Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Chuyện Lạ: California, Nhiều Nơi Có Tuyết Phủ Trắng Xóa Và Kính Chuyển Tin Nóng Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải



Chưa Bao Giờ, Tiểu Bang California Đã Và Đang Phải Đối Mặt Với Trận Bão Tuyết Dữ Dội Nhất, Từ Hơn 100 Năm Qua! Tiểu Bang Nổi Tiếng Nắng Ấm Quanh Năm, Giờ Thì Có Tuyết Phủ Nhiều Nơi! Không Khác Gì Các Tiểu Bang Miền Bắc! Ngày 26/2/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay tiểu bang California ở phía Tây Hoa Kỳ, đang bị tuyết bao phủ nhiều nơi!Từ vài ngày qua, khu vực này phải hứng chịu một cơn bão mùa Đông khắc nghiệt và đó là một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra ở nơi nổi tiếng với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ ôn hòa kéo dài quanh năm. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài RFI tường trình:
<!>
“Hãy ở nhà! đừng ra đường! Hãy cẩn thận”, đó là những mệnh lệnh của nhà chức trách ở tiểu bang California. Cơn bão mùa Đông ập vào tiểu bang kể từ thứ Sáu (24/2), là một trong những cơn bão dữ dội nhất trong 100 năm qua! Từ San Francisco đến Los Angeles, tuyết rơi rất dày. Hôm qua, lớp tuyết trắng vẫn bao phủ Cầu Cổng Vàng (Golden Gate) và hàng chữ Hollywood khổng lồ, cũng bị phủ mầu trắng!

Tuyết rơi kéo theo gió mạnh, đã gây ra thiệt hại đáng kể: Cây cối bật gốc và đặc biệt là đường dây điện bị hư hỏng nhiều nơi. Hơn trăm ngàn cư dân đã bị mất điện.
Tại San Diego và Los Angeles, báo động, coi chừng bão tuyết đã được phát đi. Chính quyền lo ngại rằng sau khi bão tuyết qua, mưa lớn sẽ gây ra lũ lụt.

Đêm qua, nhiều con đường, xa lộ vẫn bị đóng. Dù hiện liên tục vẫn có những kêu gọi mọi người phải thận trọng, nhưng một số người vẫn vui mừng với việc tuyết rơi, vì California đã phải đối mặt với tình trạng hạn hán khắc nghiệt trong nhiều năm qua.

Cẩn Thận Khi Ra Đường! Khắp California Ngập Lụt, Tuyết Rơi Dày, Do Bão Mùa Đông Mạnh, Tàn Phá ‘Dữ Dội!’

– Bão mùa Đông mạnh “dữ dội” gây mưa lớn và tuyết rơi dày ở nhiều vùng khắp California hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Hai, làm xáo trộn việc đi lại, đường sá bị chặn, núi đất lở và nhiều người phải được giải cứu ở một số nơi bị ngập nặng, theo OC Patch.

Phần lớn California đã có lệnh cảnh báo về thời tiết hôm Thứ Bảy. Los Angeles County vẫn có lệnh cảnh báo lũ quét tới 6 giờ chiều, còn vùng duyên hải Orange County cũng có lệnh cảnh báo tương tự tới 10 giờ tối và San Diego County tới nửa đêm, theo công ty dự báo thời tiết AccuWeather.


(Hình: Sông Los Angeles, bị ngập nước do bão, chảy cuồn cuộn về hạ nguồn ra Thái Bình Dương hôm 24 Tháng Hai ở Los Angeles, California.)

Trong khi đó, vùng núi Los Angeles County có lệnh cảnh báo bão tuyết tới 4 giờ chiều Thứ Bảy, còn những nơi khác như Công Viên Quốc Gia Death Valley và Khu Bảo Tồn Quốc Gia Mojave, có lệnh cảnh báo bão mùa Đông tới 4 giờ sáng Chủ Nhật. Lệnh cảnh báo bão mùa Đông cũng có hiệu lực khắp miền Đông Bắc và miền Trung California, gồm nhiều nơi ngay bên ngoài Fresno, Sacramento và Redding.

“Đây sẽ là trận bão dữ dội cho phần lớn Nam California,” ông Ken Clark, nhà dự báo thời tiết AccuWeather, cho hay.

Giới chức tiểu bang kêu gọi cư dân chuẩn bị đối phó mọi thứ, từ cúp điện, lũ lụt tới lở tuyết, trượt bùn, khi trận bão quét qua California.

“Mưa rất lớn, tuyết rất dày, và nhiệt độ sẽ rất lạnh ở nhiều nơi khác nhau, nên chúng tôi mong mọi người chuẩn bị đối phó,” bà Alicia de la Garza, phát ngôn viên Văn Phòng Dịch Vụ Khẩn Cấp của thống đốc California, nói với AccuWeather.

Tính tới sáng Thứ Bảy, hơn 118,000 căn nhà và cơ sở thương mại bị cúp điện do bão, theo trang web PowerOutage.us.

Trong khi đó, mưa lớn làm xáo trộn hoạt động phi trường quốc tế Los Angeles (LAX), vì Cơ Quan Hàng Không Liên Bang (FAA) ra lệnh ngưng toàn bộ chuyến bay tới và đi, cuối ngày Thứ Sáu, theo AccuWeather. Lệnh này hết hạn lúc 1 giờ sáng Thứ Bảy.

Không lâu trước 9 giờ sáng Thứ Bảy, gần 50 chuyến bay bị hủy và hơn 170 chuyến bị hoãn ở LAX, theo trang web theo dõi chuyến bay FlightAware.com.

Hầu hết California bắt đầu mưa tối Thứ Tư tuần này rồi mưa lớn hôm Thứ Năm kéo dài sang Thứ Sáu, và dự trù mưa khắp Nam California tới hết cuối tuần kéo dài sang giữa tuần sau ở bốn quận hạt Los Angeles, Orange, Riverside và San Diego, Cơ Quan Khí Tượng Quốc Gia (NWS) dự báo.

NWS phát lệnh cảnh báo lũ quét cho Los Angeles County và Ventura County từ Thứ Sáu tới, 1 hoặc 2 giờ sáng Thứ Bảy. NWS cho biết lũ quét xảy ra ở Ventura County sau khi quận hạt này hứng lượng mưa tới 7 inch. Ventura County có mưa tới 10 inch, trước khi bão dịu bớt vào trưa Thứ Bảy, theo NWS.


(Hình: Xe cộ chạy dưới mưa trên xa lộ I-5 ở Los Angeles, California, hôm 24 Tháng Hai.)

Ở Los Angeles County, NWS cảnh báo lũ quét nguy hiểm có thể xảy ra nơi gần sông suối, đô thị, xa lộ cũng như nơi vừa bị cháy rừng. Vùng có thể bị lũ quét bao gồm trung tâm Los Angeles, Hollywood, Beverly Hills và nhiều khu ngoại ô.

Xa lộ I-5 ở Los Angeles County, bị chặn nhiều chỗ do ngập lụt sáng Thứ Bảy, theo AccuWeather.

Sở Cứu Hỏa Los Angeles giải cứu bốn người và năm con vật khỏi nước lụt ở Encino hôm Thứ Bảy, AccuWeather đưa tin. Ba người đàn ông, một phụ nữ, bốn con chó và một con mèo bị mắc kẹt ở nơi hẻo lánh trong khu giải trí Sepuldeva Basin Recreation Area bị ngập nặng. Lính cứu hỏa phải dùng trực thăng để giải cứu họ, và hai người được đưa đi bệnh viện vì bị hạ thân nhiệt.

(Hình: Xe hơi bị tuyết phủ trong vùng núi San Gabriel Mountains ở Mount Baldy, California, hôm 24 Tháng Hai.)

Trong khi đó, nhiều nơi khác ở California chuẩn bị hứng thêm tuyết, vì NWS dự báo tuyết tiếp tục rơi dày trên vùng núi Cascade và Sierra Nevada tới cuối tuần.

Tính tới chiều Thứ Sáu, tuyết rơi dày nhất là 3 tới 4 foot ở vùng núi cao của California. Soda Springs ở Bắc California, hứng lượng tuyết tổng cộng trong ba ngày, nhiều nhất tiểu bang: 45.1 inch, theo AccuWeather. Ở Nam California, Big Bear tuyết rơi tổng cộng 37 inch trong ba ngày.

NWS phát lệnh cảnh báo lở tuyết cho vùng thưa dân ở Sierra Nevada quanh Lake Tahoe. Tính tới Thứ Sáu, vùng này tuyết rơi gần 2 foot, và dự trù thêm 5 foot khi trận bão khác ập tới vào Chủ Nhật.


Kỷ Niệm Một Năm Cuộc Chiến Xâm Lăng của Nga: Người Việt, Dù ở Lại hay Tị Nạn, Đều Mong Chờ Ngày Ukraine Chiến Thắng!


(Hình: Ông Phạm Văn Bằng, bên xác một chiếc xe tăng của Nga ở Ukraine, quyết định ở lại thủ đô Kyiv cùng với hàng chục người Việt khác kể từ khi Nga tiến hành xâm lược nơi ông gọi là quê hương 1 năm qua.)

Kể từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, hàng ngàn người Việt sinh sống ở đất nước này đã phải rời bỏ nơi mà họ coi là quê hương thứ 2 của mình để đi lánh nạn. Họ ra đi, dù không muốn, nhưng vì sự an toàn của gia đình và bản thân trước những cuộc nã pháo và tấn công bằng phi đạn của Nga hầu như hàng ngày vào cả các khu dân cư, nơi nhiều người Việt sinh sống.
Trước khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, có khoảng 7.000 người Việt sinh sống và làm ăn ở đây, nơi họ xem là quê hương vì sự tự do và thanh bình.

Sau một năm Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine, chỉ còn khoảng 600 người Việt ở lại đây trong khi hàng ngàn người đã sang các nước khác lánh nạn. Có khoảng 5.000 người của cộng đồng Việt ở đây đã đến Âu Châu, Hoa Kỳ và Gia Nã Ðại sau khi Nga gây ra cuộc chiến, trong khi khoảng 1.000 người chọn về Việt Nam.

Dù ở lại hay ra đi, những người Việt mà Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) có dịp tiếp xúc, nói rằng họ mong đến ngày Ukraine giành chiến thắng để có lại cuộc sống yên bình như trước và gọi hành động xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin là một “sai lầm” đáng bị lên án.

Đi Tị Nạn

Ông Vũ Đình Thiệp là một trong hàng ngàn người Việt phải rời bỏ Ukraine đi lánh nạn khi cuộc chiến do Putin phát động trở nên tàn khốc hơn.

Ông Thiệp cùng vợ và 4 người con di tản sang Đức vào tháng 7/2022 sau khi đã trụ lại ở Kharkov được 5 tháng. Ông nói gia đình ông không muốn rời bỏ Ukraine nhưng khi các cuộc pháo kích của Nga đánh vào tới sát nhà ông thì ông không còn lựa chọn nào khác vì an toàn cho gia đình.

“Nhà tôi bị phi đạn bắn vào bên cạnh, ngay hàng xóm, mà tôi có con nhỏ không thể ở lại được nên cuối cùng tôi phải quyết định đi di tản”, ông Thiệp, người đã sống ở Ukraine hơn 40 năm, nói và cho biết đứa con nhỏ nhất của ông mới 5 tuổi.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, ông Thiệp cùng gia đình sống trong một ngôi nhà mà ông nói là một biệt thự ở khu ngoại ô Kharkov yên bình với một nguồn thu nhập ổn định từ việc buôn bán của gia đình. Việc phải rời bỏ nơi đó là một quyết định khó khăn đối với gia đình ông.
Từ những người bạn đã đi trước đến Đức cung cấp thông tin, ông Thiệp cùng gia đình lái xe đến một trại tị nạn giành cho người Ukraine của Đức.
“Đến đấy thì họ tiếp nhận, làm giấy tờ cho ngay, cho chỗ ăn chỗ ở ngay lập tức và một thời gian sau thì họ phân nhà”, ông Thiệp nói và cho biết gia đình ông được phân một ngôi nhà rộng 100m vuông. “Tiền trợ cấp cho những người tị nạn Ukraine thì họ cho ngoài tiền nhà ở còn cấp cho mỗi người khoảng 400 Euro/tháng”.
Theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), Đức là quốc gia không giáp biên giới với Ukraine có số đơn xin tị nạn nhiều nhất, với gần 800.000 người chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Sau hơn 7 tháng sống ở Đức, ông Thiệp và gia đình đã ổn định cuộc sống khi các con ông được đến trường trong khi ông tham gia lớp học tiếng Đức. Ông hài lòng với những gì mà chính phủ Đức cấp cho những người tị nạn chiến tranh Ukraine như ông, từ nơi ăn ở cho đến bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, ông vẫn mong ngày trở về Ukraine.

“Về vật chất thì tôi không có phàn nàn gì vì nước Đức chu cấp cho rất là OK nhưng vấn đề tinh thần thì mình chỉ xác định sang đây ở tạm thời thôi và mong cho chiến tranh kết thúc thắng lợi để về”, ông Thiệp nói. “Lúc nào tôi cũng ngong ngóng để về Ukraine thôi”.

Ông Thiệp đến Ukraine khi còn là một sinh viên từ Việt Nam được gửi sang Liên bang Xô Viết để học về kinh tế Mac-Lenin. Khi Liên Xô sụp đổ, ông Thiệp quyết định ở lại dạy học và sau đó chuyển sang buôn bán. Ông coi Ukraine là quê hương của mình và mong đến ngày cùng gia đình quay trở lại ngôi nhà mà hiện ông đang thuê người trông nom ở ngoại ô Kharkov.

Phải ở Lại

Ông Phạm Văn Bằng là một trong số ít những người Việt Nam đã ở lại Ukraine trong một năm qua dù phải sống với những tiếng còi báo động tránh bom và pháo kích hàng ngày của Nga.

“Tôi có công ty ở đây, nhân viên ở đây, sự nghiệp ở đây”, ông Bằng, người đã gắn bó với đất nước Ukraine gần 30 năm qua, nói và cho biết rằng ông nằm trong số khoảng 50-60 người Việt còn ở lại thủ đô Kyiv.

Những người cùng “bám trụ” như ông là những người không thể đi được với nhiều lý do như có con trong độ tuổi đi lính hay có nhà cửa và công việc không thể bỏ lại được.
Ông Bằng cho biết dù những người con của ông hiện đang định cư ở Mỹ và Úc Ðại Lợi nhưng ông và vợ vẫn ở lại Ukraine để duy trì nhà máy sản xuất bao bì thực phẩm với 200 nhân viên.

Sống trong một đất nước Ukraine yên bình kể từ khi ông tới lập nghiệp ở đây vào năm 1994, ông Bằng cho biết ông và vợ rất sốc khi thấy Nga xâm lược Ukraine. Hai vợ chồng ông đã phải ngủ trong garage xe hơi nhiều ngày sau khi Nga bắt đầu đánh chiếm Ukraine cách đây 1 năm. Sau đó ông cùng vợ di tản sang Đức trước khi về Việt Nam 2 tháng nhưng sau đó quay trở lại Ukraine vì “không bỏ được sự nghiệp và công việc ở đây”.

Chiến sự của Nga ở Ukraine đã gây thiệt hại cho cộng đồng người Việt trong một năm qua, theo ông Bằng, cũng là Chủ tịch cộng đồng người Việt ở Kyiv.
“Trong một năm khi chiến tranh xảy ra, không phận bị đóng cửa, hải cảng bị phong tỏa nên hàng hóa nhập về phải đi qua Âu Châu thì giá thành rất cao, mất nhiều thời gian nên gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn khi điện nước chập chờn vì (Nga) đánh vào cơ sở hạ tầng”, ông Bằng nói.

Ông Bằng cho biết những tháng ngày Nga không kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là thời gian công việc của nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình, ông Bằng chứng kiến chiến tranh xảy ra tại đất nước mà ông gọi là quê hương.
Ông Bằng đã từng thấy phi đạn và bom đạn trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông còn là một đứa trẻ và ông không nghĩ sẽ lại sống trong cảnh chiến tranh ở một đất nước mà ông thấy là rất thanh bình ở Âu Châu.

Tuy nhiên, theo ông, giờ đây, dù vẫn nghe tiếng còi báo động hàng ngày vì chiến sự, ông và nhiều người Việt cũng như những người dân sống ở Kyiv đã quen với điều đó.

“Thời gian đầu cả dân Ukraine và dân (Việt) xuống hầm trú ẩn hoặc ra đường khi đang ở trong cửa hàng nhưng bây giờ dân đã quen với cuộc sống có chiến tranh, có báo động”, ông Bằng nói và cho biết rằng họ không có lựa chọn nào khác là tiếp tục “sản xuất và lao động để tồn tại” dù chiến tranh đang tiếp diễn.

‘Ukraine Sẽ Chiến Thắng’

Dù đều là những người từng học tập trong thời kỳ Liên Xô cũ, cả ông Thiệp và ông Bằng đều bày tỏ sự phẫn nộ với nhà lãnh đạo Nga, Putin, vì đã gây ra cuộc chiến tranh và làm đảo lộn cuộc sống ở nơi mà họ giờ đây coi là quê hương.
“Cái họa từ Nga mang sang làm chúng tôi rất bất hạnh: nhà cửa, công việc, hàng hóa, chợ cháy hết, cuộc sống đảo lộn, tiền nong mất hết”, ông Thiệp nói. “(Chúng tôi) ở trong tình trạng tương lai không biết thế nào nữa. Ở đây hay về? Đối với chúng tôi một năm đó về mặt tinh thần là quá khổ”.

Còn ông Bằng, dù từng học ở Mạc Tư Khoa và có thời gian tuổi trẻ sống ở Nga, thì cho rằng tiến hành cuộc chiến tranh ở Ukraine là “sai lầm lớn nhất của ông Putin” và làm mất đi hình ảnh của nước Nga.

Mặc dù nói rằng không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu, nhưng ông Bằng hy vọng Ukraine sẽ chiến thắng bởi sự chính nghĩa.
“Ukraine sẽ chiến thắng bởi vì Ukraine đang đứng lên để bảo vệ đất nước của mình còn quân xâm lược, tôi nghĩ rằng theo tất cả lịch sử xâm lược trên thế giới, thì trước sau gì cũng thua”, ông Bằng nói.
Còn ông Thiệp cũng có ước mong thấy Ukraine chiến thắng để gia đình ông được trở về ngôi nhà của mình.

“Ước mong duy nhất là quân đội (Ukraine) chiến thắng khi đấy có hòa bình vĩnh viễn để về (được) nhà mình, làm công việc của mình, con mình lại được đi học trường cũ với cô giáo cũ và cuộc sống lại tiếp diễn như ngày xưa. Chúng tôi mong điều đó nhất”, ông Thiệp nói.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Iran Thả Nữ Công Dân Tây Ban Nha Sau 3 Tháng Ngồi Tù Vì Biểu Tình


(Hình: Một cuộc biểu tình ở Iran.)

- Hôm Chủ nhật (26/2/2/2023), Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha cho biết một người phụ nữ Tây Ban Nha bị giam giữ ở Iran từ tháng 11 năm ngoái với cáo buộc gián điệp sau khi bị bắt trong các cuộc biểu tình chống chính phủ đã được trả tự do.
Cô Ana Baneira Suarez, 24 tuổi, một nhà hoạt động làm việc cho một tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, đã bị giam giữ ở Iran trong các cuộc biểu tình trên toàn quốc nổ ra sau cái chết của một phụ nữ trẻ khi bị giam giữ vào tháng 9.

“Tôi xin chúc mừng vì Ana Baneira đã được trả tự do. Cô ấy có sức khỏe tốt”, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares nói với các nhà báo trong chuyến thăm Albacete, miền trung Tây Ban Nha.

Cô Baneira đã được trả tự do vào thứ Bảy và đang trên đường trở về Tây Ban Nha vào Chủ nhật, quan chức này nói.

Chính phủ Iran đã không trả lời các yêu cầu bình luận về việc thả cô Baneira.

Ông Albares nói rằng một công dân Tây Ban Nha khác, Santiago Sanchez Cogedor, vẫn đang bị Iran giam giữ nhưng ông hy vọng công dân này sẽ sớm được thả
Ông Sanchez Cogedor, 41 tuổi, một người hâm mộ bóng đá đã quyết định đi bộ đến World Cup ở Qatar nhưng đã bị giam giữ ở Iran vào ngày 2 tháng 10. Giống như cô Baneira, ông bị buộc tội làm gián điệp.

Iran, quốc gia đã đổ lỗi cho “các kẻ thủ nước ngoài” về các cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ người Kurd 22 tuổi, trong khi bị cảnh sát đạo đức giam giữ.

Vào tháng 9 năm ngoái, Tehran cho biết 9 người châu Âu đã bị bắt vì tham gia vào các cuộc biểu tình.


Liên Hiệp Âu Châu Thông Qua Gói Chế Tài Thứ 10 Nhắm Vào Nga


(Hình REUTERS.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay vào cuối ngày thứ Sáu (24/2/2023), Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu (EU) Thụy Điển cho biết EU thông qua gói chế tài thứ 10 nhắm vào Nga nhân dịp kỷ niệm ngày Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.
“Cùng nhau, các quốc gia thành viên EU đã áp đặt các chế tài mạnh mẽ và sâu rộng nhất từ trước đến nay để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến”, văn phòng Chủ tịch nói trên Twitter.

“EU đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết”.

Gói chế tài bao gồm các hạn chế xuất cảng chặt hơn đối với hàng hóa có tính năng sử dụng kép cũng như các biện pháp nhắm vào các thực thể hỗ trợ chiến tranh, phát tán tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái được Nga sử dụng.

Tất cả 27 quốc gia thành viên cần phải thông qua các chế tài để chúng được ban hành.

EU cho biết vòng trừng phạt thứ 10 nhắm vào Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu được thiết kế để khiến việc tài trợ cho cuộc chiến trở nên khó khăn hơn và không cho Nga tiếp cận những thiết bị kỹ thuật và phụ tùng cho vũ khí được sử dụng để chống lại Ukraine.

Các chế tài cũng đưa thêm nhiều cá nhân vào danh sách đen, bao gồm cả những người mà phương Tây cho là những tuyên truyền viên của Nga, những người mà Kyiv quy trách về việc trục xuất trẻ em Ukraine sang Nga và những đối tượng tham gia sản xuất máy bay không người lái của Iran được khai triển ở tiền tuyến.

Gói này cũng được thiết kế để cắt đứt thêm những ngân hàng bao gồm ngân hàng tư nhân Alfa-Bank và ngân hàng trực tuyến Tinkoff ra khỏi hệ thống toàn cầu SWIFT và cắt giảm thương mại giữa EU và Nga hơn 10 tỉ Euro.


Liên Hiệp Âu Châu Bổ Sung Các Trừng Phạt Nhóm Wagner Vì Vi Phạm Nhân Quyền ở Phi Châu

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay hôm 25/2/2023, Liên Hiệp Âu Châu (EU) công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhắm vào tổ chức lính đánh thuê Wagner của Nga vì “những vi phạm nhân quyền” tại Cộng hòa Trung Phi, Mali, Sudan và Ukraine.

Theo thông tấn xã AFP, tuyên bố của Hội Đồng Âu Châu cho biết các biện pháp trừng phạt bổ sung mới nhất đã được thông qua sau khi xét đến “quy mô quốc tế và mức độ nghiêm trọng của các hoạt động của nhóm, cũng như tác động gây bất ổn của Wagner đối với các quốc gia nơi nhóm này hoạt động”. Tổng cộng 11 cá nhân và 7 thực thể dính líu đến nhóm bán quân sự đã được thêm vào danh sách bị EU phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh.
Hội đồng Âu Châu cho biết 8 trong số 11 cá nhân nói trên và 7 thực thể được liệt kê hoạt động tại Cộng hòa Trung Phi và Sudan. Hai cá nhân khác là chỉ huy của lực lượng Wagner được cho là có liên quan đến vụ Nga đánh chiếm thị trấn Soledar của Ukraine hồi tháng Một vừa qua.

Ngoài ra, Liên Hiệp Âu Châu trong cùng ngày cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào 121 cá nhân và tổ chức khác của Nga và các nhà sản xuất drone của Iran. Loạt trừng phạt mới này được ban hành một ngày sau khi Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh tăng cường các trừng phạt nhắm vào Mạc Tư Khoa.


Ba Lan Giao Xe Tăng Leopard Cho Ukraine Nhân Kỷ Niệm Một Năm Chiến Tranh


(Hình: Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki bắt tay bên cạnh những chiếc xe tăng Leopard 2 đầu tiên được giao từ Ba Lan vào ngày kỷ niệm một năm Nga xâm lược Ukraine, tại một địa điểm không được tiết lộ, Ukraine, ngày 24/2/2023.)
- Ba Lan đã giao 4 xe tăng Leopard cho Ukraine và chuẩn bị giao nhiều hơn, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết vào thứ Sáu (24/2/2023), khi các quốc gia phương Tây tăng cường hỗ trợ Kyiv một năm sau khi Nga xâm lược nước này.

“Ba Lan và Âu Châu sát cánh bên các bạn. Chúng tôi chắc chắn sẽ không bỏ rơi các bạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine cho đến khi giành chiến thắng hoàn toàn trước Nga”, ông Morawiecki nói trong chuyến thăm Kyiv, đứng cạnh Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy.

Sư gắn bó của Warsaw đối với nước láng giềng đóng vai trò trọng yếu trong việc thuyết phục các đồng minh Âu Châu đóng góp vũ khí hạng nặng cho Ukraine, bao gồm xe tăng, một bước đi bị một số chính phủ phản đối, bao gồm cả Bá Linh, mãi cho đến gần đây.
Tháng trước, Ba Lan nói họ muốn giảm thời gian huấn luyện binh sĩ Ukraine trên xe tăng Leopard 2 xuống còn năm tuần.
Ông Morawiecki cũng kêu gọi một gói trừng phạt mới mạnh hơn của Liên Hiệp Âu Châu nhắm vào Nga.

“Đối với gói trừng phạt thứ 10, chúng tôi không hài lòng vì nó quá mềm, quá yếu… Tôi đang liên hệ với đội ngũ của chúng tôi và chúng tôi đang thúc đẩy các đồng minh của mình mở rộng phạm vi chế tài càng nhiều càng tốt”, ông nói.


Nga Cáo Buộc Phương Tây Gây Áp Lực Với Các Nước Đang Phát Triển Tại Liên Hiệp Quốc

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 26/2/2023, Phó Ðại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitri Polianski, cáo buộc phương Tây sử dụng các phương pháp kiểu “côn đồ” để gây áp lực với một số quốc gia trong phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được tổ chức trong tuần, sau khi một Nghị quyết kêu gọi quân đội Nga rút lui khỏi Ukraine đã được thông qua.
Theo hãng tin Anh Reuters, Nghị quyết được thông qua hôm 23/2 với 141 phiếu thuận, và chỉ có 6 quốc gia ủng hộ Nga bỏ phiếu chống là Belarus, Bắc Hàn, Eritrea, Mali, Nicaragua và Syria.
Ông Polianski cho biết trên mạng Telegram rằng để đạt được kết quả này, các phương pháp “côn đồ” đã được áp dụng. Cụ thể là đại diện các quốc gia “đang phát triển” đã than phiền với đại diện phía Nga về những áp lực mà họ phải hứng chịu từ các quốc gia phương Tây, đồng minh của Ukraine. Ông Polianski khẳng định: “Theo ước tính của chúng tôi, gần 30 quốc gia đã bị gây sức ép”.

Tuy nhiên, viên chức này không cung cấp bằng chứng cụ thể nào để chứng thực những cáo buộc của mình và cũng không có quốc gia đang phát triển nào lên tiếng về những “áp lực” buộc họ bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết.

Còn trong ngày 25/2, Nga đã cáo buộc phương Tây “gây mất ổn định” hội nghị Bộ trưởng Tài chánh G20 ở Ấn Độ khi định ra một thông cáo chung lên án Mạc Tư Khoa trong chiến tranh Ukraine. Bộ Ngoại giao Nga nhận định rằng G20 nên giữ đúng vai trò là một diễn đàn kinh tế thay vì lấn sân sang lĩnh vực an ninh.


Tổng Thống Biden Nói Trung Quốc Đàm Phán Kết Cục Chiến Tranh Ukraine Là ‘Không Hợp Lý’


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với giới truyền thông trước khi rời Tòa Bạch Ốc vào cuối tuần, tại Hoa Thịnh Ðốn, Mỹ, ngày 24/2/2023.)

- Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày thứ Sáu (24/2/2023), Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với ABC News rằng ý tưởng Trung Quốc sẽ đàm phán kết cục của cuộc chiến ở Ukraine là không hợp lý, sau khi kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh cho cuộc xung đột được công bố.
“[Tổng thống Nga Vladimir] Putin hoan nghênh nó, vậy làm sao nó có thể tốt được?” ông Biden nói với ABC News vào dịp kỷ niệm một năm chiến tranh.
“Tôi không thấy gì trong kế hoạch này cho thấy có điều gì đó có lợi cho bất cứ ai khác ngoài Nga, nếu làm theo kế hoạch của Trung Quốc”.

“Ý tưởng Trung Quốc sẽ đàm phán kết cục của một cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa đối với Ukraine là không hợp lý”.
Kế hoạch của Trung Quốc kêu gọi cả hai bên đồng ý giảm leo thang dần dần và cảnh báo chớ sử dụng vũ khí nguyên tử.

Kế hoạch, được nêu trong một tài liệu của Bộ Ngoại giao, phần lớn nhắc lại lập trường của Trung Quốc kể từ khi Nga tiến hành điều mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Ông Biden cũng lặp lại phát biểu rằng ông sẽ không gửi máy bay chiến đấu F-16 đến Ukraine vào lúc này, nói rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hiện chưa cần.
“Ông ấy chưa cần F-16 vào thời điểm này”, ông Biden nói. “Tôi loại trừ khả năng gửi máy bay vào lúc này”.


Chuyên Gia Pháp: Nên Cân Nhắc Kế Hoạch Hòa Bình Cho Ukraine của Trung Quốc
-Ngày 25/2/2023, Thủ tướng Đức là nhà lãnh đạo phương Tây tiếp theo tỏ ra hoài nghi về kế hoạch hòa bình cho Ukraine gồm 12 điểm của Trung Quốc khi cho rằng “không có điểm nào rõ ràng nói rằng quân Nga phải rút khỏi” Ukraine. Ngược lại, một chuyên gia Pháp cho rằng nếu muốn nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, phương Tây nên cân nhắc lập trường của Bắc Kinh.

Trả lời báo Die Welt khi thăm Ấn Độ, Thủ tướng Đức cho rằng không thể có “hòa bình do Nga sắp đặt” và “Tổng thống Nga Vladimir Putin phải biết điều đó”. Tuy nhiên, ông Olaf Scholz đánh giá nội dung Bắc Kinh lên án nguy cơ sử dụng vũ khí nguyên tử là “hoàn toàn chính xác”.

Tổng thống Ukraine lại thấy trong kế hoạch của Trung Quốc “dường như có sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và có những điểm liên quan đến an ninh”. Ông Zelensky cho biết muốn “làm việc” với Bắc Kinh. Đây cũng là quan điểm của tướng Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, trên Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ngày 25/2. Theo ông, Trung Quốc là bên duy nhất có thể tác động đến Nga.

“Hiện tại, Trung Quốc không tham gia vào cuộc xung đột, không cung cấp vũ khí. Bắc Kinh quan tâm đến việc tiếp tục công việc với các nước Âu Châu và Mỹ, chiếm đến 75-80% giao dịch thương mại với họ. Vì thế, Trung Quốc có lợi khi có thể làm việc với những nước này. Tất nhiên, về mặt tư tưởng, Trung Quốc vẫn gần với Tổng thống Putin hơn.
Giờ có hai điểm khiến tôi lo ngại. Thứ nhất, kế hoạch của Bắc Kinh không thực sự phù hợp với Mỹ, vì Hoa Thịnh Ðốn có xu hướng muốn cô lập Trung Quốc hơn. Ngoại trưởng Anthony Blinken đã nói ngay từ trước đó khá lâu là Trung Quốc tính cung cấp vũ khí cho Nga. Đó là một đòn cản đường Trung Quốc. Hiện giờ, họ mới chỉ nói là “có ý định”, thế thôi.

Tiếp theo, nếu Trung Quốc muốn đóng vai trò quan trọng, thì nhất định họ không được cung cấp vũ khí và phải giữ vị trí trọng tài, dù có bị Hoa Kỳ nhìn với con mắt nghi ngờ. Nhưng việc Tổng thống Zelensky nói là muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình là điểm rất quan trọng vì Trung Quốc là bên duy nhất có thể tác động đến Nga. Tôi cho rằng việc Trung Quốc tham gia là điều rất đáng chú ý. Điều làm tôi quan tâm là phản ứng của Mỹ. Nếu Hoa Thịnh Ðốn muốn nhanh chóng ngừng cuộc chiến này thì họ nên nhìn nhận lập trường của Trung Quốc”.


Mỹ Tịch Thu Tài Sản của Tài Phiệt Nga Vì Cuộc Xâm Lược Ukraine


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin và tỉ phú bị Mỹ chế tài Viktor Vekselberg - ảnh chụp ngày 26/1/2017)
- Ngày 24/2/2023, các Công tố viên Hoa Kỳ cho biết đang tìm cách tịch thu 6 tài sản ở New York và Florida được cho là thuộc về một nhà tài phiệt Nga bị chế tài, đồng thời buộc tội một công dân Nga xuất cảng trái phép thiết bị phản gián.

Các thông báo được đưa ra vào ngày kỷ niệm cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Bộ Tư pháp Mỹ đã tìm cách sử dụng các biện pháp tịch thu tài sản và cáo buộc hình sự để siết chặt các Giám đốc điều hành doanh nghiệp có quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thúc ép ông ngừng chiến tranh.

“Cho đến chừng nào còn cần thiết, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục kề vai sát cánh với các đối tác Ukraine và quốc tế của chúng tôi để bảo vệ công lý và pháp quyền”, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland nói trong một tuyên bố.

Các Công tố viên liên bang ở Manhattan cho biết họ đã đệ đơn xin tịch thu dân sự đối với các tài sản ở New York và Florida trị giá chung 75 triệu Mỹ kim mà họ cho là thuộc sở hữu của ông Viktor Vekselberg, người bị Hoa Kỳ trừng phạt vào năm 2018 vì Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016 và một lần nữa vào năm 2022 về mối quan hệ của ông với ông Putin sau cuộc xâm lược Ukraine.

Hai trong số các bất động sản - một căn nhà trên Đại lộ Park ở Manhattan và một khu đất ở Southampton, New York - đã bị FBI và các đặc vụ của Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa khám xét vào năm 2022.
Văn phòng chưởng lý Hoa Kỳ tại Brooklyn cho biết họ đã buộc tội ông Ilya Balakaev, cư dân Mạc Tư Khoa, về việc cung cấp thiết bị của Hoa Kỳ cho cơ quan tình báo FSB của Nga cũng như một viên chức chính phủ Bắc Hàn, vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ông Balakaev đã mua và sửa chữa máy phân tích quang phổ điện tử, máy phát tín hiệu và thiết bị phát giác khí có thể được sử dụng trong các hoạt động quân sự và phản gián nhạy cảm ở ngoại quốc, Bộ Thương mại cho biết trong lệnh cấm xuất cảng nhắm vào ông và công ty của ông, Radiotester.

Máy phân tích quang phổ có thể quét một căn phòng để xác định xem phòng đó có bị nghe lén hay không và bộ tạo tín hiệu được sử dụng để truyền thông tin một cách an toàn.
Ông Balakaev đã mua các thiết bị này qua internet hoặc trực tiếp từ các công ty Hoa Kỳ sản xuất chúng, vận chuyển chúng đến một ngôi nhà ở Richmond, Virginia, để mang về hoặc vận chuyển về Nga, nhà chức trách cho biết.


Thủ Tướng Đức Công Du Ấn Độ Bàn Về Thương Mại và Hồ Sơ Ukraine

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 25/2/2023, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới Tân Ðề Ly, bắt đầu chuyến viếng thăm 2 ngày Ấn Độ với mục đích mở rộng các trao đổi thương mại giữa hai nước, thúc đẩy thỏa thuận tự do mậu dịch với Liên Hiệp Âu Châu (EU).

Nước Đức cũng như Liên Hiệp Âu Châu có sự bất đồng lớn với Ấn Độ xung quanh lập trường về cuộc chiến tranh Ukraine. Ấn Độ vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa cũng như không ngừng gia tăng nhập cảng dầu lửa của Nga. Thông tín viên Côme Bastin của Đài RFI tại Bangalore, Ấn Độ tường trình:

Trong chuyến thăm cá nhân này, Thủ tướng Đức hy vọng có được bước tiến trong quan hệ giữa Ấn Độ và Liên Hiệp Âu Châu. Tại Tân Ðề Ly, ông Olaf Scholz quả quyết rằng Hiệp định tự do mậu dịch được mong đợi lâu nay đã có trong chương trình của hai bên.

Ông Olaf Scholz và Narendra Modi cũng đã thảo luận về các quan hệ thương mại giữa Đức và Ấn Độ, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và năng lượng tái tạo. Thủ tướng Ấn Độ đánh giá: “Đức là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi ở Âu Châu và chia sẻ những giá trị dân chủ của chúng tôi”.

Tuy nhiên không thể bỏ qua tình hình Ukraine. Trong tuyên bố cuối ngày của mình, Thủ tướng Olaf Scholz đã ngầm kêu gọi Ấn Độ. Từ đầu cuộc xung đột Ukraine, Ấn Độ vẫn từ chối lên án Nga.

Thủ tướng Đức nói: “Đó là một tai họa lớn, bởi vì chúng ta biết cuộc chiến tranh đã phá vỡ nguyên tắc mà chúng ta đều đã đồng ý từ lâu nay, đó là: các đường biên giới không thể bị thay đổi bằng vũ lực. Quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ quốc tế và tư tưởng xét lại không được làm cơ sở cho thương mại quốc tế. Vì lẽ đó điều rất quan trọng là các thành viên Liên Hiệp Quốc phải có lập trường rõ ràng trong chủ đề này”.

Phát biểu này ám chỉ trực tiếp đến lần bỏ phiếu mới đây lên án Nga xâm lược Ukraine tại Liên Hiệp Quốc mà trong đó Ấn Độ một lần nữa vắng mặt. Hôm nay, ông Olaf Scholz tiếp tục chuyến thăm đến thành phố phía phía Nam tiểu bang Bangolore, tại đó ông sẽ tới thăm nhiều công ty kỹ thuật của Đức.


Chiến Tranh Ukraine: Nhiều Nước Láng Giềng Trung Quốc Tăng Tốc Vũ Trang

- Ngày 26/2/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tổng hợp tin của các hãng thông tấn quốc tế cho hay cuộc chiến do Nga phát động từ tháng 2/2022 ở Ukraine dường như khiến các nước láng giềng của Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng.

Báo mạng Hồng Kông South China Morning Post ngày 26/2/2023 trích một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng chiến tranh ở Âu Châu cũng đã làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh ở Á Châu.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Thái Bình Dương của Đại học Nhân Dân Trung Quốc, nhóm nghiên cứu cho rằng “cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm căng thẳng xung quanh Trung Quốc, tạo ra một loạt thách thức mới về an ninh và khiến Nhật Bản, Nam Hàn và Ấn Độ ngả về phía Hoa Kỳ nhiều hơn”.

Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - SIPRI, “xu hướng gia tăng chi tiêu quân sự không ngừng này đã có ít nhất từ năm 1989”. Trong đó đứng đầu là Trung Quốc, cường quốc quân sự thứ hai thế giới, chi 229,6 tỉ Mỹ kim cho quốc phòng năm 2022, tăng 7,1% so với năm trước.

Quy mô phát triển quốc phòng của Trung Quốc, cũng như những tranh chấp lãnh thổ và mối đe dọa an ninh, như vấn đề nguyên tử Bắc Hàn, khiến các nước láng giềng của Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng. Ví dụ Nhật Bản tăng 26% cho năm 2023 và là mức tăng kỷ lục kể từ năm 1952. Chính quyền Tokyo dự kiến đến năm 2027 sẽ dành 2% GDP cho chi tiêu quân sự, thay vì 1,1% hiện nay.
Ấn Độ cũng dự kiến tăng ngân sách quốc phòng thêm 13% (72,6 tỉ Mỹ kim) cho năm 2023-2024 do những căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Để đối phó với mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn, Nam Hàn dành 42,1 tỉ Mỹ kim (tăng 4,6%) cho quốc phòng trong năm 2023 để hiện đại hóa hệ thống chống phi đạn, phát triển chiến đấu cơ, tàu ngầm và tăng lương cho quân nhân.

Cuối cùng, Đài Loan, bị Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai, đã dành 3,5 tỉ Mỹ kim cho “quỹ đặc biệt” từ tháng 8/2022 để mua vũ khí của Mỹ, đặc biệt là chiến đấu cơ F-16. Ngân sách quốc phòng năm 2023 của Đài Loan là 13,7 tỉ Mỹ kim, tăng 24% so với năm 2022.


Thuyền Chở Di Dân Bị Đắm ở Ý Ðại Lợi Xuất Phát Từ Thổ Nhĩ Kỳ


(Hình: Nhân viên cứu cấp tại bờ biển gần nơi xảy ra vụ đắm thuyền.)
- Một quan chức Italy cho biết rằng chiếc thuyền chở di dân bị đắm ở miền Nam Ý Ðại Lợi hôm Chủ nhật (26/2/2023) đã rời Izmir ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 3 hoặc 4 ngày.
Quan chức này đồng thời cho biết thêm rằng chiếc thuyền này chở những người đến từ A Phú Hãn, Pakistan và Somalia.
“Theo những người sống sót, có khoảng 140 đến 150 người ở trên thuyền”, bà Manuela Curra, một quan chức chính quyền tỉnh, nói với thông tấn xã Reuters qua điện thoại.

Bà cho biết 45 dân đã thiệt mạng trong khi 81 người sống sót đã vào bờ, trong đó có 22 người hiện đang nằm viện. Hầu hết những người sống sót đến từ A Phú Hãn.

Bộ trưởng Nội vụ Ý Ðại Lợi Matteo Piantedosi cho biết trong một tuyên bố: “Đó là một thảm kịch lớn cho thấy cần phải hành động kiên quyết chống lại các kênh di cư bất hợp pháp”.

Ông nói thêm rằng “điều cần thiết” là phải ngăn chặn các cuộc vượt biển, vốn mang đến cho người di cư “ảo ảnh hão huyền về một cuộc sống tốt đẹp hơn” ở châu Âu, làm giàu cho những kẻ buôn người và “gây ra những thảm kịch như ngày nay”.

Ý Ðại Lợi là một trong những điểm đến chính của các di dân tìm cách vào châu Âu bằng đường biển. Cái gọi là tuyến trung tâm Địa Trung Hải được biết đến là một trong những tuyến nguy hiểm nhất thế giới.

Theo Dự án Di dân mất tích của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), 20.333 người đã chết hoặc mất tích ở trung tâm Địa Trung Hải kể từ năm 2014.

Chiến Đấu Cơ Trung Quốc Bám Sát Máy Bay Tuần Tra Mỹ ở Biển Đông

- Chiến đấu cơ Trung Quốc J-11 đã bám sát máy bay tuần tra P-8 của Hoa Kỳ ở Biển Đông hôm 24/2/2023, theo tin của nhật báo Mỹ The Wall Street Journal. Phóng viên của tờ báo này, có mặt trên máy bay, đã tường thuật về thái độ hung hăng của phi công Trung Quốc.

Theo nhật báo Mỹ, cuộc đối đầu xảy ra chỉ cách vài chục cây số phía Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện bị Trung Quốc chiếm đóng. Tiêm kích J-11, mang 4 phi đạn không đối không, đã xuất hiện đằng sau máy bay tuần tra P-8, vượt lên trên và áp sát máy bay Mỹ, chỉ cách cánh của chiếc P-8 vài chục mét.

Trạm kiểm soát mặt đất của Trung Quốc cảnh cáo qua sóng radio là máy bay Mỹ “đang tiến sát không phận Trung Quốc. Hãy giữ khoảng cách an toàn hoặc các anh sẽ bị chặn”. Phi công chiếc P-8 đáp trả rằng họ đang bay trong không phận quốc tế. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tiếp tục dọa “đừng tiến gần hơn hoặc các anh sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”.

Do bị tiêm kích Trung Quốc áp sát, máy bay Mỹ đã quay ngược xuống phía Nam, bay qua quần đảo Trường Sa. Chiến đấu cơ J-11 by theo sát trong một tiếng, cho đến khi chiếc P-8 rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa và trở về căn cứ Okinawa, Nhật Bản.

Máy bay tuần tra Mỹ hoạt động gần như hàng ngày ở Biển Đông nhằm bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc kiểm soát gần như toàn bộ khu vực. Bắc Kinh lại cáo buộc Hoa Thịnh Ðốn sử dụng máy bay tuần tra ở Biển Đông để do thám Trung Quốc. Theo một số viên chức Mỹ, những vụ đối đấu ở Biển Đông như hôm 24/2 diễn ra gần như hàng ngày và ngày càng nguy hiểm hơn.

Đại úy Will Toraason, chỉ huy lực lượng máy bay giám sát của Hải quân Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cho biết phi công Trung Quốc có “xu hướng về lâu dài là ngày càng hiếu chiến”. Sự việc tương tự gần đây nhất là vào tháng 12/2022, Hoa Kỳ cáo buộc tiêm kích của Trung Quốc bám sát một máy bay trinh sát Mỹ.
Phóng viên của báo The Wall Street Journal ghi lai vụ nói trên khi được máy bay tuần tra P-8 đưa đến khu vực để quan sát chiến hạm, máy bay và những căn cứ trên các đảo đá ở Biển Đông.


Trung Quốc Quyết Tâm Chống Tham Nhũng Trong Lĩnh Vực Tài Chánh

- Lĩnh vực tài chánh đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc sau khi cơ quan chống tham nhũng hôm 23/2/2023 tỏ quyết tâm “làm sạch” lĩnh vực này.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh một chủ ngân hàng Trung Quốc đã mất tích một cách bí ẩn từ nhiều ngày qua. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:

Một chủ ngân hàng biến mất khiến cho toàn bộ lĩnh vực tài chánh rúng động. Vụ mất tích của ông Bao Phàm (Bao Fan), người sáng lập ngân hàng đầu tư China Renaissance, rõ ràng là một lời cảnh cáo.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/2, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc khẳng định sẽ xử phạt nghiêm. Ủy ban này cam kết “trừng phạt nghiêm khắc” “các phần tử tham nhũng” trong các ngân hàng, công ty nhà nước hoặc các trung tâm thu mua thực phẩm. Văn bản nêu rõ: “Phải kiên quyết điều tra, chống tham nhũng trong những lĩnh vực có dính líu đến chính trị và kinh tế, kiên quyết ngăn chặn mọi hành vi thông đồng với nhau để thu lợi trong các vụ mua bán”.
Các cấp lãnh đạo tại các ngân hàng và công ty nhà nước hiện là đối tượng của cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc phát động từ khi ông lên nắm quyền.

Giống như vào thời đàn áp những tín đồ Công Giáo trong quá khứ, ủy ban kỷ luật của Đảng Cộng sản có những quyền hạn ngoài khuôn khổ Tư pháp. Vào cuối tháng 1, sau phiên họp toàn thể lần thứ hai, ủy ban đã đệ trình báo cáo lên lãnh đạo Trung Quốc giải thích các chiến lược chống tham nhũng mà họ dự định áp dụng đối với lĩnh vực tài chánh và bất động sản.


Việt Nam Hôm Nay

Nhà Báo Hàn Ni Bị Bắt Với Cáo Buộc “Lợi Dụng Các Quyền Tự Do Dân Chủ”


(Hình: Nhà báo Hàn Ni.)

- Nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng vừa bị Công an Tp. HCM khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24/2/2023 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Nhà báo Hàn Ni (tên đầy đủ là Đặng Thị Hàn Ni), đồng thời là thành viên Đoàn Luật sư Tp. HCM, là người bị bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) tố cáo tới công an là có hành vi xúc phạm, vu khống” và tấn công quỹ Hằng Hữu của Công ty Cổ phần Đại Nam. Bà Hằng yêu cầu cơ quan chức năng xử phạt bà Hàn Ni; buộc chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bà khi không được sự đồng ý, đồng thời bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, hiện Công an Tp. HCM chưa đưa ra lời giải thích về hành vi phạm tội cụ thể của bà Hàn Ni là gì.

Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt giam vào ngày 24/3/2022 để điều tra với cùng tội danh giống như của bà Hàn Ni.

Kết luận điều tra của cơ quan công an xác định bà Hằng thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, YouTube và TikTok tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet tại Sài Gòn để xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự của tám cá nhân trong đó có nhà báo Hàn Ni.

Tám cá nhân bị bà Hằng xúc phạm bao gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập báo Pháp luật Tp. HCM), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng Lê Công Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan.
Liên quan đến vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng, hồi tháng 4 năm 2022, Công an Tp. HCM cho báo chí biết đã nhập đơn tố giác của nhà báo Hàn Ni đối với bà Hằng vào vụ án đã khởi tố đối với bà Hằng.

Nhà báo Hàn Ni (sinh năm 1977) được báo chí Nhà nước đặt biệt danh là “Bông hồng thép” của làng báo Tp. HCM sau loạt bài điều tra về quán cà-phê Xin Chào hay còn được biết đến là vụ án “Xin Chào” hồi năm 2016. Bài điều tra được cho là đã giúp chủ quán này thoát khỏi tù oan. Bài báo được giải Nhất giải Báo chí Tp. HCM lần thứ 34 thể loại Phóng sự điều tra.


Trùm Buôn Người Gốc Việt Liên Quan Đến Vụ 39 Người Việt Chết Trên Xe Đông Lạnh Vào Anh Được Giảm Án



(Hình: Người thân dự đám tang một nạn nhân ở Nghệ An trong số 39 người chết trong xe đông lạnh vào Anh hồi năm 2019,)

- Trùm đường dây buôn người gốc Việt có tên Võ Văn Hồng liên quan đến vụ đưa lậu 39 người Việt vào Anh trong xe container đông lạnh hồi năm 2019 vừa được giảm án tù từ 15 năm xuống còn 10 năm.
Tòa Phúc thẩm tại Bỉ hôm 23/2/2023 quyết định giảm án cho Võ Văn Hồng nhưng vẫn giữ mức phạt tiền phải trả cho các nạn nhân là 920.000 Euro (tương đương 97.000 Mỹ kim).

Bản kết luận tại tòa xác định Hồng “lợi dụng những người tuyệt vọng và muốn thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Các nạn nhân là nguồn thu nhập của Hồng và sự an toàn của những người tị nạn không phải là một ưu tiên”.
Hồi tháng 10/2019, cảnh sát Anh đã phát giác chiếc xe container đông lạnh từ Bỉ vào Anh với 39 người đã chết ở trong xe. Trong số này có cả hai trẻ em ở độ tuổi 15.

Phần lớn những nạn nhân đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Những người này đã phải trả lệ phí hàng ngàn Mỹ kim mỗi người cho chuyến đi lậu từ Việt Nam vào Âu Châu rồi sang Anh với hy vọng đổi đời.


Hải Phòng: Đang Làm Quy Trình Đình Chỉ Sinh Hoạt Đảng Với Ông Đỗ Hữu Ca


(Hình: Cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng - thiếu tướng Đỗ Hữu Ca.)
- Quận uỷ Hải An thành phố Hải Phòng đang tiến hành các bước đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.

Truyền thông nhà nước trong ngày 24/2/2023 cho biết một lãnh đạo của quận Hải An nói đã nhận được thông báo của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Đỗ Hữu Ca.
Theo quy trình, Ủy ban Kiểm tra, Quận ủy Hải An đã gửi thông báo xin hướng dẫn của Thành ủy Hải Phòng để tiến hành đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với thiếu tướng Đỗ Hữu Ca.
Ông Ca bị bắt vì có liên quan đến Trương Xuân Đước, ông trùm của đường dây mua bán hóa đơn tại Hải Phòng và Quảng Ninh. Cụ thể, ông Ca đã nhận 35 tỉ đồng của ông Đước để chạy án nhưng không thành. Mặc dù vậy, ông Ca vẫn giữ lại số tiền chạy án này.

Ông Đước (52 tuổi, quê ở Hải Phòng) là Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Thái Bình Dương. Công ty này có trụ sở đặt tại Hải Phòng và Quảng Ninh từ năm 2005 đến nay. Mục đích hoạt động của công ty là hợp thức hóa hồ sơ, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng.

Hồi đầu tháng 2/2023, ông Đước đã bị cơ quan an ninh điều tra Công an Quảng Ninh bắt giữ.

Hiện số tiền Đước đưa ông Ca để “chạy án” đã được giao nộp lại cho Công an Quảng Ninh để phục vụ công tác điều tra.

Nhận định về vụ án này, Luật sư Lê Thu Hằng, Công ty Luật TAT Law firm được tờ VietNamNet dẫn lời rằng: “Với số lượng tiền bị can Đỗ Hữu Ca nhận từ các đối tượng giao tiền lên tới hàng chục tỉ đồng, đã thỏa mãn dấu hiệu định khung hình phạt của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 4 của Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành. Theo đó, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải đối diện với mức hình phạt từ 12 - 20 năm tù hoặc tù chung thân”.


Quan Liêu và Tham Nhũng ở Hải Quan Gây Khó Khăn Cho Các Doanh Nghiệp Xuất-Nhập Cảng


(Hình: Các container hàng chất lên tàu ở cảng Hải Phòng hôm 12/8/2019.)
- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay tệ quan liêu và tham nhũng đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất-nhập cảng của Việt Nam.

Một nghiên cứu mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy có tới 59% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ gặp các vấn đề liên quan đến “thanh tra đặc biệt”, đặc biệt là đối với hải quan tập chung vào chất lượng sản phẩm. Hơn 30% từ chối trả lời các câu hỏi “nhạy cảm” trong cuộc điều tra của VCCI về “những phí không chính thức”.

Kết quả nghiên cứu được công bố tại một sự kiện ở Sài Gòn hôm 24/2/2023 do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức.

USAID đã có nhiều năm thực hiện một chương trình thúc đẩy thương mại giữa hai nước liên quan đến vấn đề được cho là gánh nặng trong hải quan ở Việt Nam. Những cái gọi là “kiểm tra” như vậy khiến các nhà xuất-nhập cảng tốn phí thời gian, tiền bạc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực.

Chương trình có trị giá 21 triệu Mỹ kim do USAID tài trợ nhằm phối hợp các thủ tục thương mại giữa các cơ quan chức năng ở Việt Nam tại ít nhất năm tỉnh.

Trang tin Nikkei Asia dẫn lời của một số nhà xuất cảng Việt Nam cho biết doanh nghiệp muốn xuất cảng nhưng chi phí ở biên giới quá cao.

Một vấn đề khác được VCCI đưa ra là những thay đổi đột ngột về quy định, sự không rõ ràng trong việc tìm thông tin và thủ thục hải quan mất nhiều thời gian. Phàn nàn nhiều nhất của các doanh nghiệp là chi phí hành chính, chỉ một lỗi nhỏ đôi khi cũng khiến doanh nghiệp phải trả tiền phạt quá lớn.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt 8% chủ yếu nhờ vào xuất cảng, trong đó thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất. Những khó khăn của kinh tế thế giới gần đây đã gây ảnh hưởng đến xuất cảng của Việt Nam. Xuất cảng trong tháng 1 vừa qua đã giảm 13,6% so với tháng 12/2022, trong khi nhập cảng giảm 21%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Cựu Giám Đốc VinaCafe Nam Tây Nguyên Lãnh Án 10 Năm Tù


(Hình: Toàn cảnh phiên tòa.)
- Truyền thông nhà nước loan tin trong ngày 24/2/2023, ngay sau khi phiên Tòa Sơ thẩm kết thúc trong ngày 23/2, cho hay nguyên Giám đốc Công ty VinaCafe Nam Tây Nguyên cùng 5 thuộc cấp bị tòa Đắc Lắc tuyên phạt tổng cộng 29 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát”.

Cụ thể, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã tuyên phạt ông Trần Minh Thắng (nguyên Giám đốc Công ty VinaCafe Nam Tây Nguyên) 10 năm tù; ông Vũ Đức Thuận (nguyên trưởng phòng kinh doanh) và Trần Anh Dũng (nguyên phụ trách phòng kế toán) mỗi người 5 năm tù; các bị cáo Hoàng Công Đạt (nguyên kế toán), Phan Thị Nhung (nguyên thủ quỹ) và Nguyễn Như Lam (nguyên thủ kho) mỗi người 3 năm tù giam.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2012-2013, do không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Tổng Công ty cà-phê Việt Nam, vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước, vi phạm các quy định của pháp luật, các cá nhân nêu trên đã gây thiệt hại cho Công ty VinaCafe Nam Tây Nguyên hơn 39 tỉ đồng.

Cụ thể, ông Trần Minh Thắng đã chỉ đạo các cá nhân liên quan bán tài sản (cà-phê, tiêu đen) của VinaCafe Nam Tây Nguyên thu tiền mặt không xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng; lập khống chứng từ, nâng khống hàng tồn kho, nâng khống công nợ rồi hợp thức bằng cách lập khống hợp đồng mua bán hàng hóa, xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hồ Tiêu Đắc Lắc, hợp thức hóa việc chuyển tiền mua hàng qua tài khoản ngân hàng, xuất phiếu chi khống tiền mặt để hợp thức hóa việc quỹ tiền mặt.

Trước đó, theo Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, các sai phạm tại VinaCafe đã bị người dân làm đơn tố cáo từ nhiều năm qua. Qua kiểm tra hồ sơ liên quan, Viện Kiểm sát tỉnh Đắc Lắc thấy có đầy đủ căn cứ, dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự.


Bắc Giang: Kỷ Luật Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch Tỉnh Cùng Hai Lãnh Đạo Sở


(Hình: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Lê Ánh Dương.)

- Truyền thông nhà nước loan tin trong ngày 22/2/2023 cho hay Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch Phan Thế Tuấn, Giám đốc Sở Tài chánh Nguyễn Đình Hiếu cùng Giám đốc Sở Y tế đều bị kỷ luật Đảng.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật các lãnh đạo tỉnh Bắc Giang do liên quan đến những sai phạm trong mua sắm trang thiết bị y tế.

Cụ thể, trong hai ngày 20 và 21/2, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 26 đã ra quyết định kỷ luật khiển trách ông Lê Ánh Dương, Phan Thế Tuấn, Nguyễn Đình Hiếu và kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Y tế -ông Từ Quốc Hiệu cùng Đảng uỷ Sở nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, trong lãnh đạo, chỉ đạo, Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong mua sắm, quản lý, sử dụng sinh phẩm, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế. Việc này gây nguy cơ thất thoát lớn ngân sách Nhà nước, gây dư luận bất bình, làm giảm uy tín của cấp ủy và chính quyền địa phương.

Do đó, Uỷ ban Kiểm tra kết luận trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, Đảng ủy Sở Y tế, Đảng ủy Sở Tài chánh và các ông: Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế; Nguyễn Đình Hiếu, Giám đốc Sở Tài chánh. Liên quan đến các vi phạm, khuyết điểm nêu trên còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và một số tổ chức đảng, đảng viên.


Hưng Yên: Khởi Tố 2 Giám Đốc Trung Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm


(Hình: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-02S.)
-Hai Giám đốc trung tâm đăng kiểm và 5 đồng phạm vừa bị Công an tỉnh Hưng Yên khởi tố và bắt tạm giam hôm 24/2/2023.

Truyền thông nhà nước cho biết Công an tỉnh Hưng Yên nói rằng đã ra quyết định khởi tố vụ án giả mạo trong công tác và nhận hối lộ, ra lệnh bắt bị can để tạm giam, tiến hành khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hưng Yên 89-02S, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-05D và nơi ở với bảy bị can.

Những người bị bắt gồm: Nguyễn Thanh Sơn, sinh năm 1982, nguyên Phó Giám đốc, đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm 89-02S, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-05D; Trịnh Văn Chương, sinh năm 1975, phó phòng phụ trách phòng kỹ thuật, đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm 89-02S; Đỗ Hồng Văn, sinh năm 1972, đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm 89-02S;Vũ Sĩ Kiên, sinh năm 1988, đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm 89-02S; Đỗ Thành Luân, sinh năm 1985, nguyên đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm 89-02S, đăng kiểm viên thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-05D từ tháng 10-2020 đến nay; Bùi Ngọc Tân, sinh năm 1981, nguyên đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm 89-02S, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89-06D, địa chỉ xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động từ tháng 10/2020 đến nay; Chu Sĩ Quý, sinh năm 1983, nguyên đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm 89-02S.

Công an tỉnh Hưng Yên cho biết điều tra ban đầu xác định trong quá trình tham gia dây chuyền kiểm định đối với các xe vận tải biển kiểm soát 89C-131.59, 89C-191.63 và 89C-162.11 tại Trung tâm đăng kiểm 89-02S, các bị can trên đã bỏ qua các lỗi vi phạm thuộc trường hợp từ chối kiểm định, không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kiểm định.


Vĩnh Phúc: Bắt Phó Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm Vì Nhận Hối Lộ


(Hình: Công an đọc lệnh bắt đối với ông Hoàng Trọng Hiếu.)

- Truyền thông nhà nước loan tin cho hay vào ngày 24/2/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Vĩnh Phúc thi hành lệnh bắt đối với ông Hoàng Trọng Hiếu - Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 88-03D - về tội “Nhận hối lộ”.
Ngoài ông Hiếu, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đồng thời thi hành lệnh bắt với hai người khác là Trần Văn Thái - nhân viên Trung tâm đăng kiểm 88-03D, Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Công ty Tâm Phúc ở phường Đông Tâm (thành phố Vĩnh Yên). Cả hai người này đều bị cáo buộc tội “Nhận hối lộ”.

Báo Nhà nước trích dẫn điều tra của công an cho biết, từ khi Trung tâm 88-03D đi vào hoạt động vào tháng 3/2019 đến nay, một số lãnh đạo, nhân viên Trung tâm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định, quy trình đăng kiểm để nhận hối lộ của nhiều người với số tiền rất lớn.
Cụ thể, ông Hoàng Trọng Hiếu đã nhận hơn 100 triệu đồng của tám chủ phương tiện với 11 xe hơi, sau đó thông đồng với Lê Đức Thiện, Giám đốc Công ty Đức Thịnh và Công ty An Phát, ở quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội để hợp thức hồ sơ.

Số tiền thu từ chủ phương tiện được ông Hiếu nộp lệ phí nghiệm thu cải tạo, lệ phí đăng kiểm theo quy định, nộp vào quỹ của Tổ nghiệm thu cải tạo Trung tâm một phần, chia cho Thiện năm triệu đồng/1 xe; số tiền còn lại khoảng từ một triệu đến ba triệu đồng thì Hiếu hưởng lợi.

Trần Văn Thái được xác định đã lập một công ty có tên Công ty Tâm Phúc ở thành phố Vĩnh Yên vào năm 2018 nhưng đến tháng 7/2019 chuyển công ty sang cho Nguyễn Văn Khánh làm Giám đốc nhưng mọi hoạt dộng vẫn do Thái điều hành.

Trong năm 2021, 2022, Thái đã nhận hơn 137 triệu đồng của 6 chủ phương tiện với 15 xe hơi (mỗi xe từ 9 triệu đồng đến 11 triệu đồng), sau đó cùng với Khánh hợp thức hồ sơ cải tạo xe cơ giới.
Trong số tiền thu được của chủ phương tiện, Thái chia cho Khánh 3.250.000 đồng/xe, nộp lệ phí nghiệm thu cải tạo theo quy định, nộp vào quỹ của Tổ nghiệm thu cải tạo Trung tâm một triệu đồng/xe; số tiền còn lại khoảng từ một triệu đồng đến 3 triệu đồng Thái hưởng lợi.

Một loạt các trung tâm đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện đang bị điều tra vì những cáo buộc liên quan đến các tội “Hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” và “Giả mạo trong công tác”. Theo thống kê của Bộ Công an, sau 3 tháng, cơ quan điều tra ở 23 tỉnh, thành phố đã khám xét hơn 50 trung tâm đăng kiểm, khởi tố khoảng 300 bị can.

Trong số những người bị khởi tố có ông Đặng Việt Hà (Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) và ông Trần Kỳ Hình (nguyên Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam).

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã bổ sung vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số trung tâm đăng kiểm vào diện theo dõi, chỉ đạo.


Các Công Ty Âu Châu Muốn Đầu Tư Hàng Trăm Triệu Mỹ Kim Vào Điện Gió ở Việt Nam


(Hình: Trang trại điện gió ở Bình Thuận.)

- Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay các công ty Âu Châu đang xem xét việc đầu tư hàng trăm triệu Mỹ kim vào điện gió ở Việt Nam, đất nước được cho là có nhiều lợi thế để phát triển các dự án này do có nhiều gió mạnh, vùng nước nông gần bờ cùng các khu vực đông dân cư.

Thông tấn xã Reuters hôm 23/2/2023 trích các nguồn tin giấu tên cho biết công ty Đan Mạch có tên là Vestas là một trong những công ty muốn đầu tư vào Việt Nam.
Vestas chuyên sản xuất cánh quạt Turbine gió, máy phát và vỏ động cơ ở Trung Quốc. Hiện công ty này chưa đưa ra lời bình luận nào về thông tin vừa đưa.

Theo thông tấn xã Reuters, các công ty đang tìm địa điểm gần các cảng để phát triển dự án nhưng các thảo luận với giới chức địa phương mới chỉ là ban đầu vì vẫn còn phải đợi Việt Nam có các quy định cụ thể cho lĩnh vực này.

Kế hoạch phát triển điện của Việt Nam mới đây đặt ra mục tiêu đến năm 2030, điện gió ngoài khơi sẽ đóng góp bảy gigawatt vào tổng lượng điện quốc gia.

Hồi tháng 12 năm 2022, các quốc gia công nghiệp phát triển G7 đã đạt được một thoả thuận tài trợ khoảng 15 tỉ Mỹ kim cho Việt Nam để chuyển đổi việc sử dụng năng lượng từ than sang các nguyên liệu thân thiện hơn với môi trường. Theo thông tấn xã Reuters, phần lớn trong khoản cam kết này sẽ vào các dự án điện gió.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét