Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Diễn Đàn Nhân Bản- Giới Thiệu Lễ Chào Cờ Đầu Tháng Tư Đen! và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


THAM DỰ LỄ CHÀO KÍNH QUỐC KỲ HK VÀ VNCH, ĐẦU THÁNG 4 ĐEN 2023.
Lễ Chào Cờ Đầu Tháng Tư Đen này, vào thời điểm đau thương, u buồn nhất, để nhắc nhở chúng ta: 48 năm qua, Quê Hương, Dân Tộc chúng ta, vẫn bị chìm đắm trong Địa Ngục Đỏ! dưới bàn tay gian ác của Đảng CSVN, bán nước, hại dân! Để chúng ta cùng xác định: Ngày nào còn độc tài CS, ngày đó, vẫn còn Tháng Tư Đen!
<!>

Thư Mời

Trân Trọng Kính Mời:
Quý Đồng Hương Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Bắc California.
Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo
Quý bậc Trưởng thượng, Thân hào, Nhân sĩ.
Quý Hội đoàn, Đoàn thể, Chính đảng.
Quý Hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH và quý Chiến hữu.
Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo chí.
Quý anh chị em Sinh Viên, Học sinh thế hệ tiếp nối.

Kính thưa quý vi.

Trong tinh thần gìn giữ và tôn vinh lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa như thường lệ mỗi Thứ Bảy đầu tháng Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali phối hợp cùng Anh chị Phụng Sự Cộng Đồng và các em Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng đồng tổ chức một buổi Lễ Chào Kính Quốc Kỳ VNCH và HK đầu tháng Tư ĐEN năm 2023 tại:
VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT
1499 Roberts Ave – San Jose – CA 95122
Vào lúc 9: 00 Sáng Ngày Thứ Bảy 1 tháng 4 năm 2023
Ban tổ chức trân trọng kính mời quý đồng hương Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản, quý Thân hào, Nhân sĩ, quý đại diện các Hội đoàn, Đoàn thể, Chính Đảng cùng các quý chiếu hữu QLVNCH Bắc California tham dự đông đảo để cùng vinh danh lá Quốc Kỳ chính nghĩa VNCH và đặc biệt là tưởng nhớ đến Tháng Tư bi thương nhất của dân tộc Việt Nam chúng ta.


• Điểm tâm nhẹ và cà phê sáng vẫn do Cô Brenda Huỳnh (nhân viên phụ trách các dịch vụ Bảo hiểm Sức khoẻ và Medicare ) yểm trợ.
• Xin Thông Báo: Để tránh những sinh hoạt của các Hội Đoàn, Đoàn Thể tại Bắc California San Jose bị trùng hợp cùng ngày và cùng giờ. Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ tại Vườn Truyền Thống VIỆT xin đề nghị quý Hội đoàn, Đoàn thể thông báo cho Ban Tổ Chức biết chương trình sinh hoạt của hội để có thể thông báo đến quý đồng hương trong buổi Lễ Chào Kính Quốc Kỳ mỗi Thứ Bảy đầu tháng.
Trân Trọng Kính Mời Quý Đồng Hương, quý Hội đoàn, Đoàn thể và quý chiến hữu QLVNCH tham dự.

T. M. Ban Tổ Chức Lễ Chào Kính Quốc Kỳ Mỗi Đầu Tháng tại Vườn Truyền Thống VIỆT.

Trưởng Ban Tổ Chức.
ĐPQ/NQ TRIỆU HÀ

Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali – BS Phạm Đức Vượng - Nhóm Phụng Sự Cộng Đồng Bắc Cali. Ông Đặng Long - Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng. Trưởng KIỆT


• Điện thoại liên lạc: • BS Phạm Đức Vượng (408) 226 - 8844 • ĐPQ/NQ Hà Triệu (408) 646 – 8752 • Niên Trưởng Nguyễn Ngạc (408) 921 – 7599 • Niên Trưởng Ngọc Bích (408) 667 – 1714 • Ông Trần Chánh Tùy (408) 941 – 5043 • Ông Jimmy Phan (408) 210 – 5405 • Chiến Hữu Hoàng Thưởng (408) 219 – 4334 • TQLC Phát Kiên (408) 605 – 7636 • Trưởng LĐHD John Dũng (408) 605 – 5235 • Ông Đặng Long (408) 886 – 0178 • Bà Maria Phạm (408) 768 – 7379 • Bà Phan Hà (408) 666 – 6415


Ít nhất, 39 di dân thiệt mạng trong vụ cháy tại khu tạm trú, ở Mexico, gần biên giới Mỹ!


(Xe cấp cứu tại địa điểm vụ cháy trong cơ sở quản lý di dân ở Ciudad Juarez, Mexico, 28/3/2023.)

-Ít nhất 39 di dân từ Trung và Nam Mỹ đã thiệt mạng sau khi xảy ra hỏa hoạn vào tối thứ Hai 27/3 tại một khu nhà dành cho di dân ở thành phố Ciudad Juarez, biên giới phía bắc Mexico, Viện Di cư Quốc gia (INM) của chính phủ cho hay hôm 28/3.

Trong một tuyên bố, INM cho biết có 68 người đàn ông trưởng thành từ Trung và Nam Mỹ đang ở trong cơ sở tạm trú tại thành phố đối diện với El Paso, bang Texas, và 29 người trong số những người đó cũng bị thương trong vụ cháy và được đưa đến 4 bệnh viện trong khu vực.

Một nhân chứng nói với Reuters là đã nhìn thấy các thi thể được cho vào các túi đựng xác và được xếp cạnh nhau. Nhân chứng cũng xác nhận rằng đám cháy đã được dập tắt, còn nguyên nhân cháy vẫn đang được điều tra. Nhiều người trong số các di dân tại cơ sở đó là người Venezuela, theo nhân chứng của Reuters.

Vụ hỏa hoạn này, một trong những vụ có nhiều người chết nhất từng được ghi nhận ở Mexico trong nhiều năm nay, xảy ra khi Hoa Kỳ và Mexico đang chật vật đối phó với số các vụ vượt biên cao kỷ lục tại biên giới chung của hai nước.

Những tuần gần đây đã chứng kiến sự gia tăng số lượng di dân ở các thành phố biên giới Mexico cùng lúc nhà chức trách cố gắng xử lý các hồ sơ xin tị nạn bằng một ứng dụng mới của chính phủ Hoa Kỳ có tên là CBP One.

Nhiều di dân cảm thấy quá trình này mất quá nhiều thời gian và đầu tháng này, hàng trăm di dân chủ yếu là người Venezuela đã xô xát với các quan chức Hoa Kỳ tại biên giới sau khi họ bị dồn nén thất vọng về việc đặt hẹn phỏng vấn để xin tị nạn.

Hồi tháng 1, chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden cho biết họ sẽ gia hạn các hạn chế có từ thời Tổng thống Trump để nhanh chóng trục xuất những di dân Cuba, Nicaragua và Haiti bị bắt về tội vượt biên trái phép qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico trong nỗ lực ngăn chặn dòng người vượt biên.

Đồng thời, Hoa Kỳ cho hay sẽ cho phép tối đa 30.000 người từ ba quốc gia đó cộng với Venezuela được vào Mỹ bằng đường hàng không mỗi tháng.


TT Biden ban bố tình trạng khẩn cấp ở Mississippi, vì thiệt hại do bão gây ra.



(Hình ảnh đống đổ nát do bão gây ra ở Rolling Fork, bang Mississippi, Mỹ, ngày 25 tháng 3 năm 2023.)

-Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã thông qua việc ban bố tình trạng khẩn cấp đối với Mississippi hôm Chủ nhật, sau khi một cơn bão mạnh quét qua bang này, giết chết ít nhất 25 người ở đó và một người ở Alabama.

Ông Biden đã ra lệnh viện trợ liên bang để bổ sung cho các nỗ lực phục hồi của tiểu bang và địa phương ở các khu vực bị ảnh hưởng, một Tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.

Tuyên bố cho biết rằng khoản tài trợ sẽ được cung cấp cho những người bị ảnh hưởng ở các địa hạt Carroll, Humphreys, Monroe và Sharkey.

Lực lượng cứu hộ đã tìm kiếm trong đống đổ nát hôm thứ Bảy sau khi cơn bão mạnh quét qua Mississippi vào cuối ngày thứ Sáu, giết chết ít nhất 25 người ở đó và một người ở Alabama cũng như san bằng hàng trăm ngôi nhà và tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy tàn khốc.

Theo Nicholas Price, một nhà khí tượng học của Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia ở Jackson, Mississippi, cơn lốc xoáy gây ảnh hưởng trên mặt đất trong khoảng một giờ và gây ra sự tàn phá kéo dài khoảng 274 km.

Rolling Fork, một thị trấn có khoảng 1.900 dân ở phía tây Mississippi, bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhà cửa biến thành đống đổ nát, thân cây gãy như cành cây và ôtô bị ném sang một bên như đồ chơi. Tháp nước của thị trấn nằm cong queo trên mặt đất.

Thống đốc Tate Reeves, người đã đến thăm Silver City hôm thứ Bảy, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực bị ảnh hưởng.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tổng Thống Israel Kêu Gọi Chính Phủ Dừng Kế Hoạch Cải Cách Tư Pháp



(Hình: Các cuộc biểu tình bùng phát ở Israel để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp.)

-Hôm qua, 27/3/2023, Tổng thống Israel Isaac Herzog đã kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu từ bỏ kế hoạch cải tổ hệ thống tư pháp của đất nước, trong khi công đoàn lớn nhất đã đình công để phản đối những thay đổi được đề xuất.

Ông Herzog đã viết trên Twitter rằng an ninh, kinh tế và xã hội của Israel đều bị đe dọa, và vì sự đoàn kết, ông kêu gọi chính phủ 'dừng quá trình lập pháp ngay lập tức'.
Ông kêu gọi các nhà lập pháp từ cả liên minh cầm quyền và các đảng đối lập đặt người dân Israel lên trên hết, nói rằng đây là thời điểm để thể hiện sự lãnh đạo và tính trách nhiệm.

Bên cạnh tổ chức công đoàn Histadrut đình công, một công đoàn bác sĩ chính cũng tuyên bố ngưng làm việc để phản đối kế hoạch cải tổ tư pháp và các chuyến bay khởi hành tại phi trường quốc tế chính của đất nước đã bị cho nằm sân.

Các sự kiện hôm 27/3 diễn ra sau các cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người trên khắp đất nước để lên tiếng phản đối quyết định
Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant đã bày tỏ phản đối đối với kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, bao gồm trao cho nhánh hành pháp quyền kiểm soát trong việc bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án Tối cao và cho phép chính phủ đảo ngược phán quyết của tòa án với đa số bình thường.

Ông Galant cảnh báo trong một tuyên bố trên truyền hình hôm 25/3 rằng sự chia rẽ về các vấn đề đang 'thấm vào các cơ quan quân sự và an ninh', điều này là mối đe dọa an ni
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson bày tỏ quan ngại về tình hình trong một tuyên bố hôm 26/3, trong đó nói rằng những diễn biến ở Israel cho thấy 'nhu cầu cấp thiết phải thỏa hiệp'.

"Các xã hội dân chủ được củng cố bởi nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, và những thay đổi cơ bản trong chế độ dân chủ nên được theo đuổi với sự ủng hộ rộng rãi nhất có thể của quần chúng", ông Watson nói. "Chúng tôi tiếp tục kêu gọi mạnh mẽ các lãnh đạo Israel tìm ra thỏa hiệp càng sớm càng tốt. Chúng tôi tin rằng đó là con đường đi tới tốt nhất cho Israel và tất cả người dân của họ.


Anh: Báo Động Nga Đang Nhận Máy Bay Không Người Lái Từ Iran!


(Hình: Máy bay không người lái được Nga dùng để tấn công cơ sở hạ tầng ở Ukraine.)
-Nga dường như đang nhận các lô hàng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất được giao thường xuyên, Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm 26/3.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh đăng trên Twitter cho biết, sau khi tạm dừng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong hai tuần hồi cuối tháng 2, có khả năng Nga đã phóng ít nhất 71 máy bay không người lái để đâm vào các mục tiêu ở Ukraine.
Các viên chức Ukraine đã nhiều lần nói rằng các cuộc tấn công như vậy nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có khả năng phóng các máy bay không người lái từ Krasnodar Krai và Bryansk Oblast, và điều này cho phép Nga 'có sự linh hoạt để nhắm vào khu vực rộng lớn của Ukraine và giảm thời gian bay đến các mục tiêu ở miền Bắc Ukraine'.
Trong bài phát biểu Nowruz gần đây tại Mashhad, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phủ nhận việc gửi máy bay không người lái cho Nga để tấn công Ukraine.

"Chúng tôi dứt khoát bác bỏ tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine", ông nói.


Ukraine Đã Nhận Được Những Chiến Xa Hạng Nặng Đầu Tiên của Phương Tây

-Ukraine hôm 27/3/2023 thông báo đã nhận được những chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng đầu tiên của Anh và Đức.

Trên Facebook, Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine, Oleksiï Reznikov, thông báo những xe tăng "Chalenger của Anh, Stryker và Cougar của Mỹ, Marders của Đức" đã được trang bị bổ sung cho các đơn vị Ukraine. Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine cũng đăng tải một bức ảnh chụp các chiến xa nhưng không nêu rõ ngày các xe tăng này được chuyển đến Ukraine.

Về phía Bá Linh, sau khi Thủ tướng Olaf Scholz hôm qua thông báo chiến đấu cơ tối tân Leopard 2 của Đức đã được giao cho Kyiv, bộ Quốc Phòng Đức nêu con số 18 chiến xa Leopard 2.

Liên quan tới Pháp, trong bài phỏng vấn được Le Figaro hôm 28/3 đăng tải, Bộ trưởng Quân Lực Sébastien Lecornu thông báo kể từ cuối tháng 3 này, Pháp tăng gấp đôi số đạn pháo 155 ly giao hàng tháng cho Ukraine lên thành 2.000/tháng.

Về tình hình chiến sự, hôm nay chính quyền quân sự thành phố Kyiv cho biết thủ đô Ukraine hôm qua lại hứng chịu một đợt oanh kích của Nga, nhưng không có thiệt hại nhân mạng.

Trong khi đó, theo Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, đêm qua Nga đã phóng tổng cộng 15 drone chiến đấu vào Ukraine và Không quân Ukraine đã tiêu diệt được 14 drone.

Cũng trong ngày hôm qua, Nga đã phóng nhiều phi đạn vào thành phố Sloviansk, miền đông Ukraine, khiến 2 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương, nhiều tòa nhà bị phá hủy.


Pháp: Chính Phủ Muốn "Hòa Dịu" Với Các Nghiệp Đoàn, Nhưng Không Từ Bỏ Luật Cải Cách Hưu Trí

-Một ngày trước ngày tuần hành, biểu tình lớn lần thứ 10 phản đối luật nâng tuổi về hưu lên 64, hôm 27/3//2023, chính phủ Pháp đưa ra một loạt thông điệp hòa dịu với các nghiệp đoàn, kêu gọi "nối lại đối thoại" về các điều kiện làm việc trong các ngành nghề, nhưng không đề cập đến luật cải cách hưu trí.

Trả lời AFP tối 26/3/2023, Thủ tướng Elisabeth Borne thừa nhận: "Có những căng thẳng rõ ràng liên quan đến cải cách hưu trí. Cần phải lắng nghe về điều này", và khẳng định: "Đất nước đang đối mặt với các căng thẳng cần được hòa dịu, và cần phải khẩn trương đưa ra các giải pháp cho những trông đợi của người Pháp".

Hôm nay, Thủ tướng Borne dự kiến trình một "kế hoạch hành động" lên Tổng thống, và tiếp đó với các lãnh đạo của liên minh cầm quyền, trong đó có lãnh đạo các nhóm Nghị sĩ, lãnh đạo các đảng và một số thành viên chính phủ. Theo kế hoạch này, chính phủ sẽ có một cuộc tham vấn kéo dài khoảng 3 tuần lễ, với các Nghị sĩ, các đảng phái chính trị, các đại diện dân cử địa phương và các đối tác xã hội.

Thủ tướng Elisabeth Borne hôm 27/3 cũng có kế hoạch gặp Chủ tịch các ủy ban Quốc Hội, hai Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện. Các nghiệp đoàn, trước hết là nghiệp đoàn ôn hòa CFDT, là mục tiêu hướng đến của chính phủ. Thủ tướng Borne đề nghị sẽ "nối lại" đối thoại về nhiều lĩnh vực, từ chế độ đối với các ngành nghề nặng nhọc, đến việc làm của người cao tuổi, cũng như việc chuyển đổi công việc.

Về phần mình, lãnh đạo nghiệp đoàn CFDT, Laurent Berger, hôm nay xác định rõ chỉ chấp nhận "bàn tay chìa ra" của Thủ tướng Borne, nếu cuộc cải tổ hưu trí được "đặt sang một bên". Lãnh đạo nghiệp đoàn CFDT khẳng định với AFP đã có cuộc điện đàm hôm qua với một nhân vật thân cận với Tổng thống Emmanuel Macron, trong đó ông nhấn mạnh là trước hết cần thương lượng về "việc làm", còn hồ sơ "hưu trí" cần ngưng lại trong thời gian nhiều tháng.

Căng thẳng chính trị xã hội hiện nay tại Pháp có lợi trước hết cho đảng cực hữu, bên thua thiệt là liên đảng cầm quyền. Theo một thăm dò dư luận của Ifop/Fiducial cho báo JDD và Sud Radio, đăng tải hôm qua, 26/03, nếu bầu cử Quốc Hội mới diễn ra vào Chủ Nhật tới, thì đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc sẽ nhận được 26% phiếu bầu (tăng 7% so với cuộc bầu cử năm 2022), ngang với liên đảng cánh tả và cực tả Nupes, cũng 26%. Liên đảng cầm quyền chỉ nhận được 22%, sụt 5% so với cuộc bầu cử trước.


Cuba: Tỷ Lệ Cử Tri Tham Gia Cuộc Bầu Cử Quốc Hội Tăng Nhẹ

-Theo kết quả tạm thời được chính quyền Havana loan báo tối 26/3/2023, tỷ lệ cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội Cuba cùng ngày, tính đến 17g00 chiều, giờ địa phương, đã đạt mức 70,33%, Tỷ lệ này cao hơn một chút so với lần bầu cử hội đồng thành phố vào năm 2022 2022.

Theo ghi nhận của đặc phái viên RFI Stéphanie Schüler tại Havana, cho dù tỷ lệ cử tri đi bầu có tăng, nhưng giới trẻ Cuba có dấu hiệu không hứng thú với cuộc bầu cử trong đó không ai đại diện cho phe đối lập.

"Dù có đi bầu hay không, mọi cư dân thủ đô Cuba đều đồng ý trên một điểm: Đất nước đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến điều kiện sống của người dân. Và đó chính là lý do tại sao một bà mẹ mà chúng tôi tiếp xúc đã bầu cho các ứng cử viên Cộng Sản:

"Các Nghị sĩ sẽ không thể cải thiện tình hình kinh tế của đất nước trong một sớm một chiều. Thế nhưng tôi nghĩ rằng chính phủ đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Ngày nay, Cuba là một quốc gia khác so với 5 hay 10 năm trước đây nhờ các biện pháp như cho phép các doanh nghiệp tư nhân hoặc cải thiện việc cung cấp công ăn việc làm trong các công ty Nhà nước".

Một sinh viên mà chúng tôi gặp không đi bỏ phiếu. Các chiến dịch tranh cử bị cấm và anh tỏ ý tiếc là không biết các ứng viên chỉ trích các ứng viên không có bất kỳ một chương trình chính trị nào. Đối với thanh niện này, Quốc Hội Cuba chỉ là một nơi ghi nhận các quyết định của chính phủ.

Anh cho biết, "thành thật mà nói, tôi muốn bỏ phiếu cho một người thực sự đại diện cho tôi, cho một người sẽ không đến Quốc Hội chỉ để vâng dạ và nói đồng ý với mọi thứ. Những người Cuba dưới 25 hoặc 30 tuổi không còn quan tâm đến bầu cử nữa. Họ biết rằng sẽ không có gì thay đổi, rằng mọi thứ sẽ tiếp tục như cũ, rằng cuộc bầu cử không phải là giải pháp cho các vấn đề của họ".

Và sinh viên này tâm sự là anh sẽ không tin vào những số liệu về người không đi bầu sẽ được chính phủ thông báo".

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, tại Cuba, người dân không bị bắt buộc phải đi bỏ phiếu, và tỷ lệ cử tri không đi bầu ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Trong cuộc bầu cử cấp thành phố vào tháng 11 năm 2022 chẳng hạn, chỉ có 68,5% cử tri đến phòng phiếu, một mức thấp kỷ lục từ năm 1976 khi chế độ bầu cử được ban hành.

Trước đó, cuộc trưng cầu dân ý về luật gia đình mới vào tháng 9 chỉ thu hút được 74% cử tri, sụt hẳn so với tỷ lệ 90% trong cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới vào năm 2019.


IMF Nói Rủi Ro Đối Với Sự ổn Định Tài Chính Tăng, Kêu Gọi Cảnh Giác


(Hình: Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva.)

-Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm Chủ nhật nói rằng rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã tăng lên và kêu gọi tiếp tục cảnh giác, dù các nền kinh tế phát triển đã có hành động làm dịu căng thẳng trên thị trường.

Bà Georgieva nhắc lại quan điểm của bà rằng năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức khác, với tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới 3% do hậu quả của đại dịch, chiến tranh ở Ukraine và việc thắt chặt tiền tệ.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, bà nói rằng ngay cả khi có triển vọng tốt hơn cho năm 2024, tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử là 3,8% và triển vọng chung vẫn yếu.

IMF, vốn đã dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu là 2,9% trong năm nay, dự kiến sẽ đưa ra dự báo mới vào tháng tới.

Bà Georgieva nói rằng các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế phát triển đã phản ứng dứt khoát với các rủi ro đối với sự ổn định tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng nhưng ngay cả như vậy cũng cần phải cảnh giác.

"Vì vậy, chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn tiến và đang đánh giá những tác động tiềm tàng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và sự ổn định tài chính toàn cầu", bà nói, cho biết thêm rằng IMF đang chú ý đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp với mức nợ nần cao.

Bà cũng cảnh báo rằng sự chia rẽ địa kinh tế có thể chia thế giới thành các khối kinh tế cạnh tranh nhau, dẫn đến "sự chia rẽ nguy hiểm khiến mọi người nghèo hơn và kém an toàn hơn".

Bà Georgieva nói rằng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 5,2% vào năm 2023, mang lại một số hy vọng cho nền kinh tế thế giới, với Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.


Twitter: Một Phần Mã Nguồn Bị Rò Rỉ Trên Mạng


(Hình: Mã nguồn rò rỉ đặt ra thách thức lớn cho Twitter.)

-Một số phần mã nguồn của Twitter – mã máy điện toán cơ bản giúp mạng xã hội này hoạt động – đã bị rò rỉ trên mạng, Twitter nói trong một vụ kiện hôm 26/3/2023, lần đầu tiên được tờ New York Times đưa tin.

Theo hồ sơ vụ kiện, được đưa lên Tòa án Quận Bắc California, Twitter đã yêu cầu GitHub, dịch vụ lưu trữ internet để phát triển nhu liệu điện toán, gỡ bỏ mã khỏi trang đăng nó. GitHub đã tuân thủ và cho biết nội dung này đã bị vô hiệu hóa, theo hồ sơ. Twitter cũng yêu cầu tòa xác định xem ai hay những ai đã vi phạm khi đăng mã nguồn của Twitter trên các hệ thống do GitHub vận hành mà không được Twitter cho phép.

Twitter, có trụ sở tại San Francisco, lưu ý trong hồ sơ rằng việc đăng tải này vi phạm bản quyền do Twitter nắm giữ.

Vụ rò rỉ tạo ra thêm thách thức cho tỉ phú Elon Musk, vốn đã mua Twitter hồi tháng 10 năm 2022 với giá 44 tỉ Mỹ kim. Kể từ đó, nó chìm đắm trong hỗn loạn, với việc sa thải hàng loạt và các nhà quảng cáo bỏ đi.

Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang đang điều tra việc Musk sa thải hàng loạt tại Twitter và cố gắng có được thông tin liên lạc nội bộ của Musk – việc này nằm trong công việc giám sát đang tiếp diễn các hoạt động bảo mật và an ninh mạng của mạng xã hội này, theo các tài liệu được nêu trong một phúc trình của Quốc hội.


Liên Hiệp Quốc Tố Cáo Ukraine và Nga Hành Quyết Tù Binh Chiến Tranh

-Quân đội Ukraine và Nga đều bị Liên Hiệp Quốc lên án trong bản báo cáo công bố ngày 24/3/2023 là đã hành quyết nhanh nhiều tù nhân chiến tranh trong cuộc xâm lược Nga ở Ukraine. Đối với Kyiv, việc bị so sánh với "kẻ xâm lược" Nga là "không thể chấp nhận được".

Phát biểu tại Kyiv, bà Matilda Bogner, lãnh đạo của phái bộ theo dõi nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Ukraine, bày tỏ "vô cùng quan ngại về tình trạng hành quyết chóng vánh 25 tù binh và những người Nga không tham gia chiến trận", cũng như "15 tù binh Ukraine".

Các vụ hành quyết tù binh Nga mà Liên Hiệp Quốc tham khảo được "thường xuyên" xảy ra "ngay sau khi bắt được trên mặt trận". Phía Ukraine mở 5 cuộc điều tra liên qua đến 22 nạn nhân Nga nhưng Liên Hiệp Quốc "không biết về bất kỳ vụ truy tố nào đối với thủ phạm". Còn đối với 15 tù nhân Ukraine bị "hành quyết ngay sau khi bị quân Nga bắt giữ", 11 nạn nhân trong số này là do lực lượng lính đánh thuê Wagner ra tay.

Ngoài các vụ xử tử, báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng lên án quân Ukraine đe dọa tù nhân Nga bằng cách dọa giết hoặc giả hành quyết, đe dọa bạo lực tình dục, hầu hết là nhằm "trả thù", ví dụ "cho Butcha". Phía Nga bị cáo buộc tra tấn tù nhân Ukraine, từ chối chăm sóc y tế nên dẫn đến nhiều trường hợp tử vong, bạo lực tình dục, không cung cấp nước uống, thức ăn… để trừng phạt hoặc lấy cung.

Trên mạng Telegram ngày 24/3, ủy viên Ukraine về nhân quyền Dmytro Lubinets cho biết "ngạc nhiên" về những cáo buộc của Liên Hiệp Quốc. Còn Ngoại trưởng Ukraine lên án mọi ý đồ "đánh đồng nạn nhân với kẻ xâm lược", đồng thời nhấn mạnh "không thể chấp nhận việc quy trách nhiệm cho nạn nhân của vụ tấn công".


Chiến Tranh Ukraine: Kyiv Khẳng Định Tình Hình Tại Bakhmut "Ổn Định!"

-Tư lệnh quân đội Ukraine xác nhận đã "ổn định" được mặt trận Bakhmut. Tình báo Anh hôm 25/3/2023 khẳng định "phần lớn các đợt tấn công của Nga tại Bakhmut trong vùng Donbass đã dừng lại", mặc dù vậy, phía Kyiv đã chịu nhiều "tổn thất về nhân mạng".

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Anh được AFP trích dẫn thì lo ngại Nga tạm dừng tại Bakhmut để tập trung về Avdiivka một thị trấn ở phía Nam thành phố Bakhmut và để nhắm vào một địa điểm khác ở phía Bắc thành phố này.

Bản tin của AFP trích lời tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny cho biết "Bakhmut là điểm nóng nhất" trên chiến tuyến ở mặt trận miền Đông nhưng nhờ những "hy sinh to lớn của binh sĩ" Ukraine, tình hình đã được "ổn định".

Chuyển xuống khu vực phía Nam Ukraine, hôm 24/3 chính quyền thành phố Kherson kêu gọi dân chúng di tản đến những nơi an toàn hơn. Kherson liên tục bị oanh kích. Thống đốc trong vùng, Oleksandr Prokudin, cho biết trong 24 tiếng đồng hồ qua Kherson phải đối mặt với 74 vụ tấn công bằng phi đạn, hơn một chục quả đạn đại bác đã rơi xuống các khu dân cư. Kherson đã được giải phóng một phần hồi tháng 11/2022 nhưng phần còn lại ở bên bờ đông sông Dnipro vẫn bị quân đội Nga chiếm đóng.

Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Ruslan Strillets hôm qua báo động 5 triệu người Ukraine không có nước sạch để sống và sẽ có tới 70% dân số Ukraine bị đe dọa thiếu nước do các hệ thống phân phối nước bị hư hại sau các đợt tấn công của quân đội Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự thiết yếu.

Về câu hỏi Trung Quốc đã vượt lằn ranh đỏ giao vũ khí cho Nga trong cuộc chiến Ukraine hay chưa, thì sau Ngoại trưởng Blinken, đến lượt Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trả lời là chưa.

Dự thượng đỉnh Mỹ-Gia Nã Ðại tại Ottawa với Thủ tướng Justin Trudeau, ông Biden hôm 24/3/2023 xác định cho đến nay, Trung Quốc "không và chưa cung cấp" vũ khí cho Nga. Nhưng điều đó không có nghĩa là trong tương lai Bắc Kinh sẽ không liều lĩnh "làm chuyện này". Tổng thống Biden tuy nhiên nói thêm ông không "xem nhẹ" những khả năng của cả Trung Quốc lẫn nước Nga trên vấn đề vũ khí. Tại thượng đỉnh Gia Nã Ðại và Mỹ, lãnh đạo hai nước cam "hỗ trợ người dân Ukraine, giúp họ tự vệ trước cuộc xâm lược thô bạo và man rợ mà Vladimir Putin đang tiến hành".


Lãnh Đạo AIEA Sẽ Đến Thanh Tra Nhà Máy Điện Nguyên Tử Zaporijjia

-Hôm 25/3/2023, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIEA), ông Rafael Grossi cho biết trong tuần tới ông sẽ đến thị sát trung tâm nguyên tử Zaporijjia của Ukraine, đã bị Nga chiếm đóng.

Theo AFP, đây là chuyến thăm thứ hai của ông Grossi tại nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Âu Châu, kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine. Trong thông cáo của cơ quan AIEA, ông Grossi cho biết mục tiêu là nhằm "thẩm định trực tiếp tầm mức nghiêm trọng của tình hình trên phương diện an toàn và an ninh nguyên tử của địa điểm".

Lãnh đạo AIEA giải thích rằng tình hình tại trung tâm khai thác nguyên tử vẫn "còn bấp bênh" bất chấp sự hiện diện của nhân viên AIEA tại cơ sở từ 7 tháng qua. Theo ông Grossi, "những nguy hiểm cho an toàn và an ninh nguyên tử là quá rõ nên phải hành động ngay bây giờ để tránh xảy ra tai nạn".

Lãnh đạo AIEA đề nghị thành lập một vùng an toàn xung quanh cơ sở, và bày tỏ quyết tâm thực hiện "tất cả những gì có thể trong quyền hạn cho phép" để giảm thiểu rủi ro tai nạn nguyên tử trong cuộc chiến "tang thương" tại Ukraine.

Một nhóm chuyên gia mới của AIEA sẽ tháp tùng ông Grossi. Theo AIEA, đợt luân chuyển vào tháng Hai đã bị trì hoãn gần một tháng. Cơ quan quốc tế này lấy làm tiếc về "những hoàn cảnh rất khó khăn mà các chuyên gia phải đối mặt".


Các Cuộc Không Kích của Mỹ ở Syria Được Nói Đã Làm 19 Người Chết


-Số người chết trong các cuộc không kích của Mỹ nhắm vào các cơ sở thân Iran ở miền Đông Syria đã tăng lên 19 chiến binh, một nhóm theo dõi chiến tranh Syria cho biết ngày thứ Bảy (25/3/2023), trong một trong những cuộc giao chiến nguy hiểm nhất giữa Mỹ và các lực lượng liên kết với Iran trong những năm qua.

Mỹ tiến hành các cuộc không kích ở miền Đông Syria để đáp trả cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ngày thứ Năm khiến một nhân viên hợp đồng Mỹ thiệt mạng, và một người khác bị thương cùng với năm binh sĩ Mỹ. Hoa Thịnh Ðốn nói cuộc tấn công có nguồn gốc từ Iran.

Các cuộc không kích trả đũa của Mỹ nhắm vào thứ mà họ nói là các cơ sở ở Syria được sử dụng bởi các nhóm liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã khiến tổng cộng 19 người thiệt mạng, theo Đài quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Tổ chức này cho biết các cuộc không kích đã giết chết ba binh sĩ Syria, 11 chiến binh Syria thuộc lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ và năm chiến binh không phải người Syria có quan hệ với chính phủ.

Trưởng tổ chức Abdel Rahman không thể xác định quốc tịch của những người ngoại quốc. Reuters không thể xác nhận độc lập số người chết.

Cuộc giao chiến ban đầu khơi ra một loạt các vụ tấn công ăn miếng trả miếng. Một quân nhân khác của Mỹ bị thương và các nguồn tin địa phương cho biết phi đạn tình nghi là của Mỹ đã bắn trúng thêm vài địa điểm ở miền Đông Syria, theo các viên chức.

Tổng thống Joe Biden ngày thứ Sáu cảnh báo Iran rằng Mỹ sẽ "hành động mạnh mẽ" để bảo vệ người Mỹ.

Iran là nước hậu thuẫn chính Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc xung đột kéo dài 12 năm ở Syria. Các lực lượng dân quân ủy nhiệm của Iran, bao gồm nhóm Hezbollah người Lebanon và các nhóm người Iraq thân Tehran, nắm giữ quyền kiểm soát ở các vùng phía Đông, nam và bắc Syria và ở các vùng ngoại ô xung quanh thủ đô.

Việc Tehran luồn sâu vào Syria đã khiến Do Thái tiến hành không kích thường xuyên nhưng các cuộc không kích của Mỹ thì hiếm hơn. Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về chương trình máy bay không người lái của Iran.


Tehran Rắn Giọng Cảnh Cáo Nghiêm Trọng Mỹ Về Vụ Oanh Kích Phe Thân Iran Tại Syria

-Gần 2 ngày sau vụ Hoa Kỳ oanh kích nhắm vào các nhóm vũ trang thân Iran tại Syria làm 19 người chết nhằm trả đũa một vụ tấn công bằng drone giết chết một công dân Mỹ, chính quyền Tehran rạng sáng 26/3/2023 tố cáo Hoa Thịnh Ðốn tấn công "khủng bố" tại Syria.

Nước Cộng hòa Hồi giáo còn cứng rắn cảnh cáo Mỹ trước bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào các vị trí của Iran tại Syria. Thông tín viên đài RFI Siavosh Ghazi tại Tehran tường thuật:

"Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao của Iran khẳng định: "Chúng tôi sẽ đáp trả tức thì mọi cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ được thành lập tại Syria theo yêu cầu của chính phủ nước này để chống quân khủng bố và nhóm Tổ chức Nhà nước Hồi giáo".

Đây là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Iran đưa ra một lời cảnh cáo như thế nhắm vào Mỹ.

Nhiều chiến binh thân Iran đã bị giết chết trong các cuộc không kích của Mỹ ở phía Đông Syria, trong đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu 24/3. Chiến dịch này được tiến hành nhằm đáp trả một cuộc tấn công bằng drone làm một người Mỹ bị chết và 6 người khác bị thương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định rằng Hoa Thịnh Ðốn không gây thêm xung đột với Iran nhưng sẽ đáp trả mạnh mẽ trước bất kỳ cuộc tấn công nào.

Các nhóm thân Iran và đồng minh của Iran, chiến đấu cùng chế độ Damas đã cắm rễ sâu tại những vùng sát biên giới với Iraq.

Căng thẳng gia tăng một nấc giữa Tehran và Hoa Thịnh Ðốn tại Syria vào lúc tham mưu trưởng các lực lượng Mỹ khẳng định rằng Iran đã có thể sản xuất các chất liệu để chế tạo vũ khí nguyên tử chỉ trong hai tuần, và có khả năng sản xuất một quả bom trong vòng vài tháng".


Pháp: Đụng Độ Giữa Cảnh Sát và Người Biểu Tình Vì Một Dự Án Xây Hồ Trữ Nước Ngọt

-Hôm 25/3/2023, hàng ngàn người tham gia một cuộc biểu tình trái phép phản đối một dự án xây các bể tích trữ nước ngọt tại thị trấn Sainte-Soline, vùng Deux-Sèvres, miền Tây nước Pháp. Đụng độ đã bùng lên trong các cuộc đối đầu với cảnh sát. Năm người bị thương nặng, 28 cảnh sát bị thương. Xe cảnh sát bị đốt cháy.

Phía chống đối dự án tích trữ nước ngọt đưa ra con số 200 người bị thương và tố cáo cảnh sát sử dụng vũ lực quá đáng nhắm vào người biểu tình, trong lúc cũng có nhiều hình ảnh các nhóm gây rối đốt xe cảnh sát. Sainte-Soline trở thành một "bãi chiến trường" sau cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình hôm 25/3.

Phía cảnh sát nói đến con số 6.000 người chống lại dự án xây hồ chứa nước đề phòng hạn hán, nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Ban tổ chức thuộc phong trào bảo vệ môi trường Soulèvement de la Terre và công đoàn nông dân cánh tả nói đến 30.000 người biểu tình.

Ba ngàn nhân viên cảnh sát được huy động bảo vệ an ninh, đề phòng các nhóm đập phá từ các nơi đổ về Sainte-Soline. Bộ trưởng Nông Nghiệp Pháp Marc Fesneau cho biết trong số người biểu tình "ít nhất có khoảng 1.000 người đa phần là từ ngoại quốc đến với dụng ý gây bạo động", đốt phá. Trong số này có những nhóm từ Đức, Bỉ, Thụy Sĩ và Ý Ðại Lợi đổ về thị trấn vùng Deux-Sèvres này. Cảnh sát đã dùng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông.

Sainte-Soline là một trong 16 địa điểm được chọn để xây bể chứa nước ngọt nhằm phục vụ cho 1 tổ hợp nông nghiệp, đề phòng hạn hán. Bể này có sức chứa 6 triệu mét khối nước. Dự án do 450 nông dân trong vùng đề xuất và được chính phủ hỗ trợ. Tổng chi phí công trình lên tới 70 triệu Euro và 70% trong số đó do chính phủ đài thọ. Đổi lại những người sử dụng cam kết sử dụng nguồn nước một cách có trách nhiệm và ít dùng phân bón hóa học làm ô nhiễm môi trường và các nguồn nước sạch.

Phe bảo vệ môi trường và một phần các nông dân thuộc nghiệp đoàn Confédération Paysanne không hài lòng với những cam kết nói trên vì xem đó là những lời "hứa suông". Theo họ, dự án xây bể nước tại Sainte-Soline là một hành vi "thâu tóm" nguồn nước ngọt từ phía các tập đoàn chế biến lương thực, thực phẩm.


Hội Đồng Toàn Âu Châu Báo Động Tình Trạng "Sử Dụng Vũ Lực Thái Quá" Tại Pháp

-Tại phiên họp thường niên lần thứ 64 Hội Đồng toàn Âu Châu tại Strasbourg (Pháp), ngày 24/3/2023, ủy viên Nhân quyền bà Dunja Mijatovic đã ra thông cáo báo động về tình hình "sử dụng vũ lực thái quá" nhằm vào người biểu tình phản đối cải cách hưu trí tại Pháp, kêu gọi chính quyền Paris tôn trọng quyền tự do biểu tình.

Thông tín viên RFI, Pierre Benazet, tại Brussels cho biết chi tiết:

Thông thường khi Hội Đồng toàn Âu Châu báo động về tình hình nhân quyền ở một trong 46 quốc gia thành viên của tổ chức, thì đó vẫn hay là những nước ở phía Đông của Âu lục hoặc là Nga, vào thời điểm trước khi bị loại khỏi tổ chức, cách đây một năm.

Lần gần đây nhất Hội Đồng toàn Âu Châu tỏ lo ngại về tình hình tại Pháp đó là 4 năm trước, hồi tháng Hai năm 2019 về vấn đề duy trì trật tự trước phong trào Áo Vàng.

Ủy viên về Nhân quyền của Hội Đồng, bà Dunja Mijatovic yêu cầu Pháp bảo vệ quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, chống lại mọi hình thức bạo lực.

Chính quyền Pháp phải làm sao để các quyền tự do đó được tôn trọng và bảo vệ những người biểu tình ôn hòa cũng như các nhà báo, chống lại những hành vi thái quá và bạo lực của cảnh sát.

Bà Dunja Mijatovic khẳng định không có gì biện minh cho việc sử dụng vũ lực thái quá. Bà ủy viên Nhân quyền nhấn mạnh việc trả tự do mà không truy tố nhiều người đặt ra câu hỏi về tính cấp thiết và mức độ tương xứng trong việc bắt giữ họ.

Những ngày qua, các cuộc biểu tình chống chính phủ thông qua cải cách nâng tuổi về hưu theo luật định từ 62 lên 64 tuổi, liên tiếp nổ ra trên khắp nước Pháp, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các cuộc tập hợp, phần nhiều là tự phát thường kết thúc bằng những vụ đốt phá trên đường phố, xô xát bạo lực giữa cảnh sát với người biểu tình, khiến nhiều người bị thương, trong đó có hơn một trăm cảnh sát, theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp. Nhiều công đoàn và tổ chức phi chính phủ tố cáo tình trạng bạo lực cảnh sát trong các cuộc biểu tình.


Truyền Thông Anh Đả Kích Pháp Sau Khi Chuyến Công Du của Vua Charles III Bị Hoãn

-Chuyến công du cấp Nhà nước của nhà vua Anh Charles III đã bị hoãn vào hôm trước vì lý do an ninh cho dù đến phút chót, Tổng thống Emmanuel Macron vẫn hy vọng duy trì thăm nhằm đánh dấu sự hòa giải Anh-Pháp sau Brexit.

Phong trào biểu tình rầm rộ ngày 23/3, đặc biệt là tình trạng đập phá của nhóm Black bloc vào buổi tối đã buộc ông Macron thay đổi quyết định. Pháp là chủ đề chính trên trang nhất của truyền thông Anh Quốc ngày 25/3/2023.

Thông tín viên RFI, Marie Boeda, tại Luân Đôn tóm lược phản ứng của báo chí Anh:
"Hỗn loạn ngự trị ở Pháp" là hàng tựa của báo Financial Times và Times. Bằng chứng là hình những con phố ở Pháp ngập rác, phía xa là những đám cháy, cảnh sát chống báo động và người biểu tình đánh nhau.

Còn theo tờ Daily Mail, Tổng thống (Pháp) khuất phục trước nhân dân. Tờ Times nhận định chuyến thăm của vua Charles III lẽ ra là để gắn kết mối quan hệ mới giữa Pháp và Anh Quốc và để tôn vinh quan hệ song phương gắn bó từ lâu. Đối với cả hai nước, dư âm của cuộc cách mạng là quá nguy hiểm.
Ông Emmanuel Macron đã bỏ lỡ cơ hội củng cố hình ảnh nhà lãnh đạo của Âu Châu. Ông ấy có thể nói lời vĩnh biệt biểu tượng đó. Chuyến công du đầu tiên của nhà vua Anh sẽ không phải là Pháp.

Báo chí cũng gợi lại dòng chữ viết bằng sơn trên tường ở đường phố Paris: "Vua Charles III, ông có biết máy chém không?". Đó là điều khiến các tờ Daily Express và The Independent lo ngại cho an ninh của nhà vua.
Đối với báo bảo thủ The Telegraph, nguyên thủ Pháp là người độc đoán nhất trong các đời Tổng thống. Còn tờ Times viết: "Ông ấy tạo cho mình hình ảnh như một ông vua, điều đó trở thành hình biếm họa ông ấy", ngụ ý đến bữa tiệc được dự kiến tổ chức ở cung điện Versailles. "Ông ấy sợ bị mô tả như một Marie-Antoinette thời hiện đại, cắt đứt khỏi thường dân trong khi đất nước của ông ấy đang cháy".


Cuba Tổ Chức Bầu Quốc hội Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Kinh Tế Nghiêm Trọng

-Ngày 26/3/2023, cử tri Cuba đi bầu Quốc hội mới. Tuy nhiên, tất cả các ứng cử viên sẽ trúng cử vì có đúng 470 ứng viên cho 470 ghế Dân biểu. Cuộc bầu cử Lập pháp đầu tiên dưới thời Chủ tịch Miguel Diaz-Canel không có phe đối lập, không có vận động tranh cử, diễn ra trong bối cảnh Cuba trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ 30 năm qua.

Theo AP, một nửa số ứng cử viên đến từ các hội đồng thành phố, được chọn trong kỳ bầu cử địa phương vào tháng 11/2022. Một nửa còn lại được các hội đoàn đại diện các tầng lớp xã hội đề cử, ví dụ hội phụ nữ, công đoàn. Tất cả đều được các ủy ban bầu cử có liên hệ với đảng Cộng sản Cuba sàng lọc trước.

Tại Cuba, cử tri không bị bắt buộc đi bầu cử. Theo giới quan sát, khoảng 31% cử tri sẽ không đi bỏ phiếu. Đây sẽ là tỉ lệ vắng mặt cao nhất từ 40 năm qua, được cho là dấu hiệu "phản đối" Nhà nước và đảng Cộng sản trong bối cảnh đời sống của người dân ngày càng khó khăn, tình trạng khan hiếm ở khắp nơi, theo phóng sự của đặc phái viên RFI Stefanie Schüler tại Havana:

"Ở thủ đô của Cuba, tìm được thức ăn hiện giờ là mối bận tâm chính của người dân. Một phụ nữ giãi bầy: "Đối với một người mẹ như tôi, tìm được thức ăn cho con là chuyện không dễ dàng. Gia đình tôi được quyền mua mỗi tháng 2,5 kg gạo, một ít đỗ, đường, dầu ăn. Chừng đó không đủ. Và lại còn thường xuyên không có sữa. Đất nước chúng tôi đang trải qua một cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng".

Kể từ lúc xảy ra đại dịch Covid và cải cách tiền tệ năm 2021, những nguồn thu nhập ít ỏi của người dân Cuba không còn đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản. Một người đàn ông cho biết: "Tôi làm ba công việc cùng lúc. Nhưng rất khó khăn: Mỗi tháng tôi kiếm được tương đương với 24 Mỹ kim".

Tình trạng bấp bênh đó dẫn đến những hậu quả chưa từng xảy ra ở Cuba: người dân thủ đô thấy nạn tội phạm tăng rõ rệt. Một người dân ở Havana nhiều lần bị tấn công và bị cướp cho biết: "Từ hai tháng nay, tôi không dám ra khỏi nhà lúc trời tối nữa vì tôi sợ. Tình trạng tội phạm ở Cuba tăng chưa từng có! Tôi đã 69 tuổi. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều bạo lực ở đất nước mình như hiện nay".

Tuyệt vọng bao trùm lên người dân. Một phụ nữ khác thừa nhận: "Chúng tôi chán nản hoàn toàn. Mỗi sáng chúng tôi thức dậy để vờ như mọi chuyện vẫn ổn. Nhưng ngay khi bước chân ra đường, mọi hy vọng của chúng tôi tan biến hết".

Năm 2022, khoảng 300.000 người Cuba đã rời đất nước. Và thách thức lớn trong cuộc bầu cử Chủ Nhật này chính là tỉ lệ vắng mặt. Một người đàn ông giải thích: "Đa số người dân sẽ không đi bỏ phiếu. Rất nhiều người khác sẽ bỏ phiếu trắng. Vì họ biết rằng dù là ứng cử viên nào thì người đó cũng sẽ không giải quyết được những khó khăn của người dân".


Truyền Thông Bắc Hàn Chỉ Trích Gay Gắt, Cảnh Báo Cuộc Tập Trận Đổ Bộ Mỹ-Nam Hàn!

-Hôm 26/3/2023, truyền thông Bắc Hàn chỉ trích dữ dội cuộc tập trận đổ bộ đang diễn ra giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ. Báo chí Bình Nhưỡng lên án Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành làm gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Theo tường thuật từ Yonhap, trang Uriminzokkiri của Bắc Hàn đã bác bỏ lập luận của hai nước đồng minh này, theo đó, cuộc tập trận chung chỉ mang tính chất phòng thủ. Báo mạng tuyên truyền này cho rằng "trên thực tế, cuộc đổ bộ là có tính chất tấn công hơn là phòng thủ, điều này ai cũng biết".

Một trang thông tin khác, Meari, thì đánh giá là lực lượng "thù địch" Hoa Kỳ phải gánh lấy trách nhiệm vì đã đưa tình hình trên bán đảo Triều Tiên đi đến điểm "nguy hiểm", có nguy cơ làm bùng phát chiến tranh. Theo đánh giá của trang mạng này, cuộc tập trận Song Long (Ssangyong) cho thấy rõ "sự bất cẩn và sự dũng cảm sai lệch" của Mỹ và Nam Hàn.

Những lời chỉ trích gay gắt này được đưa ra vào lúc Nam Hàn và Hoa Kỳ từ hôm thứ Hai 20/3, đã khởi động cuộc tập trận Song Long (Ssangyong), có quy mô lớn nhất từ 5 năm qua, để cải thiện năng lực răn đe trước các mối đe dọa ngày càng lớn từ Bắc Hàn. Cuộc tập trận kéo dài đến hết ngày 3/4/2023.

Đối với Bắc Hàn, các cuộc tập trận giữa các đồng minh là hành động chuẩn bị cho "chiến tranh xâm lược". Điều này đang làm dấy lên nhiều mối quan ngại về việc Bình Nhưỡng rất có thể sẽ sử dụng những đợt tập trận chung này làm cớ để thực hiện nhiều hoạt động khiêu khích khác.


Nhiều Lãnh Đạo Âu Châu Đến Trung Quốc Bàn Về… "Hòa Bình" Cho Ukraine!

-Tổng thống Pháp Emmnanuel Macron công du Trung Quốc từ ngày 5 đến 8/4/2023 cùng với Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen để bàn với Chủ tịch Tập Cận Bình về "tái lập hòa bình" ở Ukraine. Nhưng ngay tuần tới, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đến Bắc Kinh để thảo luận về kế hoạch của Trung Quốc giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo thông báo ngày 24/3 của điện Elysée, Tổng thống Pháp Macron luôn nhấn mạnh đến "cam kết duy trì đối thoại liên tục và khắt khe với Trung Quốc", sẽ "có những trao đổi sâu sắc về chiến tranh Ukraine để tìm cách tái lập hòa bình và theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine".

Trả lời đài RFI ngày 25/3, nhà nghiên cứu Elvire Fabry, Viện Jacques Delors (Paris), nhận định chuyến công du kết hợp với Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu nhằm gia tăng trọng lượng trong việc yêu cầu Trung Quốc can thiệp chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.

"Chúng ta thấy rằng hiện nay, thông điệp quan trọng mà Emmanuel Macron muốn truyền tải trong chuyến công du tới Bắc Kinh, đó là tập trung vào nhu cầu trong ngắn hạn là tìm ra giải pháp tiến tới một thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga. Các nước Âu Châu cũng có một nhiệm vụ cấp bách là nhất trí với nhau để điều chỉnh lại chiến lược của họ đối với Trung Quốc.

Nhưng trước mắt, điều quan trọng nhất là cố gây ảnh hưởng, tạo sức ép đối với ông Tập Cận Bình để bản thân ông sử dụng mối quan hệ đối tác ưu ái với Vladimir Putin nhằm tiến tới một kịch bản thỏa thuận hòa bình. Cuộc xung đột ở Ukraine đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế thế giới và không có lợi cho phục hồi kinh tế của Trung Quốc vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu này".

Ngoài chủ đề Ukraine, các cuộc trao đổi song phương trong khuôn khổ chuyến công du của ông Macron cũng sẽ tập trung "vào các cuộc khủng hoảng quốc tế ở Trung Đông, Phi Châu và những căng thẳng ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Pháp và Trung Quốc sẽ thảo luận về tương lai quan hệ đối tác chiến lược trên mọi lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau nhiều năm đóng cửa chống dịch Covid-19.


Trung Quốc và Honduras Chính Thức Thiết Lập Bang Giao

-Hôm 26/3/2023, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo thiết lập bang giao với Honduras, vài ngày sau khi quốc gia Trung Mỹ này đoạn tuyệt với Đài Loan.

Thông báo được đưa ra vào lúc Tổng thống Thái Anh Văn chuẩn bị công du Trung Mỹ vào tuần tới. Đài Bắc chỉ trích Honduras ngả theo Trung Quốc "vì đồng tiền". Giới quan sát nói đến một thắng lợi ngoại giao của Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh trên Twitter loan báo ngắn gọn "chính quyền hai nước công nhận lẫn nhau và quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao". Tại Bắc Kinh sáng 26/3, Ngoại trưởng Honduras, Enrique Reina và đồng cấp Trung Quốc Tần Cương ký kết một văn bản chính thức đánh dấu sự kiện này. Lãnh đạo Ngoại Giao Trung Quốc ngỏ ý nóng lòng được đón tiếp Tổng thống Honduras Xiomara Castro tại Bắc Kinh. Đây sẽ là một mối bang giao "có lợi cho nhân dân hai nước".

Với nguyên tắc "một nước Trung Hoa duy nhất", Bắc Kinh không chấp nhận thiết lập bang giao với bất kỳ một quốc gia nào có liên hệ ngoại giao với Đài Loan. Sau việc Honduras thông báo đoạn tuyệt với Đài Bắc, chỉ còn có 13 quốc gia trên thế giới duy trì liên hệ ngoại giao với Đài Loan.

Vào lúc Trung Quốc-Honduras thiết lập bang giao, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp cảnh báo Honduras "chớ ảo tưởng về những hứa hẹn của Bắc Kinh" về trợ giúp kinh tế, về một mối hợp tác "có lợi cho cả hai dân tộc".

Hôm 15/3, để giải thích cho việc cắt đứt bang giao với Đài Loan, chính quyền Honduras viện cớ quốc gia này đang đứng trước những "nhu cầu vô cùng to lớn" về kinh tế nhưng Đài Bắc đã từ chối tăng viện trợ cho chính quyền của Tổng thống Castro.

Đài Bắc lấy làm tiếc là Honduras vì "lợi ích kinh tế" mà ngả theo Trung Quốc. Thông cáo của phủ Tổng thống Đài Loan thì ghi nhận Honduras đoạn tuyệt với Đài Bắc do bị Bắc Kinh "uy hiếp và hù dọa (…). Trung Quốc từ lâu nay thu hẹp vị trí của Đài Loan trên trường quốc tế, đơn phương đe dọa hòa bình và ổn định khu vực".

Ngày 29/3, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn công du Trung Mỹ trong 10 ngày. Trên đường sang Mỹ Châu, bà sẽ quá cảnh tại Hoa Kỳ. Trên nguyên tắc, Tổng thống Đài Loan sẽ có một buổi làm việc với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại Los Angeles.


Mỹ-EU Lần Đầu Tập Trận Chung Vì "Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở"

-Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) hoàn tất cuộc tập trận chung kéo dài hai ngày 23 và 24/3/2023 để thúc đẩy "hợp tác hàng hải", ủng hộ "một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Đây là lần đầu tiên, hai bên phối hợp với nhau để bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển trước "những hành động đơn phương của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông".

Theo thông cáo ngày 24/3 của Bộ Ngoại giao Mỹ, địa điểm tập trận được giữ bí mật. Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu đã tiến hành trao đổi nghiệp vụ về trình tự đổ bộ, điều khiển chiến hạm và các bài tập huấn nhằm cải thiện sự phối hợp tác chiến giữa các lực lượng. Ba chiến hạm của Mỹ, Tây Ban Nha và Ý Ðại Lợi tham giam cuộc tập trận trong khuôn khổ "tuần tra và thực hiện quyền tự do hàng hải trên biển".

Theo báo mạng Hồng Kông South China Morning Post, Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải (FONOP) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, kể cả ở vùng Biển Đông nơi Trung Quốc đòi phần lớn chủ quyền.

Quyết định tổ chức tập trận chung giữa Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu được thông qua trong vòng tham vấn song phương lần thứ ba về Ấn Độ-Thái Bình Dương được tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn vào tháng 12/2022. Sau cuộc họp trên, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Tổng Thư ký cơ quan Đối ngoại Âu Châu Stefano Sannino phát biểu rằng hai bên chưa bao giờ lại nhất trí với nhau đến như vậy về tầm nhìn chiến lược.

Cũng nhân dịp đó, hai đồng minh đã tổ chức một cuộc họp cấp cao về Trung Quốc và bày tỏ quan ngại trước "những hành động đơn phương của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông", cũng như "những yêu sách hàng hải không phù hợp với luật pháp quốc tế".


Trung Quốc Lên Tiếng Gay Gắt Đe Dọa Sau Khi Khu Trục Hạm Hoa Kỳ Vào Biển Đông!


(Hình: Khu trục hạm USS Milius tại vùng biển Hoàng Sa ngày 24/3/2023.)

-Vào ngày 24/3/2023, Trung Quốc lên tiếng đe dọa về những hậu quả nghiêm trọng sau khi khu trục hạm USS Milius của Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông sang ngày thứ hai.

AP loan tin dẫn phát biểu của phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi (Tan Kefei) về đe dọa vừa nêu. Nguyên văn lời phát ngôn viên họ Đàm: "Hoạt động của quân đội Hoa Kỳ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc; vi phạm luật pháp quốc tế; và đây là bằng chứng đanh thép về việc Hoa Kỳ theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hàng hải và quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi long trọng yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt ngay những hành động khiêu khích như thế; bằng không sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng từ những sự vụ không mong đợi do hành động này gây nên".

Cảnh báo của phía Trung Quốc được đưa ra, sau khi khu trục hạm có phi đạn điều hướng USS Milius vào Biển Đông từ ngày 23/3 tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó một phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của Trung Quốc tuyên bố rằng Hải quân và Không quân Trung Quốc đã xua được chiến hạm Mỹ theo đúng luật pháp.

Phát ngôn nhân Hạm đội Bảy thuộc Hải quân Hoa Kỳ, Trung úy Luka Bakic, ra thông cáo cho rằng tuyên bố vừa nêu của phía Trung Quốc là sai. Người này nói rõ trong trả lời AP rằng khu trục hạm USS Milius đang tiến hành hoạt động thường kỳ ở Biển Đông và không hề bị xua đuổi. Hoa Kỳ tiếp tục cho chiến đấu cơ, chiến hạm hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép.

Đại diện của Hạm đội Bảy không cho biết rõ khu trục hạm USS Milius có đi sát vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa hoặc có đối đầu gì giữa hai phía hay không.


Tân Tây Lan Quan Ngại Về Tình Hình Biển Đông và Đài Loan

-Kết thúc cuộc trao đổi với đồng cấp Trung Quốc Tần Cương tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Tân Tây Lan bà Nanaia Mahuta hôm 25/3/2023 tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan, về nhân quyền tại Hồng Kông và Tân Cương.

Trong thông cáo kết thúc chuyến công tác bốn ngày tại Bắc Kinh từ 22/3, Ngoại trưởng Tân Tây Lan bày tỏ "quan ngại sâu sắc về tình trạng nhân quyền tại Tân Cương", về hiện tượng "các quyền cơ bản của con người và tự do tại Hồng Kông bị xấu đi". Về an ninh khu vực, chính quyền Wellington đặc biệt lo ngại trước những "diễn tiến ở Biển Đông và căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan". Tân Tây Lan e rằng sau khi đã đẩy mạnh các chương trình quân sự hóa ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ hành xử tương tự ở Nam Thái Bình Dương. Hãng tin Anh Reutes nhắc lại, là thành viên liên minh tình báo năm nước Five Eyes, gồm Anh, Mỹ, Úc Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Tân Tây Lan, đến nay Wellington vẫn tỏ ra chừng mực trong chính sách đối với Bắc Kinh. Nhưng trên vấn đề an ninh, Tân Tây Lan đã thay đổi lập trường từ khi Trung Quốc tăng cường hiện diện ở khu vực Nam Thái Bình Dương hồi năm 2022. Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác an ninh với quần đảo Salomon.

Liên quan đến chiến tranh Ukraine, Tân Tây Lan một lần nữa lên án Nga xâm lược Ukraine trong lúc mà Bắc Kinh chỉ trích Mỹ và Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) khuấy động tình hình gây bất ổn toàn cầu.

Về phía Trung Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết ông Vương Nghị sau cuộc trao đổi với lãnh đạo ngoại giao Tân Tây Lan đã nhấn mạnh đôi bên luôn "tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau".

Trong bốn ngày làm việc tại Bắc Kinh vừa qua, Ngoại trưởng Nanaia Mahuta đã hội kiến Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Tần Cương. Đây là chuyến công tác đầu tiên từ 2019 của một Ngoại trưởng Tân Tây Lan tại Trung Quốc. Giới quan sát nêu lên khả năng Thủ tướng Tân Tây Lan Chris Hipkins công du Trung Quốc nội trong năm nay.


Tổng Thống Đài Loan Thị Sát Binh Lính Trước Chuyến Đi Mỹ Nhạy Cảm


(Hình: Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh văn thị sát một màn biểu diễn cận chiến khi đến thăm một căn cứ quân sự ở Gia Nghĩa, Đài Loan ngày 25/3/2023.)

-Vào ngày thứ Bảy (25/3/2023), Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đến thăm các Kỹ sư của quân đội và thị sát quá trình huấn luyện của họ, nói rằng bảo vệ nền Dân chủ là sứ mệnh "vĩ đại" của lực lượng vũ trang, trước chuyến đi vào tuần sau tới Mỹ và Trung Mỹ.

Trung Quốc, nước coi Đài Loan là lãnh thổ của mình, đã tăng cường áp lực quân sự và chính trị trong khoảng ba năm qua để cố gắng buộc hòn đảo này chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc, coi bà Thái là người chủ trương li khai.

Bà sẽ thực hiện chuyến đi thu hút nhiều sự chú ý và mang tính nhạy cảm tới Mỹ và Trung Mỹ bắt đầu từ ngày thứ Tư. Trung Quốc đã lên án Mỹ vì cho phép bà tới, mặc dù chuyến thăm của bà về mặt kỹ thuật chỉ là quá cảnh.

Vào cuối chuyến đi, bà Thái dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở Los Angeles.

Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận gần Đài Loan vào tháng 8 sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tới thăm Đài Bắc.

Đến thăm một căn cứ quân sự ở thành phố Gia Nghĩa ở miền Nam Đài Loan, bà Thái thị sát quá trình huấn luyện của các binh sĩ, chứng kiến họ dựng hàng rào chống tăng và luyện tập võ thuật.

"Bảo vệ Đài Loan và phòng vệ nền Dân chủ luôn là sứ mệnh vĩ đại của quân đội chúng ta", bà nói với các binh sĩ, tháp tùng bởi Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính và Bí thư Trưởng Hội đồng An ninh Quốc gia Cố Lập Hùng.

"Tôi tin rằng chỉ bằng cách liên tục huấn luyện và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến tranh của quân đội, chúng ta mới có thể bảo vệ quê hương và đất nước của mình nhiều hơn nữa", bà Thái nói thêm.

Bà Thái đã nhiều lần đề nghị đàm phán với Trung Quốc, nhưng nói rằng Đài Loan sẽ tự vệ nếu bị tấn công và chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.


Mỹ: Cựu Tổng thống Donald Trump Tố Cáo Cuộc "Săn Lùng Phù Thủy!"

-Huy động lực lượng cử tri vào lúc đang trong tầm ngắm của Tư pháp tiểu bang New York, cựu Tổng thống Donald Trump đến vận động trong cuộc mit-tinh hôm 25/3/2023 tại tiểu bang Texas. Hội ngộ với các cảm tình viên, nhà tỉ phú New York tố cáo một cuộc "săn lùng phù thủy" với hàng loạt điều tra nhắm vào ông.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của RFI cho biết:

""Một cuộc săn lùng phù thủy, hết điều tra này đến điều tra khác". Trước đám đông người ủng hộ giương cao biểu ngữ săn lùng phù thủy, ông Trump đương nhiên đã đề cập đến những vấn đề của ông với bên Tư pháp. Cựu Tổng thống Mỹ nói: "Họ không tìm thấy gì về tôi! Vậy mà họ cứ tiếp tục, cứ tiếp tục mãi. Vũ khí mới được phe Dân chủ ngoài tầm kiểm soát sử dụng để gian lận bầu cử, đó là điều tra về một ứng cử viên!"

Sau một tuần đầy gay cấn và thông tin về việc ông Trump sắp bị chưởng lý New York truy tố, cựu Tổng thống Mỹ liên tục tấn công vào cái mà ông gọi là cả một hệ thống tham nhũng bị đảng Dân chủ mua chuộc. Đây là cách để Donald Trump huy động những người ủng hộ ông. Donald Trump nói tiếp: "Thực ra họ không nhắm vào tôi, mà họ nhắm vào quý vị đấy. Tôi ngáng đường họ! Và tôi sẽ tiếp tục cản đường họ".

Không hiểu cố ý hay vô tình, Donald Trump tổ chức mít-tinh tại một địa điểm mang ý nghĩa biểu tượng cao. Waco là một thành phố tại tiểu bang Texas. Đây là nơi 30 năm trước đã diễn ra một cuộc đụng độ đẫm máu giữa Cục Điều Tra Liên Bang FBI với một giáo phái chống chính phủ. Các nhóm cực hữu vẫn xem đây là một hành vi bạo lực từ phía chính quyền.

Các cộng tác viên của ứng cử viên Cộng hòa khẳng định quyết định chọn địa điểm hoàn toàn không có ý đồ gì, đồng thời bác bỏ mọi liên hệ với quá khứ đầy lịch sử của thành phố này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét