Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Kimono - Nét đẹp truyền thống của đất nước Nhật Bản - Trần Ngọc


Nhật Bản là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Con người ở đây sống rất nguyên tắc và đôi khi khá cầu kì, nó thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của người Nhật – Kimono. Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm nay.Ngày nay,Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
<!>

Nhắc đến Nhật Bản,người ta nghĩ ngay đến hình tượng những chiếc kimono vô cùng tinh tế và độc đáo.Nó mang trong mình nét đẹp và tinh thần dân tộc của xứ Phù Tang.

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng đặc trưng gắn liền với tinh thần tổ quốc .Ngoài ẩm thực, di tích thắng cảnh, hoa .thì trang phục cũng là một trong biểu tượng độc đáo không thể trộn lẫn của mỗi dân tộc, mỗi đất nước.

Kimono không chỉ là phục trang mang giá trị truyền thống mà còn là linh hồn của nền văn hóa Nhật Bản.Trải qua hàng ngàn năm thay đổi và phát triển, kimono vẫn luôn giữ được nét riêng và mang giá trị này đến toàn thế giới.


Kimono và hoa anh đào là hai biểu tượng truyền thống của đất nước Nhật Bản Muôn vẻ của kimono Nhật Bản

Chắc hẳn bạn không khỏi ngạc nhiên khi biết kimono có rất nhiều loại và được sử dụng trong những dịp riêng biệt với nhiều ý nghĩa khác nhau.


Furisode là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn. Nguồn ảnh: World Atlas

Furisode:  Đây là loại kimono trang trọng nhất dành cho thiếu nữ và những cô gái chưa kết hôn.Trang phục này thường có vạt áo dài (từ 100-110 cm) và được trang trí với các hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Furisode thường được mặc tại Lễ trưởng thành"Seijin Shiki"của Nhật Bản hoặc trong đám cưới.


Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo truyền thống thì sẽ mặc loại kimono rực rỡ, tráng lệ nhất. Loại kimono này được gọi là shiromaku. Đa số mọi người thường thuê loại kimono này bởi nó chỉ được sử dụng trong một ngày, tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc shiromaku cũng khá đắt, lên tới khoảng 5.000 USD.

Tomesode: Một loại kimono trang trọng dành cho phụ nữ đã kết hôn. Theo truyền thống, các bà mẹ thường mặc áo tomesode đen trong đám cưới của con mình.
Ngoài ra còn có tomesode màu, đôi khi được mặc bởi những người phụ nữ độc thân.


Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc nó như một nghi phục chính thức, còn thường đàn ông chỉ mặc trong các đám cưới hoặc dịp lễ theo kiểu truyền thống.

Mofuku: Bộ kimono người Nhật mặc trong tang lễ


Mofuku là trang phục mặc trong tang lễ của người Nhật. Ảnh: Timegap

Mọi chi tiết trên bộ trang phục đặc biệt này đều có màu đen, mang ý nghĩa hoài niệm và kính trọng với người đã khuất. Đối với trang phục nữ, loại kimono này còn có tên gọi là "Kuro-muji" hoặc "Black iromuji", trong khi đồ cho nam giới có tên là "montsuki".

Tuy nhiên, trái ngược với Mofuku của nữ giới, một bộ "montsuki" của đàn ông có thể mặc trong nhiều dịp trang trọng khác nhau, không phải chỉ với tang lễ.

Thiết kế đặc trưng của kimono

Để có được một bộ kimono đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉn chu trong từng chi tiết.Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện đi kèm. Kimono được thiết kế gồm 8 mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước
sao cho phù hợp với người mặc. Màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm và mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có màu sắc riêng.

Về cách mặc áo kimono :

Để mặc một bộ kimono hoàn hảo, bắt buộc không thể thiếu những chi tiết sau:


Về cách mặc áo kimono,trước khi mặc Kimono,cần mặc bộ đồ lót Juban để bảo vệ áo Kimono bên ngoài không bẩn và thấm hút mồ hôi, ( Juban: Một loại áo lót được sử dụng riêng với kimono) sau đó mang tất Tabi sẵn. (Tabi: Một loại tất đặc trưng với phần ngón chân được chia làm hai phần dùng để đi với giày dép truyền thống của Nhật Bản )

Người mặc sẽ cố định Juban bằng quấn đai Koshihimo và Datejime. (Koshi-himo: Một chiếc khăn buộc ở thắt lưng để cố định kimono. Datejime: Một chiếc thắt lưng khác ở dưới obi giúp obi giữ được hình dạng của nó.)

Tiếp theo đó sẽ là khoác lớp áo kimono, (Kimono: Đây là trang phục chính, có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như bông, lanh, len và lụa.) bạn cần lưu ý căn chỉnh kimono, sao cho mép dưới của áo vừa chạm đến mắt cá, tà bên phải chồng lên tà bên trái và cố định bằng dây Koshihimo: ( Koshi-himo: Một chiếc khăn buộc ở thắt lưng để cố định kimono.) kéo phần cổ áo về sau một chút để lộ gáy và chồng khít lên bộ Juban bên trong.

Tiếp tục dùng tấm Obi- chèn vào trước khi thắt Obi (Obi: Chiếc thắt lưng được buộc quanh áo kimono.Nút thắt có thể được thắt theo nhiều cách khác nhau.) để giữ cho thắt lưng phẳng đẹp, về phần thắt thì có rất nhiều cách thắt Obi sáng tạo mà bạn có thể thử. Bạn có thể dùng 1 tấm Obi-age quấn thêm vào sau lưng để trang trí. sau cùng dùng dây Obi -jime để thắt giữa eo nhằm cố định tất cả.

Cuối cùng mang Geta, Zori: (Geta, Zori: Đây là những loại giày dép truyền thống để mang khi mặckimono. ) Chúng có hình thức khá giống với những đôi xăng đan hiện đại.


Có 1 điều đặc biệt là chỉ có ai từng mặc Kimono rồi mới biết . Tất cả phụ nữ Nhật Bản ( độc thân hay có gia đình rồi , già trẻ đều như nhau ) khi mặc Kimono hoàn toàn không mặc áo ngực bên trong , khác với VN mình là mặc áo dài bắt buộc phải có mặc áo ngực ,

Ngoài ra chỉ cần nhìn tay áo kimono là biết người đó độc thân hay đã có gia đình , khi còn độc thân thì tay áo rộng và dài, khi có gia đình rồi thì tay áo kimono ngắn và hẹp..

Mặc Kimono không đơn giản chút nào mà vô cùng cầu kỳ và mất thời gian nhanh lắm là khoảng gần 2 tiếng . Kimono giúp cử chỉ của người mặc trở nên khoan thai, duyên dáng ,nhã nhặn hơn. Ngồi từ tốn chậm rãi nhẹ nhàng lưng giữ thẳng , và đi thì bước từng bước nhỏ, chậm rãi .

Có thể nói, văn hóa Nhật Bản được cô đọng chỉ trên một tấm áo, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng phảng phất nét đẹp xứ Phù Tang.

Biết đến Kimono là biết đến Nhật Bản.

Lễ Thành Nhân

Ngày Lễ Thành Nhân (Seijin no hi) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản, ngày có ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời của mỗi chàng trai và cô gái Nhật Bản, ngày mà họ chính thức được coi đã bước sang tuổi trưởng thành với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.

Ngày Lễ Thành Nhân được tổ chức diễn ra vào ngày thứ hai của tuần thứ hai vào tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ năm 1948.


Ngày Lễ Thành Nhân (Seijin no hi) là một trong những quốc lễ của Nhật Bản (Ảnh: Japan.net)


Vào ngày này, các thiếu nữ Nhật Bản thường mặc furisode, một loại kimono nhiều màu sắc sinh động trong khi con trai mặc một bộ kimono tối màu hakama hoặc trang phục hiện đại.

Sau bao năm sống một cuộc sống phụ thuộc, được bao bọc bởi gia đình, đến trường và mặc những bộ đồng phục giống nhau, giờ đây họ đã trưởng thành cả về thể xác lẫn tinh thần và được thừa nhận là những công dân thực thụ của xã hội.


.

Kimono trong lể cưới


Kimono ngắn mùa hè còn gọi là Yukata


Kimono của trẻ em


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét