đốc Công An Đinh Văn Nơi Đi Nơi Khác”


(Hình: Ông Mãnh tại tòa.)

-Ông Trần Trí Mãnh, Giám đốc Công ty sản xuất Gia Thịnh, khai đồng ý chi 20 tỉ để “điều chuyển” Giám đốc Công an tỉnh An Giang, Đinh Văn Nơi, đi nơi khác, do không làm quen được.

Ông Mãnh khai như trên tại Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang trong phiên xét xử vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”, “đưa hối lộ” diễn ra ngày 8/5 và được truyền thông loan trong cùng ngày.

Ngoài ông Mãnh còn có 4 đồng phạm gồm Vũ Văn Quý (32 tuổi, ngụ tại Sài Gòn); Đào Ngọc Cảnh (76 tuổi, ngụ Đà Nẵng), Ngô Văn Trọng (50 tuổi, ngụ Đà Nẵng) và Hoàng Thị Tâm (47 tuổi, ngụ Hà Nội).

Trong vụ án này ông Trần Trí Mãnh bị truy tố về tội đưa hối lộ; Đào Ngọc Cảnh, Ngô Văn Trọng, Hoàng Thị Tâm, Vũ Văn Quý cùng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Riêng ông Quý còn bị truy tố thêm tội rửa tiền.

Trình bày tại tòa, ông Mãnh nói quen biết Cảnh qua người khác, mục đích để kết nối, làm quen với Giám đốc công an tỉnh An Giang lúc bấy giờ là đại tá Đinh Văn Nơi (nay là Thiếu tướng và đang làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh) để tăng uy tín với đối tác ngoài tỉnh. Tuy nhiên, không làm quen được, nên Mãnh đồng ý chi tiền để nhóm của Cảnh “điều chuyển” ông Nơi đi nơi khác.

Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh An Giang, ông Mãnh qua trung gian đã đưa trước 10 tỉ đồng cho nhóm Quý, Trọng, Tâm và Đào Ngọc Cảnh để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn lo lót vụ điều chuyển. Sự vụ thành công sẽ chuyển tiếp 10 tỉ.

Tuy nhiên, nhóm của Cảnh đã bàn bạc, cấu kết đưa ra thủ đoạn gian dối về các mối quan hệ xã hội lớn để chiếm đoạt số tiền 2,3 tỉ đồng, trả lại 7,7 tỉ đồng cho Mãnh với lý do “việc điều chuyển đã bại lộ”.

Do sự vụ không thành mà vẫn mất số tiền lớn, ông Mãnh sau đó đã tố cáo hành vi phạm tội của nhóm Cảnh.

Phiên tòa vẫn còn trong quá trình xét hỏi, dự kiến kết thúc ngày 10/5.


Gỗ Trường Thành Báo Lỗ 90% Trong Quý I 2023


(Hình: Vào cuối tháng Hai vừa qua, Bộ Kế hoạch-Đầu tư Việt Nam báo cáo cho thấy trong hai tháng đầu năm 2023, hầu hết các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực thực phẩm đều giảm hoặc tăng rất thấp.)

-Khoản lỗ lũy kế của Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành tại tỉnh Bình Dương lên đến hơn 3.000 tỉ đồng tính đến hết Quý I năm nay.

Báo cáo tài chánh của Trường Thành nêu rõ khoản lỗ lũy kế này gần bằng ba phần tư vốn điều lệ của công ty. Nguyên nhân lỗ không được nêu rõ trong bản tin do mạng báo Tài chánh Doanh nghiệp loan đi ngày 5/8.

Vào cuối tháng Hai vừa qua, Bộ Kế hoạch-Đầu tư Việt Nam báo cáo cho thấy trong hai tháng đầu năm 2023, hầu hết các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ, điện tử, lương thực thực phẩm đều giảm hoặc tăng rất thấp, riêng ngành thiết bị điện giảm trên 50%.

Cụ thể, tính chung 2 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 6,3% so với cùng kỳ năm, riêng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 6,9%. “Đây là điều chưa từng có trong cùng kỳ hai tháng các năm từ 2001 đến nay”, báo cáo viết.

Cũng theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, tổng kim ngạch xuất-nhập cảng hàng hóa đều giảm, mặc dù xuất cảng sang Trung Quốc tăng 5,6% nhưng không bù đắp được sự suy giảm của các thị trường lớn như Mỹ giảm 20,4%, Nam Hàn giảm 5,7%, ASEAN (Ðông Nam Á) giảm 7,9%, EU (Liên Hiệp Âu Châu) giảm 2,6%….

Ngoài ra, bộ này đánh giá áp lực điều hành tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát tăng cao, khi lạm phát 2 tháng tăng 5,08% là mức tăng cao nhất cùng kỳ hai tháng từ năm 2016 đến nay.

Bộ Kế hoạch-Đầu tư nhấn mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, áp lực cạnh tranh tăng do thị trường xuất cảng lớn suy yếu, nên nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời sẽ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế.


Đất Hiếm của Việt Nam Tăng Sản Lượng Gấp 10 Lần


(Hình: Theo số liệu của USGS, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước tính chừng 22 triệu tấn.)

-Sản lượng đất hiếm của Việt Nam tăng 10 lần vào năm 2022, khi các hãng trên thế giới tìm đến mua mặt hàng này nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc.

Thông tấn xã Reuters loan tin vào tuần qua, và vào ngày 8/5/2023 dẫn thông báo của hãng Australian Strategic Materials Ltd. về việc sẽ mua 100 tấn đất hiếm của Việt Nam trong năm nay. Hãng này cũng mong đợi ký kết hợp đồng dài hạn với Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Dữ liệu của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (US Geological Survey - USGS) cho thấy sản lượng đất hiếm của Việt Nam tăng lên 4.300 tấn vào năm 2022 so với chỉ 400 tấn vào năm 2021.

Con số vừa nêu so với sản lượng đất hiếm 210.000 tấn vào năm 2022 của Trung Quốc, nước sản xuất hàng đầu về mặt hàng này, thì còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, theo số liệu của USGS thì Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước tính chừng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc và bằng phân nửa trữ lượng của nước láng giềng này thôi, sẽ là nhà cung ứng quan trọng của mặt hàng này cho những nhà sản xuất thế giới.

Với sản lượng 4.300 tấn vào năm 2022, Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ sáu trên thế giới về mặt hàng đất hiếm.

Tin nói rõ, Trung Quốc sẽ là nước có lợi khi Việt Nam tăng sản lượng khai thác đất hiếm. Lý do vì Hoa Lục là thị trường xe hơi và xe điện lớn nhất thế giới; cũng như là trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử và điện thoại thông minh trên thế giới.


Hãng Xe BYD của Trung Quốc Sẽ Sản Xuất Xe Điện Tại Việt Nam


(Hình REUTERS.)

-Hãng sản xuất xe BYD của Trung Quốc có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất và lắp ráp xe điện tại Việt Nam.

Thông tấn xã Reuters loan tin ngày 8/5/2023, dẫn thông tin từ cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Hồng Hà và Chủ tịch kiêm Sáng lập viên hãng xe điện BYD hôm tuần qua ở Hà Nội.

Cụ thể tại cuộc gặp, Chủ tịch Wang Chuanfu (Vương Truyền Phúc) của BYD bày tỏ mong muốn được Chính phủ Hà Nội hỗ trợ cho kế hoạch vừa nêu của hãng tại Việt Nam.

Vào ngày 13/1 vừa qua, thông tấn xã Reuters đã loan tin độc quyền về kế hoạch của BYD xây dựng một nhà máy sản xuất phụ tùng xe hơi tại Việt Nam. Một trong 3 nguồn tin cho thông tấn xã Reuters biết về kế hoạch này nêu rõ nhà máy dự kiến sẽ được đặt tại miền Bắc Việt Nam với khoản đầu tư trên 250 triệu Mỹ kim. Việc thương thảo về địa điểm nhà máy đang được tiến hành; tuy vậy, các nguồn tin cũng cho biết thêm công tác xây dựng nhà máy có thể khai triển vào giữa năm nay.

Hãng BYD Auto có trụ sở chính tại Tây An (Trung Quốc) cũng đang mở rộng sản xuất sang các nước khác gồm Tân Gia Ba, Nhật Bản và Âu Châu. Hãng cũng kiểm soát đa phần dây chuyền cung ứng như Tesla đang thực hiện, trong đó có sản xuất pin cho xe.

Thống kê cho thấy trong năm 2022, BYD bán được 1,86 triệu xe điện cho cả thị trường Hoa Lục và xuất cảng. Con số này bằng tổng số mà BYD bán được trong vòng bốn năm trước đó.


Kết Luận Điều Tra Vụ Việt Á Sẽ Chậm Sang Quý 2/2023

-Kết luận điều tra vụ án liên quan bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Việt Á phải kéo dài sang quý II, chứ chưa thể hoàn tất trong quý I như dự kiến.

Phát ngôn nhân Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, thông báo như vừa nêu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng tư diễn ra chiều 5/5/2023 tại Hà Nội.

Lý do của sự chậm trễ được ông Tô Ân Xô cho vì tính chất phức tạp của vụ án Việt Á; ngoài ra hiện có quá nhiều vụ án phải điều tra. Thời điểm quý II có kết luận điều tra vụ Việt Á là một phấn đấu của cơ quan điều tra.

Trong vụ án này, Công an đã khởi tố hơn 100 bị can; phong tỏa, kê biên khoảng 1.700 tỉ đồng.

Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau khi bị mất chức trong lời từ nhiệm nói rằng vợ, con ông không hề dính líu đến vụ Việt Á.

Vụ án tại Công ty Việt Á bắt đầu vào tháng 12/2021 khi Cục Cảnh sát Kinh tế-Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) cùng bốn cấp dưới; cựu Giám đốc CDC Hải Dương và Kế toán trưởng đơn vị này. Các lãnh đạo của Việt Á bị cáo buộc đã thổi giá bộ kit xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và đút lót cho các đối tác khoảng 800 tỉ đồng.

Trong số những người bị bắt và khởi tố có cả những lãnh đạo cấp cao của Chính phủ bao gồm: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Kỹ thuật Phạm Công Tạc, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và hàng chục lãnh đạo, cán bộ CDC, sở y tế các tỉnh, thành phố.


Cựu Thiếu Tá Công An Tại Tiền Giang Bị Án 5 Năm Vì Nhận Tiền Chạy Án Ma Túy


(Ảnh: Nguyễn Ngọc Chẩn tại phiên xét xử Sơ thẩm ngày 5/5/2023.)

-Vào ngày 5/5/2023, cựu Thiếu tá Công an Nguyễn Ngọc Chẩn tại Tiền Giang bị tòa tỉnh này tuyên án 5 năm tù vì nhận 20 triệu đồng để chạy giảm nhẹ tội cho một người bị bắt do tàng trữ ma túy.

Truyền thông nhà nước loan tin kết quả phiên xử như vừa nêu đối với ông Nguyễn Ngọc Chẩn - cựu Thiếu tá, Đội trưởng Đội Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Cáo trạng nêu rằng vào ngày 20/12/2020, Công an huyện Cai Lậy bắt quả tang ông Nguyễn Tấn Khương tàng trữ ma túy. Số lượng bao nhiêu không được nêu rõ. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Chẩn là người thụ lý vụ này.

Ông Chẩn đã liên lạc với gia đình ông Nguyễn Tấn Khương yêu cầu đưa 30 triệu đồng để giúp giảm tội. Mẹ của ông Khương đã giao trước cho ông Chẩn 20 triệu đồng; nhưng rồi sau đó không giao số còn lại dù ông Chẩn liên tục nhắc.

Ông Nguyễn Tấn Khương bị tòa Cai Lậy tuyên án một năm sáu tháng tù về tội tàng trữ ma túy. Mẹ ông Khương vào ngày 3/3/2021 làm đơn tố cáo việc ông Chẩn nhận 20 triệu với hứa giúp giảm án. Ông Chẩn gặp mẹ ông Khương dàn xếp muốn trả lại tiền để rút đơn tố cáo; nhưng mẹ ông Khương không chấp nhận.


Chưa Bao Giờ Như Thế! Việt Nam Nóng Kỷ Lục, 44,1°C!

-Tại Việt Nam, nhiệt độ ngày 6/5/2023 lên đến 44,1°C được ghi nhận ở trạm đo Hồi Xuân, Thanh Hóa, đã phá vỡ kỷ lục nắng nóng 43°C cách đây 2 năm (hôm 20/4/2019) ở Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Giới chuyên gia cho rằng kỷ lục này sẽ còn bị phá vỡ nhiều lần, đồng thời lo ngại trước hiện tượng biến đổi khí hậu.

Trả lời thông tấn xã AFP, ông Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về khoa học khí hậu ở Hà Nội, nhận định “đây là một kỷ lục đáng lo ngại trong bối cảnh biển đổi khí hậu và trái đất nóng lên”. Các chuyên gia về khí tượng và chính quyền khuyến cáo người dân cả nước ở trong nhà vào những giờ nắng nóng nhất trong ngày. Trưa thứ Bẩy 6/5, trung tâm Hà Nội gần như vắng tanh, rất nhiều người đã ở nhà để tránh nắng.

Hầu hết các khu vực ở Việt Nam trải qua đợt nắng nóng diện rộng trong những ngày vừa qua do tác động của vùng áp thấp nóng phía Tây. Trong đó, ngày 6/5 là đỉnh điểm của đợt nắng nóng, nhiều nơi nhiệt độ lên đến hơn 40°C, thậm chí hơn 43°C, như tại Lạc Sơn (Hòa Bình) là 43,4°C, Tương Dương (Nghệ An) là 43,5°C.

Theo truyền thông Việt Nam, thành phố Đà Nẵng đã đề nghị chính phủ hỗ trợ “để đối phó một cách hiệu quả với nắng nóng, khả năng hạn hán và thiếu nước”. Chính quyền cũng yêu cầu công ty cấp nước theo dõi cung cấp đủ nước cho sử dụng trong gia đình.

Vùng Đông Nam Á đã phải hứng chịu một đợt nắng nóng suốt phần lớn tháng Tư. Nhiều nước láng giềng của Việt Nam cũng ghi nhận nhiệt độ lên đến mức kỷ lục. Ví dụ, nhiệt độ lên đến 44,6°C ở tỉnh Tak, miền Đông Thái Lan. Còn tại Miến Điện, nhiệt độ lên 43,8°C ở một thành phố ở miền Đông đất nước.


Vietnam Airlines Lên Tiếng Vụ Phi Công Dương Tính Với Ketamine


(Ảnh: Các máy bay Vietnam Airlines tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.)

-Vào ngày 5/5/2023, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) phải chính thức lên tiếng về thông tin trên mạng xã hội về việc một phi công bị nghi sử dụng chất cấm ketamine.

Vietnam Airlines được truyền thông nhà nước dẫn lời rằng một phần báo cáo chuyên môn của Bộ phận Y tế Đoàn bay 919 với mẫu xét nghiệm ban đầu của phi công có tên D. dương tính với ketamine bị tung lên mạng mới chỉ là kết quả nghi ngờ liên quan thành phần chất cấm sử dụng. Cơ quan chuyên môn tiếp tục xét nghiệm, đánh giá, phân tích bằng những phương pháp khác nhau để có thể đưa ra những kết luận cuối cùng.

Trong khi chờ kết quả cuối cùng, phi công tên D. hiện đang bị tạm đình chỉ công tác.

Vietnam Airlines cũng đã báo cáo với cơ quan chủ quản là Cục Hàng không và cập nhật cho Cục khi có kết quả cuối cùng về sự việc.

Vietnam Airlines lâu nay vướng đầy tai tiếng: hoạt động thua lỗ triền miên phải cầu cứu Chính phủ giải cứu; hành xử của tiếp viên không chuyên nghiệp, thiếu tôn trọng khách đi máy bay…. Trong đợt dịch COVID-19 là vụ các chuyến bay gọi là “giải cứu” với hàng loạt viên chức ngoại giao, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ bị bắt vì tham nhũng; vụ các tiếp viên mang ma túy từ Pháp về Việt Nam hồi tháng ba vừa qua…


Chủ Tịch Tập Đoàn Mường Thanh, Lê Thanh Thản, Dự Kiến Ra Tòa Trong Tháng Sáu


(Hình: Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, ông Lê Thanh Thản.)

-Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, ông Lê Thanh Thản, dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào tháng Sáu tới đây.

Thông tin được Phát ngôn nhân Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng tư tại Hà Nội. Theo lời ông Xô, đây cũng là một vụ án phức tạp phải điều tra bổ sung đến 5 lần kể từ năm 2019 đến nay.

Vào ngày 5/7/2019, ông Lê Thanh Thản bị Công an thành phố Hà Nội khởi tố nhưng không áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Đến ngày 21/4/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội thông báo ban hành quyết định truy tố ông về tội “Lừa dối khách hàng” liên quan đến một dự án xây dựng ở tỉnh Hà Tây (cũ) từ năm 2008. Ông Thản bị cáo buộc đã bán 488 căn nhà cho 488 khách hàng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) thu lợi bất chính tổng số tiền là 481 tỉ đồng.

Ông Thản bị truy tố theo Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015. Khung truy tố ở tội này, hành vi lừa dối khách hàng có thể bị phạt tiền từ 100-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1-5 năm.

Cùng bị truy tố với ông Thản còn có một loạt các viên chức khác của quận Hà Đông bao gồm: Đỗ Văn Hưng (nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Kiến Hưng, quận Hà Đông); Nguyễn Duy Uyển (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Kiến Hưng); Bùi Văn Bằng (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Kiến Hưng); Nguyễn Văn Năm (nguyên Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông); Vương Đăng Quân (nguyên Phó Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông) và Mai Quang Bài (nguyên cán bộ Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông). Những người này bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999.

Theo cáo trạng được báo Nhà nước trích đăng, Dự án xây dựng có tên CT6 Kiến Hưng được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội sau đó không quyết định điều chỉnh quy hoạch xây dựng và cho phép Công ty Bế do ông Thản Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc được chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án.

Theo cáo trạng, từ tháng 10/2010, ông Thản đã chỉ đạo việc tổ chức thi công xây dựng công trình CT6 Kiến Hưng vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội) phê duyệt.

Đến tháng 11/2012, công trình hoàn thành, từ tháng 1/2013 bàn giao cho các gia đình dân vào sinh sống.

Cơ quan truy tố kết luận ông Thản đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng sai phạm nghiêm trọng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm 60-01S Chính Thức Bị Khởi Tố Vì Nhận Hối Lộ


(Hình: Công an tiến hành khám xét nơi làm việc của ông Dương Việt Hồng ngày 26/4/2023.)

-Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới Đồng Nai 60-01S, ông Dương Việt Hồng, chính thức bị khởi tố.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành biện pháp vừa nêu đối với ông Dương Việt Hồng và truyền thông nhà nước loan tin ngày 5/5/2023.

Tin cho biết ông Hồng còn là Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 60-02S tại thành phố Long Khánh và 60-03S tại huyện Định Quán. Ba trung tâm do ông Dương Việt Hồng làm Giám đốc đều Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Đồng Nai quản lý.

Hồi ngày 26/4, Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp ông Dương Việt Hồng, và khám xét chỗ ở, nơi làm việc. Sau khám xét, công an đã bàn giao trung tâm này cho Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Đồng Nai để không ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm trên địa bàn.

Tại tỉnh Đồng Nai, vào tháng 1/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 23 bị can là nhân viên tại Trung tâm 60-05D ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa và Trung tâm Đăng kiểm 60-04D tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa để điều tra về các hành vi đưa và nhận hối lộ.

Trên cả nước, từ giữa tháng 12/2022, công an tại nhiều tỉnh/thành phố liên tiếp điều tra sai phạm trong hoạt động đăng kiểm, khởi tố gần 500 người của hơn 70 trung tâm về các tội: môi giới hối lộ; đưa hối lộ; nhận hối lộ; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua, bán, trao đổi hoặc tặng các công cụ thiết bị, nhu liệu điện toán để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm nhập trái phép vào mạng máy điện toán mạng viễn thông hoặc mạng điện tử của người khác; che giấu tội phạm.


Thêm Nhiều Cán Bộ Tỉnh Đồng Nai Bị Kỷ Luật Vì Vi Phạm Trong Công Tác

-Truyền thông nhà nước loan tin ngày 5/5/2023 cho hay thêm nhiều cán bộ tỉnh Đồng Nai thuộc các sở, ban ngành bị kỷ luật do những vi phạm trong công tác.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết cơ quan đảng trực thuộc tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành hai kỳ họp 23 và 24 để xem xét và kỷ luật một số tổ chức, cá nhân.

Những cán bộ bị khai trừ đảng gồm các ông/bà: Lê Viết Hưng - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Cao Thị Tám - nguyên Trưởng phòng Tư vấn đấu thầu - Trung tâm tư vấn Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; Lê Lâm Đồng - chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa thuộc Đảng bộ Khối Kinh tế, thành phố Biên Hòa, nguyên nhân viên phòng Quản lý dự án - Đấu thầu Trung tâm Tư vấn Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Thị Nhung - nguyên Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; Phan Thành An - nguyên trưởng phòng Quản lý dự án - Đấu thầu Trung tâm Kiểm định và Tư vấn Xây dựng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai.

Người bị hình thức cảnh cáo là ông Nguyễn Lục Hòa, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Những cán bộ bị khiển trách gồm các ông/bà: Đặng Minh Đức - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Ngọc Thường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Lê Văn Thư - Đảng ủy viên, Phó Giám đốc Sở Tài chánh; Phạm Xuân Nam - nguyên Phó Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; và 3 người nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng là Nguyễn Ngọc Dung, Lý Thành Phương, Lê Mạnh Dũng.


Ba Chỉ Huy Sư Đoàn Bị Đề Nghị Kỷ Luật

-Ba chỉ huy sư đoàn bị Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị cách chức vì vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật Nhà nước.

Đề nghị được đưa ra tại kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra thuộc Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra ngày 4/5/2023 tại Hà Nội.

Ngoài 3 Chỉ huy Sư đoàn bị đề nghị cách chức, còn 7 trường hợp khác bị đề nghị tước danh hiệu quân nhân cũng cùng lý do. Trong số này có một trường hợp bị khai trừ khỏi đảng và giáng cấp từ Thượng tá xuống Trung tá.

Danh tính của những người bị đề nghị kỷ luật chưa được công khai và những hành vi vi phạm của họ cũng chưa được nêu rõ.

Tin từ truyền thông nhà nước chỉ cho biết 11 trường hợp bị đề nghị kỷ luật vì có những vi phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của quân đội Việt Nam.

Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, yêu cầu Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương hoàn thiện văn bản, trình cho Thường vụ Quân ủy Trung ương để xem xét, thi hành kỷ luật đối với những quân nhân vị phạm.


Hòa Bình: Cựu Trưởng Ban Tuyên Giáo Bị Cáo Buộc Gây Thiệt Hại 6,2 Tỉ Đồng


(Hình: Ông Nguyễn Đồng - cựu Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình.)

-Cựu Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình vừa bị Công an tỉnh này đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, gây thất thoát 6,2 tỉ đồng trong một vụ án có sai phạm về đấu thấu. Kết luận điều tra của Công an tỉnh Hòa Bình xác định đây là tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của Đảng.

Theo truyền thông nhà nước vào ngày 6/5/2023, ông Nguyễn Đồng, cựu Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh khi còn là Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ vào năm 2015 đã ký quyết định giao ông Đỗ Hữu Tiệp, cựu Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Dự án hệ thống hội nghị trực tuyến, giúp lựa chọn, tư vấn các nhà thầu.

Điều tra của Công an xác định, Đỗ Hữu Tiệp sau đó trao đổi với Trần Mạnh Cường và đồng phạm để Công ty P&T cung cấp thiết bị cho dự án. Nhóm này bị cáo buộc thông thầu, gian lận để trúng thầu. Giá thầu bị nâng khống thêm hơn 6,2 tỉ đồng.

Vào ngày 6/12/2016, ông Nguyễn Đồng ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là Công ty P&T với giá trúng thầu hơn 15,6 tỉ đồng. Sau đó, Tiệp đưa cho cấp trên 2,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Đồng phủ nhận đã nhận số tiền này.

Hồi tháng 3/2023, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng ông Nguyễn Đồng. Theo Ban Bí thư, ông Nguyễn Đồng đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, gây bất bình trong xã hội.


Tòa Xử Phúc Thẩm Vụ Án Liên Quan Chủ Tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn


(Hình: Phiên Phúc thẩm vụ án liên quan cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang trốn truy nã sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2023 tới đây.)

-Phiên Phúc thẩm vụ án liên quan cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang trốn truy nã sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2023 tới đây.

Quyết định mở phiên Phúc thẩm đối với vụ án được Tòa Cấp cao Hà Nội thông báo với truyền thông nhà nước ngày 4/5. Căn cứ để mở phiên Phúc thẩm do có 16/36 bị cáo trong vụ án kháng cáo.

Trong số đơn kháng cáo có đơn của người đang trốn truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn do Luật sư bào chữa cho bà này nộp thay.

Như tin đã loan, vào ngày 4/1/2023, Tòa Hà Nội tuyên án trong vụ vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị có liên quan.

Cụ thể, bà Nhàn bị Hội đồng Xét xử tuyên 16 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 14 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Nhàn là 30 năm tù.

Hội đồng Xét xử còn tuyên án 35 người khác trong cùng vụ. Đáng chú ý là những viên chức lãnh đạo và viên chức chính quyền tỉnh Đồng Nai gồm ông Trần Đình Thành - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bị tuyên phạt 11 năm tù; bị cáo Đinh Quốc Thái - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai - bị phạt 9 năm tù về cùng tội “Nhận hối lộ”.

Ông Phan Huy Anh Vũ - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, bị tuyên phạt 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tổng hợp hình phạt chung là 19 năm tù.

Bà Bồ Ngọc Thu - nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, bị phạt 3 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Trịnh Huy Cường - Trưởng phòng Quản lý Xây dựng - Sở Xây dựng Đồng Nai, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng Đồng Nai, bị phạt 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Những người bị Tòa tuyên phạt về cùng tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” gồm Phan Minh Trí - Trưởng Phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Đồng Nai - 6 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Nhung - nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Tư vấn Xây dựng Đồng Nai - nay là Trung tâm Tư vấn quy hoạch kiểm định xây dựng Đồng Nai - 4 năm 6 tháng

Ba người gồm Cao Thị Tám - nguyên Trưởng phòng Tư vấn đấu thầu - Trung tâm Tư vấn, Xây dựng Đồng Nai - Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai; Phan Thành An - nguyên Trưởng phòng Quản lý Dự án - Đấu thầu Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng tỉnh Đồng Nai; Chu Văn Hiếu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn Phát triển công nghiệp, Sở Công thương tỉnh Đồng Nai - cùng bị phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Ông Lê Lâm Đồng - chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố Biên Hòa, nguyên nhân viên phòng Quản lý Dự án-Đấu thầu của Trung tâm Kiểm định và tư vấn xây dựng Đồng Nai bị phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Án tù còn được tuyên cho những người dính líu trong vụ án thuộc AIC và các công ty liên quan.

Phiên Tòa Sơ thẩm xử vụ án vừa nêu khởi sự vào ngày 21/12/2022 tại tòa Hà Nội.


Việt Nam Không “Phong Sát” Nghệ Sĩ Như Trung Quốc Vì Không Phù Hợp


(Hình: Cục trưởng Cục Phát thanh-Truyền hình & Thông tin, ông Lê Quang Tự Do.)

-Việt Nam sẽ không áp dụng các biện pháp “phong sát”, cấm sóng nghệ sĩ vì chúng không phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Cục trưởng Cục Phát thanh-Truyền hình & Thông tin, ông Lê Quang Tự Do, khẳng định như vừa nêu tại cuộc họp báo thường kỳ của cơ quan này diễn ra vào ngày 5/5/2023 tại Hà Nội.

Truyền thông nhà nước trích dẫn nguyên văn của ông Lê Quang Tự Do rằng “Chúng tôi chưa bao giờ nói là “phong sát” nghệ sĩ hay cấm sóng nghệ sĩ. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch dùng từ “hạn chế hình ảnh” của những nghệ sĩ đó trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên báo chí, đài phát thanh truyền hình và trong các hoạt động biểu diễn trên sân khấu”.

Ông Lê Quang Tự do cho rằng theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp cấm bất kỳ hoạt động nào của công dân thì phải đưa vào luật. Hiện quy trình giải quyết người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, nghệ sĩ) vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử theo hướng hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng và sử dụng hình ảnh… do Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xây dựng đang được xin ý kiến của các cơ quan, ban ngành để chỉnh sửa hoàn thiện.

Vào đầu tháng 4/2023, Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông ký công văn về kế hoạch khai triển thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử giai đoạn 2021-2025. Theo đó kể từ tháng 10/2023, các nghệ sĩ, người nổi tiếng bị cho có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục sẽ bị giải quyết như hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo….

Cộng đồng mạng xã hội lên tiếng cho rằng biện pháp đó tương tự kiểu “phong sát” đối với giới nghệ sĩ mà Trung Quốc đang thực hiện.


Việt Nam Kiểm Tra Toàn Diện Tik Tok Kể Từ Ngày 15/5, Đặc Biệt Nội Dung “Phản Động”


(Hình: TikTok liên tục vướng vào lùm xùm xuất hiện nội dung xấu độc như phim ngắn phản văn hóa, dung tục, các thông tin sai sự thật, truyền bá mê tín dị đoan, nhiều nội dung cổ xúy hành vi phạm tội.)

-Đợt kiểm tra toàn diện Tik Tok sẽ diễn ra từ ngày 15/5/2023 cho đến cuối tháng. Một trong những mục tiêu nhắm đến mảng nội dung bị cho “phản động” chống đảng, chống Nhà nước Việt Nam.

Đây là thông tin mới nhất về biện pháp này đối với mạng xã hội Tik Tok do Cục Phát thanh, Truyền hình & Thông tin thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam đưa ra ngày 5/5.

Đại diện cơ quan này cho truyền thông nhà nước biết kế hoạch, danh sách thành viên đoàn kiểm tra đã được gửi đến các Bộ, ngành liên quan để yêu cầu cử người tham gia. Đó là các bộ gồm Công thương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Công an, Tổng Cục thuế.

Nội dung kiểm tra được cho biết tập trung vào các mảng chính gồm thuế, thương mại điện tử và quảng cáo.

Vào đầu tháng tư vừa qua, Cục Trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình & Thông tin, ông Lê Quang Tự Do, chỉ ra 6 sai phạm của Tik Tok tại Việt Nam. Những sai phạm gồm: không có biện pháp kiểm soát những nội dung bị cho vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam; nội dung bị cho nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hại đối với trẻ em; không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc; không quản lý hoạt động của các idol TikTok nên để nhiều idol có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa; không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền; không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác; sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.

Tính đến tháng 2/2023, có khoảng 50 triệu người dùng TikTok ở Việt Nam, đứng thứ sáu trong 10 quốc gia có lượng người dùng lớn nhất thế giới, theo số liệu của DataReportal chuyên theo dõi các nền tảng mạng xã hội toàn cầu.

Tuy nhiên, theo báo Nhà nước, TikTok liên tục vướng vào lùm xùm xuất hiện nội dung xấu độc như phim ngắn phản văn hóa, dung tục, các thông tin sai sự thật, truyền bá mê tín dị đoan, nhiều nội dung cổ xúy hành vi phạm tội.

Chính phủ Việt Nam thời gian qua cũng mạnh tay giải quyết những trường hợp bị cho là vi phạm khi sử dụng các trang mạng xã hội khác như Facebook, YouTube. Các biện pháp áp dụng bao gồm báo cáo, yêu cầu Meta (công ty chủ của Facebook) và Google (công ty chủ của YouTube) gỡ các nội dung bị xác định là vi phạm; triệu tập các các nhân đăng tải nội dung vi phạm và bắt phạt hành chính; trường hợp nặng hơn thì phạt tù với các điều luật trong Bộ luật Hình sự. Những người bị phạt tù thường là những dân oan mất đất, nhà hoạt động xã hội thực hiện các quyền căn bản của mình một cách ôn hòa trên mạng xã hội.

Chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu các tập đoàn quốc tế có mạng xã hội hoạt động ở Việt Nam phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có ByteDance (hãng chủ sở hữu TikTok) tuân thủ quy định này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét