Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI : 30/1/2023 - ĐHL


TT Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử tại New Hampshire và South Carolina, hai bang bỏ phiếu sớm. Theo Reuters, sự kiện tại New Hampshire và South Carolina ngày 28/1 là cuộc vận động đầu tiên của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ khi ông công bố tái tranh cử hồi cuối năm ngoái. "Tôi đang quyết tâm hơn bao giờ hết", ông Trump phát biểu tại New Hampshire. Trong các cuộc vận động tranh cử, ông Trump đều đề cập đến những vấn đề trọng tâm như ngăn chặn nhập cư trái phép, kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. 
<!>
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến các vấn đề như quyền của người chuyển giới. Trong khi đó, ông không còn chú trọng đến những cáo buộc gian lận bầu cử tổng thống năm 2020.

New Hampshire và South Carolina là 2 trong 4 bang đầu tiên của Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu sơ bộ bầu ứng viên tổng thống. Một số nghị sĩ Cộng hòa đang cân nhắc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2024, trong đó có Thống đốc Florida Ron DeSantis - người được coi là sẽ trở thành đối thủ nặng ký nhất với ông Trump trong cuộc đua giành tấm vé đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống.

NATO tuyên bố sẵn sàng cho cuộc đối đầu trực tiếp với Nga


NATO đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, bởi vì các mục tiêu chiến lược của quốc gia xâm lược vượt ra ngoài biên giới Ukraina.

Phát biểu này được người đứng đầu ủy ban quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer, đưa ra trong cuộc với Đài RTP của Bồ Đào Nha, được xuất bản hôm 28 tháng 1.

Theo vị Đô đốc, Nga đang tìm cách trở lại Liên Xô cũ. Đây không phải là năm đầu tiên Nga đến một quốc gia nào đó với vũ khí. Vì vậy, NATO phải sẵn sàng.

Ông nói: “Hiện tại chúng tôi đang đối mặt với mối đe dọa đó là Nga. Họ sẽ đến vào bất kỳ lúc nào mà không cần lời mời. Vì vậy, chúng tôi phải cảnh giác. Chúng tôi không có thời gian để chuẩn bị, bởi vì điều đó tùy thuộc vào họ, khi nào họ đến”.

Đồng thời, ông bảo đảm rằng, NATO đã sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Nga. Tuy nhiên, để làm được điều này, Liên minh phải tái vũ trang. Sản xuất công nghiệp của các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương nên được định hướng lại trong lĩnh vực quân sự. Theo ý kiến của ông, để tiến hành tái vũ trang, nên áp dụng một ‘nền kinh tế quân sự trong thời bình’.

Đồng thời, ông Bauer nói rõ rằng, ông không tin vào chiến tranh hạt nhân, vì Tổng thống Nga Vladimir Putin ‘không phải người điên’. Ông ta có những ý tưởng không trùng khớp với ý tưởng của chúng tôi. Nhưng ông ấy không điên. Và vì vậy, ông ta vẫn là một người có lý trí.

Gần đây, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là nhỏ, nhưng ‘luận điệu hạt nhân’ của Điện Kremlin là vô trách nhiệm và nguy hiểm.

Ukraina khẳng địnhđang ráo riết đàm phán để được cung cấp tên lửa tầm xa

Cố vấn cao cấp của tổng thống Ukraina ngày hôm qua, 28/01/2023 khẳng định: Kiev đang tích cực đàm phán với các đồng minh để được cung cấp loại tên lửa tầm xa, mà nước này đang cần để ngăn không cho Nga ''phá hủy các thành phố Ukraina''.

Trên kênh truyền hình Freedom của Ukraina, ông Mikhailo Podolyak, cố vấn của tổng thống Volodymir Zelensky tuyên bố: “Để giảm được đáng kể lượng vũ khí chủ lực của quân đội Nga – các loại đạn pháo mà họ hiện đang sử dụng ở tiền tuyến - chúng ta cần tên lửa để phá hủy các kho chứa của họ”. Theo nhân vật này, hơn 100 kho pháo hiện nằm ở vùng Crimée bị Nga chiếm đóng.

Ông Poldolyak tiết lô rằng các cuộc đàm phán với đồng minh Phương Tây đã được tiến hành và “đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng”, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Về phần mình, trong một video được công bố vào buổi tối, chính tổng thống Ukraina Zelensky đã xác định một lần nữa nhu cầu cấp thiết về tên lửa tầm xa, để ngăn chặn các cuộc tấn công tới đây của Nga vào thường dân Ukraina.

Theo hãng tin Anh Reuters, Kiev muốn được cung cấp loại tên lửa Atacms do Mỹ sản xuất với tầm bắn 297 km. Cho đến nay Washington vẫn từ chối viện trợ cho Ukraina loại vũ khí này.

Đàm phán cũng diễn ra về việc cung cấp chiến đấu cơ
Kiev đã thành công trong việc yêu cầu các đồng minh cung cấp cho mình hơn 300 chiến xa hạng nặng, và hiện đang tìm cách có được máy bay chiến đấu để đẩy lùi các cuộc tấn công của Quân Đội Nga và các lực lượng thân Nga trên lãnh thổ Ukraina.

Theo Reuters, vào hôm qua, 28/01, Không Quân Ukraina đã phủ nhận thông tin từ tờ El Pais (Tây Ban Nha) theo đó Kiev có ý định mua 24 chiến đấu cơ, chủ yếu là loại F-16 do Mỹ chế tạo – từ các đồng minh. Trên kênh truyền thông trên mạng Babel của Ukraina, phát ngôn viên Không Quân Ukraina cho biết là Kiev chỉ mới ở giai đoạn đàm phán về chiến đấu cơ, còn số lượng và loại máy bay nào chưa được xác định.

Hãng chế tạo vũ khí Đức Rheinmetall sẵn sàng tăng sản xuất
Trong bối cảnh các nước NATO ồ ạt cam kết cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraina, chủ yếu là loại chiến xa Leopard 2 của Đức, tập đoàn chế tạo vũ khí Rheinmetall sản xuất loại đại bác 120 mm dùng trên chiếc Leopard 2 cho biết sẽ tăng cường đáng kể sản lượng.

Trả lời hãng Reuters ngày 28/01/2023, ông Armin Papperger, lãnh đạo tập đoàn vũ khí Đức cho biết đã sẵn sàng tăng mạnh mức sản xuất thiết bị dùng cho xe tăng, và đạn pháo để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ ở Ukraina và cũng như tại các nước Phương Tây.

Ngoài ra, Rheinmetall cũng đang đàm phán với tập đoàn Mỹ Lockheed Martin về việc sản xuất hệ thống pháo phản lực Himars, tầm bắn dưới 70 km, vốn đang được lực lượng Ukraina sử dụng rất nhiều.

Lãnh đạo NATO công du Hàn Quốc và Nhật Bản

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã đến Seoul vào hôm nay, 29/01/2023, chặng đầu tiên trong chuyến công du cũng sẽ đưa ông đến Tokyo. Chuyến đi nhằm củng cố mối quan hệ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương với hai đồng minh châu Á của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina, và sự cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc.

Theo chương trình, tại Seoul, tổng thư ký Stoltenberg có những cuộc tiếp xúc với ngoại trưởng Park Jin, bộ trưởng Quốc Phòng Lee Jong-Sup cùng nhiều quan chức cấp cao khác, đồng thời có cuộc hội kiến với tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Sau Seoul, tổng thư ký NATO sẽ đến Tokyo vào ngày mai, 30 thứ Hai. Ông Stoltenberg có kế hoạch gặp thủ tướng Fumio Kishida.

Trả lời hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay, ông Stoltenberg khẳng định rằng việc tăng cường quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và NATO cần phải được thúc đẩy vì “các vấn đề an ninh ngày càng gắn kết với nhau nhiều hơn”. Theo tổng thư ký NATO: “Những gì xảy ra ở châu Á, ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đều quan trọng đối với châu Âu và NATO, và ngược lại”.

Đối với ông Stoltenberg, dù ưu tiên chính của NATO vẫn là châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng mọi thành viên NATO đều bị tác động từ các khu vực khác trên thế giới, vì vậy NATO “cần phải giải quyết các mối đe dọa và thách thức toàn cầu, bao gồm cả những thách thức đến từ Trung Quốc, và hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực là một trong những điều tất nhiên”.

Vào năm ngoái, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã trở thành các lãnh đạo châu Á đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách quan sát viên. Sau thượng đỉnh, Hàn Quốc đã mở phái bộ ngoại giao đầu tiên của mình bên cạnh NATO, cam kết tăng cường hợp tác về không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống khủng bố, và nhiều lĩnh vực an ninh khác.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc Hàn Quốc và Nhật Bản tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, đồng thời đả kích quan hệ đối tác ngày càng mở rộng của liên minh này ở châu Á.

Nội chiến Trung Nam Hải bắt đầu, chuyên gia tiết lộ bốn phe và năm nhóm


Lưỡng hội của chính quyền Trung Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 3 tới và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chính thức bước vào nhiệm kỳ thứ ba. Theo phân tích của chuyên gia, một cuộc đấu đá nội bộ mới ở Trung Nam Hải đang bắt đầu, chủ yếu liên quan đến bốn phe và năm nhóm.

Gần đây, ông Ngô Quốc Quang, cố vấn của cố lãnh đạo Trung Quốc, Triệu Tử Dương, đã đăng một bài viết có tựa đề “Giám sát người lãnh đạo Trung Quốc”, trong đó chỉ ra rằng, rất nhiều phe phái mới sẽ xuất hiện trong số những người đi theo và trung thành với ông Tập Cận Bình. Một kỷ nguyên mới của chính trị bè phái đang mở ra ở Trung Quốc”.

Ông Ngô Quốc Quang, người hiện đang làm việc tại Đại học Stanford và tổ chức tư vấn Hiệp hội Châu Á ở Hoa Kỳ, cho biết: “Địa vị và quyền lực của ông Tập Cận Bình với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao khó có khả năng gặp phải bất kỳ thách thức nào từ bên trong các cán bộ cấp cao của chính quyền Trung Quốc, nhưng sự kình địch bè phái đã bắt đầu phát sinh giữa những người đi theo ông Tập Cận Bình”.

Theo phân tích của ông Ngô, có bốn phe chủ chốt trong đội ngũ tay chân của ông Tập đang tranh giành sự tín nhiệm của ông ấy, bao gồm các quan chức từng làm việc chung với ông ở Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải, và Thiểm Tây, những nơi có quan hệ sâu sắc với gia đình ông Tập.

Ngoài ra còn có năm nhóm khác, bao gồm các quan chức trong lĩnh vực quân sự và công nghiệp, các quan chức có quan hệ với trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, các thành viên có quan hệ với Trường Đảng Trung ương, một số quan chức có quan hệ thân thiết với vợ của ông Tập là bà Bành Lệ Viện, và một nhóm đến từ lực lượng an ninh.

“Trong những năm tới, đấu đá nội bộ bè phái sẽ là điều không thể tránh khỏi… những thay đổi giữa các thế hệ theo chu kỳ và sự kế thừa quyền lực cũng sẽ thúc đẩy các cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái hiện đang hình thành dưới thời Tập Cận Bình”, ông Ngô Quốc Quang nói.

Ông cho rằng cuộc đấu đá nội bộ và chia rẽ trong đội ngũ tay chân của ông Tập là điều mà ông Tập muốn thấy, bởi vì ông ấy cần kiểm tra và cân bằng nội bộ.

Lấy quốc vụ viện sau này làm ví dụ, Lý Cường đến từ Chiết Giang, Hà Lập Phong đến từ Phúc Kiến và Đinh Tiết Tường đến từ Thượng Hải, mỗi người trong số ba người đều có mối liên hệ riêng với ông Tập, và mỗi người họ đều có đội ngũ tay chân và nhân sự riêng.

Kỳ họp Lưỡng hội sắp tới vào tháng 3 sẽ xác nhận việc bổ nhiệm một số quan chức chủ chốt của chính quyền Trung Quốc. Nếu không có gì bất trắc, ông Lý Cường sẽ đảm nhận chức vụ Thủ tướng Quốc vụ viện; Hà Lập Phong sẽ kế nhiệm Lưu Hạc làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện và trở thành “Sa hoàng kinh tế mới” của Trung Quốc; Thái Kỳ sẽ là người đứng đầu bộ phận tuyên truyền tư tưởng của chính quyền Trung Quốc và Vương Tiểu Hồng sẽ tiếp quản Bộ công an.

Ông Ngô nói rằng ông Tập Cận Bình muốn duy trì vị trí trọng tài tối cao, để những người đi theo ông giám sát lẫn nhau và báo cáo với ông.

“Financial Times” đưa tin rằng Joseph Torigian, một chuyên gia về chính trị ở Trung Quốc và Liên Xô tại Washington, nói rằng nếu các phe phái khác hình thành trong giới lãnh đạo cao nhất của chính quyền Trung Quốc, điều đó có thể khiến ông Tập Cận Bình nổi giận. Trong quá khứ, ông Tập đã đàn áp phe đối lập chính trị và các mối đe dọa đối với sự cai trị của ông.

Kế hoạch chuyển sang kinh tế Xanh: Tổng thống Pháp nhận lỗi đã chậm trễ

Tổng thống Pháp thừa nhận nước Pháp cho đến nay đã hành động chậm trong nỗ lực cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và cần phải tăng gấp bội nỗ lực để đạt mục tiêu đề ra cho cái mốc 2030. 27 hiệp hội môi trường Pháp đã hoan nghênh thái độ của tổng thống Pháp, nhưng đòi hỏi chính quyền phải có lộ trình hành động cụ thể.

Theo AFP, hai ngày sau một cuộc họp kín đáo của ‘‘Hội đồng kế hoạch hóa sinh thái’’ tại điện Elysée không có sự tham dự của truyền thông, hôm qua, 28/01/2023, chính quyền Pháp đã đưa lên mạng xã hội một đoạn video, trong đó tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận tiến độ chậm trễ của việc thực thi các mục tiêu cắt giảm khí thải vào năm 2030.

Tổng thống Macron nhấn mạnh: ‘‘nếu chúng ta muốn đạt mục tiêu vào năm 2030, chúng ta phải cắt giảm khí thải xuống còn 270 triệu tấn’’, thay vì 410 triệu tấn của năm 2022. Điều có nghĩa là nước Pháp phải tăng gấp đôi nỗ lực so với 5 năm vừa qua. Tổng thống Pháp cũng vạch ra một số mốc thời gian cho cắt thảm khí thải từ đây đến tháng 6/2023 tới, mà các lĩnh vực như giao thông, nông nghiệp,… cần tôn trọng.

Bà Anne Bringault, người điều phối Mạng lưới Hành động Khí hậu (Reseau Action Climat), bao gồm 27 tổ chức phi chính phủ của Pháp, trong đó có Green Peace, đã hoan nghênh thái độ ghi nhận thực tế và nhận lãnh trách nhiệm của nguyên thủ Pháp, nhưng cũng chỉ trích là chính quyền ‘‘thiếu các biện pháp cụ thể’’ để triển khai các quyết định đã lên kế hoạch.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm nay trên Journal du Dimanche, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire nhấn mạnh là để thành công trong kế hoạch chuyển sang nền kinh tế Xanh, Pháp cần thêm từ 60 đến 70 tỉ đô la đầu tư hàng năm.

Nâng mục tiêu cắt giảm 30% khí thải vào năm 2030 thành 55%
AFP dẫn lời chuyên gia môi trường Anne Bringault, Mạng lưới Hành động Khí hậu Pháp, cho biết là ‘‘cuộc họp (hôm thứ Năm 26/01 vừa qua của chính phủ) là rất quan trọng, bởi nước Pháp đang duyệt xét lại lộ trình hành động về khí hậu và năng lượng.’’ Cho đến nay, chiến lược khí hậu của Pháp vẫn dựa trên mục tiêu cắt giảm 30% khí thải vào ngưỡng 2030, nhưng Paris sẽ phải hướng đến mục tiêu cắt giảm 55%, để phù hợp với mục tiêu chung mà Liên Âu đã xác định cho toàn khối.

Kế hoạch chuyển sang nền kinh tế xanh (với tên gọi chính thức là ‘‘kế hoạch hóa sinh thái’’) là trọng tâm trong cương lĩnh hành động của ứng cử viên tổng thống Macron. Ngay sau khi tái đắc cử cách nay 8 tháng, ông Macron đã cử thủ tướng Elisabeth Borne trực tiếp phụ trách thực thi kế hoạch. Chuyên gia môi trường Anne Bringault tỏ ra hoài nghi về quyết tâm của chính quyền Macron trong việc thoát ra khỏi nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Trả lời AFP, vị chuyên gia nổi tiếng này nhấn mạnh, kể từ khi ông Macron đắc cử lần đầu năm 2017, đã ‘‘chưa có những thay đổi về cấu trúc’’, ‘‘thay đổi thực sự’’ trong lĩnh vực này chưa diễn ra.

Sức mạnh không quân của Mỹ là chìa khóa để răn đe Trung Quốc

Theo ông Stephen Bryen, Nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Chính sách An ninh, sức mạnh không quân chính là chìa khóa răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc.
“Xét về sức mạnh không quân của Hoa Kỳ, tôi cho rằng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, Lực lượng Không quân của Thủy quân lục chiến, cũng như Lực lượng Không quân của Hải quân… mạnh mẽ hơn bất cứ lực lượng nào mà Trung Quốc đang sở hữu. Và tôi cảm thấy rất tự tin rằng Mỹ [sẽ] thể hiện rất tốt [vai trò của mình] trong cuộc chiến chống lại Lực lượng Không quân Trung Quốc”, ông Bryen nói với chương trình“China in Focus” (Trung Quốc tiêu điểm) của đài NTD, một cơ quan truyền thông anh em của The Epoch Times, hôm 27/1.

Theo một báo cáo năm 2021 của The National Interest, sức mạnh không quân của Trung Quốc vẫn thua xa Hoa Kỳ về số lượng máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay tiếp dầu và phi đội máy bay trực thăng.

“Vì vậy, nếu sử dụng Lực lượng Không quân, thì Hoa Kỳ sẽ nắm trong tay cơ hội vàng để ổn định bất kỳ tình hình nào đang diễn ra trong khu vực. Nếu Mỹ không triển khai Lực lượng Không quân , thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều", ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông Bryen nhận định rằng, Hoa Kỳ đã không nhanh chóng cập nhật thiết bị của mình, mặc dù thực tế là “rất nhiều thiết bị của Mỹ đã bị hao mòn sau những cuộc chiến” ở Afghanistan, Iraq và Syria trong những năm qua.

Tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan
Để có thể đẩy lùi Trung Quốc một cách hiệu quả, vị chuyên gia này cho rằng Hoa Kỳ nên “tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, [và] khôi phục một số năng lực ở Okinawa, ở Nhật Bản”.

Ông Bryen tiếp tục kêu gọi Mỹ tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan, đặc biệt là Lực lượng Không quân của Đài Loan. Ông đánh giá đây “là một yếu tố then chốt của phương trình này”.

Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi Hoa Kỳ cung cấp các khóa huấn luyện tốt hơn cho Đài Loan và nói rằng, "Người Đài Loan sẽ hưởng lợi rất nhiều từ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ".

Ông cho hay: “Hoa Kỳ thực sự rất giỏi trong công tác huấn luyện và tổ chức, cũng như triển khai các cuộc diễn tập quân sự phức tạp, đồng thời tích hợp các năng lực khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất”.

Trách nhiệm chiến lược
Vị chuyên gia này cho rằng Hoa Kỳ nên “cẩn trọng về trách nhiệm chiến lược của mình”.

Theo quan điểm của ông, Ukraine không phải là vấn đề chiến lược đối với Hoa Kỳ, mà là Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal từng trích dẫn quan điểm của ông trong một bài báo rằng, ngành công nghiệp vũ khí của Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Trung Quốc. Nguyên nhân một phần được cho là bởi Mỹ đã chi tiêu quá nhiều trong cuộc chiến ở Ukraine.

Ông trích dẫn một báo cáo cho hay, Mỹ đã chuyển hàng nghìn quả đạn pháo từ các kho dự trữ vũ khí ở Israel đến Ukraine, đồng thời Washington cũng yêu cầu Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc (USFK) gửi lựu pháo cỡ 155 ly (mm) đến cùng một địa điểm.

"Mức tiêu thụ đạn pháo [ở Ukraine] là rất lớn", ông lưu ý khi họ thường sử dụng số lượng lớn vũ khí này.

Dựa trên ước tính của một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ, Ukraine đang sử dụng từ 4.000 đến 7.000 quả đạn pháo mỗi ngày.

Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ “đã giao hơn 1 triệu viên đạn pháo 155 mm cho Ukraine và chỉ đặt hàng thay thế một phần nhỏ trong số đó”.

“Hoa Kỳ không thể hỗ trợ điều đó. Chúng ta không có cơ sở công nghiệp và cơ sở công nghiệp quốc phòng nào sẵn sàng tăng mạnh và sản xuất nguồn cung cấp [những khí tài này]", ông Bryen lặp lại báo cáo của CSIS.

Ông nhấn mạnh sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tuyên bố rằng Mỹ nên tập trung vào khu vực Đông Á.

"Mối đe dọa đối với Đài Loan là có thật, và Mỹ cần phải đối phó với điều đó. Tôi hy vọng rằng, Hoa Kỳ sẽ định hướng lại chính sách đối ngoại và triển vọng trong các chính sách đối nội, đặc biệt là chính sách quốc phòng [của nước Mỹ], để nhận ra điều này và thực hiện các chương trình thực sự mang đến sự khác biệt về an ninh của Washington", ông giải thích.

“[Chúng ta nên] duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét